Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh môn Bóng đá cho sinh viên Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.91 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH MÔN BÓNG ĐÁ CHO SINH VIÊN
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ
ThS. Trịnh Xuân Hồng, TS. Lê Cát Nguyên
Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế

TÓM TẮT
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao thường quy
như Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương
pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp thực nghiệm sư phạm,
Phương pháp toán học thống kê để đánh giá thực trạng, từ đó tiến hành nghiên cứu và lựa
chọn được 15 bài tập nhằm phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho sinh viên Khoa Giáo dục
thể chất - Đại học Huế.
Từ khóa: Bóng đá; Bài tập; Sức nhanh; Giáo dục thể chất; Sinh viên..

ABSTRACT
By using regular methods of scientific research in physical education and sports, such
as Literature method, Observation method, Pedagogical examination method, Interview
method, Pedagogical experiments method, Statistical method… to assess the situation, from
that conducting research and selected 15 exercises to developing speed in football for students
of School of Physical Education - Hue University.
Keywords: Exercises; Speed; Physical education; Student; Improve.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện mơn bóng đá cho sinh viên (SV)
chuyên ngành Khoa Giáo dục thể chất (GDTC), chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên
môn của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình tập luyện và thi đấu, nhất là
tố chất sức nhanh. Vì vậy, để giúp SV đạt thành tích cao trong q trình học tập cũng


như tham gia các giải bóng đá phong trào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho sinh viên Khoa
Giáo dục Thể chất - Đại học Huế”.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát
sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và
Phương pháp toán học thống kê.

243


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá tại
Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế

3.1.1 Lựa chọn test đánh giá sức nhanh mơn bóng đá cho sinh viên Khoa
Giáo dục Thể chất – Đại học Huế
Nguyên tắc lựa chọn test đánh giá
Các test được lựa chọn phải đảm bảo các u cầu sau:
- Các test phải có tính khả thi, đảm bảo độ tin cậy và có tính thông báo trên đối
tượng nghiên cứu;

- Các test phải đơn giản dễ thực hiện, thời gian thực hiện các test phải phù hợp
với thời gian kiểm tra;
- Các test phải đảm bảo đánh giá được sức nhanh của SV Khoa GDTC.
Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức nhanh của SV Khoa GDTC
Để lựa chọn các test đánh giá sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu, đề tài đã
tiến hành phỏng vấn 25 giáo viên, huấn luyện viên bóng đá và các test có ý kiến xếp
ở mức độ quan trọng trên 70% ý kiến lựa chọn sẽ được chúng tơi sử dụng. Kết quả
thu được như trình bày tại bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức nhanh (n=25)
TT

Test

1
2
3
4
5

Test chạy 30m XPC
Test dẫn bóng luồn 7 cọc tốc độ cao
Test dẫn bóng luồn cọc 25m
Test dẫn bóng tốc độ 30m
Test dẫn bóng tốc độ tối đa 15m

Đồng ý
24
16
23
12

22

Kết quả
Tỷ lệ
Không
đồng ý
%
96
1
64
9
92
2
48
13
88
3

Tỷ lệ
%
4
36
8
52
12

Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy: Có 3 test là Test chạy 30m XPC, Test dẫn bóng
với tơc độ tối đa 15m, Test dẫn bóng luồn cọc 25m đạt tỷ lệ lớn hơn 70% số phiếu tán
thành nên đề tài sử dụng để đánh giá sức nhanh cho VĐV. Hai test cịn lại do khơng
đảm bảo về tỷ lệ tán thành nên đề tài loại bỏ.

Xác định tính thơng báo và độ tin cậy của các test đánh giá
Để đánh giá tính thơng báo và độ tin cậy của các test, đề tài sử dụng phương
pháp test lặp lại trên đối tượng là 20 sinh viên năm thứ hai lớp TC11A và TC11B,
Khoa GDTC. Tuần tự lập test của các đối tượng và điều kiện lập test được đảm bảo
như nhau.
Các test thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Tiến hành trên cùng một đối tượng.
- Tiến hành trong cùng một thời gian tập luyện.

244


Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2: Xác định tính thơng báo và độ tin cậy của các test đánh giá
TT
1
2
3

Test
Chạy 30m XPC
Dẫn bóng luồn cọc 25 m
Dẫn bóng tốc độ tối đa 15 m

X

5.10
8.29
5.17


Kết quả kiểm tra
r
0.85
0.92
0.84

P
0.05
0.05
0.05

Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy cả 3 test đều đảm bảo độ tin cậy và tính thơng báo
để sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
3.2

Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho sinh
viên Khoa GDTC - Đại học Huế

Để đánh giá việc sử dụng bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho SV
Khoa GDTC, đề tài đã tiến hành tìm hiểu đề cương chi tiết, các giáo án giảng dạy,
đồng thời quan sát các buổi tập của sinh viên, đặc biệt là các buổi tập thể lực, các buổi
đấu tập hay thi đấu giải. Đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng viên đang trực tiếp
giảng dạy trong Khoa để lấy ý kiến. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho sinh viên
Khoa Giáo dục Thể chất Đại học Huế (n=10)
Có sử dụng
TT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Các bài tập
Chạy 30m XPC
2 người tranh cướp bóng sút cầu mơn
Sút bóng với 2; 3 bước đà
Dẫn bóng tốc độ 15m
Dẫn bóng luồn 7 cọc tốc độ cao
SBCM trong điều kiện tốc độ
Dẫn bóng luồn cọc
Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn
Chạy XPC theo hiệu lệnh
Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân
Chuyền bóng xa giữa 2 người
Bật cao đánh đầu bóng treo

Khơng sử dụng

mi

%


mi

%

7
8
5
9
6
4
5
7
3
4
6
3

70
80
50
90
60
40
50
70
30
40
60
30


3
2
5
1
4
6
5
3
7
6
4
7

30
20
50
10
40
60
50
30
70
60
40
70

Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy: Có 12 bài tập thường được các giảng viên sử
dụng để phát triển sức nhanh cho SV, phần lớn là các bài tập đã được sử dụng trong
nhiều năm qua và cho đến nay đã có một số bài tập khơng cịn phù hợp với xu hướng
phát triển của bóng đá hiện đại.

Mặt khác: Quan sát một số buổi tập và thi đấu của SV, đề tài nhận thấy: Sức
nhanh của VĐV có sự giảm sút đáng kể ở cuối buổi tập và trận đấu, điều đó được thể
hiện rất rõ ở những tình huống đua tranh tốc độ, tranh cướp tay đơi, tốc độ xử lý bóng,

245


nhịp độ chung của các trận đấu chậm… thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong
đó đáng kể nhất là:
+ Việc sử dụng các bài tập sức nhanh bóng đá cho cho sinh viên chưa có sự
đồng nhất, thiếu tính khoa học, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân.
+ Thời gian dành cho việc phát triển sức nhanh là tương đối ngắn (khoảng từ 8
đến 10 phút/buổi tập).
+ Việc sắp xếp và sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh trong các buổi tập
cịn mang tính tùy tiện.
+ Do sự quan tâm và đầu tư các trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu
có phần hạn chế.
Những nguyên nhân trên phần nào ảnh hưởng tới sự giảm sút thể lực của
SV, điều đó ảnh hưởng tới thành tích của các em cũng như chất lượng đào tạo của
Khoa GDTC.
3.3

Lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho sinh viên Khoa
Giáo dục thể chất – Đại học Huế

Dựa trên các cơ sở lý luận và kết quả đánh giá thực trạng sức nhanh mơn bóng
đá của SV Khoa GDTC, đề tài bước đầu xác định được 22 bài tập phát triển sức nhanh,
sau đó tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giảng viên đang trực tiếp huấn
luyện và giảng dạy môn bóng đá để lựa chọn các bài tập phù hợp nhằm phát triển
sức nhanh cho SV Khoa GDTC. Số phiếu phát ra là 25, thu về là 25. Kết quả được

trình bày tại bảng 4.
Bảng 4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập sức nhanh Bóng đá cho sinh viên Khoa Giáo dục
Thể chất – Đại học Huế (n=25)

STT

Nhóm bài
tập

1

Nhóm bài tập
cá nhân

2

Nhóm bài tập
phối hợp
nhóm

246

Các bài tập thực hành
1. Chạy 30m XPC
2. Dẫn bóng tốc độ tối đa 15m
3. Dẫn bóng luồn cọc 25 m
4. Dẫn bóng tốc độ cao SCM 20m
5. Dẫn bóng luồn cọc SCM 30m
6. Chạy 30m ziczắc
7. Sút bóng 3,4 bước đà

8. Tâng bóng di chuyển theo hiệu lệnh
9. Chạy tốc độ cao đánh đầu
10. Chạy biến tốc
1. Hai người một bóng vừa di chuyển vừa chuyền
bóng cho nhau
2. Hai người tranh cướp bóng sút cầu môn
3. Phối hợp lật cánh đánh đầu

Kết quả
phỏng vấn
Đồng Tỷ lệ
ý
%
24
96
18
72
22
88
12
48
21
86
18
72
20
80
17
70
14

60
20
80
13

53

19
11

76
45


Các bài tập
trò chơi và thi
đấu

3

4. Di chuyển chọn điểm rơi của bóng
5. Phối hợp tấn cơng nhanh giữa 3 tiền đạo và 2
hậu vệ
6. Phối hợp tung bóng quay chạy nhận bóng
1. Người thừa thứ ba
2. Hồng anh – hồng yến
3. Trị chơi đuổi bắt tín hiệu
4. Cua đá bóng
5. Chạy 5 lần x 30m
6. Thi đấu cầu mơn


17

70

10

42

20
20
21
17
12
10
22

80
80
86
70
48
42
88

Từ bảng 4 ta thấy: 22 bài tập mà đề tài đưa ra với 3 nhóm bài tập thì có 15 bài
tập được các HLV, các chuyên gia và các giảng viên ưu tiên sử dụng. Đó là các bài
tập có tỷ lệ tán thành trên 70% (được in đậm trong bảng 4). Những bài tập được lựa
chọn mang tính tồn diện và hoàn toàn phù hợp với SV Khoa GDTC.
Sau khi lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho SV Khoa

GDTC – Đại học Huế. Đề tài tiến hành phỏng vấn mức độ ưu tiên cho số buổi tập
trong tuần và thời gian cho một buổi huấn luyện. Với số phiếu phát ra là 25, thu về là
25. Kết quả được trình bày tại bảng 5 và 6.
Bảng 5: Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên số buổi tập sức nhanh trong mỗi tuần (n=25)
STT

Thời gian (phút)

1
2
3
4

1 buổi
2 buổi
3 buổi
4 buổi

Kết quả phỏng vấn
Đồng ý
Không đồng ý
N
%
N
%
9
36
16
64
23

92
2
8
15
60
10
40
10
40
15
60

Qua bảng 5 cho ta thấy 23 người với 92 % số người tán thành với phương án
tập sức nhanh 2 buổi trên 1 tuần, phương án này có mức độ tán thành cao hơn hẳn
so với các phương án khác và đã được đề tài lựa chọn để xây dựng chương trình
thực nghiệm.
Bảng 6: Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên thời gian tập sức nhanh trong một buổi học (n=25)
STT

Thời gian (phút)

1
2
3
4
5

8-10
10-15
15-20

20-25
25-30

Kết quả phỏng vấn
Đồng ý
Không đồng ý
N
%
N
%
17
68
8
32
22
88
3
12
14
56
11
44
16
64
9
36
11
44
14
66


247


Qua bảng 6 cho thấy 22 với tỷ lệ 88% tổng số người tán thành sử dụng 10-15
phút trong vòng một buổi tập phát triển sức nhanh mơn bóng đá cho sinh viên Khoa
và phương án này được đề tài sử dụng để đưa vào thực tiễn xây dựng chương trình
thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.
3.4

Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức nhanh mơn bóng
đá cho sinh viên Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế
3.4.1 Tổ chức thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: Là 20 sinh viên năm 2 ngành Sư phạm Thể chất được
chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 10 sinh viên.
+ Nhóm thực ngiệm là 10 sinh viên lớp TC11A (NTN): Sẽ tập những bài tập
mà đề tài lựa chọn.
+ Nhóm đối chứng là 10 sinh viên lớp TC11B (NĐC): Sẽ tập những bài tập
theo chương trình khung của Khoa.
- Thời gian thực nghiệm:
+ Tổng số thời gian là 10 tuần, tương đương 20 giáo án.
+ Số buổi tập thực nghiệm là 2 buổi / tuần.
+ Thời gian tập trong một buổi là từ 10- 15 phút.
- Cách thức kiểm tra:
+ Số lần kiểm tra: Trong quá trình thực nghiệm các đối tượng trên đều được
kiểm tra trước và sau thực nghiệm. Tổng số lần kiểm tra là 2 lần.
+ Nội dung kiểm tra: Là 3 test đã lựa chọn
3.4.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh bóng đá
cho sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế

Trước khi ứng dụng các bài tập vào thực tiễn luyện tập đề tài tiến hành kiểm tra
và so sánh kết quả trước thực nghiệm của 2 nhóm. Kết quả thu được ở bảng 7.
Bảng 7: So sánh kết quả kiểm tra sức nhanh Bóng đá của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
trước thực nghiệm (n = 10)
STT
1
2
3

Tham số

X A 

Test

(NĐC)
5.10  0.10
4.08  0.14
7.53  0.28

Chạy 30m XPC (s)
Dẫn bóng tốc độ tối đa 15m (s)
Dẫn bóng luồn cọc 25m (s)

XB 

2

(NTN)
5.07  0.09 0,009

4.09  0.13 0,02
7.43  0.27 0,08

ttinh

tbang

P

0,23 2,101 0,05
0,17 2,101 0,05
0,77 2,101 0,05

Từ kết quả bảng 7 cho ta thấy: ở giai đoạn trước thực nghiệm ở cả 3 test đều
thu được ttinh lần lượt bằng 0,75; 0,27; 0,77 < tbang = 2,101 ở ngưỡng P> 0,05.
Điều này có nghĩa sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước
thực nghiệm là khơng có nghĩa thống kê hay nói cách khác là trước thực nghiệm, trình
độ sức nhanh của 2 nhóm sinh viên là như nhau.
248


Sau 10 tuần thực nghiệm theo tiến trình đã xây dựng là 20 giáo án, mỗi tuần 2
buổi, mỗi buổi là 10-15 phút để đề tài kiểm tra lại sức nhanh của 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn.
Kết quả được trình bày ở bảng 8.
Bảng 8: So sánh kết quả kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực
nghiệm (n=10)
STT
1
2

3

Tham số

X A 

XB 

Test

(NĐC)

2

ttinh

tbang

P

Chạy 30m XPC (s)
Dẫn bóng tốc độ tối
đa 15m (s)
Dẫn bóng luồn cọc
25m (s)

5.04  0.005

(NTN)
4.96  0.002


0,004

2,67

2,552

0,05

4.09  0.33

3.76  0.15

0,07

2,75

2,552

0,05

7.54  0.26

7.27  0.22

0,06

2,7

2,552


0,05

Qua bảng 8 ta thấy: Sau 10 tuần thực nghiệm theo chương trình đề tài xây dựng,
kết qủa kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt đáng kể ở
các test thể hiện ở kết quả ttinh = 2,67; 2,75; 2,7 > tbang = 2,552 ở ngưỡng P= 0,05.
Điều này cho thấy bài tập đề tài lựa chọn để nâng cao sức nhanh mơn Bóng đá
cho sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế đã phát huy hiệu quả cao hơn
so với các bài tập áp dụng theo chương trình và giáo án của Khoa để NĐC tập luyện.
Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm đề tài tiến hành so sánh nhịp độ tăng
trưởng của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 10 tuần thực nghiệm. Kết quả thu
được ở bảng 9.
Bảng 9: So sánh kết quả kiểm tra sức nhanh Bóng đá của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau 10 tuần thực nghiệm (n=10)

TT

Test

1

Chạy 30m XPC (s)
Dẫn bóng tốc độ tối
đa 15m (s)
Dẫn bóng luồn qua
cọc 25m (s)

2
3


Nhóm đối chứng
Trước
Sau
thực
thực
W%
nghiệm nghiệm
5,10
5,04
0,60

Nhóm thực nghiệm
Trước
Sau
thực
thực
W%
nghiệm nghiệm
5,07
4,96
2,20

4,08

4,09

0,24

4,09


3,76

8,40

7,53

7,53

0,13

7,43

7,27

2,28

Qua bảng 9 cho thấy: Sau 10 tuần thực nghiệm, trình độ sức nhanh của cả hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng đếu có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng sự tăng trưởng
thực nghiệm lớn hơn hẳn so với đối chứng. Sự khác biệt đó thể hiện ở biểu đồ 1.

249


Chạy 30m XPC (s)
5.1
5.05
5
4.95
4.9
4.85

Trước thực Sau thực Trước thực Sau thực
nghiệm
nghiệm
nghiệm
nghiệm
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện thành tích chạy 30m XPC (s) trước và sau thực nghiệm

Dẫn bóng tốc độ tối đa 15m (s)
4.1
4
3.9
3.8
3.7
3.6
3.5
Trước thực Sau thực Trước thực Sau thực
nghiệm
nghiệm
nghiệm
nghiệm
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 2: Thành tích dẫn bóng tốc độ 15m tối đa trước và sau thực nghiệm


Dẫn bóng luồn qua cọc 25m
7.55
7.5
7.45
7.4
7.35
7.3
7.25
7.2
7.15
7.1
Trước thực Sau thực Trước thực Sau thực
nghiệm
nghiệm
nghiệm
nghiệm
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3: Thành tích dẫn bóng luồn cọc 25m trước và sau thực nghiệm
250


4.

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tơi có những kết luận sau:

1. Đề tài đã lựa chọn được 3 test để kiểm tra đánh giá sức nhanh của SV Khoa

GDTC – Đại học Huế, đó là: Test chạy 30m XPC, test dẫn bóng với tơc độ tối đa 15m,
test dẫn bóng luồn cọc 25m. Các test trên có đủ độ tin cậy và tính thơng báo.
2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh trong dạy học và
huấn luyện mơn bóng đá cho sinh viên Khoa GDTC còn nhiều hạn chế, các bài tập
còn đơn điệu và được sử dụng chưa hợp lý.
3. Thông qua phương pháp phỏng vấn, chúng tôi đã lựa chọn được 3 nhóm gồm
15 bài tập để phát triển sức nhanh cho SV Khoa GDTC - Đại học Huế như sau:
- Nhóm 1: Nhóm bài tập cá nhân gồm 8 bài tập.
- Nhóm 2: Nhóm bài tập phối hợp nhóm gồm 3 bài tập.
- Nhóm 3: Nhóm bài tập trị chơi và thi đấu gồm 4 bài tập.
Các bài tập trên đã đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P < 0,05 và đã có
tác dụng phát triển sức nhanh cho SV Khoa GDTC - Đại học Huế sau thời gian
thực nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Alagich.R. (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh
Thiệu, Nxb TDTT, Hà Nội.

2.

Dương Nghiệp Chí (2004), Nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ nâng cao trình độ
tập luyện thi đấu của bóng đá trẻ (tuổi mẫu giáo tới 18 tuổi), Đề tài khoa học độc lập cấp
nhà nước, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

3.

Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường
thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.


4.

Harre.D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb
TDTT, Hà Nội.

5.

Nguyễn Long Hải (2012), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể
lực cho sinh viên trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế

7.

Nguyễn Lê Minh Huy (2014), “Nghiên cứu sự phát triển thể lực cho nam sinh viên năm
thứ nhất Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế sau môt năm học tập”.

8.

Thanh Huyền (2001), Các bài tập cho VĐV bóng đá, Thơng tin khoa học TDTT.

9.

Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, HN.

10. Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2004), Chương
trình huấn luyện bóng đá trẻ 11 – 18 tuổi, Nxb TDTT, Hà Nội.

251




×