Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vấn đề công nhận tài sản trong online game

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.28 KB, 5 trang )

VẤN ĐỀ CƠNG NHẬN TÀI SẢN TRONG ONLINE GAME
Đồn Thị Ngọc Hà
Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Tài sản trong Online Game là một đề tài được giới chuyên gia, các công ty phát hành và kinh doanh
game online, người chơi game cũng như các nhà làm luật quan tâm. Tài sản trong Online Game thường
được quy đổi bằng giá trị tiền bạc rất lớn mà giá trị thực tiễn lại khó xác định cụ thể. Xuất phát từ hiện
trạng thực tế, tác giả mong muốn được nghiên cứu sâu hơn kết hợp giữa lý luận thực tiễn và cơ sở pháp
lý để nghiên cứu vấn đề tài sản trong Online Game có nên hay khơng nên cơng nhận nó như một loại tài
sản.
Từ khóa: Cơng nhận tài sản Game, Tiền ảo, tài sản Game, tài sản trong Online Game, trò chơi trực tuyến.

1. DẪN NHẬP
Online Game hay còn được gọi là trò chơi trực tuyến là một dạng trị chơi được chơi thơng qua mạng
máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống
máy chủ (sever) của trò chơi trong thời gian thực. Mạng máy tính thơng thường là Internet hoặc các cơng
nghệ tương đương. Tuy nhiên, các trị chơi vẫn ln sử dụng những công nghệ hiện hữu: trước thời
internet là modem, trước thời của modem là các thiết bị đầu cuối. Sự phát triển của game online phản
ánh sự phát triển của mạng máy tính, từ những mạng nội bộ cho tới mạng tồn cầu Internet và chính sự
tăng trưởng của Internet. Game online bao gồm những loại game, như game dựa trên mã hóa cho tới
những game lồng ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo mà nhiều game thủ có thể chơi đồng
thời. Rất nhiều game online có gắn với những cộng đồng ảo, biến nó trở thành một dạng hoạt động xã hội
vượt qua khỏi những game một người chơi thông thường.
Trong thực tế, đối tượng của tài sảo ảo là một phạm trù vô cùng rộng lớn nên trong bài viết này, tác giả
chỉ đề cập đến tài sản trong Online Game bao gồm tiền ảo trong tài khoản của người chơi game thông
qua việc nạp thẻ, vật, đồ vật, tài sản khác mà người chơi được phép sở hữu, sử dụng, định đoạt trong tài
khoản của mình và được nhà phát hành cho phép sử dụng.

2. THỰC TRẠNG VỀ TÀI SẢN TRONG ONLINE GAME HIỆN NAY
2.1 Quy định pháp luật về tài sản trong Online Game


Tài sản trong Online Game hay còn được gọi là Tài sản ảo nói chung được xuất hiện cùng với sự phát
triển của các trò chơi trực tuyến. Đối chiếu với pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay, Tài sản trong
Online Game không phải là một thuật ngữ pháp lý mà là cách gọi thông dụng của người tiếp cận với
Online Game và các nhà nghiên cứu. Ngay cả trong văn bản quy định về quản lý trị chơi trực tuyến là
Thơng tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/06/2006 giữa Bộ Văn hóa - Thơng tin,
Bộ Bưu chính, Viễn thơng, Bộ Cơng an về quản lý trò chơi trực tuyến và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban
hành ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thơng tin trên mạng, chính thức
có hiệu lực vào ngày 01/09/2013, bãi bỏ Thông tư liên tịch số 60/2006 cũng vẫn chưa đề cập đến Tài sản
trong Online Game hay Tài sản ảo. Về cơ bản, theo nghĩa hẹp tài sản ảo là đối tượng trong thế giới ảo
bao gồm những đồ vật, vật phẩm trong game trực tuyến. Hiểu theo nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên
miền, địa chỉ e-mail, các đối tượng ảo trong thế giới ảo. Về thực chất, xét theo đúng bản chất tự nhiên, tài
sản ảo trong game là dữ liệu máy tính có giá trị mà người chơi có được qua một q trình tìm kiếm khó
khăn trong game hay nói cách khác tài sản ảo trong online game là những đoạn mã lập trình thể hiện hình
126


ảnh và cơng dụng của một vật phẩm trong trị chơi online game. Đặc biệt trong những năm trở lại đây,
loại hình game đánh bài cực kì phát triển tại Việt Nam, mà tài sản ảo trong loại hình game này người chơi
có được thơng qua các giao dịch quy đổi bằng cách nạp tiền vào game. Tài sản đó cũng có thể được gọi
là tiền ảo.
Như vậy, để phân biệt tài sản trong Online Game với các loại tài sản ảo nói chung khác, tiêu biểu là tiền
ảo hay cịn được gọi là tiền điện tử thì có thể xét đến mục đích sử dụng của nó. Cả hai loại tài sản ảo này
đều có đặc điểm chung là cùng quy đổi từ tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015
sang tài sản có thể sử dụng, giao dịch trong game, thế giới ảo. Tuy vậy, tiền ảo là đối tượng có phạm vi
rộng hơn tài sản trong Online Game bởi tiền ảo có thể được giao dịch giống như tiền, có giá trị quy đổi ra
các loại tài sản theo quy định của BLDS 2015, đặc biệt tiền điện tử có sự ổn định và lạm phát chậm hơn
so với tiền truyền thống được Chính phủ ban hành, được kì vọng sẽ thay đổi thế giới tài chính, có tính
tương lai, nhưng tính tới thời điểm hiện tại, tiền điện tử vẫn chưa được Nhà nước ta công nhận. Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi bổ sung năm
2017)… tuy không có quy định về tiền ảo, nhưng cũng khơng có quy định cấm đối với các giao dịch sử

dụng tiền ảo. Từ đó có thể thấy, tiền điện tử là tài sản có giá trị cả về vật chất và tinh thần đối với chủ sở
hữu.
Để làm rõ về vấn đề tài sản trong Online Game chúng ta cần phân tích khái niệm tìa sản được quy định
trong Bộ luật Dân sự hiện hành. Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản.” . Vật là một bộ phận của thế giới vật chất được giới hạn trong không gian và có khả
năng đáp ứng được những nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người và con người có khả năng
chiếm hữu được; Tiền được coi là tải sản khi nó đang có giá trị lưu hành, tiền bao gồm tiền Việt Nam,
ngoại tệ, kim khí quý, đá quý; Giấy tờ có giá được xem là tài sản khi đáp ứng được các yêu cầu sau: do
nhà nước phát hành, có mệnh giá ghi trên giấy và có thể thay thế tiền trong giao dịch dân sự; Quyền tài
sản theo Điều 115 BLDS hiện hành là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Như vậy, đối với tài sản trong Online Game, chúng ta không thể nhận biết được bằng các giác quan cảm
giác, chúng không tồn tại trong thế giới thực, những đồ vật ấy chỉ có giá trị trong trị chơi, ngồi ra sẽ
khơng có giá trị ở nơi nào khác. Tuy nhiên, tài sản trong Online Game cũng có những đặc điểm giống
quyền tài sản theo Điều 115 BLDS 2015, chúng cũng có trị giá đươc bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu coi tài sản trong Online Game là một quyền tài sản theo quy định
của BLDS thì người chơi khơng có quyền sở hữu hồn chình. Quyền sở hữu với một tài sản bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Toàn bộ dữ liệu game đều được lưu trữ, cài đặt
ứng dụng và quản lý mã nguồn các chương trình, sự kiện dùng cho cả hệ thống trò chơi thuộc máy chủ
được quản lý bởi nhà phát hành game. Vì vậy, người chơi khơng có quyền chiếm hữu những tài nguyên
này. Người chơi chỉ có quyền sở hữu với tài sản ảo trong tài khoản của mình phù hợp với điều khoản
thỏa thuận sử dụng trị chơi do cơng ty phát hành game đưa ra. Với những đặc điểm trên, ta có thể kết
luận tài sản trong Online Game khơng phải là tài sản theo quy định của BLDS.

2.2 Thực trạng của tài sản trong Online Game hiện nay
Theo ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Cơng nghệ thơng tin thuộc Bộ
Cơng Thương thì cho rằng: “Với việc cơng nghệ thay đổi thì khái niệm tài sản cũng thay đổi: từ hữu hình
tới vơ hình. Tài sản ảo lúc đó cũng là tài sản và những tài sản ảo có được do lao động hợp pháp, trao đổi,
mua bán thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ phát triển thế giới ảo với nhiều lợi ích to lớn.
Trong game online cũng vậy, người chơi bỏ công sức ra để luyện game và nhận được những vật phẩm

có giá trị, đó là lao động chính đáng và người chơi mua bán, trao đổi những vật phẩm này với nhau. Vì
thế những tài sản ảo cần được công nhận”. Đại diện các nhà phát hành game cũng cho biết họ cũng
không công nhận tài sản ảo trong game. Ông Lê Hồng Minh, Giám đốc công ty VinaGame cũng luôn
khẳng định rằng: “Tài sản ảo chỉ là một đoạn mã trong game, nó thuộc về game, nhà phát hành chỉ mua
bản quyền phát hành game chứ khơng mua code. Vì thế khơng thể công nhận tài sản ảo là tài sản và bảo

127


hộ nó được”. Điều đó có nghĩa là game thủ mặc dù bỏ đến cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để mua vật
phẩm ảo trong game, nhưng nó vẫn không thuộc quyền sở hữu của họ1 .
Theo ông Jeong II - Young, Giám đốc công ty Nexon của Hàn Quốc cũng cho biết: “ Ở Hàn Quốc vấn đề
tài sản ảo cũng rất mơ hồ, vì thế nó cũng chỉ được xét ở khía cạnh quyền sử dụng của người này hay
người kia. Vật phẩm trong game của Nexon được chia thành 2 loại, loại thứ nhất do người chơi thu lượm
được trong quá trình đi luyện game thì nó thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành nên không được bảo
hộ. Loại thứ hai là do người chơi bỏ tiền mua thẻ nạp vào để mua các vật phẩm trong game, cái này
thuộc qyền sở hữu của người sử dụng và khi gặp sự cố sẽ được bồi thường”. Như vậy, ở Hàn Quốc, mặc
dù nền công nghiệp game online phát triển thuộc vào loại nhất nhì Châu Á, nhưng vấn đề tài sản ảo vẫn
chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng. Cho nên ở Việt Nam cũng rất khó có thể học hỏi được vấn đề
này từ nước bạn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế “Tài sản ảo, tiền ảo: Kinh
nghiệm quốc tế và một số vấn đề pháp lý đặt ra” cho rằng tài sản ảo, tiền ảo là vấn đề mới, khó, đang
nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế nói chung, của Việt Nam nói
riêng. Hiện có nhiều hướng tiếp cận, cách hiểu khác nhau dưới nhiều góc độ về vấn đề này. Cách ứng
xử, khung pháp lý điều chỉnh của nhiều quốc gia cũng khác nhau. “Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì mục
đích cuối cùng vẫn phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan và phòng chống các
rủi ro cho xã hội, người dân” 3.
Từ đó có thể thấy, cùng với sự phát triển của thế giới, nếu Việt Nam khơng có những quy định chi tiết cụ
thể, rất có thể xảy ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc như vụ án đánh bạc trực tuyến gần 10 nghìn tỷ đồng từ
game bài Rikvip của bị cáo Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh

công nghệ cao (viết tắt là CNC) bị truy tố về hai tội “tổ chức đánh bạc” và “rửa tiền” 4. Hay vụ việc mới
xảy ra vào ngày 18/01/2019, Đội Cảnh sát phịng chống tội phạm cơng nghệ cao phối hợp với Phịng
Cảnh sát Kinh tế Cơng an TP Đà Nẵng đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực
hiện lệnh bắt tạm giam đối với Mai Xuân Phúc (SN 1988, ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam); Phạm
Thanh Tùng (SN 1991, ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và Trần Hà Vỹ (SN 1994, ngụ tỉnh Bình Định) để
điều tra về tội "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2017, Phúc đã mua
nhiều tên miền internet và thực hiện việc thiết kế trên máy tính giống với giao diện của trang Ganera.vn
(thuộc Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao điện tử Việt Nam) nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền card của
các game thủ5. Trên thực tế, vấn đề về tài sản trong Online Game vẫn chưa được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm một cách triệt để, các tội phạm vẫn có rất nhiều cơ hội để thực hiện hành vi phạm tội của mình,
và để xử lý vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể căn cứ vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

3. KIẾN NGHỊ
Xét trên thực tế, những tài sản trong Online Game không phải là một loại tài sản. Việc đặt tên cho những
đồ vậy, những số tiền được biểu đạt dưới dạng hình ảnh, số liệu từ những đoạn mã nguồn. Chúng được
đặt cái tên là tài sản bởi hai quan điểm phổ biến. Thứ nhất, những tài sản này khơng có sẵn trong tài
khoản đăng kí trị chơi của họ, mà họ phải dùng thời gian, kĩ năng, tiền nạp để có thể sở hữu và dụng nó
trong game. Một tài khoản game có thể hiểu đơn giản là một căn nhà trống, và tài sản trong Online Game
là vật dụng trong nhà, khi họ có được nó thì họ gọi đó là tài sản. Thứ hai, những tài sản này có giá trị với
những người chơi game vì mục đích kinh doanh. Với những người chơi game khơng có thời gian để tham
gia nhiệm vụ, hoặc khơng có kĩ năng, họ sẽ mua lại tài khoản hoặc mua lại tài sản họ muốn thông qua
điều khoản giao dịch cho phép trong game hoặc qua những giao dịch dân sự bằng tiền, tài sản thực tế.
Thông qua các sở hữu này, tài sản trong Online Game được coi giống như hàng hóa. Thực tế thì loại
giao dịch này rất phổ biến nhưng lại không được pháp luật bảo hộ bởi tài sản ảo nói chung không được
coi là tài sản.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật, khái niệm tài sản tại Điều 105 BLDS 2015 được tiếp cận theo cách
truyền thống, có bao trùm tài sản ảo, tiền ảo hay khơng cịn đang có quan niệm khác nhau. Dưới góc độ
ngân hàng, ngoại hối, tài sản mã hóa, tiền mã hóa khơng phải là tiền pháp định, không phải ngoại hối,
128



khơng phải phương tiện thanh tốn. Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2016) về thanh
tốn khơng dùng tiền mặt, quy định tài sản ảo, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán. Việc sử
dụng tài sản ảo, tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý theo
pháp luật hành chính hoặc pháp luật hình sự. Ngồi ra, dưới góc độ pháp luật thuế, tài sản mã hóa, tiền
mã hóa có phải là hàng hóa, dịch vụ hay khơng cịn chưa rõ ràng, chưa đi vào bản chất6.
Từ những thực trạng về tài sản trong Online Game tác giả kiến nghị: “Không nên công nhận tài sản trong
Online Game” vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam không quy định về tài sản trong các trị chơi điện tử, và khơng coi tài sản
trong các trò chơi điện tử là tài sản. Tuy việc thành lập tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các hành vi vi
phạm pháp luật liên quan đến trò chơi điện tử chưa được thỏa đáng vì thực chất các loại tài sản trong
Online Game cực kì khó kiểm sốt. Cùng một sever game, cùng một máy tính cá nhân, một người chơi có
thể có được rất nhiều tài khoản.
Thứ hai, tài sản trong Online Game không được thể hiện hữu hình, khơng có giá trị sử dụng giống như
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, cũng khơng phải hàng hóa theo quy định tại luật thương mại
hiện hành7 nên việc kiểm sốt, quản lý là vơ cùng khó khăn, khơng thể áp dụng pháp luật về thuế, bồi
thường thiệt hại hay trách nhiệm pháp luật khác với người chơi game.
Thứ ba, tài sản trong Online Game thuộc sở hữu của công ty phát hành game nên tác giả cho rằng, thay
vì cơng nhận tài sản trong Online Game, thì chúng ta nên có những quy định về quản lý việc phát hành
game, coi game là một dịch vụ, việc người chơi trả bất kì khoản tiền nào cho game của họ cũng là việc
hợp lý giống như họ dùng tiền hay tài sản ngang giá để sử dụng dịch vụ.
Tóm lại, theo ý kiến của tác giả, trong phạm trù về tài sản ảo nói chung, tiền điện tử nên được công nhận
như một loại tài sản cịn tài sản trong Online Game thì khơng nên. Việc công nhận tài sản trong Online
Game sẽ làm cho pháp luật nước ta trở nên phức tạp. Khiến cho môi trường thể thao điện tử bị thu hẹp
và bức bối. Mặt khác sẽ gây nên nhiều hạn chế cho các cơng ty sản xuất và phát hành game, kìm hãm sự
phát triển của ngành công nghiệp tiền tỷ này tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Hội thảo: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, năm 2009
( />
[2]

Lê Mỹ, Chưa thể công nhận tài sản ảo trong game online, năm 2009 ( />
[3]

Hội thảo khoa học quốc tế “Tài sản ảo, tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề pháp lý đặt
ra”, năm 2018 ( />
[4]

Bảo Hà - Phạm Dự, 80 người thiết lập phần mềm đánh bạc trực tuyến chục nghìn tỷ, năm 2018
( />
[5]

Hải Châu, Đà Nẵng: Khởi tố 3 đối tượng lừa đảo người chơi game online, năm 2019
( />
[6]

Dương Thái, Tài sản ảo, tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và các vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam,
năm 2018 ( />
[7]

Luật thương mại 2005.

[8]

Bộ luật Dân sự 2015.

129



[9]

Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng.

[10]

Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2016) về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quy
định tài sản ảo, tiền ảo khơng phải là phương tiện thanh tốn.

[11]

TTLT số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 06 năm 2006 giữa Bộ Văn hóa - Thơng
tin, Bộ Bưu chính, Viễn thơng, Bộ Cơng an về quản lý trò chơi trực tuyến hết hiệu lực kể từ ngày
01/09/2013.

130



×