Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.68 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VĐV ĐỘI TUYỂN
CHẠY 100M TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂNG KHIẾU TDTT
NGUYỄN THỊ ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH
ThS. Đồn Kim Bình1, ThS. Phạm Thị Hồng Nhung2,
ThS. Trần Vĩnh Hòa3, ThS. Nguyễn Thị Kim Nguyệt4
1
Trường Đại học TDTT TP.HCM
2
Trường THPT chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định TP.HCM
3
Trường đại học giao thông vận tải TP.HCM
4
Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk
TĨM TẮT
Qua ba bước nghiên cứu đã xác định được 50 bài tập đảm bảo tính khoa học và có độ
tin cậy cùng với xây dựng kế hoạch tập luyện để ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho nam VĐV chạy 100m theo kế hoạch huấn luyện năm 2020. Kết quả nghiên cứu sau
thực nghiệm cho thấy cả 8/8 test đều có tăng trưởng, trong đó test có sự tăng trưởng cao nhất
là chạy 30mXPC (s) với W% = 6.71% và test có sự tăng trưởng thấp nhất là chạy 300mXPC
(s) với W% = 1.36%. Sự tăng trưởng sau thực nghiệm cho thấy cả 8/8 test đều có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, ttính = 5.45-11.48 > t05= 2.16, nhịp tăng trưởng
trung bình W% = 3.40%.
Từ khóa: Bài tập, thể lực chun mơn, vận động viên, trường trung học phổ thông, năng khiếu,
Nguyễn Thị Định, TP.HCM.

ABSTRSACT
Through three research steps, 50 exercises have been identified that are scientific and
reliable and have developed a training plan to apply professional fitness development
exercises for male athletes running 100m according to the plan training in 2020. Postexperimental research results show that all 8/8 tests have growth, in which the test with the
highest growth is running 30mXPC (s) with W% = 6.71% and the test has an increase the


lowest growth is running 300mXPC (s) with W% = 1.36%. The growth after the experiment
showed that all 8/8 tests have a statistically significant difference at the threshold probability
P <0.05, comp = 5.45-11.48> t05 = 2.16, average growth rate W% = 3.40 %.
Keywords: exercise, professional fitness, athlete, gifted high school, Nguyen Thi Dinh, HCMC.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Điền kinh là môn thể thao đang rất phát triển ở nước ta nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Nhiều năm qua điền kinh thành phố Hồ Chí Minh gặt hái được
nhiều thành tích đáng tự hào với các VĐV tiêu biểu như: Nguyễn Đình Minh, Trương
Thanh Hằng, Lê Tú Chinh,… Để khơng ngừng nâng cao thành tích mơn điền kinh
trong đó có mơn chạy cự ly ngắn 100m thì cơng tác đào tạo VĐV trẻ chạy 100m cũng
được coi trọng đầu tư, trong nghiên cứu nhiều năm qua thành tích đạt được cịn rất
khiêm tốn. Vì thế để nâng cao thành tích rất cần có các phương pháp huấn luyện, các
phương tiện huấn luyện được sắp xếp hệ thống bài bản và có cơ sở khoa học. Với ý
891


nghĩa đó, nên tơi mạnh dạn nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển
thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên
năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định Tp. Hồ Chí Minh”.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng 04 phương pháp sau: Phương
pháp phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm, toán thống kê.
Khách thể nghiên cứu: 14 nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên
NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh và 25 giáo viên, HLV, chuyên gia.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:


2.1

Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển
ĐK chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. HCM

Nghiên cứu tiến hành theo 03 hệ thống hóa, sơ lược lựa chọn, phỏng vấn hai
lần đảm bảo tính logic và có cơ sở khoa học, từ 68 bài tập nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn 25 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên và các nhà khoa học...có kinh nghiệm
và thâm niên cơng tác. Q trình phỏng vấn được tiến hành 2 lần, mỗi lần cách nhau
một tháng trên cùng một đối tượng phỏng vấn để đảm bảo tin cậy. Kết quả với 25
phiếu phát ra 25 phiếu thu về cả hai lần. Nghiên cứu quy ước chỉ chọn các bài tập có
tỷ lệ % đồng ý đạt từ 80% trở lên ở cả hai lần phỏng vấn, theo quy ước trên đã chọn
được 50 bài tập để đánh giá hiệu quả phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV nam đội
tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP.
Hồ Chí Minh gồm:
Bài tập phát triển sức nhanh gồm 10 bài: Chạy XPC 30m x 3-5 lần x 2 tổ
(nghỉ hồi 2-3 phút); Chạy XPC 60m x 2-3 lần x 2 tổ (nghỉ giữa quãng 2-3 phút); Chạy
tăng tốc 60m x 5 lần (nghỉ giữa quãng 2 – 2,5 phút); Chạy tăng tốc 60m x 5 lần (nghỉ
giữa quãng 2 – 2,5 phút); Chạy XPC 30m x 3 lần x 3 tổ (nghỉ giữa 2 lần 3-4 phút, giữa
tổ 10 phút); Chạy XPC tốc độ tối đa 30 - 60m x 5-7 lần (nghỉ giữa 3 – 6 phút); Chạy
XPC 30 - 40m x 6 -7 lần (nghỉ hồi phục); Chạy xuống dốc có độ nghiêng 3 - 5 độ x
3-5 lần, nghỉ hồi phục; Chạy nâng cao đùi với tần số tối đa 10 - 15m x 3 lần (nghỉ
giữa1.5 - 2 phút); Chạy 100m x 4-6 lần (nghỉ 1- 2 phút); Chạy 200m x 3-4 lần (nghỉ
giữa quãng 3 - 5 phút); Chạy đạp sau 60m x 3 lần (nghỉ giữa quãng 2-3 phút); Chạy
lên dốc 30 - 40m tốc độ tối đa x 3 - 4 lần, nghỉ giữa 2 phút; Chạy nâng cao đùi tại chỗ
nhanh 10s x 3-5 tổ (nghỉ giữa 2 - 3 phút);
Bài tập phát triển sức mạnh gồm 29 bài: Chạy đạp sau nhanh 30 - 50m tốc
độ tối đa x 5 - 7 lần (nghỉ giữa 3 phút); Bật cổ chân trong hố cát tại chỗ: 20 lần x 3 tổ
(nghỉ giữa tổ khoảng 2 phút); Bật xa tại chỗ 10 lần x 3 tổ (nghỉ giữa quãng 1,5 – 2

phút); Bật 3 bước tại chỗ x 6 lần x 3 tổ (nghỉ giữa tổ 3-5 phút); Bật 5 bước tại chỗ x 6
lần x 3 tổ (nghỉ giữa tổ 3-5 phút); Bật 10 bước tại chỗ x 6 lần x 3 tổ (nghỉ giữa tổ 3-5
phút); Bật gối chạm ngực x 10 - 12 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 2 phút; Bật cóc x 6 - 10 lần
x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút; Bật cổ chân 20 lần x 3 tổ (nghỉ giữa tổ 2 – 2,5 phút); Gánh tạ
10 - 30kg bật cổ chân tần số nhanh x 30 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút; Gánh tạ 30kg bật
soạt nhanh x 10 -15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 -3 phút; Bật rào x (3-5) lần x 6 rào (độ cao
80 – 95% tối đa); Bật xoạt nhanh 40x2 tổ (nghỉ giữa quãng 1,5 – 2 phút); Bật cao tách
2 chân 20 - 30 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 – 3 phút; Bật lên xuống bục cao 50cm x 5 - 10
bậc x 5 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 – 3 phút; Lò cò đổi chân 30m – 50 m x 3 lần x 3 tổ
(nghỉ giữa 2 lần 2 - 3 phút, giữa tổ 10 phút; Gánh tạ 10 - 30kg thực hiện động tác nâng
892


cao đùi tại chỗ x 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút; Chạy lên cầu thang (lên tầng 3 - 4) x
2 - 4 lần (chú ý khi đạp sau chân duỗi thẳng hoàn toàn); Gánh tạ 10 - 30kg bật sọt
chân trước sau x 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút; Chạy đạp sau kéo tạ 10kg x 3 lần
(nghỉ giữa quãng 2-3 phút); Chạy kéo phụ trọng (10kg) 30-50m m x 3 - 5 lần x 2 tổ,
nghỉ giữa đi vòng lại; Gánh tạ (95-100%) sức ngồi xuống đứng lên x 1-3 lần x 4 tổ
nghỉ giữa 3 phút; Gánh tạ nữa ngồi 1 chân mỗi chân 4 lần; Gánh tạ 1/2 từ 80 – 90 %
khối lượng tối đa; Gánh tạ nâng cao đùi 30-40 lần x 3 tổ (nghỉ giữa 2- 3 phút); Gánh
tạ bật cổ chân 20 lần x 3 tổ (nghỉ giữa tổ 2-3 phút).
Bài tập phát triển sức bền gồm 11 bài: Chạy lên dốc 30 - 50m tốc độ tối đa x
5 lần, nghỉ giữa 2 phút; Chạy 300m x 1-2 lần (nghỉ giữa quãng 3 - 5phút); Chạy 120
– 150m x 3 lần (nghỉ giữa quãng 3 – 5 phút); Chạy 200m x 3- 5 lần (nghỉ giữa 3 - 5
phút); Chạy 300m (85%) x 2 -3 lần (nghỉ giữa 3 - 5 phút); Chạy 400m x 2 lần (nghỉ
giữa 3 - 5 phút); Chạy việt dã 5km; Chạy việt dã 3km; Chạy biến tốc (100m nhanh,
100m chậm) x 5 vòng sân x 2 – 3 lần; Chạy hỗn hợp 100m, 150m,
200m x 2 - 3
lần x 2 - 3 tổ, nghỉ hồi phục giữa các lần 3- 4 phút giữa các tổ 6 – 8 phút; Gập - duỗi
cơ lưng, bụng: 50 lần x 5 tổ (nghỉ giữa quãng 3-4 phút).

2.2

Xây dựng kế hoạch và ứng dụng tập luyện theo KHHL năm 2020

Nghiên cứu tiến hành phân chia chương trình huấn luyện theo các giai đoạn của
chu kỳ huấn luyện năm như sau:
* Thời kỳ chuẩn bị:
+ Giai đoạn chuẩn bị chung: 19 tuần. 190 giáo án, mỗi giáo án từ 90- 150 phút.
+ Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn: 25 tuần, 250 giáo án, mỗi giáo án từ 90-150 phút.
* Thời kỳ thi đấu:
+ Giai đoạn chuẩn bị thi đấu: 4 tuần, có 40 giáo án mỗi giáo án từ 90 - 150 phút.
Tập những bài tập có tính chất thi đấu.
+ Giai đoạn thi đấu: 2 tuần có 20 giáo án mỗi giáo án từ 90 - 150 phút. Tập
những nội dung thi đấu chính.
+ Giai đoạn chuyển tiếp: có 2 tuần. Sử dụng giáo án tập sức bền chung.
Tổng thời gian cho 52 tuần là 250 giáo án, mỗi giáo án từ 90 -150 phút.
Bảng 1: Kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn năm 2020
Chuẩn bị
Giai đoạn

Thời gian
Số tuần
Số giáo án
tập luyện

Chuyển
tiếp

Thi đấu


17/02/202016/08/2020
25 tuần

Tiền thi
đấu
17/8/2020 13/9/2020
4 tuần

14/09/202027/09/2020
2 tuần

28/911/10/2020
2 tuần

250

40

20

20

CB chung

CBCM

01/10/2019 16/02/2020
19 tuần
190


Thi đấu

893


Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện và tiến trình biểu huấn luyện cho từng giai
đoạn, dưới đây xin giới thiệu các giáo án mẫu cho từng giai đoạn cụ thể như sau:
Giáo án giai đoạn chuẩn bị chung:
Sáng: Khởi động chung khởi động chuyên môn; Chạy nâng cao đùi tại chỗ
nhanh 10s x 3 - 5 tổ Chạy XPC 30m x 3 - 5 lần x 2 tổ; Chạy 100m x 4 - 6 lần.
Chiều: Khởi động chung khởi động chuyên môn; Bật 10 bước không đà x 6 lần
x 3 tổ; Bật cổ chân trong hố cát tại chỗ: 20 lần x 3 tổ Chạy tăng tốc 60m x 5 lần.
Giáo án giai đoạn chuẩn bị chuyên môn:
Sáng: Khởi động chung khởi động chuyên môn; Chạy nâng cao đùi tại chỗ
nhanh 10s x 3 - 5 tổ Chạy XPC 30m x 3 - 5 lần x 2 tổ; Chạy tăng tốc 60m x 5 lần;
Chạy đạp sau nhanh 30 - 50m tốc độ tối đa x 5 - 7 lần; Chạy 100m x 4 - 6 lần; Chạy
200m x 3 - 4 lần (nghỉ giữa quãng 3 - 5 phút).
Chiều: Khởi động chung khởi động chuyên môn; Bật gối chạm ngực x 10 - 12
lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 2 phút; Bật cổ chân trong hố cát tại chỗ: 20 lần x 3 tổ; Chạy
kéo phụ trọng (10kg) 30-50m m x 3 - 5 lần x 2 tổ.
Giáo án giai đoạn chuẩn bị thi đấu và thi đấu:
Sáng phát triển tốc độ: Khởi động chung khởi động chuyên môn, tăng tốc độ
100m; Chạy nâng cao đùi tại chỗ nhanh 10s x 3 - 5 tổ; Chạy XPC 30m x 3 - 5 lần x 1
- 2 tổ; Chạy XPC 60m x 3 - 5 lần; Chạy 150m x 1 - 2 lần.
Chiều phát triển sức mạnh tốc độ: Khởi động chung khởi động chuyên môn,
tăng tốc độ 100m; Bật 3 bước không đà x 6 lần x 1 - 2 tổ; Bật 5 bước không đà x 6 lần
x 1 - 2 tổ; Chạy 100m (80% sức) giảm tốc 5 - 7 lần.
2.3

Để đánh giá hiệu quả ứng dụng thực nghiệm một số bài tập phát triển thể

lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường
THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh

Để đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho
nam VĐV đội tuyển ĐK chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị
Định TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiến hành kiểm tra thành tích các test đánh giá thể
lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu trước và sau thực nghiệm. Dùng cơng thức
nhịp tăng trường, kết quả tính tốn được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Sự tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh
chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

TT
1
2
3
4
5
894

Test
Chạy 30mXPC (s)
Chạy 30mTĐC (s)
Chạy 60XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Bật 3 bước tại chỗ (m)

Trước thực
nghiệm

Sau thực nghiệm


x



x



4.3
4
8.13
238.43
779.71

0.12
0.14
0.15
7
26.51

4.03
3.81
7.92
247.86
815.07

0.23
0.18
0.18

8.08
27.73

W%

t

p

6.71
4.96
2.54
3.87
4.43

6.08
5.87
7.71
9.15
5.45

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05


6
7

8

Chạy 100m XPC(s)
Chạy 200 XPC(s)
Chạy 300 XPC(s)

12.24
26.73
42.1

W %

0.2
0.61
0.82

12.01
26.34
41.54

0.23
0.6
0.87

1.86
1.46
1.36

8.07
8.08

11.48

<0.05
<0.05
<0.05

3.4

Qua bảng 2 cho thấy, sau khi áp dụng bài tập vào thực tế cho thấy tất cả các test
đánh giá thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu đều tăng trưởng cụ thể từng
test như sau:
- Test Chạy 30mXPC (s) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 0.27 giây, nhịp
tăng trưởng trung bình W% = 6.71%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì ttính =
6.08 > t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Chạy 30mTĐC (s) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 0.19 giây, nhịp
tăng trưởng trung bình W% = 4.96%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì ttính =
5.87 > t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Chạy 60mXPC (s) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 0.20 giây, nhịp
tăng trưởng trung bình W% = 2.54%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì ttính =
7.71> t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Bật xa tại chỗ (cm) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 9.43cm, nhịp
tăng trưởng trung bình W% = 3.87%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì ttính =
9.15> t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Bật 3 bước tại chỗ (m) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 35.36 cm,
nhịp tăng trưởng trung bình W% = 4.43%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì
ttính = 5.45 > t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Chạy 100mXPC (s) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 0.23 giây,
nhịp tăng trưởng trung bình W% = 1.86%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì
ttính = 8.07> t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Chạy 200mXPC (s) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 0.39 giây,

nhịp tăng trưởng trung bình W% = 1.46%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì
ttính = 8.08> t05 = 2.16, P<0.05.
- Test Chạy 300mXPC (s) sau thực nghiệm giá trị trung bình tăng 0.57 giây,
nhịp tăng trưởng trung bình W% = 1.36%, sự tăng trưởng trên có ý nghĩa thống kê vì
ttính = 11.48> t05 = 2.16, P<0.05
Như vậy, sau thời gian thực nghiệm tất cả các test đánh giá thể lực chuyên môn
của nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị
Định TP. Hồ Chí Minh đều tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P
< 0.05, ttính = 5.45-11.48> t05= 2.16, nhịp tăng trưởng trung bình W% = 3.40%. Trong
đó, test Chạy 30mXPC (s) có sự tăng trưởng cao nhất W% = 6.71% và test Chạy 300
XPC (s) có sự tăng trưởng thấp nhất W% = 1.36%.
Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chun mơn của nam VĐV
đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định
TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm được trình bày qua biểu đồ 1.

895


Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn nam VĐV đội tuyển ĐK
chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Để khẳng định hiệu quả của các bài tập được lựa chọn đến thành tích các test
đánh giá thể lực chun mơn của nam VĐV đội tuyển ĐK chạy 100m trường THPT
chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm, luận văn tiến
hành tính nhịp độ tăng trưởng trên từng VĐV sau thực nghiệm kết quả được trình bày
tại bảng 3.
Bảng 3: Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên từng nam VĐV đội
tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP. Hồ Chí Minh

TT


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

896

Họ và tên

Đỗ Chí Nguyên
Trương Hoàng Thiện
Nguyễn Mạnh Tuấn
Trương Ng Song Toàn
Nguyễn Hoàng Phúc
Trương Ng Long Tiến
Huỳnh Trọng Phúc
Phạm Hoàng Long
Vũ Đặng Thừa Lương
Lê Trương Tuấn

Nguyễn Văn Lợi
Võ Trần Minh Huy
Ngô Huỳnh Gia Huy
Hứa Thiên Phước
W

Chạy Chạy
30m 30m
XPC TĐC
(s)
(s)
8.78 9.08
10.23 12.82
8.37 3.41
13.10 5.28
13.27 4.80
10.37 6.54
9.45 8.17
4.38 2.31
2.77 2.48
1.61 3.43
1.90 3.89
0.95 3.55
4.29 2.35
4.46 1.40
6.71 4.96

Chạy
60m
XPC

(s)
3.93
2.31
3.60
3.80
1.66
4.38
0.99
2.06
0.50
1.23
3.62
3.33
2.64
1.56
2.54

Test
Bật
Bật 3 Chạy Chạy Chạy
xa tại bươc 100m 200m 300m
W%
chỗ tại chỗ XPC XPC XPC
(cm)
(m)
(s)
(s)
(s)
6.06 3.66 2.33 1.19 1.43 4.56
4.69 0.83 1.18 1.77 1.46 4.41

3.39 2.64 2.34 1.52 1.64 3.36
4.98 1.00 2.31 1.44 1.58 4.19
4.00 5.92 1.77 1.37 1.38 4.27
4.08 8.29 0.58 1.60 0.95 4.60
4.92 6.98 0.98 1.35 0.58 4.18
1.69 1.89 0.97 1.54 1.26 2.01
2.90 3.83 2.41 1.21 0.56 2.08
4.03 2.04 1.14 1.47 1.27 2.03
5.31 4.29 3.14 1.60 2.17 3.24
4.86 3.62 3.28 1.40 1.84 2.85
0.00 5.46 2.51 1.61 1.74 2.57
3.25 11.60 1.10 1.34 1.17 3.24
3.87 4.43 1.86 1.46 1.36 3.40


Số liệu tại bảng 3 cho thấy sau thực nghiệm thành tích tất cả các test đánh giá
thể lực chuyên mơn của các VĐV đều có tăng trưởng, trong đó VĐV Trương Ng Long
Tiến có nhịp tăng trưởng cao nhất W = 4.60 % và VĐV Phạm Hồng Long có nhịp
tăng trưởng thấp nhất W = 2.01%. Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể
lực chun mơn của từng nam VĐV đội tuyển ĐK chạy 100m trường THPT chuyên
NK TDTT Nguyễn Thị Định TP.HCM sau thực nghiệm được so sánh qua biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 2: Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của từng nam VĐV
đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định
TP. Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Qua phân tích trên cho thấy hiệu quả của 50 bài tập được lựa chọn đưa và ứng
dụng đã có tác động tốt đến thành tích các test, từ đó khẳng định các bài tập chúng tơi
đã lựa chọn để tập luyện đều có hiệu quả.
3.


KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu đã lựa chọn được 50 bài tập triển thể lực chuyên môn cho nam
VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị
Định TP. HCM.
2. Nghiên cứu đã xây dựng được kế hoạch tập luyện ứng dụng các bài tập triển
thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m theo kế hoạch huấn
luyện năm 2020, Đồng thời đã đánh giá được hiệu quả của 50 bài tập đã chọn đã có
tác động tốt thể lực chun mơn của nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường
THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định TP.HCM, sau thực nghiệm cả 8/8 test đều
có sự tăng trưởng, trong đó test có sự tăng trưởng cao nhất là chạy 30mXPC (s) với
W% = 6.71% và test có sự tăng trưởng thấp nhất là chạy 300mXPC (s) với W% =
1.36%. Sự tăng trưởng sau thực nghiệm cho thấy cả 8/8 test đều có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, ttính = 5.45-11.48 > t05= 2.16, nhịp tăng
trưởng trung bình W% = 3.40%.
897


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Aulic I.V (1982), “Đánh giá trình độ luyện tập thể thao” (Phạm Ngọc Trân dịch) NXB
TDTT, Hà Nội.

2.

Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, Nguyễn Đại
Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng (2000), “Điền kinh”, NXB TDTT.


3.

Đàm Trung Kiên (2009), "Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
đối với VĐV chạy 100m cấp cao”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà
Nội.

4.

Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo Trình Đo Lường Thể Thao”, NXB TDTT.

5.

Nguyễn Tiên Tiến và cộng sự (2016), “Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
trong TDTT”, nhà xuất bản Quốc gia TP.HCM.

898



×