Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tieu luan triet hoc ( Chương trình nâng cao triết hoc mác lê nin hệ thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.07 KB, 15 trang )

HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

LỜI MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới
với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều
lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn
minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung
Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn
minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo.
Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ
“nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh
hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường đạo lý.
Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học
văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hóa những
tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học hay “Khổng học” – gắn
với tên người sáng lập ra nó.
Quan niệm “thiên mệnh” của Khổng Tử được Mạnh Tử hệ thống hóa, xây dựng thành
nội dung triết học duy tâm trong hệ thống tư tưởng triết học Nho gia. Kể từ lúc xuất
hiện từ vài thế kỉ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã
chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng
của chế độ phong kiến. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc là có xu hướng đi
sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức xã hội với nội dung bao trùm
là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước.
Nội dung cơ bản đạo đức của Nho gia là luân thường. "Ln" có năm điều chính gọi là
"ngũ ln", đều là những quan hệ xã hội, trong đó có ba điều chính là vua tơi, cha con,
chồng vợ gọi là tam cương. Trong ba điều lớn này có hai điều mấu chốt là quan hệ vua
NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

1




HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

tơi biểu hiện bằng chữ trung, quan hệ cha con biểu hiện bằng chữ hiếu. Giữa trung và
hiếu thì trung là ưu tiên. Chữ trung đứng đầu ngũ ln. "Thường" có năm điều chính gọi
là "ngũ thường", đều là những đức tính do trời phú cho mỗi người: Nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín. Đứng đầu ngũ thường là nhân nghĩa. Trong nhân nghĩa thì nhân là chủ. Đạo của
Khổng Tử trước hết là Đạo nhân. Luân và thường gắn bó với nhau, nhưng trên lý thuyết
và trong thực tiễn luân đứng trước thường.
Về chính trị, chủ trương làm cho xã hội có trật tự, Khổng Tử cho rằng trước hết là thực
hiện "chính danh". Chính danh có nghĩa là một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp
với cái danh nó mang. Vậy, trong xã hội, mỗi cái danh đều bao hàm một số trách nhiệm
và bổn phận mà những cá nhân mang danh ấy phải có những trách nhiệm và bổn phận
phù hợp với danh ấy. Đó là ý nghĩa thuyết chính danh của Khổng Tử.
Ngay từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, “Học thuyết chính danh” ở trên đã thích
nghi và phát triển mạnh mẽ, nó có ảnh hưởng đến xã hội đời sống Việt nam rất sâu sắc.
Xuất phát từ đặc điểm như vậy, đề tài “Học thuyết chính danh của Nho giáo và ý nghĩa
của nó hiện nay” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung đề tài tiểu luận gồm hai phần:
Chương I. Học thuyết chính danh của Nho giáo
Chương II. Ý nghĩa của học thuyết chính danh hiện nay

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

2


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO


Chương I. Học thuyết chính danh của Nho giáo
1/ Bối cảnh ra đời học thuyết Chính danh
Khổng tử, sinh thời của ngài thường nói với học trị rằng “(Ngơ) thuật nhi bất tác, tín
nhi hiếu cổ”[1] nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đời xưa. Các
nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử ngày nay đều cho rằng, trong các tác phẩm
như Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xn Thu, Luận Ngữ… thì chỉ có quyển Luận Ngữ
được xem là đáng tin cậy nhất [2] vì những lời phát biểu của Khổng tử trong sinh thời
mà phần lớn là đàm thoại với học trò của ngài. Do đâu mà Khổng tử đề ra học thuyết
Chính danh?
Trong thời đại của mình, Khổng Tử nhận thấy tình trạng rối ren, phức tạp của xã hội
phong kiến thời Chu. Xã hội mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn. Ngài lấy làm tiếc cái
thời đầu nhà Chu như Chu Võ Vương, Chu Công… sao mà thời đại tươi đẹp, phong hóa
tốt tươi đến thế! Ngài nhìn thấy tình cảnh “tơi thí vua, con giết cha khơng phải ngun
nhân của một sáng một chiều”.[3] Mọi sự việc, nguyên nhân đều có cái cớ của nó. Mà
cái cớ này khơng tự dưng mà có mà nó được tích tập dần dần qua thời gian mà đến một
thời điểm nào đó, chúng ta tạm gọi đó là điểm nút thì sẽ xảy ra kịch tính như trên. Kinh
dịch có câu “Đi trên sương mà băng giá tới” (Lý sương kiên băng chí) là thuận với lẽ
diễn tiến tự nhiên của mọi sự vậy.
Khổng tử thấy tình trạng xã hội thời ngài hỗn loạn đến nỗi “tôi giết vua, con giết cha” là
tệ hại lắm rồi, nhưng ngài là người khơng thích bạo lực, khơng thích làm cuộc thay đổi
triệt để để triệt tiêu cái tệ trên bằng bạo lực cho nên ngài mới đề ra học thuyết chính
danh nhằm để cải tạo xã hội, giáo hóa xã hội dần dần. Bản tính ngài thích ơn hịa, thích
giáo huấn dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì đã giải quyết triệt để cái tệ
“tôi giết vua, con giết cha” nói trên mà bất quá chỉ thay thế cuộc thí quân này bằng cuộc
thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết cha khác. Bạo lực bất quá chỉ giải quyết
việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được ngọn chứ làm sao trị được gốc của tình hình trên,

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

3



HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

chỉ có cuộc cách mạng tư tưởng mới trị được gốc của cái tệ tơi giết vua, con giết cha nói
trên. Cũng theo Hồ Thích “Khổng tử chủ trương chính danh chính từ, một mặt muốn cổ
vũ hành động con người một mặt muốn cấm dân làm bậy.”
2/ Học thuyết Chính danh, một phát kiến của Khổng Tử
Hầu hết các nhà Nho, các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều thừa nhận rằng
học thuyết Chính danh là một phát kiến mới của Khổng tử. Do chính ngài quan sát thấy
được tình trạng lộn xộn, mất tôn ti trật tự, trên cho ra trên, dưới cho ra dưới; vua cho ra
vua, tôi cho ra tôi,… nên ngài mới đề ra học thuyết chính danh. Thực chất, học thuyết
chính danh khơng những chỉ có giá trị ở thời ơng. Nói theo cách nói của học giả
Nguyễn Hiến Lê khi viết lời mở đầu cho cuốn Khổng Tử đã phát biểu rằng “Triết thuyết
nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt
nó vào thời của nó, xem nó có giải quyết được những vấn đề của thời đó khơng, có là
một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu
sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn cịn làm cho đức trí con người được nâng cao thì
phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”
3/ Nội dung của học thuyết chính danh
Tơi nhận thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều trích dẫn một
số câu vấn – đáp của thầy trò Khổng tử trong Luận Ngữ, thiên Tử Lộ vì cho rằng đó là
câu chìa khóa của học thuyết chính danh. Tơi cũng xin chép ra đây để tham khảo.
“Tử Lộ viết: Vệ quân đãi Tử nhi vi chính, Tử tương hề tiên?
Tử viết: Tất dã chính danh hồ!
Tử Lộ viết: Hữu thị tai, tử chi vu dã, hề kỳ chính?
Tử viết: Dã tai Do dã! Quân tử ư kỳ sở bất tri, cái khuyết như dã. Danh bất chính tắc
ngơn bất thuận. Ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng. Lễ
nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng. Hình phạt bất trúng tắc dân vơ sở thố thủ túc. Cố
quân tử danh chi tất khả ngôn dã. Ngôn chi tất khả hành dã, quân tử ư kỳ ngôn vô sở

cẩu nhi dĩ hỹ.”

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

4


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

Nghĩa là: Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ mời thầy về giúp cai trị nước, thầy làm gì trước?
Khổng Tử đáp: Tất phải lấy chính danh làm trước vậy!
Tử Lộ hỏi: Có việc ấy sao? Thầy vu khoát lắm! Thế nào gọi là chính danh?
Khổng Tử đáp: Anh Do quê mùa này! Người qn tử có điều gì mình khơng biết thì bỏ
qua mà khơng nói. Nay danh bất chính tất lời nói khơng thuận. Lời nói mà khơng thuận
tất việc chẳng thành. Việc chẳng thành thì tất lễ nhạc khơng hưng thịnh. Lễ nhạc khơng
hưng thịnh thì tất hình phạt chẳng đúng phép, hình phạt mà khơng đúng khn phép thì
tất dân không biết đặt tay chân vào đâu để nhờ cậy. Cho nên người quân tử quan niệm
được danh ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. Người qn tử nói ra điều gì
nên dè dặt khơng cẩu thả được!
Học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong Hồi Ký của mình rằng “Thuyết chính danh của ơng
(Khổng Tử) đẻ ra thuyết giết một bạo chúa là giết một tên thất phu của Mạnh, bắt bọn
cầm quyền phải có đức, phải thương dân; ông điều chỉnh lại quyền lợi, nghĩa vụ của vua
tôi; ông lại đào tạo một giai cấp mới: Kẻ sĩ để trị nước, thay thế bọn quý tộc thiếu tài,
thiếu đức, giai cấp đó đa số sống ở trong giới bình dân, địa chủ mới và thương nhân mà
ra.” [4]
Học thuyết chính danh của Khổng tử khơng chỉ chỉ được áp dụng trong chính trị, cai trị
mà cịn được ơng áp dụng trong cách gọi tên sự vật, đồ vật. Sách Nho giáo có câu
chuyện về cái bình đựng rượu được gọi là cái “cơ”. Thời trước Khổng tử, cái bình đựng
rượu có cạnh góc người ta gọi là cái “cô”. Đến đời Khổng tử, người ta làm cái bình
đựng rượu bỏ cạnh góc đi mà vẫn gọi là cái “cơ”, Khổng tử khơng hài lịng về tên gọi

này vì theo ơng, nếu cái bình đựng rượu muốn được gọi là cái “cơ” thì phải phục hồi
hình dạng cũ của nó. Cịn nếu khơng thì gán cho nó một cái tên mới mà khơng gọi là cái
cơ nữa. [Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa 1995].
Qua hai dẫn chứng trên chúng ta thấy Khổng tử rất coi trọng tôn ti, trật tự, trên dưới, mà
tư tưởng này đã có trước thời Khổng tử rồi. Nó bị biến dạng dưới thời ơng, do đó, ơng
xiển dương học thuyết chính danh để sửa trị lại trật tự xã hội, sự cai trị. Đặt sự vật với
đúng tên gọi của nó (trường hợp cái “cơ”).

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

5


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

4/ Học thuyết chính danh thực hành trong thời Khổng Tử
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan trong quyển Nho Giáo Trung Quốc, khi viết về
Khổng tử và những tư tưởng của ngài, ông không xét học thuyết chính danh theo một
mục riêng mà chỉ xem chính danh là phụ vào lễ và mục đích của chính danh là giữ lễ.
Lễ của kẻ trên đối với người dưới và ngược lại. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử.”
Chính danh là tiền đề để lễ nhạc hưng vượng lên; lễ nhạc hưng vượng chính là cái bản
để trị nước. Chỉ vì lễ nhạc khơng hưng vượng, hình phạt mới khơng trúng, hình phạt
khơng trúng thì dân khơng biết phải làm gì?
Tề Cảnh cơng hỏi Khổng tử về chính trị, Khổng tử nói: “Qn qn, thần thần, phụ phụ,
tử tử.” Nghĩa là vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con.
Tức là người nào ở vị trí nào thì phải ứng xử ở vị trí đó, khơng được lẫn lộn, không
được tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy củ của xã hội đã quy định. Nếu làm khơng
được như vậy thì xã hội sẽ đảo lộn như trường hợp của nước Vệ. Xuất Cơng Triếp và
Khối Quý nước Vệ, hai cha con mà tranh nhau ngôi vua. Cả hai cha con đều thiếu tư
cách như vậy cho nên, nếu trị dân thì dân khơng phục vì danh bất chính thì nói làm sao

mà dân nghe lọt tai được, mà dân khơng phục thì nước sẽ loạn. Nước Vệ muốn được
yên, theo Khổng tử, thì việc đầu tiên là phải lập một công tử khác làm vua, danh chính,
ngơn thuận đường hồng.
Khổng tử, mười mấy năm bơn ba, đi hết nước này đến nước kia, chỉ cầu sao cho có ơng
vua nào dùng mình, vì ơng tin rằng nếu có ơng vua nào dùng mình thì chỉ vài năm thơi,
ơng sẽ làm cho nước đó cường thịnh. Nhưng thực tế thầy trị ơng, đi hết nước này đến
nước nọ, tìm cách này hay cách nọ để truyền đi bản ý của ngài đến các ông vua, cố tìm
cách để cho họ dùng mình nhưng rốt cục ngài đã thất bại. Có lần ơng và học trị cịn bị
vây khốn suýt chết ở nước Trần và Thái vì họ cho rằng, ơng có tài như vậy, nếu đến
giúp nước nào thì nước đó mạnh lên thì họ sẽ nguy mất. Thật là chua xót cho thầy trị
ơng!

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

6


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

“Chính giả, chính dã” là một châm ngôn bất hủ của Khổng tử. Nghĩa là muốn được
chính danh thì lời nói và hành động phải đúng đắn. Muốn làm bậc chính danh qn tử
thì lời nói và hành động phải đúng đắn. Nói sng e khơng được đâu! Lời nói và việc
làm có đúng đắn thì người mới theo về.
Chừng nào mà vua cịn làm tròn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được
hưởng hịa bình và hạnh phúc thì đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất
khả xâm phạm. Muốn như vậy ông vua, chẳng hạn, còn phải siêng năng lên nữa để làm
tròn trách nhiệm của một ơng vua. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác độc, mà sự cai trị
hà khắc làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, thì tức là ơng vua ác đó đã đánh mất chính
danh và có thể sẽ bị mất luôn ngôi vua và mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng
nổi dậy, lật đổ ông vua ác độc đó và cử người khác lên thay thế. Thay bậc đổi ngôi cũng

là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông vua khác lên thay, thì đó
cũng hợp chính danh và hợp với mệnh trời. Nếu khơng phải thì cuộc khởi nghĩa đó thất
bại.
Trường hợp của hai ông vua Kiệt, Trụ là điển hình vì khơng làm trịn trách nhiệm của
ơng vua, để dân bị tai vạ, đói khổ cho nên mất danh phận làm vua và mệnh trời rồi còn
bị giết. Mạnh tử sau này bảo “Hại nhân, hại nghĩa là quân tàn tặc; giết quân tàn tặc là
giết một đứa thất phu, một tên dân quèn. Nghe nói giết một tên thất phu tên là Trụ, chứ
chưa nghe nói giết vua.” [5]
Mạnh tử đề cao thuyết chính danh một cách cực đoan, nhưng âu cũng là phù hợp với
tình hình Trung Hoa thời ông. Thật vậy, làm vua mà mất đức thì gây tác hại rất lớn cho
dân chúng, khơng thể lường hết được. Dân có ốn ơng vua thất đức đó cũng phải lẽ thơi.
Mạnh tử có nói thêm một chút cực đoan thì ơng cũng là thay dân mà phát biểu vậy.
5/ Các tư tưởng có liên quan đến thuyết chính danh
Khổng tử cho rằng, việc chính trị hay hay dở là do ở người cầm quyền. Người cầm
quyền nào biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân thì việc gì cũng thành ra ngay
chính hết thảy. Ngài bảo Quý Khang tử rằng “Chính giả chính dã, tử suất dĩ chính, thục
cảm bất chính.” Nghĩa là: làm chính trị là làm cho mọi việc ngay thẳng, ông lấy ngay
NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

7


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

thẳng mà khiến người, thì ai dám khơng ngay thẳng? Cho nên, hễ người trên ngay thẳng
thì người dưới bắt chước mà làm theo. Vua mà ngay chính thì khơng sai khiến người ta
cũng làm theo điều phải, cịn vua mà khơng ngay chính thì có sai khiến người ta cũng
khơng ai theo cả (kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tịng.
Luận Ngữ, thiên Tử Lộ)
Theo tơi nghĩ, người cầm quyền thời nào cũng phải nêu cao cái đức của mình. Theo

Khổng tử, người cầm quyền trước hết phải sửa mình cho đoan chính cái đã. Đó là ý tứ
trong câu bốn chữ của Khổng tử “chính giả, chính dã”. Người cầm quyền theo Khổng tử
phải là người quân tử, vì người quân tử ắt phải rèn đức tức là tu thân, rồi sau đó mới có
quyền bắt người trong nhà khuôn theo phép tắc mà ông ta đưa ra tức là tề gia. Có tề gia
giỏi thì mới có thể trị quốc tốt, ngày nay có thể gọi là lãnh đạo quốc gia, quản lý xã hội.
Có trị quốc tốt thì thiên hạ mới theo về mình thì coi như đã bình được thiên hạ rồi. Theo
ý kiến cá nhân chúng tôi, thuật “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được hiểu là như
vậy.
Ta thử ví dụ, nếu lãnh đạo của chúng ta tham nhũng, mất đức thì nói ai nghe? Con cái
trong nhà họ chưa chắc là nghe họ nữa là. Như thế thì họ có tư cách gì để lãnh đạo quốc
gia, lãnh đạo xã hội nữa? Lại càng khơng có tư cách đứng trên trường quốc tế để phát
biểu. Trường hợp như vậy họ đã mất chính danh, làm mất ln chức vụ cũng giống như
các vua chúa thời xưa một khi đã mất chính danh thì mất ln thân phận làm vua.
Do đó, theo chúng tơi nghĩ, học thuyết chính danh tuy là được Khổng tử phát kiến cách
đây hơn 2.500 năm nhưng vẫn cịn giá trị của nó. Tuy học thuyết là của người Trung
Hoa nhưng chúng ta có thể áp dụng được tùy theo hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta.

Chương II. Ý nghĩa của học thuyết chính danh
1/ Một số đánh giá chung về học thuyết chính danh
Chúng tơi cịn hiểu rằng, chính danh khơng có nghĩa là ngu trung theo kiểu tuyệt đối
trung thành theo chủ nhân, thờ một ông vua trước sau không thay đổi cho dù ơng vua đó
đã mất thân phận làm vua do làm bậy. Vấn đề này chúng ta thấy có nhiều tấm gương
NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

8


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

sáng trong lịch sử dân tộc ta như trường hợp của Sư Vạn Hạnh, Lê Lợi, Quang Trung

v.v… và sau này là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân làm cuộc khởi nghĩa
thành công.
Sư Vạn Hạnh rất sáng suốt, khi ngài thấy triều Tiền Lê đã thối nát, khơng cịn cứu vãn
được nữa và đã đến lúc dứt bỏ vai trò lãnh đạo của nó thì ngài khơng ngần ngại gì mà
vứt bỏ nó. Ngài ủng hộ ngay Lý Cơng Uẩn lúc đó đang được lịng người. Nếu ngài ngu
trung với nhà Tiền Lê thì có được lợi ích gì cho nhân dân ngồi cái tiếng trung thần (có
thể hiểu là từ này ở đây là ngu trung) được ghi lại trong sử sách? Theo tôi nghĩ, ngài
thấy Lý Công Uẩn rất xứng đáng (chính danh) nên ủng hộ họ Lý vì lợi ích chung của
dân tộc.
Lê Lợi khi khởi nghĩa, muốn được lịng dân ủng hộ ơng cũng đã tìm con cháu họ Trần
về lập làm vua để danh chính ngơn thuận mà quy tụ lực lượng chống lại bọn xâm lược
Minh và ơng quyết tâm đồn kết các lực lượng và kiên trì, bền bỉ chiến đấu tới ngày
thắng lợi. Do đó, về sau ơng xứng đáng làm vua khai sáng một triều đại mới mà không
phải là con cháu họ Trần mà ơng đã lập làm vua bù nhìn. Do đó, họ Trần chấm dứt vai
trị của họ trên vũ đài chính trị là điều tất yếu.
Hồng đế Quang Trung Nguyễn Huệ cũng vậy. Lần ra Bắc thứ nhất, ơng ủng hộ nhà Lê
Mạt vì nhà Lê Mạt cịn danh nghĩa làm vua. Nhưng lần ra Bắc thứ hai thì ơng chấm dứt
ngay vai trị làm vua của vua Lê Chiêu Thống vì ơng này có hành vi bán nước, cầu viện
quân ngoại xâm đánh nhân dân mình. Lần thứ ba ra Bắc, Nguyễn Huệ lên ngơi hồng
đế lấy hiệu là Quang Trung để quy tục lực lượng đánh đuổi xâm lăng. Nhân dân rất ủng
hộ ông, kể cả những quần thần trước kia phị tá vua Lê. Ơng chính danh bước lên vũ đài
chính trị, lãnh đạo nhân dân chống quân Thanh xâm lược khi dân tộc bị lâm nguy. Đó là
một hành động anh hùng của bậc chính danh qn tử, đó cũng là lý do vì sao nhân dân
ta lại ca tụng, hết lòng ủng hộ hồng đế Quang Trung mà khơng ủng hộ vua Lê nữa.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo sau này cũng là chính danh. Vì ngồi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra, khơng cịn

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

9



HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

có đảng nào khác đủ sức và đủ uy tín đứng ra lãnh đạo nhân dân giành độc lập, tự do
cho dân tộc từ tay phát xít Nhật và sau này tiếp tục chống Pháp thành công.
Mỹ là cường quốc mạnh nhất mang quân đi xâm lược Việt Nam dưới chiêu bài này nọ.
Nhân dân Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng rốt
cuộc, cuộc chiến tranh vì chính nghĩa của dân tộc ta đã dành được thắng lợi. Nhân dân
u chuộng hịa bình khắp nơi trên toàn thế giới đều ủng hộ nhân dân Việt Nam, thậm
chí cả một bộ phận lớn nhân dân tiến bộ ở Mỹ. Chúng ta chiến thắng vì chúng ta có
chính nghĩa. Chính nghĩa ở đây chính là chính danh vậy.
2/ Bài học lịch sử của học thuyết Chính danh.
Học thuyết chính danh do đức Khổng tử phát kiến cách đây hơn 2.500 năm từ thời
Trung Quốc còn đang ở chế độ phong kiến phân quyền với lòng mong muốn của ông
phục hồi lại chế độ, lễ lạc tốt đẹp của thời nhà Chu ban đầu khi ơng nhận thấy tình trạng
xã hội khá lộn xộn, mất tôn ti trật tự. Ơng vốn là người khoan hịa, tuy có tư tưởng cách
mạng như khơng thích chiến tranh, do đó ơng mới đề ra học thuyết chính danh để cải
tạo xã hội một cách dần dần.
Nghiên cứu về đức Khổng tử, nhà nào cũng phải cơng nhận rằng học thuyết chính danh
là một phát kiến của ơng và đó là đóng góp quan trọng của ơng cho Trung Quốc nói
riêng và nhân loại nói chung. Theo cách nói của học giả Nguyễn Hiến Lê thì “Nếu sau
mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn cịn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải
coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”
Dân tộc Việt Nam, tuy có biết đến học thuyết chính danh của Khổng tử nhưng lại vận
dung nó rất uyển chuyển để cứu dân, cứu nước, chống xâm lăng điển hình qua một số vị
anh hùng trung lịch sử dân tộc như Sư Vạn Hạnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…. Đảng Cộng
Sản Việt Nam nêu cao chính nghĩa để chiến đấu vì độc lập tự do, giải phóng dân tộc,
chống quân xâm lược, Pháp, Nhật, rồi Mỹ được cả dân tộc và nhân dân tiến bộ hòa bình
thế giới ủng hộ vì cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa,

nên cuối cùng, dù kẻ thù có mạnh cỡ nào, chúng có nham hiểm đến đâu đi chăng nữa thì

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

10


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

chúng ta cũng giành được thắng lợi chung cuộc, buộc kẻ thù phải chấp nhận sự thất bại
trước ý chí và chính nghĩa của dân tộc ta.
Chính danh là làm việc khơng mờ ám, khơng che dấu sự thật hoặc bóp méo sự thật. Tơi
nghĩ rằng, chúng ta cịn phải tiếp tục nêu cao chính nghĩa, nêu cao những tấm gương
người tốt, việc tốt tiêu biểu để thu phục được lòng tin của nhân dân.
3/ Ý nghĩa của học thuyết chính danh hiện nay
Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức
phận của mình. “Danh khơng chính thì lời khơng thuận, lời khơng thuận tất việc khơng
thành” (sách Luận ngữ). Khổng Tử nói với Tề Công rằng: “Quân quân, thần thần, phụ
phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (sách Luận ngữ). Học thuyết
này về cơ bản đã từ lâu khơng cịn được áp dụng ở phương Đơng, nhưng tư tưởng của
nó vẫn được xã hội ngày nay công nhận và ở một mức độ nào đó nó ẩn vào đạo lý và
quy tắc xã hội cũng như nguyên tắc tu thân của mỗi người.
Trong xã hôi ngày càng phát triển cao như ngày nay, tư tưởng chính danh là hết sức có ý
nghĩa. Về mặt đạo đức, cuộc sống đầy đủ, thừa thãi đôi khi là nguyên nhân dẫ đến sự
biến chất của con người. Quan hệ đạo đức xã hội xuống cấp, dẫn đến tình trạng con cái
hư hỏng, lầm đường lạc lối, ăn chơi phá phách… không làm việc đúng với cái danh của
mình. Trong gia đình, thậm chí đã có vụ con giết cha, vợ giết chồng vì những mâu
thuẫn cuộc sống. Chính vì vậy, tư tưởng học thuyết chính danh cần phải được lên tiếng
để loại bỏ những khoảng đen của xã hội đồng thời xây dựng một xã hội có trật tự về mặt
đạo đức hơn. Thực hiện chính danh về đạo đức trong xã hội sẽ thiết lập một xã hội tốt

đẹp, đúng với cái nghĩa chính danh của nó. Mỗi người dân cần xác định rõ chính danh
để tu thân, dưỡng đức, thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm của mình, trước hết là
với bản thân sau đó tới gia đình, xã hội, quốc gia. Một xã hội mà người người làm theo
chính danh thì ắt sẽ cơng bằng, văn minh, hạnh phúc. Lúc đó sẽ khơng có nạn tham ơ,
tham nhũng, lãnh đạo sẽ làm tốt cơng tác, bổn phận của mình với nhân dân, với tổ quốc.
Trong thời đại ngày nay, thuyết chính danh đặc biệt có ý nghĩa trong cơng tác tuyển
dụng nhân sự, xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức, cơ quan nhà nước. Khổng Tử
NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

11


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

cho rằng trong chính trị con người cũng phải có đạo, cái đạo đó là: không tham lam,
gian dối trong công việc. Biết chọn người hiền tài khơng câu nệ rằng người đó là ai,
kiên quyết loại bỏ kẻ xu nịnh làm nhũng nhiễu, rối loạn bộ máy chính quyền, trong
cơng việc phải có sự ứng biến, khơng nên câu nệ hình thức một cách cứng nhắc, không
nên bảo thủ trong tư tưởng, phải biết lắng nghe những ý kiến của người khác. Đó chính
là tư chất và trách nhiệm làm việc của người Việt Nam.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ làm những việc đúng trách
nhiệm của mình vì sự phát triển của đất nước, vì sự phồn vinh của dân tộc. Chính phủ
cũng đã làm những việc cần làm và mở ra một giai đoạn mới trong chỉ đạo điều hành
hoạt động của đất nước. Chính phủ - bằng những quyết định của mình - đã làm rất nhiều
việc chăm lo đời sống cho dân, phát triển kinh tế, cải cách hành chính theo hướng từ
chính quyền giải quyết cơng việc theo mơ hình "xin-cho" sang mơ hình chính quyền
phục vụ.
Chính phủ cũng đã kiên quyết xử lý những tổ chức, cán bộ làm những việc không ngay
thẳng, kiên quyết lập lại trật tự kỷ cương (ví dụ như vụ PMU18, vụ đất đai Đồ Sơn, vụ
Nguyễn Đức Chi lừa đảo....). Ngay như việc lãnh đạo Hà Nội kiên quyết xử lý những

nhà xây dựng trái phép, sai phép cũng là việc làm biểu hiện rõ sự chính danh trong quản
lý xã hội.
Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đối thoại trực
tuyến với dân (trong đó có cả tranh luận) một cách ngay thẳng, minh bạch về những vấn
đề quốc gia đại sự, cũng như những việc riêng nhưng lại liên quan đến đất nước. Đây là
một việc làm rất có ý nghĩa về dân chủ, tạo tiền đề cho một giai đoạn đối thoại ngay
thẳng trong quan hệ Nhà nước với nhân dân cùng bàn việc nước...
Phải nói ngay rằng, những việc làm của Đảng, Nhà nước là những việc làm chính danh.
Chính danh - ở phạm trù nhân sinh- là người nào mang danh nào (hiểu theo hệ quy
chiếu ngày nay là vị trí cơng tác, danh phận xã hội, gia đình) thì phải thực hiện chức
phận tương ứng, nếu là cán bộ, cơng chức thì phận sự của người đó là phải phục vụ
nhân dân.
NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

12


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

Đảng, Nhà nước đã làm rất nhiều việc vì nhân dân, vì sự phồn vinh của đất nước. Tuy
nhiên, ở cấp thực hiện nhiều nơi vẫn diễn ra tình trạng cửa quyền, hách dịch, cố bày ra
những thủ tục hành dân, làm việc với dân theo lối ban ơn... Ở những nơi đó, ở những
trường hợp cụ thể đó, người dân khơng thấy sự chính danh của cán bộ, cơng chức. Và
đương nhiên, trật tự kỷ cương bị bóp méo, thậm chí bị phá vỡ, gây bức xúc trong nhân
dân. Mặc dù biết rằng những cán bộ khơng chính danh chỉ là số ít, nhưng bởi vì họ là
đại diện của Nhà nước hàng ngày tiếp xúc với dân nên lại gây nhức nhối trong dân.
Suy cho cùng thì "chính danh" là làm mọi việc cho ngay thẳng. Một khi cán bộ, công
chức không chính danh - khơng làm điều tốt cho dân theo đúng phận sự của mình, mà
lại làm những điều sai - thì xã hội mất trật tự kỷ cương - nói như Khổng Tử là "loạn
danh". Như vậy thì thật nguy hiểm cho vận mệnh nước nhà. Bởi vậy nên, bàn chuyện

chính danh của cán bộ ngày nay cũng là thể hiện sự chính danh của những người quan
tâm đến vận mệnh đất nước.
CHÚ THÍCH:
[1] Luận Ngữ, thiên Thuật Nhi (rút ra từ tập Tứ Thư, Đồn Trung Cịn dịch, NXB
Thuận Hóa 2006).
[2] Học giả Nguyễn Hiến Lê khi viết về Khổng tử thì chỉ dùng bộ Luận Ngữ mà thơi.
[3] Trung Quốc Triết Học Sử Đại Cương, Hồ Thích; Minh Đức dịch; NXB Văn Hóa
Thơng Tin 2004, tr.156.
[4] Xem Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Học 2006 tái bản lần thứ 6; tr.722.
[5] Dẫn lại từ quyển Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, tr. 140.

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

13


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

KẾT LUẬN
Học thuyết chính danh của Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm và đã từng
ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội Việt Nam đã góp phần xây dựng một xã hội
thịnh vượng, ổn dịnh, có trật tự, có pháp luật, một quốc gia thống nhất.
Ngày nay chúng ta đang bước vào thời kì xây dựng mọi mặt đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới: dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng dân
chủ, văn minh thì học thuyết chính danh càng có ý nghĩa trong việc làm của mỗi người
để tu thân dưỡng đức, góp phần hồn thành nhiệm vụ trên. Chúng ta cần phải biết chắt
lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của học thuyết chính danh để thực hiện chính
danh của mình, làm đúng với cái danh của mình, giải quyết những vấn đề về gia đình,
về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục…
trong thời kì mới.

Đã sinh ra ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng
(Chí nam nhi – Nguyễn Công Trứ)
Cũng cần phải chú ý tránh hiểu sai học thuyết này, đừng quá nặng nề trong tư tưởng và
áp dụng nó cứng nhắc mà hãy sáng tạo, vận dụng một cách đúng đắn. Sự dập khn có
thể đưa đến bện hình thức và phản tác dụng của học thuyết.l
Mỗi người làm việc đúng với cái danh của mình sẽ xây dựng lên một xã hội đẹp, một xã
hội thực sự ấm no, hạnh phúc.

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

14


HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA NHO GIÁO

NGUYỄN NGỌC HÀ – CB O9OO70 – CƠ HỌC KỸ THUẬT

15



×