Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thế nào là tích lũy tư bản phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản nêu ví dụ và liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
Đề tài : Thế nào là tích lũy tư bản? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quy mơ tích lũy tư bản? Nêu ví dụ và liên hệ thực tiễn

Nhóm thực hiện

: Nhóm 9

Lớp

: Kinh tế chính trị Mác-Lênin_1.1(14.FS).4_LT

Giảng viên hướng dẫn : Đồng Thị Tuyền

NĂM HỌC: 2020 - 2021


Bảng phân cơng nhiệm vụ nhóm 9
Stt
1

Tên sinh viên

3

Đỗ Thị Như


Nguyễn Thị Thu
Uyên
Vũ Thu Uyên

4

Mai Văn Phong

2

Mã sinh
viên
20010542 Viết báo cáo

Nhiệm vụ

20010563 Trợ giúp làm slide
20010564 Làm side + thuyết trình
Giải thích/ chứng minh: tư bản và tích lũy
19010218
tư bản => là tư bản hóa giá trị thặng dư
Nêu khái quát về tư bản, giá trị thặng dư
trong nền sx hàng hóa TBCN

5

Nguyễn Đình Phúc

20011012 Thế nào là tích lũy tư bản, bản chất tích
lũy tư bản, động cơ tích lũy tư bản, hệ

quả

6

Đào Thị Phương

20010255

7

Nguyễn Thị Phương

Vận dụng, giải quyết đưa ra những vấn đề
tích lũy và giải pháp gia tăng quy mơ tích
20010076
lũy cho Việt Nam, ý nghĩa của tích lũy tư
bản trong thực tiễn.

8

Vũ Thị Quỳnh
Phương

20010386

9

Quách Thị Phượng

20010348 Tổng hợp lại nội dung


10

Nguyễn Tiến Quang

20010709 Đưa ra kết luận

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy
mơ tích lũy tư bản, nêu ví dụ cụ thể

Liên hệ thực tiễn với tình hình tích lũy ở
Việt Nam hiện nay. Có số liệu cụ thể kh


MỤC LỤC
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................1
PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................2
2.1.

Chương 1.Cơ sở lý luận tích lũy tư bản ......................................2

2.1.1.

Những vấn đề chung về tích lũy tư bản............................................2

2.1.2.

Tích lũy tư bản...............................................................................3

2.2.


Chương 2. Liên hệ với tình hình tích lũy ở Việt Nam................9

2.2.1.

Khái qt tình hình tích lũy vốn ở Việt Nam hiện nay......................9

2.2.2.

Các giải pháp thúc đẩy q trình tích lũy ở Việt Nam.......................11

2.2.3.

Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn......................................13

PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................14
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................15


PHẦN 1.

PHẦN MỞ ĐẦU

Đất nước ta trong quá trình hội nhập, phát triển năng động đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao vị thế đất
nước trên trường quốc tế. Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà chúng ta
có được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí
cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt Nam. Mà theo C.Mác việc
tích lũy tư bản là những động lực cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của

chủ nghĩa Cộng Sản. Từ nhận định đó ta thấy được nguồn vốn có vai trị rất
lớn đến sự phát triển của đất nước. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra
công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất theo chiều sâu. Đồng thời, vốn cũng là cơ sở quyết định cho việc đầu tư
vào tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị hỗ trợ, từ đó doanh nghiệp có thể
phát triển, mở rộng, tăng năng suất tới mức tối ưu. Nói rộng ra, cơ cấu kinh tế
của một đất nước phụ thuộc khơng ít vào vốn. Vậy, ở quá trình tái sản xuất,
thường là tái sản xuất mở rộng của các nhà đầu tư, u cầu vốn phải tăng mà
khơng cịn đi vay được như ban đầu nữa thì vốn từ đâu mà có?.
Câu trả lời được đưa ra là nhờ vào tích luỹ tư bản. Vậy tích luỹ tư bản là
gì ? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tích luỹ tư bản? Hiện trạng tích luỹ tư
bản của nhà nước và các doanh nghiệp ở Việt Nam? Làm cách nào để có thể
vận dụng tích luỹ tư bản một cách có hiệu quả nhất? Để đưa ra câu trả lời cho
những câu hỏi trên em nghiên cứu để tài “Tích luỹ tư bản và các nhân tố
ảnh hưởng đến quy mơ tích luỹ”.
Do trình độ hiểu biết cịn hạn chế nên bài làm cịn nhiều thiếu sót. Em rất
mong được sự chỉ bảo giảng viên. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên đã
hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.

1


PHẦN 2.

PHẦN NỘI DUNG

2.1. Chương 1. Cơ sở lý luận tích lũy tư bản
2.1.1. Những vấn đề chung về tích lũy tư bản.

2.1.1.1.


Khái quát về “ tư bản” , “ giá trị thặng dư” trong nền

sản xuất hàng hóa TBCN.
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột sức lao động
của người cơng nhân lao động làm thuê. Bản chất của tư bản là quan hệ bóc
lột trong đó giai cấp tư sản đã chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công
nhân sáng tạo ra. Căn cứ vào tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa, vai trị của các bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình sản xuất giá trị
thặng dư, C.Mác chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Trong
đó tư bản khả biến là bộ phận quyết định trong quá trình sản xuất giá trị thặng
dư vì nó chính là bộ phận đã lớn lên.
Giá trị thặng dư là mức độ dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công nhân
tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành
lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và
gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư
bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm
đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê..
2.1.1.2.

Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư

Theo Mác, kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng
hóa. Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một
nghề nghiệp chuyên mơn nhất định, có mục đích riêng và kết quả riêng.

2



Qua nghiên cứu, C.Mác đi đến kết luận: “ Tư bản không thể xuất hiện từ
lưu thông mà cũng không xuất hiển ở người lưu thơng. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Quá trình sản xuất
ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản
xuất ra giá trị thặng dư. Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động được
tính bằng giá trị sức lao động công thêm giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị
thặng dư là phần giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công nhân tạo
ra và bị các nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị của một hàng hóa của một hàng hóa bằng giá trị tư bản bất biến
( c ) mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả ( v ). Qua sự phân chia
tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột tư bản chủ
nghĩa, chỉ có lao động của công nhân là thuê mới tạo ra giá tri thặng dư của
nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Như
vậy, giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v. Nhưng giá trị mà tư bản thu vào
là c + v + m. Phần m là phần dơi ra mà tư bản bóc lột.
Có thể nói, qua giá trị thặng dư, bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột
sức người lao động để tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình. Việc họ bóc lột
cơng nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư được tạo ra càng cao.
2.1.2. Tích lũy tư bản

2.1.2.1.

Thực chất của tích lũy tư bản.

Từ xưa đến nay, con người để tồn tại, sau đó sáng tạo, xây dựng cho
cuộc đời đều cần có những nhu cầu hỗ trợ như ăn uống, may mặc, tinh thần.
Để có đầy đủ tư liệu đáp ứng cho những nhu cầu ấy, tất nhiên con người phải
sản xuất ra chúng. Thế nên mọi người đều ngầm thừa nhận rằng “sản xuất ra
của cải vật chất là điều kiện tồn tại của xã hội loài người".


3


Trong quá trình kinh doanh sản xuất, ta thấy đa số các nhà tư bản cũng
như doanh nghiệp đều có xu hướng quay lại tiếp tục đầu tư, sản xuất sau mỗi
loạt sản phẩm được bán ra ngoài thị trường. Quá trình này được các nhà kinh
tế học gọi là “tái sản xuất”, nó thường lặp đi lặp lại và sẽ tiếp diễn một cách
liên tục. Nếu sản xuất mang hình thái TBCN thì tái sản xuất cũng mang hình
thái đó. Q trình lao động trong phương thức sản xuất TBCN chỉ là một
phương tiện cho quá trình tăng thêm giá trị, thì tái sản xuất cũng vậy nó cũng
chỉ là một phương tiện để tái sản ra giá trị ứng trước với tư cách là tư bản , tức
là với tư cách là giá trị tự tăng thêm giá trị.
Ta sẽ đi tìm hiểu tích luỹ tư bản dọc theo q trình hình thành của nó.
Quay trở lại với tài sản xuất, căn cứ vào quy mơ, có thể chia tài sản xuất làm
hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Như chúng ta biết, khát
vọng về giá trị thặng dư của các nhà nhà tư bản là vơ hạn, vì vậy hiển nhiên
rằng thay vì việc sử dụng tồn bộ thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, giữ nguyên
quy mô sản xuất, không tăng vốn thì họ lựa chọn khơng ngừng mở rộng quy
mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. Đó chính là hình thức tiến hành
của chủ nghĩa tư bản - tái sản xuất mở rộng, lặp lại q trình sản xuất với quy
mơ lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Tích lũy tư bản, trong
kinh tế chính trị Mác -Lênin là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại
thành tư bản.
Nói tựu chung lại, tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá của giá trị thặng dư
trở lại thành tư bản, theo ngôn ngữ dễ hiểu của các nhà đầu tư thì đây là quá
trình giữ lại một phần lợi nhuận để gộp vào với phần giá trị vốn bỏ ra từ đầu,
sau khi bán hàng đã thu về được để làm vốn cho việc tái sản xuất mở rộng vào
lần sau. Từ đó, có thể rút ra rằng thực chất của tích lũy tư bản là q trình tư
bản hoá giá trị thặng dư.


4


Nói một cách cụ thể tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô
ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hố thành tư bản là
vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới Có thể
minh hoạ tích lũy tư bản và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ:
Năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không
bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để
tích luỹ và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10m dùng
để tích luỹ được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ
là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô
tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên
tương ứng.
Vậy nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản
tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tồn bộ tư bản.Trong quá trình tái sản
xuất, lãi cứ đập vào vốn , vốn càng lớn thì lãi càng lớn , do đó lao động của
cơng nhân trong q khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người
cơng nhân.
2.1.2.2.

Động cơ của tích lũy tư bản

Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế
tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục
đích đó các nhà tư bản khơng ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là
phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột cơng nhân làm th và làm giàu
cho bản thân.
Như vậy, tích lũy tư bản giữ vai trò quyết định làm cho nền sản xuất tư
bản lớn nhanh, khơng có tích lũy thì khơng có quy mơ sản xuất lớn hơn. Nếu

khơng tích lũy thì sẽ không thể giữ vững trên thị trường, đồng nghĩa của sự
phá sản của tư bản.

5


2.1.2.3.

Hệ quả của tích lũy tư bản

Mặt tích cực: Đầu tiên, tích luỹ tư bản làm cho quy mơ vốn ngày càng
tăng, từ đó các nhà tư bản sẽ có điều kiện để đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ để giành được lợi thế trong cạnh
tranh. Thứ hai, nếu các nhà tư bản hiểu được bản chất của tích luỹ tư bản,
nắm được các nhân tố quy mơ tích luỹ, nhờ vậy có thể vận dụng trong sản
xuất kinh doanh để tăng vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh tế.
Nhờ vào tích luỹ tư bản mà năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, như vậy mà
nền kinh tế chung cũng sẽ phát triển tích cực hơn.
Mặt tiêu cực: Rủi ro trước hết mà tích luỹ tư bản mang đến là càng ngày
càng làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Của cải xã hội sẽ tập trung vào tay giai
cấp tư sản nhiều hơn nữa, công nhân càng bị bóc lột nặng nề. Thất nghiệp,
nghèo đói cũng tăng lên. Vì vậy, mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp công nhân và
tư sản sẽ ngày càng trở nên sâu sắc. Không chỉ vậy, tiêu dùng của người lao
động sẽ bị hạn chế. Sự chênh lệch đó có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh
tế sản xuất thừa có điều kiện phát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền
sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tích tụ tư bản và tư bản tập trung: Tích tụ tư bản là sự tăng quy mô của
tư bản nhờ vào q trình tích luỹ tư bản của từng nhà tư bản riêng lẻ. Còn tập
trung tư bản tuy cũng là là sự tăng quy mô của tư bản chủ nghĩa nhưng lại nhờ
vào sự hợp nhất, sát nhập nhiều tư bản nhỏ sẵn có trong xã hội thơng qua tự

nguyện sát nhập hoặc cạnh tranh, thơn tính lẫn nhau.

6


2.1.2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mơ tích lũy tư bản

Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mơ của tích lũy tư
bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng của giá trị thặng dư đó thành quỹ
tích lũy và quỹ tiêu dung của nhà tư bản, nhưng nếu tỉ lệ phân chia đó đã
được xác định, thì quy mơ của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị
thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư
cũng là nhân tố quyết định quy mơ của tích lũy tư bản. Những nhân tố đó là:
Trình độ bóc lột sức lao động. Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc
lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên cứu sự
sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công
nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị
sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản
chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động
tất yếu, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, để tăng tích luỹ tư
bản. Cái lợi ở đây cịn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư
bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm
nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được
công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mịn vơ hình và
chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị.
Trình độ năng suất lao động xã hội. Nếu năng suất lao động xã hội
tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Sự
giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản: Một là, với khối lượng

giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên,
nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao
hơn trước; Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích
luỹ có thể chuyển hố thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao
động phụ thêm lớn hơn trước.
7


8


Do đó, quy mơ của tích luỹ khơng chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị
thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối
lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hố thành. Nếu năng suất lao động
cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động
q khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, được sử dụng làm chức
năng của tư bản ngày càng nhiều, từ đó làm tăng quy mơ của tích luỹ tư bản.
Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động tham gia tồn bộ
vào q trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mịn dần, do đó giá trị của
chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh
lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà tồn bộ
quy mơ hiện vật của chúng đều hoạt động trong q trình sản xuất sản phẩm.
Cịn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển
vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự
chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Sự chênh lệch này là
thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh
lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không
công của tư liệu lao động càng lớn.

Quy mô của tư bản ứng trước. Với trình độ bóc lột khơng thay
đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết
định. Do đó quy mơ của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả
biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do
đó tạo điều kiện tăng thêm quy mơ của tích luỹ tư bản.

9


Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mơ của tích luỹ tư bản có
thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mơ tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt
nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để cơng
suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mơ vốn đầu tư ban đầu.
2.2. Chương 2. Liên hệ với tình hình tích lũy ở Việt Nam
2.2.1. Khái qt tình hình tích lũy vốn ở Việt Nam hiện nay.

Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh
tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất
phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Để
giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều
vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế. Một trong những nguyên
nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển,
quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp.
Sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố ở nước ta bắt đầu từ kế hoạch 5
năm lần thứ nhất 1960 đến 1964 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra.
Q trình này có thể được chia thành 2 thời kỳ:
Thời kỳ 1960- 1985: Cơng nghiệp hóa được tiến hành trong điều kiện cơ
chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.
Thời kỳ 1986 đến nay: CNH gắn liền với quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN. Từ năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới, mở cửa, các kênh

huy động vốn cho CNH, HĐH cũng bắt đầu phong phú, linh hoạt hơn. Đối
với nguồn vốn nước ngoài, ngồi hình thức cũ là vay nợ và viện trợ, đã có
thêm hình thức đầu tư trực tiếp. Nguồn vốn trong nước cũng được bổ sung
một số kênh mới, đặc biệt là từ khi có pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt
Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, tín dụng và cơng ty Tài chính .

10


Đây là tiền đề pháp lý đầu tiên cho phép các Ngân Hàng Thương Mại
Việt Nam có thêm nhiều khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính, góp
phần thúc đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung vốn. Tính chung tổng vốn
đầu tư phát triển tồn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996 - 2000 thì cả nước
đạt 394,1 ngàn tỷ đồng, tăng 66,7% so với giai đoạn 1991 - 1995. Tỷ trọng
vốn đầu tư phát triển tồn xã hội giai đoạn 1996-2000 chiếm trong GDP bình
qn là 28,6% năm. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đã
tăng lên 25%GDP. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay : năm 2001- 2006
chiếm 28,2% so với tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư là 52,7% năm 2007 tốc độ
tăng trưởng tín dụng là 53,9%, gấp 3,1 lần tốc độ tăng GDP theo giá thực tế,
năm 2008 tăng 39,6%, gấp 3,3 lần, năm 2009 tăng 34,8%, năm 2011- 2017
chiếm nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.524 tỷ đồng, trong đó vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi ước thực hiện 1.150 tỷ đồng.
Trong các nguồn vốn cấu thành nên tổng nguồn vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội, nguồn vốn Nhà nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trong khi
đó thì nguồn vốn ngồi quốc doanh qua các năm 1996-2000 lại có chiều
hướng vốn đầu tư tồn xã hội ngày càng giảm sút, mặc dù năm 2000 có tăng
hơn 1999 nhưng vẫn ở mức thấp so với năm 1995. Trong tổng số vốn đầu tư
ngồi quốc doanh thì vốn trong nước ước tính đạt 674,8 nghìn tỷ đồng, tăng
10,5% so với cùng kỳ năm trước, dân cư chiếm tỷ trọng lớn, trên 80% cịn
vốn của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh chỉ chiếm dưới 20%. cấu thành

vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo ngành kinh tế cũng đã có những
chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được, vấn đề huy động và sử dụng vốn trong nước hiện nay đang bộc lộ
những yếu kém cần khắc phục.

11


Các nguồn thu từ đất đai, nhà ở, các loại dịch vụ cơng ích như: viện phí,
phí cung cấp điện, nước,... cịn để thất thốt và lãng phí lớn. Đóng góp của
nhân dân để xây dựng mới và cải tạo trường học, trạm xá, giao thông địa
phương,... vào sự nghiệp Văn hoá - Giáo dục - Y tế,... chưa được thể chế hoá,
sử dụng và quản lý kém hiệu quả, bất hợp lý, bị lạm dụng và thất thoát. Số
vốn huy động được thơng qua hệ thống tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, không
đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Vốn
đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn ở quy mô nhỏ, tập
trung chủ yếu (80%) vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ tiêu dùng.
Một bộ phận không nhỏ vốn trong nước đã huy động vào hệ thống Ngân
Hàng Thương Mại đang bị ứ đọng, không chuyển thành đầu tư được. Theo ý
kiến dự báo khác nhau, khoảng 50 - 70 nghìn tỷ đồng tiền tiết kiệm của nhân
dân đang được cất trữ dưới dạng vàng, bạc, tiền mặt, ngoại tệ, tài sản có giá
trị cao... chưa chuyển thành vốn đầu tư và kinh doanh.
2.2.2. Các giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy ở Việt Nam.

2.2.2.1.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy tiêu dùng

Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm
sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác

định cho được quan hệ giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng. Tương quan giữa tích
lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực
hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn
định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân chia này tùy thuộc
vào nhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải khuyến khích
mọi người khơng ngừng tiết kiệm, tích lũy.

12


2.2.2.2.

Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ
từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho
các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh
nghiệp nhà nước, chính phủ khơng nên cấp vốn tồn bộ mà nên tiến hành cổ
phần hố doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với
đồng vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hoá mà tạo điều kiện cho
các chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của
họ từ đó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn.
Việc đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn phụ
thuộc vào yếu tố con người. Vì thế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có
trình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng cần phải xem
xét lại mơ hình tổ chức quản lý, chủý đến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho họ có thể phát huy mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều
kiện cạnh tranh quyết liệt nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thế
giới thì việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ không chồng chéo có hiệu
quả cũng tạo ra khả năng cạnh tranh lớn.

2.2.2.3.

Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu

hút vốn đầu tư nước ngồi
Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trị quan trọng
để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu
tư phát triển và cho phát triển công nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ,
tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý
nghĩa thực tiễn lớn lao.

13


Việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài
nguyên quốc gia và từ những tài sản cơng cịn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là
biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong
nước cho đầu tư phát triển. Ngồi nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong
hồn cảnh hiện nay khi nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới
thì một nguồn vốn có vai trị đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn
đầu tư trực tiếp có nghĩa vơ cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế
trong nước. Vì thế mà chúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp, đặc biệt là vốn của các nước phát triển.
2.2.3. Ý nghĩa của tích lũy tư bản trong thực tiễn

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc vận dụng quy luật của tích lũy
tư bản vào trong huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là vô
cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong nước vẫn

chưa thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngồi
phần vì tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh phần vì chưa thực sự chưa có chiến
lược và chiến thuật phù hợp. Tích lũy tư bản đem đến bài học về sử dụng vốn
hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần phải tiết kiệm sao cho hợp lý, việc xây dựng
cơ sở sản xuất và thiết bị cũng cần phải được tính tốn kỹ càng. Nếu như vội
vàng đưa ra quyết định đầu tư không hợp lý sẽ gây ra lãng phí, thất thốt tài
sản. u cầu đối với doanh nghiệp đó là phải phân bố một cách hợp lý giữa
tiêu dùng và tích lũy. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần khai thác tối đa các
nguồn lực, đây là điều kiện tiên quyết cho q trình tích lũy vốn của doanh
nghiệp. Nội dung này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt sao cho phù hợp
với điều kiện kinh tế của đất nước. Do đó doanh nghiệp phải có cơ chế, giải
pháp huy động vốn một cách hợp lý.

14


PHẦN 3.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua lý luận tích lũy tư bản, ta thấy rằng cùng với sự phát triển của xã
hội, tích lũy ngày càng đóng vai trị cần thiết. Nhờ tích lũy mà của cải xã hội
khơng ngừng tăng lên. Tuy nhiên trong từng giai đoạn lịch sử tích lũy lại
mang những bản chất khác nhau: dưới chủ nghĩa tư bản, tích lũy là phương
tiện để giai cấp tư sản bóc lột lao động làm th, tích lũy càng nhiều lao động
làm thuê càng bị bóc lột nặng nề gây mâu thuẫn đối kháng không thể giải
quyết được, trong chủ nghĩa xã hội, tích lũy là phương tiện làm tăng của cải,
tích lũy càng cao thi đời sống của nhân dân càng được cải thiện. Riêng đối với
Việt Nam, để đạt những thuận lợi cùng với việc vượt qua những thách thức
trong cơng nghiệp hiện đại hóa đất nước, trước hết phải có nguồn vốn dồi dào

và quan trọng là việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả.Sự phát triển
bền vững và liên tục của nền kinh tế cũng tạo áp lực, thách thức đòi hỏi mỗi
người dân, mỗi doanh nghiệp... không chỉ biết làm giàu cho mình mà cịn phải
làm giàu cho tồn xã hội. Quy luật cạnh tranh đã bắt buộc bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng phải không ngừng mở rộng vốn đầu tư để phát triển doanh
nghiệp. Mà con đường duy nhất là phải tích lũy ngày càng nhiều hơn để tái
sản xuất mở rộng. Mặt khác việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi sẽ có tác động
rất lớn. Có như vậy chúng ta mới từng bước thực hiện thành công công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh.

15


PHẦN 4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề cương slide bài giảng Kinh tế chính trị Mác- Lênin
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin/2019
3. Giáo trình Triết học Mác- Lênin/2019 GS.TS Phạm Văn Đức 4.
/>4. Tạp chí kinh tế phát triển.
5. Số liệu tổng cục thống kê và vốn đầu tư phát triển
6. Một vài tài liệu và báo chuyên ngành khác.

16




×