Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Pháp luật tố tụng dân sự về việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 5 trang )

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ VIỆC YÊU CẦU
CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Quốc Đạt, Lê Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Hoài Thu,
Nguyễn Trần Nguyên Bách
Khoa Luật, Trường Đại học Cơng Nghệ TP. Hồ Chí Minh, HUTECH

TĨM TẮT
[44]

Tính đến tháng 7/2017, Việt Nam đã ký kết 27 hiệp định tương trợ tư pháp với hơn 20 quốc gia liên
quan đến các lĩnh vực pháp lý hình sự, dân sự, kinh tế,…Ngồi ra, Việt Nam cịn tham gia nhiều hiệp ước
đa phương và song song với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tiêu biểu là vấn đề liên quan đến
việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi hay phán quyết của trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam, một vấn đề ngày càng được xem trọng và phổ biến trong việc giải quyết tranh chấp
thương mại giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Qua bài viết, nhóm tác giả mong muốn đề cập đến một
số khía cạnh pháp lý liên quan việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi được
quy định trong cơng ước New York 1958; qua đó, liên hệ với pháp luật của Việt Nam.
Từ khóa: Cơng ước New York 1958, hỗ trợ tư pháp, trọng tài, phán quyết.

1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI
NƢỚC NGỒI
Theo Từ điển Luật học, cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là việc thừa
nhận và cho phép thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp
[45]
lý nhất định . Theo đó các phán quyết trọng tài nước ngồi được cơng nhận và có khả năng thi hành
giống như các phán quyết trọng tài trong nước. Chỉ Tịa án có thẩm quyền trong việc cơng nhân và cho
thi hành, có thể thấy việc này là một thủ tục tố tụng đặc biệt của Tòa án nhân dân Việt Nam.
[46]

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và


chấm dứt tố tụng trọng tài, có giá trị chung thẩm và có hiệu lực pháp luật như một quyết định của Tòa án
[47]
nhân dân Việt Nam .
Ngày 28/7/1995, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 453/QĐ-CTN về
việc tham gia Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi,
việc mạnh dạn tham gia vào một cơng ước có mối quan hệ pháp lý cao với các nước trên thế giới, đã góp
phần giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã
hội khi có sự điều chỉnh bởi một Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề pháp lý. Nâng cao hệ thống
pháp luật Việt Nam thơng qua việc nội luật hóa các quy định của Công ước New York 1958, cụ thể là việc
ban hành Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Luật trọng tài thương mại 2010 là một trong những yếu tố tích
cực mà việc tham gia vào Cơng ước này mang lại. Qua đó, xây dựng cho Việt Nam những hành lang
pháp lý cần thiết, tạo ra cơ chế không phân biệt đối xử giữa phán quyết của Trọng tài trong nước và

44

Danh mục các hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt nam và các nước tính đến tháng 7/2017,
[ngày truy cập 27-03-2018].
45
Cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam,
[ngày truy cập 27-03-2016]
46
Luật Trọng tài thương mại 2010 Điều 3 Khoản 10.
47
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 427 khoản 1.

195


Trọng tài nước ngồi, xóa bỏ tâm lý e ngại, lo sợ cho các cá nhân, tổ chức đầu tư thương mại vào Việt
Nam khi có xảy ra tranh chấp.

Do vậy, công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được xem như một
thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án là chủ thể xem xét và tiến hành thực hiện tố tụng, nhằm bảo đảm tính
hợp pháp của phán quyết trọng tài nước ngoài, cũng như quyền lợi của bên được thi hành phán quyết,
tôn trọng quy định của Công ước New York 1958 mà Việt Nam là thành viên

2. NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT
CỦA TRỌNG TÀI NƢỚC NGOÀI
2.1 Quy định của công ƣớc New York 1958
Công ước New York 1958 là một điều ước quốc tế liên quan đến sự hỗ trợ tư pháp trong tố tụng trọng tài
về vấn đề công nhận và cho thi hành phát quyết của trọng tài nước ngoài đến từ quốc tế đối với các quốc
gia thành viên khi gia nhập, áp dụng đối với một số vấn đề liên quan đến tố tụng trọng tài mà các bên
tham gia có yếu tố nước ngồi. Theo thống kê của VIAC – Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, hiện
nay có 159 quốc gia đang áp dụng Công ước này. Công ước New York 1958 với mục tiêu chính đó là
cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại các quốc gia thành viên. Qua đó, nâng
cao cơng tác giải quyết tranh chấp mang yếu tố nước ngồi và góp phần mở rộng, đa dạng hóa về tố tụng
giải quyết tranh chấp.
Tại Điều 1 Công ước New York 1958 nêu rõ quan điểm về phạm vi áp dụng của Công ước này bao gồm:
phán quyết được tuyên ngoài lãnh thổ của một quốc gia nơi phán quyết cần được thi hành và phán quyết
được tuyên trong lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu, nhưng không được xem là phán quyết của quốc
gia đó. Từ quy định trên, Cơng ước New York 1958 đã góp phần tích cực vào việc hỗ trợ các quốc gia
thành viên trong việc công nhận và thi hành phán quyết của các trọng tài thương mại.
Theo Điều 3 Công ước New York 1958 quy định về quy trình, thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán
quyết Trọng tài nước ngoài, các quốc gia ký kết có nghĩa vụ cơng nhận hiệu lực ràng buộc của phán
quyết tọng tài theo thủ tục tại quốc gia thi hành phán quyết. Công ước New York 1958 cũng quy định cụ
thể về cơ sở, căn cứ mà Tòa án có thể yêu cầu thêm để thực thi theo yêu cầu Công ước này tại Điều 4.
Không được ấn định mức phí cao hơn đáng kể nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho q trình cơng nhận
và thi hành phán quyết Trọng tài nức ngoài tại Việt Nam, đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, cũng như
tơn trọng đối với quy định pháp luật của nước sở tại, bên cạnh bảo vệ quyền lợi của đương sư liên quan
dựa trên việc quốc gia đó là thành viên của Công ước New York 1958.
Qua các quy định của Công ước New York 1958, đã góp phần trực tiếp vào vấn đề quốc tế liên quan đến

việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài, không phải dễ dàng gì để một quốc gia có thể cơng
nhận một phán quyết của một quốc gia khác trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nội dung của Cơng ước đã
tạo ra những tiêu chuẩn pháp lý chung cho việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước
ngồi. Theo đó các quốc gia là thành viên của Công ước không được phân biệt đối xử đối với các quyết
định trọng tài nước ngồi và có nghĩa vụ phải đảm bảo các phán quyết trọng tài nước ngoài được cơng
nhận và có khả năng thi hành giống như các quyết định trọng tài trong nước, đảm bảo tính công bằng,
khách quan cho việc hỗ trợ việc thực hiện phán quyết của trọng tài thương mại trên bình diện quốc tế
thông qua Công ước New York 1958.

2.2 Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Tuy nội dung điều chỉnh chung của Công ước New York 1958 đã có những quy định đối với các nước
thành viên liên quan đến việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nhưng để thực hiện được
nội dung của Cơng ước này, thì khơng thể khơng cần đến sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp. Việc công nhận
và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là giai đoạn tố tụng quan trọng trong việc giải quyết
tranh chấp thơng qua hình thức trọng tài. Vì vậy, hoạt động hỗ trợ tư pháp của nước sở tại đối với vấn đề
này dựa trên Công ước New York 1958 là vô cùng quan trọng và cần thiết, mang đến quyền lợi chính
196


đáng cho đương sự. Việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại bằng hình thức trọng tài được
sử dụng ở Việt Nam không phải là quá lâu khi so sánh với các quốc gia có sử dụng trọng tài trên thế giới,
nhưng nhìn chung hoạt động trọng tài thương mại ở nước ta từ năm 1995 cho đến nay thật sự đã có
nhiều chuyển biến tích cực trong việc xây dựng hành lang pháp lý, cũng như đóng góp vào việc giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, trải qua ba giai đoạn chủ yếu gồm: giai đoạn sơ khai
(trước năm 2003), giai đoạn chuyển tiếp (năm 2003 – 2010) và giai đoạn hội nhập (năm 2010 – nay). Đặc
biệt, với sự ra đời của Luật trọng tài thương mại 2010 và sau này là Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, đã tạo
ra những sự điều chỉnh vô cùng quan trọng đối với hành lang pháp lý của phương thức giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài, khắc phục những thiếu sót của Pháp lệnh trọng tài thương
mại 2003 ở giai đoạn chuyển tiếp trước đó, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề giải
quyết tranh chấp ngồi cơ quan tư pháp là Tịa án, làm giảm tải một phần nào đó khối lượng cơng việc

của hệ thống cơ quan tư pháp ở nước. Đặc biệt, một trong số các hoạt động hỗ trợ tư pháp được quan
tâm, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay, cũng như đáp ứng được với quy định chung của
Công ước New York 1958, là việc cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi tại Việt
Nam.
Sau khi tham gia Cơng ước New York năm 1958, Việt Nam đã thay đổi một số luật định để phù hợp hơn
với Công ước, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực ngày 01/07/2016 để làm cơ sở pháp lý
cho việc công nhận về phán quyết trọng tài, tạo điều kiện để phán quyết Trọng tài nước ngoài được thi
hành ở Việt Nam. Có thể thấy rằng, nhằm khắc phục việc áp dụng pháp luật không thống nhất, tùy tiện
trong việc gửi quyết định của Tịa án do quy định chung khơng có thời hạn cụ thể “Ngay sau khi ra quyết
định… Tòa án gửi cho…” của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005, đến Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã sửa đổi
bổ sung quy định thời hạn gửi quyết định của Tòa án cụ thể: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ việc giải quyết đơn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
457 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại
diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu đương sự ở nước ngồi khơng có
người đại diện hợp pháp tại Việt Nam và Tịa án đã ra quyết định vắng mặt họ theo quy định tại khoản 3
Điều 458 của Luật này thì Tịa án gửi quyết định cho họ theo đường dịch vụ bưu chính hoặc thơng qua
Bộ Tư pháp theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
[48]

Bên cạnh đó, Tịa án còn hỗ trợ về quyền kháng cáo và kháng nghị kể từ ngày Tòa án ra quyết định
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 457 hoặc khoản 5 Điều 458 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đương sự có quyền kháng cáo quyết định đó cịn nếu khơng có mặt đương sự tại phiên họp xét đơn yêu
cầu thì thời hạn kháng cáo sẽ là lúc đương sự nhận được quyết định. Còn đối với Viện kiểm sát cùng cấp
hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Tồ án nói tại quy định khoản 2
và khoản 3 Điều 457 và khoản 5 Điều 458 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thời hạn kháng nghị của Viện
kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là mười ngày, kể từ ngày Viện kiểm
sát nhận quyết định.
Ngoài ra, điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đặt ra các điều kiện để một phán quyết của trọng tài
nước ngồi có thể được công nhận và thi hành tại Việt Nam, cụ thể: phán quyết của trọng tài nước ngồi
mà nước đó và Việt Nam đều là thành viên của điều ước liên quan đến việc công nhận và cho thi hành

phán quyết của trọng tài nước ngoài hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Trên tinh thần mở rộng của
Luật, hướng đến tôn trọng các quan hệ quốc tế, đã thể hiện sự thiện chí của pháp luật Việt Nam trong
việc hỗ trợ, giúp đỡ các phán quyết của trọng tài nước ngoài được thực thi ở Việt Nam đúng như quy
định, tăng tính hiệu lực của phán quyết. Đồng thời, một phán quyết của trọng tài nước ngoài sẽ có thời
gian 3 năm để người được thi hành, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp
[49]
pháp của họ có quyền yêu cầu Bộ tư pháp Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết . Dựa trên
thẩm quyền giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại của Tòa án, Bộ tư pháp trong thời hạn 05 ngày
sẽ chuyển hồ sơ yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi cho Tịa án chun
trách theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Sau khi Tịa án có thẩm quyền giải quyết theo sự
48
49

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 461.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 451

197


phân công của Bộ tư pháp nhận được hồ sơ liên quan đến hoạt động hỗ trợ tư pháp, trong thời hạn 05
ngày Tịa án có nghĩa vụ xem xét ra quyết định thụ lý và có thơng báo bằng văn bản đến Bộ tư pháp, Viện
[50]
kiểm sát cùng cấp và đương sư . Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày thụ lý đơn u cầu, nếu khơng có
căn cứ tạm đình chỉ hay đình chỉ yêu cầu thì Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu và
phiên họp phải được mở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Tại phiên họp xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu với cơ cấu gồm 03 thẩm phán sẽ tiến hành thảo
[51]
luận và biểu quyết theo đa số , nếu phán quyết của trọng tài nước ngồi khơng thuộc các trường hợp
khơng được công nhận theo quy định tại Điều 459 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì Tịa án sẽ ra quyết
định công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Đồng thời, sau khi có quyết định cơng nhận và cho thi hành phán quyết hoặc không công nhận phán
quyết của trọng tài nước ngồi tại Việt Nam, Tịa án có thẩm quyền trong thời hạn luật định là 15 ngày
phải gửi quyết định trên đến cho Bộ tư pháp, Viện kiểm sát cùng cấp và quan trọng nhất là cho các
đương sự liên quan đến phán quyết được biết, kể cả đương sự ở nước ngồi, khơng có người đại diện
[52]
hợp pháp ở Việt Nam . Hiệu lực của phán quyết trọng tài là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối
với phán quyết của trọng tài nước ngồi thì yếu tố này càng phải được bảo đảm khi thi hành. Vì vậy, Tịa
án với quyền lực nhân danh nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khơng chỉ thực hiện thủ tục công
nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi mà cịn bảo đảm tính hiệu lực như một quyết
định của Tịa án Việt Nam và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự để tránh trường hợp đương
sự tốn nhiều thời gian, tiền bạc nhưng đến giai đoạn cuối cùng là thi hành phán quyết trên thực tế lại
không bảo đảm được tính hiệu lực. Đối với các phán quyết của trọng tài nước ngồi được cơng nhận và
thi hành ở Việt Nam nếu có yếu tố chuyển tiền hay tài sản ra nước ngồi, thì Nhà nước Việt Nam cũng
[53]
sẵn sàng bảo đảm, hỗ trợ đương sự thực hiện được nội dung này của phán quyết .
Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam, đã mở ra những cơ chế mới liên quan đến hoạt
động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức Trọng tài, với đặc điểm là phương
thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện giữa các bên, thì việc đương sự lựa chọn
một trọng tài nước ngồi có năng lực, tư duy tốt để phân phải trái, giải quyết tranh chấp là đều hết sức
bình thường trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi các tranh chấp liên quan đến vấn đề thương mại đều xuất
hiện những khoản tiền lớn về thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Vì vậy, các hoạt động hỗ trợ tư pháp của Tịa án khi cơng nhận và cho thi hành một phán
quyết của trọng tài nước ngoài là rất cần thiết, mang lại những ý nghĩa tích cực trong vấn đề giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài, góp phần mở rộng mối quan hệ quốc tế, nâng cao uy tín, năng lực và sự hiệu
quả của hệ thống pháp luật của Việt Nam trong hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại trên trường
quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao (2016), Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTPBNG-TANDTC ngày 19/10/2016 Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong
lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. Nguồn: />
[2]

Liên hợp quốc (1958), Công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành phán quyết của Trọng
tài nước ngoài (10/06/1958). Nguồn: />
50

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 455
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 458 Khoản 5
52
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 460
53
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Điều 429
51

198


[3]

ICCA (2011), Hướng dẫn của ICCA về diễn giải Công ước New York 1958: Sổ tay hướng dẫn cho
Thẩm phán. Nguồn:
/>ion_printedmar2016.pdf?fbclid=IwAR0NQW36OooAenXKKuUoLYlJyhGKNs_cskZrqK9SrXQtRVVL
dFTAymTHav8

[4]

VIAC (2018), Công ước New York về Công nhận và Thi hành các Quyết định Trọng tài nước ngoài
(16/10/2018).

Nguồn:
/>
[5]

Quốc hội (2015), Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội.

[6]

Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại 2010, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

[7]

Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2016), Pháp luật về phá sản, giải thể và giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh, Hồ Chí Minh.

199



×