Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát bóng cao tay đối với môn Bóng chuyền hơi của sinh viên nữ trường Đại học Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.2 KB, 4 trang )

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH
PHÁT BĨNG CAO TAY ĐỐI VỚI MƠN BĨNG CHUYỀN HƠI
CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ThS. Nguyễn Toàn Năng
Trường Đại học Trà Vinh
TÓM TẮT
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, bài viết đã cung cấp thông tin về thực trạng
và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát bóng cao tay đối với mơn bóng chuyền
hơi của sinh viên nữ trường Đại học Trà Vinh, trong học phần giáo dục thể chất. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở để xây dựng các bài tập nhằm nâng cao thành tích phát bóng cao tay cho
sinh viên nữ tại Trường Đại học Trà Vinh.
Từ khóa: Nhân tố, bóng chuyền hơi, Trường Đại học Trà Vinh.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bóng chuyền hơi là một môn thể thao mới du nhập vào nước ta 10 năm trở lại
đây. Tuy khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bóng chuyền hơi là gì? và
luật chơi của nó như thế nào. Bóng chuyền hơi dễ chơi và luật bóng chuyền hơi đơn
giản hơn so với luật bóng chuyền da. Cơng cụ để có thể chơi bóng chuyền hơi bao
gồm bóng, lưới và cột lưới như trong mơn bóng chuyền da. Tuy nhiên, kích thước của
nó sẽ khác. Mơn bóng chuyền hơi khơng địi hỏi nhiều về thể lực, sức mạnh hay tốc
độ vì thế rất thích hợp cho mọi lứa tuổi. Người chơi mơn thể thao này không cần phải
thực hiện các động tác kĩ thuật khó. Các động tác trong mơn bóng chuyền hơi gần
giống như mơn bóng chuyền da nhưng nhẹ nhàng tạo cho người chơi được sự uyển
chuyển, linh hoạt hơn. Vì thế, đây được xem là một mơn thể thao giao lưu, giải trí
mang lại nhiều sức khỏe cho học sinh, sinh viên và cán bộ giảng viên.
Tại Trường Đại học Trà Vinh bóng chuyền hơi là mơn giảng dạy chính khóa và
ngoại khóa cho sinh viên nữ, mơn học này được khá nhiều sinh viên học sinh ưa thích.
Đây là mơn thể thao có vai trị rất quan trọng trong việc rèn luyện và hồn thiện tính


cách, tinh thần đồn kết cho sinh viên học sinh. Vì vậy, mơn bóng chuyền hơi được
đưa vào giảng dạy và phát triển mạnh mẽ trong nhà Trường.
Tuy nhiên, qua thực tiễn quá trình giảng dạy chúng tơi nhận thấy thành tích
phát bóng cao tay để đánh giá cuối học phần đối với nữ sinh viên trường Đại học Trà
Vinh còn quá thấp từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Trên cơ
sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề nêu trên, tôi tiến hành
đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát bóng cao tay đối với mơn bóng
chuyền hơi của sinh viên nữ Trường Đại học Trà Vinh”.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: Phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm và
Phương pháp quan sát sư phạm.

1031


2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Thực trạng thành tích phát bóng cao tay của sinh viên Nữ trường Đại học
Trà Vinh

Bằng phương pháp kiểm tra sư phạm, sau khi kết thúc học phần bóng chuyền,
chúng tơi đã tiến hành kiểm tra thành tích phát bóng cao tay của 251 sinh viên trong
11 nhóm sinh viên Nữ của học phần bóng chuyền. Trên cơ sở đó xác định được thực
trạng thành tích phát bóng cao tay của sinh viên Nữ trường Đại học Trà Vinh. Kết quả
kiểm tra thành tích thu được ở bảng 1.

Bảng 1: Kết quả kiểm tra thành tích phát bóng cao tay của sinh viên Nữ trường Đại học
Trà Vinh
Nội dung
Phát bóng cao tay qua
lưới vào sân

Đạt
( ≥ 5 điểm)
93

Thành tích (n = 251)
Khơng đạt
Tỷ lệ %
( <5 điểm)
37.05
158

Tỷ lệ %
62.95

Kết quả bảng 1 cho thấy: Số lượng sinh viên Nữ phát bóng có điểm ≥ 5 (đạt)
là 93 sinh viên, chiếm 37.05%. Sinh viên phát bóng có điểm < 5 (khơng đạt) là 158
sinh viên, chiếm 62.95%. Từ kết quả cho thấy thành tích phát bóng cao tay sinh viên
Nữ trường Đại học Trà Vinh cịn yếu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát bóng cao tay sinh viên Nữ
trường Đại học Trà Vinh

2.2

Từ kết quả bảng 1 khi đã xác định được thực trạng thành tích phát bóng cao tay

của sinh viên Nữ trường Đại học Trà Vinh. Từ đó, tơi tiến hành tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng đến kỹ thuật phát bóng và phỏng vấn 30 chuyên gia, huấn luyện viên và
giảng viên chun ngành bóng chuyền để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ thuật
phát bóng cao tay cho sinh viên Nữ tại Trường Đại học Trà Vinh.
Cách thức thực hiện phỏng vấn là: phỏng vấn gián tiếp qua phiếu phỏng vấn.
Cách điền vào phiếu phỏng vấn là chọn đồng ý. Từ đó chia theo tỷ lệ phần trăm.
Chúng tôi gửi 30 phiếu và thu lại 30 phiếu. Kết quả thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát bóng cao tay sinh
viên Nữ trường Đại học Trà Vinh
STT

Kết quả phỏng vần
n=30
Chọn
Tỷ lệ%

Các nhân tố
Về thể lực

1
2
3
4

Sức mạnh nhóm cơ tay – vai
Sức mạnh nhóm cơ lưng
Sức mạnh nhóm cơ bụng
Sức mạnh nhóm cơ đùi

1

2

Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn tung bóng

29
17
22
17

96.67
56.67
73.33
56.67

23
28

76.67
93.33

Về kỹ thuật

1032


3
4

Giai đoạn tiếp xúc bóng

Giai đoạn kết thúc

1
2
3
4
5
1
2
3
4

27
22

90.00
73.33

Chiều cao đứng
Chiều cao với một tay
Dài cánh tay
Dài ngón tay
Rộng bàn tay

16
14
14
15
9


53.33
46.67
46.67
50.00
30.00

Về tâm vận động
Khả năng phối hợp vận động
Cảm giác lực
Tri giác về khơng gian và thời gian
Tâm lý

23
16
6
23

83.33
53.33
20.00
83.33

Về hình thái

Từ kết quả ở bảng 2: Chúng tôi chọn các nhân tố có tỷ lệ > 80%. Kết quả trên
chúng tơi chọn được 5 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay
sinh viên Nữ trường Đại học Trà Vinh. Trong đó nhân tố thể lực (Sức mạnh nhóm cơ
tay – vai là nhân tố được chọn nhiều nhất với 29 lượt chọn chiếm tỷ lệ 96.67%). 02
nhân tố về tâm vận động (khả năng phối hợp vận động và tâm lý được chọn là 23 lượt
chọn chiếm tỷ lệ 83.33% ).

Qua kết quả bảng 2 chúng tôi xác định 5 nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát
bóng cao tay Nữ sinh viên Trường Đại học Trà Vinh cụ thể là:
- Giai đoạn tung bóng (với 28 lượt chọn, chiếm tỷ lệ 93.33%): thường là tung
bóng khơng chuẩn nên động tác vung tay đánh bóng sai như: Tung bóng quá cao hoặc
quá thấp, quá xa cơ thể người tập…Cho tập các bài tập tung bóng có sự kiểm tra cự
ly và độ lệch trong các lần tung bóng…Chú ý cầm bóng tay xịe và thẳng trước khi
tung; Chú ý thời điểm tung bóng rời khỏi tay tung và kỹ thuật dừng nhanh tay tung để
bóng rời khỏi tay.
- Giai đoạn tiếp xúc bóng (với 27 lượt chọn, chiếm tỷ lệ 90.00%): Giai đoạn
tiếp xúc bóng quyết định đến tầm bay của bóng. Nếu tiếp xúc phía trên tâm bóng làm
cho bóng bay thấp hơn mặt lưới, tiếp xúc lệch về bên trái hay bên phải của tâm bóng
làm cho bóng bay lệch về hai bên…Vì vậy cần chú ý đến giai đoạn tiếp xúc bóng, cần
tiếp xúc đúng vị trí của bóng giúp cho bóng bay cao và xa.
- Sức mạnh nhóm cơ tay – vai (với 29 lượt chọn, chiếm tỷ lệ 96.67%):Hầu hết các
động tác kỹ thuật bóng chuyền địi hỏi phải có sức mạnh chun mơn. Cụ thể như kỹ
thuật phát bóng cao tay chính diện phải có sức mạnh của cơ bàn tay, cơ cánh tay, cơ bả
vai và các cơ thân người…Trong kỹ thuật phát bóng cao tay địi hỏi phải có sức mạnh
bột phát: Sức mạnh bộc phát là khả năng của VĐV phát huy một lực lớn trong khoảng
thời gian ngắn nhất. Nó cũng rất quan trọng trong kỹ thuật tấn cơng. Kỹ thuật phát bóng
là kỹ thuật tấn công sử dụng sức mạnh tốc độ của cơ tay, vai, cơ lưng, cơ bụng.
- Khả năng phối hợp vận động (với 23 lượt chọn, chiếm tỷ lệ 83.33%): Đây là
q trình kết hợp lực tồn thân với động tác duỗi tay đánh bóng chưa tốt. Cần chú ý:
Chuyển tay đánh bóng ra sau trước giai đoạn tung bóng. Nên cho các bài tập mô phỏng

1033


động tác, các bài tập phát bóng lực nhẹ, cự ly phát gần, phát bóng vào tường từ lực
nhẹ đến mạnh dần…
- Tâm lý (với 23 lượt chọn, chiếm tỷ lệ 83.33%): thực tế cho thấy trạng thái tâm

lý ảnh hưởng rất rõ tới các hoạt động thể lực của con người, VĐV biết điều khiển tâm
lý làm tâm lý có độ ổn định cao thể hiện sự phát triển tồn diện và có đặc điểm cần
thiết cho tập luyện và thi đấu.
KẾT LUẬN

3.

Qua kết quả trên chúng tôi đã đánh giá được thực trạng thành tích phát bóng
cao tay của sinh viên Nữ trường Đại học Trà Vinh là yếu, sinh viên có điểm dưới 5
chiếm tỷ lệ là 62.95%. Xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến thành tích phát bóng
cao tay của sinh viên Nữ trường Đại học Trà Vinh bao gồm các nhân tố: Giai đoạn
tung bóng; Giai đoạn tiếp xúc bóng; Sức mạnh nhóm cơ tay – vai; Khả năng phối hợp
vận động và Tâm lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, ngày 31 tháng 01 năm 2015
Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường.

2.

Lê Văn Lẫm - Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình TDTT trường học, Nxb TDTT,
Hà Nội.

3.

Phan Hồng Minh – Trần Đức Phấn, Hệ thống các bài tập Bóng chuyền, NXB TDTT, 2014.

4.


Cao Thái – Văn Hoạt – Đức Châu (12/2005), Huấn luyện vận động viên Bóng chuyền trẻ,
Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.

1034



×