Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt. Bình luận về sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 cho đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.28 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ SỐ 05.
Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc
biệt (trong đó có so sánh với thuế giá trị gia tăng).
Bình luận về sự thay đổi của danh mục hàng hóa
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt năm 1990 cho đến nay.

Hà Nội, 2019


I.

MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt lần đầu tiên được quy định tại Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt 1990 và đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nhằm điều tiết hướng dẫn
sản xuất và tiêu dùng. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, và cả thuế giá trị gia tăng sau nhiều năm
thực hiện đã dần đi vào đời sống góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu cho ngấn sách
nhà nước, đồng thời đem lại những kết quả nhất định trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt; bên cạnh đó, nó cịn góp phần điều tiết thu
nhập trong nước. Sau những lần sửa đổi thì Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt càng đem lại hiệu
quả rõ rệt hơn cho Nhà nước trong việc phát triển xã hội và nền kinh tế quốc gia. Để tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài 5/ “ Phân tích những đặc trưng của thuế
tiêu thụ đặc biệt (trong đó có so sánh với thuế giá trị gia tăng). Bình luận về sự thay đổi
của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm
1990 cho đến nay” cho bài tập học kỳ này.


Trong quá trình làm bài, do còn những hạn chế khách quan, chủ quan nên em khó
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của thầy/cơ
để bải làm của em được hồn thiện một cách tốt nhất.
II.

NỘI DUNG

1.

Khái quát về tiêu thụ đặc biệt

1.1.

Khái niệm

Thuế là khoản thu nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước, tính
khơng đối giá và hồn trả trực tiếp do các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những
điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.2.

Đặc điểm của thuế

Thứ nhất, thuế là khoản thu, nộp mang tính bắt buộc. Tức là tất cả các chủ thể đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra
cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, khơng mang tính đối giá, khơng hồn trả trực tiếp. Tính đối giá là một mức
giá phải trả khi người nộp thuế nhận được một lợi ích nhất định từ nhà nước, mà thuế lại
khơng phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay
quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước.

1.3.

Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt thường có ở hầu hết các quốc gia , tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể về kinh tế xã hội, phong tục tập quán, chính sách tiêu dùng, yêu cầu động viên ngân
sách, khả năng quản lý, giám sát mà mỗi nước có những quy định riêng về danh mục mặt


hàng chịu thuế, mức thuế suất, phương thức tổ chức quản lý thu. Tuy nhiên, ở Việt Nam
cũng như ở các nước trên thế giới, các quy phạm pháp luật mới chỉ liệt kê danh mục những
hàng hoá, dịch vụ nằm trong đối tượng chịu thuế tiêu thụ đăc biệt mà chưa có định nghĩa
cụ thể thế nào là thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ những đặc trưng về thuế và những quy định về
thuế tiêu thụ đặc biệt có thể rút ra khái niệm về thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: “Thuế tiêu
thụ đặc biệt là loại thuế đánh lên một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nhằm hướng dẫn tiêu
dùng xã hội và điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước”
2.

Phân tích đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt và so sánh với thuế giá

trị gia tăng
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
2.1.

Tthuế tiêu thụ đặc biệt có tính chất gián thu.

Bởi lẽ, tính chất gián của loại thuế này thể hiện ở việc nó đánh vào thu nhập của
người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một cách gián tiếp thơng
qua giá cả của hàng hố, dịch vụ và người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là người nộp thuế cho Nhà nước thay cho người tiêu dùng; sau đó

các khoản thuế này sẽ được chuyển vào giá bán sản phẩm và cuối cùng thì người tiêu dùng
sẽ phải gánh chịu chúng. Do là một loại thuế gián thu, nên mức thuế suất cao sẽ làm cho
giá bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tăng lên. Thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với những mặt hàng hoá và dịch vụ cao cấp (như ô tô, du thuyền, dịch vụ casino, chơi gôn,
…) nhà nước điều tiết thu nhập từ tầng lớp dân cư có thu nhập cao.
Đối với thuế giá trị gia tăng, vai trò điều tiết thu nhập không rõ ràng bằng thuế tiêu
thụ đặc biệt, do đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, thuế
suất thấp, dù người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thì đều phải tiêu dùng những mặt
hàng đó với thuế suất như nhau.
2.2.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có phạm vi hẹp.

Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là thuế tiêu dùng, tuy nhiên nó khác với thuế giá trị gia
tăng. Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hoá, dịch
vụ Nhà Nước điều tiết.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ sung, hiện nay nước ta chỉ thực hiện
thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với 16 loại hàng hóa và dịch vụ nhất định. Đây chủ yếu là
những hàng hoá, dịch vụ có tính chất đặc biệt, đều là những loại xa xỉ phẩm cần điều tiết
thu nhập, hoặc cần định hướng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng do việc tiêu dùng những
đối tượng này có ảnh hưởng tiêu cực đến con người nhưng Nhà nước ta lại không thể cấm
tiêu dùng như : thuốc lá điếu, rượu, bia, kinh doanh vũ trường, kinh doanh casino,…
Đối với thuế giá trị gia tăng, đối tượng chịu thuế là hầu hết các hàng hóa và dịch vụ
sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Trong Luật Thuế giá trị gia


tăng 2008 sửa đổi, bổ sung cũng chỉ có thể nêu đối tượng chịu thuế dưới dạng loại trừ các
đối tượng không phải chịu thuế được liệt kê. Điều này cho thấy diện đánh thuế giá trị gia
tăng bao quát và rộng rãi.
2.3.


Thuế tiêu thụ đặc biệt có mức thuế suất rất cao.

Mặc dù thuế tiêu thụ đặc biệt có phạm vi điều chỉnh hẹp nhưng lại thường có mức
thuế suất cao. Đây là một trong những điểm khác biệt rõ nét nhất với thuế giá trị gia tăng.
Có thể thấy, nếu như thuế giá trị gia tăng chỉ có mức thuế suất là 0%, 5% và 10% thì thuế
tiêu thụ đặc biệt có thể chịu mức thuế suấ lên tới 150%.
Thứ nhất, đa số các hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đều có mức thuế
suất cao (khoảng 30% - 40%), thậm chí là rất cao (150% đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ
trở xuống loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3). Điều này xuất phát từ chính sách của
nhà nước nhằm hạn chế tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ khơng
thiết yếu, cao cấp. Mức thuế suất cao đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước
khơng khuyến khích sản xuất, tiêu dùng khiến các nhà đầu tư cũng hạn chế đầu tư, mở
rộng sản xuất các loại mặt hàng này, từ đó, làm giảm nguồn cung và cũng làm giảm nhu
cầu của người tiêu dùng. Ví dụ như thuốc lá điếu và rượu bia là các mặt hàng gây hại cho
sức khỏe, khiến người dùng mắc các bệnh nguy hiểm và còn là nguyên nhân của các vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng cho nên nhà nước đã hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng. Mặt
khác, “thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở khâu nhập khẩu còn
nhằm hạn chế việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngồi, qua đó, khuyến
khích việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại sản xuất trong nước. Đây là
việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước
mà hầu hết các quốc gia theo đuổi.” 1. Ngoài ra, việc áp dụng mức thuế cao này cũng để
điều tiết một phần thu nhập của những người tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ có thu nhập
cao này nhằm đảm bảo cơng bằng xã hội. Bên cạnh đó, việc này cũng góp phần khắc phục
hạn chế về công bằng theo chiều dọc của thuế giá trị gia tăng.
Thứ hai, trái ngược lại, thuế giá trị gia tăng chỉ có 3 mức thuế suất và thấp hơn thuế
suất thuế giá trị gia tăng rất nhiều. Cụ thể, 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp
dụng là 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế và hàng hóa dịch vụ
khơng chịu thuế giá trị gia tăng; 5% đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và
hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp; 10% đối với các hàng hóa

và dịch vụ thiết yếu khác. Như vậy, tùy vào mức độ thiết yếu và mức độ khuyến khích sản
xuất, tiêu dùng mà có mức thuế suất khác nhau, mức thuế suất cao nhất là 10% dùng để áp
dụng cho những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế phần nào song vẫn là những mặt hàng cần
thiết cho đời sống. Đồng thời, các mức thuế suất này đều thấp nên vai trò chủ yếu của loại
1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thúe Việt Nam, Nxb, Cơng an nhân dân, Hà Nội,
tr.120.


thuế này là nhằm khuyến khích sản xuất, tiêu dùng, hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả
tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của những người thu nhập thấp do có hành vi tiêu dùng,
qua đó cũng thể hiện sự công bằng của thuế trong việc đảm bảo mọi tầng lớp trong xã hội
đều có thể chi trả cho các hoạt động thiết yếu của đời sống. Như vậy, có thể thấy vai trị
điều tiết của thuế giá trị gia tăng có thể nói là trái ngược lại so với thuế tiêu thụ đặc biệt.
2.4.

Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, cung

ứng hàng hoá dịch vụ.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thì nhà nước chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập
khẩu hàng hoá hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó,
cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ấy, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ
không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nữa. Đây là điểm khác biệt lớn đối với thuế giá trị gia
tăng và là điểm đặc trưng quan trọng của thuế tiêu thụ đặc biệt.
Vì thuế tiêu thụ đặc biệt xuất phát từ nguyên tắc không đánh thuế trùng lặp (tức
không đánh thuế hai lần) trong quản lý thuế tại Việt Nam, bảo đảm một đối tượng chịu
thuế không phải chịu một loại thuế nhiều lần. Chính vì thế cơ sở kinh doanh được khấu trừ
số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên vật liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có
đủ chứng cứ hợp pháp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp một mặt hàng bị đánh thuế tiêu thụ

đặc biệt hai lần, (nếu nguyên liệu đầu vào của hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt, sau khi sản xuất ra dưới dạng thành phẩm thì lại thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
ở giai đoạn sản xuất này). Tuy nhiên, để tránh xâm phạm nguyên tắc trong trường hợp này
thì pháp luật hiện hành đã quy định việc khấu trừ thuế đối với nguyên liệu nếu có chứng từ
hợp pháp khi thực hiện nộp thuế ở khâu sản xuất 2. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ
đối với nguyên liệu tối đa không quá số thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số nguyên liệu
dùng sản xuất hàng hoá đã tiêu thụ. Do đó, việc quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt đòi hỏi phải
kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự thất thu thuế tiêu thụ đặc
biệt tại khâu sản xuất, cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu.
Nếu như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần thì thuế giá trị gia tăng đánh vào
phần giá trị tăng thêm của tất cả các khâu, các bước của quá trình kinh doanh (gồm cả sản
xuất, lưu thông và tiêu dùng). Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải
đối với tồn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi
khâu của q trình lưu thơng khơng gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.
Hoạt động xác định phần giá trị tăng thêm này được thực hiện trên cơ sở hóa đơn, chứng từ
hợp lệ.
3.

Sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật

Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 cho đến nay
2

Điều 8 Thông tư 05/2012/TT-BTC


Cho đến nay, nước ta đã ban hành 3 đạo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (Luật Thuế
TTĐB 1990, Luật Thuế TTĐB 1998, Luật Thuế TTĐB 2008) cùng các văn bản Luật sửa
đổi, bổ sung (Luật Thuế TTĐB sửa đổi 1995, Luật Thuế TTĐB sửa đổi 2003, Luật Thuế
TTĐB sửa đổi 2014). Xu hướng qua từng năm là mở rộng số lượng các loại hàng hóa chịu

thuế, đồng thời lại hạ thấp mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.1.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1990 và các Luật sửa đổi, bổ sung

3.1.1. Đối với Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1990
Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định lần đầu tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt 1990. Trong đó, có 6 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế là: thuốc lá, rượu
các loại, bia các loại, pháo, bài lá và vàng mã. Đây đều là những hàng hóa khơng khuyến
khích sản xuất, tiêu dùng vì gây hại đến sức khỏe (thuốc lá, rượu bia) hoặc làm gia tăng
các tệ nạn xã hội (tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan và gây cháy nổ). Do vậy việc Nhà nước lần
đầu quy định việc đánh thuế tại thời điểm đó là là điều rất cần thiết.
3.1.2. Đối với Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995
Thứ nhất, Luật này đã có sự phân chia cụ thể hơn các trường hợp chịu thuế trong
cùng một nhóm hàng hóa, qua đó thể hiện thái độ của Nhà nước đối với từng đối tượng
chịu thuế khác nhau.
Trong nhóm thuốc lá điếu, ở Luật năm 1990 chỉ được chia làm hai loại là có đầu
lọc với mức thuế suất 50% và loại khơng có đầu lọc, xì gà (40%) thì ở Luật sửa đổi 1995
này, các nhà làm luật phân ra thành bốn loại. Đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ
yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu và thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu thì sẽ chịu mức thuế
suất cao nhất trong nhóm này (70%), cịn đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu
bằng nguyên liệu trong nước thì nhận được mức ưu đãi thuế suất thấp hơn (52%), thuốc lá
điếu khơng có đầu lọc, xì gà sản xuất trong nước (32%). Qua đó, ta thấy rõ chính sách
khuyến khích tiêu dùng và bảo hộ hàng hóa trong nước.
Thứ hai, đối với rượu, Nhà nước đặc biệt là thêm mặt hàng là rượu thuốc với mức
thuế suất thấp (15%); đối với bia hộp cũng được tách riêng ra khỏi bia các loại và chịu mức
thuế suất thấp hơn các loại bia khác (75% trong khi các bia khác 90%).
Thứ ba, Nhà nước loại bỏ 2 loại hàng hóa là bài lá và vàng mã (tại Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt 1990, đây lại là 2 trong những mặt hàng chịu mức thuế suất lớn nhất - 70%).
Có thể thấy đây sự thay đổi lớn nhất trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

năm 1995.
Việc này xuất phát từ lí do tính thực tiễn, ngồi xã hội có rất nhiều cơ sở sản xuất,
bán vàng mã và bài lá nhưng Nhà nước lại khơng thể kiểm sốt hết được, từ đó dẫn đến
việc các quy định được đưa ra nhưng lại không bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong
quản lý thuế. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của em, mục đích đánh thuế các loại mặt


hàng này nhằm hạn chế tệ nạn xã hội và bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước là đúng
đắn. Do vậy, thay vì loại bỏ khỏi danh mục chịu thuế thì các nhà làm luật nên tìm các giải
pháp nâng cao sự kiểm soát hoặc thực hiện song song việc đánh thuế với các biện pháp
hành chính, hình sự khác để giảm thiểu các tệ nạn xã hội này.
Thứ tư, việc mở rộng diện đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có thể thấy là sự
tiến bộ vượt bậc trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995. Bên
cạnh việc giữ nguyên 4 loại hàng hóa là thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo thì Luật sửa đổi
1995 bỏ đi vàng mã và bài lá (như đã phân tích bên trên) và đánh thuế thêm 2 loại hàng
hóa nữa là xăng và ơ tơ nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Đặc biệt Nhà nước đánh thuế
tiêu thụ đặc biệt rất mạnh đối với ô tô nhập khẩu từ 5 chỗ ngồi trở xuống (100%) . Qua đó,
phản ánh chính sách bảo hộ ngành sản xuất ơ tơ trong nước của Chính phủ Việt Nam trong
giai đoạn này. Xét bối cảnh lịch sử khi đó, Việt Nam chính thức trở thanh thành viên Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/07/1995 thì những thay đổi này là hồn
tồn hợp lý.
3.2.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung
3.2.1. Đối với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998
Thứ nhất, về số lượng hàng hóa thì so với Luật cũ, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998
đã bỏ mặt hàng pháo nhưng thêm lại bài lá, vàng mã và hàng mã (đã được quy định lần đầu
trong Luật 1990 nhưng lại bị bỏ đi tại các Luật sửa đổi) ngồi ra cịn thêm điều hịa nhiệt
độ có cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống vào danh mục mặt hàng chịu thuế. Đối với mặt
hàng điều hòa nhiệt độ là mặt hàng không thiết yếu và được tiêu dùng chủ yếu bởi tầng lớp
dân cư thu nhập cao thời bấy giờ nên việc đánh thuế cao là hợp lý. Đặc biệt, bên cạnh hàng

hóa thì đối tượng chịu thuế cịn có thêm các dịch vụ khơng thiết yếu, cao cấp khác như
kinh doanh vũ trường, karaoke, mát-xa,…
Thứ hai, một số mặt hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bằng ngun liệu nhập
khẩu có mức thuế suất thấp hơn. Ví dụ ở Luật sửa đổi, bổ sung năm 1995, thuốc lá điếu có
đầu lọc SX chủ yếu bằng nguyên liệu NK hoặc thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu có mức thuế
suất 70%, tuy nhiên ở Luật 1998 các mặt hàng này chỉ còn 65%.
Điều này là hợp lý, thời điểm đó nước ra vừa gia nhập ASEAN (1995) và ASEM
(1996) và kí kết các hiệp định khuyến khích trao đổi giao thương quốc tế. Theo đó, việc
Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng là để hội nhập quốc tế, do đó,
sẽ làm giảm số thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu, nên để đảm bảo ngân sách
không bị thất thu, cần phải mở rộng diện hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ ba, có thể thấy một số mặt hàng sản xuất đã được giảm mức thuế suất. Ví dụ
như rượu trên 40% giảm thuế suất từ 90% xuống còn 70%. Việc giảm mức thuế suất này là
để đồng bộ với Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ 01/01/1999. “Thuế giá trị gia tăng


có hiệu lực thay thế thuế doanh thu dẫn đến chi phí cho nguyên vật liệu để sản xuất mặt
hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên. Do vậy, cần phải giảm bớt thuế suất thế tiêu thụ
đặc biệt với các loại mặt hàng này để không làm ảnh hưởng lớn tới giá cả của mặt hàng
chịu thuế.”3
3.2.2. Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2003
Thứ nhất, về cơ bản danh mục hàng hóa chịu thuế khơng có sự thay đổi nhưng đối
tượng chịu thuế ở danh mục các dịch vụ kinh doanh được mở rộng với việc thêm 2 dịch vụ
là “kinh doanh giải trí có đặt cược” và “kinh doanh sổ xố”.
Thứ hai, về mức thuế suất, Nhà nước tiếp tục thực hiện việc giảm mức thuế suất với
một số loại hàng hóa để đồng bộ với thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu, tiêu biểu là ô
tô 5 chỗ trở xuống giảm từ 100% xuống còn 80%, bia hơi giảm từ 50% xuống còn 30%.
Tuy nhiên bài lá và vàng mã lại có mức thuế suất tăng thêm 10%, chủ yếu để bù lại phần
thuế suất đã giảm đi của các mặt hàng trên.
Có thể nói, việc danh mục hàng hóa chịu thuế gần như được giữ nguyên nhưng

mức thuế suất tiếp tục được giảm là để thực hiện mục đích đảm bảo các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tránh phân biệt đối xử giữa hàng
hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ như việc phân tách mặt hàng thuốc
lá điếu được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước hay nguyên liệu nhập khẩu mà gộp
chung lại là thuốc lá điếu với mức thuế suất 55%.
Tuy nhiên, việc liên tục giảm mức thuế suất đối với mặt hàng nhập khẩu góp phần
khiến cho tỉ lệ nhập siêu ở nước ta tăng lên. Theo số liệu thống kê, “xu hướng nhập siêu
của khu vực kinh tế trong nước có giảm nhưng cịn rất cao so với tỷ lệ nhập siêu chung của
cả nước. Đây là hậu quả của một nền kinh tế gia công xuất khẩu và phụ thuộc vào nhập
khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.”4
3.3.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 và các Luật sửa đổi, bổ sung
3.3.1. Đối với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
Thứ nhất, Luật 2008 tiếp tục mở rộng diện đánh thuế với nhiều hàng hóa hơn,
đồng thời giảm mức thuế suất. Cụ thể, xuất hiện thêm 3 mặt hàng nữa là xe mơ tơ, tàu bay
và du thuyền. Ngồi ra, các chế phẩm khác từ cây thuốc lá cũng thuộc diện chịu thuế
chung với thuốc lá điếu và xì gà. Đối với nhóm hàng hóa xe ơ tơ từ 24 chỗ trở xuống đã
được chia tách ra thành nhiều đối tượng chịu thuế hơn, như: xe ô tô chạy bằng điện, xe ô tô
chạy bằng năng lượng sinh học,… Đây là những loại ô tô sử dụng nhiên liệu thân thiện với
môi trường nên được hưởng mức thuế suất ưu đãi (chỉ bằng 50% mức thuế suất áp dụng
cho xe cùng loại). Đối với rượu và bia cũng có sự giảm mức thuế suất rõ rệt.

3
4

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Sđd, tr. 112.
GS.TS NGND Hồng Đức Thân, “Chính sách thương mại và vấn đề nhập siêu của Việt Nam”


Tuy nhiên, theo quan điểm ca nhân em thì việc giảm mức thuế suất này chưa thực

hiện được mục tiêu điều chỉnh của pháp luật (vì thuế suất ít đối với những mặt hàng có hại
cho sức khỏe con người chưa đủ sức hạn chế được việc người dân mua chúng). Trong khi
đó, thuế suất đối với loại nhiên liệu có khả năng làm giảm ơ nhiễm mơi trường lại quá cao,
chưa đủ sức khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn loại nhiên liệu này. Đồng thời, quy
định về đối tượng chịu thuế quá rộng, bao gồm cả những nguyên liệu dùng để sản xuất ra
những mặt hàng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; trong khi quy định về những
đối tượng không chịu thuế lại chưa bao qt hết những hàng hóa khơng nên đưa vào diện
chịu thuế (ví dụ như máy bay nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phịng).5
3.3.2. Đối với Luật sửa đổi, bổ sung năm 2014
Luật sửa đổi, bổ sung năm 2014 ra đời với sự điều chỉnh về mức thuế suất theo lộ
trình từng giai đoạn: tăng mức thuế suất đối với thuốc lá, rượu, bia là những mặt hàng gây
hại cho sức khỏe để hạn chế sản xuất, tiêu dùng. Đồng thời, bổ sung thêm trường hợp
không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc
phịng.
3.3.3. Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lí thuế 2016
Khi Luật sửa đổi năm 2014 vừa phát sinh hiệu lực được ba tháng thì Quốc hội lại
tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lí thuế, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Thứ nhất, danh mục các nhóm hàng hóa gần như được giữ nguyên, chỉ thêm nhóm
hàng hóa xe mơ-tơ-hơm (motorhome) khơng phân biệt dung tích xi lanh.
Thứ hai, nhóm hàng hóa ơ tơ từ 24 chỗ trở xuống được chia ra thành nhiều mặt
hàng chịu thuế hơn để phù hợp với tình hình sản xuất trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài
và phù hợp với sự phát triển chung của khoa học công nghệ. Theo đó, mức thuế suất được
áp dụng theo hướng tăng dần cho những loại ơ tơ có dung tích xi lanh lớn (cao nhất là xe ô
tô chở người từ 9 chỗ dung tích xi lanh trên 6000 cm 3 có mức thuế suất 150%). Việc áp
dụng theo lộ trình cũng giúp biểu suất thuế ổn định hơn cho tới hiện nay.
4.

Thực trạng, giải pháp


Nhìn chung, có thể thấy là sau những lần sửa đổi bổ sung thì Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt đã hoàn thiện hơn rất nhiều, đặc biệt là về các đối tượng chịu thuế và có những mức
tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những dịch vụ được cho là cao cấp, không cần thiết với
cuộc sống hàng ngày như casino, karaoke, vũ trường, rượu, bia,…; đồng thời, có những
mức giảm thiếu về thuế tiêu thụ đặc biệt đối những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với

5

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Sđd, tr. 116.


cuộc sống con người như xe ô tô 24 chỗ ngồi, tàu bay, du thuyền sử dụng cho việc vận
chuyển hàng hóa, khách du lịch, xe có dung tích nhỏ,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó thực tế đang tồn tại nhiều ý kiến về một số loại hàng hóa
khơng cần thiết phải đánh thuế, hoặc cần phải chỉnh sửa cho phù hợp. Có thể thấy, hiện nay
thu nhập của người dân đang ngày càng được cải thiện dẫn đến tính chất “thiết yếu” hay
“không thiết yếu” của mặt hàng cũng thay đổi. Tiêu biểu nhất là máy điều hòa nhiệt độ.
Mặt hàng nay bị đánh thuế lần đầu tiên là năm 1998, so với thời điểm hiện tại là 2021 thì
thời tiết đã khắc nghiệt hơn rất nhiều nên điều hoà là một mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó,
người nơng dân cũng có thu nhập ổn định hơn thì nhiều người đã đủ trang trải cho mặt
hàng này, kể cả ở nông thôn. Do vậy, các nhà làm luật cần xem xét chia tách nhóm hàng
hóa này để thu thuế hoặc giảm thuế, thậm chí loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa, “bởi mục
tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt khơng chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, điều
tiết thu nhập, mà cịn góp phần định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng. Do đó, loại hàng
hóa, dịch vụ nào khơng cần hạn chế tiêu dùng thì khơng nên đánh thuế.” 6
III.

KẾT LUẬN


Như vậy, có thể thấy do chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế - xã hội, từ quá trình
hội nhập quốc tế mà danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt liên tục được thay đổi
qua từng năm không chỉ về số lượng mà còn về mức thuế suất. Điều này là cần thiết để
đảm bảo thuế tiêu thụ đặc biệt ln giữ vững được vai trị điều tiết của mình. Song, điều
này cũng đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý thuế phải điều chỉnh một cách hợp lý để tránh
gây biến động cho hoạt động nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng. Cùng với thời gian, vai trò
của thuế tiêu thụ đặc biệt ngày càng được coi trọng, nó được xem như là một cơng cụ cần
thiết nhằm tạo lập và tăng cường nguồn ngân sách nhà nước. Và sau những lần sửa đổi và
hoàn thiện về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1990 đến nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đang
là công cụ để Nhà nước khuyến khích việc tiêu dùng sản phảm nội địa, tạo ra một xã hội
tiêu dùng lành mạnh, phù hợp với hồn cảnh kinh tế của đất nước, góp phần vào mục tiêu
công cộng, đảm bảo công bằng xã hội.

6

Phanthavong Johnnie (2016), Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, tr. 31.


IV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.
9.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1990.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 1993.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 1995.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2003.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2005.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014.
Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế

sửa đổi 2016.
10.
Phanthavong Johnnie (2016), Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
11.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội.



×