Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước đối với sinh viên và giáo viên TDTT thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.51 KB, 4 trang )

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRANG BỊ KỸ NĂNG
PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN VÀ
GIÁO VIÊN TDTT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ThS. Đặng Hữu Lợi, ThS. Nguyễn Tiến Dũng

TÓM TẮT
Đuối nước vẫn đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em
ở nước ta, hiện nay, số trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam cịn đứng đầu khu vực Đơng Nam
Á. Thơng qua phương pháp phỏng vấn, đề tài đã xác định được thực trạng nhận thức của giáo
viên, sinh viên cũng như nhu cầu của sinh viên đối với việc trang bị kiến thức, kỹ năng và cấp
chứng chỉ phòng, chống đuối nước cho sinh viên, giáo viên TDTT Thành phố Đà Nẵng.
Từ khóa: Thực trạng, Kỹ năng phịng, chống đuối nước, Nâng cao hiệu quả, thành phố Đà Nẵng

SUMMARY
Drowning is still one of the leading causes of death for children in our country,
Currently, the number of children dying from drowning in Vietnam ranks first in Southeast
Asia. Through interviewing methods, the topic has identified the awareness of teachers and
students anh needs of students about equipped with knowledge, skills and cetificate of prevent
and drown for Đa Nang sports students and teacher.
Keywords: status quo, drowning prevention skills, improve effectiveness, Da Nang city

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, tai nạn đuối nước đang là vấn đề bức thiết, đặc biệt đối với trẻ em,
do vậy phòng chống đuối nước đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Thực tế cho thấy, đuối nước vẫn đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu cho trẻ em ở nước ta. Thậm chí, số trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam
còn đứng đầu khu vực. Trước thực tế đó, việc nhận thức đúng về những nguy hiểm
do tai nạn đuối nước gây ra, cũng như vai trị quan trọng của cơng tác phòng chống


đuối nước là rất quan trọng. Do vậy, các giáo viên TDTT là những người trực giảng
dạy học sinh sẽ cần phải có nhận thức đúng đắn về đuối nước, phòng chống đuối nước
cũng như được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước. Xuất
phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành đánh giá tầm quan trọng của việc trang bị kỹ
năng phòng chống đuối nước cho nhóm đối tượng này. Đây là căn cứ quan trọng để
đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng phòng chống đuối
nước cho giáo viên, sinh viên TDTT Thành phố Đà Nẵng.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn, tọa đàm và
Phương pháp toán học thống kê.

871


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1

Thực trạng nhận thức và mức độ quan tâm của giáo viên và sinh viên
ngành TDTT Đà Nẵng đối với việc trang bị kỹ năng phòng chống đuối
nước cho sinh viên

Đề tài tiến hành phỏng vấn đối với 30 giáo viên và 130 sinh viên TDTT đang
công tác và học tập tại thành phố Đà Nẵng về các vấn đề liên quan, kết quả thu được

trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Thực trạng nhận thức của giáo viên, sinh viên đối với việc trạng bị kỹ năng phòng
chống đuối nước
TT

1

2

3

4

Kết quả phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn
Giáo viên
Sinh viên
Tỷ lệ%
(n = 130)
(n = 30)
Nhận thức về mức độ nguy hiểm của tai nạn đuối nước?
Rất nguy hiểm
30
100
100
Nguy hiểm
0
0
21
Bình thường

0
0
9
Khơng nguy hiểm
0
0
0
Đánh giá về thực trạng mức độ đuối nước hiện nay?
Rất nguy hiểm
29
96.7
108
Nguy hiểm
1
3.3
18
Bình thường
0
0
3
Khơng nguy hiểm
0
0
0
Nhận thức về mức độ quan trọng của công tác phịng, chống đuối nước
Rất quan trọng
25
83.33
99
Quan trọng

5
16.66
23
Bình thường
0
0
8
Khơng quan trọng
0
0
0
Mức độ quan tâm đối với việc phòng, chống đuối nước hiện nay
Rất quan tâm
25
83.33
108
Quan tâm
3
10.00
10
Bình thường
2
6.66
12
Khơng quan tâm
0
0
0

Tỷ lệ

%
76.92
16.15
6.93
0
83.08
13.84
3.08
0
76.15
17.69
6.16
0
83.08
7.69
9.23
0

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, 100% giáo viên và đa số sinh viên nhận thức được
sự nguy hiểm của vấn đề tài nạn đuối nước, đồng thời cũng có những đánh giá chính
xác về thực trạng đuối nước hiện nay ở nước ta. Cụ thể, có tới 100% giáo viên và
96.92% sinh viên cho rằng thực trạng đuối nước hiện nay đang ở mức nguy hiểm và
rất nguy hiểm. Xuất phát từ những nhận thức và đánh giá đúng đắn này mà tất cả các
giáo viên (100% giáo viên) và đa số sinh viên (93.74%) được hỏi đều đánh giá vai trị
của cơng tác phịng, chống đuối nước ở mức quan trọng và rất quan trọng. Đồng thời
cũng cho biết họ đều rất quan tâm tới công tác này.
3.2

Thực trạng trang bị và nhu cầu được trang bị kỹ năng phòng, chống đuối
nước của sinh viên TDTT thành phố Đà Nẵng


Đề tài đã tiễn hành phỏng vấn đối với 130 sinh viên chuyên ngành TDTT tại
Đà Nẵng về các nội dung liên quan, kết quả thu được trình bày ở bảng 2.
872


Bảng 2: Thực trạng trang bị và nhu cầu được trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước của
sinh viên ngành TDTT Đà Nẵng (n=130)
TT

1.

2.

Nội dung phỏng vấn

Kết quả
phỏng vấn
n
Tỷ lệ %

Thực trạng kiến thức và kỹ năng về phòng, chống đuối nước
Đã được trang bị
1
0.77
Kiến thức
Chưa được trang bị
129
99.23
Đã được trang bị

0
0
Kỹ năng
Chưa được trang bị
130
100
Thực trạng nhu cầu trang bị kiến thức và kỹ năng phòng, chống đuối nước
Rất cao
103
79.23
Cao
17
13.08
Bình thường
10
7.69
Khơng có nhu cầu
0
0

Kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 2 cho thấy, gần như toàn bộ số sinh viên
tham gia phỏng vấn đều cho biết, họ chưa được trang bị cả về kiến thức lẫn kỹ năng
phịng, chống đuối nước trước đây. Chính vì vậy hầu hết sinh viên đều mong muốn
được trang bị các kiến thức và kỹ năng này. Có tới 92.3% có nhu cầu cao và rất cao.
Khơng có sinh viên nào lựa chọn “khơng có nhu cầu”.
3.3

Thực trạng quan điểm về việc trang bị kiến thức, kỹ năng và cấp chứng chỉ
phòng, chống đuối nước cho sinh viên ngành TDTT tại thành phố Đà Nẵng


Đề tài tiến hành phỏng vấn đối với 30 giáo viên và 130 sinh viên chuyên ngành
TDTT tại Đà Nẵng để tìm hiểu quan điểm của họ về các vấn đề liên quan, kết quả thu
được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng quan điểm của giáo viên và sinh viên trong việc trang bị kiến thức, kỹ
năng và cấp chứng chỉ phòng, chống đuối nước
TT

1.

2.

Kết quả phỏng vấn
Nội dung phỏng vấn
Giáo viên
Tỷ lệ
Sinh viên
Tỷ lệ
%
(n = 130)
%
(n = 30)
Quan điểm về việc sắp xếp nội dung phịng, chống đuối nước vào trong chương
trình đào tạo
Bổ sung nội dung PCĐN vào
20
66.67
115
88.46
chương trình dạy bơi hiện nay
Tổ chức thành 1 HP bắt buộc

2
6.67
5
3.85
Tổ chức dạy theo môn tự chọn
8
26.66
10
7.69
Quan điểm về tác dụng của chứng chỉ phòng, chống đuối nước đối với sinh viên
và giáo viên TDTT.
Rất có lợi
30
100
95
73.08
Có lợi
0
0
21
16.15
Bình thường
0
0
14
10.77
Khơng có lợi
0
0
0

0

873


3.

Quan điểm về việc có nên tổ chức thi cấp chứng chỉ phòng, chống đuối nước cho
sinh viên và giáo viên TDTT.

28
93.33
130
100
Khơng
2
6.66
0
0

Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, đa số giáo viên (66.67%) và sinh viên
(88.46%) cho rằng, để trang đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay của sinh viên học
chuyên ngành TDTT tại Đà Nẵng đối với việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống
đuối nước, tốt nhất nên đưa thêm nội dung phòng, chống đuối nước vào trong chương
trình giảng dạy hiện nay. Như vậy sẽ vừa trang bị được kiến thức, kỹ năng cho sinh
viên, lại vừa không làm ảnh hưởng tới kế hoạch tổ chức giảng dạy mơn học. Bên cạnh
đó có 26.66% cho rằng nội dung này nên đưa vào nội dung tự chọn cho học sinh.
Kết quả ở bảng 3 cũng cho thấy, cả giáo viên và sinh viên đều đánh giá cao lợi
ích của chứng chỉ phịng, chống đuối nước đối với sinh viên chuyên ngành TDTT tại
Đà Nẵng, và hầu hết đều cho rằng, nên tổ chức các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ

phòng, chống đuối nước cho sinh viên.
4.

KẾT LUẬN

Kết quả đánh giá thực trạng cho thấy, giáo viên và sinh viên ngành TDTT tại
Đà Nẵng rất quan tâm và có đánh giá chính xác về thực trạng và sự nguy hiểm của
tình hình tai nạn đuối nước hiện nay, đồng thời nhận thức rất rõ về vai trị to lớn của
cơng tác phịng, chống đuối nước.
Đa số sinh viên và giáo viên đang công tác trong lĩnh vực TDTT tại Đà Nẵng đều
có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cũng như được cấp chứng chỉ
phòng, chống đuối nước. Và để đáp ứng được nhu cầu này, trong chương trình mơn học
bơi, nên đưa thêm nội dung phịng chống đuối nước vào giảng dạy cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ mơn Thể thao dưới nước (2015) Chương trình giảng dạy môn bơi cho sinh viên “Bơi
phổ cập”.

2.

Thủ tướng (2016), Quyết định số 234/QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình phịng, chống tai
nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, Văn phịng chính phủ.

3.

Nguyễn Văn Trọng (2008), Tuyển chọn và đào tạo vận động viên bơi trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Văn (2008), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT.


874



×