Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.62 KB, 5 trang )

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Khổng Minh Cƣờng, Đinh Tiến Phong
Khoa Luật, trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh, HUTECH

TĨM TẮT
Khả năng thanh tốn là vấn đề sống cịn của một doanh nghiệp bảo hiểm. Hoạt động này được pháp luật
Việt Nam quy định rất cụ thể. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về khả năng thanh tốn
của doanh nghiệp bảo hiểm rất nhiều và có nhiều sự đổi mới, gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm,
nhà đầu tư hay người mua bảo hiểm. Vì vậy bài báo này sẽ giúp người đọc có cái nhìn khái qt hơn về
khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm, thuận tiện hơn cho những đối tượng muốn tiếp cận vấn
đề này.
Trong bài báo, nội dung chính mà chúng tôi đề cập về sự cần thiết, khái niệm liên quan, khái quát những
quy định pháp luật, những yếu tố ảnh hưởng và trình tự thủ tục kiếm soát khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
Từ khoá: Doanh nghiệp bảo hiểm, khả năng thanh toán, kiểm soát, kinh tế, pháp luật.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa hội nhập và áp dụng nền kinh
tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Điều này đặt ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát
triển kinh tế, nhưng theo đó là thách thức về việc thu hút đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh an toàn,
hấp dẫn cho doanh nghiệp và cho nhu cầu về an sinh xã hội. Vì vậy, trong những năm gần đây, chúng ta
đã xuất hiện nhiều ngành kinh doanh đa dạng và phù hợp với nhu cầu đặt ra trong q trình phát triển đất
nước. Trong đó, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã được ra đời vào năm 2000 ngày càng
được hoàn thiện hơn qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 và
hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở nên hấp dẫn
các nhà đầu tư và doanh nghiệp hơn. Trong đó, để bảo vệ các doanh nghiệp bảo hiểm, người mua bảo
hiểm và thị trường bảo hiểm nói chung, rất nhiều những biện pháp bảo vệ, khắc phục, kiểm tra đã được
đưa ra. Trong đó, hoạt động kiểm sốt khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm là một hoạt động
được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như một biện pháp cần thiết nhằm đưa doanh nghiệp
bảo hiểm thốt khỏi sự nguy hiểm, tránh lâm vào tình trạng phá sản,…


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và những quy định về hoạt động kiểm soát khả năng thanh tốn
của doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng được xây dựng ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ qua những văn
bản pháp luật như Nghị định 73/2016/NĐ-CP, Thông tư 50/2017/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung và thay thế
các văn bản cũ như Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Nghị định 123/2011/NĐ-CP,… Điều đó giúp cho hoạt
động kiểm soát khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm trở nên hoàn chỉnh hơn, vừa giúp doanh
nghiệp bảo hiểm tránh khỏi nguy cơ phá sản, vừa giúp cho người mua bảo hiểm an tâm hơn.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
2.1 Một số khái niệm liên quan về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
Khả năng thanh toán: Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh tốn khi đã trích lập
đầy đủ dự phịng nghiệp vụ và có biên khả năng thanh tốn khơng thấp hơn biên khả năng thanh tốn tối
thiểu theo quy định của Chính phủ [1].
177


Kiểm soát khả năng thanh toán: Kiểm soát khả năng thanh tốn là q trình đo lường kết quả thực hiện
các khoản phải thu, khoản phải trả. Sau đó so sánh với các tiêu chuẩn nhằm phát hiện ra những sai lệnh
và nguyên nhân. Tiếp đến là việc tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quá cuối cùng phù hợp với
việc bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào.
Dự phòng nghiệp vụ: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh tốn
cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các bản hợp đồng đã giao kết.
Biên khả năng thanh toán: Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch
giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng
thanh tốn [1].

2.2 Khái qt chung các quy định pháp luật về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
bảo hiểm
Bộ Tài chính: chúng ta có thể hiểu rằng Bộ Tài chính là cơ quan quản lý tài chính Quốc gia. Do đó, hàng
q, hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính. Nhằm nắm rõ
được tình hình duy trì khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt một quá trình hoạt

động. Nếu doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh tốn thì phải báo cáo ngay về thực trạng tài
chính, nguyên nhân dẫn đến và các biện pháp để Bộ Tài chính kịp thời phê duyệt phương án đó. Trường
hợp khơng khơi phục được thì Bộ Tài chính thành lập Ban Kiểm sốt để áp dụng các biện pháp khôi
phục.
Các đơn vị thuộc Bộ tài chính: theo Điều 44 Thơng tư 50/2017/ TT-BTC các đơn vị có liên quan đến Bộ
Tài chính thì căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Bộ Tài chính, các đơn vị có liên quan
của Bộ Tài chính có trách nhiệm cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát khả năng thanh toán và tham gia ý
kiến đối với các vấn đề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đề nghị của Ban kiểm
soát khả năng thanh toán.
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm sốt khả năng thanh toán của doanh nghiệp
bảo hiểm: theo quy định của Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP (hợp
nhất trong Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTC), các mức xử phạt trong hoạt động kiểm soát khả năng thanh
toán của doanh nghiệp được quy định khá cao so với các vi phạm hành chính khác, nhưng nếu tính đến
mức độ nghiêm trọng của những vi phạm này thì số tiền phạt cịn khá thấp. Trong đó, mức phạt cao nhất
được quy định tại khoản 4 Điều 28 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTC là 100 triệu đồng đối với hành vi
khơng trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Hậu quả mà hành vi khơng trích lập dự
phịng nghiệp vụ là rất lớn, không chỉ cho doanh nghiệp bảo hiểm mà cịn cho các bên có liên quan và
cho trực tiếp người mua bảo hiểm, vì vậy mức xử phạt 100 triệu đồng vẫn chưa hợp lý [6].

2.3 Ban kiểm soát khả năng thanh toán
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngồi khơng khơi phục được khả năng thanh
toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Bộ Tài chính ban hành
quyết định thành lập Ban kiểm sốt khả năng thanh tốn để áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng
thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 [1].
Theo đó, tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm sốt, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ được quy
định như sau:
– Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP;
– Có bằng đại học hoặc trên đại học;
– Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 03 năm đối với Trưởng

Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp khơng phải thành lập Ban kiểm
sốt);
178


– Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp khơng phải thành lập Ban
kiểm sốt) phải làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
[3].
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh toán:
– Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
– Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán.Yêu
cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ
bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.
– Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết.
– Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ cơng tác đối với những
người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã
được chấp thuận.
– Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn.
– Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng
thanh tốn [1].

2.4 Những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm
Phí bảo hiểm đã thu và các khoản dự phịng đã lập khơng đủ để chi trả cho khách hàng: Đó có thể
là hậu quả từ lỗi trong công tác thống kê sai số liệu và thơng tin về nghiệp vụ khơng thích hợp. Sai sót
trong q trình hoạt động của các nhân viên là điều khơng tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu có q nhiều sai sót
gây nên những hậu quả nghiêm trọng tích tụ lại, đặc biệt là trong việc thống kê sai số liệu và lỗi trong việc
tính tốn khoản tiền trích lập dự phịng nghiệp vụ và biên khả năng thanh tốn, hay sai sót trong việc
đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm.
Những lỗi đó sẽ là những nguy cơ làm cho doanh nghiệp bảo hiểm không đủ khả năng chi trả cho khách

hàng, đặc biệt với những hoạt động kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tái bảo hiểm cần lượng tiền dự
phòng và vốn pháp định lớn.
Khiếu nại trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tái bảo hiểm tích tụ ngày càng lớn
cả về số lượng và mức độ: Bất kì doanh nghiệp nào cũng không muốn vướng vào những khiếu nại, đặc
biệt là doanh nghiệp bảo hiểm vì chữ tín và danh tiếng là những yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Sự
hình thành một hoạt động như nhượng tái báo hiểm hoặc nhận tái bảo hiểm song song với hợp đồng bảo
hiểm có thể khiến cho khách hàng (bên mua bảo hiểm) gặp lúng túng, thậm chí nhiều người cịn sợ rằng
mình bị lừa.
Tổn thất về đầu tư hoặc những tài sản khác trong những trường hợp đặc biệt: Việc tổn thất trong
quá trình đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm là khả năng khơng phải q khó để tưởng tượng. Bởi vì, bản
chất của đầu tư kinh doanh là có lời có lỗ. Ngồi ra, những sự kiện bất thường xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày có thể là nguyên nhân khách quan làm huỷ hoại tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm như thiên
tai, hoả hoạn, khủng bố, trộm cướp,… Tuy những sự kiện ấy rất hiếm khi xảy ra và hầu như các doanh
nghiệp đều đã có phương án dự phịng, nhưng khơng phải là khơng thể khơng xảy ra [8].

2.5 Trình tự thủ tục kiểm sốt khả năng thanh tốn
Trong q trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà doanh nghiệp đó có biên khả năng thanh tốn của
cơng ty mình thấp hơn biên khả năng thanh tốn tối thiểu theo quy định của Chính phủ là dấu hiệu cho
thấy rằng doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Việc đầu tiên mà doanh nghiệp
cần làm là báo cáo ngay cho Bộ Tài chính về thực trạng tài chính của cơng ty lúc này và những nguyên
nhân dẫn đến việc nguy cơ mất khả năng thanh toán, đồng thời phải gửi kèm các biện pháp khắc phục.

179


Nếu Bộ Tài chính thấy hợp lý thì sẽ chấp thuận phương án khơi phục khả năng thanh tốn theo đề nghị
của doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng thực hiện các yêu cầu của Bộ Tài chính
đưa ra. Sau khoảng thời gian thực hiện phương án sẽ có hai kết quả, một là khơi phục khả năng thanh
tốn thành cơng. Hai là khơng khắc phục được, bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt và lúc này Bộ Tài
chính sẽ thành lập Ban kiểm sốt khả năng thanh toán. Nội dung của quyết định thành lập Ban kiểm soát

khả năng thanh toán gồm các nội dung: tên doanh nghiệp bảo hiểm thuộc đối tượng kiểm soát khả năng
thanh toán; họ, tên thành viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát khả năng thanh tốn; thời hạn
áp dụng biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn. Bộ Tài chính quyết định thành phần, số lượng và cơ
cấu Ban kiểm soát khả năng thanh toán. Thành viên Ban kiểm soát phải đúng theo quy định của pháp
luật.
Sau đó, Bộ Tài chính sẽ gửi quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán đến: Hội đồng quản
trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm soát khả năng thanh toán; Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp bảo hiểm đặt trụ sở chính; Các cơ quan, tổ
chức có liên quan khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Khi Bộ Tài chính thực hiện đủ các bước thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh tốn thì Ban kiểm sốt
khả năng thanh tốn sẽ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của mình nhằm áp dụng các biện pháp
khơi phục khả năng thanh tốn. Những quyết định của mình trong q trình thực hiện thì Ban kiểm sốt
phải chịu trách nhiệm. Trường hợp hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường thì Bộ trưởng
Bộ Tài chính sẽ chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh tốn. Quyết định này
được thơng báo cho các cơ quan có liên quan.

3. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, việc kiểm soát khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm chính là
một cách để nắm bắt tình hình hoạt động của một doanh nghiệp và tổ chức, chỉ đạo những biện pháp kịp
thời để giám sát, điều chỉnh quá trình , phương án khơi phục khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Một
số hoạt động như chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khơi phục khả năng thanh
tốn theo phương án đã được chấp nhận có thể coi là một cách hiệu quả để theo dõi chặt chẽ việc thực
hiện và quá trình phục hồi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp bị áp đặt các biện pháp khôi phục
sẽ trở nên cực kì gị bó trong hoạt động kinh doanh, thậm chí cịn bị đình chỉ những hoạt động có thể dẫn
đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán. Hơn thế nữa, uy tín của doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ bị giảm sút, khách hàng cũ sẽ mất niềm tin vào doanh nghiệp và huỷ bỏ hợp đồng đã ký kết,
khách hàng mới sẽ e dè và chắc chắn không nhiều người sẽ đặt niềm tin vào một dịch vụ mà doanh
nghiệp đang bị kiểm soát. Nhưng xét đến cùng, việc áp đặt này là hoàn toàn phù hợp với một lĩnh vực
kinh doanh ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh của xã hội.
Đối với người mua, việc kiểm soát khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm cũng rất quan trọng.

Với những khách hàng đã ký kết hợp đồng, vực lại khả năng thanh toán của một doanh nghiệp bảo hiểm
mất khả năng thanh toán là điều mà bất cứ khách hàng nào đều mong đợi vì rốt cuộc họ chỉ muốn tiền
của họ đã đóng có thể lấy lại được hoặc thực hiện được ý chí ban đầu khi họ ký hợp đồng bảo hiểm. Đối
với nhiều người, số tiền mà họ mong mỏi từ hợp đồng bảo hiểm có thể giúp họ vượt qua khó khăn về tài
chính hoặc ít nhất là lịng tin để khách hàng tiếp tục thực hiện hợp đồng. Không chỉ với những khách
hàng đã mua bảo hiểm, đối với những người đang có ý định mua bảo hiểm thì việc ổn định trong hoạt
động bảo hiểm giúp họ an tâm hơn với quyết định của mình vì khơng ai muốn “mua cái an tâm để lấy về
cái bất an”. Mặc dù đã có sự hỗ trợ tới từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhưng số tiền được chi trả tối
đa chỉ là 90%, có nghĩa là khách hàng khơng lấy được tồn bộ những gì họ đáng ra được nhận lại, thực
sự để được trả con số 90% thực tế không phải đơn giản. Điều này không chỉ giúp cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đang bị kiểm sốt khả năng thanh tốn mà cịn giúp cho cả những doanh nghiệp
bảo hiểm khác và thị trường bảo hiểm nói chung giữ vững được niềm tin của khách hàng.

180


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Quốc hội (2000) Luật số 24/2000/QH10 Luật Kinh doanh Bảo hiểm;

[2]

Quốc hội (2010) Luật số 61/2010/QH12 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh
bảo hiểm;

[3]

Chính phủ (2016) Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm
và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;


[4]

Bộ Tài chính (2017) Thơng tư 50/2017/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm
và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

[5]

Bộ Tài chính (2018) Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTC Nghị định quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh sổ xố;

[6]

Bộ Tài chính (2019) Thơng tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày
15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

[7]

Phan Phương Nam (2017) Luật Chứng khoán và Kinh doanh bảo hiểm, Tài liệu học tập Hutech.

181



×