Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN PHÚ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN PHÚ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẾN TRE
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2015



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh
toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Bến Tre” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Sử Đình Thành đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này./.

Tác giả luận văn
Võ Văn Phú


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4
1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu .......................................................... 4
1.3.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu.......................................................... 5
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 6
2.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT........ 6
2.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt ................................ 6
2.1.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt................................ 6

2.2 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC ........................................................................................................... 7
2.2.1 Chủ thể và nội dung thanh toán qua Kho bạc Nhà nước ................. 7
2.2.2 Các hình thức thanh toán qua Kho bạc Nhà nước ........................... 8
2.2.2.1 Thanh toán bằng tiền mặt ............................................................. 8
2.2.2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt .................................................. 9
2.2.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà
nước ........................................................................................................... 9
2.2.4 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà
nước ......................................................................................................... 11
2.2.5 Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà
nước ......................................................................................................... 12
2.3 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ...................................... 13
2.3.1 Giới thiệu mô hình ......................................................................... 13
2.3.1.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model –
TAM. ....................................................................................................... 13
2.3.1.2 Mô hình hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ
(Unified Theory of Acceptance and Use of Technology -UTAUT) ......... 15


2.3.1.3 Lý thuyết về phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory IDT) ......................................................................................................... 16
2.3.2 Lý do sử dụng mô hình .................................................................. 18
2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT .......................................................... 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 21
3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 21
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................... 27
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................ 28
3.4 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ............................................................... 31
3.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ........................................................... 32

3.5.1 Xác định cỡ mẫu ............................................................................ 32
3.5.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu ................................... 33
3.5.3 Xử lý và phân tích dữ liệu .............................................................. 33
3.5.3.1 Phân tích mô tả ........................................................................... 33
3.5.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo ................................................. 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 37
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT .................................................. 37
4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ..................................................................... 38
4.2.1 Phân tích Cronbach’s Alpha .......................................................... 38
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................ 40
4.2.2.1 Phân tích nhân tố cho các yếu tố độc lập ................................... 40
4.2.2.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ........................................ 44
4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................................................ 45
4.3.1 Phân tích tương quan...................................................................... 45
4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
................................................................................................................. 47
4.4 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT ....................................................... 49
4.5 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH ĐẾN
VIỆC THỰC HIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.......... 53
4.5.1 Ảnh hưởng của giới tính ................................................................ 54


4.5.2 Ảnh hưởng của độ tuổi ................................................................... 56
4.5.3 Ảnh hưởng của địa bàn công tác.................................................... 57
4.5.4 Ảnh hưởng của trình độ ................................................................. 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................... 62
5.1 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................. 62
5.2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA VÀ KHUYẾN
NGHỊ ........................................................................................................... 62
5.2.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu............................................................ 62

5.2.2 So sánh với kết quả nghiên cứu trước đây ..................................... 63
5.2.3 Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................. 64
5.2.4 Khuyến nghị ................................................................................... 65
5.2.4.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước: ....... 65
5.2.4.2 Đối với Chính quyền địa phương và các ngành có liên quan .... 66
5.2.4.3 Đối với Kho bạc nhà nước .......................................................... 67
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KBNN:

Kho bạc Nhà nước

TTKDTM:

Thanh toán không dùng tiền mặt

BTĐT:

Bù trừ điện tử

TTLKB:

Thanh toán liên kho bạc

TCS:


Chương trình ứng dụng thu thuế trực tiếp qua KBNN

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NHNN:

Ngân hàng nhà nước

YTPL:

Yếu tố pháp lý

YTKT:

Yếu tố kinh tế

HTCN:

Hạ tầng công nghệ

TQSD:

Thói quen sử dụng


NHSHI:

Nhận thức sự hữu ích

NTDSD:

Nhận thức dễ sử dụng

CNKB:

Công nghệ kho bạc

CBKB:

Cán bộ kho bạc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo ................... 29
Bảng 3.2: Mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn và chất lượng của các ước lượng
......................................................................................................................... 32
Bảng 3.3: Số mẫu trong vùng nghiên cứu ...................................................... 33
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm của mẫu ................................................................ 37
Bảng 4.2: Phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát ....................... 38
Bảng 4.3: Phân tích lại Cronbach’s Alpha cho thang đo “Yếu tố pháp lý” ... 40
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập ................................. 41
Bảng 4.5: Phân tích lại Cronbach’s Alpha cho thang đo “Nhận thức sự hữu
ích” .................................................................................................................. 42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập sau khi đã loại biến ....... 42

Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc ................................... 44
Bảng 4.8: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ............. 45
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ............. 47
Bảng 4.10: Phân tích ANOVA khi chạy hồi quy ........................................... 47
Bảng 4.11: Các hệ số khi chạy hồi quy .......................................................... 48
Bảng 4.12: Kết quả phân tích T-Test theo giới tính ....................................... 54
Bảng 4.13: Kiểm định phương sai theo độ tuổi ............................................. 56
Bảng 4.14: Kiểm định ANOVA – độ tuổi....................................................... 56
Bảng 4.15: Kết quả phân tích T-Test theo địa bàn ......................................... 58
Bảng 4.16: Kiểm định phương sai theo trình độ ............................................ 59
Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA - trình độ ...................................................... 59


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình TAM ban đầu................................................................... 14
Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM ........................................... 15
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết UTAUT ............................................................ 16
Hình 2.4: Khung phân tích nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM qua KBNN .. 20
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................... 21
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 27
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu khẳng định theo dữ liệu nghiên cứu............. 53


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính đã thúc đẩy các phương thức

thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) phát triển mạnh mẽ. Đến nay, có thể
nói TTKDTM đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và được nhiều
quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các
giao dịch có giá trị và khối lượng lớn (Đỗ Thị Lan Phương, 2014).
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các phương tiện TTKDTM trong nền
kinh tế nói chung và trong khu vực công nói riêng có xu hướng phát triển và ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế tiền mặt. Theo thống kê của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán
đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và còn
khoảng 12% vào năm 2014. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài
khoản cho đến năm 2013 (Đỗ Thị Lan Phương, 2014). Khi thanh toán không dùng
tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu
trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nó
sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị
kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru
hơn.
Cũng như ngân hàng, Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một thành viên tham gia
vào hệ thống thanh toán của nền kinh tế và cung ứng cho các đơn vị, cá nhân các
dịch vụ về thanh toán. TTKDTM qua KBNN có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế
nói chung và đối với quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói riêng. Nó giúp cho
việc tập trung nhanh chóng, kịp thời các khoản thu của Nhà nước vào NSNN và chi
NSNN kịp thời, trực tiếp tới các đơn vị thụ hưởng ngân sách, hạn chế các hiện
tượng tiêu cực, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy sự vận động của hàng hóa,
lành mạnh quá trình lưu thông tiền tệ, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.


2
Nhận thức được vấn đề này, những năm qua Chính phủ, Bộ Tài chính và
KBNN đã triển khai hàng loạt các chủ trương, cơ chế, chính sách để tăng cường
việc TTKDTM qua hệ thống KBNN như:

Nghị quyết số 04NQ/TW ngày 21/8/2006 của Hội nghị Trung ương 3 khoá X
đã chỉ rõ “Tiếp tục thí điểm và tiến tới thực hiện cơ chế trả lương và các khoản thu
nhập khác của cán bộ, công chức qua tài khoản mở tại ngân hàng, kho bạc, trước hết
ở những nơi có điều kiện”. Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn
2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, cũng đề cập đến việc phải phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực công, đặc biệt là việc chi trả lương
cho cán bộ công chức và sử dụng thẻ thương mại trong khu vực công.
Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng (có
hiệu lực thi hành từ 1/6/2006) và các văn bản hướng dẫn đều đã đòi hỏi phải tăng
cường kiểm soát chặt chẽ việc quản lý thu, chi tiền mặt và thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt nhằm tiết kiệm các chi phí thanh toán và kiểm soát chặt chẽ
thu nhập của cán bộ công chức, góp phần phòng chống tham nhũng. Luật NSNN
(sửa đổi năm 2002) cũng yêu cầu cần phải thanh toán trực tiếp đến người thụ
hưởng, không tạm ứng bằng tiền mặt qua các khâu trung gian (như tạm ứng tiền mặt
qua các đơn vị sử dụng ngân sách,…).
Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
trong đó quy định rõ về đối tượng áp dụng, phạm vi triển khai và lộ trình thực hiện.
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn
2011-2015, trong đó đã giao cho Bộ Tài Chính triển khai nhiều nội dung để thực
hiện như: tăng cường TTKDTM trong thu – chi NSNN, xây dựng chính sách thuế
hỗ trợ TTKDTM, quản lý các giao dịch chứng khoán không dùng tiền mặt...; Bên
cạnh đó, Chiến lược phát triển ngành Tài chính và Chiến lược phát triển KBNN đến
năm 2020 đều đưa ra mục tiêu tăng cường TTKDTM qua KBNN, phấn đấu đến
năm 2020 cơ bản KBNN không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.


3

Trong thực tế những năm qua, hoạt động TTKDTM phục vụ cho việc thu, chi
NSNN qua hệ thống KBNN đã được chú trọng triển khai và đã có những chuyển
biến tích cực thông qua các giải pháp cơ bản như thanh toán song phương điện tử và
uỷ nhiệm thu qua 04 hệ thống NHTM tại 699/702 KBNN huyện (Kho bạc Nhà
nước, 2014); tăng cường quản lý thu – chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN; thực
hiện chi trả cá nhân cho trên 70% trong tổng số đơn vị sử dụng NSNN qua tài
khoản, có trên 70% tổng số cán bộ trong các đơn vị sử dụng NSNN đã chi trả lương
qua tài khoản thẻ (Kho bạc Nhà nước, 2015)... qua đó, góp phần tăng dần tỷ lệ
TTKDTM trong khu vực công, giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua
KBNN. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ thu NSNN bằng tiền mặt/tổng thu NSNN là 14%, tỷ
lệ chi NSNN bằng tiền mặt/tổng chi NSNN là 22%, so với mức 17% và 23% tương
ứng của năm 2008; giảm tỷ lệ thu, chi bằng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán
qua hệ thống KBNN từ 9,8% vào năm 2005 xuống còn khoảng 8% vào năm 2010
và còn 6% vào năm 2012 (Dương Hồng Phương, 2011).Tuy nhiên, tỷ trọng thu –
chi tiền mặt so với tổng doanh số thu - chi của KBNN vẫn còn cao, tiền mặt bị phân
tán nhiều ở các quỹ của các đơn vị sử dụng NSNN, dễ dẫn đến việc sử dụng NSNN
sai nguyên tắc tài chính; thu NSNN bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN còn nhiều sẽ
dễ dẫn đến việc quản lý số thu lỏng lẻo, chiếm dụng số thu, thất thu, … làm cho
việc quản lý quỹ NSNN kém hiệu quả.
KBNN Bến Tre là một tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước. Chức năng ,
nhiệm vụ chính của KBNN Bến Tre là t ập trung các khoản thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; tổ chức thực hiện kiểm
soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định
của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng,
không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Từ năm 2011, KBNN Bến Tre
đã thực hiện ủy nhiệm thu NSNN cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa
bàn. Do đó , nhiệm vụ quan trọng còn lại của KBNN Bến T re là kiểm soát , thanh
toán các khoản chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật. Qua số liệu báo cáo
tổng kết hoạt động của KBNN Bến Tre cho thấy số lượng thanh toán bằng hình thức
tiền mặt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng


tăng. Cụ thể, số chi NSNN

bằng tiền mặt trong năm 2012 là 2.832 tỷ đồng đã tăng lên 3.652 tỷ đồng trong năm


4
2014. Điều này làm cho ti ền mặt bị phân tán nhiều ở các quỹ của các đơn vị sử
dụng NSNN, dễ dẫn đến việc mất an toàn , sử dụng NSNN sai nguyên tắc tài chính;
Kho bạc phải tốn nhiều chi phí khi thanh toán (chi phí trong vận chuyển , kiểm đếm
và bảo quản tiền mặt ),…làm cho việc quản lý và sử dụng qu ỹ NSNN thiếu minh
bạch, kém hiệu quả.
Để cho việc thanh toán không dùng tiền mặt đạt kết quả như mong đợi, điều
cần thiết là phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện thanh toán không
dùng tiền mặt để có những giải pháp phù hợp. Đó là lý do tác giả chọn và thực hiện
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt qua
KBNN Bến Tre”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN Bến Tre. Qua đó khuyến
nghị các giải pháp cần thiết để tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua
KBNN Bến Tre trong thời gian tới. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi
sau:
1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt qua KBNN Bến Tre?
2:Việc thực hiện TTKDTM của đơn vị sử dụng NSNN (Kế toán trưởng của
đơn vị) có ảnh hưởng bởi các đặc trưng cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ, địa bàn
công tác) không?
3: Các giải pháp cần thiết nào để tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Tre?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán
không dùng tiền mặt qua KBNN Bến Tre. Trong đó đối tượng khảo sát là các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn Tỉnh (Thành phố Bến Tre và 08 huyện) có giao dịch với
KBNN Bến Tre.


5
1.3.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết quả thực hiện khảo sát mẫu các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn Bến Tre có giao dịch với KBNN Bến Tre. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng
8/2015 đến tháng 9/2015.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ dùng phương
pháp định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn cán bộ,
chuyên gia Kho bạc để hiệu chỉnh và xây dựng các thang đo phù hợp, từ đó thiết kế
bảng câu hỏi phục vụ cho việc thu thập dữ liệu. Nghiên cứu chính thức được thực
hiện bằng phương pháp định lượng, thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo
sátchođối tượng được khảo sát (Kế toán trưởng của đơn vị sử dụng NSNN) để trực
tiếp trả lời các câu hỏi ghi trong phiếu khảo sát, sau đó sẽ thu lại bảng câu hỏi và
tiến hành phân tích. Việc điều tra được thực hiện khắp các huyện và thành phố trong
tỉnh Bến Tre thông qua phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tác giả chọn
ngẫu nhiên theo từng địa bàn 315 đơn vị sử dụng NSNN để tiến hành khảo sát. Sau
đó ứng dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu đã được xử
lý với sự hỗ trợ của phần mền SPSS 16.0 để kiểm định thang đo và mô hình nghiên
cứu đề xuất cùng với các giả thuyết đề ra. Nghiên cứu cũng xem xét sự khác biệt
trong từng đặc điểm cá nhân của đối tượng được khảo sát (giới tính, độ tuổi, trình
độ, địa bàn công tác) có ảnh hưởng đến việc thực hiện TTKDTM qua KBNN Bến
Tre hay không.



6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này trình bày những khái niệm liên quan đến TTKDTM. Đồng thời,
trình bày các lý thuyết, mô hình phân tích liên quan và tóm tắt một số kết quả thực
nghiệm từ những nghiên cứu trước đây để nhận diện các nhóm nhân tố có khả năng
tác động đến việc thực hiện TTKDTM qua KBNN.
2.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
2.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt
TTKDTM là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất
hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi
trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng (Đỗ Thị Lan Phương, 2014).
TTKDTM còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp
dùng tiền mặt mà dựa vào các giấy tờ hợp pháp như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,
séc, … để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị nàysang tài khoản của
đơn vị khác ở ngân hàng (kho bạc). TTKDTM gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi
sổ.
TTKDTM chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường và
được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Sự phát triển rộng khắp của
TTKDTM hiện nay là do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá.
Kinh tế hàng hoá phát triển càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi càng lớn thì cần
có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. TTKDTM là nghiệp vụ
có quá trình chứa đựng những công nghệ tinh vi và phức tạp.
2.1.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong TTKDTM, sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng
hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc
điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức TTKDTM.
Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức
thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán

hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm
riêng của TTKDTM. Với đặc điểm này, các bên tham gia thanh toán bắt buộc phải
mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại (hoặc kho bạc) và phải


7
có tiền trong tài khoản thì mới có thể thực hiện thanh toán theo phương thức này.
Ngoài ra, do việc mở tài khoản và thanh toán như trên mà các ngân hàng (hoặc kho
bạc) có thể thực hiện tốt công tác kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các giao dịch
thanh toán hàng hóa dịch vụ diễn ra trong nền kinh tế.
Trong TTKDTM, ngân hàng (kho bạc) vừa là người tổ chức vừa là người thực
hiện các khoản thanh toán. Với nghiệp vụ này, ngân hàng (kho bạc) trở thành trung
tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình.
Với những đặc điểm nêu trên, TTKDTM nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ
phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã
hội và theo nhu cầu của thị trường, TTKDTM sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng
trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế.
2.2 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC
2.2.1 Chủ thể và nội dung thanh toán qua Kho bạc Nhà nước
KBNN là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các
quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý. Hoạt
động của KBNN mang tính chất vừa là cơ quan công quyền, vừa hướng tới các dịch
vụ phục vụ các nhu cầu giao dịch của các cơ quan đơn vị và nhân dân đối với
NSNN. Vì thế, chủ thể thanh toán qua KBNN rất rộng, bao gồm tất cả các tổ chức,
cá nhân có quan hệ với ngân sách nhà nước với nhiều nội dung thanh toán khác
nhau. Cụ thể:
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ
phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN qua KBNN theo quy định của pháp luật.

Theo đó nội dung thanh toán của các chủ thể này là nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản các khoản thu của NSNN thông qua KBNN như: Thuế giá trị gia tăng hàng
sản xuất kinh doanh trong nước, hàng nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản
xuất trong nước, hàng nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thu từ thu nhập sau
thuế; Thuế tài nguyên; Thuế môn bài; Thuế thu nhập cá nhân; Lệ phí trước bạ; Thu
phí xăng dầu; Thuế nhà đất; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thu tiền sử dụng đất;


8
thu phạt, tịch thu; thu phí và lệ phí; Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thu vay của ngân
sách các cấp; thu viện trợ; thu huy động, đóng góp và các khoản thu khác….
Các tổ chức, cá nhân mua Công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ,
tín phiếu Kho bạc,… khi KBNN phát hành theo yêu cầu của Bộ Tài chính, của
chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho NSNN để đầu tư phát triển.
Các tổ chức, cá nhân có giao dịch với KBNN thông qua các tài khoản tiền gửi,
chuyển tiền….thực hiện các khoản nộp vào và rút ra thông qua KBNN.
Các đơn vị sử dụng NSNN theo quy định: các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp; các
Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án. Nội dung thanh toán của các chủ thể này chủ yếu là
rút tiền từ KBNN để thực hiện các nhiệm vụ được giao về chi thường xuyên , chi
đầu tư phát triển, chi trả nợ vay của NSNN (gốc, lãi, phí), chi viện trợ, chi cho
vay…
Nếu phân theo nội dung chi thì có: chi thanh toán cho cá nhân (lương; phụ cấp
lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế…); Chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ (thanh toán dịch vụ công cộng,
vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; thuê
mướn; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; chi nghiệp vụ chuyên
môn….); Chi cho công việc giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư, xây dựng, mua
sắm thiết bị… và các khoản chi khác của NSNN.
2.2.2 Các hình thức thanh toán qua Kho bạc Nhà nước

Mọi quan hệ thanh toán qua KBNN được thực hiện dưới các hình thức: tiền
mặt, không dùng tiền mặt.
2.2.2.1 Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN là hình thức thanh toán mà trong đó, một
tổ chức, cá nhân nộp tiền mặt vào KBNN để nộp vào NSNN hoặc chuyển tiền cho
người hưởng; hoặc các tổ chức, cá nhân thụ hưởng NSNN nhận bằng tiền mặt từ
KBNN.
Để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt, các đơn vị sử dụng ngân
sách hoặc các đơn vị có tài khoản tại KBNN phải làm thủ tục lĩnh tiền mặt tại


9
KBNN để trực tiếp trả cho người bán. Chính vì những nhược điểm của phương thức
thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN nên Chính phủ đã ban hành các quy định về
thanh toán bằng tiền mặt, trong đó quy định: Không được dùng tiền mặt để thanh
toán, chi trả (trừ các khoản được phép chi trả bằng tiền mặt qua KBNN) với những
khoản chi lớn (vượt hạn mức theo quy định) của các cơ quan, tổ chức sử dụng
NSNN. Chỉ trong trường hợp nếu bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài
khoản tại ngân hàng hay KBNN thì việc chi trả, thanh toán mới được phép thực
hiện bằng tiền mặt. Theo đó, Bộ Tài chính ban hành các quy định quản lý thu, chi
bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước, đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước, các xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là đơn vị giao dịch) có hoạt động thu, chi bằng tiền mặt qua hệ
thống Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về
quản lý tiền mặt.
2.2.2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống KBNN là việc thanh toán được
thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản trong hệ thống KBNN và Ngân
hàng bằng cách bù trừ giữa các khoản thu, chi thông qua sổ sách kế toán của
KBNN, trong đó có ít nhất một đơn vị KBNN tham gia với tính cách là một trung

gian thanh toán. Có thể chia TTKDTM qua hệ thống KBNN bao gồm các loại quan
hệ như sau:
- Quan hệ thanh toán giữa khách hàng của KBNN và Ngân hàng (trong đó có
ít nhất một khách hàng của KBNN), ở đây KBNN là một trung gian thanh toán.
- Quan hệ thanh toán giữa các đơn vị KBNN với nhau (không có sự tham gia
của Ngân hàng).
- Quan hệ thanh toán giữa KBNN với Ngân hàng.
2.2.3Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà
nước
Hiện nay, hệ thống KBNN đang áp dụng nhiều hình thức TTKDTM, trong đó
chủ yếu là ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Lệnh thu NSNN, Lệnh chi tiền, Giấy rút dự
toán, Giấy nộp tiền vào NSNN…


10
Ủy nhiệm thu:Ủy nhiệm thu là chứng từ đòi tiền do người bán lập để đòi tiền
người mua sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và Kho bạc thu hộ bằng cách
trích từ tài khoản của người mua tại KBNN với số tiền ghi trên ủy nhiệm thu.
Hình thức thanh toán nhờ thu chỉ được thực hiện khi được quy định trong hợp
đồng mua, bán của 2 bên và phải thông báo cho Kho bạc nơi người mua có tài
khoản tiền gửi, đồng thời 2 bên mua bán phải tự giải quyết các tranh chấp về chất
lượng, số lượng hàng hóa đã cung cấp.
Ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử:Ủy nhiệm chi chuyển
khoản, chuyển tiền điện tử là một hình thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một
khách hàng (người trả tiền, người mua…) ủy nhiệm cho ngân hàng, Kho bạc phục
vụ mình, trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển trả cho người
khác (chủ nợ, người bán hàng…) ở một nơi nhất định, trong một thời gian nhất
định.
Lệnh thu ngân sách nhà nước:Lệnh thu NSNN là chứng từ do cơ quan thu
(Thuế, Hải quan..) lập, yêu cầu ngân hàng, Kho bạc nơi đối tượng nộp NSNN mở

tài khoản để trích tiền từ tài khoản của đối tượng nộp vào NSNN, là căn cứ để
KBNN ghi thu NSNN.
Lệnh chi tiền:Là chứng từ do cơ quan Tài chính lập, ra lệnh KBNN thực hiện
trích quỹ NSNN để cấp kinh phí ngân sách cho đơn vị, cá nhân thụ hưởng. Là căn
cứ để KBNN hoạch toán chi NSNN. Hình thức Lệnh chi tiền được áp dụng cho cả
việc thực chi hoăc tạm ứng NSNN bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Giấy rút dự toán ngân sách:Là chứng từ do đơn vị thụ hưởng NSNN lập để
rút kinh phí (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) từ tài khoản dự toán của đơn vị, xác
nhận số chi ra từ quỹ NSNN cho đơn vị, cá nhân thụ hưởng.
Giấy nộp tiền vào NSNN:Giấy nộp tiền vào NSNN là chứng từ do đối tượng
nộp lập để nộp tiền mặt vào NSNNN (hoặc để trích từ tài khoản của mình để nộp
NSNN). Là căn cứ để KBNN ghi thu NSNN.


11
2.2.4 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà
nước
Thuật ngữ phương thức TTKDTMđược dùng ở đây để chỉ cách thức thanh
toán giữa các KBNN với nhau hoặc giữa KBNN với Ngân hàng. Nó là tổng hợp của
các yếu tố: Tính chất song phương hoặc đa phương của hệ thống thanh toán, công
nghệ thanh toán, tính chất của việc xử lý công nợ…. Các phương thức TTKDTM
qua KBNN bao gồn:
Thanh toán Liên Kho bạc (TTLKB):TTLKB trong hệ thống KBNN còn được
gọi là thanh toán điện tử trong hệ thống KBNN, là hình thức thanh toán thông qua
việc thực hiện các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị Kho bạc và được thực hiện
bằng phương thức chuyển lệnh thanh toán qua mạng máy tính trong nội bộ hệ thống
KBNN.TTLKB được chia thành 2 loại:
TTLKB nội tỉnh áp dụng trong trường hợp thanh toán giữa các đơn vị trên
cùng địa bàn tỉnh.
TTLKB ngoại tỉnh áp dụng trong trường hợp thanh toán giữa các đơn vị

KBNN khác địa bàn tỉnh và giữa Sở giao dịch KBNN với bất kỳ đơn vị KBNN
khác trên toàn quốc.
Thanh toán bù trừ (TTBT): Căn cứ vào trình độ công nghệ, phương thức
thanh toán bù trừ bao gồm 2 loại:
Thanh toán bù trừ thông thường: là phương thức thanh toán được thực hiện
bằng cách giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các thành viên tham gia thanh toán bù
trừ (KBNN, các Ngân hàng, tổ chức tín dụng) khác hệ thống trên cùng địa bàn tỉnh,
thành phố tại phiên bù trừ do NHNN chủ trì. Thực chất của TTBT thông thường là
việc chấp nhận thanh toán các khoản phải thu, phải trả lẫn nhau giữa các thành viên
dưới sự chủ trì của NHNN ngay trong phiên bù trừ.
Thanh toán bù trừ điện tử: là phương thức thanh toán được

thực hiện qua

mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở
các chi nhánh ở cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỷ
thuật xử lý bù trừ điện tử, các Ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các
chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh


12
lệch.Các thành viên tham gia TTBT điện tử được nối mạng trực tiếp với hệ thống
máy tính của NHNN chủ trì để thực hiện các giao dịch TTBT điện tử.
Thanh toán song phương điện tử:Thanh toán song phương điện tử là nghiệp
vụ thanh toán điện tử giữa các đơn vị KBNN và NHTM nơi KBNN mở tài khoản
tiền gửi, tài khoản thanh toán hoặc tài khoản chuyên thu.
Để tham gia thanh toán song phương điện tử, các KBNN quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) và sở giao dịch KBNN mở tài
khoản thanh toán tại chi nhánh và hội sở chính của NHTM trên cùng địa bàn để
thực hiện các giao dịch thu, chi qua tài khoản thanh toán này và tài khoản chuyên

thu (nếu có).
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại: Phương thức
này áp dụng hầu hết tại tất cả các đơn vị KBNN trên toàn quốc. Các đơn vị KBNN
có một tài khoản tiền gửi tại một Ngân hàng thương mại nhà nước. Khi các đơn vị
sử dụng NSNN muốn chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho người bán có tài khoản
tại Ngân hàng thì sau khi kiểm soát và chấp thuận thanh toán, KBNN lập bảng kê
thanh toán (kèm theo chứng từ gốc) gửi ngân hàng nơi mở tài khoản để thanh toán.
2.2.5 Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước
Tăng cường TTKDTM qua KBNN là quá trình KBNN vận dụng tổng hợp các
giải pháp nhằm gia tăng tỷ trọng TTKDTM trong tổng doanh số thanh toán qua
KBNN, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát tốt rủi ro phát sinh trong
quá trình TTKDTM, hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ của KBNN.Như vậy,
tăng cường TTKDTM qua KBNN là một quá trình bao gồm các nội dung có quan
hệ tương hổ với nhau:
- Tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng doanh số thanh
toán qua KBNN bằng các phương thức: Hoàn thiện các hình thức TTKDTM đang
áp dụng tại KBNN và áp dụng các hình thức thanh toán tiên tiến đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của các đối tượng giao dịch qua KBNN; Mở rộng các đối tượng giao
dịch TTKDTM qua KBNN; Mở rộng các loại giao dịch TTKDTM qua KBNN.
- Nâng cao chất lượng phục vụ các đối tượng giao dịch trong thực hiện
TTKDTM. KBNN là một cơ quan của Nhà nước có chức trách chủ yếu là quản lý


13
quỹ ngân sách nhà nước về phương diện quỹ. Vì vậy, khác với NHTM hoạt động
của KBNN không có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, phấn đấu nâng cao chất lượng
phục vụ là một mục tiêu mà KBNN luôn hướng đến nhằm hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình.
- Nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro trong quá trình TTKDTM. Rủi ro phát
sinh trong quá trình TTKDTM qua KBNN chủ yếu là rủi ro tác nghiệp. Đó là những

rủi ro phát sinh do sự sai lệch, trục trặc của con người, của hệ thống công nghệ, thiết
bị dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn, trục lợi trong quá trình TTKDTM.
Tăng cường TTKDTM qua KBNN sẽ hạn chế v

iệc c ác đơn vị thụ hưởng

NSNN rút tiền mặt từ KBNN về để tồn quỹ tại đơn vị (việc để nhiều tiền mặt tại cơ
quan vừa mất an toàn, không tiện lợi và tốn kém khi thanh toán); KBNN tiết kiệm
được chi phí hoạt động trong việc vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt. Xét
từ góc độ quản lý tài chính công, hoạt động TTKDTM góp phần nâng cao hiệu quả
giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần
tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ...
2.3CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.3.1 Giới thiệu mô hình
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là

các yếu tố ảnh hưởng đến

tăng cường

TTKDTM qua KBNN , đề tài dựa trên các mô hình lý thuyết có liên quan đã được
chứng minh thực nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là 03 lý thuyết tiêu
biểu.
2.3.1.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model –
TAM).
Trong nửa cuối thế kỷ 20, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được
kiểm nghiệm nhằm nghiên cứu sự chấp thuận công nghệ của người sử
dụng. Fishbein và Ajzen (1975) đã đề xuất Thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory
of Reasoned Action - TRA), Ajzen (1985) đề xuất Thuyết Hành Vi Dự Định (theory
of planned behavior - TPB), và Davis (1986) đã đề xuất Mô Hình Chấp Nhận Công

Nghệ

(Technology

Acceptance

Model

-

TAM).

Các



thuyết này đã được công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ của


14
người sử dụng. Đặc biệt, TAM đã được công nhận rộng rãi là một mô hình tin cậy
và mạnh trong việc mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ của người sử dụng
(Davis et al. 1989, trang 985).
Do đó, mục đích chính của TAM là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát
tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là tin tưởng
(beliefs), thái độ (attitudes), và ý định (intentions). TAM được hệ thống để đạt
mục đích trên bằng cách nhận dạng một số ít các biến nền tảng
(fundamental variables) đã được các nghiên cứu trước đó đề xuất, các biến này có
liên quan đến thành phần cảm tình (affective) và nhận thức (cognitive) của
việc chấp thuận computer. Mô hình TAM được trình bày trong hình2.1sau đây là

mô hình được giới thiệu lần đầu của Davis (1986).
Nhận thức sự
hữu ích
Thái độ
hướng đến
sử dụng vi

Các biến
bên ngoài

Dự định
sử dụng

Chấp nhận
sử dụng
thực sự

Nhận thức sự
dễ sử dụng
Hình 2.1: Mô hình TAM ban đầu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm sau khi mô hình TAM đầu tiên
được công bố, kiến trúc thái độ (Attitude construct - A) đã được bỏ ra khỏi mô hình
TAM nguyên thủy (Davis, 1989; Davis et al., 1989) vì nó không làm trung gian đầy
đủ cho sự tác động của nhận thức sự hữu ích (Perceived Usefulness – PU) lên hành
vi dự định (behavioral intention - BI) (Venkatesh, 1999). Hơn nữa, một vài nghiên
cứu sau đó (Adams et al., 1992; Fenech, 1998; Gefen and Straub, 1997; Gefen và
Keil, 1998; Igbaria et al., 1997; Karahanna và Straub, 1999; Lederer et al.,
2000; Mathieson, 1991; Straub et al., 1995; Teo et al., 1999; Venkatesh và
Morris, 2000) đã không xem xét tác động của nhận thức dễ sử dụng (Perceived Ease
of Use – PEU), PU lên Thái Độ (attitude - A) và/hoặc BI. Thay vào đó, họ tập trung

vào tác động trực tiếp của PEU và/hoặc PU lên việc sử sụng hệ thống thực sự. Mô
hình TAM hiện nay được trình bày trong hình 2.2sau đây:


15

Nhận thức sự
hữu ích
Dự định
sử dụng

Các biến bên ngoài

Chấp nhận
sử dụng

Nhận thức sự
dễ sử dụng
Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM
Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng công nghệ theo mô hình TAM
được trình bày dưới đây:
(1) Nhận thức sự hữu ích: Là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ
thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ (Davis 1989, trang 320).
(2) Nhận thức tính dễ sử dụng: Là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một
hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis 1989, trang 320).
2.3.1.2 Mô hình hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology -UTAUT)
Mô hình UTAUT được Venkatesh và các cộng sự (2003) phát triển nhằm giải
thích dự định sử dụng của một người đối với việc sử dụng một hệ thống công nghệ
thông tin và những hành vi sử dụng xảy ra sau đó. Lý thuyết này cho rằng 4 yếu tố:

Triển vọng thực hiện, Triển vọng nổ lực, Ảnh hướng xã hội và Điều kiện thuận lợi
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp dự định sử dụng và hành vi. Giới tính, tuổi,
kinh nghiệp và sự tự nguyện sử dụng được cho là có tác động gián tiếp đến 4 yếu tố
chính trên. Lý thuyết này được phát triển thông qua việc xem xét và hợp nhất 8 mô
hình lý thuyết đã được nghiên cứu trước đó như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
của Fishbein., Ajzen (1975,1980), Thuyết hành vi hợp lý (TPB) của Ajzen
(1985,1991,2002),Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis và các cộng sự,
Mô hình động cơ thúc đẩy (MM) của Davis và các cộng sự (1992), Lý thuyết kết
hợp hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ của Taylor và Todd (1995),
mô hình của việc sử dụng PC, Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT) của Moore và
Benbasat(1992), Lý thuyết Nhận thức xã hội. Mô hình UTAUT được trình bày
trong hình 2.3sau đây:


16

Hiệu quả
mong đợi
Dự định
hành vi

Nổ lực
mong đợi

Hành vi sử
dụng

Ảnh hưởng
xã hội
Điều kiện

thuận lợi
Giới tính

Tuổi tác

Kinh
nghiệm

Tự nguyện
sử dụng

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết UTAUT
Mô hình trên có 4 yếu tố ảnh hưởng đến dự định hành vi của mô hình UTAUT
được trình bày dưới đây (Venkatesh và các cộng sự, 2003):
(1) Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng
hệ thống sẽ giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao.
(2) Nổ lực mong đợi diễn tả mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống.
(3) Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thức những người khác
tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.
(4) Điều kiện thuận lợi là mức độ một cá nhân tin rằng một tổ chức cùng một
hạ tầng tồn tại nhằm hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Nhân tố này lại tác động trực tiếp
đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng.
Trong mô hình còn xuất hiện 4 nhân tố trung gian: giới tính, tuổi tác, kinh
nghiệm và sự tự nguyện sử dụng. các nhân tố trung gian này tác động gián tiếp đến
dự định hành vi thông qua các nhân tố chính.
2.3.1.3 Lý thuyết về phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory IDT)
Công trình nghiên cứu về Phổ biến sự đối mới nghiên cứu về vấn đề bằng cách
nào, tại sao và tại một tốc độ nào thì những ý tưởng mới và công nghệ mới sẽ được



×