Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập lớn triết học mác lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.77 KB, 15 trang )

Đề tài: “Động lực (mâu thuẫn biện chứng) của phát triển theo
quan điểm biện chứng duy vật ý nghĩa của việc nghiên cứu quan
điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”

1


A. MỞ ĐẦU
Trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan, quy luật mâu thuẫn
được lặp đi lặp lại nhiều nhất và là phổ biến nhất. Mâu thuẫn là tồn tại khách
quan, nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Mâu thuẫn được
bắt nguồn từ các mặt đối lập tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng.
Quá trình đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật và hiện
tượng đã tạo ra động lực cho sự phát triển của các sự vật và hiện tượng. Do đó,
bất kì một sự vận động phát triển nào ở trong thế giới vật chất đề bắt nguồn từ sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập, chỉ là xét ở những phạm vi khác nhau, những thời
điểm khác nhau và những hình thức khác nhau.
Con người tồn tại trong một thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng,
luôn có sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng với nhau. Sự đấu tranh
và tác động qua lại giữa các mặt đối lập bên trong sự vật và hiện tượng là động
lực của mọi sự phát triển. Trong thực tế, con người có thể quan sát và nhận biết
được những sự vận động này. Và từ sự nhận thức đó, con người có thể nghiên
cứu, tìm hiểu và từ đó tìm ra những phương hướng giải quyết để có những tác
động tích cực và chính xác lên những mâu thuẫn này.
Trên cơ sở nghiên cứu quy luật mâu thuẫn và nhận thức về động lực phát
triển, bài tập lớn xin trình bày về vấn đề này: “Động lực (mâu thuẫn biện chứng)
của phát triển theo quan điểm biện chứng duy vật ý nghĩa của việc nghiên cứu
quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”. Nội dung nghiên cứu đề
tài này sẽ được trình bày qua hai phần:
- Cơ sở lý luận về quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển.
- Thực tiễn của quan điểm này trong nghiên cứu, học tập.



B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý luận
2


1. Mâu thuẫn
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Mặt đối lập
Mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm,
những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các
mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các sự vật.
Ví dụ: Trong tư duy, hai mặt đối lập là tư duy tập trung khi chú ý cao độ vào
một vấn đề nào đó với tư duy phân tán khi để tâm trí trơi dạt, tư duy được thư
giãn nghỉ ngơi. Hai mặt đối lập là tư duy tập trung và tư duy phân tán tồn tại một
cách khách quan bên trong tư duy của con người. Một ví dụ khác là trong xã hội,
giàu và nghèo là hai mặt đối lập và tồn tại một các khách quan.
1.1.2. Mâu thuẫn
- Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các
mặt đối lập của mỗi sự việc, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với
nhau.
Ví dụ: Đồng hóa và dị hóa vừa thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa với nhau
trong q trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng hóa là tập hợp các phản ứng sinh
hóa nhằm mục đích xây dựng các phân tử lớn, phức tạp từ các thành phần nhỏ,
đơn giản để tích lũy năng lượng. Dị hóa là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm
mục đích phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn để giải
phóng năng lượng cho hoạt động sống. Trong tế bào vừa có q trình tổng hợp
xây dựng cấu trúc tế bào, vừa có quá trình phân giải các chất để cung cấp năng
lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. Năng lượng giải phóng trong q trình

dị hóa được sử dụng trong q trình tổng hợp. Do đó khơng có đồng hóa thì
khơng có dị hóa và ngược lại, khơng có dị hóa thì khơng có năng lượng để thực
hiện đồng hóa.
3


- Mâu thuẫn biện chứng, theo quan điểm mácxít, là khách quan vốn có của bất kỳ
sự vật, hiện tượng nào. Một sự vật chỉ tồn tại, chỉ có sức sống chừng nào nó bao
hàm mâu thuẫn, chứa đựng những mâu thuẫn. Mâu thuẫn biện chứng là khái
niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn
biện chứng không chỉ là sự phủ định, sự đấu tranh, loại trừ lẫn nhau giữa các mặt
đối lập mà nó cịn là sự nương tựa, dựa vào nhau giữa các mặt đối lập, vì vậy nó
bao gồm cả sự thống nhất giữa chúng. Thống nhất là điều kiện của đấu tranh,
còn đấu tranh để đi tới giải quyết mâu thuẫn. Với ý nghĩa đó , có thể nói mâu
thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Mâu thuẫn
biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển.
Ví dụ: Mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa tính tốt và tính
xấu bên trong tính cách một con người. Tính tốt và xấu hợp thành một chỉnh thể
hồn chỉnh thống nhất bên trong tính cách của con người, cùng giữ vai trò chi
phối hoạt động, hành vi của con người. Tính tốt và tính xấu khơng chỉ thống nhất
mà cịn ln đấu tranh với nhau, ln loại trừ, bài xích và phủ định lẫn nhau. Tuy
nhiên, hai mặt này bị ảnh hưởng bởi tác động của mơi trường. Nếu mơi trường
giáo dục tốt thì tính tốt sẽ lấn át tính xấu và ngược lại. Do đó, có thể nói tính tốt
và tính xấu trong tính cách một con người tồn tại trong sự liên hệ tác động qua
lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
1.2. Phân loại mâu thuẫn
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với sự vật được xem xét, có thể
phân loại các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật, hiện tượng và quy định trực tiếp quá trình vận động

và phát triển của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa hoạt động ăn và hoạt
động bài tiết là mâu thuẫn bên trong mỗi con người.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật là mâu thuẫn xuất hiện trong mối
quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và
4


phát triển của sự vật, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới có tác
dụng.
- Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia
thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, sự phát triển ở
tất cả các giai đoạn của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong suốt quá trình tồn
tại của sự vật. Ví dụ: mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn mua đồ hiệu là mâu
thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của con người.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật, chỉ quy định sự phát triển, vận động của một hay một số mặt của
sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong một giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu
và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giải đoạn phát triển
nhất định của sự vật, và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải
quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong là điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn
khác ở cùng giai đoạn. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện cho sự
phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này sang hình thức
khác.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật, khơng đóng vai trị quyết định trong sự phát triển
của sự vật và hiện tượng.

- Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa
các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, chia mâu thuẫn trong xã hội thành
mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

5


Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đồn người
có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khơng thể điều hịa được. Ví dụ: Mâu thuẫn
giữa nông dân với địa chủ trong xã hội phong kiến.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi
ích cơ bản khơng đối lập nhau, nên chỉ là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời. Ví dụ:
Mâu thuẫn giữa lao động trí óc với lao động chân tay.

1.3. Tính chất chung của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn có tính chất khách quan: vì mối liên hệ, sự chuyển hóa, sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập là cái vốn có trong sự vật hiện tượng, là bản
chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất
biện chứng chứa đựng các mặt đối lập, tức là chứa đựng những mâu thuẫn tự
thân của nó; do đó mâu thuẫn tồn tại khách quan, khơng phụ thuộc vào ý thức
của con người.
- Mâu thuẫn có tính phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội,
tư duy và trong từng giai đoạn, quá trình cũng tồn tại mâu thuẫn, vận động trên
cơ sở các mâu thuẫn nội tại của các mặt đối lập của nó hoặc giữa nó với các sự
vật, hiện tượng khác.
- Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật, hiện tượng, q trình đều có
thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những
điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; trong các lĩnh vực khác
nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính

phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.

2. Quá trình vận động của mâu thuẫn.

6


2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ ràng buộc, không
tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm
tiền đề tồn tại. Không có sự thống nhất thì khơng tạo thành sự vật. Sự thống nhất
này bị phá hủy thì sự vật khơng tồn tại nữa. Sự thống nhất này là sự thống nhất
từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát triển của chính bản
thân các mặt đối lập.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có
những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất”
của các mặt đối lập. Vậy nên, sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự
đồng nhất, sự phù hợp, tác động ngang nhau. Trong trường hợp này, thống nhất
được hiểu là trạng thái mà những yếu tố chung của hai mặt đối lập giữ vai trị chi
phối; đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.
Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết là hai mặt đối
lập, nhưng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau bên trong cơ thể con người.
Nếu có hoạt động ăn mà khơng có hoạt động bài tiết thì con người khơng thể
sống được. Một ví dụ khác, các điện tích âm và các điện tích dương là hai mặt
đối lập nhưng được liên kết với nhau để bảo toàn các lớp điện tử vịng ngồi hay
các nhu cầu khác của các ngun tử, của các vật mang điện.
2.1.2. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, diễn ra trong thể thống nhất của

chúng và trải qua các giai đoạn thời kỳ khác nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối
lập có nhiều hình thức, phụ thuộc vào bản chất và trình độ phát triển của mâu
thuẫn, cũng như hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn. Đấu tranh
giữa các mặt đối lập tạo thành các chất vô cơ khác hẳn cuộc đấu tranh giữa các
mặt đối lập của các cơ thể sống. Đấu tranh trong lĩnh vực tự nhiên hoàn toàn
7


khác với đấu tranh trong xã hội... Tuy nhiên, tính chất chung, cơ bản của một
cuộc đấu tranh là đưa đến xóa bỏ những cái cũ, cái khơng phù hợp, cái lỗi thời để
tạo thành những cái mới. Vì vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc và
động lực của sự vận động và phát triển. Lênin khẳng định : “Sự phát triển là một
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.” Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, kẻ bóc lột
và người bị bóc lột là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh để bài trừ nhau, dành
quyền lợi về mình.
2.1.3. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất và đấu tranh với nhau mà chúng cịn
chuyển hóa lẫn nhau. Đó là q trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính
của nhau. Sự chuyển hóa này là kết quả của những tác động qua lại thường
xuyên giữa các mặt đối lập, là do sự thống nhất và đấu tranh giữa chúng.
2.2. Các giai đoạn của quá trình vận động của mâu thuẫn
- Khi mâu thuẫn mới xuất hiện, nó biểu hiện ở sự khác biệt khơng bản chất, mâu
thuẫn sau đó chuyển sang giai đoạn khác biệt bản chất.
- Những khác biệt bản chất trong những điều kiện phù hợp đều phát triển thành sự
đối lập.
- Tiếp tục phát triển, chúng chuyển thành các thái cực xung đột với nhau trong
mâu thuẫn, “chuyển hóa vào nhau” và bằng cách nào đó địi hỏi được giải quyết.
- Sau sự giải quyết mâu thuẫn, đối tượng chuyển sang trạng thái chất mới với
những mâu thuẫn mới.


3. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự phát triển
Mâu thuẫn giữ vai trò là nguồn gốc, động lực cơ bản của quá trình phát triển
bởi:

8


- Phát triển được hiểu là một quá trình sự vật này chuyển thành sự vật khác, giai
đoạn này chuyển thành giai đoạn khác bên trong một sự vật; hay đó là một q
trình đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.
- Mỗi sự vật đều bao hàm trong nó nhiều mâu thuẫn: bên trong và bên ngồi, cơ
bản và khơng cơ bản, chủ yếu và khơng chủ yếu… Giữa các mặt đối lập đó vừa
có tính thống nhất với nhau vừa diễn ra q trình đấu tranh với nhau; tức là,
trong sự thống nhất có sự đấu tranh, và đấu tranh trong tính thống nhất.
- Tính chất thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn có tác dụng làm
cho sự vật cịn ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi thành chất
mới.
- Tuy nhiên, giữa chúng không chỉ có sự thống nhất tương đối mà cịn ln diễn ra
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, đấu tranh giữa chúng có tính chất tuyệt đối.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các
mặt đang tác động lên sự vật và làm cho mâu thuẫn phát triển. Chính sự đấu
tranh đó dẫn tới sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Có thể hiểu là, hai mặt đối
lập ln tồn tại sự khác nhau, khi sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi
đến đối lập, hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển
hố lẫn nhau. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới;
sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Sự chuyển hóa này đã trực tiếp làm
cho vật chất chuyển hóa thành cái khác, sự vật khác hay giai đoạn khác… Theo
nghĩa đó, phát triển được hiểu là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Khi mâu thuẫn cũ đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại
bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại

được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Nếu
mâu thuẫn không được giải quyết, các mặt đối lập không được chuyển hóa, thì
khơng có sự phát triển.

9


4. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến
nên phải tơn trọng mâu thuẫn. Thứ hai, phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để
tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem xét vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các
mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khn, máy móc. Thứ
ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập, khơng điều hịa mâu thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo thủ, phải tìm ra
phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã
chín muồi.

II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trong nghiên cứu, học
tập của sinh viên
1. Vấn đề mâu thuẫn trong bản thân sinh viên: mâu thuẫn giữa suy nghĩ
lười học và mong muốn có thêm kiến thức mới.
Trước khi giải quyết được mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập này trong bản thân
sinh viên, cần dựa trên mâu thuẫn biện chứng theo quan điểm của chủ nghĩa duy
vật để hiểu rõ hơn về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai mặt đối lập này:
- Trong bản thân mỗi sinh viên luôn tồn tại hai mặt đối lập, đó là suy nghĩ lười học
và suy nghĩ muốn có thêm kiến thức mới. Hai mặt đối lập này biến đổi trái
ngược nhau, tồn tại khách quan bên trong suy nghĩ của bản thân sinh viên. Hai
mặt đối lập này càng thể hiện rõ nét hơn khi sinh viên mới bước chân vào môi
trường đại học, khơng cịn sự ước thúc từ thầy cơ và cha mẹ. Lười học là không
chăm chỉ, cần cù, không chịu suy nghĩ trong học tập và luôn cảm thấy chán nản

khi phải học. Có nhiều lý do dẫn đến những suy nghĩ lười học, tuy nhiên có thể
nói rằng một phần là do sinh viên bước vào môi trường đại học, một mơi trường
hồn tồn mới và khác xa với mơi trường cấp 3, khi đó sinh viên có cuộc sống
độc lập, khơng cịn sự ước thúc nên có thể sa vào những việc khác mà bỏ bê việc
học tập của bản thân. Suy nghĩ lười học khiến bản thân khơng cịn động lực học
10


tập, điều đó có thể dẫn đến việc bản thân quên dần những kiến thức cũ và không
thu nạp được thêm bất kì kiến thức hay kỹ năng mới nào. Ngược lại, mong muốn
có thêm kiến thức mới là muốn bản thân học được thêm nhiều kiến thức, nhiều
kỹ năng mới có ích trong học tập và trong cuộc sống. Môi trường đại học là một
môi trường hết sức năng động nên để có thể hịa hợp vào mơi trường ấy, sinh
viên không chỉ cần kiến thức sách vở mà còn cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng
trong thực tế. Hiểu được điều đó nên bản thân mỗi sinh viên vẫn ln có suy
nghĩ mong muốn được dung nạp thêm nhiều kiến thức mới. Trong quá trình rèn
luyện và học tập, hai suy nghĩ đối lập nhau này luôn tồn tại, đơi khi cản trở q
trình học tập của của bản thân sinh viên.
- Lười học và mong muốn có thêm kiến thức mới ở bên trong suy nghĩ của bản
thân sinh viên tồn tại trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái
ngược nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
- Suy nghĩ lười học và mong muốn có thêm kiến thức mới tạo thành mâu thuẫn
biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa chúng có
nghĩa là tồn tại không tách rời nhau trong suy nghĩ bản thân, chi phối suy nghĩ,
chi phối hoạt động, và mọi hành vi của bản thân sinh viên.
- Hai suy nghĩ đối lập nhau này khơng chỉ thống nhất mà cịn ln đấu tranh với
nhau, phủ định lẫn nhau. Đó là khi bản thân khơng muốn học, khơng muốn tìm
tịi, tìm hiểu những kiến thức và kỹ năng mới nhưng lại luôn mong muốn mình
có được nhiều những kiến thức và kỹ năng bổ ích trong cuộc sống.
- Suy nghĩ lười học và mong muốn có thêm kiến thức mới ln tác động qua lại

thường xuyên bên trong bản thân sinh viên, chi phối đến mọi hoạt động, hành vi
của sinh viên. Hai mặt đối lập này tác động ngang, nhưng luôn liên tục đấu
tranh, chuyển hóa lẫn nhau. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập này xảy ra trong
suốt cả một quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên. Dưới sự tác động của
môi trường, của từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể mà sự đấu tranh, hay mâu
thuẫn giữa hai mặt đối lập này sẽ được giải quyết, từ đó sẽ có một mặt giữ vai trị
chính yếu. Khi một trong hai mặt đối lập chiếm vị trí ưu thế, con người sẽ trở
11


thành một con người mới, khơng cịn là con người cũ. Có thể hiểu là dưới sự tác
động của mơi trường, hoàn cảnh cụ thể, nếu sinh viên để suy nghĩ lười học lấn át
đi cái mong muốn học hỏi của bản thân, thì sinh viên sẽ trở nên lười biếng,
không chăm chú học tập, dẫn tới việc sinh viên thiếu đi các kiến thức và kỹ năng
cần thiết trong học tập và cuộc sống. Ngược lại, nếu sinh viên để cho mong
muốn được học thêm những điều mới lấn át những suy nghĩ lười biếng, sinh viên
sẽ có thể có thêm động lực học hỏi, trở thành một con người mới với đầy kiến
thức và kỹ năng hữu ích.
2. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Từ việc phân tích sự tác động giữa hai mặt đối lập là suy nghĩ lười học và
mong muốn có thêm kiến thức mới bên trong bản thân mỗi sinh viên, có thể đưa
ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, sinh viên nên hiểu được điều gì là quan trọng với bản thân mình.
Khi bước chân vào môi trường đại học, mọi kiến thức và kỹ năng của sinh viên
là chưa đủ. Để có thể hịa nhập vào một mơi trường rộng mở và đầy năng động ở
đại học, sinh viên luôn phải trau rồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới. Khi đó
sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hơn, và
đó cũng là cách làm đẹp hồ sơ của bản thân và có ích cho những công việc sau
này. Ngược lại, khi thuận theo suy nghĩ lười học, sinh viên có thể bỏ lỡ những cơ
hội hữu ích.


Thứ hai, mỗi sinh viên nên ln tìm một động lực giúp bản thân

cảm thấy hứng khởi hơn trong việc học. Bởi hai mặt đối lập là suy nghĩ lười học
và mong muốn có thêm kiến thức mới luôn tác động qua lại lẫn nhau và đến khi
có sự tác động từ mơi trường hay các yếu tố khác thì hai mặt này sẽ chuyển hóa
lẫn nhau và một mặt sẽ chiếm vị trí chủ đạo. Hiểu được điều đó, khi sinh viên
cảm thấy đang có sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập này, sinh viên có thể tìm đến
những sự tác động khác từ chính bản thân mình như lý do vì sao mình khơng nên
lười học... hay những tác động từ môi trường bên ngoài như những bài viết,
những câu chuyện về học tập, hay chỉ dơn giản là nghỉ ngơi trong phút chốc... để
12


giúp mỗi bản thân sinh viên lấy lại sự hứng thú trong học tập để từ đó thúc đẩy
mong muốn có thêm kiến thức mới chiến thắng những suy nghĩ lười học.
Thứ ba, mỗi người sinh viên luôn phải cố gắng không ngừng và liên tục bài
trừ những suy nghĩ lười học bên trong bản thân mình. Bởi lẽ hai mặt đối lập này
luôn đấu tranh không ngừng và khi đến một thời điểm nhất định, dưới sự tác
động của các yếu tố khác thì mâu thuẫn giữa hai mặt này sẽ được giải quyết; tuy
nhiên sau khi được giải quyết thì hai mặt này khơng biến mất và vẫn tiếp tục đấu
tranh; vậy nên mỗi sinh viên cùng cần liên tục giải quyết mâu thuẫn này. Khi liên
tục bài trừ những suy nghĩ lười học, thì nó sẽ dần dần tác động nhỏ lại đến bản
thân mỗi người sinh viên, từ đó tác động của những mong muốn có thêm kiến
thức cũng sẽ lớn dần lên và tạo nên những điều tích cực cho sinh viên.

C. KẾT LUẬN
Trong cuộc sống và thế giới xung quanh chúng ta, các sự vật và các hiện
tượng luôn biến đổi không ngừng và trong các sự vật hiện tượng đó đều tồn tại
các mặt đối lập. Sự vận động, phát triển không ngừng của các sự vật, của các

hiện tượng hay của quá trình đều bắt đầu từ sự đấu tranh giải quyết mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập đó. Và khi mặt này thắng mặt kia thì nó sẽ chuyển hóa thành
một sự vật, hiện tượng hay một quá trình khác. Như vậy, mọi hành vi đấu tranh
sẽ được coi là chân chính khi nó thúc đẩy sự vật phát triển. Bài thu hoạch này
giúp chúng ta có cái nhìn sâu rộng, đầy đủ và thiết thực hơn về quy luật mâu
thuẫn, từ đó chúng ta có thể thay đổi cách nhìn phiến diện thành góc nhìn đa
chiều với cuộc sống. Khi tiếp cận quy luật mâu thuẫn, chúng ta sẽ có cái nhìn
khách quan hơn, tồn diện hơn những mâu thuẫn, đối lập trong cuộc sống và
hiểu rằng mọi mâu thuẫn là khách quan và mọi sự phát triển là tất yếu.
13


Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta, đặc biệt là những học sinh, sinh viên chúng em
khi nhận thức được quy luật mâu thuẫn này, chúng em sẽ có những việc làm thiết
thực, đó là tích cực học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, đạo đức, bản lĩnh và sức
khỏe để có thể tạo nên những tác động tích cực lên các mâu thuẫn của bản thân
để phát triển và ngày càng hồn thiện, từ đó góp cơng sức xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc.
Đây là những suy nghĩ bước đầu của em về đề tài “Động lực (mâu thuẫn biện
chứng) của phát triển theo quan điểm biện chứng duy vật ý nghĩa của việc nghiên
cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”, rất mong được sự
nhận xét, góp ý của Thầy, Cơ để em được hoàn thiện thêm trong thời gian sắp
tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Triết học Mác – Lênin trình độ Đại học, Hội đồng biên soạn giáo
trình mơn Triết học Mác – Lênin, Hà Nội, năm 2019.
• Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2006.
• Triết học: Giới thiệu các tác phẩm kinh điển (dùng cho học viên cao học và

nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản lý luận
chính trị, Hà Nội, năm 2008.
• Hỏi - Đáp Triết Học Mác - Lênin (dành cho hệ đại học khơng chun ngành
lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm
2020.

14


• Quy luật mâu thuẫn # Triết học Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh,
cập nhật ngày 7 tháng 2
năm 2021, truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.
• Một số vấn đề về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,
cập nhật
ngày
24 tháng 3 năm 2021, truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.

15



×