Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích quan điểm của đảng cộng sản việt nam về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay liên hệ bản thân sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.66 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
nguồn nhân lực trong qúa trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
hiện nay? Liên hệ bản thân sinh viên.

Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Lớp : Kinh tế chính trị Mác-Lê-nin_1.1(14.FS).4_LT
Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền

HÀ NỘI, THÁNG 11/2021


Bảng phân công công việc

Stt

Tên sinh viên

Mã sinh
viên

Nhiệm vụ

1

Đỗ Thị Như


20010542

Phần mở đầu/ 2.1

2

Nguyễn Thị Thu
Uyên

20010563

2.3

3

Vũ Thu Uyên

20010564

2.2

4

Mai Văn Phong

19010218

2.5.1 +làm slide

5


Nguyễn Đình Phúc 20011012

2.5.2

6

Đào Thị Phương

20010255

Làm báo cáo

7

Nguyễn Thị
Phương

20010076

2.4

8

Vũ Thị Quỳnh
Phương

20010386

Phần kết luận


9

Quách Thị Phượng

20010348

Tổng hợp nội dung

10

Nguyễn Tiến
Quang

20010709

Thuyết trình


MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................1
PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................2
2.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa........................2
2.1.1 Về cách mạng cơng nghiệp...................................................................2
2.1.2 Về cơng nghiệp hóa...............................................................................4
2.2 Phân tích và chứng minh định nghĩa nguồn nhân lực...............................5
2.3. Quan điểm của ĐCS Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực – tiền
đề cần thiết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH...............................7
2.4. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta............................................................9
2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và liên hệ thực tiễn với bản thân

sinh viên..............................................................................................................11
2.5.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực...............................................11
2.5.2. Liên hệ bản thân với tư cách là sinh viên.......................................14
PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN............................................................................16


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Do đó, việc nghiên cứu bổ sung, hồn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là một tất yếu khách quan. Đây cũng là
một trong những nhiệm vụ được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đặt ra nhằm góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu đưa đất nước phát
triển nhanh, bền vững. Thực hiện tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ làm tăng
tiềm lực và sức mạnh của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, quyết định đến
thành công của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Để làm rõ những quan điểm
trên em xin tìm hiểu đề tài : “Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển nguồn nhân lực trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay?”. Và liên hệ đến bản thân sinh viên.
Do trình độ hiểu biết cịn hạn chế nên bài làm khơng thể tránh khỏi sai sót
nên em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của giảng viên để bài viết này
thêm phần hoàn thiện hơn.

1


PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Khái quát về cách mạng cơng nghiệp và cơng nghiệp hóa.
2.1.1 Về cách mạng cơng nghiệp

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình
độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và cơng
nghệ trong q trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về
phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao
hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.
2.1.1.1 Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng
công nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng
công nghiệp 4.0). Cụ thể:
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển
từ lao động thủ cơng thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản
xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.

2


Nghiên cứu về CMCN lần thứ nhất, C.Mác đã khái qt tính quy luật
của cách mạng cơng nghiệp qua ba giai đoạn phát triển là: hiệp tác giản đơn,
công trường thủ cơng và đại cơng nghiệp. C.Mác khẳng định đó là ba giai đoạn
tăng năng suất lao động xã hội; ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất
gắn với sự củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đây cũng là ba
giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất diễn ra trong q trình chuyển biến từ
sản xuất nhỏ, thủ cơng phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX.
Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở việc sử
dụng năng lượng điện và động cơ điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
là sự tiếp nối cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, với những phát minh về

công nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động
cơ đốt trong. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến
bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu
thập niên 60 thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX.
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện cơng nghệ
thơng tin, tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đưa
tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống
mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công
nghiệp.
3


Cách mạng công nghiệp lần thứ tư từ 2011 – đến nay, đang tiếp diễn.
Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc
sử dụng thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay
đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới, Cách mạng cơng
nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát
triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT).
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các
cơng nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D.
Như vậy, mỗi cuộc cách mạng cơng nghiệp xuất hiện có những nội dung
cốt lõi, phát triển nhảy vọt về tư liệu lao động. Sự phát triển của tự liệu lao động
đã thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại. Theo nghĩa đó, vai trị của cách
mạng cơng nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự hoàn thiện của quan hệ sản xuất và đổi mới
phương thức quản trị.
2.1.2 Về cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên
lao động thủ cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động

bằng máy móc nhằm tạo ra năng xuất lao động cao.
Đối với Việt Nam, Cơng nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của q trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời
sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới.

4


Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơng nghiệp hóa có vai trị
tạo điều kiện, tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời
kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa có nội dung và
bước đi cụ thể, phù hợp. Ở nươcs ta, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,
và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một q trình kinh tế, kỹ thuật - cơng nghệ và
kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt
Nam từ trình độ nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp với các trình độ
cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh. Trên cơ sở tổng kết công cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám
sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương:
“Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa
học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo”. Để hồn thành các nhiệm vụ đã để ra địi
hỏi phải khơng ngừng tạo dựng nên các tiền đề như nguồn vốn, khoa học công
nghệ, kinh tế đối ngoại và đặc biệt đào tạo sử dụng nguồn nhân lực vì đây là một
yếu tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp CNH-HĐH.
2.2 Phân tích và chứng minh định nghĩa nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả
năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.


5


Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những
con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất
và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn
nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có
tham gia vào nền sản xuất xã hội. Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác
định quy mơ nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng
lao động của xã hội.
Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng. Số
lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy
mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô và tốc độ tăng
nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại.Tuy nhiên sau thời gian khoảng 15 năm
(vì đến lúc đó con người mới bước vào độ ). Về chất lượng, nguồn nhân lực
được xem xét trên các mặt: tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ
chun mơn và năng lực phẩm chất…
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng
nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất
và văn hóa cho xã hội.

6


2.3. Quan điểm của ĐCS Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực – tiền
đề cần thiết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
Đảng ta xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hê ̣ sản xuất tiến bô ̣ phù hợp với trình đô ̣ phát triển của lực
lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững

chắc, dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh và nâng cao phát triển
nguồn nhân lực là tiền đề cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.
Theo Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đề ra định hướng
phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, đó là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu
hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh
mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi
thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ trình độ, năng lực đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, Nhà nước cần quan tâm thích đáng đến việc
đầu tư cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
nói chung, nhân lực có chất lượng cao nói riêng.

7


Trong điều kiện nước ta chưa có đủ điều kiện, khả năng đào tạo, cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao cho tất cả các ngành, lĩnh vực thì cùng với việc
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang
tầm nhiệm vụ như yêu cầu của Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương
lần thứ bảy khoá XII, cần tập trung cho những ngành, lĩnh vực trọng tâm, then
chốt của nền kinh tế để tạo sự bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực.
Với sự ưu tiên phát triển NNL chất lượng cao đã được đề ra trong Văn
kiện Đại hội XIII cho thấy, đường lối, chủ trương về phát triển NNL ở nước ta
theo xu hướng đáp ứng được chất lượng, yêu cầu trong bối cảnh thế giới hiện
nay đó là cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, cạnh tranh, hội nhập quốc tế,
đó là ưu tiên phát triển nhanh, bền vững… Đây cũng là bước đột phá chiến lược
trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp khi bước vào nền

kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế… Do đó, yêu cầu
nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công
của sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững. Nguồn lực con người, vốn, tài
nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, khoa học – công nghệ… có mối
quan hệ nhân – quả với nhau, trong đó NNL được xem là nguồn lực quan trọng
nhất, chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi
quốc gia.

8


Nói tóm lại, yếu tố con người là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại
của quá trình CNH – HĐH. Để thực hiện hiệu quả CNH - HĐH đất nước, chúng
ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam đặc biệt là con người
hiện đại làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững. Nguồn nhân lực
ở vai trò chủ thể tham gia vào q trình CNH - HĐH khơng chỉ cần sự cần cù,
trung thành, nhiệt tình quyết tâm, mà điều quan trọng hơn là có trí tuệ khoa học,
ý chí chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu, tính năng động ln thích ứng với hồn
cảnh, ý thức kỷ luật, ... Với những điều kiện và yếu tố nêu trên có thể thấy việc
phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNHHĐH đổi mới đất nước.

2.4. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta.
Việc sử dụng nguồn nhân lực đạt hiệu quả một cách tối đa và hợp lý ln
là thách thức, khó khăn với mọi quốc gia chứ không riêng ở Việt Nam. Sử dụng
nguồn nhân lực một cách hợp lý không phải là một điều đơn giản, song nếu làm
được điều đó thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất có hiệu quả hơn rất nhiều, năng xuất
lao động sẽ tăng, phúc lợi xã hội tăng cùng với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ làm cho sự nghiệp lớn là xây dựng CNXH thành cơng nhanh chóng.
Hiện nay, dân số Việt Nam khoảng 98 triệu người, trong đó tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động khoảng 68,7% (quý 1/2021), đây là một lợi thế về số

lượng nguồn nhân lực của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2021). Chất lượng
nguồn nhân lực đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.
9


Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 51,6% tăng lên khoảng 64,5%
năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ năm 2015 là 20,29%
đã tăng lên đến khoảng 24,5% vào năm 2020. Chỉ số phát triển con người
(Human Development Index - HDI) của Việt Nam được xếp hạng ở vị trí
110/189 quốc gia và đứng thứ nhì trong khu vực Đơng Nam Á, chỉ sau chỉ số
HDI của Singaprore. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị
vẫn ở mức dưới 4%. Người lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù, chịu
khó, thơng minh, năng suất lao động cũng luôn được cải thiện và đạt mức tăng
bình quân 3,9%/ năm (2006 - 2015).
Hiện nay, ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số (96,7%)
trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, đây là thành phần chiếm ưu thế và là
nơi sử dụng nguồn nhân lực nhiều nhất trong nền kinh tế. Trên thực tế thì nhu
cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ này
vẫn ở mức hạn chế.. Việc hợp tác quốc tế mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội cho
Việt Nam trong việc hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực theo các tiêu chuẩn
tiến bộ trên thế giới.
Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện
nay vẫn còn những hạn chế trong đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực. Cụ
thể như sau:
Thứ nhất, Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do công tác
đào tạo chưa phù hợp.

10



Thứ hai, việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cũng gặp khó khăn khi
đối diện một xu hướng khơng tránh khỏi là nạn “chảy máu chất xám” (brain
drain) xảy ra tại Việt Nam. Mức sống chưa cao và chế độ lương thưởng chưa phù
hợp của môi trường làm việc trong nước đã dẫn đến việc nhiều lao động có trình
độ và được đào tạo đã xuất ngoại, làm việc tại các nước phát triển hơn hoặc tình
trạng du học sinh đi học và không quay trở về làm việc tại Việt Nam.
Thực trạng của việc sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay vẫn
cịn có nhiều bất cập như trên nhưng thực sự đã có cố gắng rất nhiều trong việc
phân bổ và sử dụng. Đa số lao động đã làm đúng với ngành nghề của mình được
đào tạo, phát huy được những ưu điểm như thông minh sáng tạo, cần cù và nhiệt
tình trong cơng việc, từng bước theo kịp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên
thế giới, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, đẩy nhanh tiến trình thực hiện
CNH-HĐH.
2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và liên hệ thực tiễn với bản thân
sinh viên
2.5.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là bậc
đại học, cao đẳng. Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc
tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.

11


Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ thông trung học, giáo viên và
phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho con em mình trong việc chọn
lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân. Từ đó, tập trung
đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực mà mình yêu thích, có
đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi hồn thành khoá học. Đặc biệt, các trường cao
đẳng, đại học phải làm tốt công tác tuyển chọn, xây dựng chương trình đào tạo
phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của xã

hội, của quá trình hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay. Chú
trọng đến việc thực hành các thao tác, các bước của hoạt động lắp ráp, sản xuất
kinh doanh, chuyển giao công nghệ; sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ
thuật, nhất là máy móc hiện đại, điều khiển từ xa, tự động hố… để giúp người
lao động có thể làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay.
Có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn
nhân lực chất lượng cao. Trong mọi giai đoạn, thời kỳ cách mạng, vấn đề cơ
chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ cho sự nghiệp cách mạng là rất quan trọng. Trên cơ sở nền tảng những quan
điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chính sách tiền lương, trọng
dụng nhân tài, mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể
của mình để hỗ trợ phần nào điều kiện vật chất, hoặc tạo điều kiện thuận lợi về
môi trường công tác cho nguồn nhân lực chất lượng cao được phát huy thế
mạnh, sở trường.

12


Vấn đề đặt ra là, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực
lượng trong việc phối kết hợp để xây dựng, ban hành quy chế sử dụng, làm việc
đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các phòng, ban, sở nội vụ ở
các cơ quan, đơn vị và địa phương; xây dựng môi trường văn hoá trong sáng,
lành mạnh giữa người đứng đầu với cấp dưới; duy trì và thực hiện nghiêm túc
các chế độ, quy định, nề nếp sinh hoạt ở mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương;
quan tâm đến đời sống của cán bộ, công nhân thuộc quyền quản lý.
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng
cao. Nhà nước là người ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ, sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao, do đó, Nhà nước cần phân cấp, giao nhiệm vụ cho các
cơ quan, ban, ngành tiến hành quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao một cách
hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tức là đào tạo ra

nguồn nhân lực cao nhưng không phục vụ cho Nhà nước mà phục vụ cho doanh
nghiệp nước ngoài. Xây dựng, ban hành các quy định, yêu cầu cho các cơ sở đào
tạo về nguồn nhân lực chất lượng cao; yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
khi đào tạo song phải làm việc ở trong nước, đặc biệt là bộ máy hành chính Nhà
nước, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường, hoặc yêu cầu những nơi khác không tuyển
dụng; đặt ra yêu cầu cao cho nguồn nhân lực chất lượng cao phải đặt lợi ích của
quốc gia, dân tộc lên trên hết, toàn tâm, toàn ý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
nước Việt Nam dân chủ, văn minh, giàu đẹp, có vị thế ngày càng cao trong cộng
đồng quốc tế; thường xuyên kiểm tra quá trình làm việc nguồn nhân lực chất
lượng cao, nếu không đáp ứng được sẽ bị thải loại, hoặc xắp xếp, bố trí ở những
nơi khác.

13


Giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền
kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm vừa qua nền kinh tế - xã hội
nước ta có bước tăng trường khá cao, tương đối ổn định, nhưng do tác động của
bối cảnh thế giới, khu vực và đặc biệt là đại dịch Covid - 19 gần đây đã làm cho
một số ngành, lĩnh vực, nhất là người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình
hình đó, ảnh hưởng phần nào đến nguồn nhân lực chất lượng cao, theo đó, cần
giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với điều kiện tế của mỗi
ngành, lĩnh vực ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Người đứng đầu cơ quan,
đơn vị, địa phương phải lựa chọn chính xác nguồn nhân lực chất lượng cao vào
làm việc, năng lực, trình độ đi liền với phẩm chất đạo đức, lối sống, không được
đố kỵ, ganh đua với đồng nghiệp; không được đặt ra yêu sách cho nơi làm việc;
đồng cam, cộng khổ với môi trường làm việc; phát huy truyền thống yêu nước,
niềm tự hào dân tộc; tích cực, chủ động tự học, bồi dưỡng, rèn luyện về mọi mặt,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của xu thế tồn cầu hố, mở cửa, hội nhập và phát
triển nền kinh tế tri thức. Trọng dụng nhân tài đồng bộ, tạo cơ hội cho người tài

phát huy năng lực và thu hút nhân lực trình độ cao là người Việt đang làm việc ở
nước ngoài, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
2.5.2. Liên hệ bản thân với tư cách là sinh viên.
Sinh viên, đó là thế hệ trẻ tương lai góp phần xây dựng phát triền nền
kinh tế nước nhà. Đồng thời chính sinh viên cũng phải có ý thức trau dồi kiến
thức chuyên môn để trở thành người lao động chất lượng cao trong xã hội. Để
làm được điều đó cần phải có những hành động thực tiễn giúp nâng cao chất
lượng nguồn lao động như sau:

14


Sinh viên cần phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị,
bồi đắp tư tưởng cách mạng trong sáng. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng,
có lịng u nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp mới. Tích
cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống
tham nhũng, tệ nạn xã hội...
Các bạn sinh viên phải ln có ý thức trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ
năng cá nhân, với điều kiện giáo dục hiện nay sẽ có nhiều cơ hội để học tập và
rèn luyện thực tế, phát huy tối đa trình độ của bản thân góp phần vào cơng cuộc
xây dựng đổi mới hiện đại hóa đất nước
Phải ln có xu hướng phát triển chuyên ngành của mình bằng cách tìm
hiểu và cập nhập các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, để sáng tạo và phát
minh ra những thành tựu mới giúp ích cho xã hội.Biết áp dụng các kiến thức lý
thuyết v các bạn có thể phát huy năng lực của bản thân và phát triển tư duy sáng
tạo của mình đúng lúc đúng chỗ. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu
việc làm tăng cao, các bạn phải biết tận dụng những cơ hội để nâng cao trình độ
bản thân cải thiện chất lượng nguồn lao động ở nước ta. Sẵn sàng thể hiện ý kiến
cá nhân cùng với quan điểm sáng tạo, ý tưởng độc đáo để tạo những bước tiến
mói cho lĩnh vực đang làm giúp phát triển cộng đồng ngày càng trở nên tốt hơn

vậy mới có thể khiến cho đời sống người dân được cải thiện và nâng cao hơn. C
Tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể nhân dân. Tự nguyện, tự giác tham gia vào các hội của thanh niên, phấn
đấu trở thành đoàn viên, đảng viên xuất sắc.

15


PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN
Tựu trung lại, nguồn lực con người là nhân tố đóng vai trị hết sức quan
trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đại hội lần thứ
XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Con người vừa là chủ thể,
vừa là khách thể của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự thành
cơng hay thất bại, tốc độ nhanh hay chậm của q trình đó phụ thuộc vào cách
khai thác nguồn lực con người. Để khai thác có hiệu quả nguồn lực đó, trong
điều kiện của Việt Nam hiện nay cần tuyển dụng lao động thông qua việc tạo ra
nhiều việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạch đó, để khai thác có
hiệu quả nguồn lực con người vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần có sự
tác động đúng đắn, một cách hợp lý vào lợi ích của người lao động. Qua việc
phân tích trên mỗi người đều rút ra được trách nhiệm của bản thân mình với vấn
đề này. Ngay từ bây giờ khi cịn đang ngồi trên ghé nhà trường cần phải có nhận
thức tốt, nghiêm túc nhận thức đúng đắn việc chọn ngành nghề cho phù hợp với
bản thân và hoàn cảnh của mình, tận dụng mọi điều kiện để có thể tiếp cận với
nền khoa học trên thế giới... Nếu mỗi người đều có ý thức được điều đó thì việc
đào tạo sử dụng nguồn nhân lực của nước ta sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ đạt
được hiệu quả như mong muốn

16



Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, H.2011, tr.130; tr.41.
2. Alvin Toffler: Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1992,
tr. 41.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb CTQG, H.1996, tr.21.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nxb CTQG - Sự thật, HN, 2016, tr.90.
5. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn
phịng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr. 54.
6. />7.

/>
viet-nam.html
8. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG-ST, H. 2011, tr.309.
9 Tạp chí cộng sản

17



×