Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất khoa Du lịch – Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.44 KB, 9 trang )

LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN
NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ
ThS. Nguyễn Thị Mùi, TS. Lê Trần Quang,
ThS. Trần Trung Kiên, ThS. Nguyễn Văn Lợi
Khoa GDTC – Đại học Huế

TÓM TẮT
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau trong quá trình giảng dạy
lựa chọn được các trò chơi vận động (TCVĐ) ứng dụng trong quá trình Giáo dục thể chất
(GDTC) nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch – Đại học
Huế. Bước đầu ứng dụng trị chơi vận động trong q trình giảng dạy thực tế và đánh giá hiệu
quả. Kết quả, các trò chơi vận động đã lựa chọn có hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực
chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch – Đại học Huế.
Từ khóa: Trị chơi vận động, phát triển thể lực chung; sinh viên; Khoa Du lịch – Đại học Huế.

ABSTRACT
Using different scientific research methods in the teaching process, selecting playing
games applied in the physical education process to develop general physical fitness for firstyear students at the Faculty of Hospitality & Tourism - Hue University. Initially applying
playing games in practical teaching and assessing the effectiveness. As a result, the selected
playing games are highly effective in developing general physical fitness for first-year students
of at the Faculty of Hospitality & Tourism - Hue
Keywords: playing games, general physical fitness development; students; the Faculty of
Hospitality & Tourism - Hue University.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Trong đó các bài tập thể dục thể thao là biện pháp quan trọng để đem lại sức khỏe


cho mọi người. Dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX có đoạn viết:
“Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng cả về bề rộng lẫn chiều
sâu, làm cho thể dục thể thao thực sự là một phương tiện đại chúng, góp phần bảo vệ
và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội
của đất nước”. Muốn phát triển được phong trào TDTT thì khơng thể thiếu được vai
trị của giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp từ bậc mẫu giáo đến Đại học.
Có thể nói rằng, lĩnh vực GDTC trong trường học đã và đang thu hút sự chú ý
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các nhà giáo dục về chuyên môn. Việc
huấn luyện tố chất thể lực chung là vấn đề cấp bách hàng đầu trong việc GDTC cho
sinh viên hiện nay. Muốn đạt được kết quả cao trong q trình học tập mơn học GDTC
thì thể lực chung là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

746


Trong phương pháp giảng dạy GDTC thì phương pháp trị chơi là một trong
những phương pháp được sử dụng rộng rãi. Trong đó, TCVĐ là một dạng trị chơi mà
trong quá trình chơi phải vận dụng nhiều đến sức lực cơ bắp, trí tuệ nên được sử dụng
rộng rãi trong quá trình giảng dạy GDTC tại các cấp bậc và còn được sử dụng trong
các hoạt động vui chơi, giải trí của các bạn HS - SV trong những giờ ra chơi. Tuy
nhiên, hiện nay do sự phát triển của KHCN ngày càng cao và phát triển mạnh mẽ
trong nhiều lĩnh vực đã làm cho việc sử dụng các trò chơi vận động ngày càng yếu
dần đi và có một số nơi khơng cịn sử dụng.
Khoa Du lịch – Đại học Huế là một trong các Khoa trực thuộc Đại học Huế,
có chức năng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; nghiên
cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của khu vực MT-TN và cả nước. Trong
những năm qua, hoạt động GDTC và TDTT trong nhà trường nói chung và của Khoa
Du lịch – Đại học Huế nói riêng được thực hiện theo kế hoạch hoạt động phong trào
từng năm của Đại học Huế, Hội TT ĐH&CN Huế và Hội TT ĐH&CN Khoa Du lịch

- Đại học Huế. Nội dung chương trình mơn học GDTC theo khung chương trình
giảng dạy của Đại học Huế do Khoa GDTC biên soạn và giảng dạy. Tuy nhiên, việc
tập luyện theo chương trình học cũ dẫn đến sự nhàm chán, thụ động và một vấn đề
hiện nay của sinh viên do sử dụng công nghệ, chỉ ngồi một vị trí, ít vận động dẫn
đến thể lực của sinh viên cũng bị ảnh hưởng khơng kém. Ngồi ra, TCVĐ là một
trong những loại trị chơi nhằm giúp cho q trình phát triển thể lực được tốt hơn và
nó giúp cho người học tạo được sự hứng thú trong quá trình tập luyện nhưng lại
không được các GV vận dụng vào trong quá trình giảng dạy hoặc chưa vận dụng
triệt để tác dụng của TCVĐ mang lại mà chỉ thực hiện một số trò chơi đơn giản. Do
vậy, việc cấp thiết hiện nay là cần sử dụng các phương pháp giảng dạy mới kết hợp
trò chơi vận động sẽ nâng cao thể lực chung cho sinh viên Đại học Huế nói chung
và Khoa Du Lịch – Đại học Huế nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung
cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế"
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp
toán học thống kê.
Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho
sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế.
- Khách thể nghiên cứu là Cán bộ giảng viên giảng dạy và sinh viên năm nhất
Khoa Du Lịch – Đại học Huế.
Thời gian nghiên cứu: Tháng 5/2020 – 05/2021

747


2.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên
năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế

2.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển
tố chất thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế
Việc lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên
rất được các giảng viên quan tâm trước thực trạng các bài tập nhằm phát triển thể lực
chung còn chưa phong phú và tạo sự phát triển cho sinh viên.
Dựa vào cơ sở lý luận của thể lực chung, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trình
độ tập luyện của sinh viên, mục đích yêu cầu về giảng dạy nhằm bước đầu xác định
các nguyên tắc lựa chọn và chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 25 nhà khoa học và các
nhà chun mơn có kinh nghiệm về mức độ quan trọng của các nguyên tắc trên. Kết
quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển
thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch – Đại học Huế (n = 25)

TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung phỏng vấn

Ngun tắc có tính định
hướng rõ rệt
Ngun tắc tính khả thi
Nguyên tắc tính hợp lý
Nguyên tắc tính hiệu quả
Nguyên tắc tính đa dạng
Nguyên tắc tính hiện đại

Rất quan trọng
n
Tỷ lệ %

Kết quả
Quan trọng
n
Tỷ lệ %

Ít quan trọng
n
Tỷ lệ %

24

96

1

4

0


0

23
21
23
22
21

92
84
92
88
84

2
3
1
2
4

8
12
4
8
16

0
1
1

1
0

0
4
4
4
0

Từ kết quả thu được ở bảng 1.1 có thể rút ra nhận xét: tất cả 6 nguyên tắc mà
chúng tôi đề xuất đã được các chuyên gia, giảng viên đánh giá ở mức độ rất quan trọng
chiếm tỷ lệ từ 84% - 96% số phiếu. Vì vậy, đề tài sử dụng cả 6 nguyên tắc trên làm
thành tiêu chí định hướng trong việc lựa chọn các trò chơi vận động.
2.1.2 Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực chung
cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế
Để có thể lựa chọn được trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực chung cho
sinh viên Khoa Du Lịch – Đại học Huế đề tài tiến hành theo các bước:
Bước 1: Xác định thực trạng sử dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực
chung cho sinh viên Khoa Du Lịch – Đại học Huế.
Bước 2: Tổng hợp các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh
viên Khoa Du Lịch – Đại học Huế
Bước 3: Phỏng vấn giảng viên, các nhà quản lý trong việc lựa chọn trò chơi vận
động nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên Khoa Du Lịch – Đại học Huế

748


Kết quả đề tài lựa chọn được 20 trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho
sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch – Đại học Huế. Cụ thể gồm:
Trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý:

1. Chia nhóm

2. Chuyền bóng qua đầu 3. Bóng chuyền sáu

4. Hồng Anh- Hồng Yến

5. Người thừa thứ 3

6. Chặt đi rắn

Trị chơi phát triển tố chất thể lực:
7. Chạy tiếp sức

8. Ếch nhảy

9. Ai nhanh hơn

10. Cua đá bóng

11. Chạy thoi tiếp sức

12. Trao tín gậy

13. Đội nào cị nhanh

14. Nhảy bao bố

15. Đuổi bắt

16. Phá vây


17. Giăng lưới kéo cá

18. Lò cò tiếp sức

19. Thỏ nhảy

20. Vác đạn tải thương

2.2

Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả một số trò chơi vận động nhằm
phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại
học Huế
2.2.1 Tổ chức thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm so sánh song song

- Mục đích thực nghiệm: Ứng dụng các trị chơi vận động đã lựa chọn nhằm
phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch – Đại học Huế
- Đối tượng thực nghiệm: Gồm 300 nữ và 35 nam sinh viên năm thứ nhất Khoa
Du Lịch – Đại học Huế. Cụ thể:
Nhóm thực nghiệm: Gồm 160 nữ, 16 nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Du
Lịch – Đại học Huế. Nhóm thực nghiệm học chung chương trình GDTC với nhóm đối
chứng, riêng phần tập thể lực chung sử dụng các trò chơi vận động đã lựa chọn và tiến
trình xây dựng của đề tài.
Nhóm đối chứng: Gồm 140 nữ, 19 nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch
– Đại học Huế. Nhóm đối chứng tập luyện GDTC theo chương trình và nội dung
thường được sử dụng trong chương trình GDTC cơ bản
- Thời gian thực nghiệm: trong 12 tháng, năm học 2020 - 2021.
- Địa điểm thực nghiệm: Khoa GDTC – Đại học Huế

- Kiểm tra đánh giá: Được tiến hành tại 2 thời điểm: Trước và sau thực nghiệm.
Nội dung kiểm tra, đánh giá: Sử dụng các test đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục và
đào tạo ban hành theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDDT ngày 18/9/2008 của Bộ
GD&ĐT. Các test kiểm tra được thực hiện một cách đồng bộ và theo qui trình thống
nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiến trình thực nghiệm cụ thể được trình bày tại bảng 2.

749


750

Bảng 2: Tiến trình thực nghiệm ứng dụng các trị chơi vận động đã lựa chọn nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch
– Đại học Huế


2.2.2 Đánh giá hiệu quả thực nghiệm
Ở thời điểm trước thực nghiệm, chúng tơi tiến hành kiểm tra trình độ thể lực
của học sinh nhóm đối chứng và thực nghiệm, đồng thời so sánh sự khác biệt kết quả
kiểm tra của 2 nhóm. Ở thời điểm này, nếu trình độ thể lực của 2 nhóm đối chứng và
thực nghiệm khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là sự phân nhóm
hồn tồn khách quan, nếu kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của sinh viên 2
nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chúng tơi sẽ tiến hành phân nhóm lại để
đảm bảo sự khách quan.
Kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng thời điểm trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm – thời điểm trước thực nghiệm
TT


1
2
3
4
1
2
3
4

Test/ Đối tượng

Nhóm đối chứng

Nam
(n = 19)
Chạy 30m XPC (s)
5.98
0.54
Bật xa tại chỗ (cm)
205.1
8.92
Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 16.78
2.61
Chạy 5 phút tùy sức (m)
942.45
48.9
Nữ
(n = 140)
Chạy 30m XPC (s)
6.72

0.29
Bật xa tại chỗ (cm)
147.02
15.4
Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 14.28
2.69
Chạy 5 phút tùy sức (m)
827.3
69.1

Nhóm thực
nghiệm
(n = 16)
5.95
0.52
208.5
9.15
17.1
2.45
952
52
(n = 160)
6.69
0.35
146
14.1
14.87
1.94
835
72.25


Sự khác biệt
thống kê
t tính

P

0.13
-0.84
-0.28
-0.42
t tính
0.21
0.15
-0.56
-0.24

> 0.05
> 0.05
> 0.05
> 0.05
P
> 0.05
> 0.05
> 0.05
> 0.05

Qua bảng 3 cho thấy: Ở tất cả các test kiểm tra, các chỉ số thu được của sinh
viên giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ khơng có sự khác biệt
thống kê, thể hiện |ttính| < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Điều này chứng tỏ, trước

thực nghiệm, trình độ thể lực chung của sinh viên cả hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng là tương đương nhau, hay nói cách khác, sự phân nhóm là khách quan.
Sau 01 năm học áp dụng các trò chơi vận động đã lựa chọn và tiến trình đã xây
dựng của đề tài, chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của sinh viên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bằng 04 test theo tiêu chuẩn phân loại trình độ
thể lực của Bộ Giáo dục và đào tạo, đồng thời so sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.

751


Bảng 4: Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của học sinh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
– thời điểm sau thực nghiệm

TT

Test/ Đối tượng

Nhóm đối chứng

Nhóm thực
nghiệm

(n = 19)

(n = 16)

Nam

Sự khác biệt

thống kê
t tính

P

1

Chạy 30m XPC (s)

5.45

0.43

5.15

0.35

1.71

< 0.05

2

Bật xa tại chỗ (cm)

209.3

12.06

219.37


14.02

-1.72

< 0.05

3

Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 18.4

1.82

20.15

2.47

-1.80

< 0.05

4

Chạy 5 phút tùy sức (m)

75

1034.65

54


-1.68

< 0.05

t tính

P

Nữ

985.68

(n = 140)

(n = 160)

1

Chạy 30m XPC (s)

6.35

0.55

6.01

0.6

1.32


< 0.05

2

Bật xa tại chỗ (cm)

155.6

7.2

165

10

-2.41

< 0.05

3

Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)

17.68

1.2

19.25

1.32


-2.78

< 0.05

4

Chạy 5 phút tùy sức (m)

860.43

67.5

920.24

78.2

-1.83

< 0.05

Qua bảng 4. cho thấy: Sau 1 năm học thực nghiệm áp dụng các trò chơi vận
động đã lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài, trình độ thể lực của sinh viên
nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt so với nhóm đối chứng ở cả sinh viên nam
và sinh viên nữ thể hiện ở |ttính| > tbảng ở ngưỡng xác suất P <0,05, chứng tỏ các trò chơi
vận động đã lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài có hiệu quả cao trong việc
phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế.
Có thể thấy rõ sự khác biệt mức độ tăng trưởng trình độ thể lực của sinh viên
nhóm đối chứng và thực nghiệm qua biểu đồ 1 với sinh viên nam và biểu đồ 2 với
sinh viên nữ.


20
15
10
5
0
Chạy 30m XPC (s)

Bật xa tại chỗ (cm)

Nằm ngửa gập bụng
30s (lần)

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Chạy 5 phút tùy sức
(m)

Biểu đồ 1: Nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra trình độ thể lực của nam sinh viên
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 1 năm học thực nghiệm

752


30
25
20
15

10
5
0
Chạy 30m XPC (s)

Bật xa tại chỗ (cm)

Nằm ngửa gập bụng
30s (lần)

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Chạy 5 phút tùy sức
(m)

Biểu đồ 2: Nhịp tăng trưởng trình độ thể lực của nữ sinh viên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 1 năm học thực nghiệm

Qua biểu đồ 1 và 2 cho thấy: Sau 1 năm học thực nghiệm, nhịp tăng trưởng kết
quả kiểm tra các test của nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng,
mức chênh lệch 0.57 tới 5.18 theo từng test và giới tính sinh viên. Như vậy, có thể
thấy các trị chơi vận động đã lựa chọn của đề tài đã có hiệu quả cao trong việc phát
triển thể lực cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế.
3.

KẾT LUẬN

- Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 20 trị chơi vận động ứng dụng trong

q trình GDTC nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du
Lịch - Đại học Huế. Cụ thể gồm:
Trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý:
1. Chia nhóm

2. Chuyền bóng qua đầu 3. Bóng chuyền sáu

4. Hồng Anh - Hồng Yến

5. Người thừa thứ 3

6. Chặt đi rắn

Trị chơi phát triển tố chất thể lực:
7. Chạy tiếp sức

8. Ếch nhảy

9. Ai nhanh hơn

10. Cua đá bóng

11. Chạy thoi tiếp sức

12. Trao tín gậy

13. Đội nào cò nhanh

14. Nhảy bao bố


15. Đuổi bắt

16. Phá vây

17. Giăng lưới kéo cá

18. Lò cò tiếp sức

19. Thỏ nhảy

20. Vác đạn tải thương

- Bước đầu ứng dụng các trò chơi vận động đã lựa chọn và tiến trình đã xây
dựng của đề tài trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các trò chơi vận động đã
lựa chọn và tiến trình đã xây dựng của đề tài có hiệu quả cao trong việc phát triển thể
lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Du Lịch - Đại học Huế.

753


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành

Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV.

3.

Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2003), Thực trạng Thể chất của người Việt Nam từ 6 đến
20 tuổi (thời điểm năm 2001), Nxb TDTT Hà Nội.

4.

Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường
thể thao, Nxb TDTT.

5.

Lê Anh Thơ (2010), Một số trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc ở Việt Nam,
NXB TDTT, Hà Nội.

754



×