Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ren ky nang bien doi cong thuc vat ly gom ba dai luong nhanh chinh xac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.09 KB, 7 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO MANG THÍT
TRƯỜNG THCS CHÁNH AN

Giáo viên: Huỳnh Kim Trà
Tổ: Tốn – Lý - Tin học
Năm học: 2016-2017
Sáng kiến kinh nghiệm


RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIẾN CÔNG THỨC VẬT LÝ GỒM BA ĐẠI LƯỢNG
NHANH, CHÍNH XÁC CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
MÔN VẬT LÝ LỚP 6
------***-----I. Lý do chọn sáng kiến kinh nhgiệm
Đối với học sinh lớp 6 thì bài tập định lượng đối với các em là hoàn toàn mới. Vì
vậy việc rèn cho học sinh có kỹ năng giải dạng bài tập này là một quá trình mà giáo viên
cần quan tâm và hình thành kỹ năng cho học sinh. Trong đó việc vận dụng cơng thức vào
giải bài tập cũng như biến đổi công thức sao cho phù hợp với yêu cầu bài toán, nhất là
đối với những học sinh dạng trung bình yếu. Đây là một thực trạng mà chúng ta cần quan
tâm và có giải pháp phù hợp.
Bảng khảo sát chất lượng khả năng biến đổi công thức vào việc giải bài tập môn vật lý
lớp 6 năm học 2016-2017:
Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

Tb


Yếu

Kém

61

23

2

8,69

6

26,08

5

21,73

8

34,78

2

8,69

62


26

3

15,53

6

23,07

7

26,92

9

34,61

1

3,84

63

26

3

15,53


6

23,07

8

30,76

8

30,76

1

3,84

Tổng

75

8

10,66

18

24,00

20


26,66

25

33,33

4

5,33

Nguyên nhân:
- Dạng bài tập định lượng có vận dụng cơng thức đối với học sinh lớp 6 là hồn
tồn mới nên các em cịn lạ lẫm khi áp dụng.
- Một số học sinh còn lười học, lười nghiên cứu, chưa tự giải bài tập ở lớp cũng
như ở nhà khi thầy cô yêu cầu.
- Giáo viên chưa đưa ra phương pháp giải bài tập phù hợp với từng đối tượng học
sinh; chưa kích thích cho học sinh từ thói quen thụ động sang thói quen chủ động tích
cực.
Trong dạy học nếu chúng ta có trách nhiệm quan tâm, rèn luyện cho học sinh có
những phương pháp dễ hiểu, kỹ năng hiệu quả, tập cho các em có thói quen tự giải bài
tập thường xun thì chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ có sự chuyển biến tích cực.
Chính vì vậy để học sinh lớp 6 từng bước xử lí thành thạo biến đổi nhanh cơng thức vật
lý góp phần vào việc giải bài tốn nhanh và chính xác. Đồng thời tạo tiền đề cho các em
vững vàng hơn khi tiếp tục học chương trình vật lý lớp 8, lớp 9. Chính vì lý do đó mà bản
thân tơi quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng biến đổi công thức vật lý gồm ba
đại lượng nhanh, chính xác cho mọi đối tượng học sinh môn vật lý lớp 6”.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


Trong phép biến đổi công thức vật lý vận dụng phép biến đổi cộng, trừ, nhân, chia

số tự nhiên hay số nguyên thì đối với những học sinh khá, giỏi thì rất thành thạo và chính
xác. Tuy nhiên đối với đối tượng học sinh trtung bình, yếu, kém việc tiếp thu kiến thức
cịn rất hạn chế bởi nhiều lí do khác nhau: không tập trung nghe thầy hướng dẫn, chưa
chịu khó làm bài tập…Vì việc giải bài tập đối với các em là một việc làm vơ cùng khó
khăn, các em không thuộc công thức hoặc không biết lựa chọn cơng thức áp dụng phù
hợp với u cầu bài tốn, không biết biến đổi công thức phù hợp với yêu cầu của từng
bài. Do đó khi hướng dẫn những đối tượng học sinh này giải bài tập thì cần phải lựa
chọn giải pháp phù hợp, dễ hiểu, thậm chí bằng trực quan nhằm tạo ra sự chú ý đối với
các em khi biến đổi cơng thức. Qua đó giúp các em có khả năng dễ tiếp thu, thích làm bài
tập nhiều hơn. Một trong các giải pháp đó là:
1. Sử dụng “mơ hình tam giác” để biến đổi cơng thức vật lý có ba đại lượng
tham gia trong bài tốn:
Cách làm như sau:
- Bước 1: Ta vẽ một hình tam giác và chia tam giác thành hai phần, đường cắt
ngang ta coi như dấu gạch ngang của phân số.
- Bước 2: Ta lấy giá trị nằm ở tử số của vế chứa phân số ghi ở phần trên gần đỉnh
của hình tam giác và lấy giá trị nằm ở mẫu nhân với giá trị của vế còn lại ghi ở phần
bên dưới hình tam giác.
- Bước 3: Muốn tìm giá trị nào chỉ cần dùng vật che khuất giá trị đó, lúc đó trên
hình cịn lại giá trị cần tìm.
Ví dụ cụ thể:
Bài tốn: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là
0,5m và có khối lượng riêng là 2600kg/m3.
3

Cơng thức gốc áp dụng trong bài toán này là

D

m

V

- Bước 1: Ta vẽ một hình tam giác như (hình a)

Hình a

- Bước 2: Phần trong phía trên gần đỉnh tam giác ta ghi chữ m (tử số) và phần
trong phía dưới tam giác ta ghi tích hai giá trị V.D (Hình b)


m
V.D
Hình b
- Bước 3: Muốn tìm giá trị m ta chỉ cần che khuất phần chứa m thì phần cịn lại
là giá trị cần tìm tức là m=V.D (Hình c)

m=

V.D
Hình c

Muốn tìm giá trị V ta chỉ cần che khuất giá trị V thì phần cịn lại trong hình tam
giác là giá trị cần tìm tức là

V

V=

m
D (Hình d)


m
D
Hình d

Kết quả thực hiện:
Ưu điểm:
- Học sinh dễ dàng biến đổi cơng thức để tìm đại lượng cần tìm
- Học sinh trung bình, yếu, kém đều biến đổi được cơng thức đúng, chính xác.
- Làm giảm sự nhàm chán của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
Hạn chế: Nếu học sinh bố trí các đại lương khơng đúng vị trí theo qui luật thì dẫn đến
biến đổi sai công thức.
2. Sử dụng “phép gán số” cho các đại lượng trong cơng thức để được một
phép tốn đúng.
- Bước 1: Ta viết ra công thức gốc được áp dụng trong bài toán.


- Bước 2: Ta sử dụng ba số tự nhiên 2,3,6 gán cho ba đại lượng trong công thức
sao cho được phép tính đúng.
- Bước 3: Muốn tìm giá trị nào chỉ cần làm phép tính của ba số trên ra kết quả
đúng tương ứng với ba đại lượng trong cơng thức.
Ví dụ cụ thể: Cũng từ bài tốn trên:
- Bước 1: Viết công thức gốc:

D

m
V

- Bước 2: Ta gán số 2, 3, 6 cho ba đại lượng trong công thức D:=2, m :=6 thì V:=3,


2

ta có

6

m
D
V

3

- Bước 3: Muốn tìm m thì ta tính 6=2.3  m=D.V
6
m
3  V 
2
D
Muốn tìm V thì ta tính

Kết quả thực hiện:
Ưu điểm:
- Học sinh dễ dàng biến đổi cơng thức để tìm đại lượng cần tìm
- Học sinh trung bình, yếu, kém đều biến đổi được cơng thức đúng, chính xác.
- Làm giảm sự nhàm chán của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
Hạn chế: Nếu học sinh ghi cơng thức gốc sai thì dẫn đến biến đổi sai công thức.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Qua thời gian thực hiện sáng kiến tơi thu được kết quả như sau:
Về phía giáo viên:

- Thực hiện tốt việc rèn luyện cho học sinh lớp 6 có kỹ năng biến đổi nhanh, chính
xác công thức vật lý trong việc giải bài tập.
- Đảm bảo mọi đối tượng học sinh trong lớp đều có khả năng biến đổi được công
thức gồm ba đại lượng, không phân biệt học sinh khá giỏi hay yếu kém, kích thích được
tinh thần học tập tích cực, chủ động của học sinh.
- Tạo nền tảng vững chắc cho học sinh khi tiếp tục áp dụng công thức và biến đổi
được cơng thức ở chương trình vật lý lớp8, 9.
Về phía học sinh:
- Học sinh tích cực học tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Có kỹ năng biến đổi công thức vật lý, hăng hái tham gia giải bài tập.


- Hào hứng, chủ động, tích cực trong các tiết bài tập trên lớp cũng như giải bài tập
về nhà khi giáo viên yêu cầu.
Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau:
Chất lượng học kì I môn Vật lý 6 năm học 2016-2017 khi được áp dụng giải pháp
trên vào việc giải bài tập của học sinh:
Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Kém


61

23

6

26,09

12

52,17

5

21,74

0

0

0

0

62

26

11


44,00

4

16,00

10

40,00

0

0

0

0

63

26

11

42,31

10

38,44


5

19,23

0

0

0

0

Tổng

75

28

37,33

26

34,66

20

26,66

0


0

0

0

So với chất lượng khảo sát ban đầu thì:
- Tỉ lệ học sinh giỏi tăng: 26,67%
- Tỉ lệ học sinh khá tăng: 10,66%
- Tỉ lệ học học sinh yếu, kém giảm: khơng cịn học sinh yếu, kém.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Giải pháp : “Rèn luyện kỹ năng biến đổi công thức vật lý gồm ba đại lượng
nhanh, chính xác cho mọi đối tượng học sinh môn vật lý lớp 6” được sử dụng thường
xuyên trong mỗi tiết dạy bài tập có sử dụng biến đổi cơng thức gồm ba đại lượng khơng
chỉ ở lớp 6 mà cịn được áp dụng ở lớp 8 và lớp 9 rất hiệu quả. Ngoài ra giải pháp này
cịn có thể áp dụng được ở mơn học khác như Tốn, Hóa học…
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
a. Kết luận
Việc sử dụng phương pháp giải bài tập vật lý có vận dụng giải pháp biến đổi
nhanh công thức là một yêu cầu cấp bách và cần thiết cho những học sinh từ mức trung
bình trở xuống. Giải pháp này còn giúp cho học sinh giải bài tập vật lý một cách nhẹ
nhàng, thoải mái, học sinh học tập tích cực hơn, giúp các em tự tin hơn và khơng cịn cảm
giác sợ giải bài tập vật lý.
b. Đề xuất
* Đối với học sinh: cần học thuộc một cơng thức gốc thì sẽ biến đổi ra hai cơng
thức cịn lại nhanh, chính xác nhất là những học sinh trung bình, yếu, kém.
* Đối với bản thân: thường xuyên sử dụng giải pháp này trong các tiết dạy có áp
dụng cơng thức ba đại lượng và biến đổi công thức đối với những học sinh yếu, kém.
* Đối với đồng nghiệp: cần góp ý cho giải pháp được hồn chỉnh hơn, có tác dụng

hữu dụng trong giáo dục, rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh, để chất lượng môn
học ngày càng được cải thiện.


Trên đây là một số giải pháp mà qua quá trình giảng dạy bản thân đã đút kinh
nghiệm và vận dụng có hiệu quả trong nhiều năm học vừa qua. Rất mong được sự đóng
góp chân tình từ các bạn đồng nghiệp.
Chánh An, ngày 29 tháng 3 năm 2017
Duyệt của Lãnh đạo

Người viết

Huỳnh Kim Trà



×