MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
Theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính thì tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá
trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ
thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng
nhất định.
Theo quy định hiện hành thì giá trị của tài sản cố định hữu hình là lớn hơn hoặc bằng
năm triệu đồng và thời gian sử dụng là hơn một năm. Tài sản cố định hữu hình tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch
từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến
lúc hư hỏng.
Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố
định thuê tài chính. Trong khuôn khổ đề án này, em xin đề cập đến vấn đề tính và hạch
toán khấu hao tài sản cố định hữu hình.
Trước hết, muốn tính khấu hao được chính xác ta cần phải phân loại tài sản theo từng
nhóm.
2. Phân loại tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình có rất nhiều loại và có rất nhiều cách để phân loại như: phân
theo quyền sở hữu (tự có và thuê ngoài), theo nguồn hình thành (nguồn vốn chủ sở hữu,
nguồn vốn vay, nguồn vốn nhận liên doanh, nguồn vốn tự bổ sung khác), theo công dụng
và tình hình sử dụng (tài sản cố định sản xuất-kinh doanh; tài sản cố định phúc lợi, sự
nghiệp, an ninh, quốc phòng; tài sản cố định giữ hộ Nhà nước; tài sản cố định chờ xử lý),
theo kết cấu...Trong các cách phân loại trên thì phân loại tài sản cố định theo kết cấu được
sử dụng phổ biến. Theo cách này, toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được
chia làm các loại sau:
a. Nhà cửa, vật kiến trúc:
Đây là tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công
xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi, đường xá, cầu cống ...
b. Máy móc thiết bị:
Bao gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn
lẻ...
c. Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:
Gồm các loại phương tiện vận tải như: phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ,
đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ
thống điện, băng tải ...
d. Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý:
Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như: máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm
tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi ...
e. Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm:
Các loại cây lâu năm như: vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm
cỏ...Súc vật làm việc như trâu, bò, ngựa, voi... Và súc vật cho sản phẩm như: trâu, bò sữa,
sinh sản...
f. Tài sản cố định phúc lợi:
Gồm tất cả tài sản cố định sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như nhà ăn, nhà
nghỉ, nhà văn hoá, sân bóng ...
g. Tài sản cố định khác:
Toàn bộ các tài sản cố định hữu hình khác chưa liệt kê vào các loại trên như tranh ảnh,
tác phẩm nghệ thuật...
Tóm lại, việc phân loại tài sản cố định hữu hình là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi
cho việc quản lý và hạch toán. Bên cạnh đó, việc tính nguyên giá cũng là một cơ sở quan
trọng trong việc tính khấu hao.
3. Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Tuỳ theo từng loại tài sản cố định cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá tài sản
cố định sẽ được xác định khác nhau. Theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC thì việc xác
định nguyên giá được quy định như sau:
a. Tài sản cố định hữu hình loại mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm: giá
trị thực tế phải trả, lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa đưa tài sản cố định vào
sử dụng; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa tài
sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
b. Tài sản cố định hữu hình loại đầu tư xây dựng:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình loại đầu tư xây dựng (tự làm và đi thuê ngoài) là
giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng”
hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).
Đối với tài sản cố định hữu hình là các con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn
cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho súc vật, vườn cây đó
từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác và sử dụng theo quy định tại “Điều lệ quản
lý đầu tư và xây dựng” hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).
c. Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: giá trị
còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) cộng với
với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt,
chạy thử...).
Riêng nguyên giá tài sản cố định hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch
toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn
vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà
không tính vào nguyên giá tài sản cố định.
d. Tài sản cố định được cho, được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh, do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình loại được cho, được biếu tặng, nhận góp vốn liên
doanh, do phát hiện thừa... bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận,
các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt,
chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
II. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1. Hao mòn tài sản cố định hữu hình:
Hao mòn tài sản cố định hữu hình là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản
do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ của khoa
học kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của TSCĐ hữu hình.
Hao mòn tài sản cố định hữu hình được phân làm hai loại:
a/ Hao mòn hữu hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị
hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của tài sản cố định có thể diễn ra dưới hai dạng:
• Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.
• Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí...) không phụ thuộc
vào việc sử dụng.
Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản cố định hữu hình mất dần giá trị và giá trị sử
dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.
b/ Hao mòn vô hình:
Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của tài sản cố định hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà tài sản cố định hữu hình được sản xuất ra
ngày càng có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ cùng với xu
hướng toàn cầu hoá, cạnh tranh mạnh mẽ, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
chính vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải theo kịp và đáp ứng nhu cầu đó nên tài sản cố định
hữu hình chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của hoa mòn vô hình.
2. Khấu hao tài sản cố định hữu hình:
a. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định hữu hình:
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện
làm việc cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tài sản cố định hữu hình bị hao mòn
dần về giá trị và hiện vật. Phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm
ra dưới hình thức trích khấu hao. Như vậy khấu hao tài sản cố định hữu hình chính là sự
biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định hữu hình đã hao mòn. Hao mòn tài sản
cố định hữu hình là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản
cố định hữu hình. Đồng thời trích khấu hao tài sản cố định là biện pháp chủ quan nhằm thu
hồi vốn đầu tư để tái tạo lại tài sản cố định hữu hình khi nó bị hư hỏng.
Ý nghĩa của khấu hao:
- Về mặt kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản,
đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
- Về mặt tài chính: khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ
phận giá trị đã mất của tài sản cố định.
- Về mặt thuế: khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được
tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ.
Việc tính khấu hao tài sản cố định có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau
tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước và chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và
yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
b. Số khấu hao luỹ kế:
Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định hữu hình là tổng cộng số khấu hao đã trích vào
chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ sản xuất kinh doanh của tài sản cố định hữu hình
tính đến thời điểm xác định.
c. Tỷ lệ khấu hao:
Trong thực tế hiện nay ở Việt nam, phương pháp khấu hao phổ biến được sử dụng trong
các doanh nghiệp là khấu hao đều theo thời gian. Theo phương pháp này, việc tính khấu
hao tài sản cố định hữu hình phải dựa trên nguyên giá tài sản cố định hữu hình và tỷ lệ
khấu hao của tài sản đó.
Trong thực tế, tỷ lệ khấu hao được Nhà nước quy định sẵn cho từng loại, từng nhóm tài
sản cố định. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để nâng
cao tỷ lệ khấu hao trong giới hạn cho phép, đảm bảo không làm giá thành quá cao, ảnh
hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng các chính sách giá cả
của Nhà nước.
d. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:
Tài sản cố định trong một doanh nghiệp nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại. Vì
vậy mà việc áp dụng một phương pháp khấu hao đúng cho các ngành nghề kinh doanh, loại
hình doanh nghiệp là rất khó. Việc áp dụng một phương pháp khấu hao nó còn ảnh hưởng
lớn tới kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp và đặc biệt nó ảnh hưởng
cực kỳ to lớn tới nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Chính điều này mà trong
các văn bản quy định từ trước tới nay về tính và trích khấu hao tài sản cố định được Bộ Tài
chính quy định cực kỳ chặt chẽ.
• Phương pháp khấu hao đều theo thời gian (hay phương pháp tính khấu hao tuyến tính):
Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đều theo thời gian đang được áp dụng phổ
biến. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy
doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành,
tăng lợi nhuận.
Mức khấu hao đối với tài sản cố định hữu hình được tính theo công thức:
Mức khấu hao phải
trích bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
bình quân
x
Tỷ lệ khấu hao bình
quân năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
(năm)
=
1
x 100%
Thời gian sử dụng (năm)
Và mức khấu hao bình quân tháng được tính dựa trên mức khấu hao bình quân năm:
Mức khấu hao phải trích
bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì tài sản cố định hữu hình tăng trong
tháng, tháng sau mới trích khấu hao. Tài sản cố định hữu hình giảm trong tháng, tháng sau