Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng công tác tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.76 KB, 7 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN
VẬN ĐỘNG VIÊN NĂNG KHIẾU MỘT SỐ MƠN THỂ THAO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Nguyễn Văn Trung1, TS. Lê Vũ Ngọc Toàn2, ThS. Vũ Cơng Trường2
1
Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2
Trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh

TĨM TẮT
Sử dụng những phương pháp nghiên cứu thường quy đảm bảo hàm lượng khoa học
nhằm tìm hiểu thực trạng công tác tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao
tại thành phố Hồ Chí Minh qua các mặt như: Việc điều tra về gia đình, dịng họ và lịch sử của
đối tượng tuyển chọn, việc quan tâm đến độ tuổi để có sự xếp tuyến hợp lý, tuyển chọn căn cứ
vào sự phát triển ổn định trong quá trình tập luyện, tuyển chọn căn cứ vào thành tích thực tế,
tuyển chọn dựa vào yếu tố xã hội (khu vực hành chính, Quận, Huyện, Câu lạc bộ…) của đối
tượng tuyển chọn, tuyển chọn dựa trên Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao. Từ đó đưa ra
đánh giá q trình tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Thực trạng, tuyển chọn, vận động viên, năng khiếu.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tuyển chọn tài năng thể thao được phát triển cùng với sự phát triển của thể thao
thành tích cao, đó là một bộ phận cấu thành quan trọng của thể thao thành tích cao.
Tuyển chọn và huấn luyện ban đầu chính là việc lựa chọn những VĐV có khả năng
thích ứng với lượng vận động huấn luyện ở cấp độ cao hơn. Đào tạo và bồi dưỡng lâu
dài có định hướng cho các vận động viên từ giai đoạn ban đầu đến cấp cao là một q
trình phức tạp. Trong đó việc tuyển chọn định hướng thể thao cho các môn thể thao,


tập luyện và thi đấu một nội dung, cự ly phù hợp nào đó cho các giai đoạn huấn luyện
tiếp theo. Đặc biệt sẽ là tiền đề để bộc lộ những kỹ năng, kỹ xảo và trình độ thể lực
đạt đến một thành tích thể thao cao ở môn chuyên sâu, Tuy nhiên vấn đề này hiện nay
lại chưa được các nhà khoa học, các HLV nghiên cứu, đánh giá và quan tâm.
2.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Phương pháp tham khảo tài liệu: là phương pháp đọc, tìm hiểu, chọn lọc, phân
tích, sử dụng các loại tài liệu, sách báo, tạp chí, các cơng trình khoa học của các nhà
khoa học, các huấn luyện viên ở thành phố Hồ Chí Minh, tồn quốc có liên quan đến
các lĩnh vực của tuyển chọn vận động viên năng khiếu. Từ các nội dung được hệ thống
xác định rõ cơ sở lý luận của nội dung, yêu cầu, các điều kiện tìm ra những đặc điểm
chung mang cơ sở khoa học và thực tiễn từ đó đánh giá quá trình tuyển chọn vận động
viên năng khiếu một số mơn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp phỏng vấn: Thông qua việc tiến hành các buổi tọa đàm, đàm thoại
trực tiếp và gián tiếp. Xây dựng các biểu mẫu điều tra. Chúng tơi đã tìm hiểu được
thực trạng tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành phố
Hồ Chí Minh.
426


Phương pháp toán học thống kê: dùng để xử lý số liệu và thơng tin thu thập
được, Phương pháp tốn học thống kê chủ yếu sử dụng trên phần mềm SPSS 20.0 để
phân tích về thực trạng tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại
thành phố Hồ Chí Minh.
3.

NỘI DUNG


3.1

Thực trạng q trình tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn
thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong thực tiễn huấn luyện nếu người huấn luyện viên nào tìm hiểu, phát hiện
và bồi dưỡng sớm được cho vận động viên của mình sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho
việc bộc lộ và phát huy tối đa các năng lực tiềm ẩn trong q trình hồn thiện tài năng
sau này. “Hệ thống các phương pháp tổng hợp, trong đó bao gồm phương pháp sư
phạm, phương pháp nghiên cứu xã hội học, các phương pháp y sinh học và tâm lý,
trên cơ sở đó làm bộc lộ các dấu hiệu và khả năng của trẻ trong một môn thể thao cụ
thể” B.P Philin (1989). Vì vậy nhiệm vụ cơ bản của cơng tác tuyển chọn vận động
viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh là tìm kiếm các dấu
hiệu và khả năng của vận động viên năng khiếu thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh
có sự phù hợp và tối ưu nhất với các yêu cầu của các nội dung khác nhau và môn thể
thao khác nhau.
Những nghiên cứu về di truyền năng lực vận động cho thấy có tới 50% trong
số con cháu của những vận động viên ưu tú có biểu hiện xuất sắc về năng lực vận
động. Điều này chứng tỏ những tính trạng của cha mẹ (như hình thái, chức năng sinh
lý, chức năng sinh hoá, trao đổi chất, tố chất vận động, tố chất tâm lý,...) được di
truyền và tái hiện ở thế hệ con cái, hơn nữa có thể thơng qua di truyền biến dị mà phát
triển ở mức độ cao hơn. Trong quá trình tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số
mơn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh “Việc điều tra về gia đình, dịng họ và lịch
sử của đối tượng tuyển chọn” cũng được đánh giá là khá cao chiếm tỉ lệ 81% có thực
hiện việc điều tra về gia đình, dịng họ và lịch sử của đối tượng tuyển chọn và chiếm
tỉ lệ 19% không thực hiện được thể hiện qua biểu đồ 1. Thông qua điều tra gia đình
và dịng họ kết hợp với lịch sử, phương pháp di truyền học để phân tích, phán đoán
quan sát xu hướng của đối tượng, đồng thời thông qua điều tra xã hội học để làm rõ
thêm thông tin cá nhân, quan hệ nhân - quả, trong việc hình thành động cơ, tính hứng
thú của việc tham gia tập luyện lâu dài nhờ đó mà tránh được những sai lầm và nâng

cao khả năng dự báo.
19%

4.8%


Khơng


95.2%

Khơng

81%

Biểu đồ 1: Thực trạng việc điều tra
về gia đình, dịng họ và lịch sử của đối
tượng tuyển chọn

Biểu đồ 2: Thực trạng việc quan tâm
đến độ tuổi để có sự xếp tuyến hợp lý

427


Độ tuổi thực hiện tuyển chọn cũng là yêu cầu bắt buộc và quan trọng đối với
tuyển chọn tài năng thể thao, với vận động viên năng khiếu thể thao tại thành phố Hồ
Chí Minh điều này càng quan trọng hơn khi việc xác định và đánh giá kịp thời, đúng
khả năng (tiềm ẩn) và năng lực của vận động viên trẻ trong suốt quá trình tham gia
tập luyện tương thích với đặc thù của mơn thể thao, mỗi mơn thể thao ln địi hỏi ở

người tham gia tập luyện các phẩm chất đặc thù riêng biệt về cả cấu trúc hình thái và
năng lực vận động, thực trạng việc quan tâm đến độ tuổi để có sự xếp tuyến hợp lý
được đánh giá rất cao và thực hiện tốt thơng qua q trình tuyển chọn vận động viên
năng khiếu một số mơn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh có 95.2% số người được
hỏi có thực hiện việc quan tâm đến độ tuổi để có sự xếp tuyến hợp lý, chỉ chiếm tỉ lệ
4.8% không thực hiện điều này lại một lần nữa làm rõ độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều
đến quá trình tuyển chọn điều này cũng được thể hiện qua bảng 1 và biểu đồ 2.
Bảng 1: Lứa tuổi bắt đầu các giai đoạn huấn luyện thể thao
(Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội)

Mơn TT

Ban đầu

Thể dục
Bơi
Bóng rổ
Bóng đá
Bóng chuyền
Điền kinh
Võ, Vật
Chèo thuyền
Bắn súng
Cử tạ

7-9
7-9
8-10
8-10
9-10

9-10
10-12
10-12
10-12
10-12

Chun mơn hố
ban đầu
10-11
10-11
11-12
11-12
12-13
12-13
13-14
13-14
13-14
13-14

Chun mơn
hố sâu
12-13
12-13
13-15
13-15
14-16
14-15
15-16
15-16
15-16

15-16

Hồn thiện
thể thao
14
14
16
16
17
16
17
17
17
17

Tuyển chọn tài năng thể thao là một bộ phận cấu thành không tách rời trong
chương trình huấn luyện thể thao nhiều năm, để phát hiện năng khiếu thể thao ban đầu
thông thường phải trải qua quá trình tối thiểu 1.5 năm tham gia tập luyện. Thiếu niên
nhi đồng có sức khoẻ và thể chất bình thường, tố chất thể lực ban đầu gần như nhau,
sau 1, 2 hoặc 3 năm tập luyện (cứ 1 năm hoặc nửa năm đo lường đánh giá một lần),
chắc chắn có người phát triển nhanh có người phát triển chậm. Phát triển nhanh có
nghĩa là nhịp độ phát triển và giá trị tăng trưởng lớn, tuy nhiên với khách thể các vận
động viên năng khiếu thể thao tại Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đầu tiên nên chưa
có được thơng tin và thơng số chính xác về q trình tập luyện của khách thể tuyển
chọn vì đối tượng tuyển chọn nằm phân tán ở các CLB, đơn vị, Quận, Huyện khác
nhau do đó việc căn cứ vào sự phát triển ổn định trong quá trình tập luyện được số ít
huấn luyện viên thực hiện tỉ lệ này chiếm tỉ lệ 61.9% , có đến 38.1% số người được
xin ý kiến đã không thực hiện việc căn cứ vào sự phát triển ổn định trong quá trình
tập luyện để tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành phố
Hồ Chí Minh thể hiện qua biểu đồ 3.


428


4.8%

38.1%


61.9%



Khơng
95.2%

Biểu đồ 3: Thực trạng tuyển chọn
Căn cứ vào sự phát triển ổn định
trong q trình tập luyện

Khơng

Biểu đồ 4: Thực trạng tuyển chọn căn cứ vào
thành tích thực tế

Tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành phố Hồ
Chí Minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình Huấn luyện nhiều
năm để đạt thành tích thể thao cao nhất, tuy nhiên tuyển chọn vận động viên năng
khiếu một số môn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh cũng bị gánh nặng về chỉ tiêu
thành tích, xếp hạng. Vì thế, trong quá trình tuyển chọn Huấn luyện viên đều biết các

chỉ tiêu thực hiện kỹ thuật, hình thái… rất quan trọng để làm căn cứ tuyển chọn, đào
thải vận động viên. Nhưng trên thực tế do hạn chế về thời gian, phương tiện đo lường
và nặng về chỉ tiêu thành tích đặt ra nên có 95.2% huấn luyện viên căn cứ vào thành
tích thực tế để tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành
phố Hồ Chí Minh, chỉ có 4.8% huấn luyện viên khơng căn cứ vào thành tích thực tế
để tuyển chọn thể hiện ở biểu đồ 4. Việc này đồng nghĩa với việc những huấn luyện
viên này chỉ quan sát tuyển chọn dựa vào thành tích thực tế, mà xem nhẹ sự phát triển
ổn định trong quá trình tập luyện, dễ xảy ra lãng phí, mai một nhân tài thể thao và sự
lãng phí khi đầu tư vào những cá nhân có thành tích kém hơn.
Trong hệ thống Huấn luyện và tuyển chọn thể thao hiện đại người ta thường
chú ý đến hiệu quả tuyển chọn việc áp dụng tính tốn để cho ra hiệu quả tuyển chọn
cần tính đến quy luật bù trừ và những yếu tố xã hội nảy sinh trong quá trình tuyển
chọn [2], việc tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao tại thành
phố Hồ Chí Minh cũng được chú ý rất nhiều đến vấn đề này theo biểu đồ 5, thực tế có
81% số huấn luyện viên dựa vào yếu tố xã hội (khu vực hành chính, Quận, Huyện,
Câu lạc bộ…) của đối tượng tuyển chọn, chiếm tỉ lệ 19% là không Dựa vào yếu tố xã
hội (khu vực hành chính, Quận, Huyện, Câu lạc bộ…) của đối tượng tuyển chọn, huấn
luyện viên có dựa vào yếu tố xã hội (khu vực hành chính, Quận, Huyện, Câu lạc bộ…)
của đối tượng tuyển chọn sẽ hạn chế rủi ro về việc ảnh hưởng đến hiệu quả tuyển
chọn, do đó có ít vận động viên ảnh hưởng tới tập luyện do khó khăn về địa lý, thời
gian tập luyện, đơn vị thi đấu. Trong hệ thống huấn luyện tuyển chọn vận động viên
năng khiếu một số mơn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh hiện tại vẫn còn tồn tại
việc tuyển chọn theo địa phương, giao chỉ tiêu cho các đơn vị, câu lạc bộ…mang tính
tập trung nặng về hành chính cần phải điều chỉnh.

429


19%




23.8%

Khơng


76.2%

Khơng

81%

Biểu đồ 5: Thực trạng tuyển chọn dựa vào yếu Biểu đồ 6: Thực trạng tuyển chọn dựa trên
tố xã hội (khu vực hành chính, Quận, Huyện,
Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao
Câu lạc bộ…) của đối tượng tuyển chọn

Việc nắm rõ Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao sẽ giúp huấn luyện viên
tuyển chọn để phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao sâu hơn là từng nội dung,
hạng cân thi đấu. Khoa học tuyển chọn là việc sử dụng các thiết bị hiện đại để trắc
nghiệm tổng hợp có mục đích đối với vận động viên về các chỉ số hình thái, sinh lý,
sinh hoá, tâm lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật nhằm xác định hiện trạng và xu hướng
phát triển phù hợp với đặc điểm của một môn thể thao nào đó. Đồng thời qua đó phân
tích lý luận và ứng dụng phương pháp khoa học dự báo sự phát triển thành tích thể
thao tương lai của vận động viên [2]. Tuy nhiên việc tuyển chọn vận động viên năng
khiếu một số mơn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên Khoa học tuyển chọn
tài năng thể thao chỉ có 76.2% huấn luyện viên có sử dụng, cịn lại chiếm tỉ lệ 23.8%
thì khơng sử dụng thể hiện qua biểu đồ 6. Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao vào
trong quá trình tuyển chọn theo điều này cũng xuất phát từ thực tế trình độ chun

mơn về lý luận thể dục thể thao, kiến thức và kỹ năng tuyển chọn của các huấn luyện
viên còn hạn chế, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ tuyển chọn còn thiếu, áp lực thành
tích chỉ tiêu làm ảnh hưởng, hạn chế đến việc áp dụng khoa học tuyển chọn tài năng
thể thao vào để tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số mơn thể thao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
100
80
60
40
20
0

81%

95.2%

95.2%

81%

76.2%

61.9%

Việc điều tra về Việc quan tâm Căn cứ vào sự
Căn cứ vào
Dựa vào yếu tố
gia đình, dịng đến độ tuổi để
phát triển ổn thành tích thực xã hội (khu vực
họ và lịch sử của có sự xếp tuyến định trong q

tế.
hành chính,
đối tượng tuyển
hợp lý.
trình tập luyện.
Quận, Huyện,
chọn.
Câu lạc bộ…)
của đối tượng
tuyển chọn.

Tuyển chọn dựa
trên Khoa học
tuyển chọn tài
năng thể thao.

Biểu đồ 7: Thực trạng thực hiện những yêu cầu trong quá trình tuyển chọn vận động viên
năng khiếu một số mơn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh

430


Trong quá trình tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số mơn thể thao tại
thành phố Hồ Chí Minh việc thực hiện các yêu cầu trong quá trình tuyển chọn được
đánh giá tổng thể là khá tốt chỉ có việc căn cứ vào sự phát triển ổn định trong quá trình
tập luyện là thấp nhất chiếm tỷ lệ 12.6% so với các yêu cầu khác thể hiện qua biểu đồ
7 và bảng 2.
Bảng 2: Thực trạng thực hiện những yêu cầu trong quá trình tuyển chọn vận động viên năng
khiếu một số môn thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung

Việc điều tra về gia đình, dịng họ và lịch sử của đối tượng
tuyển chọn.
Việc quan tâm đến độ tuổi để có sự xếp tuyến hợp lý.
Căn cứ vào sự phát triển ổn định trong quá trình tập luyện.
Căn cứ vào thành tích thực tế.
Dựa vào yếu tố xã hội (khu vực hành chính, Quận, Huyện,
Câu lạc bộ…) của đối tượng tuyển chọn.
Tuyển chọn dựa trên Khoa học tuyển chọn tài năng thể
thao.

n
17

Phản hồi

n Khơng
81%
4
19%

20 95.2%
13 61.9%
20 95.2%
17
81%

1
8
1
4


4.8%
38.1%
4.8%
19%

16

5

23.8%

76.2

Việc căn cứ vào sự phát triển ổn định trong quá trình tập luyện là rất quan trọng.
Tuyển chọn tài năng thể thao là một quá trình kết hợp với huấn luyện thể thao. Để
phát hiện được năng khiếu thể thao ban đầu, thơng thường VĐV phải qua một q
trình tối thiểu 1,5 năm tập luyện. Những người ban đầu nhận thấy có năng khiếu thể
thao, nhưng nếu có đặc điểm di truyền khơng thuận lợi và thiếu ý chí, thì chưa chắc
phát triển tốt trong tương lai. Vì vậy, nhịp độ phát triển (chủ yếu phát triển về tố chất
thể lực) là một căn cứ quan trọng để đánh giá năng khiếu thể thao. Thiếu niên nhi
đồng có tố chất thể lực ban đầu gần như nhau, sau 1,2 hoặc 3 năm tập luyện (cứ 1 năm
hoặc nửa năm đo lường đánh giá một lần), chắc chắn có người phát triển nhanh, có
người phát triển chậm. Phát triển nhanh, nghĩa là nhịp độ phát triển và tăng trưởng
lớn, có kết quả cuối năm khác xa với kết quả đầu năm. Trường hợp này biểu hiện
những người đó có năng khiếu thể thao tốt. Những vận động viên ban đầu có thành
tích tốt, nhưng nhịp độ phát triển chậm, chưa chắc đã có năng khiếu thể thao tốt. Trong
tuyển chọn, chúng ta lưu ý tuyển chọn những VĐV thiếu niên nhi đồng có Thành tích
(kết quả lập test) ban đầu tốt, có nhịp độ tăng trưởng tốt và Thành tích ban đầu trung
bình, nhưng có nhịp độ tăng trưởng rất tốt. Như vậy để đánh giá năng khiếu thể thao

cần thiết phải dựa vào cả hai yếu tố là mức phát triển ban đầu đạt được (kết quả kiểm
tra tuyển chọn) và nhịp tăng trưởng sau một giai đoạn tập luyện [2].
4.

KẾT LUẬN

Thực trạng công tác tuyển chọn vận động viên năng khiếu một số môn thể thao
tại thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá tổng thể là chưa đồng nhất và còn tồn tại
nhiều hạn chế thể hiện ở việc là quá trình xác định những yếu tố dùng trong tuyển
chọn vận động viên năng khiếu thể dục thể thao tại thành phố Hồ Chí Minh và thực
hiện những yêu cầu trong quá trình tuyển chọn vận động viên năng khiếu thể dục thể
thao tại thành phố Hồ Chí Minh là chưa theo quy trình và quy chuẩn vẫn mang tính
cá nhân của các Huấn luyện viên.
431


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bùi Quang Hải (2014) “Tuyển chọn vận động viên thể thao”. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao

2.

Lê Nguyệt Nga, PGS.TS Nguyễn Quang Vinh, TS. Nguyễn Thanh Đề (2016) “Khoa học
tuyển chọn tài năng thể thao”, NXB ĐHQG TPHCM.

3.

Lê Nguyệt Nga (2013) “Một số cơ sở y sinh học của tuyển chọn và huấn luyện vận động
viên”, NXB ĐHQG TPHCM.


4.

Nguyễn Thành Long (2015) “Tuyển chọn định hướng thể thao cho vận động viên điền
kinh trẻ cự ly trung bình dài lứa tuổi 13 - 15” Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học
TDTT Bắc Ninh.

5.

Nguyễn Tấn Thịnh (2019), “Nghiên cứu test tuyển chọn nam vận động viên đội dự tuyển
Vovinam lứa tuổi 12-14 Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường
Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.

6.

Hồng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” NXB
Hồng Đức.

432



×