Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giao an hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.88 KB, 15 trang )

TÀI LIỆU ÔN 10
TIẾT 1
NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được cách đọc hiểu những nội dung chính và các thông tin quan trọng trong văn
bản
- Có ý thức và khả năng tiếp thu kiến thức, vận dụng làm các bài tập thực hành.
I. Yêu cầu cơ bản của đọc hiểu văn bản
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh,
các biện pháp tu từ.
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn,
hình ảnh, các biện pháp tu từ.
- Hiểu nghĩa một số từ trong văn bản.
- Khái quát được nội dung cơ bản của đoạn văn, văn bản, đặt tên văn bản
- Bày tỏ suy nghi bằng một đoạn văn ngắn.
II. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc - hiểu văn bản.
1. Kiến thức về từ:
- Nắm vững các loại từ cơ bản: danh từ, động tờ, tính từ, trợ từ, hư từ ....
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, bóng, gốc, chuyển ...
2. Kiến thức về câu
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu phủ định, khẳng định...
3. Kiến thức về các biện pháp tu từ
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, thanh
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ....
- Tu từ về câu: lặp cú pháp, chêm xen, liệt kê ...
4. Kiến thức về văn bản
- Các loại văn bản
- Các phương thức biểu đạt


- Các thao tác lập luận
- Phương pháp xây dựng đoạn văn.
TIẾT 2 – 3
NHỮNG KIẾN THỨC VỀ TỪ, CÂU


MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được cách đọc hiểu những nội dung chính và các thông tin quan trọng trong văn
bản
- Có ý thức và khả năng tiếp thu kiến thức, vận dụng làm các bài tập thực hành.
A. Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản:
I. Các lớp từ
1.Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.
- Từ đơn:
+ Khái niệm: là từ chỉ gồm mợt tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.
- Từ ghép:
+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau
về nghĩa.
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng
thái của sự vật.
- Từ láy:
+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Vai trị: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng
gợi hình gợi cảm.
2.Từ xét về nguồn gốc
- Từ mượn: gồm từ Hán Việt (là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người
Việt)và từ mượn các nước khác ( ấn Âu ).
- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở mợt địa phương nào đó ( có từ toàn dân

tương ứng ).
- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
3.Từ xét về nghĩa
* Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng, gợi tả âm thanh. Có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Tiếng người nói: khúc khích, sang sảng, ...
- Tiếng loài vật: meo meo, gâu gâu, ị ...ó...o
- Tiếng đợng: thình thịch, đoàng, ...
* Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị, ... của sự vật.
- Dáng vẻ người, động vật: lom khom, bệ vệ, đủng đỉnh, ...
- Màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức, ...
- Hầu hết các từ tượng thanh, tượng hình là từ láy nhưng vẫn có nhiều từ đơn, từ phức
khác.
*Từ nhiều nghĩa: Là từ có từ hai nghĩa trở lên.


- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa gồm hai loại Nghĩa gốc và Nghĩa chuyển.
- Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
- Trong từ điển giải thích tiếng Việt, nghĩa đầu tiên được giải thích là nghĩa gốc, các
nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
VD: Từ “mũi” trong có các nghia như sau:
- “mũi người”: Là một bộ phận của cơ thể người. (nghĩa gốc).
- “mũi thuyền”: Là một bộ phận phía trước của con thuyền. (nghĩa chuyển)
- “mũi mác”: Là phần đầu nhọn của một cái mác; ... (nghĩa chuyển)
* Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
VD: Máy bay - Phi cơ - Tàu bay
a. Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.
- VD: lợn - heo.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thẻ được thay thế cho nhau trong lời nói.
b.Từ đồng nghĩa khơng hoàn toàn: Là những từ đồng nghĩa có nghĩa ít nhiều khác nhau.
- VD: ăn - xơi - chén; mang - vác - khiêng.

- Các từ đồng nghĩa khơng hịan toàn khơng phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau
trong lời nói. Do đó, khi dùng những từ này phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng, cho phù
hợp.
* Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- VD: đục/ trong; xanh/ chín, ...
- Sử dụng đúng các từ trái nghĩa làm nổi bật những sự việc, tính chất, ... đối lập với nhau.
* Từ đồng âm:
- Những từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Nghĩa của các từ đồng âm khơng có mối liên hệ nào cả.
- Từ đồng âm được sử dụng nhiều trong thuật chơi chữ: “Bà già đi chợ Cầu ....”
VD: hịn đá/ đá bóng; con ngựa đá con ngựa đá.
“Các cháu nhi đồng đã đồng sức ra ngoài cánh đồng tìm quặng đồng về bán cho bà đồng
nát để kiếm ít đồng bạc để may đồng phục.
II. Phân loại từ tiếng Việt
1. Danh từ:
- Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn
vị).
2. Động từ: là từ chỉ hoạt đợng, trạng thái của sự vật.
3. Tính từ: là những từ chỉ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt động,
trạng thái, …
Các loại tính từ: chỉ màu sắc; chỉ hình dáng; chỉ kích thước, khoảng cách; chỉ số lượng;
chỉ khối lượng; chỉ phẩm chất.


4. Đại từ: là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ
trong câu.
- Mục đích sử dụng: Sử dụng đại từ để thay thế có tác dụng làm cho câu khơng bị lặp từ.
Ví dụ: Tôi thích văn thơ, em gái tơi cũng vậy.
Chim chích bơng sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
- Đại từ xưng hơ: Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao

tiếp.
* Các ngôi của đại từ xưng hô:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tao, …
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay, …
- Ngơi thứ ba: y, hắn, nó, chúng nó, họ, …
* Một số lưu ý khi dùng đại từ:
- Trong tiếng Việt, có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngơi thứ nhất, vừa có thể
được dùng để chỉ ngơi thứ hai.
VD: Mình về mình có nhớ ta. (mình: ngơi thứ hai – trỏ người nghe).
- Có những đại từ số nhiều vừa bao gồm người nói, vừa bao gồm người nghe.
VD: Chúng ta là giáo viên.
- Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt cịn sử dụng nhiều danh từ như
đại từ. Đó là:
+ Quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, …
VD: Mẹ cho con đi chợ với.
+ Nghề nghiệp, chức vụ, xã hội: giám đốc, thủ trưởng, thầy, bạn, …
VD: Giám đốc gọi em có việc gì vậy ?
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc, quan
hệ, … Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với quan hệ giữa
người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
5. Quan hệ từ:
a) Khái niệm:
Quan hệ từ là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn văn, nhằm
thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với nhau.
Các quan hệ từ thường dùng: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để,
về, …
b) Quan hệ từ có thể được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép đẳng lập.
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên …
(cho nên)… ; nhờ … mà … (thường dùng để biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).
- Nếu … thì …; hễ .. thì … (thường dùng để biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả).



- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (thường dùng để chỉ quan hệ tương phản).
- Để … thì … (thường dùng để chỉ quan hệ mục đích).
6. Số từ: Là từ dùng để chỉ số lượng của vật, việc, hiện tượng.
7. Phụ từ: Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho đợng từ,
tính từ. VD: đã, khơng cịn, cũng sắp,.. trong câu:
8. Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị
thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. DV: ( chú ý khó phân biệt )
- Chính nó đã nói với tơi điều đó .( Trợ từ: "Chính")
- Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm tắt đèn. ( Tính từ: "Chính")
- Nó đưa cho tơi những 10 000 đồng .(Trợ từ: "Những")
- Nó đưa cho tơi những đồng tiền cuối cùng.(Số từ: "Những")
- Em có quyền tự hào về tơi và cả em nữa.(Trợ từ: "Cả")
- Ao sâu nước cả khôn chài cá. ( Tính từ: "Cả" )
9. Thán từ Là những từ dùng để bợc lợ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để
gọi đáp. VD: Ơi trời! Mấy cái từ loại này thật làm tôi đau đầu quá bà con à! (Thán từ:
"Ôi trời")
III. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...
1. Câu và các thành phần câu
* Các thành phần câu
- Thành phần chính:
+ Chủ ngữ:
Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso hành động đặmc
điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị
ngữ trong câu; thường có cấu tạo là mợt danh từ, mợt cụm danh từ, có khi là một động từ
hoặc 1 tính từ.
+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ
thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..

- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyên nhân, mục
đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của
câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:
Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu
Phần phụ cảm thán: được dùgn để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng,
giận...).


Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của
câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu
ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ
chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Thành phần gọi đáp: được dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong
câu.
2. Phân loại câu
- Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép.
- Câu phân loại theo mục đích nói

Các kiểu câu

Khái niệm

Ví dụ

được dùng để miêu tả, kể, nhận - Sau cơn mưa rào, lúa vươn lên bát
Câu trần thuật xét sự vật. Cuối câu trần thuật ngát một màu xanh mỡ màng.

người viết đặt dấu chấm.
được dùng trước hết với mục Tre xanh
đích nêu lên điều chưa rõ (chưa Xanh tự bao giờ?
Câu nghi vấn
biết còn hoài nghi) và cần được Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
giải đáp. Cuối câu nghi vấn, Thân gầy guộc, lá mong manh
người viết dùng dấu chấm ?
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Là câu dùng để ra lệnh, yêu - Hãy đóng cửa lại.
cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối - Không được hút thuốc lá ở những
với người tiếp nhận lời. Câu nơi công cộng
cầu khiến thường được dùng - Các cháu hãy xứng đáng
Câu cầu khiến
như những từ ngữ: hãy, đừng, Cháu Bác Hồ Chí Minh
chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu
khiến người viết đặt dấu chấm
hay dấu chấm than.
Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm
Câu cảm thán
xúc của người nói ...
Bài tập: Tơi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu…. Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
( Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến
nhân vật Mỵ Châu?
3. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mỵ Châu trong
truyện “An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ”?



4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Trả lời:
1.Ý chính của văn bản: Nhà thơ Tố Hữu đã nhắc lại chuyện Mỵ Châu đã cho
Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần để cuối cùng hậu quả xảy ra là bi kịch nước mất nhà tan
2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vơ ý có hiệu quả nghệ tḥt: thấy được sai lầm lớn của Mỵ
Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất cảnh giác để
gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời
sau với hành động của nàng.
3. Bài học rút ra từ nhân vật Mỵ Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù;
phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân tợc.
4/ Đoạn văn đảm bảo các u cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dịng, khơng mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ :
+ Hiểu được tình hình đất nước hiện nay ;
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Phê phán và nêu hậu quả của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô trách nhiệm với đất
nước
+ Bài học nhận thức và hành động.

.......................
ĐỀ CƯƠNG

CHIẾN THẮNG MTAO M XÂY - SỬ THI ĐĂM SĂN
I .Kiến thức cơ bản
1. Nội dung
- Đăm Săn là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê-đê nói riêng và kho
tàng sử thi dân gian nước ta nói chung.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và

Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù
trưởng Mtao Mxây.
- Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn : cuộc chiến của Đăm Săn với Mtao
Mxây diễn ra trong bốn hiệp. Ở đó, Đăm Săn ln chủ động, thẳng thắn, dũng cảm
và mạnh mẽ, cịn Mtao Mxây thì thụ động, hèn nhát, khiếp sợ. Với sự giúp đỡ của
thần linh, Đăm Săn đã giết chết kẻ thù. Như vậy, trong tưởng tượng của dân gian,
Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, cịn Mtao
Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.


- Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây rồi cùng họ và tôi tớ trở về : Sự
hưởng ứng, tự nguyện mang của cải theo Đăm Săn của dân làng và lòng trung
thành tuyệt đối với Đăm Săn của tôi tớ thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền
lợi, khát vọng và sự yêu mến, tuân phục của cá nhân đối với cộng đồng. Đó là sự
suy tôn tuyệt đối của cộng đồng với người anh hùng sử thi.
- Cảnh ăn mừng chiến thắng : con người Ê-đê và thiên nhiên Tây Nguyên đều tưng
bừng trong men say chiến thắng. Ở đây, nhân vật sử thi Đăm Săn thực sự có tầm
vóc lịch sử khi được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên, xã hội và con
người Tây Nguyên.
2. Nghệ thuật
- Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi : ngơn ngữ của người kể biến hố
linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng ; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều
góc độ.
- Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng
đại, đối lập, tăng tiến,...
3. Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc
sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc
sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.



II. Đọc hiểuĐề 1: Đọc những câu văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng
Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp
bội.”
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy
ông Trời.
Đăm Săn : Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà khơng thủng
hắn !”.
Ơng Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mịn ném vào
vành tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ
địch.
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
2. Vai trị của ơng trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn
được thể hiện như thế nào?
3. Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày
tỏ thái đợ và tình cảm gì đối với nhân vật chính của tác phẩm?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trị của con người
trong cuộc sống hơm nay.
Trả lời:
1/ Miếng trầu mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho
người anh hùng. Người anh hùng trong xã hội cổ đại không thể sống tách rời thị


-Nội dung: Từ nhân vật Đăm Săn quyết định cho việc chiến thắng kẻ thù qua văn
bản, thí sinh thấy được vai trò quan trọng của con người trong cuộc sống hơm
nay. Từ đó, cần phải tơn trọng, bảo vệ con người, đề cao nhân quyền. Phê phán
những hành động xâm phạm quyền sống và quyền lợi của con người. Rút ra bài

học nhận thức và hành động


Đề 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
(...)“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một
lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun
vút qua phía tây ” ;
(...)“Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa
dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn
nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”. (Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Qua nội dung đó, em có nhận xét gì ?
3. Xác định biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại được sử
dụng trong những câu văn trên? Tác dụng của biện pháp đó?
4/ Em có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên đó ?
Trả lời:
1/ Nội dung chính của văn bản: miêu tả 2 lần múa khiên của Đăn Săn trong
cuộc đấu với Mtao Mxay.
2/ Nhận xét qua 2 lần múa khiên của Đăm Săn: Lần múa khiên thứ hai hùng
tráng hơn lần đầu. Lần múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua các chướng ngại vật,
nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết chóc cho nhiều thứ.
3/ Biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phóng đại
- Biện pháp tu từ so sánh : gió như bão ; gió như lốc
- Phép điệp : điệp từ múa ,vun vút ; điệp cú pháp: Môt lân xốc tơi chang vươt
môt đôi tranh. Môt lân xốc tơi, chang vươt môt đôi lô ô...;
- Phép đối: cao-thấp
- Phóng đại: quả núi ba lân rạn nứt, ba đôi tranh bật rễ ...
Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ
thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.
4/ Nhận xét :

-Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất
trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau ;
- Đây là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ trùng lặp,
nhàm chán ;
- Đây cũng là biện pháp để thực hiện sự trì hỗn sử thi bằng cách lặp lại việc
mơ tả múa khiên hai lần.
Đề 3: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
...“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết
mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khốc
một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đơi mắt
long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù
trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to


bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực,
hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm
ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”...
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.
3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng của biện
pháp đó?
4. Người kể tỏ thái đợ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn ?
Trả lời:
1/ Nội dung chính của văn bản: miêu tả hình dáng và sức mạnh của Đăn Săn
trong cảnh ăn mừng chiến thắng.
2/ Đăm Săn được miêu tả :
-Trang phục : Ngưc quấn cheo môt tấm mên chiên, minh khoac m ơt tấm ao
chiên, tai đeo nụ.
-Hình thể: tran đây sức trai ; Bắp chân chang to bằng cây xa ngang ; Bắp đùi

chang to bằng ống bễ
- Khí chất, thể tạng : dũng tương chắc chêt mười mươi vẫn không lùi bươc,chang
ngang sức voi đưc, hơi thơ chang âm âm tưa sấm dây,chang nằm sấp thi gãy râm
san, chang nằm ngửa thi gãy xa dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tang từ trong bụng
me
3/ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên:
-Sử dụng thành công thủ pháp so sánh liên tiếp : như mắt chim ghêch,to bằng
cây xa ngang...
-Kết hợp với phóng đại : Bắp đùi chang to bằng ống bễ, sức chang ngang sức voi
đưc, hơi thơ chang âm âm
-Sử dụng phép đối, phép điệp cú pháp : chang nằm sấp thi gãy râm san, chang
nằm ngửa thi gãy xa dọc
Tác dụng : Hình ảnh so sánh lấy từ thiên nhiên, rừng núi và cuộc sống quen thuộc
của đồng bào Tây Nguyên. Qua đó, hình ảnh người anh hùng vừa gần gũi lại vừa kì
vĩ, mang đậm chất sử thi hào hùng.
4/ Người kể tỏ thái đợ, tình cảm ngưỡng mợ, ca ngợi, tự hào với nhân vật Đăm
Săn.
III. Làm văn


Đề 1: Phân tích (cảm nhận) vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng
“Mtao Mxây”
Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết
chán từ đêm này qua đêm khác “khan Đăm Săn”, bài ca về người tù trưởng anh
hùng của dân tộc mình với những chiến cơng hiển hách trong xây dựng phát
triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong
chiến công lừng lẫy ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn “Chiến thằng Mtao
Mxây”, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô
địch của Đăm Săn.


Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa 2 tù trưởng dũng
mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức
mạnh và sự can đảm. cuộc đối đầu sinh tử ấy khơng có chỗ dung thân cho kẻ nào
hèn nhát. Trong tình cảm tơn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ,
ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta
cùng đc chứng kếin màn thi tài múa khiên thú vị : Mtao Mxây thể hiện sự khoác


lác khi lời nói của hắn được chứng minh bằng ” tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như
tiếng mướp đập vào nhau”, cịn Đăm Săn đã dập tắt khí nhuệ của hắn bằng sức
mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương
Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh… nghiêng ngả”. Lần múa khiên thứ hai
của cháng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt lên Mtao Mxây.
Sức mạnh của Đăm Săn có được cịn nhờ sự trợ lực của người vợ H Nhị khi nàng
ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực chàng tăng lên gấp bội.
Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về
chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý.
Đồng thời, chàng cịn được sự trợ giúp của ơng Trời. Người anh hùng sử thi ln
có mối wan hệ với lực lượng siêu nhinê. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giap của
Mtao Mxây. Khi khơng cịn giáp sát, hắn thật thảm hại và hèn nhát . Đăm Săn kết
liễu kẻ thù trong sự cầu xin 1 cách nhục nhã của Mtao Mxây. Địi lại danh dự,
giành lại được vợ, chính nghĩa đã thuộc về Đăm Săn. Chiến thằng được tôn vinh
cùng việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dan làng, tơi tớ của Mtao Mxây.
Hình ảnh trong sử thi đc mơ tả với quy mơ hồnh tráng: mọi người tình nguyện
theo Đăm Săn đơng như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối.
Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiên núm, chiêng bằng – của cải trở thành
biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Chính vì thế, để xứng đáng với chiến cơng cũng phải có 1 tiệc mừng chiến thắng
thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu như 1, bởi chàng đem
lại niềm vinh quang chiến thắng hào phóng cũng là để tơn vinh xứng đáng : ” Hãy

đi lấy rượu bắt trâu! … Rượu bảy ché, trâu 7 con … ko còn ai bì kịp.”. Nổi bật giữa
đám đơng hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn – tù trưởng hùng
mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong khơng khí n bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy
vẫn nổi bật từ ngoại hình cho đến hành động : mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống …
khơng bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngơn ngữ phóng đại của sử thi so sánh
chàng ngang sức manh thần linh: “Oai linh đến tận thần núi phía Đơng, đến tận
thần núi phía Tây”. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến cơng này đc mơ tả phóng đại và
như 1 điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng
đồng: “Và người ta bàn tán khơng ngừng… trong lịng mẹ”. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể
xuất hiện trong sử thi người anh hùng, chỉ có ngơn ngữ sử thi mới đem lại những
vẻ đẹp độc đáo đến như thế.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây theo
sử thi Đăm Săn.
1. Mở bài:
- Tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có.


- Hắn cho tay sai lén cướp Hơ Nhị, vợ Đăm Săn mang về nhà.
2. Thân bài:
• Diễn biến trận đánh cùa Đăm Săn.
- Nghe tin, Đăm Săn giắt dao vào lưng, đến nhà Mtao Mxây.
- Đăm Săn thách đấu, Mtao Mxây không dám xuống. Đăm Săn ép hắn phải ra mặt.
....................................

TIẾT 4 -5- 6
NHỮNG KIẾN THỨC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được cách đọc hiểu những nội dung chính và các thông tin quan trọng trong văn
bản

- Có ý thức và khả năng tiếp thu kiến thức, vận dụng làm các bài tập thực hành.
A. Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản:
I. Các biện pháp tu từ ngữ âm:
1. Hài thanh:

Chào bạn! Mình có
- Đề cương lớp 10, đề cương ơn 11, 12 (GV dùng làm bài soạn ôn cho HS) ,
- giáo án ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12
- giáo án 5 hoạt động LỚP 10, 11 , 12 tài liệu ôn HSG, Bạn nào cần có thể liên hệ nhé (tài liệu có tính
chút phí café pin thơi nhé)
Gmail:
Xin lỗi nếu làm phiền!

/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×