Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TRƯỜNG HỢP ĐIỂM đến MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 92 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG DU LỊCH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ

NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Mã số: DHH 2019-10-17
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

TS. Nguyễn Hồng Đơng

Huế, 2020
ii

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

LỜI CẢM ƠN


Hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học này, bên cạnh sự nỗ lực của
nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức
và cá nhân trong và ngoài đơn vị.
Chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Đại học Huế,
Ban KHCN&QHQT - Đại học Huế và Lãnh đạo Trường Du lịch, Tổ
KHCN&HTQT của Trường Du lịch – Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi và
các thành viên được thực hiện đề tài khoa học công nghệ này.
Xin trân trọng cám ơn những du khách Hàn Quốc tham gia khảo sát đã
nhiệt tình và sẵn sàng hợp tác trong việc cung cấp thông tin liên quan phục vụ
cho nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp đã tạo điều
kiện tốt nhất để giúp đỡ nhóm hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Huế, ngày 3 tháng 12 năm 2020
Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Hồng Đơng

iv

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG DU LỊCH
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
1.1 Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM
1.2 Mã số: DHH 2019-10-17
1.3 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hồng Đơng
1.4 Cơ quan chủ trì: Trường Du Lịch – Đại học Huế
1.5 Thời gian thực hiện: 1.1.2019 – 30.12.2020
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đển
đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan
trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến của khách du lịch Hàn Quốc khi đến du lịch ở Miền trung Việt Nam.
Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây
dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi
lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam
3. Kết quả nghiên cứu thu được
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra, cụ thể:

v

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


+ Nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách của các
nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước.
+ Trên cơ sở khoa học của vấn đề ngheien cứu, nghiên cứu đã phân tích
được thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến “động cơ đẩy” và
“động cơ kéo” trong việc lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam.
+ Từ kết quả nghiên cứu đạt được, nghiên cứu này cũng đã đưa ra được
một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải
pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến
Miền trung Việt Nam
4. Các sản phẩm của đề tài
4.1 Sản phẩm khoa học: (02 bài báo, bao gồm 01 bài báo quốc tế và 01 bài báo
trong nược)
- Nguyễn Hồng Đơng, Hồng Thế Hải, Lê Ngọc Hậu, Trần Chí Vĩnh Long
(2020) “FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE SELECTION OF
KOREAN TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A STUDY IN CENTRAL
VIETNAM” International Journal of Mechanical and Production Engineering Research
and Development (IJMPERD) Vol. 10, Issue 3, Jun 2020, 7473–7482
- Nguyễn Hồng Đơng, Hồng Thế Hải, Lê Nam Hải, Trần Chí Vĩnh Long,
Hồng Thị Mộng Liên (2020) “ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA
KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN MIỀN TRUNG, VIỆT NAM” , tạp chí
Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triền, tập 129, số 5B, trang 139 – 151.
4.2 Sản phẩm đào tạo
Đã hướng dẫn 01 học viên cao học sẽ tiến hành bảo vệ luận văn thạc sỹ
với đề tài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong tháng 12/2020:
Nguyễn Văn Hoàng (2020) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm
đến của khách du lịch Đông Nam Bộ: nghiên cứu trường hợp điểm đến Đà Lạt”
Cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài


(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

TS. Nguyễn Hồng Đơng
vi

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu........................................................3
6. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH.......5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố hưởng hưởng đến quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch.........................................................5
1.1.1. Ở nước ngoài........................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................7
1.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến của du khách......................................................................................8
1.2.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................8

1.2.1.1. Khái niệm về du lịch.....................................................................8
1.2.1.2. Khái niệm khách du lịch................................................................9
1.2.1.3. Khái niệm điểm đến du lịch.........................................................10
1.2.1.4. Lòng trung thành của khách du lịch.............................................14
1.2.2. Các mơ hình về hành vi người tiêu dùng du lịch và sự lựa chọn
điểm đến......................................................................................................14
1.2.2.1. Khái niệm Hành vi tiêu dùng du lịch...........................................14
1.2.2.2. Mơ hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong du lịch...................16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch.........................25
1.4. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết..............................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................32
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................33
2.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................33
2.1.1. Nghiên cứu lý luận.............................................................................33
x

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2.1.2. Nghiên cứu thực trạng........................................................................33
2.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ.........................................................................33
2.1.2.2. Nghiên cứu chính thức................................................................34
2.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................34
2.3. Chọn mẫu nghiên cứu...............................................................................35
2.3.1. Khách thể/mẫu nghiên cứu.................................................................35
2.3.1.1. Mẫu nghiên cứu sơ bộ.................................................................35
2.3.1.2. Mẫu nghiên cứu chính thức.........................................................35
2.4. Xây dựng thang đo...................................................................................35

2.4.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng........................................................35
2.4.2. Thang đo các quyết định lựa chọn điểm đến......................................37
2.5. Thiết kế bảng hỏi......................................................................................38
2.5.1. Câu hỏi phỏng vấn sâu.......................................................................38
2.5.2. Bảng hỏi điều tra khảo sát..................................................................39
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu......................................................39
2.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................39
2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................40
2.7. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu..............................................41
2.7.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu........................................................41
2.7.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................45
3.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu chính thức............................................................45
3.2. Độ tin cậy của thang đo............................................................................47
3.3. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu....................................................49
3.4. Mô tả chung về các đặc điểm của khái niệm nghiên cứu..........................51
3.5. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu...........................................62
3.5.1. Kiểm định mơ hình............................................................................62
3.5.2. Kiểm tra vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư..................65
3.5.3. Kiểm tra vi phạm liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến
độc lập..........................................................................................................66
xi

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

3.5.4. Kiểm định giả thuyết..........................................................................68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................69
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................70
4.1. Đề xuất biện pháp.....................................................................................70
4.2. Các khuyến nghị.......................................................................................73
4.2.1. Khuyến nghị với Chính phủ...............................................................73
4.2.2. Khuyến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.............................73
4.2.3. Khuyến nghị với Cơ quan quản lý du lịch địa phương.......................73
4.3.4. Khuyến nghị với Hiệp hội du lịch......................................................74
4.3.5. Khuyến nghị với các doanh nghiệp du lịch........................................74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4...................................................................................74
KẾT LUẬN........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................76

xii

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của
khách du lịch......................................................................................36
Bảng 2.2. Thang đo sự lựa chọn điểm đến..........................................................38
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát.......................................................................45
Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo.......................................................................47
Bảng 3.3. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của mẫu..............................................49
Bảng 3.4. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến.........................52
Bảng 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ giới tính
...........................................................................................................53

Bảng 3.6. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
tuổi tác...............................................................................................57
Bảng 3.7. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
học vấn...............................................................................................58
Bảng 3.8. Các nhân tố ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
nghề nghiệp........................................................................................59
Bảng 3.9. Các nhân tố bên ảnh hưởng và Sự lựa chọn điểm đến dưới góc độ
khu vực..............................................................................................60
Bảng 3.10. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
...........................................................................................................62
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hồi quy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.......63
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................68

xiii

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình tổng qt về hành vi tiêu dùng của du khách........................17
Hình hình 1.2: Mơ hình hành vi tiêu dùng du lịch chi tiết...................................17
Hình 1.3. Mơ hình cổ vũ hành động du lịch - Chapin (1974)..............................18
Hình 1.4: Tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn
điểm đến và các dịch vụ du lịch (Mathieson and Wall, 1982)............18
Hình 1.5: Mơ hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan giải trí
(Woodside and Lysonski, 1989).........................................................19
Hình 1.6: Mơ hình ra quyết định của người tiêu dùng (Gilbert, 1991)................20
Hình 1.7: Mơ hình tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến (Um and

Crompton, 1991)................................................................................22
Hình 1.8: Cấu trúc các giai đoạn của sự lựa chọn điểm đến (Um and
Crompton, 1992)................................................................................22
Hình 1.9: Mơ hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến (Hill, 2000).........23
Hình 1.10: Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và dự định
du lịch (Jalilvand và cộng sự, 2012)...................................................24
Hình 1.11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến du lịch
...........................................................................................................27
Hình 1.12. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...................................31
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................34

xiv

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư - Histogram.........65
Biểu đồ 3.2. Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư - Normal P-P lot.......66
Biểu đồ 3.3. Kiểm tra liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập Scatter P lot....................................................................................67

xv

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian gần đây
nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống giao thông vận tải cũng như mạng lưới
công nghệ thông tin toàn cầu. Cụ thể, du lịch mang lại nguồn tài chính khổng lồ
cho nhiều quốc gia trên thế giới, đi đôi với việc tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy
phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hịa bình và giao lưu văn
hóa, từ đó tạo ra những giá trị vơ hình nhưng bền chặt (Nguyễn Thị Bích Thủy,
2010). Điều nãy dẫn đến tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gay gắt và
khách du lịch có quyền lựa chọn điểm đến mà họ yêu thích. Vì thế, các nhà quản
lý và điều hành du lịch và điểm đến cần không ngừng nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch nhằm đưa ra những chiến
lược phù hợp nhằm thu hút khách du lịch đến với điểm đến mà nhà quản lý và
điều hành du lịch mong đợi.
Số dân Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài đạt kỷ lục 10 triệu lần đầu tiên vào
năm 2005. Người Hàn Quốc thích đi du lịch các nước châu Á trong đó Trung Quốc và
Nhật Bản là hai điểm đến được ưa chuộng nhất. Gần đây, người Hàn Quốc quan tâm
nhiều hơn đến thị trường các nước Đông Nam Á trong đó Thái Lan đứng đầu tiếp
theo là Philippine và Việt Nam xếp thứ ba (Tổng cục Du Lịch, 2012).
Từ năm 1990 đến nay Hàn Quốc và Việt Nam đã có sự hợp tác song
phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, khoa học và giao lưu văn hóa
nghệ thuật. Hằng năm, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với Bộ
Ngoại giao và Thương mại, Bộ Văn hóa và Du lịch cùng Ủy ban Thơng tin quốc
gia của Hàn Quốc tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm giới
thiệu về cuộc sống, con người, những nét đặc trưng của nền văn hóa truyền
thống, phong phú, giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Những sự kiện quan trọng
trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng được giới thiệu với người dân Hàn
Quốc trong dịp này (Vũ Tuyết Loan, 2007). Trong những năm gần đây, Hàn
Quốc đã trở thành một thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt
Nam với lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm,

với 7.5 vạn lượt khách vào năm 2001, 10 vạn lượt khách vào năm 2002, năm
2003 là 13 vạn lượt khách, năm 2004 hơn 20 vạn lượt khách, một phần là nhờ
Việt Nam thực hiện chính sách miễn thị thực cho khách du lịch Hàn Quốc đến
Việt Nam dưới 15 ngày kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Điều này đã góp phần

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

khuyến khích khách du lịch Hàn Quốc đến với Việt Nam (Vũ Tuyết Loan, 2007).
Tính chung tám tháng đầu năm 2018, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 10.4 triệu
lượt người, trong đó khách du lịch Hàn Quốc đạt 2.28 triệu lượt người tăng mạnh
nhất trong số khách châu Á, với sự tăng trưởng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái,
lần lượt xếp sau là Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Singapore, và
Nhật Bản (Duyên Duyên, 2018).
Trong đó, khu vực miền Trung khách du lịch Hàn Quốc đang ở nhóm dẫn
đầu về thị trường khách du lịch quốc tế tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh
Hòa Tuy nhiên, khách du lịch Hàn Quốc chủ yếu đến tham quan ít mua sắm,
lượng khách Hàn tăng cao đã bắt đầu phát sinh những tiêu cực như gây ồn ào,
ảnh hưởng tới di sản cũng như môi trường chung, nhất là đối với khách du lịch
châu Âu thích sự bình n, nhẹ nhàng, hay việc xuất hiện tình trạng bán tour
khép kín, tour giá rẻ do người Hàn Quốc trực tiếp bán, hướng dẫn khách tham
quan (Thái Phương; Trần Thường; Bích Vân, 2018). Ngồi ra, sinh viên du lịch
ra trường cịn bỡ ngỡ chưa thích ứng ngay được với cơng việc vốn đòi hỏi kỹ
năng thực hành nghề nghiệp cao. Trong khi đó các trường Cao Đẳng, Đại học ở
Miền Trung chưa chú tâm nhiều cho việc đào tạo kỹ năng thực hành, tiếp cận
thực tế, vốn ngoại ngữ thành thạo và đa ngơn ngữ trong giao tiếp với khách du
lịch. Vì vậy, các công ty du lịch phải đào tạo lại, điều này tốn thời gian và sức lực
không nhỏ. Bên cạnh đó các cơng ty du lịch chưa phân nhóm khách hàng và xây

dựng lòng trung thành của du khách khi đi du lịch tại các tỉnh trọng điểm Miền
Trung (Nguyễn Thị Lãnh, 2014).
Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy khách du lịch Hàn Quốc đến
miền Trung không chỉ có đóng góp tích cực và mà cịn tác động tiêu cực đến
nhiều mặt như tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ
tầng, thúc đẩy hịa bình và giao lưu văn hóa của miền Trung. Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Việt
Nam là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc. Do đó đề tài “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn
Quốc: Trường hợp điểm đến Miền trung Việt Nam” được đề xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đển
đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan
trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến của khách du lịch Hàn Quốc khi đến du lịch ở Miền trung Việt Nam.
Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây
dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi
lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến của khách du lịch
- Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn
điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc, trường hợp Miền Trung Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch Hàn
Quốc thơng qua đó nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc cho điểm
du lịch Miền Trung Việt Nam
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ bản chất giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách du lịch Hàn Quốc đang đi du lịch các tỉnh và thành phố của Miền
Trung Việt Nam (Huế, Đà Nẵng, Hội An).
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ (kết hợp
định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Các phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm tìm hiểu tổng quan, cơ sở lý
luận và lựa chọn công cụ khảo sát được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến du lịch của khách du lịch Hàn Quốc: điểm đến Miền Trung, đề tài
sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp chuyên gia.
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý kết quả thu được
từ nghiên cứu thực tiễn. Các phép thống kê được sử dụng trên phần mềm
SPSS 23.0.
6. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu
Chương 1: Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến của khách du lịch
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất biện pháp và kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố hưởng hưởng đến quyết định
lựa chọn điểm đến của khách du lịch
1.1.1. Ở nước ngoài
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của
khách du lịch đã được nghiên cứu từ nhiều thập niên trước trên thế giới. Điển
hình các nghiên cứu của Chapin (1974), (Mathieeson & Wall, 1982a), (A. G.
Woodside & S. Lysonski, 1989), Seoho Um and John L Crompton (1990) , Ercan
Sirakaya, Robert W McLellan, and Muzaffer Uysal (1996) , Muzaffer Uysal
(1998), Harrison-Hill (2000), B. Keating and A. Kriz (2008). Nghiên cứu của
Chapin (1974) đề xuất mơ hình tham gia hành động du lịch (Activity Pattern
Model) trong tác phẩm “Mơ hình hành động của con người trong thành phố:
Những điều mọi người thực hiện trong không gian và thời gian” về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch bao gồm sở thích (Personal
characteristics), kinh nghiệm (Roles), động cơ (Motivations), thái độ (Ways of
thinking, khả năng sẵn có về địa điểm, chương trình, dịch vụ (Availablibity of
facilities and services) và chất lượng về địa điểm, chương trình, dịch vụ (Quality
of facilities and services) (Chapin, 1974). Nghiên cứu của (Mathieeson & Wall,
1982b) đã đề xuất mơ hình tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch, trong tác phẩm “Du lịch, kinh tế,
tác động tự nhiên và xã hội” gồm 5 giai đoạn (1) nhận biết nhu cầu và mong
muốn đi du lịch, (2) tìm kiếm và đánh giá các thông tin liên quan, (3) quyết định
đi du lịch, (4) chuẩn bị và trải nghiệm chuyến đi, (5) đánh giá sự hài lịng sau
chuyến đi. Theo nhóm tác giả, trong mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất
định từ các nhân tố bên trong và bên ngoài ở những mức độ khác nhau
(Mathieson & Wall, 1982). Nghiên cứu của Arch G Woodside and Steven
Lysonski (1989) đề xuất mơ hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan
giải trí trong bài báo “Một mơ hình chung về lựa chọn điểm đến của khách du
lịch” công bố trên tạp chí “Nghiên cứu du lịch”. Nhóm tác giả cho rằng quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch là kết quả của một quá trình nhận thức

dẫn đến một sự yêu thích, ưu đãi đặc biệt trong số các điểm đến khác nhau. Sự
yêu thích, ưu đãi đặc biệt này bị chi phối bởi nhận thức điểm đến và những tình

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

cảm nhất định mà khách du lịch dành cho những điểm đến khác nhau. Quyết định
lựa chọn điểm đến cũng phụ thuộc vào đặc điểm giá trị, động lực và thái độ của
khách du lịch trước ảnh hưởng của các chiến lược chiêu thị, cũng như sự ấn
tượng từ hình ảnh ban đầu của điểm đến đủ để phân loại một cách có hiệu quả
trạng thái tình cảm tích cực, tiêu cực, hay trung tính đối với các địa điểm khác
nhau (Arch G Woodside & Steven Lysonski, 1989).
Nghiên cứu của (S. Um & J. L. Crompton, 1990) đề xuất mô hình tiến
trình ra quyết định lựa chọn điểm đến trong bài báo “Định hướng thái độ trong
quyết định lựa chọn điểm đến du lịch” cơng bố trên tạp chí “Biên niên sử về
nghiên cứu du lịch” đã phát triển mô hình của Chapin (1974) về các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm nhân tố bên
ngoài và nhân tố bên trong. Nhân tố bên ngồi gồm thuộc tính sản phẩm du lịch
(Significative) như khả năng sẵn có, chất lượng, giá cả điểm đến, biểu tượng
(Symbolic) hay truyền thơng, kích thích xã hội (Social stimuli) hay nhóm tham
khảo. Nhân tố bên trong gồm sở thích (Personal characteristics), động cơ
(Motives), giá trị (Values) và thái độ (Attitudes) (Um & Crompton, 1990).
Nghiên cứu của (E. Sirakaya, R. W. McLellan, & M. Uysal, 1996) trong bài báo
“Mơ hình hóa quyết định điểm đến cho kỳ nghỉ: Tiếp cận theo khoa học hành vi”
công bố trên tạp chí “Du lịch và Marketing du lịch”, được Uysal (1998) khẳng
định trong chương 5 có tên “Xác định nhu cầu du lịch” trong tác phẩm “Địa lý
kinh tế của ngành du lịch: Phân tích nguồn cung”. Nhóm đã đưa ra các nhân tố
ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm nhóm nhân tố

nhân khẩu (Demographic factors), động cơ (Motivations), sở thích du lịch
(Travel preferences), lợi ích tìm kiếm từ sản phẩm (Benefits sought), hình ảnh
điểm đến (Images of destinations), cảm nhận về điểm đến (Perceptions of
destinations), nhận thức về cơ hội (Awareness of opportunities), nhận thức
khoảng cách (Cognitive distance), thái độ về điểm đến (Attitudes about
destinations), số tiền trả dịch vụ giải trí (Amount of leisure time), số tiền trả dịch
vụ đi lại (Amount of travel time), ngày nghỉ có lương (Paid vacations), kinh
nghiệm trước đây (Past experience), tuổi thọ (Life span), sức khỏe thể chất và
tinh thần (Physical capacity, health and wellness), văn hóa tương đồng (Cultural
similarities), gắn kết cộng đồng (Affiliations) (Sirakaya et al., 1996; Uysal,
1998). Nghiên cứu của Harrison-Hill (2000) trong bài báo “Khảo sát nhận thức
về khoảng cách và vận chuyển đường dài đến các điểm đến” công bố trên tạp chí
“Phân tích du lịch” đã phát triển mơ hình của Mathieson and Wall (1982) để đề
xuất mơ hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến gồm hai nhóm nhân

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

tố khách quan và chủ quan. Trong đó, tác giả tập trung vào nhóm nhân tố khoảng
cách, thời gian đi du lịch, chi phí cho chuyến đi, các rủi ro có thể gặp phải cũng
như kiến thức và tính hấp dẫn của điểm đến. Đặc biệt, sự lựa chọn điểm đến được
chia thành 3 giai đoạn: (1) xem xét, (2) cam kết, và (3) lựa chọn điểm đến cuối
cùng. Khi khách du lịch biết về điểm đến, họ có thể cam kết sẽ lựa chọn (Evoked
set), hoặc nhóm điểm đến khơng được chấp nhận (Insert set), hoặc nhóm điểm
đến khơng muốn lựa chọn hay không quan tâm (Inept set) (Harrison-Hill, 2000).
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đã được thực hiện như nghiên cứu
của Hoàng Thị Diệu Thúy (2010), Nguyễn Thị Thu Vân (2012), Nguyễn Thị

Bích Thủy (2013), Nguyễn Bùi Thanh Thảo (2017) phần lớn các nghiên cứu này
chỉ tập trung phân tích năng lực cạnh tranh hay hình ảnh điểm đến của một địa
phương mà chưa đi sâu khám phá vấn đề quyết định lựa chọn điểm đến của
khách du lịch. Đến những năm gần đây, có một số nhà nghiên cứu trong nước đã
quan tâm hơn đến đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn điểm đến của khách
du lịch như nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2015), Trần Thị Kim Thoa
(2015). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2015) chủ yếu dựa vào lý thuyết
và mơ hình của Chapin (1974) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
chương trình/tour du lịch (gồm sở thích, kinh nghiệm, động cơ, thái độ, khả năng
sẵn có và chất lượng tour); đồng thời tham khảo nghiên cứu của Poupineau and
Pouzadoux (2013) bổ sung ảnh hưởng của nhóm tham khảo; giá, quảng cáo và
địa điểm đặt tour. Theo đó, tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm tour du lịch sinh thái của du khách quốc tế tại Hội An gồm (1)
Sở thích du lịch sinh thái, (2) Động cơ du lịch sinh thái, (3) Thái độ du lịch sinh
thái, (4) Kinh nghiệm du lịch sinh thái được xem là các nhân tố bên trong (động
lực đẩy); đồng thời (5) Sự sẵn có và chất lượng tour, (6) Giá tour, (7) Quảng cáo,
(8) Địa điểm đặt tour và (9) Nhóm tham khảo được xem là các nhân tố bên ngoài
(động lực kéo) (Nguyễn Thị Kim Liên, 2015).
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Thoa (2015) đã đề xuyết mơ hình các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách-Trường hợp lựa
chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu-Bắc Mỹ gồm các nhân tố gồm
(1) Động cơ đi du lịch; (2) Thái độ; (3) Kinh nghiệm điểm đến; (4) Hình ảnh điểm
đến; (5) Nhóm tham khảo; (6) Giá tour du lịch; (7) Truyền thông; (8) Đặc điểm
chuyến đi (Trần Thị Kim Thoa, 2015). Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp (2016)
khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch, bằng phương pháp kết hợp nghiên cứu
định tính và định lượng, dữ liệu được thu thập khách du lịch nội địa và quốc tế đã
tham quan du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của
khách du lịch bao gồm: (1) Động lực du lịch; (2) Hình ảnh điểm đến; và (3) Nguồn
thơng tin điểm đến. Trong đó, thơng tin điểm đến có ảnh hưởng đến động lực du
lịch, và động lực du lịch có ảnh hưởng mạnh đến hình ảnh điểm đến (Nguyễn
Xuân Hiệp, 2016). Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2017) đã xây dựng mơ
hình về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn
cũng như lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến. Các quyết định lựa
chọn điểm đến cũng được xét trên hai đối tượng khách chưa từng tới điểm đến
(cam kết sẽ tham quan điểm đến) và khách du lịch đã tới điểm đến (dự định quay
trở lại và giới thiệu cho người khác). Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh
hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp
điểm đến Huế, Đà Nẵng gồm: (1) Nguồn thông tin về điểm đến; (2) Cảm nhận về
điểm đến; và (3) Động cơ nội tại; (4) Thái độ đối với điểm đến; (5) Sự lựa chọn
điểm đến (Hoàng Thị Thu Hương, 2017).
1.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm
đến của du khách
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một ngành “công nghiệp khơng khói” góp phần tăng thu nhập
quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Ngày nay
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch
như một ngành mũi nhọn quốc gia mình. Vì vậy trước tiên để có thể khai thác
hiệu quả ngành này chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nó.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của con người càng cao.
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ
hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên

cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nơng nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng khơng là
ngoại lệ, góp phần tăng thu nhập quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho
một bộ phận lớn lao động. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ với ý nghĩa là đi một vòng.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Thuật ngữ này đã trở nên thông dụng và trở thành phạm trù kinh tế du lịch
từ những năm cuối thế kỷ thứ XVIII. Đặc thù của du lịch là gắn liền với nghỉ
ngơi, giải trí, tuy nhiên do hồn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi
góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Jafari (1977), du lịch là hoạt động con người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên, hoạt động này chịu sự tác động của văn hóa-xã hội, kinh tế và
mơi trường. Đồng tình với quan điểm khi cho rằng du lịch là hoạt động của con
người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, (Leiper, 1997) đã bổ sung thêm thời gian
đi có thể là một hoặc nhiều đêm và hoạt động này khơng nhằm mục đích kiếm
tiền. Theo Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục
đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống... Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du
lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa
trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi trường sống
định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Luật Du

lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác”[1].
Qua thời gian, khái niệm về du lịch được bổ sung và hoàn thiện về nội
hàm. Tuy nhiên, nội dung của khái niệm này có thể khái quát qua 03 nhân tố cơ
bản là: (1) du lịch là sự di chuyển một cách tạm thời trong một thời gian nhất
định, có điểm xuất phát và quay trở về điểm bắt đầu; (2) du lịch là hành trình tới
điểm đến, sử dụng các dịch vụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống… và tham gia các
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách ở các điểm đến. (3) chuyến đi có
thể có nhiều mục đích riêng hoặc kết hợp, loại trừ mục đích định cư và làm việc
tại điểm đến.
1.2.1.2. Khái niệm khách du lịch
Cũng như khái niệm du lịch, có rất nhiều quan niệm khác nhau về khách
du lịch. Định nghĩa đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

khách du lịch là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “Faire le grand tour”.
Cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình từ Paris đến Đơng nam nước Pháp. Căn
cứ vào nội hàm của khái niệm du lịch, khách du lịch có thể được xác định dựa
vào các hoạt động của họ, du khách là những người có các các hoạt động liên
quan đến một kỳ nghỉ xa và rời khỏi nơi cư trú thường xuyên ít nhất một đêm
(Leiper, 1979). Theo một cách hiểu khác, khách du lịch là người tiêu dùng tại
các điểm đến du lịch bằng các hoạt động sử dụng các tài nguyên nơi mà họ đến
tham quan. Tất cả các hoạt động của du khách đều loại trừ hoạt động kiếm tiền

tại nơi đến.
Luật Du lịch Việt Nam 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của
khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”[1]. Theo đó, khách
du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa
như sau: (1) Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư
trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam; (2) Khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch.; (3) Khách du lịch ra nước ngoài là cơng dân Việt Nam và người
nước ngồi cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.2.1.3. Khái niệm điểm đến du lịch
Du lịch là hoạt động đặc thù, có hướng đích khơng gian. Người đi du lịch
rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một địa điểm cụ thể nhằm thỏa mãn nhu
cầu theo mục đích chuyến đi. Nhiều nghiên cứu về sự điểm đến du lịch ở những
góc độ khác nhau nên cũng đưa ra các khái niệm về điểm đến du lịch chưa có sự
thống nhất.
Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm
đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm
đến du lịch (Tourism Destination) như sau: “Điểm đến du lịch là vùng không
gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du
lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới
hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh
tranh trên thị trường” (UNWTO, 2005).[1]
Một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, trong
tiếng Anh gọi là tourist attraction.

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

“Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch
tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn
hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo
hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ”
(University, 2007).
Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống như định nghĩa
về điểm đến du lịch, nhưng khác cơ bản với điểm đến du lịch đó là khách chỉ đến
tham quan sử dụng các dịch vụ tại đây, nhưng không ngủ lại 1 đêm. Mặt khác,
điểm tham quan du lịch thường nằm trong một điểm đến du lịch và điểm tham
quan du lịch rất đa dạng, phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người làm du lịch.
Như vậy, điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái
niệm rất rộng và đa dạng. Điểm đến du lịch là nơi diễn ra quản trị cầu đối với du
lịch, và quản trị sự tác động của nó tới điểm đến. Hay điểm đến du lịch là nơi có
các nhân tố hấp dẫn, các nhân tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những nhân
tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách (Đảng., 2007). Theo
cách tiếp cận truyền thống, điểm đến du lịch như một nơi được xác định đơn
thuần bởi nhân tố địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ. Theo cách hiểu này,
điểm đến dùng để chỉ một địa điểm có sức hút du khách bởi tính đa dạng của tài
nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và các dịch vụ khác cung cấp cho
khách. Điểm đến có thể là một Châu lục, một đất nước, một hòn đảo hay một thị
trấn, nơi mà khách du lịch đến tham quan, nơi có thể chế chính trị và khuôn khổ
pháp lý riêng biệt, và được áp dụng các kế hoạch Marketing cũng như cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách, đặc biệt là nơi đó phải được đặt tên
hiệu cụ thể ( (Davison & Maitland, 2000) ; (Buhalis, 2000)). Điểm đến cũng
được xem là một vùng địa lý được xác định bởi khách du lịch, nơi có các cơ sở
vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách (Cooper,
Fletcher, Gilbert, Shepherd, & Wanhill, 2004). Đồng quan điểm đó, (Nguyễn
Văn Mạnh, 2007) cho rằng điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể

cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay
đường biên giới về kinh tế có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và
đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trên cơ sở khái niệm về điểm đến du
lịch và xét theo tiêu chí về địa lý, tác giả phân chia điểm đến du lịch theo các
mức độ hay qui mô cơ bản sau đây: (1) các điểm đến có qui mơ lớn là điểm đến
của một vùng lãnh thổ hay ở cấp độ Châu lục như khu vực Đông Nam Á, Nam
Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi…; (2) điểm đến vĩ mô là các điểm đến ở cấp
độ của một quốc gia; (3) điểm đến vi mô gồm các vùng, tỉnh, thành phố, quận

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

huyện thậm chí là 1 xã, thị trấn… Có nhiều căn cứ để phân loại điểm đến, cụ thể
như: (1) căn cứ vào hình thức sở hữu: có thể phân loại đó là điểm đến thuộc sở
hữu nhà nước hay tư nhân; (2) căn cứ vào vị trí: có thể phân loại điểm đến là ở
vùng biển hay vùng núi, là thành phố hay nông thôn; (3) căn cứ vào giá trị tài
nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến có giá trị tài nguyên tự nhiên
hay nhân văn; (4) căn cứ vào đất nước: có thể phân loại điểm đến là điểm đến du
lịch là một đất nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một hay một nhóm đất
nước, hay có thể là một khu vực; (5) căn cứ vào mục đích: có thể phân loại điểm
đến sử dụng với mục đích khác nhau; (6) căn cứ vào vị trí quy hoạch: đó là điểm
đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay là những điểm đến phụ cận.
Đứng ở góc độ của những người làm kinh doanh, một số các nhà nghiên
cứu khác lại có cách nhìn nhận điểm đến du lịch như một sản phẩm hay một
thương hiệu mang tính tổng hợp gồm nhiều nhân tố cấu thành như điều kiện thời
tiết khí hậu, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hay kiến trúc thượng tầng, các dịch vụ,
đặc điểm tự nhiên và văn hóa nhằm mang lại một trải nghiệm cho du khách (
(Kozak, 2002); (Beerli & Martin, 2004); (Yoon & Uysal, 2005); Mike and Caster,

2007). Ví dụ như (Van Raaij, 1986) xem điểm đến như một sản phẩm du lịch
được cấu thành bởi các đặc điểm tự nhiên như khí hậu, cảnh quan, các cơng trình
kiến trúc văn hóa-lịch sử... và các nhân tố do con người tạo nên như các khách
sạn, điều kiện giao thông vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt động vui chơi
giải trí. Theo quan điểm chiến lược, điểm đến được xem như một thương hiệu
cần được quản lý và phát triển (Beerli and Martin, 2004). Các sản phẩm du lịch
được mua trước khi chúng được sử dụng tại các điểm đến. Vì thế, sự lựa chọn
điểm đến của khách du lịch phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng hay uy tín của
thương hiệu điểm đến. Thơng tin kịp thời, chính xác về thương hiệu và thích hợp
với nhu cầu của du khách góp phần tạo nên sự hài lịng của du khách cũng như
tăng tính cạnh tranh của điểm đến ((Buhalis, 1998); (Kiralova & Pavliceka, 2015)
).
Đồng quan điểm khi xem điểm đến như một sản phẩm hay một thương
hiệu, (Mike & Caster, 2007) cho rằng một điểm đến du lịch là sự tổng hợp của 6
thành tố nhằm thu hút du khách. Bao gồm: Các điểm thu hút khách, trang thiết bị
tiện nghi, khả năng tiếp cận, nguồn nhân lực, hình ảnh và nét đặc trưng, giá cả.
Sự cung cấp và mức độ thỏa mãn của 6 thành tố này sẽ ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn điểm đến cũng như sự hài lòng của du khách sau khi tham
quan điểm đến, bao gồm: (1) Các điểm thu hút khách (attractions) là các điểm

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

tham quan, một điểm đến thường có nhiều điểm thu hút; (2) Trang thiết bị tiện
nghi công và tư (Public and Private Amenities) như các tiện nghi như đường sá,
điện, nước và các dịch vụ trực tiếp như hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống,
trung tâm mua sắm, trung tâm thông tin, dịch vụ hướng dẫn…; (3) Khả năng
tiếp cận (Accessibility) thể hiện ở tính dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển

tới điểm đến và di chuyển tại điểm đến hay các yêu cầu về thị thực, hải quan và
các điều kiện xuất nhập cảnh khác; (4) Nguồn nhân lực (Human resources) gồm
có nguồn lao động trong ngành và người dân địa phương tại điểm đến; (5) Hình
ảnh và nét đặc trưng của điểm đến (image và character) là nét đặc trưng cho điểm
đến là một nhân tố rất quan trọng để thu hút khách đến với một điểm đến bất kỳ,
nó nhấn mạnh ở các khía cạnh như: tính đặc trưng, phong cảnh, văn hóa, mơi
trường, mức độ an tồn, mức độ tiện nghi, tính thân thiện của người dân địa
phương hoặc là sự kết hợp của các nhân tố này; (6) giá (Price) là một trong
những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của điểm đến cũng như quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch, giá gồm tất cả các chi phí đối với
khách du lịch, bắt đầu từ chi phí để di chuyển tới điểm đến, chi phí sử dụng sản
phẩm/dịch vụ tại điểm đến và cuối cùng là rời khỏi điểm đến.
Trong 6 thành tố đó, điểm thu hút khách du lịch là thành tố trung tâm, đóng
vai trị quan trọng trong việc tạo ra động cơ thúc đẩy khách lựa chọn điểm đến.
Các điểm thu hút khách bao gồm điểm thu hút chính bởi giá trị tài nguyên thiên
nhiên, giá trị tài nguyên nhân tạo và giá trị tài ngun lịch sử - văn hóa. Ngồi ra,
tính đặc trưng hay những trải nghiệm riêng biệt ở điểm đến cũng có thể coi là
những nhân tố vơ hình để thu hút khách. Một trong những lý do khiến điểm đến
được nhiều du khách lựa chọn đó chính là sức hấp dẫn hay sức hút của nó. Khả
năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá
nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên
hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ” (Hu & Ritchie, 1993). Có thể nói một
điểm đến càng có những đặc điểm phù hợp với mong muốn, nhu cầu của du khách
thì điểm đến đấy được lựa chọn nhiều hơn. Quan điểm này cũng phù hợp với ý
kiến của (Mayo & Jarvis, 1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là khả
năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách. Các khả năng này phụ thuộc
vào các thuộc tính của điểm đến và cũng là những nhân tố thúc đẩy du khách đến
với điểm đến ( (Vengesayi, 2003); (Tasci, Cavusgil, & Gartner, 2007)).
Sự phát triển của khu du lịch gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của điểm
đến du lịch, các điểm du lịch cũng trải qua chu kỳ phát triển tương tự chu kỳ

sống của sản phẩm đồng thời trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sức chứa của

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

khu du lịch là nhân tố quyết định sự tồn tại cũng như kéo dài của giai đoạn và là
vấn đề trung tâm của phát triển du lịch bền vững ở khu vực.
Tóm lại, từ góc độ khoa học về du lịch, khái niệm điểm đến du lịch trở
thành đối tượng nghiên cứu gắn với sự chuyển động của dòng du khách cũng như
ý nghĩa và sự tác động của dòng du khách đối với điểm đến. Nghiên cứu này tiếp
cận khái niệm điểm đến du lịch như là một sản phẩm du lịch gồm cả nhân tố hữu
hình như biên giới địa lý, điểm thu hút, cơ sở hạ tầng... lẫn vơ hình như thương
hiệu, danh tiếng của điểm đến.
1.2.1.4. Lòng trung thành của khách du lịch
Một vài nghiên cứu trong quá khứ đã phân tích tầm quan trọng của việc
xem xét hai khía cạnh hành vi và thái độ của lòng trung thành đã đề xuất chỉ số
lòng trung thành dựa trên cơ sở của việc đo lường thái độ và hành vi (Dick & and
Basu, 1994; Engel & Blackwell, 1982) định nghĩa lòng trung thành là thái độ và
hành vi đáp ứng tốt hướng tới một hoặc một vài nhãn hiệu đối với một loại sản
phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ bởi một khách hàng. Đặc biệt lòng trung thành
cần phải được thể hiện qua việc sử dụng lâu dài cùng một loại sản phẩm, dịch vụ
trong những giai đoạn khó khăn trong vịng đời của sản phẩm hay dịch vụ đó.
Lịng trung thành cũng được định nghĩa như là sự cam kết sâu sắc mua lại
sản phẩm hoặc ghé thăm lại sản phẩm/dịch vụ ưu thích trong tương lai, do đó gay
ra sự lặp lại cùng nhãn hiệu cùng nhãn hiệu hoặc đặt hàng lại, dù những ảnh
hưởng hồn cảnh và nỗ lực marketing có khả năng dẫn đến việc chuyển đổi hành
vi (Oliver, 1999).
Tóm lại, khái niệm về lòng trung thành được đa phần các học giả đồng ý

với quan điểm là việc du khách quay lại mua một sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu
cho người khác mua sản phẩm, dịch vụ đó. Các khái niệm và mức độ lòng trung
thành là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để đo sự thành cơng
của chiến lược Marketing.
1.2.2. Các mơ hình về hành vi người tiêu dùng du lịch và sự lựa chọn điểm đến
1.2.2.1. Khái niệm Hành vi tiêu dùng du lịch
Hành vi tiêu dùng trong du lịch được hiểu là hành vi mà du khách thể hiện
trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm du lịch mà
họ mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu trong chuyến đi. Hành vi tiêu dùng du lịch
tập trung vào việc các cá nhân ra quyết định như thế nào để việc sử dụng các
nguồn lực hiện có (thời gian, tiền bạc, cơng sức) và việc tiêu thụ các sản phẩm du
lịch liên quan trong chuyến đi. Trên góc độ này, hành vi tiêu dùng du lịch trả lời

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

câu hỏi du khách mua sản phẩm du lịch gì? Tại sao họ mua sản phẩm đó? Mua
sản phẩm du lịch ở đâu? Mức độ tường xuyên mua sản phẩm du lịch như thế
nào? Việc đánh giá sản phẩm du lịch của du khách trước/trong/và sau khi mua
sản phẩm? Mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá đó đến hành vi mua sản phẩm
du lịch cho các lần mua tiếp theo như thế nào?. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hành
vi tiêu dùng trong du lịch bao gồm hai khía cạnh, đó là những quyết định mang
tính trí óc (ý nghĩ) và những hành động vật chất của cơ thể được tạo ra từ những
quyết định đó (Nguyễn Văn Mạnh, 2009b). Theo tác giả (Trần Minh Đạo, 2012),
hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ
trong quá trình trao đổi sản phẩm. Hay nói cách khác, hành vi mua của người tiêu
dùng là một quá trình ra quyết định từ việc nhận biết nhu cầu, đến tìm kiếm
thơng tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và đánh giá sau khi mua. Bản

chất của hành vi người tiêu dùng là một q trình phức tạp bởi nó xuất phát từ
những nhân tố tâm lý bên trong. Khi áp dụng vào trong du lịch, quá trình này trở
nên phức tạp hơn bởi tính vơ hình của sản phẩm du lịch cũng như tính gián đoạn
và tích lũy trong khi tiêu dùng (Corria, Santos, & Pestana Barros, 2007). Việc
nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu cách thức mà người tiêu
dùng đưa ra quyết định để sử dụng nguồn lực sẵn có của mình như tiền bạc, thời
gian... đến việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân
(Kotler, 2000). Tiến trình ra quyết định tiêu dùng của du khách là một chuỗi phức
tạp của các quyết định như lựa chọn điểm đến nào, tham quan ở đâu, tham quan
cái gì, khi nào đi du lịch, đi với ai, đi bao lâu, chi phí khoảng bao nhiêu ( (A. G.
Woodside & S. Lysonski, 1989); (Woodside & MacDonald, 1994); (Hyde, 2008);
(Oppewal, Huyber, & Crouch, 2015)). Trong đó, sự lựa chọn điểm đến là một
trong những quyết định quan trọng của chuyến đi, nó được các nhà nghiên cứu
lựa chọn căn cứ vào vị trí địa lý để đến tham quan và du lịch ( (Kim, Hallab, &
Kim, 2012); (Byon & Zhang, 2010)). Khi nghiên cứu hành vi chọn điểm đến du
lịch của khách cần trả lời ba câu hỏi: (1) tại sao người ta tới nơi đó?, (2) người ta
tới nơi đó để làm gì?, và (3) người ta đến nơi đó bằng cách nào?. Hay hành vi lựa
chọn điểm đến du lịch được hiểu là lý do, mục đích và cách thức trong quá trình
tiêu dùng du lịch của du khách.

Downloaded by tran quang ()


×