Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tóm tắt luận án: Sinh kế của người Khơ mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.77 KB, 32 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MẠNH HÙNG

SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ
Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Nhân học
Mã số: 9. 31. 03. 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đào Thị Minh Hương
2. PGS. TS. Phạm Quang Hoan
Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Bá Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc Thắng
Phản biện 3: GS.TS. Trần Trung

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học
viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi


giờ ngày

tháng năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề di dân và tái định cư trong các dự
án phát triển đã đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế, mơi trường, văn hóa và xã
hội cần giải quyết, trong đó đảm bảo sinh kế và sinh kế bền vững cho cộng
đồng bị ảnh hưởng là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ
của những người làm chính sách mà cả những nghiên cứu học thuật.
Việc xây dựng các dự án thuỷ điện ở khu vực miền núi Việt Nam đã
góp phần quan trọng trong việc trữ nước và cung cấp nguồn điện cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, q trình xây
dựng đó đã phải thu hồi diện tích đất đai rất lớn của người dân ở khu vực
miền núi, vùng dân tộc thiểu số - nơi mà người dân có thu nhập thấp, tỷ lệ
nghèo cao và dễ bị tổn thương về nhiều mặt. Đã có nhiều nghiên cứu về tái
định cư dưới các góc độ khác nhau, phân tích khá rõ những tác động của
các chương trình tái định cư về các mặt mơi trường, đói nghèo, bảo tồn văn
hóa...Tuy nhiên, một vấn đề ít được quan tâm hơn là những người dân phải
di chuyển chỗ ở bởi các chương trình tái định cư sẽ thích ứng như thế nào
với hồn cảnh và điều kiện sống mới, yếu tố nào cản trở và giúp họ có được
sinh kế bền vững thì chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là dưới góc nhìn
của Nhân học.
Các hoạt động sinh kế của các tộc người luôn gắn với một môi
trường sinh thái cụ thể và lối sống đã được định hình từ lâu trong lịch sử, do

đó sinh kế có thể coi là một thành tố của văn hóa tộc người. Tái định cư
thủy điện đã di chuyển người dân đến một nơi ở mới, do vậy chính sách này
đã góp phần làm biến đổi sinh kế, văn hóa và xã hội của tộc người thơng
qua thay đổi những điều kiện về môi trường tự nhiên và xã hội... Thực tế
cho thấy, công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư đã được Nhà nước quan tâm
đầu tư nhiều và người dân tái định cư cũng được hưởng lợi từ dự án do các
khoản đền bù và hỗ trợ. Tuy nhiên, các chính sách đền bù, hỗ trợ thường
chú trọng vào đất đai, tài chính… mà ít chú ý đến các yếu tố mang tình văn
hóa tộc người, khiến cho các mục tiêu về giảm nghèo, phát triển kinh tế,
bảo tồn văn hóa, hay“cuộc sống nơi ở mới ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở
cũ” chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Người Khơ mú tại các khu tái định cư ở huyện Thanh Chương là cư
dân ở từ huyện Tương Dương của tỉnh Nghệ An mới chuyển đến sinh sống
1


trong hơn 10 năm trở lại đây, họ vốn là những người dân phải tái định cư để
phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Bản Vẽ. Trong truyền thống, những
người dân này thường sinh sống theo cộng đồng với phong tục tập quán và
văn hoá lâu đời. Việc di dời họ ra khỏi nơi ở quen thuộc đã tác động đến
kinh tế, xã hội và văn hoá của người dân trên nhiều mặt. Những nội dung và
hình thức tác động là rất phong phú và đa dạng, cả tích cực và tiêu cực, các
nguồn lực sinh kế có nhiều thay đổi, bên cạnh các hoạt động sinh kế truyền
thống thì cũng xuất hiện thêm các hoạt động sinh kế mới do ảnh hưởng của
tái định cư.
Với những lý do trên, luận án đã chọn chủ đề nghiên cứu về sinh kế
của người Khơ mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ
An, qua đó mong muốn phân tích thực trạng sinh kế để làm cơ sở nhận diện
sự biến đổi sinh kế của một cộng đồng tộc người thiểu số tái định cư.
Những kết quả trong luận án sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo hữu ích cho

các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định chính sách về kinh tế, xã hội…
Những cứ liệu nêu trong luận án sẽ góp phần làm cơ sở để làm rõ hơn quan
điểm phát triển cho các tộc người thiểu số vùng cao, đặc biệt là các chính sách
về tái định cư, sinh kế của các tộc người thiểu số. Qua đó, luận án cịn góp
phần cung cấp thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, biến đổi sinh
kế và thích ứng của người dân sau tái định cư đối với cộng đồng các cư dân ở
khu vực miền núi Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là tìm hiểu thực trạng và những biến đổi của
các nguồn lực sinh kế và các hoạt động sinh kế của người Khơ mú tại khu
tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Qua đó làm rõ sự thích
ứng sinh kế và đề xuất một số giải pháp nhằm hướng đến phát triển sinh kế
bền vững cho người Khơ mú tại nơi tái định cư.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa lý thuyết, khung phân tích về sinh kế, nghiên cứu về người
Khơ mú và tái định cư
- Tìm hiểu các nguồn lực sinh kế của người Khơ mú trước và sau tái định cư
- Trình bày và phân tích các hoạt động sinh kế trước và sau tái định cư để
thấy được sự biến đổi sinh kế trong các môi trường sống khác nhau của
tộc người.


- Làm rõ sự thích ứng về mặt sinh kế và đề xuất một số khuyến nghị nhằm
hướng đến phát triển sinh kế bền vững cho người Khơ mú tại nơi tái định
cư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sinh kế của người Khơ mú tái định cư ở
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về thời gian: Sinh kế của người Khơ mú từ sau tái định cư (2006)
ở Thanh Chương, Nghệ An đến năm 2019.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tái định cư
của người Khơ mú ở xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm thuộc huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An. Trong đó, xã Thanh Sơn được lựa chọn là địa điểm
nghiên cứu chính của luận án do phần lớn người Khơ mú tái định cư sinh
sống ở xã này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin
Luận án dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử để nhìn nhận, phân tích cách thức mà người Khơ mú ứng xử với môi
trường tự nhiên và xã hội trong các hoạt động sinh kế của mình. Mặc dù vấn đề
tái định cư được xác định là mục tiêu nghiên cứu nhưng luận án khơng xem đó là
một thành tố độc lập mà đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử của người Khơ
mú ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cũng như trong mối quan hệ với cộng
đồng các tộc người khác để xem xét, đánh giá.
4.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước
Luận án dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản và
Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc và định hướng phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Nghệ An và huyện Thanh Chương làm cơ sở phân tích sinh kế của
người Khơ mú tại nơi tái định cư.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập tư liệu
Thu thập tư liệu thứ cấp: Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan
đến đề tài đã được thu thập, cụ thể là: các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, các quyết định của chính quyền địa phương về di dân tái định



cư trong các dự án thủy điện nói chung và di dân tái định cư


thủy điện Bản Vẽ nói riêng. Các tài liệu về sinh kế, sinh kế bền vững, tái
định cư, người Khơ mú, các báo cáo đánh giá chương trình của các tổ
chức/nhà khoa học, của các phương tiện truyền thông…
Điền dã dân tộc học: Luận án lựa chọn phương pháp nghiên cứu có
tính truyền thống trong dân tộc học/Nhân học đó là điền dã Dân tộc học tại
những bản/làng định cư của người Khơ mú sau tái định cư ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An. Các công cụ thu thập tư liệu thực địa của luận án là:
1) Quan sát tham dự: Để phục vụ việc thu thập thông tin, nghiên
cứu sinh đã tham gia ăn, ở, làm việc cùng với người dân, trải nghiệm về
cuộc sống hàng ngày của họ, qua đó có điều kiện quan sát trực tiếp và trải
nghiệm văn hóa cũng như tìm hiểu các nguồn vốn sinh kế, các hoạt động
sinh kế của người dân:
2) Phỏng vấn sâu: Luận án đã thực hiện 35 cuộc phỏng vấn sâu với
các cá nhân thuộc các nhóm người khác nhau tại cộng đồng tái định cư và
cán bộ ở cấp xã, huyện. Phương pháp lịch sử truyền miệng (oral history) đã
được sử dụng nhiều trong luận án này nhằm tìm hiểu những câu chuyện
cuộc đời của người dân, trong đó những trải nghiệm về cuộc sống, về hoạt
động sinh kế trước và sau tái định cư:
3) Thảo luận nhóm: Luận án đã thực hiện 8 cuộc thảo luận nhóm
(bao gồm nhóm 02 phụ nữ, 02 nhóm nam giới, 02 nhóm hỗ hợp nam nữ, 01
nhóm cán bộ xã, thơn bản, 01 nhóm hỗn hợp người dân và cán bộ) tại cộng
đồng. Qua các cuộc thảo luận nhóm giúp tác giả luận án phát hiện nhanh
được các vấn đề về nguồn lực sinh kế và các hoạt động sinh kế của người
Khơ mú tái định cư và đề xuất các giải pháp chính sách cũng như giải pháp
cụ thể nhằm giúp người dân có các hoạt động sinh kế mang tính bền vững
hơn.
4) Quan sát trực tiếp: Bên cạnh các tư liệu chính được thu thập và

quan sát thơng qua điền dã dân tộc học tại khu tái định cư ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An, tác giả luận án cũng đã có cơ hội điền dã ở các bản
làng của người Khơ mú qua nhiều thời điểm khác nhau (từ năm 2004 đến năm
2019) và ở nhiều địa điểm như: Nghệ An, Điện Biên, Sơn La của Việt Nam;
Luông Phra Bang, Udomxay (Lào); Vân Nam (Trung Quốc). Qua các cuộc
điền dã đó, tác giả luận án đã trực tiếp quan sát thực trạng đời sống, cơ sở hạ
tầng, nhà cửa và các hoạt động sinh kế … của người Khơ mú để có cái nhìn so


sánh trong bối cảnh văn hóa, xã hội và sinh kế của người Khơ mú ở những địa
điểm khác nhau.
Điều tra xã hội học tộc người: Việc điều tra xã hội học tộc người phục vụ cho
luận án được thực hiện bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn và tập trung vào
việc thu thập các số liệu phục vụ thống kê mô tả về thực trạng các nguồn
vốn sinh kế và các hoạt động sinh kế của người dân tái định cư.
Bên cạnh đó, luận án cũng kết hợp sử dụng phương pháp bản đồ và chụp ảnh để mô
tả các nguồn lực, các hoạt động sinh kế của người Khơ mú tái định cư ở Thanh
Chương, so sánh với nơi ở cũ và một số địa bàn sinh sống của người Khơ mú
trong và ngoài nước.
4.2.2. Phương pháp xử lý tư liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức
tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng
nghèo đói, các nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế của người Khơ mú
sau tái định cư...Luận án sử dụng phần mền SPSS để phân tích những thông
tin định lượng được thu thập bằng bảng hỏi trong q trình điền dã.
Phương pháp phân tích so sánh: So sánh là một phương pháp rất quan trọng và là
cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu nhân học, phương pháp tiếp cận này
được tiến hành với rất nhiều chủ đề khác nhau. Điều cốt lõi của luận án là
tìm hiểu về sinh kế của một tộc người thiểu số phải tái định cư nơi ở mới
nhằm hướng đến khám phá sự tương đồng và khác biệt trong biến đổi và

thích ứng với mơi trường mới của con người. Cách ứng xử của người dân
trong sinh kế sẽ được phân tích, so sánh ở cả khía cạnh lịch đại và đồng đại.
Ở khía cạnh lịch đại thì phân tích, so sánh người Khơ mú trước và sau tái
định cư, ở khía cạnh đồng đại thì so sánh người Khơ mú với các tộc người
trong khu tái định cư và cả người Khơ mú ở những địa bàn cư trú khác (dựa
trên tư liệu thứ cấp).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án“Sinh kế của người Khơ mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An” có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
- Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên bàn về sinh kế trong
tái định cư của người Khơ mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An. Qua đó thấy được các nguồn lực sinh kế, những biến đổi và
sự thích ứng trong sinh kế của người Khơ mú tại môi trường sống mới.


- Kết quả nghiên cứu của luận án bao gồm cả những đề xuất chính sách liên
quan đến phát triển kinh tế, sinh kế và bảo tồn sự đa dạng văn hoá của
người dân sau tái định cư. Những đề xuất đó được nhìn nhận dựa trên tình
hình thực tiễn của người Khơ mú ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
nhưng cũng là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá quan điểm, chính sách dành cho
người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam, nhất là vấn đề trong
tái định cư.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý
xây dựng chính sách phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, khắc phục những hạn
chế của tái định cư nhằm phát triển bền vững, đảm bảo sinh kế cho người dân
bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng các cồn trình thủy điện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần cung cấp thêm những vấn đề lý luận về tái định cư, biến
đổi sinh kế và sự thích ứng của người dân sau tái định cư đối với cộng đồng

các cư dân ở khu vực miền núi Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số
trong đó có người Khơ mú.
- Qua việc ứng dụng khung sinh kế bền vững, áp dụng lý thuyết sinh thái
văn hóa, luận án đã góp phần khẳng định khả năng áp dụng các lý thuyết
khi nghiên cứu về sinh kế tộc người trong hệ thống phương pháp nghiên
cứu của Dân tộc học/Nhân học khi nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu về tái định cư.
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, làm sáng tỏ các lý thuyết khi
nghiên cứu về sinh kế tộc người, thích ứng văn hóa trong tái định cư.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án cung cấp nguồn tư liệu thực tiễn về các nguồn lực, sự thay đổi
trong các hoạt động sinh kế, thích ứng văn hóa của người Khơ mú dưới tác
động của tái định cư.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần chỉ ra những vấn đề còn tồn tại
cần khắc phục trong di dân tái định cư, trong phát triển kinh tế và đảm bảo
sinh kế cho người dân ở khu vực miền núi Việt Nam.
- Luận án cũng góp phần bổ sung nguồn tư liệu Dân tộc học/Nhân học để
phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu các chuyên đề về sinh kế, người
Khơ mú và tái định cư.


7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương, như
sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận
án, cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu.
Chương 2. Các nguồn lực sinh kế và một số chính sách có liên quan đến
sinh kế của người Khơ mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.
Chương 3. Hoạt động sinh kế của người Khơ mú tại khu tái định cư ở

huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế và đề xuất giải pháp hướng
đến sinh kế bền vững cho người Khơ mú tại nơi tái định cư.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về sinh kế
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, các nghiên cứu về sinh kế đã được các học
giả trên thế giới quan tâm, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các loại hình
sinh kế đã được cơng bố, qua đó, cho thấy một bức tranh đa dạng về chủ đề
nghiên cứu này trên thế giới. Chambers, R. và G.R. Conway (1992) là
những người tiên phong khi đưa ra nội hàm của khái niệm sinh kế và sinh
kế bền vững, theo đó sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản, và các hoạt
động cần thiết để kiếm sống. Khanya (2000) đã áp dụng khung sinh kế bền
vững để tiến hành phân tích về thực trạng sinh kế nhằm thực hiện xóa đói
giảm nghèo. Henry Bernstein và cộng sự (1992) lại tập trung nghiên giải
thích nguồn gốc của nghèo đói, cơ cấu của nền nơng nghiệp và ý nghĩa
của tình trạng nghèo đói đến đời sống của người dân. Frank Ellis
(2000), đã tập trung trình bày bức tranh đa dạng về đời sống nơng thơn
nhằm tìm hiểu các quan hệ xã hội, các thể chế, tổ chức và các chiến lược
sinh kế của người dân. Dưới góc nhìn của một nhà nhân học, Anan
Ganjanapan (2000) lại tập trung vào các khía cạnh của văn hóa trong việc
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là đất đai và rừng ở khu


vực miền bắc Thái Lan. John Clammer (2001) đề cập đến những vấn đề
khác nhau của hoạt động sinh kế, từ vấn đề lý thuyết đến các thực tiễn hoạt

động sinh kế ở các quốc gia khác nhau.
1.1.1.2. Nghiên cứu về người Khơ mú
Trong khi các tài liệu nghiên cứu về người Khơ mú ở Việt Nam
nhấn mạnh đến việc mơ tả văn hóa và lối sống cổ truyền thì những nghiên
cứu về tộc người này ở Lào, Thái Lan và Trung Quốc lại nhấn mạnh đến
các khía cạnh khác nhau của đời sống folklore (Lindell: 1979, 1984; Li
Daoyong: 1984). F. Proschan (1989) lại tập trung vào nghiên cứu về khía
cạnh ngơn ngữ của người Khơ mú trong bối cảnh so sánh ở khu vực Đông
Nam Á. Những nghiên cứu chuyên khảo toàn diện về sinh kế của người
Khơ mú cịn rất hiếm hoi, một trong những cơng trình đề cập sớm, khá đầy
đủ có lẽ là của Suksavang Simana (1997) khi ông cho xuất bản cuốn sách
“Sinh kế của người Kmhmu. Trồng rừng) “Kmhmu’ livelihood. Farming the
Forest”.
1.1.1.3. Nghiên cứu về tái định cư
Ngân hàng thế giới (World Bank, 2000) là tập hợp những nghiên
cứu tái định định cư bắt buộc trong một bối cảnh so sánh ở các quốc gia
trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan... Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) đã có nhiều nỗ lực trong việc đánh giá và giảm thiểu các rủi ro trong
tái định cư, đặc biệt là loại hình tái định cư bắt buộc. Do đó, một cẩm nang
về tái định cư và các hướng dẫn thi hành đã được soạn thảo bởi cơ quan
này, trong đó, đề cao chính sách đối với tái định cư bắt buộc (ADB: 1998).
Junko Marayuma (2003) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của tái định cư đối
với sinh kế và các mối quan hệ xã hội đã chỉ ra những thay đổi trong hoạt
động sinh kế của người dân và cho rằng, việc tìm kiếm thức ăn của hộ gia
đình là do họ phải thực hiện tái định cư bắt buộc và việc chuyển đổi sinh kế
là do các chính sách hỗ trợ từ nhà nước chứ hồn tồn người dân khơng có
sự lựa chọn nào khác. Michael M. Cernea và Scott E. Guggenheim chủ biên
(1993) là những người đặt đặt nền móng cho cách tiếp cận nhân học đối với
vấn đề tái định cư và cho thấy, những nhà Nhân học có ưu thế trong nghiên
cứu điền dã thu thập tư liệu về những vấn đề bản chất nhất đang nảy sinh tại

các khu tái định cư, đó chính là những cơng cụ tốt giúp ích cho các kế
hoạch phát triển trong tái định cư.


1.1.2. Tình hình nghiên cứu của tác giả trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu về sinh kế
Đối với nghiên cứu trong nước, trong khoảng một thập kỷ trở lại
đây, các nghiên cứu về sinh kế dường như trở thành trào lưu không chỉ của
Khoa học xã hội, nhân văn mà còn của nhiều ngành khoa học khác như:
kinh tế, môi trường…Những công trình chun khảo, tập trung phân tích
tương đối tồn diện về sinh kế của người dân đã lần lượt được xuất bản
(Đặng Nguyên Anh: 2004), (Triệu Văn Hùng: 2013)…
Bên cạnh những sách chun khảo, thì cũng xuất hiện những cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về những khía cạnh khác nhau của sinh kế
như đề cập đến vấn đề giới trong việc tiếp cận đất đai và cải thiện sinh kế
của hộ gia đình (Nguyễn Thị Vân Anh: 2006; Bùi Thị Thanh Hà: 2005).
Ngồi ra cũng có rất nhiều bài viết về sinh kế của các tộc người
khác nhau đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành (Trần Hồng Hạnh:
2011), (Bùi Bích Lan: 2011), (Nguyễn Thị Phương Châm: 2014)... Bên
cạnh đó, các nghiên cứu về sinh kế tộc người bắt đầu có ảnh hưởng đến các
luận văn Thạc sĩ và các luận án Tiến sĩ như: (Bùi Bích Lan: 2013); (Vũ Tú
Quyên: 2013)…
1.1.2.2. Nghiên cứu về người Khơ mú
Những nghiên cứu về người Khơ mú trước hết có thể thấy đó là
những cơng trình nghiên cứu về lịch sử tộc người này. Trong khi một số ít
nhà nghiên cứu cho rằng người Khơ mú là cư dân bản địa đã sinh sống lâu đời
ở miền núi phía Bắc Việt Nam [(Vương Hồng Tun: 1963, Mạc Đường:
1964), thì số đơng lại đồng ý với quan điểm của Đặng Nghiêm Vạn và cộng
sự (1972) cho rằng, người Khơ mú mới di chuyển từ Lào sang Việt Nam
khoảng cuối thế kỷ 19 (Nguyễn Đình Lộc: 1993, Khổng Diễn (cb): 1999,

Trần Tất Chủng: 2001, Bùi Quang Thắng: 2003). Bên cạnh những vấn đề về
lịch sử của người Khơ mú thì một số nhà nghiên cứu khác lại đi sâu vào tìm
hiểu và cố gắng mơ tả văn hố tinh thần, gia đình, hơn nhân và quan hệ
dòng họ… (Đặng Nghiêm Vạn: 1971, Nguyễn Ngọc Thanh: 1995, Bùi
Quang Thắng: 2003, Trần Thị Thảo: 2010, Nguyễn Văn Toàn: 2012,
Nguyễn Thị Thuận: 2013). Một trong những vấn đề quan trọng trong đời
sống kinh tế người của Khơ mú cũng đã được một số tác giả quan tâm
nghiên cứu, đó là các hoạt động của nghề thủ cơng đan lát (La Công Ý, Võ
Mai Phương: 2004, Phạm Minh Phúc: 2005, 2007). Các nghiên cứu về định


canh định cư


của Nguyễn Văn Chính (2008, 2015), Nguyễn Văn Tồn (2007, 2013, 2014)
khơng chỉ xem xét đến q trình mấy thập kỷ thực hiện định canh định cư ở
Việt Nam và phản ứng của người Khơ mú với chính sách này mà cịn đưa ra
một cách nhìn và cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về vấn đề định canh
định cư. Bên cạnh đó, đã có một số ít các chun khảo mơ tả tồn diện về
các mặt: lịch sử, văn hoá và đời sống của người Khơ mú ở Việt Nam, trong
đó có người Khơ mú ở Nghệ An đã được công bố (Khổng Diễn (cb): 1999,
Chu Thái Sơn và cộng sự: 2006). Hầu hết các cơng trình này tập trung mơ
tả dân tộc học về đời sống văn hóa cổ truyền, phục vụ cho việc xác định
thành phần tộc người mà ít chú trọng đến phân tích về đời sống sinh kế của
người Khơ mú trong một bối cảnh kinh tế-xã hội và môi trường tái định cư
cụ thể.
1.1.2.3. Nghiên cứu về tái định cư
Đã có những nghiên cứu sâu về các khía cạnh chính sách của tái
định cư nói chung đã lần lượt được cơng bố. Các cơng trình này tập trung
chủ yếu vào việc phân tích chính sách, tìm kiếm các giải pháp cho tái định

cư nói chung Trang Hiếu Dũng (1992). Những nghiên cứu sâu hơn về chính
sách trong tái định cư thủy điện cũng đã được đề cập Đỗ Văn Hòa: 2006,
Tống Văn Chung: 2005, Nguyễn Quang Tuyến: 2013, Nguyễn Văn Mạnh:
2011…). Trong khi một số khác lại tập trung nghiên cứu đến những vấn đề
về việc thực hiện chính sách tái định cư như thế nào Đỗ Đức Viêm (2005),
Lã Văn Lý (2005), Bùi Minh Thuận(2011), Đặng Nguyên Anh (2007;
2009; 2012); Phạm Quang Linh (2008, 2009)…Những vấn đề sinh kế của
các tộc người thiểu số sau tái định cư cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu, chủ đề này chiếm một số lượng khơng nhỏ trong các bài nghiên cứu
trên các tạp chí chuyên ngành như Trần Thị Mai Lan (2007), Bùi Văn Đạo
(2011), Vi Văn An, Bùi Minh Thuận (2012), Đinh Văn Hưng (2013), Lâm
Minh Châu (2010), Phạm Quang Linh (2008, 2009)…
Các nghiên cứu như đã đề cập ở trên là rất phong phú và đa dạng,
đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu cho luận án, gọi mở cách tiếp cận nghiên
cứu, cung cấp tài liệu tham khảo và so sánh cho luận án.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Sinh kế: Trong luận án này, tác giả quan niệm rằng “sinh kế là
phương thức mưu sinh của con người khi sử dụng các nguồn lực (nguồn lực


tự nhiên, nguồn lực con người, người lực vật chất, người lực tài chính và
nguồn lực xã hội) để có được sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh tồn của
mình cả ở hiện tại và kế hoạch cho tương lai, sinh kế khơng chỉ là kinh tế
mà cịn là văn hóa và phản ánh văn hóa”.
Sinh kế tộc người: Tác giả luận án cho rằng, các tộc người khác
nhau sẽ có cách ứng xử rất khác nhau trong việc sử dụng các nguồn lực sinh
kế, phụ thuộc vào nguồn gốc lịch sử, đặc điểm văn hóa-xã hội của từng tộc
người. Do đó, sinh kế tộc người là phương thức kiếm sống do tộc người
sáng tạo ra mang bản sắc văn hóa tộc người.

Biến đổi sinh kế: Tác giả luận án cho rằng người Khơ mú tái định cư
ở Thanh Chương, Nghệ An có hai biến đổi lớn trong sinh kế, trước hết là biến
đổi về nguồn lực sinh kế và tiếp theo là biến đổi về các hoạt động sinh kế.
Sinh kế bền vững: Khung sinh kế bền vững quan niệm rằng, con
người dựa vào năm loại vốn để đảm bảo sinh kế, bao gồm: vốn tự nhiên
(natural capital), vốn con người (human capital), vốn xã hội (social capital),
vốn vật chất (physical capital) và vốn tài chính (financial capital).
Nguồn lực sinh kế: Khái niệm nguồn lực sinh kế sử dụng trong
luận án thường được gọi là vốn sinh kế, bao gồm: Vốn con người, vốn tự
nhiên, vốn xã hội, vốn vật chất và vốn tài chính.
Hoạt động sinh kế: Khái niệm hoạt động sinh kế được sử dụng
trong luận án đó là việc sử dụng các nguồn lực sinh kế trong các hoạt động
cần có để kiếm sống, thỏa mãn nhu cầu vật chất nhằm đảm bảo sự sinh tồn
của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tái định cư: Tái định cư là một khái niệm mà cho đến nay vẫn cịn
có nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng mục đích mà người ta đưa
ra các định nghĩa khác nhau. Trong tái định cư cho các dự án thủy điện ở
Việt Nam thường có một số hình thức tái định cư xen ghép, tái định cư tập
trung và tái định cư di vén.
Tái định cư bắt buộc: Chỉ hiện tượng một nhóm người phải di dời,
thay đổi nơi cư trú để nhường lại mặt bằng cho các dự án phát triển.
Biến đổi văn hóa: Văn hố thường có xu hướng biến đổi và thích
ứng với mơi trường tự nhiên và xã hội cụ thể. Biến đổi văn hố là những
thay đổi về văn hóa trong đời sống xã hội tộc người so với văn hoá truyền
thống. Biến đổi văn hố thường thơng qua cách tiếp thu, vay mượn các yếu
tố văn hoá của tộc người khác. Biến đổi có thể diễn ra ở một số lĩnh vực


hoặc tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, sự biến đổi này thường diễn ra theo hai
xu hướng là từ bỏ văn hố truyền thống hoặc biến đổi để thích ứng với điều

kiện mới. Biến đổi văn hoá là do nhu cầu nội tại của bản thân văn hoá cộng
đồng, tộc người hoặc do có sự can thiệp từ bên ngồi.
Thích ứng văn hóa: Thích ứng là tồn bộ những biến đổi trong đời
sống văn hoá, xã hội của tộc người cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
mới mà vẫn giữ được bản sắc văn hố của mình, sự thích ứng đó khơng chỉ
làm cho văn hố tộc người được bảo tồn mà cịn có sự phát triển phong phú
hơn [80].
1.2.2. Lý thuyết sử dụng trong luận án
Luận án sử dụng hai lý thuyết làm cơ sở tiếp cận, phân tích giải
quyết vấn đề nghiên cứu, gồm: Lý thuyết sinh kế bền vững và lý thuyết sinh
thái văn hóa.
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu và người Khơ mú tái định cư
ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
1.3.1. Khái quát về huyện Thanh Chương
Thanh Chương là một huyện miền núi, nằm ở phía tây nam của
tỉnh Nghệ An. Vùng tái định cư tại huyện Thanh Chương để phục vụ dự án
thủy điện Bản Vẽ gồm 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm được hình thành trên
cơ sở tiếp nhận dân tái định cư của 5 xã Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Khuông,
Hữu Dương và Luân Mai của huyện Tương Dương.
1.3.2. Khái quát về Thủy điện Bản Vẽ
Thuỷ điện Bản Vẽ được xây dựng trên dịng sơng Nậm Nơn (một
nhánh của sông Cả), nằm trên địa bàn xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An, là cơng trình thuỷ điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung.
1.3.3. Khái quát về người Khơ mú tại khu tái định cư ở Thanh
Chương
1.3.3.1. Lịch sử và quá trình tộc người
Người Khơ mú là tên gọi chính thức được Nhà nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, là một tộc người trong số 54 dân tộc ở
Việt Nam, họ còn có tên gọi khác là: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày
Hạy. Theo thống kê của Ủy ban dân tộc và Tổng cục Thống kê [96], người

Khơ mú ở Việt Nam có 90. 612 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh như Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An.


1.3.3.2. Một số đặc điểm về kinh tế của người Khơ mú tái định cư
ở Thanh Chương, Nghệ An
Là những cư dân có nguồn gốc làm nơng nghiệp, nhưng khi tái định
cư, người Khơ mú đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu nguồn thu nhập của mình.
1.3.3.3. Một số đặc điểm về văn hóa và xã hội
Theo truyền thống, người Khơ mú làm nương rẫy sống phân tán
theo những khe suối hoặc sườn đồi khá biệt lập với bên ngồi, và nơi cư trú
của họ chỉ có tính tạm thời trong một thời gian nhất định. Một bản quy mơ
trung bình thường bao gồm khoảng 30 đến 50 nóc nhà. Thế giới tâm linh
của người Khơ mú dựa trên nền tảng là tín ngưỡng vật linh đa thần giáo, họ
tin rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn.
Tiểu kết chương 1
Trong khuôn khổ của một luận án với cách tiếp cận nhân học/dân
tộc học, đề tài lựa chọn quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng lý luận; sử dụng lý thuyết sinh thái
văn hóa và lý thuyết sinh kế bền vững để phân tích và giải thích sinh kế của
người dân nhằm hướng tới đề xuất một số giải pháp giúp người dân có cuộc
sống ổn định và phát triển bền vững.
Chương 2
CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ
Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Các nguồn lực sinh kế của người Khơ mú tại khu tái định
cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
2.1.1. Nguồn lực tự nhiên
2.1.1.1. Đất đai

Địa bàn sinh sống trước khi tái định cư của người Khơ mú chủ yếu tại
một số xã vùng sâu của huyện Tương Dương, khi tái định cư ở huyện Thanh
Chương, đất sản xuất của người Khơ mú chủ yếu là đồi núi, loại thổ
nhưỡng phần lớn là dạng đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch
sét, có kết cấu chặt, là loại đất thịt nặng đến trung bình.
2.1.1.2. Nguồn nước (sơng, suối…)
Nguồn nước mặt có 6 sơng, suối chính chảy qua khu tái định cư
(Sơng Con, suối Thác Liếp, suối Đào Lang, suối Làng, suối Khai, suối Mạn


Tác) và rất nhiều con khe nhỏ tạo thành một hệ thống cung cấp nước sinh
hoạt, phục vụ sản xuất nơng nghiệp, điều hịa mơi trường khơng khí và là
nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản cho người dân.
2.1.2. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người có thể được coi là một trong những nhân tố
quan trọng nhất trong các nguồn lực sinh kế. Bên cạnh sức khỏe tốt thì kiến
thức, kỹ năng, năng lực làm việc là những điều quan trọng giúp con người
theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được mục tiêu sinh
kế của mình.
2.1.2.1. Dân số, cơ cấu hộ gia đình
Cư dân tái định cư ở Thanh Chương được bố trí tập trung và phân
chia địa giới hành chính theo các bản. Tồn vùng có 30 bản (xã Thanh
Sơn 16 bản, xã Ngọc Lâm 14 bản), 04 thành phần dân tộc chính sinh sống,
bao gồm dân tộc Thái, dân tộc Khơ mú, Ơ đu và dân tộc Kinh.
2.1.2.2. Học vấn và trình độ lao
động Học vấn
Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương
luôn quan tâm đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất cho trường học các cấp.
Hiện nay, học sinh người Khơ mú đã được học trong những phòng học
khang trang, sạch đẹp, thời gian tiếp cận với trường học của học sinh tại

nơi tái định cư có những cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, chất lượng giáo viên
cịn nhiều bất cập.
Trình độ lao động
Nguồn gốc là những cư dân nông nghiệp, canh tác nương rẫy là
chủ yếu, trình độ học vấn thấp cho nên trước khi tái định cư, trình độ lao
động ở người Khơ mú rất thấp. Khi người Khơ mú mới chuyển về tái định
cư, để ổn định cuộc sống, đã có một số lớp tập huấn về kiến thức sản xuất
nông nghiệp, đào tạo được mở ra, nhưng tỷ lệ lao động người Khơ mú
được qua đào tạo vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 0,5%.
2.1.3. Nguồn lực tài chính
Thực tế cho thấy nguồn lực tài chính của người Khơ mú tái định cư
không dồi dào, ngoại trừ tiền mặt được đền bù trong q trình tái định cư.
Khơng chỉ việc huy động vốn làm ăn mà quản lý và sử dụng hợp lý nguồn
tài chính có lẽ đang là vấn đề đặt ra cho các hoạt động sinh kế của người
Khơ mú tái định cư. Thiếu và yếu kỹ năng này khiến cho các hoạt động sinh


kế của họ nơi ở mới gặp khơng ít khó khăn và là một trong những nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo.
2.1.2. Nguồn lực vật chất
2.1.4.1. Nhà ở
Khảo sát về tình trạng nhà ở của người Khơ mú trước khi tái định
cư cho thấy, 95% (190 hộ) sinh sống trong các ngơi nhà truyền thống, chỉ
có 10 hộ làm nhà sàn theo kiểu người Thái.
2.1.4.2. Trang thiết bị và tiện nghi sinh hoạt của người dân
Tái định cư tại nơi ở mới, hầu như số lượng tài sản và tiện nghi sinh
hoạt có giá trị trong gia đình người Khơ mú được tăng lên so với nơi ở cũ,
một số tài sản như xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại di động đều đã được các
hộ gia đình đều mua sắm.
2.1.4.3. Cơ sở hạ tầng của cộng đồng tái định cư

Có thể thấy, so với nơi ở cũ thì hệ thống giao thông tại nơi tái định
cư đã được đầu tư khá đồng bộ, được cải thiện rất nhiều so với nơi ở cũ.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để người Khơ mú tiếp cận với thị trường,
nguồn thông tin và các dịch vụ cơ bản tốt hơn, qua đó cũng có các tác động
khơng nhỏ đến một số hoạt động sinh kế của họ.
2.1.5. Nguồn lực xã hội
Tại nơi tái định cư, không gian sinh tồn tự nhiên của người Khơ mú
đã có nhiều khác biệt, cùng với đó là khơng gian xã hội cũng có nhiều thay
đổi. Những nguồn lực xã hội tại nơi ở mới sẽ là cơ hội nhưng cũng đặt ra
khơng ít thách thức cho hoạt động sinh kế của người dân.
2.2. Một số chính sách liên quan đến sinh kế của người Khơ mú
tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
2.2.1. Một số chính sách dân tộc được thực hiện tại nơi tái định cư
Người dân tái định cư ở huyện Thanh Chương nói chung và người
Khơ mú nói riêng đã hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ
trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nguồn lực và hoạt động sinh kế. Các chính
sách này dù có sự khác biệt về nội dung, trọng tâm, cơ chế hỗ trợ nhưng
đều có ảnh hưởng nhất định đến đời sống, sinh kế của họ. Bên cạnh những
mặt tích cực thúc đầy việc mở rộng ngồn lực sinh kế, các chính sách,
chương trình, dự án khi thực hiện vẫn cịn nhiều bất cập.


2.2.2. Chính sách đền, bù hỗ trợ tái định cư
Các chính sách đền bù hỗ trợ tái định cư đã được thực hiện trong
suốt hơn 10 năm qua, tuy nhiên hiệ vẫn cịn nhiều bất cập, khiến cho việc
thích ứng và phục hồi sinh kế của người dân vẫn chưa được như mong đợi.
Tiểu kết chương 2
Có thể nói, việc tái định cư tại Thanh Chương đã làm thay đổi nhiều
nguồn lực sinh kế của người Khơ mú theo hướng tích cực, giúp cho cộng
đồng người Khơ mú có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn lực quan trọng

trong sinh sinh kế. Qua ý kiến người dân và phân tích ở trên cho thấy, trong
số 05 nguồn lực của sinh kế thì nơi tái định cư người Khơ mú đã có bốn
nguồn lực thay đổi theo hướng tích cực, đó là: 1) Nguồn lực về Con người;
2) Nguồn lực xã hội; 3) Nguồn lực cơ sở vật chất và 4) Nguồn lực tài
chính.
Chương 3
HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ TẠI KHU TÁI
ĐỊNH CƯ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
3.1. Hoạt động nông nghiệp
3.1.1. Các hoạt động trồng trọt
3.1.1.1. Canh tác nương rẫy
Cũng như nhiều nhóm cư dân nói ngơn ngữ Mơn - Khmer khác ở
Việt Nam, người Khơ mú được biết đến như là một cư dân sống về nương
rẫy (hre). Ở Nghệ An, người Thái gọi người Khơ mú là “Tày hạy” tức
“người làm rẫy”. Tại nơi tái định cư, việc trồng trọt nương rẫy của người
Khơ mú cũng có những thay đổi quan trọng đó là việc nương rẫy trước đây
mang lại nguồn sống chính cho họ là lúa gạo, thì hiện nay tại nơi tái định
cư, khơng cịn hộ gia đình nào trồng lúa gạo và các loại cây truyền thống
trên nương rẫy nữa mà họ chuyển hẳn sang trồng loại cây khác là sắn, ngô
và chè.
3.1.1.2. Canh tác lúa nước
Khi về nơi tái định cư, một số hộ người Khơ mú đã có đất để trồng
lúa nước. Diện tích tiềm năng canh tác ruộng nước nơi địa bàn tái định cư
của người Khơ mú ở huyện Thanh Chương là khá lớn. Tuy nhiên đất đai
bạc màu, việc cải tạo các vùng trồng lúa nước thiếu tính khoa học nên thực
tế vẫn chưa diện tích đó vẫn chưa được như mong đợi của các cấp chính
quyền địa phương và người dân.


3.1.1.3. Sự xuất hiện của vườn nhà

Đối với người Khơ mú, hoạt động trồng trọt trong vườn xuất hiện
khá muộn, mặc dù thời gian định canh định cư của họ đã khá dài. Sau tái
định cư ở Thanh Chương, thói quen này cũng vẫn còn tồn tại, mặc dù hầu
hết các hộ gia đình tái định cư đều được cấp đất ở và đất vườn liền kề. Bên
cạnh đất vườn liền kề nhà ở, người Khơ mú còn coi các mảnh đất đồi như
vườn nhà của mình. Ngồi việc trồng các loại cây lâm nghiệp như keo,
xoan, người Khơ mú đã trồng sắn, ngơ. Một số ít đã bắt đầu trồng chè trên
chính mảnh vườn đồi của gia đình.
3. 1.1.4. Trồng chè
Cây chè công nghiệp được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn
đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định, bền vững lâu dài cho người dân tái
định cư. Đầu tư phát triển chè cơng nghiệp được chính quyền coi là chủ
trương phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân vùng tái
định cư nói chung và người Khơ mú nói riêng. Tuy nhiên, người Khơ mú
vẫn đang gặp khó khó khăn trong hoạt động trồng chè do nhiều yếu tố như
thiếu vốn, kỹ thuật…
3.1.2. Các hoạt động chăn nuôi
Đối với người Khơ mú, chăn nuôi gia súc được coi là một trong
những hoạt động mưu sinh đóng vai trị quan trọng. Chăn ni khơng chỉ
góp phần cung cấp nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày mà cịn là
nguồn hàng hố có thể trao đổi khi cần thiết và cũng là tài sản có giá trị
trong gia đình. Trong khi đất đai bị thu hẹp về diện tích và kém về chất
lượng khiến cho nguồn tài nguyên quan trọng cho chăn nuôi cũng dần bị
mất đi.
3.2. Các hoạt động phi nông nghiệp
3.2.1. Trao đổi và buôn bán
Bên cạnh các hoạt động kinh tế nêu trên, mua bán trao đổi cũng đã
xuất hiện từ khá lâu trong đời sống người Khơ mú. Tuy nhiên, hoạt động
này cũng chỉ mới dừng lại ở hình thức mua bán thô sơ, các sản phẩm được
đem bán thường là nông lâm sản, gia súc, gia cầm, đồ đan lát. So với người

Thái cùng sinh sống trên địa bàn tái định cư, sự hội nhập vào kinh tế thị
trường của người Khơ mú vẫn còn nhiều hạn chế.
3.2.2. Làm thuê và các dịch vụ khác
Trong truyền thống, việc làm thuê đã trở thành tập quán lâu đời của


người Khơ mú, đồng thời nó cũng trở thành nếp nghĩ của người dân.


Tại nơi tái định cư, người Khơ mú vẫn tiếp tục “hành trình” đi làm thuê
trong hoạt động sinh kế của mình. Khơng chỉ làm th cho người Thái mà
họ cịn đi làm th cho người Kinh. Khơng chỉ đi làm thuê trong vùng mà
họ còn đi làm thuê ở những vùng xa xơi hơn ở ngoại tỉnh, thậm chí là sang
các nước lân cận.
3.2.3. Khai thác thủy sản
Tại nơi ở cũ, khai thác thủy sản đóng một vai trị khá quan trọng
trong sinh kế của người Khơ mú, không chỉ là hoạt động phụ trợ lúc nông
nhàn mang lại nguồn thực phẩm cho gia đình mà cịn đóng góp vào thu
nhập của khơng ít hộ gia đình. Nhưng tại tái định cư, nguồn thủy sản không
dồi dào, khiến cho việc đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên của người Khơ
mú dần biến mất, khiến cho một nguồn sinh kế gắn liền bao đời nay của
một dân tộc không còn tồn tại.
3.2.4. Khai thác các nguồn lợi từ rừng
Đối với người Khơ mú, rừng đã trở nên thân thiết và gắn bó chặt
chẽ với họ qua nhiều đời, khơng chỉ cung cấp nguồn lương thực thực
phẩm quan trọng mà rừng cịn là cơ sở hình thành các giá trị văn hóa tộc
người. Tuy nhiên, tại nơi tái định cư, các hoạt động khai thác tự nhiên từ
rừng ngày càng giảm do rừng và các sản phẩm liên quan đến rừng ngày
càng cạn kiệt. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến sinh kế mà còn làm phai
nhạt các tri thức, văn hóa trong ứng xử với rừng của người dân.

Tiểu kết chương 3
Tại nơi tái định cư, các hoạt động sinh kế của người Khơ mú đã và
đang có sự thay đổi cả về hình thức, cơ cấu và quy mô. Bên cạnh trồng trọt,
thay đổi rõ nhất trong sinh kế của người Khơ mú tái định cư là ở lĩnh vực
chăn nuôi, không chỉ thay đổi về số lượng vật ni mà cịn thay đổi về đầu
ra trong tiêu thụ sản phẩm. Trước khi tái định cư, việc khai thác các lương
thực và thực phẩm từ tự nhiên là một trong những hoạt động kinh tế quan
trọng của người Khơ mú. Tuy nhiên, sau tái định cư, rừng tự nhiên khơng
có, trong khi rừng sản xuất có diện tích ít lại nghèo nàn, các sản vật từ tự
nhiên hiếm hoi khiến cho hoạt động săn bắt hái lượm tồn tại nhiều đời nay
của người Khơ mú gần như không còn nữa.


Chương 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SINH KẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP HƯỚNG ĐẾN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI KHƠ MÚ
TẠI NƠI TÁI ĐỊNH CƯ
4.1. Một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế của người Khơ mú tại
nơi tái định cư
4.1.1. Thu nhập thấp và tỷ lệ nghèo cao
Khơ mú là tộc người có tỷ lệ nghèo cao nhất ở Nghệ An, đã có
nhiều phân tích của các cấp chính quyền về nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
ở người Khơ mú như: Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu
sản xuất, thiếu lao động, khơng có việc làm…nhưng hầu hết ý kiến người
dân lại cho rằng tại môi trường sống mới, các điều kiện tự nhiên như đất
đai, nguồn nước, khí hậu, thổ nhưỡng… không phù hợp với hoạt động sinh
kế của họ chưa thể thích ứng được với những thay đổi này.
4.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nguồn lực và hoạt động sinh kế
4.1.1.1. Chưa thích ứng với thay đổi nguồn lực sinh kế ở môi
trường sống mới

Quá trình di dân tái định cư ở huyện Thanh Chương đã làm suy
giảm, thậm chí làm mất đi khả năng tiếp cận một số nguồn lực tự nhiên
như đất sản xuất nông nghiệp, rừng và đất lâm nghiệp, nguồn lợi thủy sản.
Trong đó thấy rõ nhất là suy giảm tài nguyên rừng đã làm hạn chế hoạt động
sinh kế quan trọng đối với người dân như khai thác các sản vật từ rừng, chăn
nuôi gia súc dưới tán rừng, sử dụng nguyên liệu từ rừng để phục vụ cho nghề
thủ công truyền thống như đan lát. Bên cạnh nguồn lực tự nhiên thì nguồn
lực con người cũng chưa thích ứng được với nơi ở mới. So với trước khi
tái định cư, nguồn lực con người đã có sự thay đổi theo hướng tích cực,
tuy nhiên chất lượng của nguồn nhân lực người Khơ mú tái định cư vẫn
còn thấp.
4.1.1.2. Các hoạt động sinh kế truyền thống khơng có điều kiện
phát triển, trong khi các hoạt động sinh kế mới chưa phù hợp
Như đã trình bày ở các phần khác của luận án, các hoạt động sinh
kế của người Khơ mú trước khi tái định cư là khá đa dạng, tuy nhiên tại
nơi ở mới do thiếu đất sản xuất nông nghiệp, việc tiếp cận với nguồn tài
nguyên tự nhiên như rừng ngày càng trở nên hạn chế, đã dẫn đến tình trạng
thiếu việc làm và dư thừa lao động. Ngoài việc đưa triển khai trồng trọt


một số cây trồng mới, dự án tái định cư chưa tạo thêm việc làm, ngành
nghề mới thay thế ổn định và hiệu quả cho người dân. Để tồn tại, một số
nơi người dân phải tham gia các công việc làm th khác hoặc khơng ít
người Khơ mú quay lại nơi ở cũ để làm ăn và sinh sống.
4.1.3. Một số vấn đề về thích ứng và bảo tồn văn hóa
4.1.3.1. Vấn đề thích ứng văn hóa
Các giá trị văn hố truyền thống của người Khơ mú được định
hình từ lâu trong lịch sử, gắn liền với địa bàn sinh sống và sinh kế của họ ở
khu vực miền núi, các tri thức về sản xuất và văn hoá ứng xử mà người Khơ
mú tích luỹ được qua nhiều thế hệ có liên quan chặt chẽ đến mơi trường

sống của họ là đất đai và rừng. Việc người dân phải di dời chỗ ở quen thuộc
để nhường đất cho dự án thủy điện Bản Vẽ đã làm thay đổi văn hóa của
họ trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh một số yếu tố tích cực thì sự phai nhạt
văn hóa tộc người ở người Khơ mú đã và đang diễn ra tại khu tái định cư.
4.1.3.2. Vấn đề bảo tồn văn hóa tộc người
Các chính sách tái định cư mới dừng lại ở việc đền bù thiệt hại cho
các hộ gia đình bị ảnh hưởng, xây dựng cơ sở hạ tầng và các chính sách
phục hồi sinh kế cho người dân. Việc bảo tồn văn hóa sau tái định cư như
thế nào thực sự chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức.
4.2. Một số vấn về đặt ra từ khía cạnh chính sách
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng cơng tác bồi thường, đền bù thì
chính sách tái định cư chưa bao quát đầy đủ những thiệt hại mà người dân
bị thu hồi đất phải chịu. Các chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư mới chỉ
dừng lại ở việc đền bù quyền sử dụng đất và những tài sản thiệt hại trực
tiếp, những thu nhập bị giảm do thay đổi và hạn chế tiếp cận các nguồn lợi
từ tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được tính đến. Chính sách liên quan
đến sinh kế của người Khơ mú nói riêng và cộng đồng cư dân tái định cư ở
Thanh Chương nói chung mới chỉ quan tâm đến hỗ trợ thời gian đầu khi
mới đến tái định cư. Việc hỗ trợ để khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống
của người dân như vậy chưa đủ để đảm bảo cuộc sống của người dân trong
giai đoạn chuyển tiếp.
4.3 Một số đề xuất giải pháp hướng đến phát triển sinh kế bền
vững cho người Khơ mú tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ
An
Dự án tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã được


×