Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi
0912893521.
Bạn nào khơng có thời gian soạn hãy liên hệ với mình.
***************************************************************
Chuyên đề 1.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
PHÁT HIỆN VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG ĐOẠNVĂN ĐOẠN THƠ.
A Mục Tiêu.
1. Kiến thức: Giúp học sinh phát hiện và cảm nhận được biện pháp nghệ thuật và nội
dung thể hiện trong đoạn văn đoạn thơ
2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phát hiện và phân tích biện tu từ trong đoạn văn đoạn
thơ
3Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- SGK, SGV, Sách bồi dưỡng Ngữ văn,Những bài làm văn mẫu , bình giảng
C. Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ:Kiểm tra tài liệu học tập của HS theo sự hướng dẫn của GV
3 Bài mới.
A. Ôn lý thuyết.
GV cho HS nhắc lại các biện pháp tu từ đã học ?
1. So sánh:
- Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.
* Cấu tạo của phép so sánh. So sánh 4 yếu tố:
Ta có sơ đồ sau :
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A
(Sự vật được Phương diện
so sánh)
so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng để làm
chuẩn so sánh)
Mặt trời
Trẻ em
như
như
hòn lửa
búp trên cành
xuống biển
+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt
+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh
chìm vì phương diện so sánh (cịn gọi là mặt so sánh) khơng lộ ra do đó sự liên tưởng
rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
* Các kiểu so sánh
a. So sánh ngang bằng
b. So sánh hơn kém
* Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều
lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình
dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
2. Ẩn dụ:
- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương
đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời Bác có sự
tương đồng về công lao giá trị.
* Các kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật
B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
*Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh , mang tính hàm súc. Sức mạnh
của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức
diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một
ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý
mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và
hàm súc, lơi cuốn người đọc người nghe.
3. Nhân hóa :
- Nhân hố là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng
những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây
cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm
của con người.
* Các kiểu nhân hoá
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt
động, tính chất sự vật.
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
* Tác dụng của phép nhân hoá
- Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho
thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
4. Hoán dụ:
- Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối
quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Các kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để gọi tồn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: làng xóm chỉ nơng dân
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân
+ Lấy cái cụ thể để gọi c trừu tượng: Mồ hơi để chỉ sự vất vả
5. Nói giảm, nói tránh
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau
buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự
6. Điệp ngữ:
- Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm
điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Gợi ý:
Nhân hóa: Thuyền im- bến mỏi- nằm
Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên
bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua
bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.
2.
Đề 1: Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
Gợi ý: Điệp một từ: leo, cành, con kiến
Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào.
3 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ
thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b, Cịn trời cịn nước cịn non
Cịn cơ bán rượu anh còn say sưa
( Ca dao)
* Thực hành giải đề thi HSG:
Câu 1: (4 điểm)
Cho đoạn văn sau, hãy phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong việc miêu
tả và thể hiện cảm xúc của tác giả:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa.
Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc
vườn ơng Tun. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.
Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay
đi.
( Lao xao- Duy Khán)
Hướng dẫn
- Bức tranh thiên nhiên làng quê chớm hè được tác giả miêu tả bằng biện pháp
tu từ:
+ So sánh: hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín.(0.5 điểm)
+ Nhân hóa: Ong bướm đánh lộn nhau, bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao, rủ nhau
bay đi (1điểm)
+ Hoán dụ: cả làng thơm.(0.5 điểm)
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên sinh động, giàu sức sống, gần gũi thân thương
với con người (2 điểm)
Cách trình bày: viết thành đoạn văn.
Đoạn văn trên trích từ văn bản Lao Xao của Duy Khán. Trong đoạn văn tác giả
sử dụng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả bức tranh thiên nhiên làng quê chớm hè đó
là biện pháp so sánh, nhân hóa, hốn dụ
So sánh: hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín.(0.5 điểm)
Nhân hóa: Ong bướm đánh lộn nhau, bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao, rủ nhau bay đi
(1điểm)
Hoán dụ: cả làng thơm.(0.5 điểm)
Với ba biện pháp tu từ ấy tác giả đã tái hiện bức tranh thiên nhiên hiện lên sinh động,
giàu sức sống, gần gũi thân thương với con người (2 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong
đoạn thơ sau:
“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng
và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Khánh Chi, “Biển”)
Yêu cầu cụ thể:
Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá: (0,5 điểm)
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.(0,25 đểm)
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.(0,25
điểm)
Ý 2: Nêu được tác dụng: (1,5 điểm)
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác
nhau.(0,5 điểm)
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì
to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ
thương, đáng yêu như trẻ con.(0,5 điểm)
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu
sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển
GV yêu cầu học sinh nhớ các ý trên
Trình bày trước lớp.
Câu 3: (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh,
xe em tíu tít nhận hàng v ề và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Yêu cầu cụ thể:
-Ý 1: Xác định được các phép nhân hố: đơng vui, tàu mẹ, tàu con,
xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
-Ý 2: Nêu được tác dụng: Làm cho việc miêu tả bến cảng trở nên sống động, nhộn
nhịp hơn.
C. Bài tập về nhà.
1. Đọc thuộc đề, đáp án viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Nắm nội dung các bài tập đã làm.
***************************************************************
Trân trọng cảm ơn các bạn đã đồng hành với mình trong thời gian qua. Trước đây mình
dùng số mobi nhưng nay đổi lại số này.