Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam vđv đua thuyền kayake cự ly 1000m lứa tuổi 16 18 tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 52 trang )

Xem thêm tại: thethaohangngay.net
MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu đựơc trong nền
văn hoá của mỗi dân tộc cũng như trong nền văn minh nhân loài. Sự phát triển
của TDTT nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng có quan hệ mật thiết
tới các nhân tố chính trị – xã hội. Sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như
nhân tố phát triển của con người. Tập luyện TDTT giúp con người phát triển về
thể chất, củng cố nâng cao sức khoẻ, phát triển cân đối và hài hoà về hình thái
cơ thể, đồng thời phát triển các phẩm chất đạo đức, trí sáng tạo, thẩm mỹ, tăng
khả năng làm việc và phục vụ cho lao động và bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm gần đây, nền TDTT Việt Nam đã có những bước phát
triển vượt bặc đặc biệt là thể thao thành tích cao. Nhiều gương mặt đã là nhà vô
địch thế giới, Châu lục, là một trong những quốc gia đứng tốp đầu Đông Nam Á
có thứ hạng ở khu vực và trên thế giới Tiêu biểu ở các môn thể thao như: Thể
hình, Cử tạ, các môn võ, bắn súng, cầu mây Những thành tích đó bước đầu
được sự công nhận và ủng hộ của toàn xã hội.
Đua thuyền Kayake là môn thể thao mới được đưa vào Việt Nam từ tháng
8 năm 1997 lúc đầu chỉ có Hà Nội tổ chức và đào tạo môn này, đến năm 2001 có
một số tỉnh như: Thái Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tây, Thành Phố Hồ Chí
Minh. Đến nay trên toàn quốc đã có 16 tỉnh thành phát triển môn này.
Đua thuyền Kayake tuy là môn thể thao mới nhưng đã nhanh chóng được
uỷ ban TDTT và Sở TDTT Hà Nội đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển với cơ sở
vật chất ngày càng khang trang. Hệ thống đào tạo bài bản, các HLV giàu kinh
nghiệm các chuyên gia nước ngoài phục vụ cho công tác đào tạo VĐV.
Năm 2002 lần đầu tiên môn đua thuyền được tổ chức giải vô địch toàn
quốc nằm trong chương trình Đại Hội TDTT toàn quốc lần thứ 4 và chính thức
được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia.
Tại giải đua thuyền Kayake vô địch toàn quốc nằm trong chương trình
Đại Hội TDTT toàn quốc lần thứ 5. Năm 2006 có 16 tỉnh thành, ngành, trên 200
1
Xem thêm tại: thethaohangngay.net


VĐV dự thi ở 3 cự ly thi đấu 100m - 500m - 200m cho nam và nữ ở các loại
thuyền K1- K2 - K4 - C1- C2 tranh tài ở 24 bộ huy chương diễn ra từ ngày 20
đến 30 - 8 - 2006 tại Hồ Tây, Hà Nội.
Với ưu thế vượt trội về lực lượng vận động viên (VĐV), nhiều VĐV đẳng cấp
của khu vực từng tham gia thi đấu ở các giải Đông Nam Á, Seagames - Châu Á và thế
giới, đoàn Hà Nội đã xuất sắc giành được 10 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ, tiêu biểu như:
Đoàn Thị Cách 5 HCV, Hoàng Hồng Anh 3 HCV. Đoàn Thái Bình đứng vị trí thứ 2
với 4 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ, thứ 3 là đoàn Hải Phòng với 2 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ.
Do đặc thù môn đua thuyền Kayake là môn thể thao hoạt động có chu kỳ
và là nhóm môn đòi hỏi thể lực mang tính chất tốc độ và sức bền tốc độ nên việc
tập luyện kỹ thuật là nền tảng, tập luyện thể lực là then chốt và tâm lý là quan
trọng mới có thể giúp cho VĐV giành được thành tích tốt hơn và giành được thứ
hạng cao hơn trong thi đấu trong nước và quốc tế.
Xuất phát từ thực tế trên và thông qua tham khảo các tài liệu chuyên môn
chúng tôi nhận thấy tuy đua thuyền bước đầu đã có những thành công nhất địng
song cũng rất cần có những nghiên cứu để có thể lựa chọn những bài tập có hiệu
quả nâng cao khả năng sức bền tốc độ, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho
VĐV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ cho
nam VĐV Đua thuyền Kayake cự ly 1000m lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Thái Bình.”
2
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài được xác định là: Dựa trên cơ sở nghiên
cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những bài tập có hiệu quả nhằm nâng cao sức
bền tốc độ cho nam VĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m Thái Bình qua đó có
thể nâng cao được thành tích trong thi đấu.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên đề tài xác định 02 nhiệm vụ
nghiên cứu sau:

Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng vấn đề huấn luyện sức bền tốc độ cho
nam VĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m Thái Bình.
Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền
tốc độ cho nam VĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m ở Thái Bình.
3
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm hoạt động và thi đấu của môn đua thuyền kayake
1.1.1. Đặc điểm hoạt động của môn đua thuyền kayake
Các môn thi đấu đua thuyền rất phong phú, bao gồm nhiều chủng loại
thuyền khác nhau có những tên gọi như: Rowing, Canoe và kayake, mỗi loại
thuyền lại có thiết kế và cách chèo khác. Với thuyền kayake khi đua vận động
viên ở trong khoang thuyền, mặt quay về hướng tiến dùng hai mái chèo quạt
nước (mái chèo không cố định vào thuyền) để chèo cho thuyền lướt về trước.
1.1.2. Đặc điểm thi đấu của môn đua thuyền kayake
Môn đua thuyền kayake phân thành ba loại:
Thuyền 1 người ký hiệu là K-1, thuyền 2 ký hiệu là K-2, thuyền 4 người
ký hiệu là K-4.
Các loại thuyền này đều có các cự ly thi đấu: 200m, 500m, 1000m,
10.000m và marathon.
Ngoài ra còn có những cuộc thi đấu kayake qua thác nước và thác nước có
xoáy, thi đấu bong kayake, thi đấu thuyền du lịch… Các loại môn và cự ly thi
đấu này của kayake đều dùng cho nam và nữ.
1.2. Sức bền tốc độ và vai trò của nó đối với hoạt động đua thuyền kayake
1000m.
1.2.1. Khái niệm về SBTĐ.
Theo các nhà khoa học về lý luận và phương pháp TDTT như Maveep
Novicop (Nga), Điền Mạnh Cửu, Diên Phong (Trung Quốc) thì SBTĐ là năng lực duy
trì tốc độ di chuyển hoặc tốc độ các động tác thi đấu trong thời gian dài. Xong theo

quan điểm như Pharophen (Nga), Dương Tích Nhượng (Trung Quốc) thì SBTĐ là
năng lực chống lại mệt mỏi trong quá trình hoạt động của cơ thể với tốc độ cao.
Tuy vậy xét về bản chất thì các khái niệm đó cũng có tính đồng nhất là chỉ
khi có thể có năng lực chống lại mệt mỏi thì mới có thể duy trì được hoạt động
4
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
tốc độ. Bởi vậy chúng ta cũng nên hiểu quan niệm SBTĐ theo hai phía đó là:
Khả năng chống lại mệt mỏi khi hoạt động tốc độ để duy trì tốc độ di chuyển
hoặc tốc độ động tác trong thời gian dài.
1.2.2. Bản chất của sức bền tốc độ đối với VĐV đua thuyền kayake cự ly
1000m.
Từ quan điểm phân vùng cường độ của Pharophen cũng như các quan
điểm về trao đổi chất của các nhà sinh lý Thể thao hiện đại có thể nhận thấy:
Xét thời gian vận động thì thông thường thời gian thi đấu của cả ba loại
kayake K-1, K-2, K- 4 ở cự ly 1000m thường phải hoạt động căng thẳng trong
thời gian từ 3’20” đến 5’. Vì vậy theo các nhà sinh lý thể thao thì hoạt động này
thuộc vùng cường độ dưới cực đại, nợ oxy có thể lên tới 20 – 22 lít/phút, mạch
đập lên tới 200lần/phút, hàm lượng axitlactic lên tới 200 – 250mmol/l, vì vậy
năng lượng cung cấp cho hoạt động này chủ yếu là hệ cung cấp năng lượng
photphogen và glucophân. Hay nói cách khác là hệ cung cấp năng lượng ưa,
yếm khí hỗn hợp, vì vậy khi phát triển SBTĐ cần phải phát triển cả năng lực
trao đổi chất yếm khí và năng lực trao đổi chất ưa khí cho VĐV.
1.2.3. Vai trò của sức bền tốc độ đối với hoạt động đua thuyền kayake cự ly
1000m.
Như trên đã trình bày đua thuyền là một hoạt động với cường độ lớn trong
thời gian dài. Bởi vậy SBTĐ có vai trò quan trong sau:
Thứ nhất: Giúp cho VĐV nắm vững được kỹ thuật chính xác trong động
tác chèo thuyền. Như chúng ta đã biết yếu lĩnh kỹ thuật động tác chèo thuyền
không phức tạp và đa dạng như kỹ thuật của các môn mang tính kỹ năng như
Thể dục, Nhảy cầu, Bóng chuyền, Bóng đá… Song để đạt được tốc độ cao cần

phải có kỹ thuật chính xác phù hợp với các định luật về vật lý, thuỷ động học,
thuỷ tĩnh học và sinh cơ cơ thể.
Song để thực hiện chính xác hợp lý các động tác kỹ thuật trong chèo
thuyền đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực trong đó có SBTĐ phát triển tốt.
Thứ hai: SBTĐ tốt sẽ giúp cho VĐV duy trì được kỹ thuật chuẩn xác trên
5
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
toàn bộ cự ly. Từ đó có thể tiết kiệm sức, nâng cao hiệu quả và thành tích thi
đấu.
Thứ ba: SBTĐ tốt sẽ giúp cho VĐV thực hiện được chiến thuật “đeo
bám” hoặc bứt phá trong quá trình thi đấu từ ssó dành thế chủ động và đạt được
thành tích xuất sắc trong thi đấu.
Tóm lại: SBTĐ là một trong những tố chất thể lực chuyên môn quan trọng
của VĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m.
1.3. Những yếu tố chi phối SBTĐ của VĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m.
Do hoạt động thi đấu môn đua thuyền kayake cự ly 1000m là hoạt động
ưa yếm khí hỗn hợp bởi vậy SBTĐ của VĐV đua thuyền ở môn thi đấu và cự ly
này chịu sự chi phối bởi các yếu tố chi phối năng lực yếm khí lẫn ưu khí.
1.3.1 Những yếu tố chi phối năng lực yếm khí của VĐV đua thuyền cự ly 1000m.
Các nhà sinh lý thể thao như Hirvonen (Mỹ), Dương Tích Nhượng (Trung
Quốc), Pharophen (Nga)… đều cho rằng khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) phụ
thuộc vào số lượng ATP và CP cũng như tốc độ sử dụng các chất này trong cơ thể
VĐV. Đồng thời các nhà khoa học này còn nhấn mạnh: Trong hoạt động các môn
sức mạnh tốc độ và SBTĐ thì trong một chừng mực nhất định quyết định bởi năng
lực huy động nhanh chóng nguồn năng lượng dựa vào trao đổi chất yếm khí. Quá
trình huấn luyện dẫn tới tăng hàm lượng glucogen trong cơ song chủ yếu là dẫn tới
việc nâng cao năng lực của hệ glucophân yếm khí. Năng lực yếm khí của VĐV còn
bị số lượng sợi cơ màu sáng trong tổ chức có tham gia co duỗi cơ quyết định.
Tóm lại yếu tố chi phối năng lực yếm khí của VĐV vẫn là lượng ATP, CP
tích luỹ trong cơ bắp và năng lực tốc độ sử dụng các chất này, đồng thời phụ

thuộc vào số lượng sợi cơ màu sáng (Actin) tham gia vào hoạt động nhiều hay ít.
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến trình độ năng lực ưa khí của
VĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m.
Theo các nhà sinh lý thể thao thì trình độ năng lực ưu khí của VĐV nói
chung và của VĐV đua thuyền nói riêng được quyết định bởi năng lực của hệ
thống vận chuyển oxy. Mỗi hệ thống nhỏ của hệ thống vận chuyển oxy đều có
6
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
mức độ quan hệ khác nhau với năng lực ưa khí vì VO2max lớn hay nhỏ sẽ ảnh
hưởng hay lớn hay nhỏ tới năng lực ưa khí của VĐV đua thuyền nhất là chỉ số
VO2max tương đối. Cũng theo các nhà sinh lý trên thì dự trữ glucogen trong cơ
tăng lên (khoảng 50 - 60% ) sẽ là yếu tố quan trong quyết định năng lực hoạt
động của hệ thống ưa khí. Bởi lẽ khi VĐV với cường độ khoảng 60 – 70 % mức
oxy tối đa thì có tới 50 – 80% năng lượng được cung cấp là thông số sử dụng
glucogen trong tổ chức cơ bắp còn khi glucogen trong cơ quan cạn kiệt sẽ sử
dụng glucogen trong máu, khi mệt mỏi glucogen trong gan phát huy tác dụng .
Sức bền ưa khí còn quyết định bởi năng lực của hệ thống hô hấp ngoài để
đảm bảo đưa oxy vào trong cơ thể. Vì vậy lượng thông khí phổi, dung tích sống
cũng đóng vai trò quan trọng . Vì hiệu quả hô hấp tăng lên cực đại sẽ kéo theo
sự tăng trưởng của sức bền.
Trình độ năng lực trao đổi chất ưa khí trong chừng mực rất lớn được xác
định bằng các chỉ tiêu động lực học, hay nói cách khác là phụ thuộc bởi dung lượng
tim, tần số mạch đập, các chỉ tiêu này thông qua tập luyện có khoa học sẽ có được
sự
biến đổi rõ rệt như VO2max tăng cao, số mao mạch trong mỗi bó cơ nhiều lên,
số mao mạch xung quanh bó cơ và số mao mạch trong mỗi cm2 tổ chức cơ cũng
đều được tăng lên rõ rệt. Lưọng máu khi bộ phận nào vận động thì hầu hết như
tất cả mao mạch đều phát huy tác dụng từ đó đáp ứng tối đa máu cho vận động.
Trình độ ưa khí của VĐV đua thuyền còn phụ thuộc vào số lượng
Mitochanđria được tăng thêm và hoạt tính men oxy hoá tăng lên hàm lượng Hb

trong máu tăng Myoglobin trong cơ và glucogen trong cơ cũng tăng nhiều lên.
Vì vậy năng lực sử dụng oxy của tế bào được tăng cao, từ đó đảm bảo cho việc
tái hợp thành ATP nguồn năng lượng quan trọng bảo đảm cho các cơ quan vận
động hoạt động cường độ cao.
Trong số rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sức bền ưa khí của Vận động
viên đua thuyền cần đặc biệt chỉ ra là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng các
loại hình sợi cơ. Tập luyện với bài tập căng thẳng có thể tăng gấp đôi năng lực
7
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
trao đổi chất của sợi cơ chậm và sợi cơ nhanh IIA và IIB. Đặc biệt cơ IIA qua huấn
luyện năng lực oxy hoá của nó tăng lên rỗ rệt và có sự biến đổi lớn. Bởi vậy quá
trình huấn luyện sức bền cần chánh làm cho sợi cơ nhanh IIB biến đổi tính chất
thành sợi cơ chậm từ đó ảnh hưởng đến giảm thấp tốc độ của cơ bắp.
Tóm lại: Quá trình sử dụng bài tập để phát triển SBTĐ cho VĐV kayake
1000m cần nắm bắt đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sức bền yếm khí và
sức bền ưa khí của VĐV để khai thác một cách hiệu quả các yếu tố có lợi khắc
phục và tránh gây ra các yếu tố bất lợi từ đó nâng cao hiệu quả các bài tập được
lựa chọn.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 16 – 18.
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện để đạt được hiệu quả tốt thì
người giáo viên và huấn luyện viên nắm chắc đặc điểm về tâm, sinh lý của lứa
tuổi, từ đó mà áp dụng các phương pháp và các phương tiện tập luyện sao cho
phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ đó cũng là một
trong các nhân tố quan trọng để tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người.
Vì nói đến bài tập thể chất là nói đến lượng vận động mà lượng vận động bao
gồm cường độ và khối lượng sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể người tập, muốn có
thành tích thì lượng vận động là mấu chốt của việc nâng cao thành tích cho nên
việc hiểu và nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là điều kiện không thể thiếu
được. Bởi vì cơ thể con người là một khối thống nhất hoàn chỉnh, bất cứ một sự
tác động nào cũng gây nên sự biến đổi trong cơ thể cho nên để xác định mức độ

vừa sức với người tập. Lượng vận động vừa sức là lượng vận động không rễ quá
mà cũng không khó quá nhưng người tập phải có sự khắc phục ý chí để hoàn
thành bài tập thì đó mới là lượng vận động vừa sức, để biết được lượng vận
động phù hợp với các đặc điểm trên hay không thì thường xuyên phải có sự
kiểm tra y học và kiểm tra sức khoẻ của các bác sỹ trên cơ sở đó mà điều chỉnh
các phương pháp tập luyện sao cho phù hợp mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ
của người tập.
8
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 – 18.
Đây là tuổi phát triển đầy đủ nhất về chức năng tâm lý. Các em đã tỏ ra là
người lớn thực sự và đòi hỏi mọi xung quanh phải tôn trọng mạnh, đã có sự
nhận thức nhất định, các em muốn hiểu biết nhiều, thích công việc có hoài bão
lớn. Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế lớn hơn quá trình ức chế lên các em
tiếp thu cái mới nhanh hơn, nhưng lại chóng chán, hơn nữa các em dễ bị môI
trường xung quanh tác động tạo nên sự tự đánh giá cao về khả năng dù chỉ là
thất bại tạm thời cũng làm cho các em tự ty, điều đó không tốt cho quá trình
huấn luyện tập TDTT vì vậy khi tiến hành công việc gì đó cần uốn nắn nhắc
nhở, đảm bảo định hướng và động viên giúp đỡ các em luyện tập tốt.
- Sự phát triển trí tuệ của các em mang tính chất nhạy bén và phát triển
đến trình độ tương đối cao, tuổi này cũng là tuổi hình thành thế giới quan tự ý
thức, hình thành tính cách hướng về tương lai, đây cũng là những nét nổi bật của
các em. Chúng đang có khát vọng tiến về phía trước đấu tranh cho một ngày mai
tươI sáng hơn, các em ở lứa tuổi này có một đời sống tình cảm phong phú và sâu
sắc hơn tất cả các lứa tuổi trước , tình cảm rộng lớn hơn, có cơ sở lý tưỏng vững
chắc, nhạy cảm về đạo đức, họ phát hiện rất nhanh sự dối trá, bất công. Ngược
lại, họ rất công bằng và trung thực, các phẩm chất, tính kiên quyết, quả cảm là
một nét tiêu biểu của tính cách thanh niên, nó gắn liền với tính độc lập, nhờ đó
mà các em có thái độ dứt khoát trong hành động, tăng sự nỗ lực ý chí để vượt
qua mọi khó khăn.

- Tư duy của các em tỏ ra nhất quán và chặt chẽ, họ biết xoáy vào những
mối quan hệ bản chất bên trong, họ phân biệt được giữa bản chất và hiện tượng,
tư duy trở nên sâu sắc nhờ sự khái quát, trừu tượng hoá phát triển cao.
- Tưởng tượng của chúng phát triển mạnh mẽ. Biểu tượng, tưởng tượng
của các em mang tính sáng tạo và khoáng đạt nhưng lại gắn liền với hiện thực,
đó là cơ sở cho những hoạt động sáng tạo của thanh niên. Thanh niên không sợ
khó khăn trở ngại, ngược lại nó còn lôi cuốn họ, thôi thúc họ lập chiến công.
- Sự phát triển ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
9
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
của các em trong giai đoạn này. Đặc điểm quan trọng là sự tự ý thức của lứa tuổi
này nó xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, hoạt động, mối quan hệ với thế giới
xung quanh buộc các em phải ý thức được nhân cách của mình. Các em không
chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được vị trí
trong xã hội tương lai. Các em có được phẩm chất nhân cách bộc lộ trong lao
động, biết yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm lòng tự trọng, ý chí cao biết khắc
phục những khó khăn để đạt được mục đích của mình đã định, đây chính là đặc
điểm thuận lợi cho các HLV rèn luyện các rố chất thể lực.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16 – 18.
a) Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi 16 – 18 hệ thần kinh của các em đang ở thời
kỳ hoàn thiện. Khả năng tư duy phân tích đang chuyển mạnh mẽ từ tư duy trừu
tượng sang tư duy lôgic từ đó giúp cho các em trong tập luyện có óc tư duy sáng
tạo. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp cho các em hoàn thiện kỹ thuật và thể
lực. Do sự hoạt động mạnh mẽ của các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, tuyến
thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục nên làm cho hệ thần kinh hưng phấn vẫn
chiếm ưu thế, tuy vậy tính thăng bằng giữa các quá trình hưng phấn và ức chế đã
cân bằng hơn. Kết hợp với sự hình thành ý thức nên các em đã có thể tập chung
chú ý cao hơn song nếu tập luyện đơn điệu, thời gian lại kéo dài thì sẽ gây nên
sự phân tán chú ý và hiệu quả tập luyện không cao.
Đến lứa tuổi 16 – 18 kích thước và trọng lượng não của các em nhìn

chung đã đạt xấp xỉ trình độ của người trưởng thành.
b) Hệ vận động
- Hệ xương: Ở lứa tuổi 16 - 18 đối với nam thì hệ xương vẫn còn phát
triển về chiều dài, đồng thời quá trình cốt hoá diễn ra nhanh chóng làm cho các
em về chiều cao hàng năm vẫn có thể tăng lên từ 4 - 6 cm, xương cứng hơn và
có thể tập luyện các bài tập có sức nặng, cường độ như người trưởng thành.
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này bắt đầu phát triển nhanh về chiều ngang. Các
nhóm cơ nhỏ cũng bắt đầu phát triển đầy đủ. Vì vậy các em có thể nắm bắt được
các kỹ thuật có độ khó và đọ chính xác cao. Đây cũng là thời kỳ chức năng sinh
10
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
lý của các cơ quan tuần hoàn hô hấp phát triển nhanh chóng.
- Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện trọng lượng
tim đạt mức của người trưởng thành, cơ tom khoẻ, buồng tim rộng, làm cho
cung lượng tim đạt mức độ cao. Vì vậy tần số nhịp tim của các em ở tuổi 18
giảm xuống chỉ còn 60 – 66 l /ph, huyết áp tâm thu đạt mức 100 – 110 mmhg
còn huyết áp tâm truơng đạt 70 – 80 mmhg. Thành mạch dày hơn, số lượng mao
mạch tăng lên làm cho việc trao đổi chất cung cấp năng lượng đạt hiệu suất cao.
- Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi 16 – 18 hệ hô hấp đã phát triển gần hoàn thiện, cơ
hô hấp phát triển mạnh, khoang ngực lớn làm cho dung tích sống đã đạt mức độ
của người trưởng thành (khoảng 3,2 đến 3,8 lít), vì vậy tần số hô hấp giảm thấp
chỉ còn ở mức 17 – 18 l/ph khi yên tĩnh.
Nói tóm lại đây là giai đoạn phát triển các cơ quan cơ thể nhanh chóng và gần
đạt mức hoàn thiện. Vì vậy cũng là giai đoạn có đủ điều kiện để VĐV nắm vững kỹ
thuật và hoàn thiện thể lực đã đạt được thành tích cao trong môn đua thuyền.
CHƯƠNG 2
11
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết 02 nhiệm vụ nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo.
Thông qua đọc và phân tích tài liệu tham khảo có thể xác định các cơ sở
lý luận của đề tài như: Các khái niệm, quan điểm huấn luyện sức bền tốc độ
cũng như các nguyên tắc phương pháp phát triển sức bền tốc độ cho VĐV các
môn có chu kỳ nói chung và môn đua thuyền kayake nói riêng. Có được những
kiến thức cần thiết cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và hoàn chỉnh
luận văn.
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Thông qua quan sát thực tiễn quá trình giảng dạy, huấn luyện cho VĐV
đua thuyền của Thái Bình, có thể xác định được thực trạng hiệu quả huấn luyện
sức bền, các bài tập sử dụng trong huấn luyện, những diễn biến phát triển sức
bền tốc độ của VĐV làm cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn bài tập của đề tài.
Mặt khác trong đề tài này chúng tôi còn dùng phương pháp quan sát sư phạm để
góp phần đánh giá các kết quả thực nghiệm.
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn.
Thông qua phỏng vấn có thể tranh thủ chất xám và kinh nghiệm của các
nhà khoa học, các HLV môn đua thuyền về các vấn đề chuyên môn, giúp cho
việc đưa ra các nhận xét, đánh giá và đưa ra trong việc lựa chọn các bài tập
nhằm nâng cao trình độ phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV kayake cự ly
1000m ở lứa tuổi 16 - 18 Thái Bình tăng thêm tính khách quan và độ tin cậy.
Trong đề tài này chúng tôI sử dụng phương pháp phỏng vấn giám tiếp
bằng phiếu hỏi. Đối tượng gồm 22 nhà khoa học, giáo viên và HLV có trình độ
từ cử nhân trở lên.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
12
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Phương pháp kiểm tra sư phạm trong đề tài này được sử dụng để kiểm tra
đánh giá thực trạng sức bền tốc độ cũng như kiểm tra các nội dung để phân

nhóm trước thực nghiệm và kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sau khi lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ chon am VĐV đua
thuyền lứa tuổi 16 – 18 tuổi. Đề tài đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để
đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn để khẳng định tính chính xác. Phương
pháp sử dụng là so sánh hai số trung bình quan sát với đối tượng gồm 22 VĐV
nam lứa tuổi 16 – 18 Thái Bình. Thời gian thực nghiệm 03 tháng từ tháng
7/2010 đến tháng 10/2010 tại câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây – Hà Nội.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Các số liệu thu thập được qua kiểm tra sư phạm được đề tài xử lý bằng
phương pháp toán học thống kê.
Các công thức toán được sử dụng gồm:
1. Số trung bình quan sát:
Trong đó:
là số trung bình, Σ ký hiệu tổng.
x
i
là giá trị các mẫu riêng biệt
n là kích thước tập hợp mẫu
2. Phương sai chung
Do tập hợp mẫu n <30 vì vậy chúng tôi sử dụng công thức tính phương
sai
3. Tính t quan sát
13
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Trong đó:
t là giá trị của test
là số trung bình của tập hợp mẫu nhóm A.
là số trung bình của tập hợp mẫu nhóm B.
phương sai chung

n
A
kích thước tập hợp mẫu nhóm A
n
B
kích thước tập hợp mẫu nhóm B
4. Độ lệch chuẩn
5. Công thức đánh giá sức bền yếm khí qua test rufier.
2.2. Tổ chức thực nghiệm.
2.2.1. Thời gian thực nghiệm:
Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2011 và được
chia làm 3 giai đoạn.
` Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2010.
Đọc tham khảo tài liệu, lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài, xây dựng và
bảo vệ đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học nhà trường.
Giai đoạn 2: Từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2010.
Giai đoạn này chủ yếu tiến hành đọc tham khảo tài liệu, quan sát, phỏng
vấn thu thập số liệu, lựa chọn bài tập và tiến hành thực nghiệm.
Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011.
Giai đoạn này chủ yếu tiến hành xử lý số liệu viết và hoàn chỉnh luận văn,
vẽ biểu bảng và báo cáo trước hội đồng khoa học nhà trường.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu.
14
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
22 nam VĐV đua thuyền kayake lứa tuổi 16 – 18 của Thái Bình.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn – Bắc Ninh,
- Câu lạc bộ đua thuyền Hà Nội.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

15
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
3.1. Thực trạng vấn đề huấn luyện SBTĐ cho nữ VĐV đua thuyền
kayake Thái Bình lứa tuổi 16-18 Thái Bình.
Để đánh giá thực trạng huấn luyện SBTĐ cho nữ VĐV đua thuyền kayake
lứa tuổi 16-18 Thái Bình trước hết chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua
việc đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến việc huấn luyện, giảng dạy SBTĐ
cho nữ VĐV đua thuyền kayake lứa tuổi 16-18 Thái Bình.Kết hợp với việc tham
gia quan sát các buổi tập SBTĐ của các VĐV đua thuyền tại các trung tâm đào
tạo và cơ sở huấn luyện trên toàn quốc. Chúng tôi nhận thấy thực trạng sử dụng
các bài tập phát triển SBTĐ như sau:Tổng thời gian dành cho huấn luyện phát
triển sức bền tốc độ là 68 giờ trên tổng số 428 giờ chiếm tỷ lệ 14,10% trong đó
được phân chia cụ thể như sau:
Tập sức bền ưa khí chung trên cạn 16 giờ chiếm tỷ lệ 23,52%
Tập sức bền tốc độ trên cạn 4 giờ chiếm tỷ lệ 5,88%
Tập sức bền ưa khí dưới nước 24 giờ chiếm 35,29%
Tập sức bền yếm khí dưới nước 12 giờ chiếm tỷ lệ 17,64%
Tập sức bền ưa yếm khí hỗn hợp 12 giờ chiếm tỷ lệ 17,64%
Mục đích huấn luyện sức bền tốc độ là: Nâng cao trình độ sức bền ưa yếm
khí hỗn hợp để duy trì được tốc độ cao ở nửa cuối cự ly thi đấu.
Tố chất SBTĐ là một tố chất thể lực rất quan trọng của tập luyện và thi
đấu môn đua thuyền kayake. Vì nhờ đó VĐV giải quyết được hoàn hảo các hoạt
động kỹ, chiến thuật tới cuối cuộc thi giúp VĐV vượt qua được khối lượng lớn,
đồng thời là một yếu tố tạo nên thắng lợi trong thi đấu.
Yêu cầu: Quá trình tập luyện các VĐV phải thực hiện đầy đủ và có chất
lượng các bài tập để giảm bớt chênh lệch thành tích bình quân trên cả cự ly với
tốc độ tối đa 100m (từ 1”5 đến 2” trong 1 năm).
Qua các nội dung cơ bản về huấn luyện thể lực trong chương trình huấn
luyện của đội đua thuyền kayake Thái Bình cho thấy: Các nội dung tập luyện đã
phù hợp mục đích, yêu cầu của giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu,

đồng thời đã tuân thủ được các nguyên tắc hợp lý và nâng dần trong huấn luyện,
16
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
song qua đó cũng thể hiện có một số tồn tại sau:
- Chưa xác định được rõ rệt tổng khối lượng tập luyện sức bền tốc độ
trong mỗi tuần, mỗi tháng.
- Chưa xác định được tỷ lệ % giữa các khối lượng ở các vùng cường độ
khác nhau.
- Chưa nêu rõ trọng điểm cho việc ứng dụng vùng cường độ nào.
- Chưa đề xuất và ứng dụng các phương pháp huấn luyện trong điều kiện
đặc biệt (nín thở hoặc hạn chế thở).
Để làm rõ hơn thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền tốc độ
cho nam VĐV Thái Bình chúng tôi đã tiến hành hệ thống từ thực tế huấn luyện
và đưa ra phỏng vấn các HLV, giáo viên đua thuyền của Thái Bình phát triển
VĐV nam 16-18 tuổi ở các cự ly 1000m. Số phiếu phát ra 16, số phiếu thu về
11, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn mức độ sử dụng bài tập (n=13)
T Mức độ sử dụng Thường
Ít sử dụng Không
17
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
T
Bài tập
xuyên
sử dụng
n % n % n %
1
Chạy 1500m 4 36,36 6 54,54 1 9,09
2
Chạy tốc độ cao 8-10 x 60m 3 27,27 3 27,27 5 45,45

3
Chạy tốc độ cao 6-8 x 100m 7 63,63 3 27,27 1 9,09
4
Chèo thuyền trên mô hình 6 x3 phút 9 81,81 2 18,18 0 0
5
Kéo dây cao su 4 x 3 phút 7 63,63 3 27,27 1 9,09
6
Kéo tạ ròng rọc 15kg 3 27,27 5
45,45
3 27,27
7
Bài tập liên hoàn trạm 6 54,54 5 45,45 0 0
8
Bài tập với bóng rổ 2 18,18 3 27,27 6 54,54
9
Bài tập trò chơi 10 90,90 1 9,09 0 0
10
Chèo thuyền chở vật nặng
400m(10kg)
10 90,90 1 9,09 0 0
11
Chèo thuyền kéo vật cản 4 x 200m 8 72,72 3 27,27 0 0
12
Chèo thuyền 4 - 6 x 200m 11 100 0 0 0 0
13
Chèo thuyền 4 - 6 x 400m 5 45,45 4 36.36 2 18,18
14
Chèo thuyền 3 - 4 x 800m 7 63,63 27,27 1 9,09
17
Chèo thuyền 2000m bấm giờ 9 81,81 2 18,18 0 0

Kết quả bảng 3.1 cho thấy với số lượng 17 bài tập mà đề tài quan sát
thống kê và đưa ra phỏng vấn thì còn thiếu nhiều bài tập chuyên môn có thể phát
triển rất tốt sức bền tốc độ. Mặt khác có rất nhiều bài tập ít hoặc không được các
HLV sử dụng trong huấn luyện. Nguyên nhân có thể do điều kiện tập luyện, có
thể do không biết hoặc chưa thấy hết tác dụng của chúng.
18
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Một số bài tập mô hình thi đấu, bài tập vòng tròn trên cạn, bài tập chèo
ngược dòng nước chảy, bài tập chèo thuyền hạn chế số lần hít thở còn chưa
được sử dụng.
Chính sự thiếu đa dạng bài tập huấn luyện cũng như chưa mạnh dạn ứng
dụng các phương pháp tập luyện mới mà ảnh hưởng làm hạn chế nhất định tới
sự phát triển sức bền tốc độ của VĐV. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã kiểm
tra thực trạng trình độ phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV đua thuyền
kayake lứa tuổi 16-18Thái Bình
Kết quả kiểm tra trên 22 nam VĐV trong đó có 8 VĐV 16 tuổi, 8 VĐV
17 tuổi và 6 VĐV 18 tuổi theo các nội dung quy định của câu lạc bộ đua thuyền
Hà Nội về tốc độ dự trữ và phân loại trình độ sức bền tốc độ theo tiêu chuẩn
đánh giá so sánh thành tích ở 500m đầu và 500m cuối của VĐV với chênh lệch
15” - 20” là loại A (tốt) 21” - 25” là loại B (trung bình) từ 36” trở lên là loại C
(kém).
Kết quả kiểm tra được trình bày tại bảng 3.2.
19
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Bảng 3.2. Thực trạng tính phát triển sức bền tốc độ của namVĐV đua
thuyền kayake cự ly 1000m lứa tuổi 16-18 Thái Bình
SốTT Lứa tuổi
Vmax
(m/s)
Vtb

(m/s)
V
dự trữ
(m/s)
Phân loại trình độ
A % B % C %
1
VĐV tuổi
16 (n=8)
5,52±
0,75
3,34±
0,72
2,18±
0,50
1 12,5 5 62,5 2 25,0
2
VĐV tuổi
17 (n=8)
5,58±
0,80
3,42±
0,55
2,16±
0,31
2 25,0 4
50,
0
2 25,0
3

VĐV tuổi
18 (n=6)
5,67±
0,35
3,55±
0,32
2,12±
0,24
2 33,3 3
50,
0
1 16,7
Kết quả bảng 3.2 cho thấy tốc độ dự trữ giữa các lứa tuổi chưa thực sự có
sự khác biệt rõ rệt (2,18; 2,16 và 2,12m/s).
Tỷ lệ VĐV đạt loại A ở các lứa tuổi còn thấp mới chỉ đạt 12,5 đến 33,3%,
trong khi đó đạt loại yếu kém cũng còn tỷ lệ khá cao từ 16,7% đến 25,0%.
Từ các kết quả kiểm tra trình bày ở trên có thể rút ra các kết luận sau:
Trình độ phát triển sức bền tốc độ của nam VĐV đua thuyền kayake cự ly
1000m lứa tuổi 16-18 của Thái Bình nhìn chung mới đạt ở mức trung bình. Tốc
độ dự trữ của các nhóm tuổi chênh nhau không nhiều, trong đó tỷ lệ VĐV có
trình độ yếu, kém còn chiếm tỷ lệ khá cao (16,7% đến 25,0%). Một trong những
nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là việc sử dụng các bài tập phát triển sức
bền tốc độ còn chưa đa dạng phong phú. Đặc biệt các bài tập ứng dụng các
phương pháp huấn luyện tiên tiến như phương pháp tập luyện theo mô hình thi
đấu, bài tập vòng tròn, bài tập bơi ngược dòng còn sử dụng quá ít.
Để có thể nâng cao trình độ sức bền tốc độ cho VĐV đua thuyền kayake
cự ly 1000m cần phải lựa chọn ứng dụng nhiều hơn các loại bài tập có phương
pháp tiên tiến này.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển sức
20

Xem thêm tại: thethaohangngay.net
bền tốc độ cho namVĐV đua thuyền kayake cự ly 1000m lứa tuổi 16-18
3.2.1. Lựa chọn bài tập.
Để có thể lựa chọn được các bài tập có hiệu quả phát triển sức bền tốc độ
cho VĐV đua thuyền kayake 16-18 tuổi Thái Bình chúng tôi tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Xác định căn cứ lựa chọn bài tập.
Để có thể có cơ sở cho việc lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho
nam VĐV đua thuyền kayake Thái Bình chúng tôi đã tham khảo các tài liệu
chuyên môn tìm hiểu các cơ sở lý luận kết hợp tìm hiểu tình hình thực tế qua
quan sát và phỏng vấn từ đó bước đầu xác định được 5 căn cứ lứa tuổi bài tập
như sau:
1. Căn cứ vào đặc điểm trao đổi năng lượng của môn đua thuyền kayake
cự ly 1000m.
2. Căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu phát triển sức bền tốc độ của nam
VĐV đua thuyền kayake lứa tuổi 16-18
3. Căn cứ vào thực trạng trình độ phát triển sức bền tốc độ phát triển sức
bền tốc độ của nam VĐV đua thuyền 16-18 tuổi Thái Bình
4. Căn cứ vào các nguyên tắc huấn luyện (nguyên tắc hợp lý, nguyên tắc
nâng dần, nguyên tắc đối đãi cá biệt, nguyên tắc hệ thống ).
5. Căn cứ vào điều kiện tổ chức huấn luyện của Thái Bình (dụng cụ tập
luyện, sân bãi tập luyện ).
Để khẳng định tính xác thực của các căn cứ trên chúng tôi đã tiến hành
phỏng vấn của 18 chuyên gia gồm các nhà khoa học, các giáo viên, HLV, đua
thuyền của trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Sở TDTT Hà Nội.
Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập (n = 18)
21
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
TT

Kết quả
Căn cứ
n Tỷ lệ %
1 Căn cứ vào đặc điểm trao đổi năng lượng của môn
đua thuyền kayake cự ly 1000m
18 100.00
2 Căn cứ vào nhiệm vụ và yêu cầu phát triển SBTĐ
của nam VĐV
17 94,44
3 Căn cứ vào thực trạng trình độ phát triển SBTĐ của
namVĐV
17 94,44
4 Căn cứ vào các nguyên tắc huấn luyện 18 100.00
5 Căn cứ vào điều kiện tổ chức huấn luyện của câu
lạc bộ
17 94,44
Kết quả của bảng 3.3 cho thấy cả 5 căn cứ lựa chọn bài tập phát triển sức
bền tốc độ cho nam VĐV đua thuyền kayake mà chúng tôi đề xuất đều được có
số phiếu tán thành từ 94,44% đến 100% bởi vậy chúng tôi sử dụng các căn cứ
này làm cơ sở cho việc lựa chọn bài tập.
Bước 2: Tổng hợp các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV đua
thuyền kayake.
Thông qua đọc và tham khảo các tài liệu chuyên môn, các tài liệu của
chuyên gia đua thuyền Trung Quốc và quan sát trực tiếp các giờ tập luyện của
các VĐV đua thuyền kayake Thái Bình chúng tôi đã thống kê các bài tập có thể
sử dụng để phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV đua thuyền, chúng tôi đã
tổng hợp được 20 bài tập sau:
A. Nhóm bài tập phát triển sức bền bằng các môn phụ:
Bài tập 1: Bài tập chạy 1500m
Mục đích: Phát triển sức bền ưa, yếm khí

Cách tiến hành: Tập vào thời kỳ đầu giai đoạn huấn luyện mỗi tuần tập 1 - 2
lần.
Yêu cầu: Chạy 70 – 80% tốc độ tối đa. Nghỉ giữa 5 – 7 phút
Bài tập 2: Bài tập thi đấu bóng rổ, bóng ném, bóng đá sân nhỏ với chiến
22
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
thuật tấn công nhanh.
Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí.
Cách tiến hành: Phân chia 2 đội thi đấu 2 hiệp mỗi hiệp 15 phút nghỉ giữa
2 hiệp 5 phút tuần tập 1-2 lần.
Bài tập 3:Baì tập chạy trên bãi cát hoặc chạy lên xuông dốc.
Mục đích: Phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp.
Cách thực hiện: Dốc có chiều dài tư 10-15m có độ dốc khoảng 15-25
độ.Mỗi buổi tập lặp lại 3 tổ mỗi tổ 3đến 5 phút nghỉ giữa 5phút,cuờng độ 90-
95%.(mạch 150-190 l/phút).
Bài tập 4: Bài tập chạy biến tốc.
100 nhanh – 100 chậm x 3 - 4 tổ
Mục đích: Phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp
Yêu cầu: Với 100m nhanh chạy khoảng 95% tốc độ tối đa.Với 100m
chậm chạy nâng cao trong tâm, hít thở sâu, thời gian nghỉ giữa các tổ là 6 – 8
phút
Bài tập 5: Bài tập chạy lặp lại cự ly ngắn .
Chạy (400 – 300 – 200) x 2 tổ
Mục đích: Phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp.
Yêu cầu: Chạy 70 – 75% tốc độ tối đa, nghỉ giữa các lần là 5 – 6 phút,
nghỉ giữa các tổ là 6 – 8 phút.
Bài tập 6: Bài tập vòng tròn 8 trạm x 6 tổ
Mục đích: Phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp.
Cách thực hiện: Một tuần tập 1-2 lần bài tập vòng tròn với các trạm.
Nằm ghế kéo tạ 30lần / 20kg, nằm ghế đẩy tạ 30lần / 20kg, kéo tạ dòng

dọc 20lần / 15kg, ke bụng thang gióng 15l, nằm sấp chống đẩy 10lần, bật nhảy
20lần, xà đơn 10 lần, xà kép 10lần.
Yêu cầu: Làm liên tục, nghỉ giữa các tổ 2 phút
Bài tập 7: Kéo chèo buộc chun trên cạn 5 tổ x 2’
Mục đích: Phát triển sức bên ưa, yếm khí hỗn hợp.
23
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Cách thực hiện: Người thực hiện buộc chun vào 2 bên cán chèo gần với
tay nắm chèo. Một đầu cố định đây chun ở phía trước, thân người thẳng hơi đổ
về trước khoảng 10 độ , 2 chân đứng rộng gần bằng vai ,mắt nhìn thẳng về phía
trước. Khi có tín hiệu thực hiên dùng lực của cổ tay xoay người quạt mái chèo
theo hình chữ V ngược liên tục sang 2 bên cho đến khi có tín hiệu dừng lại .
Yêu cầu: Chèo liên tục tần số 90 l/p nghỉ giữa tổ 3’
Bài tập 8: Bơi lặp lại cự ly 200 - 800m theo 3 dạng bài tập sau.
4 x 200m, 3 x 400m, 2 x 800m
Mục đích: Phát triển sức bền ưa,yếm khí
Bài tập 9: Bài tập bơi biến tốc cự ly 800-1500m
Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí
Yêu cầu: 50m nhanh 90 – 95% sức 50m chậm 65 -70% sức.
Bài tập 10: Bài tập bơi nghỉ giữa quãng các cự ly ngắn theo 3 dạng.
a) 6-8 x 100m cường độ 85 - 90% nghỉ giữa 1 phút 30 - 2 phút
b) 6 - 8 x 50m cường độ 90 - 95% nghỉ giữa 30 - 45 giây
c) 2 - 4 x 200m cường độ 85 - 90% nghỉ giữa 2 - 3 phút.
B. Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ bằng môn chính.
Bài tập 11: Bài tập kéo dài cự ly chèo thuyền trong thời gian cố định 10
đến 15 phút
Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí.
Cách thực hiện: Cố định mỗi lần tập chèo thuyền trong 15 phút
Một tuần 2 buổi song cứ buổi sau lại bơi tăng hơn buổi trước được cự ly
(30 - 50m).

Yêu cầu: Cường độ khoảng 90 - 95%.
Bài tập 12: Bài tập chèo thuyền tăng dần thời gian bơi nhanh, cố định thời
gian bơi châm.
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ.
Cách thực hiện: 30’ nhanh 1’ chậm, 1’ nhanh 1’ chậm, 1’30” nhanh 1’
chậm, 2’ nhanh 1’ chậm, 2’30” nhanh 1’ chậm .
24
Xem thêm tại: thethaohangngay.net
Yêu cầu: Thời gian bơi nhanh cường độ 90 – 95%. 1 phút chậm cường độ
60%. Thực hiện lặp lại 3 tổ nghỉ giữa các tổ 5 phút.
Bài tập 13: Bài tập chèo thuyền biến tốc cố định thời gian bơi nhanh giảm
dần thời gian bơi chậm.
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ.
Cách thực hiện: 1’ nhanh – 1’ chậm – 1’ nhanh – 45” chậm – 1’ nhanh –
30” chậm – 1’ nhanh – 15” chậm rồi lại lặp lại từ đầu 2 lần.
Yêu cầu: 1’ nhanh cường độ tối đa 95 - 98%, thời gian bơi chậm 60% lực
chú ý kỹ thuật.
Bài tập 14: Bài tập chèo thuyền nghỉ giữa quãng gói gọn.
Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ
Cách thực hiện: Có thể thực hiện vừa bơi thuyền vừa nghỉ, gói gọn ở các
cự ly như sau:
(10 x 100m) x 2 cứ mỗi 100m dừng 1 phút 30giây vừa bơi vừa nghỉ.
(6 - 8 x 200) x 2 cứ mỗi 200m dừng 2 phút 30 giây
(4 - 6 x 300m) x 2 cứ mỗi 300m dừng 3phút 30 giây
(2 - 4 x 400m) x 2 cứ mỗi 400m dừng 4 phút 10 giây
Yêu cầu: Thực hiện theo tín hiệu của HLV.
Bài tập 15: Bài tập chèo thuyền nghỉ giữa quãng theo kiểu bậc thang.
Mục đích: Phát triển sức bền tôc độ
Cách thực hiện theo phương án sau:
100m - 150m - 200m - 250m - 300m - 250m - 200m - 150m - 100m.

Cường độ 95 - 98%. Thời gian nghỉ giữa lần lượt là 1 phút, 1 phút 30”, 2
phút, 2 phút 30”, 3 phút, 2 phút 30”, 2 phút, 1 phút 30”, 1 phút.
Yêu cầu: Thực hiện tốt cường độ và mật độ bài tập. Thời gian nghỉ giữa
bơi nhẹ nhàng khoảng 55 – 60% lực chú ý kỹ thuật.
Bài tập 16: Bài tập chèo thuyền ngược xuôi trên dòng nước chảy.
Mục đích: Phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp.
Cách thực hiện: Chọn thời điểm dòng nước chảy có tốc độ dưới 2m/s
25

×