Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

thực tráng sử dụng đất việt nam trong điều kiện bđkh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.93 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021

Đề tài bài tập lớn: Nghiên cứu thực trạng quản lý sử dụng đất trong điều kiện
biên đổi khí hậu

Họ và tên sinh viên:

Kiều Đức Mạnh

Mã sinh viên:

1811070651

Lớp:

ĐH8QĐ4

Tên học phần:
Quản lý và sử dụng đất trong
điều kiện biến đổi khí hậu

Giảng viên hướng dẫn:

Bùi Nguyễn Thu Hà


Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2021

1


2


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế -xã hội là sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng.Sự bùng nổ dân số dẫn tới sự
gia tăng nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khỏe,... vấn đề an ninh lương thực được đặt lên
hàng đầu. Lượng tài nguyên đất đai có giới hạn mà nhu cầu của con người ngày càng
tăng dẫn đến việc sử dụng đất bền vững trở thành vấn đề mang tính tính tồn cầu nhất
là trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh tác động của
biến đổi khí hậu.
Ngày nay, các hiểm họa và thách thức về mơi trường khơng cịn giới hạn trong
phạm vi của từng quốc gia hay từng khu vực mà đã mang tính toàn cầu. Một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại đó là sự nóng lên tồn cầu và mực nước
biển dâng - những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Với hơn 75% dân số sống dọc theo bờ biển dài hơn 3260 km, Việt Nam là một
trong năm nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự BĐKH tồn cầu. Trong đó, tài ngun đất
là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Các vấn đề ngập úng,
hạn hán, sa mạc hóa, nhiễm mặn, xói mịn, rửa trơi, sạt lở... ngày càng nặng nề, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và đời sống
của con người, để có thể ứng phó hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại của BĐKH, việc
nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp trong điều kiện biến đổi khí

hậu từ đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch hành động, đưa ra các giải pháp có tính khả thi
ứng phó hiệu quả với BĐKH nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững là vô cùng cần
thiết.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động BĐKH đến thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp Việt
Nam để xác định các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất nộng
nghiệp Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp tối ứu trong q trình quản lý sử dụng đất nơng nghiệp
trong tác động của biến động khí hậu.
3.Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam.
- BĐKH tác động đến quá trình sử dụng đất nộng nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3


Tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp theo địa giới hành chính Việt Nam; trong đó tập
trung nghiê cứu thực trang và định hướng sử dung đất nộng nghiệp bị ảnh hưởng bởi
BĐKH.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU
VIỆT NAM
1.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất đai và các yếu tố khí hậu
BĐKH giờ đây là một thực tế đã được chứng minh có cơ sở khoa học. Trong
những năm qua BĐKH đã có những biểu hiện xảy ra ở Việt Nam thông qua: nhiệt độ bề
mặt trái đất tăng cao, trong vòng 50 năm qua (1958 - 2008) nhiệt độ trung bình năm của
Việt Nam đã tăng lên từ 0,5 đến 0,70 C; mưa bão diễn biến bất thường theo không gian
và thời gian, sự thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm không thể hiện xu thế
tăng hay giảm nhưng cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, những vùng mưa

nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn; mực nước biển dâng cao,
mực nước biển trung bình hiện nay ở nước ta đã tăng lên 20 cm so với 50 năm trước...
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí
hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt; ảnh hưởng gián
tiếp thông qua sinh vật. BĐKH gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều
hơn,… làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mịn, khơ
hạn nhiều hơn. Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm
mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài
nguyên đất. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi
về hình thái trong chu trình nước: mưa - nước bốc hơi… đều dẫn đến sự thay đổi cơ chế
ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dịng chảy. Ngược lại, việc sử dụng đất đai cũng
có ảnh hưởng đối với sự thay đổi các yếu tố khí hậu. Lượng phát thải khí nhà kính do
sử dụng đất, chặt phá dẫn đến suy thoái rừng,… là những ngun nhân tác động đến sự
nóng lên của tồn cầu (Viện Nghiên cứu quản lý đất đai).
1.2 Mối quan hệ giữa BĐKH với sử dụng đất
Trong những năm qua, BĐKH đã có những biểu hiện xảy ra ở Việt Nam, thông qua một
số biểu hiện như: nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, mưa bão diễn biến bất thường theo
không gian và thời gian, thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm, cường độ mưa
đang có xu hướng gia tăng, mực nước biển dâng cao, ....
Trong đó, khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai
và việc sử dụng đất. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và
nhiệt độ; ảnh hưởng gián tiếp thông qua hệ sinh vật.

4


Như vậy, mối quan hệ giữa BĐKH và sử dụng đất là mối quan hệ hai chiều, tác động
qua lại lẫn nhau. - BĐKH gây ra những tác động đến việc sử dụng sử dụng đất: Do BĐKH,
đất nông nghiệp có thể bị giảm, một phần diện tích sẽ khơng sử dụng được nữa do ngập
úng, khơ hạn, xói mịn hoặc sẽ phải chuyển đổi thành đất ở cho những hộ dân phải di rời

do ảnh hưởng của thiên tai (ngập lụt, sạt lở đất). Mặt khác BĐKH gây ra các hiện tượng
ngập úng, xói lở bờ sơng, sạt lở bờ biển, sạt lở đất…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện
tích đất ở, một bộ phận dân cư sống ở khu vực đồng bằng, khu vực đồi núi ven các sông
suối sẽ phải di rời đến nơi ở khác; cơ sở hạ tầng (giao thơng, thuỷ lợi, năng lượng, cấp
thốt nước…) cũng bị ảnh hưởng, gây sức ép trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng mới
thay thế các cơng trình đã bị hư hỏng do thiên tai.
- Việc sử dụng đất đặc biệt là trong nông nghiệp cũng gây ra những tác động đến
BĐKH: Việc sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng lớn đối với lượng nước bốc hơi. Những
thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay đổi về hình thái trong chu
trình nước: mưa - nước bốc hơi… đều dẫn đến sự thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng
nước ngầm và các dịng chảy. Hơn nữa, lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất và
chuyển mục đích sử dụng đất cũng là nguyên nhân đối với sự nóng lên tồn cầu mà việc
chặt phá rừng vẫn cịn diễn ra dẫn đến suy thoái rừng là một trong những nguyên nhân
chính.
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NỘNG NGHIỆP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA
BĐKH
1. Biến động sử dụng đất và một số biểu hiện ảnh hưởng của khí hậu đến chất lượng
đất đai
1. Biến động sử dụng đất ở nước ta trong những năm qua
1.1.Giai đoạn 1990-2000
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng hơn 33 triệu ha, trong đó diện tích sơng suối, núi
đá và các đảo chiếm gần 2 triệu ha, còn lại 31 triệu ha là diện tích đất liền, được phân bổ
theo các nhóm đất như sau :
Bảng 1.1. Hiện trạng biến động sử dụng đất đai cả nước giai đoạn 1990 – 2000
Năm 1990
TT

Mục đích sử dụng
Tổng diện tích TN


1

Đất nơng ngiệp

2

Đất phí nơng nghiệp

3

Đất chưa sử dụng

Diện tích
(nghìn ha)
33.103

Năm 2000

100

Diện tích
(nghìn ha)
32.924

16.406

49,56

20.388


61,92

2.422

7,32

3.253

9,88

14.275

43,12

9.283

28,20

5

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)
100


* Nhóm đất nơng nghiệp
- Đất sản xuất NN: Trong giai doạn 1990 – 2000, nhờ những chính sách khuyến
khích đầu tư cơ bản, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vừa khai hoang phục
hóa mở rộng diện tích, vừa chú ý các biện pháp cải tạo đất nên đất sản xuất nông

nghiệp tăng liên tục (tăng 3.982 nghìn ha), bình quân mỗi năm tăng khoảng 362 nghìn
ha.
Năm 2000, cả nước có 9.570 nghìn ha đất sản xuất nơng nghiệp, chiếm 28,45%
tổng diện tích tự nhiên; trong đó phần lớn được phân bổ ở các vùng đồng bằng sông
Cửu Long (khoảng 27,18%), vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (18,67%).
Diện tích đất trồng cây hàng năm có khoảng 6.760 nghìn ha (chiếm 66,98% diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp). Trong đó đáng chú ý nhất là đất trồng lúa trong giai
đoạn 1990
– 2000 tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần.
Khoảng 10 năm trở lại đây, với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa
sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và dịch vụ nên diện tích trồng lúa đã giảm đi
nhanh chóng (khoảng 400 nghìn ha), trung bình mỗi năm giảm khoảng 52 nghìn ha.
Trong đó vùng đồng bằng Sơng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực
giảm diện tích đất trồng lúa nhiều nhất, chiếm khoảng 80% diện tích của cả nước.
- Đất lâm nghiệp có rừng: Do có các biện pháp hợp lý về việc bảo vệ, khoanh nuôi
tái sinh rừng vùng với việc thực hiện các chính sách và chương trình trồng rừng phủ
xanh đất trống đồi núi trọc nên diện tích đất lâm nghiệp của cả nước có xu hướng
tăng lên liên tục
trong giai đoạn 1990 – 2000 (khoảng 5triệu ha). Tính đến năm 2000, diện tích
đất lâm nghiệp là 11.575 nghìn ha. Tuy diện tích đất lâm nghiệp tăng nhưng chất
lượng rừng lại giảm sút đến mức đáng lo ngại. Năm 1943, cả nước có khoảng 10 triệu
ha rừng giàu (khoảng 70% diện tích đất rừng); nhưng đến năm 2008 chỉ cịn 9% rừng
tự nhiên là rừng giàu (với trữ lượng 150m3/ha), 33% là rừng trung bình (trữ lượng
khoảng 80 – 150 m3/ha) và khoảng 58% là rừng nghèo (trữ lượng dưới 80 m3/ha).
Diện tích rừng ngập mặn của cả nước năm 2000 có khoảng 280.000 ha, tăng gần
25.000 ha so với năm 1990 nhưng lại giảm hơn 10.000 ha so với năm 1996 và hiện
6


nay vẫn tiếp tục giảm.


1.2. Giai

2000 - 2013

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.907 nghìn ha,
trong đó có 92,52% tổng diện tích được đưa vào sử dụng cho các mục đích, cịn lại
7,48% là đất chưa sử dụng. Cụ thể như sau:
- Đất nơng nghiệp: 26.823 nghìn ha, chiếm 81,05% diện tích tự nhiên;
- Đất phi nơng nghiệp: 3.797 nghìn ha, chiếm 11,47% diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng: 2.477 nghìn ha, chiếm 7,48% diện tích tự nhiên.

7


Trong giai đoạn 2000 – 2013 sự biến động về diện tích, cơ cấu các loại đất cho
thấy diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đều tăng, điều này phù hợp với
quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Diện tích đất chưa sử dụng giảm đi đáng kể do được chuyển sang đất nông nghiệp
và đất phi nơng nghiệp.
* Nhóm đất nơng nghiệp

Diện tích đất nơng nghiệp đến năm 2013 có 26.823 nghìn ha, tăng 5.291 nghìn ha
so với năm 2000 (bình quân tăng 407 nghìn ha/năm), trong đó đất sản xuất nơng
nghiệp tăng 672 nghìn ha, diện tích đất lâm nghiệp tăng 4.270 nghìn ha, góp phần
nâng độ che phủ lên 39,10%.
Bảng 1.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2013

Loại đất


TT

Năm 2000

Năm 2010

21.532

26.226

Đất sản xuất nông nghiệp

9.570

Đất trồng cây hàng năm

2

(tăng +, giảm -)
Năm2013

2010/2000

2013/2010

26.823

4.694

597


10.126

10.232

556

106

6.760

6.438

6.409

- 322

- 29

Đất lúa nước

4.268

3.998

3.966

- 270

- 32


Đất lúa nước 2 vụ trở lên

3.147

3.297

3.290

150

-7

Đất trồng cây lâu năm

2.819

3.689

3.822

879

133

11.575

15.366

15.845


3.791

479

Đất nơng nghiệp
1

So sánh

Diện tích

Đất lâm nghiệp

Năm 2013 cả nước có 3.797 nghìn ha (tăng 947 nghìn ha so với năm 2000), chiếm
11,47% diện tích tự nhiên
Việc sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp chưa hợp lý, như đất phát triển các
khu, cụm cơng nghiệp cịn dàn trải. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo
dục - đào tạo, thể dục và thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu; đất dành cho giao
thông đơ thị cịn thiếu, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13% (yêu cầu từ 20 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh thấp dưới 1% (u cầu 3 - 3,5%); đất dành
cho các cơng trình cơng cộng như cơng viên, cây xanh,... cịn thiếu, nhất là tại các đô
thị lớn.
8


2.1.1. 2. Một số biểu hiện ảnh hưởng của khí hậu đến chất lượng đất nông nghiệp
Chất lượng đất là thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đối với mục đích sử
dụng đất cụ thể, do đó có thể hiểu rất ngắn gọn, rõ ràng chất lượng đất được xác định bởi
các yếu tố - loại đất, đặc tính, tính chất đất và khả năng sản xuất của đất. Như vậy các yếu
tố khi hậu ảnh hưởng đến chất lượng đất bao gồm nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới

loại đất, đặc tính, tính chất đất.
Sự khơng đồng nhất về địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự phát triển
kinh tế - xã hội đã tạo nên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đồng thời cũng gặp phải những
tác động của sự thay đổi các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất khác nhau. Nguyên nhân của
chúng không thể khẳng định hồn tồn là do BĐKH nhưng cũng khơng thể phủ nhận là
không chịu ảnh hưởng của BĐKH.
Hiện nay chất lượng đất và môi trường đất đã và đang bị đe dọa và tổn thương do nhiều
nguyên nhân khác nhau đặc biệt phải kể đến yếu tố khí hậu do sự sự biến đổi khí hậu tồn
cầu và sự khai thác sử dụng đất bất hợp lý của con người để mưu sinh. Những thập kỷ qua
khi nền kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ thì cũng là lúc con
người khắp hành tinh phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức của thiên tai và suy
thoái nghiêm trọng tài nguyên đất. Đất nước Việt Nam với diện tích hơn 33 triệu ha tuy
thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất đai khá màu mỡ, thực vật phát triển thuận lợi,
song cũng đang phải hứng chịu những nguy cơ suy thoái đất và ô nhiễm môi trường đất
ngày càng gia tăng do các tác động của vấn đề khí hậu.

9


Vùng núi trung du Miền
Bắc: bão, lũ quét, hạn hán
- xói mịn, sạt lở đất

Đồng bằng sơng Hồng: bão, lũ, lụt,
nước biển dâng - sạt lở đất, ngập
úng

Dải ven biển: bão, lũ, lũ quét, nước
biển dâng - xâm nhập mặn, hạn
hán, ngập úng


Tây Ngun: lũ, hạn hán, bão xói mịn, sạt lở đất

Dải ven biển: bão, lũ, lũ quét, nước
biển dâng - xâm nhập mặn, hạn
hán, ngập úng

Hình 1: Các tác động của BĐKH đến tài nguyên đất Việt Nam

10


11


Một số biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng đất như:
a. Đất bị xâm nhập mặn
Hiện nay, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền, độ mặn tăng cao và thời gian
ngập mặn kéo dài. Đó là hậu quả của các yếu tố: nước biển dâng cao; lưu lượng nước sơng
trong mùa khơ ít đi do rừng thượng nguồn ở các nước đầu nguồn thuộc lưu vực sơng bị tàn
phá nặng nề....
Năm 2005, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì
dài xảy ra phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông,
sông Cổ Chiên xâm nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60 - 80 km. Còn trên tuyến sông Hậu,
nhập mặn cũng vào sâu 60 - 70 km. Riêng các dịng sơng chính như Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ
Đông độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120 - 140km.
Năm 2008, tình trạng hạn - nước mặn xâm nhập diễn biến gay gắt hơn. Tại Cà Mau, trong
tháng 3/2008, nước mặn đã xâm nhập nghiêm trọng vào vùng ngọt của huyện U Minh. Tại
một số khu vực này, người dân đã phá các đập để đưa nước mặn vào ni tơm làm cho tình
hình nhiễm mặn càng trở nên nghiêm trọng. Tại Bến Tre, trên sông Cửa Đại, nước mặn vào

đến xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cách biển 30km.

12


Năm 2009, vào tháng 5, nước mặn đã xâm nhập sâu nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long 70 km qua các cửa thuộc sông Mê Kông, sâu hơn 5 km so với cùng k 2008. Tại Hậu
Giang, nước mặn từ sông Trần Đề đã vào đến xã Phú Hữu; tại Vĩnh Long, nước mặn từ sông
Định An, Cung Hầu đã vào đến xã Quới An (huyện Vũng Liêm) và thị trấn huyện Trà Ôn.
Trên địa bàn Cà Mau, nước mặn từ sơng Ơng Đốc đã xâm nhập sâu 65 km. Nước mặn từ
sông Cái Lớn cũng xâm nhập sâu 65 km đến thị xã Vị Thanh (Hậu Giang). Trước đó, nước
mặn từ 6 cửa sơng nói trên và cửa Cổ Chiên (thuộc hệ thống sông Mê kông), từ cửa sơng
Ơng Đốc, Cái Lớn đã xâm nhập sâu từ 10 - 60 km đến địa bàn 53 xã thuộc các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long,
Hậu Giang.
Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven biển lớn hơn nhiều ở các khu vực khác. Nước mặn
xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp.
b. Đất bị khơ hạn và hoang mạc hóa
Sự phối hợp khơng hài hịa giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có
khả năng thúc đẩy các q trình hạn hán, hoang mạc hóa của đất. Nguy cơ nắng nóng và đất
đai bị khơ cằn nhiều hơn làm giảm năng suất trồng trọt.
* Khô hạn
Tại những vùng đất khô hạn, bán khô hạn, sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ và lượng mưa có
thể ảnh hưởng lớn tới đất đai.
Ví dụ, hạn hán đã gây thiệt hại nhiều mặt cho các vùng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung
bộ. Hạn hán kéo dài, làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm suy giảm đáng kể sức sản xuất của
đất. Trung bình trong 10 năm qua, diện tích bị khơ hạn ở miền Trung lên tới
140.000 ha và mất trắng gần 50.000 ha. Theo báo cáo mới nhất của Cục Thủy lợi (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), hạn hán đã gây thiếu nước cho trên 120.000 ha đất canh

tác, tập trung ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Hạn hán cũng đã
bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, mực nước trên các sông, hồ đều cạn
kiệt.
* Hoang mạc hóa:
Điều đáng nói là sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khơ hạn, bán
khô hạn, kể cả một số vùng ẩm ướt khơng chỉ do khí hậu và BĐKH, mà cịn do sức ép của
sự gia tăng dân số và hoạt động sống của con người. Diện tích đất liên quan đến hoang mạc
13


hóa phân bố trên khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Tây Bắc và Duyên hải

14


Miền Trung. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cả nước có tới 9,34 triệu ha đất đồi núi
trọc, đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới hoang mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên
tồn quốc, trong đó khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa với trên 4
triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị
thối hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thối hóa cao. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc,
nơi cịn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mịn và suy thối đến khơ
cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất
của nước ta hiện nay.
Dọc theo bờ biển miền Trung đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát
hẹp trải dài với khoảng 462.000 ha, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên tồn quốc,
trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Với điều kiện độ che phủ kém, đất
cát thường chứa ít nước và nhiều khơng khí, nguồn nước mặt cung cấp hầu như khơng đáng
kể, vì vậy vào những ngày nắng, đất cát thường bị nung nóng mạnh mẽ bởi bức xạ mặt trời.
Kết cấu đất vốn đã kém bền vững lại càng dễ bị phá hủy. Cùng với gió mạnh, hình dạng các
cồn cát di dộng thay đổi hàng ngày, những trận gió cát, bão cát khiến cho khu vực khơ nóng

càng trở nên khắc nghiệt.
c. Đất bị ngập úng
Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tượng triều cường xảy ra liên tiếp đã làm cho
vấn đề ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại miền Bắc, hội tụ đới gió Đơng
Nam kết hợp với bộ phận khơng khí lạnh phía Bắc tràn xuống là nguyên nhân dẫn đến trận
mưa cực lớn gây ngập úng ở nhiều nơi.
Ví dụ, cuối tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội, tính riêng lượng mưa trong vòng 24 giờ đầu
tiên tại đường Láng đã lớn thứ hai trong lịch sử (sau trận mưa năm 1984), đây là hiện tượng
thời tiết bất thường, trái với quy luật. Tại miền Trung, Bình quân mỗi năm có khoảng 12
vạn ha lúa bị úng ngập (trong đó có khoảng 4 vạn ha bị mất trắng, trên 7 vạn ha bị ảnh
hưởng) và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị úng ngập. Tại miền Nam, từ năm 2004 - 2007, đỉnh
triều cường trên sông Hậu tại thành phố Cần Thơ mỗi năm cao thêm 4 cm, gây nên tình
trạng ngập lụt thường xuyên ở một số tuyến đường phố trung tâm Thành phố Cần Thơ. Ở
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay, mực nước thủy triều của Thành phố Hồ Chí
Minh cũng liên tục tăng nhanh, từ mức 1,22m lên 1,55m.
d. Đất bị xói mịn, rửa trơi
BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay
15


đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây ra hiện

16


tượng xói mịn nhiều hơn. Các quan trắc có hệ thống về xói mịn đất từ 1960 đến nay
cho thấy trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mịn
từ trung bình đến mạnh.
Vùng Tây Bắc đất dốc chiếm 98% nên nguy cơ thối hóa và xói mịn là rất lớn.
Hàng năm, chỉ trong 6 tháng mùa mưa, lượng đất mất đã chiếm tới 75 - 100% tổng

lượng xói mịn cả năm, cịn lại dưới 25% lượng đất bị xói mịn xẩy ra trong các trận
mưa giông ở thời k chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (tháng 3 - 4) hoặc từ mùa
mưa sang mùa khô (tháng 11).
Ở các tỉnh miền Trung, mùa mưa tập trung vào 4 tháng đầu năm và giữa mùa gió
mùa Đơng bắc, có nơi mưa dồn dập từ tháng 9 đến tháng 12, là nguyên nhân chính
gây xói mịn rửa trơi.
e. Sạt lở đất
Tình hình sạt lở đất trong mấy thập niên vừa qua đã xảy ra rất phổ biến với hai loại
hình sạt lở đó là xói lở bờ biển; sạt lở đất ven sơng và vùng cao:
* Xói lở bờ biển
Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm.
Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây cũng góp phần gây
ra sụt lở mạnh hơn. Ngồi ra, sự tăng dịng chảy sơng cũng là một ngun nhân gây
xói lở, nhưng thường xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn.
* Sạt lở đất ở ven sông và vùng cao
Sạt lở đất ven sông và vùng cao cũng là một vấn đề xẩy ra thường xuyên ở Việt
Nam. Dọc theo các hệ thống sơng vào mùa mưa lũ, có hiện tượng sạt lở đất nghiêm
trọng ở nhiều nơi, đặc biệt ở phần hạ lưu các con sông Hồng, Cửu Long, Trà Khúc,
Ba...
Những nơi có độ dốc cao, tầng đất không dày, sâu trên 1 m đã gặp những tầng đá
vụn, đất khơng bám được vào lớp đá vụn phía dưới bị bong ra, lở xuống xuống phía
dưới theo trọng lực. Ở Mường Tè (Lai Châu), Yên Sơn (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên
Bái) các trận mưa rào đầu vụ đã làm trượt cả tầng đất mặt đang trồng lúa, ngô xuống
dưới chân dốc.
Sạt đất, trượt lở đất không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm hư hại đường
giao thơng, cơng trình xây dựng và có những vụ đã vùi lấp một phần diện tích bản
17


làng, sông, suối.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Các giải pháp quản lý và sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH, về cơ bản, khơng có sự
khác biệt lớn với những nguyên tắc của chính sách đất đai cũng như các giải pháp ứng
phó chung đối với BĐKH. Ngồi những giải pháp chung để ứng phó với tác động của
biến đổi khí hậu, các giải pháp này bao gồm 2 loại chính đó là giải pháp thích ứng và
giải pháp giảm nhẹ:
3.1.Giải pháp chung
Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã triển khai kế hoạch quốc gia và thực tiễn ở
Việt Nam, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp như sau.
- Chiến lược, chính sách: Việt Nam cần phải tăng cường hành động hơn nữa trong
lĩnh vực này, các cơ quan chức năng trong nước phải phối hợp chặt chẽ với nhau, với
các tổ chức quốc tế để thực hiện tốt những biện pháp lồng ghép ứng phó với diễn biến
của khí hậu, đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước liên quan đến biến đổi khí
hậu, xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực đất đai.
Rà sốt hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu
tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác
định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những nội dung cần bổ sung
để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ
thống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên quan đến thích ứng và giảm với BĐKH
và các cơ chế chính sách khác có liên quan.
Tích hợp yếu tố BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: là
hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đó,
bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch, các nhiệm vụ và sản phẩm cũng như các phương tiện, điều
kiện thực hiện cho phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và
những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất.


18


BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU

Gia tăng nhiệt độ và ảnh hưởng của khí hậu, thời
tiết
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Đất đai sử dụng cho mục đích nơng nghiệp, phi nơng nghiệp,…

T
H
Í
C
H

G
I

M

SỬ DỤNG ĐẤT

N
H


Quy hoạch sử dụng đất, định

cư, tái định cư,…


N
G

CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI ĐẤT
ĐAI

GIẢI PHÁP
THÍCH ỨNG

GIẢI
PHÁP
CHUNG

GIẢI PHÁP
GIẢM NHẸ

Hình 2: Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên đất đai và các đáp ứng
giải quyết vấn đề BĐKH với tài nguyên đất
- Khoa học công nghệ: Các kết luận khoa học chính là cơ sở cho việc

hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho sự phát triển
bền vững. Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các chương trình nghiên cứu
nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của BĐKH đến tài nguyên
đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các loại hình
sử dụng đất, các vùng ven biển, xây dựng các kịch bản ngập lụt ở các vùng cửa
sông, ven biển thấp, các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam cho giai đoạn

2010 - 2100.
- Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông: Biện pháp quan trọng

khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách... về khí hậu và BĐKH đến tài nguyên
đất ở Việt Nam để có cách thích ứng với BĐKH.
19


- Hợp tác quốc tế: Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng đất nhằm ứng

phó với BĐKH, danh mục các chưng trình, dự án thuộc lĩnh vực BĐKH đến
tài nguyên đất ở Việt Nam để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công
nghệ từ

20


các nước phát triển.
3.1.1. Giải pháp thích ứng

Đối với đất đai chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH,
việc sử dụng đất sẽ hạn chế và phải được quản lý chặt chẽ. Để làm được điều
đó, cần phải đánh giá mức độ bị ảnh hưởng, khả năng chịu ảnh hưởng, tình hình
sử dụng đất hiện tại, tính tuần hồn của việc sử dụng đất. Đối với từng vùng cần
lưu ý các vấn đề sau:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long: Đối với hai vùng

đồng bằng cần xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng đất thích ứng với BĐKH
cho các tỉnh một cách thiết thực. Giải pháp "sống chung" với lũ đã được

người dân địa phương lựa chọn và trải nghiệm qua nhiều năm cần được tiếp
tục phát triển, nâng cao và hoàn thiện theo hướng thích ứng tác động của
mực nước biển dâng trong tương lai.
- Dải ven biển: Thích ứng xu thế hạn hán gia tăng và hoang mạc hóa

ở dải ven biển Nam Trung Bộ là định hướng ưu tiên nhằm giảm tính dễ bị
tổn hại, phịng ngừa và hạn chế thối hóa đất và hoang mạc hóa, xâm nhập
mặn, ngập lụt và xói lở bờ biển do tác động của BÐKH đối với vùng có khí
hậu khơ hạn và bán khô hạn.
Để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi
ro cho con người và tài sản, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, ngay từ bây giờ, vùng
ven biển cần được xem xét quy hoạch sử dụng đất một cách cẩn trọng có xét đến
các yếu tố BĐKH và nước biển dâng.
- Vùng núi và cao nguyên: Ðây là vùng thường xuyên chịu tác động

của những hiện tượng khí hậu, như mưa lớn, lũ qt, sạt lở đất, khơ nóng và
hạn hán. Hiện tượng này càng có xu hướng xảy ra mạnh mẽ hơn do ảnh
hưởng của BĐKH. Do vậy, định hướng sử dụng đất của khu vực này cần chú
trọng đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới, tiêu; Tăng cường
nông lâm kết hợp, khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất theo hướng sản
xuất hàng hóa; Bảo vệ duy trì và phát triển thảm thực vật ở khu vực đầu
nguồn, khu vực núi cao, khu vực có tính phịng hộ.
3.1.2. Giải pháp giảm nhẹ

- Những giải pháp về quản lý, sử dụng đất để giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính:
+ Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp hiện có, mở rộng diện tích đất trồng
rừng… nhằm thúc đẩy thực hiện các chương trình để bảo tồn và tăng cường bể
hấp thụ khí nhà kính. Đảm bảo bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24
triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.

+ Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi
trọc tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.
+ Áp dụng mơ hình sử dụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát
21


thải khí nhà kính. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến và nơng nghiệp hữu cơ
cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ơ
nhiễm môi trường.

22


- Rà soát quy hoạch, đặc biệt là các vùng ven biển và đô thị chịu ảnh
hưởng của BĐKH: Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các cơng trình tiêu
úng; Đất giao thông để xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão; Đất
ở phục vụ cho việc tái định cư, di dân. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý tạo
điều kiện cho việc định canh, định cư.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Vị trí địa lý và địa hình đã tạo cho tài nguyên đất của Việt Nam
chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khí hậu. Nhưng ngược lại, việc
sử dụng đất của Việt Nam cũng là một trong những ngun nhân có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến những biến đổi về thời tiết. Kết quả đánh giá tổng
quát tác động của BĐKH đối với tài nguyên đất đai cho thấy hiện tượng
xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, diện tích đất bị khơ hạn có xu
hướng mở rộng, hiện tượng ngập úng, xói mịn, rửa trơi, sạt lở đất…
xảy ra thường xuyên và diễn biến phức tạp, đối với các vùng khác nhau
có những tác động đặc thù khác nhau.
Việc đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên đất đai là một việc
đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và kinh phí, kết quả của nghiên cứu

này mới chỉ là những đánh giá mang tính tổng quan. Tuy nhiên kết quả
nghiên cứu và các đề xuất về giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
đối với tài nguyên đất đai được đưa ra sẽ là các tài liệu tham khảo hữu
ích khi xây dựng định hướng về quản lý, sử dụng đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- BG-QLSDĐ-trong-ĐK-BĐKH-2019 (Bộ Tài nguyên môi trường

Hà Nội)
- Đánh giá tổng quát về tác động của biến đổi khí hậu và các biện
pháp ứng phó ( Thạc sỹ Mai Hạnh Nguyên)
-

23



×