Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

sang kien kinh nghiem mon tin thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.58 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

MỤC LỤC
KẾT HỢP NHÓM HỌC SINH HỖ TRỢ GIÚP HỌC SINH KHỐI 8 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP TRONG GIỜ THỰC HÀNH
I.

Đặt vấn đề......................................................................................................................................1

II.

Giải quyết vấn đề.......................................................................................................................1

1.

Cơ sở lý luận..............................................................................................................................1

2.

Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................................1

3.

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề......................................................................4
3.1 Tuyển chọn...........................................................................................................................4
3.2 Bồi dưỡng.............................................................................................................................4
3.2.1 Tải, cài đặt các phiên bản phần mềm Free Pascal,Turbo Pascal, Borland Pascal.....5
3.2.2 Sử dụng các phím tắt chức năng trong phần mềm Pascal.........................................5
3.2.3 Những lỗi và cách khắc phục trong Pascal.................................................................5
3.2.4 Hướng dẫn chạy từng dòng lệnh.................................................................................7


3.2.5 Bồi dưỡng nâng cao..........................................................................................................20
3.3 Hoạt động...................................................................................................................................21
3.4 Báo cáo.......................................................................................................................................21

4.

Kết quả đạt được..............................................................................................................................22

5.

Hướng phát triển..............................................................................................................................23

III.

Kết luận.............................................................................................................................................24

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 0


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

KẾT HỢP NHÓM HỌC SINH HỖ TRỢ GIÚP HỌC SINH KHỐI 8 NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRONG GIỜ THỰC HÀNH
I.

Đặt vấn đề


Ngày nay trong giáo dục nói chung và việc học nói riêng việc học lý thuyết
và thực hành là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. Việc thực hành giúp người
học hiểu sâu, mở rộng, ghi nhớ bài học một cách chủ động và vững chắc nhờ vào
khả năng tiếp cận thực tế qua đó người học có khả năng vận dụng các tri thức đã
học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Bên cạnh đó, việc thực hành
giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng
như nề nếp làm việc khoa học, từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân
cách và quyết định chất lượng học tập của người học. Đặc biệt, với môn Tin học,
đặc thù người học phải trực tiếp học với máy tính mới giúp họ đạt được kiến thức
như mong muốn. Tuy nhiên, với học sinh THCS việc áp dụng kiến thức lý thuyết
vào thực tế trên máy tính vẫn cịn rất hạn chế. Các em vẫn thường quen học với sự
giúp đỡ của giáo viên. Thiếu giáo viên, các em thường lúng túng và không tự tin để
tiếp tục theo đuổi vấn đề các đang tìm hiểu. Đây có lẽ khơng phải là vấn đề của
học sinh THCS nhưng còn là vấn đề của học sinh Việt Nam nói chung. Chính vì ý
thức việc thực hành quan trọng trong việc học và đặc biệt là trong việc học môn
Tin học, bản thân tơi đã cố gắng xây dựng nhóm học sinh hỗ trợ thực hành nhằm
giúp học sinh lớp 8 học tốt môn Tin học.
II.

Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận

Việc thực hành từ xưa đến nay đều được đánh giá là vô cùng quan trọng
trong việc lĩnh hội và mở rộng tri thức. Nhân dân lao động từ xưa đã nhận thức
rằng: “ trăm hay không bằng tay quen” để nhấn mạnh yếu tố thực hành là điều
không thể thiếu trong lao động cũng như học tập. Bác Hồ cũng đã từng phát biểu:
“Học phải đi đôi với hành. Học mà khơng hành thì vơ ích”. Với những nhận định
trên cho thấy lý thuyết và thực hành và hai mặt của một vấn đề, không thể đề cao
cái này mà bỏ cái kia. Một khi người học đã tìm hiểu lý thuyết thì họ phải cần áp
dụng những kiến thức đó vào thực tế. Từ thực tế đó những kiến thức đã học sẽ

được mở rộng và được khắc sâu hơn trong tâm trí người học.
2. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay Tin học là môn học đặc biệt của thời kì phát triển và kiến thức đặc
thù về thực hành. Kiến thức của mơn Tin học chủ yếu tìm hiểu về máy tính và
những phần mềm được ứng dụng trên máy tính. Như vây khơng gian chủ yếu để
người học tìm hiểu kiến thức mới, mở rộng tri thức, áp dụng kiến thức vào thực tế
chính là máy tính và mơi trường thực hành. Trong phân phối chương trình Tin học
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 1


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

lớp 8, phần kiến thức trong tâm là sử dụng phần mềm Pascal để tìm hiểu ngơn ngữ
lập trình Pascal qua các chương trình cụ thể. Để tìm hiểu phần kiến thức trên, Sách
giáo khoa đã phân bố những tiết học lý thuyết và những tiết thực hành đan xen với
nhau nhằm giúp học sinh lĩnh hội tốt nhất ở chương trình này.
Tuy nhiên, sau nhiều năm công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh vẫn
còn lĩnh hội chưa hết những kiến thức cần đạt được theo như Sách giáo khoa mong
đợi với một giáo viên đứng lớp và cơ sở vật chất hiện có được cung cấp cho học
sinh trong một tiết thực hành. Nói cách khác, đối với học sinh lớp 8, trong những
tiết thực hành Pascal các em vẫn cịn khó khăn nhất định.
Khó khăn thứ nhất có thể kể đến là sự tiếp cận rất khác của phần mềm
Pascal so xu hướng chung sử dụng máy tính hiện nay. Ở lớp 6, học sinh được học
hệ điều hành Windows. Đây là một hệ điều hành trực quan và dễ sử dụng, đặc biệt
là trong vấn đề quản lý dữ liệu. Sau đó, các em lại tiếp tục học phần mềm Word và
Excel. Hai phần mềm này cũng rất trực quan và gần gũi với hệ điều hành
Windows. Trong khi đó, phần mềm Pascal lại xây dựng để chạy trên hệ điều hành

Dos. Chính vì vậy, giao diện và cách sử dụng rất khác với gì các em được học. Khó
khăn này một phần làm giảm tham thích mơn học nơi học sinh
Khó khăn thứ hai có thể là ngơn ngữ sử dụng của phần mềm. Pascal sử dụng
tiếng Anh làm ngơn ngữ chính. Các em phải viết các câu lệnh, sữa lỗi và sử dụng
các chức năng của chương trình đều bằng tiếng Anh. Ở trường học, các em cũng
được học tiếng Anh, nhưng đa phần khả năng của các em cũng còn hạn chế và rất
ngại phải sử dụng tiếng Anh. Như vậy, khi tiếng cận với Pascal, các em vừa phải
tập theo lối tư duy mới vừa phải sử dụng tiếng Anh, đa phần các đã cảm thấy bối
rối và khó khăn.
Bên cạnh hai khó trên, những phương án tổ chức tiết thực hành cũng góp
phần tạo ra khó khăn cho các em. Khi tổ chức tiết thực hành, giáo viên xây dựng
tiết học theo trình tự nhất định nhằm giúp cho em hiểu thuật toán và thực hiện các
bài tập trên máy tính. Trong một lớp học có trên 30 học sinh, một giáo viên để đảm
bảo cho tất cả hoặc phần lớn học sinh theo kịp tiến trình của tiết học thật khơng dễ
dàng. Như vậy, đâu đó trong những tiết học như thế vẫn có những lỗ hỏng và nó sẽ
tạo ra những khó khăn cho học sinh.
Như vậy, với những khó khăn trên vơ hình chung tạo nên những cản trở cho
học sinh có thể khiến học khó đạt được những kết quả tốt nhất trong một tiết thực
hành. Cụ thể trong học kì 1, năm học 2018 – 2019 khi quan sát điểm kiểm tra 1
tiết lý thuyết và thực hành của lớp, tơi nhận thấy hầu như học sinh đều có điểm
kiểm tra 1 tiết lý thuyết cao hơn điểm kiểm tra thực hành trên máy tính.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 2


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành


Bảng điểm kiểm tra 1 tiết thực hành và lý thuyết – Lớp 8A3 – Học kì 1,
Năm học 2018 – 2019
Bảng so sách chênh lệnh giữa điểm kiểm tra 1 tiết lý thuyết và thực hành
Điểm chênh lệnh
( lý thuyết - thực hành)
Tần số

-0.5

0

0.5

1.0

1.5

2

2.5

2

4

8

1

6


7

3

Bảng thống kê điểm lý thuyết và thực hành cho thấy điểm thực hành thấp
hơn hẳn so với điểm lý thuyết. Có tổng số 25/32 học sinh sinh có điểm thực hành
thấp hơn điểm lý thuyết chiếm 78 %. Bên cạnh đó, có 10/32 em có điểm thực hành
thấp hơn điểm lý thuyết từ 2 – 2.5 điểm. Tiếp tục quan sát các lớp 8 cịn lại trong
khố 8 đều có kết quả tương tự. Với bảng điểm trên có thể nhận xét việc áp dụng
kiến thức lý thuyết vào thực hành của học sinh chưa đồng bộ hoặc việc thực hành
của các em chưa đạt kết quả như mong đợi.
Chính vì vậy, bản thân tơi đã nhận thức rằng phải tìm cách tháo cởi bớt
những khó khăn để học sinh có thể thực hành tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng
môn học. Khi suy xét, tơi thấy rằng khó khăn thứ nhất và thứ hai là điều tất yếu mà
tất cả học sinh phải đối mặt. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi học sinh mà
các em có những khó khăn khác nhau hoặc thuận lợi khi tiếp xúc với ngơn ngữ
Pascal. Như vậy khó khăn thứ ba, việc tổ chức giờ thực hành, chính là nút thắc cần
tháo cởi. Một khi khó khăn thứ ba được giải quyết cũng có thể giải quyết được
phần nào khó khăn thứ nhất và thứ hai. Như vậy để giải quyết khó khăn thứ ba, tôi
đã thực hiện giải pháp xây dựng nhóm học sinh hỗ trợ giờ thực hành dành cho học
sinh khối 8. Trong giờ thực hành, nhóm học sinh này đóng vai trị như những trợ
giảng. Các em sẽ giúp hỗ trợ tôi giúp các bạn học sinh yếu hơn trong việc sữa lỗi,
chạy chương trình và giải quyết các khó khăn phát sinh để theo kịp tiến trình trong
giờ thực hành.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trong các giờ thực hành tôi xây dựng cho mình nhóm các học sinh để hỗ
trợ nhằm mục đích là tất cả hoặc phần lớn học sinh đạt được những kiến thức tốt
nhất.Để xây dựng và tổ chức hoạt động cho nhóm học sinh hỗ trợ thực hành tôi đã
thực hiện những công việc cụ thể sau:

3.1 Tuyển chọn
Trong quá trình giảng dạy, ở giai đoạn lớp 7, tôi để ý phát hiện và chọn lựa
những học sinh u thích và có năng lực trong mơn Tin học. Ngoài năng lực trong
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 3


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

mơn Tin học, các em cịn là những học sinh siêng năng và được nhiều học sinh yêu
mến và tôn trọng. Mỗi lớp tôi chọn 04 em. Mỗi em sẽ hỗ trợ cho một tổ. Ngoài
việc tuyển chọn các em cho mục đích hỗ trợ giờ thực hành, các em cũng được chọn
là đội tuyển Tin học của trường. Từ đội tuyển này tôi lọc lựa để chọn những học
sinh xuất sắc nhất để tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, Tin học trẻ.
3.2 Bồi dưỡng
Để có thể giúp đỡ các bạn cùng lớp, các em được hướng dẫn một số kiến
thức cơ bản nhằm giúp tôi giải quyết một số vấn đề phát sinh trong giờ thực hành.
Bắt đầu ngay từ đầu năm học, vào 04 buổi chiều thứ 5, thứ 7 của 2 tuần đầu
tiên, các em được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản sau:
3.2.1 Tải, cài đặt các phiên bản phần mềm Free Pascal
Các máy tính của trường có đầy đủ các phiên bản khác nhau của phần mềm
Pascal vì vậy cần khuyến khích các em cài đặt tất cả các phiên bản này để giúp đỡ
các bạn khác.
3.2.2 Sử dụng các phím tắt chức năng trong phần mềm Pascal
- F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
- F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
- Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.
- Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.

- F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
- Alt-X: Thốt khỏi Turbo Pascal.
- Alt-<Số thứ tự của file đang mở>: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang
mở.
- F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.
- Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.
- Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.
- End: Đưa con trỏ về cuối dòng.
- Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.
- Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.
- Del: Xố ký tự ngay tại vị trí con trỏ.
- Back Space (<-): Xóa ký tự bên trái con trỏ.
- Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.
- Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.
Ctrl-Y: Xóa dịng tại vị trí con trỏ.
- Shift + Del: Cắt
- Ctrl + Ins: Sao chép
- Shift + Ins: Dán
3.2.3 Những lỗi cơ bản và cách khắc phục trong Pascal
- Lỗi 1. Identifier expected: Biến khai báo chưa được sử dụng
Khắc phục: Cần khai báo biến
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 4


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

- Lỗi 2. Unknown identifier: định danh chưa được khai báo.

Khắc phục: Cần khai báo biến này ở đầu chương trình
- Lỗi 3. Duplicate identifier: Định danh được khai báo 2 lần trở lên
Khắc phục: Khai biến hai biến trùng tên, cần sữa lại hoặc xóa bớt một biến
- Lỗi 4. Syntax error: Lỗi cú pháp.
Khắc phục: kiểm tra lại cú pháp của câu lệnh
- Lỗi 5. Error in real constant: Viết sai hằng thực
Khắc phục: Sửa lại hằng mang giá trị thực
- Lỗi 6. Error in integer constant: Viết sai hằng nguyên
Khắc phục: Sửa lại hằng mang giá trị nguyên
- Lỗi 7. String constant exceeds line: giá trị của xâu ký tự quá dài
Khắc phục: Xem lại có thiếu dấu đóng/mở (dấu nháy đơn) hằng văn bản
không
- Lỗi 8. Unexpected end of file: Cần gặp dấu kết tệp.
Khắc phục: Kiểm tra cặp “Begin” và “end.”
- Lỗi 9. Line too long: Dịng q dài.
Khắc phục: Khơng nên viết các dòng dài quá 60 ký tự.
- Lỗi 10. Type identifier expected: Cần có định danh kiểu.
Khắc phục: Kiểm tra kiểu dữ liệu của các biến
- Lỗi 11. TYPE mismatch: Kiểu khơng tương thích.
Khắc phục: kiểm tra lại dữ liệu gán vào cho biến có đúng với kiểu dữ liệu
của biến đó khơng
- Lỗi 12. Constant expected: Cần một hằng.
Khắc phục: kiểm tra hoặc nhập vào hằng phù hợp
- Lỗi 13. BEGIN expected: Thiếu BEGIN
Khắc phục: Kiểm tra lại xem có thiếu Begin khơng
- Lỗi 14. END expected: Thiếu END
Khắc phục: Kiểm tra lại xem có thiếu End không
- Lỗi 15 Integer expression expexted: Cần biểu thức nguyên.
- Lỗi 16. Boolean expression expected: Cần biểu thức kiểuBOOLEAN
Khắc phục: cần khai báo một biểu thực luận lý

- Lỗi 17. Operand types do not match operator: Kiểu tốn hạng khơng
phù hợp với toán tử.
Khắc phục: Cần kiểm tra lại phép toán mà biến đang sử dụng
- Lỗi 18. Error in expression: Biểu thức sai.
Thường gặp trường hợp sử dụng ký tự lạ hoặc quên viết dấu phép toán
trong biểu thức
- Lỗi 19. Do expected: Thiếu Do trong các cấu trúc For hoặc While hoặc
With.
Khắc phục: kiểm tra và thêm Do vào đúng vị trí
- Lỗi 20. OF expected: Thiếu OF trong TYPE, CASE, FILE, SET, ARRAY.
Khắc phục: kiểm tra và thêm OF vào đúng vị trí
- Lỗi 21. THEN expected: Thiếu THEN trong IF.
Khắc phục: kiểm tra và thêm THEN vào đúng vị trí
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 5


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

- Lỗi 22. TO or DOWN TO expected: Thiếu TO hoặc DOWNTO trong
FOR.
Khắc phục: Kiểm tra và thêm To hoặc Down to vào đúng vị trí
- Lỗi 23. Unit expected: Cần có từ khố UNIT.
Khắc phục: Kiểm tra lại xem có thiếu Begin khơng
Lưu ý: Lỗi trong Pascal rất nhiều, sau đây là một vài từ khóa cần ghi nhớ tơi lưu ý
để học sinh có thể sửa khi gặp những lỗi mà các em chưa được hướng dẫn.
- Expected: Nghĩa là “mong chờ” hoặc “cần” như vậy câu lệnh thiếu một
thành phần nào đó cần bổ sung. Ví dụ: End expected nghĩa là cần bổ sung từ

“end”.
- Error: Lỗi
- String: Số nguyên
- Integer: Số nguyên
- Real: Số thực
- Type: Kiểu dữ liệu. Ví dụ 3.5 thuộc kiểu số thực (real)
- Match: Phù hợp
- Mismatch: Không phù hợp. Ví dụ khơng thể gán giá trị số thực (real) cho
một biến được khai báo với kiểu nguyên (integer)
- Syntax: Cú pháp. Cú pháp nghĩa là một câu lệnh được viết theo đúng qui
định của ngôn ngữ Pascal. Ví dụ gán giá trị 1000 cho biến Tong ta phải ghi
“Tong:=1000;”
- Identifier: Khai báo (khai báo biến), định danh.
- Constant: Hằng
- Variable(var): Biến
- Duplicate: Lặp lại, hai lần. Ví dụ một biến chỉ cần khai báo một lần, nhưng
nếu khai báo hai lần khi xuất hiện thông báo lỗi Duplicate.
- Unknown: Khơng biết. Ví dụ ở thân chương trình ta dùng một biến tên Tong
mà chúng ta chưa khai báo biến này ở phần khai báo thì sẽ xuất hiện lỗi
Unknown.
3.2.4 Hướng dẫn chạy từng dòng lệnh
“Chạy từng dòng lệnh” là việc xử lý từng dịng lệnh và thơng báo kết quả
của từng biến mà người lập trình muốn theo dõi ở từng dịng lệnh mà chương
trình đang xử lý.
Việc chạy từng dịng lệnh sẽ cho biết chương trình đang thực xử lý câu lệnh
nào và giá trị của các biến có trong chương trình hiện thời là bao nhiêu và sẽ thay
đổi như thế nào ở câu lệnh kế tiếp.
Việc chạy từng dịng lệnh được tơi tiến hành theo hai cách. Cách thứ nhất
là chạy từng dòng lệnh “bằng tay”. Việc chạy bằng tay này điều cần thiết để giúp


GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 6


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

người mới học lập trình nắm vững kiến thức, nên đối với học sinh lớp 8 là việc tất
yếu phải có. Sau đây tơi sẽ mơ tả cách chạy từng dòng lệnh “bằng tay”.
Chạy từng dòng lệnh “bằng tay”
Trong việc chạy từng dòng lệnh “bằng tay”, tôi thường thực hiện bằng máy
chiếu, hoặc dùng máy chiếu kết hợp với bảng. Tơi sẽ trình bày phần code của
chương trình và phần mơ tả kết quả của các dịng lệnh cùng với nhau để học sinh
tiện theo dõi.
Tơi chia bảng làm 3 phần: Phần code chương trình, Giá trị của các biến và
kết quả xuất ra màn hình.
Ở phần code, dòng highlight sẽ đánh dấu để cho học sinh biết dịng lệnh
đang được chương trình xử lý.
Ở phần xem giá trị các biến, tôi sẽ thông báo giá trị của các biến (nếu có) ở
dịng lệnh đang thực thi.
Ở phần màn hình kết quả, tơi sẽ thơng báo thơng tin xuất ra màn hình (nếu
có).
Ví dụ với bài tốn tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, tơi thường trình bày
theo cáchsau:
Với bài tốn này, cặp biến học sinh cần theo dõi giá trị là i và s.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 7



Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Code chương trình

Program tinh_tong;

Giá trị của các

Kết quả xuất ra màn

biến

hình

i

s

Var n, s, i: integer;
Begin
Write(‘Nhap so n =’);
Readln(n);
s:=0;
For i:=1 to n do
s:=s+i;
writeln(‘Tong cua’,n,
‘so tu nhien dau tien =’,s);

Readln
End.

Tiếp tục t

Tôi sẽ cùng các học sinh chạy từng dịng lệnh. Hình bên

dưới cho thấy dịng lệnh {Write(‘Nhap so n =’); Readln(n);}đang được
chương trình thực hiện. Như vậy ở phần bảng kết quả xuất ra màn hình sẽ
hiện dòng chữ : Nhap so n = , và học sinh có thể nhập số tuỳ ý vào. Trong ví
dụ này tôi nhập số 5.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 8


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Code chương trình

Giá trị của các

Kết quả xuất ra màn

biến

hình


Program tinh_tong;
Var n, s, i: integer;
Begin

i

s

Nhap so n = 5

Write(‘Nhap so n =’);
Readln(n);
s:=0;
For i:=1 to n do
s:=s+i;
writeln(‘Tong cua’,n, ‘so
tu
nhien dau tien =’, s );
Readln
End.

Tôi và học sinh tiếp tục chạy những dòng lệnh kế tiếp theo thuật toán và
điền giá trị các biến vào bảng giá trị của biến.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 9


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng

học tập trong giờ thực hành

Code chương trình

Program tinh_tong;
Var n, s, i: integer;
Begin
Write(‘Nhap so n =’);
Readln(n);
s:=0;

Giá trị của các

Kết quả xuất ra màn

biến

hình

I

s

0

0

1

1


2

3

3

6

Nhap so n = 5

For i:=1 to n do
s:=s+i;
writeln(‘Tong cua’,n, ‘so
tu
nhien dau tien =’, s );
Readln
End.

Việc chạy từng dòng lệnh sẽ kết thúc ở dòng lệnh cuối cùng.
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 10


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Code chương trình


Giá trị của các

Kết quả xuất ra màn

biến

hình

Program tinh_tong;

i
0
1
2
3
4
5

Var n, s, i: integer;
Begin
Write(‘Nhap so n =’);
Readln(n);

s
0
1
3
6
10
15


Nhap so n = 5
Tong cua 5 so tu nhien
dau tien = 15

s:=0;
For i:=1 to n do
s:=s+i;
writeln(‘Tong cua’,n, ‘so
tu nhien dau tien =’, s );
Readln
End.

Hoạt động này sẽ được tôi thực hiện từ đầu cho đến khi kết thúc. Trong q
trình chạy từng dịng lệnh này, tơi sẽ gọi nhiều học sinh tham gia vào việc này bằng
cách cho các em báo cáo: dòng lệnh nào sẽ được máy xử lý tiếp theo, giá trị của
các biến hoặc kết quả xuất ra màn hình.
Như vậy với cách chạy từng dòng lệnh “bằng tay” học sinh nắm được tuần
tự các câu lệnh sẽ được thực hiện như thế nào. Bên cánh đó các em cũng theo dõi
được giá trị các biến sẽ thay đổi ra sao, và những gì xuất ra màn hình thực thi khi
tơi chạy từng dịng lệnh.



Chạy từng dòng trong phần mềm Pascal

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 11



Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Bên cạnh việc chạy từng dòng lệnh bằng tay như trên, tôi kết hợp việc
chạy từng dòng lệnh trong Pascal. Việc chạy bằng dòng lệnh sau đây được
thực hiện trong phòng máy đối với những bài thực hành.
Với tất cả các bài thực hành, sau khi đã chạy từng dịng lệnh bằng tay, tơi
sẽ cho học sinh gõ đoạn code của bài tập vào máy tính. Tiếp đó các học sinh
sẽ thực hiện việc chạy từng dịng lệnh trong Pascal để xem tiến trình thực hiện
các dòng lệnh và giá trị của các biến.
Với một bài thực hành, tôi sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện tiến trình
chạy từng dịng lệnh trong pascal như sau:
Cũng giống với chạy từng dòng lệnh bằng tay, việc chạy từng dịng
lệnh trong Pascal, tơi cũng sẽ cho học sinh theo dõi cửa sổ soạn thảo code,
cửa sổ Watches để xem giá trị các biến, và cửa sổ User Screen để xem kết quả
xuất ra màn hình.
Đầu tiên học sinh cần gõ đoạn code chương trình vào màn hình soạn
thảo. Tơi tiếp tục lấy ví dụ về bài tốn tính tổng N số tự nhiên đầu tiên.
Sau khi hoàn tất phần soạn thảo, học sinh tiến hành biên dịch chương trình.
Sau khi biên dịch thành công, các em sẽ vào menu Debug, vào mục Add

Watch để nhập những biến cần theo dõigiá trị.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 12


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng

học tập trong giờ thực hành

Khi xuất hiện hộp thoại, học sinh sẽ gõ tên biến cần theo dõi kết quả. Trong
bài tập này, học sinh sẽ theo dõi 2 biến i và s. Như vậy học sinh sẽ gõ biến i vào và
bấm OK. Tương tư như vậy với biến s.

Sau khi nhập hai biến i và s, học sinh tiếp tục vào menu Debug,
chọnWatches là nơi sẽ xuất hiện sự thay đổi giá trị của 2 biến này trong suốt q
trình chạy từng dịng lệnh.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 13


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Sau khi vào cửa sổ Watches, học sinh sẽ thấy hai biến i và s với giá trị
Unknow value vì chương trình chưa chạy.
Bước tiếp theo, học sinh tiếp tục vào menu Debug, chọn Output để mở cửa
sổ User Screen là nơi xem kết quả xuất ra màn hình của chương trình.

Như vậy trên màn hình Pascal lúc này đã có cửa sổ soạn thảo code chương
trình, cửa sổ theo dõi giá trị các biến (Watches) và cửa sổ xem kết quả xuất ra màn
hình (User Screen) xuất hiện cùng lúc như hình bên dưới.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 14



Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Bước kế tiếp, học sinh sẽ tiến hành chạy từng dòng lệnh và theo dõi giá trị các
biến sẽ thay đổi như thế nào và những gì sẽ hiện thị trên màn hình thực thi. Học
sinh sẽ vào menu Run, chọnTrace into hoặc nhấn phím F7.
Sau khi nhấn phím F7, trên cửa sổ soạn thảo code sẽ xuất hiện một dòng
highlight màu xanh. Dòng highlight màu xanh cho biết chương trình sẽ chạy câu
lệnh này. Trong bài tập này, dòng highlight màu xanh xuất hiện câu lệnh Begin. Để
chạy câu lệnh tiếp theo, học sinh nhấn tiếp phím F7. Khi nhấn F7 chương trình sẽ
chuyển đến câu lệnh kế tiếp theo thứ tự tuỳ vào thuật toán đã xây dựng.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 15


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Trong ví dụ này, khi dịng màu xanh chuyển đến dòng lệnh {Write (‘Nhap
so n =’); readln(n); }, trên của User Screen sẽ xuất hiện dòng : Nhap so n =, và
học sinh sẽ nhập một số tự nhiên đầu tiên tuỳ ý. Hình bên dưới cho thấy học sinh
nhập số 5.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 16



Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Học sinh tiếp tục nhấn phím F7 để chương trình chạy câu lệnh tiếp theo.
Sau khi thực hiện các câu lệnh tiếp theo học sinh sẽ nhận thấy sự thay đổi của các
biến ở cửa sổ Watches. Hình bên dưới cho thấy biến i và s đã thay đổi sau khi thực
hiện một số câu lệnh.

Học sinh tiếp tục nhấn phím F7 để theo dõi trật tự chương trình chạy các câu
lệnh, giá trị thay đổi của các biến và kết quả ở màn hình thực thi cho đến khi kết
thúc chương trình.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 17


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Tương tự như cách chạy từng dòng lệnh “bằng tay”, việc chạy từng dòng
lệnh trong Pascal sẽ học sinh nắm được tuần tự các câu lệnh sẽ được, theo dõi
được sự thay đổi của các biến ở từng câu lệnh và những gì xuất ra màn hình thực
thi qua việc lần lượt nhấn phím F7.
Như vậy với hai cách chạy từng dòng lệnh ở trên, học sinh sẽ nắm được kỹ
càng thuật tốn. Trong ví dụ tính tổng N số tự nhiên đầu tiên, có câu lệnh { For
i:=1 to n do s:=s+i;} thường xuyên được lặp đi lặp lại. Điều quan trọng ở đây là
học sinh phải nắm được câu lệnh này được thực hiện bao nhiêu lần và khi nào

chương trình sẽ kết thúc câu lệnh này và chuyển sang câu lệnh tiếp theo. Với hai
cách chạy từng dòng lệnh nêu trên học sinh dễ dàng giải quyết việc này. Tất nhiên
phương pháp này sẽ hữu ích hơn đối với những bài có nhiều vòng lặp lồng ghép
nhau và những bài đòi hỏi suy tư cao hơn.
3.2.5 Bồi dưỡng nâng cao
Vào mỗi buổi chiều thứ 7, các em học sinh trong nhóm hỗ trợ sẽ cùng nhau
ôn luyện giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp huyện và Tin học
trẻ.

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 18


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

3.3 Hoạt động
Nhóm học sinh hỗ trợ thực hành sẽ bắt đầu vào lớp 5 phút trước giờ thực
hành. Các em sẽ khởi động và kiểm tra máy của tổ mình, khởi động phần mềm
Pascal.
Trong tiết thực hành, nhóm học sinh sẽ làm việc sau khi tất cả lớp được
hướng dẫn bài tập và bắt đầu thực hiện trên máy tính. Mỗi em sẽ hỗ trợ một tổ.
Trong q trình thực hành nếu có bất kì phát sinh gì nhóm học sinh này sẽ trực
tiếp hỗ trợ bạn mình. Hai vấn đề học sinh thực hành thường gặp phải là biên dịch
báo lỗi và kết quả chương trình khơng đúng. Với việc biên dịch sai học sinh hỗ
trợ sẽ dùng kiến thức về “Các lỗi cơ bản và cách khắc phục trong Pascal” ở mục
3.2.3 để giúp đỡ các bạn. Về phần kết quả sai các em sẽ sử dụng việc kiến thức
“ chạy từng dòng lệnh” để gỡ rối cho bạn mình. Những vấn đề vượt quá khả năng
các em giáo viên sẽ hỗ trợ. Những vấn đề học sinh gặp phải trong quá trình thực

hành thường là biên dịch không thành công do bị lỗi ở khâu soạn thảo.

Kết thúc giờ thực hành, các em sẽ kiểm tra các máy của tổ mình có tắt máy
theo qui định chưa, sau đó các em sẽ nộp lại phiếu báo cáo tiết thực hành của tổ
mình cho giáo viên. Phiếu báo cáo của các em có nội dung và hình thức như sau:
3.4 Báo cáo
Sau mỗi tiết thực hành, học sinh hỗ trợ sẽ gởi giáo viên một phiếu báo cáo.
Qua báo cáo này giáo viên sẽ có thêm cái nhìn tổng thể về hình hình thực hành
của lớp như thái độ học tập của học sinh, chất lượng của thiết bị dạy học. Qua đó,
giáo viên sẽ lưu ý những học sinh cần được hỗ trợ nhiều hơn về kiến thức cũng
như giáo dục thái độ hoc tập. Bên cạnh đó giáo cũng có thể báo cáo với quản lý
phịng máy về tình trạng của những máy chưa tốt cần sữa chữa để phục vụ học
sinh tốt hơn.
Phiếu báo cáo tiết thực hành của học sinh hỗ trợ sẽ giúp giáo viên biết rõ
hơn tình trạng máy, số bài tập hoàn thành, thái độ học tập của mỗi học sinh là
thành viên của các tổ. Như vậy qua ngoài việc quan sát và quản lý lớp theo cái
nhìn khách quan của tơi kết hợp với báo cáo của các em, tơi sẽ rút cho mình những
kinh nghiệm để tổ chức giờ thực hành tốt hơn hiệu quả hơn cho các em trong
những tiết sau.
4. Kết quả đạt được

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 19


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Với sự giúp của nhóm học sinh hỗ trợ thực hành, nhiều kết quả tích cực đã

mang đến cho học sinh khối 8, giáo viên và cả những học sinh trong nhóm hỗ trợ
thực hành.
Đối với học sinh khối 8, các em đã nhận được nhiều ích lợi từ sự hỗ trợ của
các bạn trong nhóm học sinh hỗ trợ thực hành. Các học sinh khối 8 đã giảm bớt sự
lúng túng, khó khăn khi tiếp cận và làm việc với một phần mềm mới như Pascal.
Các em đã nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác của các bạn thay vì chờ
giáo viên hướng dẫn. Với sự giúp đỡ này, các em đã đạt những kết quả tốt thể hiện
qua điểm kiểm tra thực hành so với những bạn cùng lớp ở năm học trước.
Bảng điểm kiểm tra 1 tiết thực hành và lý thuyết – Lớp 8A3 – Học kì 1,
Năm học 2019 – 2020

Bảng so sách chênh lệnh giữa điểm kiểm tra 1 tiết lý thuyết và thực hành
Điểm chênh lệnh
( thực hành – lý thuyết)
Tần số

-0.5

0

0.5

1.0

2

2

10


11

8

1

Bảng thống kế trên cho thấy gần như đã số học sinh có điểm thực hành bằng
và và và cao hơn điểm lý thuyết. Có 30/32 em có điểm thực hành bằng hoặc cao
hơn điểm lý thuyết chiếm 94%. Trong đó có 20 em có điểm thực hành cao hơn
điểm lý thuyết từ 0.5- 2.0 điểm chiếm 63%. Quan sát bảng điểm điểm các lớp cịn
lại cũng cho kết quả tương tự. Qua đó cho thấy việc áp dụng sự trợ giúp của nhóm
học hỗ trợ thực hành đã mang lại hiệu quả tích cực trong thực hành của học sinh
khối năm trong học kì 1 năm học 2019 -2020
Về phía các học sinh hỗ trợ thực hành, các em cũng nhận được rất nhiều ích
lợi cụ thể. Các em đã được những hướng dẫn tiếp cận cụ thể và ích lợi từ giáo viên.
Qua việc giúp đỡ các bạn cùng lớp, các em cũng đã học được rất nhiều qua các lỗi
và sửa lỗi cho các bạn. Các em cũng nhận thức được một sự thật là khi dạy người
khác lại là lúc học tốt nhất.
Qua nhóm học sinh hỗ trợ thực hành, giáo viên đã cũng có nhiều ích lợi
đáng kể. Giáo viên có nhiều thời gian tập trung, quan sát, bao quát lớp. Bản thân
tôi thấy với sự giúp đỡ của các em, tơi đã có nhiều thời gian tập trung vào những
học sinh yếu và có thể hướng dẫn các em nhiều hơn.
Nhóm học sinh hỗ trợ thực hành là lực lượng bổ sung trong đội tuyển Tin
học của trường. Với kiến thức được bồi dưỡng mỗi tuần với giáo án dành cho học
sinh giỏi các em đều là những học sinh có khả năng tham gia cuộc thi học sinh giỏi
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 20



Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

cấp huyện Tin học và Tin học trẻ. Trong nhóm học sinh này, mỗi năm tơi chọn 4
em thi học sinh giỏi cấp huyện Tin học và bốn em thi Tin học trẻ. Các em còn lại
cũng hài lịng với kiến thức có được khi tham gia nhóm và cũng là hành tranh để
các em theo đuổi đam mê và dấn thân trong các cấp học cao hơn. Trong các cuộc
thi học sinh giỏi Tin học cấp huyện trường ln có giải từ năm 2014 đến 2020
đặc biệt có nhiều năm học sinh được tham gia học sinh giỏi cấp tỉnh môn tin học
và đạt giải
5. Hướng phát triển
Hoạt động của nhóm học sinh hỗ trợ thực hành cho học sinh khối 8 có thể áp
dụng cho các khối khác như khối 6 và khối 7. Khi các em học sinh khối 6 và 7 từ
cấp một lên cấp hai và khi tiếp cận với lượng tri thức rất lớn và mới mẽ thì sự hỗ
trợ trong các tiết thực hành cũng rất cần thiết và hữu ích.
Trong các mơn học có phần thực hành như lý, hóa, sinh cũng cần thiết có
thêm giáo viên hoặc học sinh có kiến thức tốt để hỗ trợ giáo viên giúp cho tiết thực
hành đạt kết quả tốt hơn.
Với những kết quả tốt đẹp bước đầu, tôi hy vọng tiếp tục trong học kì tới và
trong những năm học tới tơi sẽ duy trì hình thức kết hợp này trong các giờ thực
hành Pascal.
III.

Kết luận

Lợi ích của các em học sinh nhận được qua sáng kiến này không chỉ thể hiện
ở phần điểm số nhưng các em còn học được những đức tính nhân bản vốn quý của
con người. Các em đã biết cách học từ tất cả những người xung quanh khơng chỉ là
thầy cơ nhưng cịn là bạn bè. Các em biết khiêm tốn để hỏi những người ngồi học
chung với mình – đó là điều khơng dễ đối với những người lớn. Các em đã biết

hướng ra bên ngoài để học hỏi và chia sẻ chứ khơng phải sợ chê bai vì yếu kiến
thức hay chỉ biết nắm giữ kiến thức cho riêng bản thân mình. Thói quen chia sẻ
cũng giúp cho các em lớn lên tiếp tục chia sẽ kiến thức, vật chất và những điều
khác cho những người yếu thế hơn mình. Qua ứng dựng sáng kiến này, bản thân
cũng mong muốn việc học hỏi và chia sẽ sẽ được hình thành trong nhân cách của
học sinh để các em không chỉ đạt được kết quả tốt trong mơn Tin học nhưng các
em cịn hình thành được thái độ khiêm tốn học hỏi – “ học thầy không tày học
bạn”. Tôi cũng hy vọng các em cũng hình thành thái độ ham học hỏi này ở tất cả
các mơn học khác. Bên cạnh đó, đối với nhóm học sinh hỗ trợ, ngồi kiến thức
chun sâu trong mơn tin học, các em cũng hình thành thói quen giúp đỡ người
khác khơng chỉ trong học tập mà trong cuộc sống hằng ngày.
………….., ngày 28 tháng 10 năm 2020
GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 21


Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp nhóm học sinh hỗ trợ giúp học sinh khối 8 nâng cao chất lượng
học tập trong giờ thực hành

Người viết

GV: Nguyễn Thị Kim Huệ

Page 22



×