Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHAK6THAI THI THUY ANKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.02 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC-MẦM NON
----------  ----------

BÀI KIỂM TRA KẾT
THÚC HỌC PHẦN
MÔN PPDH TIẾNG VIỆT 1

GIẢNG VIÊN HƯỚNG
TH.S TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
DẤN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: THÁI THỊ THÙY AN
LỚP: ĐHTHA-K6

Năm học: 2018-2019


LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian bốn tuần thực tập vừa qua ở trường Tiểu học Hiệp Phước, dưới
sự quan tâm ân cần dìu dắt của cơ hướng dẫn đã chỉ dạy cho em tận tâm và tận tình
rất nhiều điều hay. Tại đây em đã được học hỏi được rất nhiều điều hay, trực tiếp
quan sát theo dõi làm quen với cách giảng dạy trên lớp. Không những vậy, em còn
nắm bắt rõ hơn về phương pháp dạy học ở trường tiểu học, nắm được kĩ năng nghề
nghiệp, học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báu ở thầy cô ở trường và có cơ hội
được tiếp cận thực tế với nghề giáo của mình giúp em có cái nhìn chính xác hơn
trong nghề giáo.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
I. Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng việt vốn có của học sinh tiểu học)


Nhìn chung trên thực tế, qua các tiết em được dự giờ của các giáo viên dạy
học từng khối thì đa số em thấy các giáo viên ở trường em đều đã thực hiện dạy
học mơn Tiếng Việt theo đúng 03 ngun tắc đó là: Nguyên tắc phát triển tư duy,
Nguyên tắc giao tiếp, Nguyên tắc chú ý dến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của học sinh Tiểu học
1. Nguyên tắc phát triển tư duy: GV thực hiện rất tốt nguyên tắc này trong
những tiết dạy. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc dạy học
Tiếng Việt giúp HS có khả năng tự tư duy, phát huy tính tích cực ở HS. Qua đó
trong các trong q trình dạy học giáo viên đã thực hiện tốt nguyên tắc này. tiết
học giáo viên luôn đặt ra các câu hỏi khuyến khích HS tìm hiểu để trả lời, so sánh
hình ảnh, đối tượng này với đối tượng khác, phân tích đối tượng. Được thể hiện
trong các phân môn sau:
- Trong môn chính tả: Ở lớp 2 giáo viên cho học sinh đọc bài tự phát hiện
những từ khó dễ sai, sau đó giáo viên đọc cho cả lớp viết những từ khó đó vào
bảng con, đọc từ trước khi cho học sinh nghe - viết chính tả.
- Trong bài Tập đọc: “Chuyện một khu vườn nhỏ” ở lớp 5
+ Ở phần luyện đọc cho học sinh, giáo viên yêu cầu một học sinh đọc bài và
sau đó cho các em làm việc nhóm đơi, trước tiên cho các em suy nghĩ cá nhân để
chia đoạn sau đó thảo luận nhóm để củng cố phần chia đoạn của nhóm. GV mời
học sinh trình bày ý kiến của nhóm mình và u cầu các bạn nhận xét bài của
nhóm bạn. Qua phần luyện đọc giáo viên cho học sinh rút ra từ khó ở trong bài.
GV nhận xét và kết luận.
+ Ở phần tìm hiểu bài , GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi rồi cho các em làm
việc nhóm đơi, việc trước tiên yêu cầu các em suy nghĩ cá nhân để sau đó chia sẽ ý
kiến thảo luận nhóm để củng cố phần đáp án của câu hỏi đó với nhóm của mình.
GV u cầu học sinh trình bày ý kiến của mình và mời các bạn khác trong lớp bổ


sung nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. Giáo viên sẽ nhận xét chốt ý đúng cho học
sinh. Từ đó rút ý nội dung của từng đoạn.

- Tiết Tập làm văn: “Kể về một cảnh đẹp đất nước lớp 3”. GV để học sinh tự
do kể và tả lại một cảnh đẹp đất nước mà bản thân đã được thấy hoặc được trải
nghiệm, du lịch, tham quan. GV chỉ hướng dẫn để HS lập dàn bài và tự hoàn thành
bài văn. Sau cùng GV sửa lại các ý văn sao cho trôi chảy.
- Luyện từ và câu: Sau khi học bài: “Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường lớp
5”, học sinh nhận thức được tác hại của việc ô nhiễm môi trường. Ý thức được
những việc làm của mình để góp phần bảo vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
2. Nguyên tắc giao tiếp:
- Thông qua các tiết dự giờ của giáo viên dạy, em thấy giáo viên đã đảm bảo
tốt nguyên tắc này trong thực hiện trong quá trình giảng dạy: giáo viên giao tiếp
với học sinh, học sinh giao tiếp với học sinh
+ Đây là một trong những nguyên tắc sẽ giúp cho các em có thể phát triển
được khả năng giao tiếp của chính học sinh, mạnh dạn tự tin hơn trong khi giao
tiếp. Trong các tiết học giáo viên giao tiếp với học sinh: qua các bài học, giáo viên
đặt câu hỏi học sinh trả lời. GV đưa ra một số vấn đề liên quan đến bài học yêu cầu
các em trình bày ý kiến của mình trước lớp, khuyến khích các em phát biểu để dần
dần các em tự tin hơn, luôn động viên các em mỗi khi em giơ tay. Sau mỗi giờ học
GV luôn khen ngợi những bạn đã phát biểu tốt và động viên những bạn cịn ít giơ
tay.
+ Giáo viên tích cực cho HS hoạt động theo nhóm thảo luận với nhau( thảo
luận nhóm đơi, nhóm lớn, )… Qua đó HS có cơ hội trao đồi với bạn bè.Việc thảo
luận nhóm sẽ giúp học sinh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, phát hiện
lỗi và tự chữa lỗi.
Ví dụ: Trong tiết học vần bài ƯU – ƯƠU: GV đã cho các em thành đôi bạn đọc
kiểm tra đánh vần cho nhau nghe, sửa sai giúp bạn..
3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng việt vốn có của học sinh tiểu học:
- Ở nguyên tắc này giáo viên trường tiểu học đã thực hiện đúng mục tiêu của
việc dạy học Tiếng việt:
+ GV khi dạy học Tiếng Việt quan trọng là phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của
học sinh. Với đặc điểm lứa tuổi ở HSTH đặc biệt là các em HS ở lớp các lớp 1, 2

do độ tuổi còn nhỏ khả năng tập trung cịn yếu, thích chơi hơn học. Hiểu được tâm
lí đó trong q trình học tập, giáo viên ln đan xen trị chơi vào giúp gây hứng thú
cho học sinh, tránh để học sinh thấy gánh nặng khi học.
+ GV đã tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến bài học để giúp các em có thể vừa
học vừa chơi không gây áp lực, sử dụng đồ dùng dạy học, hình ảnh sinh động, màu
sắc rực rỡ. Giáo viên nắm được hồn cảnh gia đình, tính cách và trình độ của học
sinh nên ln biết cách sử dụng lời nói, hình ảnh , từ ngữ phù hợp với các em.


+ Khơng sử dụng những ngơn từ khó hiểu, khi giải thích nghĩa từ mới , giáo
viên ln chọn những từ ngữ đơn giản nhất và dễ hiểu nhất giải thích cho HS.
Chỉnh lỗi sai chính tả cho học sinh kịp thời.
+ Khi đứng lớp giảng bài GV luôn chú ý đến trình độ Tiếng Việt của trẻ mà sử
dụng từ ngữ dễ hiểu để diễn đạt với HS, dùng hành động, vật mẫu để minh họa cho
lời nói giúp các em có thể hiểu được hết ý mà GV muốn nói.
Ví dụ: Lấy ví dụ ở tiết hoc vần lớp 1 “ Ung – Ưng”, trước khi vào bài mới giáo
viên cho học sinh chơi trò chơi “ Đố bạn” để học sinh đọc lại phần bài cũ. Ở học
sinh lớp 1 có nhiều lỗi phát âm nên giáo viên phải kịp thời sửa chữa. Trong tiết học
vần bài “En – Ên”: GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”, để giúp HS rút ra được từ
ứng dụng. Qua đó thu hút sự chú ý của HS hơn.
+ Thường thì các phần đọc các câu dài thì giáo viên khơng mời những học sinh
đọc yếu đứng lên đọc như vậy thì rất mất thời gian cho nên giáo viên sẽ luyện đọc
cho những học sinh đó vào những lúc rảnh hay giờ ra chơi hoặc cho học sinh luyện
đọc nhóm để các bạn luyện đọc và chỉnh sửa lỗi âm vần và phát âm.
+ Nếu muốn học sinh tự đọc và trả lời câu hỏi thì giáo viên đưa ra các câu hỏi
ngắn trong bài đọc, những câu hỏi dễ mà học sinh có thể đọc và đứng lên trả lời
trước lớp để giúp các em không bị tự ti trước các bạn.
+ Những học sinh hay viết sai lỗi chính tả hoặc phát âm sai nhiều thì giáo viên
lưu ý với các học sinh này cho viết và luyện đọc nhiều hơn.
- Hiện nay qua các tiết tiếng Việt em được dự giờ ở trường tiểu học đều mang

tiêu chí của một tiết dạy tích cực, để xét một tiết dạy có phải là tích cực hay
khơng ta dựa vào 3 tiêu chí sau:
+ Lấy học sinh làm trung tâm, tất cả hoc sinh đều được tham gia trong tiết học.
+ Giúp học sinh tự tư duy sản sinh ra tri thức.
+ Giáo viên luôn quan tâm đến việc truyền tải nội dung cho học sinh sao cho dễ
hiểu nhất bằng cách chơi trị chơi hay thay đổi hình thức học sao cho lớp học luôn
sinh động, sôi nổi, hào hứng và thoải mái nhất.
Sau khi dự giờ các tiết dạy mẫu của các giáo viên hướng dẫn môn Tiếng Việt
theo em nhận xét đây là một tiết học rất tích cực. Cơ sử dụng nhiều phương pháp
dạy học khác nhau trong đó có sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đơi, nhóm 4, kỹ
thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật bàn tay nặn bột….Khi dạy giáo viên lấy học sinh làm
trung tâm là chủ yếu cho các em tự tương tác với nhau nhiều. Ví dụ: Bài Luyện từ
và câu “Quan hệ từ”. Mở đầu bài học là kiểm tra bài cũ bằng một trò chơi , khi vào
bài 1 tập học sinh được giáo viên chia làm nhóm đôi thảo luận với nhau : Giáo
viên giới thiệu vấn đề yêu cầu học sinh suy nghĩ các nhân sau đó học sinh chia sẻ
ý tưởng, thảo luận, làm bài vào phiếu học tập. Các dãy sẽ đại diện 1 bạn đi giao lưu
kết quả với các nhóm đơi khác. Về bài tập 2 GV sử dung kĩ thuật "khăn phủ
bàn" giáo viên chia nhóm, phân cơng nhóm trưởng, Giáo viên giao vấn đề, yêu cầu
từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. Nhóm trưởng tổng hợp
các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy. Bài


tập 3 giao viên cho học sinh chơi trò chơi thi đua giữa 2 dãy với nhau. Sau mỗi bài
tập giáo viên mới đại diện một nhóm lên trình bày kết quả và làm mời các bạn
nhận xét sau đó mới chốt ý và rút ra kết luận. Củng cố bài học có thể là một trị
chơi và nhận xét tích cực về tiết học, khen ngợi dặn dị các em về học và chuẩn bị
bài mới. Như vậy trong quá trình học tập tất cả học sinh đều được tham gia tiết
học. Các em tự sản sinh tri thức cùng nhau tham gia thảo luận nhóm đưa ra ý kiếm
của mình góp phần xây dưng bài tốt hơn. Khơng khí lớp học ln sơi nổi, thoải mái
giúp các em tự tin hơn trong phát biểu ý kiến của mình và tiếp thu ý kiến của các

bạn để tự hoàn thiện kiến thức của mình.
II.Yêu cầu 2: Các băn khoăn thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy ở trường tiểu học.
Ở trường tiểu học, trong các tiết dạy mẫu, giáo viên trường em luôn thực
hiện dạy học đúng quy trình, ngồi học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các
thầy cô ở lớp em có những thắc mắc sau khi tiếp cận thực tế trong quá trình thực
tập như sau:
Thứ nhất, về tập đọc: các tiết dạy mẫu giáo viên luôn thực hiện đúng quy
trình nhưng khi dạy bình thường trên lớp giáo viên không đọc mẫu bài mà thường
yêu cầu 1 vài HS đọc bài và bỏ qua khá nhiều bước của một quy trình mà cho HS
tự làm và khơng hướng dẫn.
Thứ hai, về giáo án: Ở trường Đại học soạn giáo án các động từ được sắp
xếp theo thang Blom. Ở trường tiểu học em thực tập giáo án em soạn có những
động là từ “Nắm”, “Giúp…” Ngồi ra ở dưới mỗi hoạt động phải ghi mục tiêu và
cách tiến hành của hoạt động đó.
Thứ 3, HS khơng hứng thú tham gia tiết học Tiếng việt nhất là tiết Tập đọc
bằng các tiết học khác. Nhất là tiết Toán các em tham gia rất tích cực, hào hứng và
sơi nổi.
Thứ 4, Khi học tiết Tập làm văn cô yêu cầu học sinh đọc nội dung rồi giới
thiệu sơ cho các em rồi cho các em làm bài ln nên có 1 số em không biết cách
làm bài văn như thế nào cho đúng cịn so với quy trình dạy mẫu thì các em dễ hình
dung hơn việc mình cần làm và làm tốt hơn.
Đây là những thắc mắc của em nhưng theo quan sát được trên lớp đối với
một giáo viên không thể lúc nào cũng chuẩn bị bài chuẩn như một tiết dạy mẫu
được, một phần cô hướng dẫn bỏ thời gian ra hướng dẫn nhóm em soạn giáo án các
tiết lên dạy thử rồi hoàn chỉnh các hồ sơ trên lớp và đặc biệt lớp sỉ số học sinh càng
ngày càng đông và ngày nào cũng nhận xét một đống tập vở thay vì là chấm điểm
như trước đây làm mất rất nhiều thời gian. Có lẽ vì thế nên những tiết học trên lớp
cơ khơng có nhiều thời gian để dạy theo đúng quy trình của một tiết học dạy mẫu
được.

Em xin chân thành cảm ơn thầy đã đọc bài làm của em, kính mong thầy
nhận xét để em hoàn thiện tốt hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×