1
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Nguyễn Quốc Trị
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THỰC VẬT THEO ĐAI CAO
LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN
Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh
Mã số: 62 62 60 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thin
Hà Nội - 2009
2
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
Phản biện 1: GS.TSKH Trần Đình Lý
Phản biện 2: PGS.TS Triệu Văn Hùng
Phản biện 3: PGS.TS Đặng Kim Vui
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà
nước họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà N
ội vào
hồi 8 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2009
Có thể tìm luận án tại thư viện:
• Thư viện Quốc gia
• Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp
3
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu về đa dạng thực vật (bao gồm cả hệ thực vật và thảm thực
vật), sự biến đổi của thực vật theo đai cao, các nguy cơ gây suy giảm và đề
xuất các giải pháp cũng như xác định các chương trình hành động cụ thể
nhằm bảo tồn đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một đề tài
nghiên cứu rất có ý nghĩa, cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, nó phần nào bổ
sung cho kho tàng kiến thức về đa dạng tài nguyên thực vật của Việt Nam,
phần nào giúp ích cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên
ở nơi đây ngày một hiệu quả hơn.
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu luận án đã thu được các kết quả đó
là: Kể từ khi VQG Hoàng Liên được chính thức thành lập (năm 2002) đến
nay thì đây là công trình đã thống kê đầy đủ nhất số lượng loài, chi, họ cho
hệ thực vật của VQG; Đồng thời đã bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam 1 họ
đơn loài, 1 chi đơn loài và 3 loài mới; Luận án lần đầu tiên đã áp dụng theo
hệ thống phân loại của UNESCO đưa ra năm 1973 và được Phan Kế Lộc
áp dụng vào Việt Nam năm 1985 để mô tả và hệ thống phân loại hệ thảm
thực vật ở Hoàng Liên; Cũng là lần đầu tiên, sự biến đổi của thực vật theo
đai độ cao địa hình đã được nghiên cứu, cả trên phương diện cấu trúc thảm
thực vật và thành phần thực vật; Và cuối cùng đã xác định được các nguy
cơ cũng như đề xuất các giải pháp và xác định được các chương trình hành
động cụ thể nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học ở
VQG Hoàng Liên.
Cấu trúc của luận án gồm:
• Đặt vấn đề: 03 trang
• Chương 1: 31 trang
• Chương 2: 14 trang
• Chương 3: 87 trang
• Kết luận và khuyến nghị: 05 trang
• Phần phụ lục 87 trang
Luận án bao gồm: 48 bảng, 44 hình và 15 phụ lục
4
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chúng tôi chỉ điểm qua các công trình đã nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở Việt Nam mà có liên quan đến nghiên cứu luận án:
1.1.1. Về thảm thực vật
- Trên thế giới: Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới như: Ở
Châu âu có Schmitthusen (1959); Phần Lan có Caiande A.K; Hoa Kỳ có
Clement; Vùng nhiệt đới có Schimper (1918); … và năm 1973 UNESCO
đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc
ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ 1:2.000.000.
- Ở Việt Nam: Trước năm 1960 các công trình nghiên cứu về thảm thực
vật chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài như:
Chevalier (1918), Maurand (1943), Dương Hàm Hy (1956), Rollet, Lý Văn
Hội và Neay Sam Oil (1958); Trần Ngũ Phương (1970, 1995) đã xây dựng
bảng phân loại rừng miền Bắc; Thái Văn Trừng (1978, 1999) đã xây dựng
nên bảng phân loại rừng Việt Nam; Phan Kế Lộc (1985) dựa trên khung
phân loại của UNESCO (1973) đã đưa ra khung phân loại thảm thực vật ở
Việt Nam; Vũ Đình Huề (1984) đã đưa ra phương pháp phân loại rừng để
phục vụ các mục đích kinh doanh; vv…
- Ở Hoàng Liên: Có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Trần Đình
Lý (1996); Nguyễn Nghĩa Thìn cùng các cộng sự (1998).
1.1.2. Về hệ thực vật
- Trên thế giới: Năm 1623 Bauhin, nhà thực vật Thụy Sĩ công bố “Pinax
theatribotaniei” đã thống kê 6.000 loài cây, chính ông đã dùng tên gọi hai
từ; Nhà sinh vật người Anh, Ray đã công bố nhiều công trình
- Ở Việt Nam: Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ thực vật Việt
Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ; Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã
công bố 7 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988); Trần Đình Lý và cộng
sự (1993) đã công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam; Võ Văn Chi (1997) đã
công bố Từ điển cây thuốc Việt Nam; Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ Cây
cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993); Nguyễn Tiến Bân (1990)
đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam
hiện biết 8500 loài, 2050 chi; Phan Kế Lộc (1996) đã tổng kết hệ thực vật
Việt Nam có 9628 loài cây hoang dại có mạch, thuộc 2010 chi, 291 họ;
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống
5
Brummitt (1992) cho thấy hệ thực vật Việt Nam hiện có 10.580 loài, 2582
chi, 395 họ thực vật bậc cao; vv…
- Ở Hoàng Liên: Nghiên cứu về hệ thực vật ở Hoàng Liên tiêu biểu như:
Nghiên cứu quan trọng nhất là của Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị
Thời (1999): Đa dang thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Fanxipăng
(1999) ngoài ra còn có các công trình khác: Võ Văn Chi (1970): Thảm thực
vật và hệ thực vật Sa Pa và Fanxipăng; Kem, N., L.M. Chan và M. Dilger
(1994): Chương trình nghiên cứu rừng Việt Nam, Mô tả và đánh giá bảo
tồn Hoàng Liên; Nguyễn Nghĩa Thìn, Daniel Harder (1996): Đa dạng thực
vật Fanxipăng - núi cao nhất của Việt Nam; Andrrew T., Steven Sw., Mark
G. và Hanna S. (1999): Điều tra đa dạng sinh học và các giá trị bảo tồn tại
Hoàng Liên.
1.1.3. Về nguy cơ gây suy giảm và biện pháp bảo tồn đa dạng sinh
học
- Trên thế giới: Được ký kết ở Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường
và phát triển ở Rio De Janeiro, ngày 5/6/1992 nhằm bảo vệ tính ĐDSH trên
toàn thế giới, có 183 nước phê chuẩn, trong đó có Việt Nam; WWF xuất
bản cuốn “Cứu lấy trái đất” (Carring for the earth). Cùng năm, IUCN và
UNEP xuất bản cuốn chiến lược ĐDSH và chương trình hành động
- Ở Việt Nam: Qua ba thời kỳ phát triển, hệ thống rừng đặc dụng của
Việt Nam không những được mở rộng về diện tích mà số lượng cũng tăng
lên. Hệ thống khu bảo tồn phân bố đều khắp ở các vùng địa lý sinh học của
cả nước. Tính đến 30/3/2007, cả nước đã có 130 khu RĐD, gồm 30 VQG.
Tổng diện tích tự nhiên là 2.395.200 ha, trong đó các VQG có tổng diện
tích là 1.045.927ha. Đây là kết quả việc áp dụng sáng tạo hệ thống các khu
bảo vệ của IUCN vào thực tiễn Việt Nam.
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa l
ý: có vị trí địa lý từ 22
o
09' - 23
o
30' độ vĩ Bắc và 103
o
00- 103
o
59' độ kinh Đông. Về địa giới hành chính nằm trên địa bàn 6 xã:
San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Mường Khoa và Thân Thuộc thuộc
hai huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Địa hình: Gồm hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc biệt có đỉnh núi Fanxipăng cao 3.143m.
1.2.3. Địa chất và thổ nhưỡng: Kết quả điều tra phân loại đất đá xác
định trong khu vực có 2 nhóm, gồm 8 lo
ại đất chính.
6
1.2.4. Khí hậu
− Bức xạ phổ biến ở mức 100 - 135 Kcal/cm
2
/ năm.
− Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 13 - 21
0
C.
− Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%.
− Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, tốc độ TB 2,7 m/s
− Lượng mưa: Trung bình tháng khoảng 50 - 100 mm
− Có các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương mù, Mưa phùn, Giông,
Mưa đá, Tuyết, Sương muối.
1.2.5. Thuỷ văn: Tạo nên hai hệ suối chính: Hệ suối thuộc khu vực
Đông Bắc huyện Sa Pa và hệ suối khu vực Tây Nam dãy Hoàng Liên
1.2.6. Tài nguyên rừng, đất rừng và các hoạt động về nông lâm
nghiệp: Tổng diện tích là: 51.800 ha trong đó vùng lõi 29.845 ha và vùng
đệm 21.955 ha
1.2.7. Dân số: Theo điều tra năm 2004 số dân sống trong vùng lõi và
vùng đệm VQG Hoàng Liên là 30.697 người với 4.151 hộ. Mật độ dân số
bình quân trong khu vực điều tra là 59 người/km2
1.2.8. Lao động và tập quán:
- Lao động: Tổng số người đến độ tuổi lao động chiếm 41,9% tổng số
nhân khẩu.
- Tập quán canh tác, sản xuất chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên sẵn có
của đất. Năng suất thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
1.2.9. Văn hoá xã hội
- Văn hoá: Gồm nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, các hoạt động văn hoá
cũng rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng.
- Giáo dục: Nạn thất học, mù chữ còn phổ biến chiếm 31,5% trẻ em
trong độ tuổi đi học bị thất học.
- Y tế: Tình hình số trạm y tế thiếu nghiêm trọng, số đã có thì cũng
xuống cấp nghiêm trọng.
1.2.10. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng
Giao thông của các xã trong khu vực VQG Hoàng Liên gặp nhiều khó
khăn. Các đường liên xã, liên thôn chỉ là đường mòn đi bộ hoặc bằng ngựa
1.2.11. Các đặc điểm về lịch sử văn hoá
Trong khu vực VQG Hoàng Liên mới phát hiện được di tích lịch sử văn
hoá của nền văn hoá cổ xưa đó là bãi đá khắc chữ cổ.
7
Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
− Mục tiêu: Đánh giá cho được tính đa dạng hệ thực vật, sự biến đổi của
thực vật theo đai cao, xác định các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật
đề xuất giải pháp và xây dựng chương trình hành động nhằm bảo tồn đa
dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai .
− Đối tượng: Bao gồm các trạng thái rừng, toàn bộ thành phần loài hệ thực
vật có mạch và các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật ở VQG Hoàng
Liên.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đa dạng hệ thực vật:
− Xây dựng hoàn thiện danh lục các loài thực vật một cách đầy đủ và có
hệ thống đến thời điểm nghiên cứu.
− Đa dạng bậc ngành và dưới ngành.
− Đa dạng về dạng sống.
− Đa dạng về yếu tố địa lý thực vật.
− Đa dạng về giá trị sử dụng, tài nguyên thực vật đặc hữu và quí hiếm.
2.2.2 Đa dạng thảm thực vật:
− Mô tả các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật rừng.
− Hệ thống các kiểu thảm thực vật.
2.2.3 Sự biến đổi của thực vật theo độ cao:
− Sự biến đổi của thảm thực vật theo đai độ cao
− Sự biến đổi về thành phần loài thực vật theo đai độ cao
2.2.4 Nguy cơ suy giảm và giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật:
− Xác định các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật.
− Đề xuất các giải pháp và xác định các chương trình hành động cụ thể để
bảo tồn đa dạng thực vật ở VQG Hoàng Liên
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8
2.3.1. Phương pháp luận
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. Phương pháp thừa kế:
Tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu có trước về các vấn
đề đa dạng thực vật là hết sức quan trọng và cần thiết.
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
− Phương pháp nghiên cứu Đa dạng hệ thực vật: Áp dụng phương pháp
của Nguyễn Nghĩa Thìn được giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu
Đa dạng sinh vật” (1997)
− Phương pháp nghiên cứu đa dạng thảm thực vật: Áp dụng thang phân
loại của UNESCO (1973) đã được Phan Kế Lộc vận dụng vào Việt Nam
(1985).
− Phương pháp nghiên cứu sự bi
ến đổi của thực vật theo đai cao:
+ Xác định khoảng cách các đai độ cao: Chọn cố định sự phân hóa của
độ cao (trung bình là 500m/đai) từ đó tìm ra sự phân hóa của thực vật theo
độ cao.
+ Thiết lập ô tiêu chuẩn: Với mỗi đai cao cố định cách nhau 500m chọn
và lập ô tiêu chuẩn với diện tích đồng nhất là 1 ha (Mỗi đai chọn 5 ô tiêu
chuẩn, mỗi ô có diện tích 2000m
2
với kích thước 40 x 50m).
+ Thông tin thu thập trong ô tiêu chuẩn gồm: Vị trí ô, địa hình, địa mạo,
hướng phơi, trạng thái thảm thực vật, độ che phủ,…
+ Xác định phân bố thực vật theo độ cao: Xác định độ cao phân bố loài
được thực hiện trong quá trình thu mẫu ngoài thực địa và bổ sung thông tin
dựa vào tài liệu chính là: Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 1, 2, 3)
+ Đánh giá sự biến đổi của thực vật theo độ cao.
−
Phương pháp xác định các nguy cơ suy giảm và đề xuất giải pháp bảo
tồn hệ thực vật:
+ Xác định các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật: Sử dụng
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA) và phương pháp phân tích 5 nguy cơ (5 WHYs)
+ Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật: Trên cơ sở phân tích
các nguy cơ cụ thể để đưa ra giải pháp
+ Xây dựng ch
ương trình hành động cụ thể cho từng nguy cơ.
9
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT VQG HOÀNG LIÊN
Trong quá trình nghiên cứu, liên tục từ năm 2003 đến nay, chúng tôi
đã thực hiện 10 đợt nghiên cứu thực địa, trải rộng trên phạm vi toàn VQG
Hoàng Liên, trong đó tập trung ở 10 tuyến đặc trưng xem Hình 3. 1 sau
đây:
BẢN HỒ
TẢ VAN
LAO CHẢI
SAN SẢN HỒ
MƯỜNG KHOA
THÂN THUỘC
TT SA PA
%
TRỤ SỞ VQG
TuyếnTả Chung Hồ
4/2005 + 1/2007
Tuyến Séo Trung Hồ
11/2003
TuyếnSéoMýTỷ
4/2004
TuyếnLao Chải
4/2004
TuyếnSínChải
4/2005
TuyếnsuốiVàng
5/2003
TuyếnPhanSiPăng – Sín Chải
4/2004 + 3-4/2005
TuyếnSan Sả Hồ
4/2004
PHAN SI PĂNG
3143m
BẢN HỒ
TẢ VAN
LAO CHẢI
SAN SẢN HỒ
MƯỜNG KHOA
THÂN THUỘC
TT SA PA
%
TRỤ SỞ VQG
TuyếnTả Chung Hồ
4/2005 + 1/2007
Tuyến Séo Trung Hồ
11/2003
TuyếnSéoMýTỷ
4/2004
TuyếnLao Chải
4/2004
TuyếnSínChải
4/2005
TuyếnsuốiVàng
5/2003
TuyếnPhanSiPăng – Sín Chải
4/2004 + 3-4/2005
TuyếnSan Sả Hồ
4/2004
PHAN SI PĂNG
3143m
BẢN HỒ
TẢ VAN
LAO CHẢI
SAN SẢN HỒ
MƯỜNG KHOA
THÂN THUỘC
TT SA PA
%
TRỤ SỞ VQG
TuyếnTả Chung Hồ
4/2005 + 1/2007
Tuyến Séo Trung Hồ
11/2003
TuyếnSéoMýTỷ
4/2004
TuyếnLao Chải
4/2004
TuyếnSínChải
4/2005
TuyếnsuốiVàng
5/2003
TuyếnPhanSiPăng – Sín Chải
4/2004 + 3-4/2005
TuyếnSan Sả Hồ
4/2004
PHAN SI PĂNG
3143m
Hình 3. 1. Sơ đồ các tuyến điều tra thực địa ở VQG Hoàng Liên
10
3.1.1. X ây dựng hoàn thiện danh lục
− Qua nghiên cứu đã xây dựng được danh lục thực v ật VQG Hoàng Liên
gồm có: 2432 loài thuộc 898 chi, 209 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có
mạch, đã bổ sung cho danh lục “Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao
Sa Pa Fanxipăng” của Nguyễn Nghĩa Thìn, (1998), được 408 loài, 127 chi
và 9 họ
− Phát hiện họ, chi và các loài mới cho hệ thực vật Việt Nam: Trong quá
trình nghiên cứu đó tác giả đã cùng với thày giáo hướng dẫn khoa học và
các nhà khoa học khác đã phát hiện bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam
được:
+ Ghi nhận họ mới: Tứ trụ - Tetracentraceae Oliv. với loài Tứ trụ tàu -
Tetracentron sinense Oliv. in Hook.
+ Ghi nhận chi mới: Decaisnea J.D. Hooker & Thomson với loài Thập
tháp đặc biệt - Decaisnea insignis (Griffth) J.D. Hooker & Thomson.
Thuộc họ Lạc di (Lardizabalaceae).
+ Ghi nhận 3 loài mới: Clematis montana Buch Ham. (Râu ông lão núi)
thuộc họ Hoàng Liên; Anesmone begoniifolia Lévl. et Vant. (Phong quỳ lá
thu hải đường) thuộc họ Hoàng Liên và Viburnum cordifolium Wall. ex
DC. (Vót lá tim) thuộc họ Kim ngân .
3.1.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành
3.1.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành
− Đa dạng ở bậc ngành: Hệ thực vật của VQG Hoàng Liên đã thống kê
được bao gồm 2432 loài thuộc 898 chi, 209 họ của 6 ngành thực vật, cụ thể
ghi trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Phân bố các taxon trong ngành
Tên ngành Loài Chi Họ
Tên la tin
Tên Việt Nam
SL % SL % SL %
Psilotophyta Thông đất 1 0,04 1 0,11 1 0,48
Lycopodiophyta Quyển bá 21 0,86 3 0,33 2 0,96
Equisetophyta Cỏ tháp bút 2 0,08 1 0,11 1 0,48
Polypodiophyta Dương xỉ 280 11,51 98 10,91 25 11,96
Pinophyta Thông 14 0,58 13 1,45 6 2,87
Magnoliophyta Mộc lan 2114 86,92 782 87,08 174 83,25
Tổng
2432 100 898 100 209 100
11
− Tỷ trọng của HTV Hoàng Liên với HTV Việt Nam: Kết quả so sánh
được ghi tại Bảng 3.2 cụ thể như sau:
Bảng 3. 2. Tỷ trọng của HTV Hoàng Liên so với HTV Việt Nam
Hoàng Liên Việt Nam (*)
Ngành
Số loài Tỷ lệ%Số loài Tỷ lệ%
Hoàng Liên
/Việt Nam
Psilotophyta 1 0,04 2 0,02 50
Lycopodiophyta 21 0,86 57 0,54 36,84
Equisetophyta 2 0,08 2 0,02 100
Polypodiophyta 280 11,51 644 6,09 43,48
Pinophyta 14 0,58 63 0,60 22,22
Magnoliophyta 2114 86,92 9812 92,74 21,55
Tổng 2432 100 10580 100 22,99
(*: Số liệu theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)
3.1.2.2. Các chỉ số đa dạng:
- Các chỉ số đa dạng: Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3 sau đây:
Bảng 3. 3. Các chỉ số đa dạng của HTV VQG Hoàng Liên
Cấp bậc chỉ số Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/số họ
Psilotophyta 1,00 1,00 1,00
Lycopodiophyta 7,00 10,50 1,50
Equisetophyta 2,00 2,00 1,00
Polypodiophyta 2,86 11,20 3,92
Pinophyta 1,08 2,33 2,17
Magnoliophyta 2,70 12,15 4,49
Hệ thực vật 2,71 11,64 4,30
- So sánh các chỉ số đa dạng của HTV ở Hoàng Liên với HTV khác:
Kết quả so sánh được ghi ở Bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4 So sánh các chỉ số đa dạng của một số hệ thực vật
Các chỉ số Hoàng Liên Cúc Phương Pù Mát Bạch Mã Cát Tiên
Chỉ số họ 11,64 9,66 12,35 8,95 9,03
Chỉ số chi 2,71 1,94 2,68 2,16 1,92
Số chi / số họ
4,30 5,00 4,61 4,15 4,7
(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)
12
3.1.2.3. Tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan: Tỷ trong các hai lớp
trong ngành mộc lan được xác định ở Bảng 3.5 như sau:
Bảng 3. 5. Tỷ trọng của hai lớp trong ngành Mộc lan
Tên taxon Loài % Chi % Họ %
Lớp Hành (Liliopsida) 1700 80,42 626 80,05 147 84,48
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
414 19,58 156 19,95 27 15,52
Ngành mộc lan (Magnoliophyta)
2114 100 782 100 174 100
Tỷ lệ Mộc lan / Hành 4,11 4,01 5,44
3.1.2. Đa dạng ở bậc dưới ngành
3.1.2.1. Đa dạng bậc họ: Qua thống kê 10 họ đa dạng nhất thì thấy họ có
số chi ít nhất là 16. Còn nếu thống kê các họ có 10 chi trở lên có 26 họ. Chi
tiết ghi Bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6 Các họ thực vật đa dạng nhất ở HTV Hoàng Liên
TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %
1 Orchidaceae Họ Lan 134 5,51 47 5,23
2 Rubiaceae Họ Cà phê 88 3,62 35 3,90
3 Asteraceae Họ Cúc 85 3,50 42 4,68
4 Rosaceae Họ Hoa hồng 85 3,50 17 1,89
5 Cyperaceae Họ Cói 76 3,13 14 1,56
6 Ericaceae Họ Đỗ quyên 74 3,04 10 1,11
7 Araliaceae Họ Nhân sâm 58 2,38 14 1,56
8 Theaceae Họ Chè 57 2,34 10 1,11
9 Poaceae Họ Lúa 56 2,30 38 4,23
10 Polypodiaceae Họ Ráng đa túc 53 2,18 16 1,78
10 họ đa dạng nhất (4,78% số họ) 766 31,50 243 27,06
11 Lamiaceae Họ Bạc hà 52 2,14 26 2,90
12 Myrsinaceae Họ Đơn nem 49 2,01 4 0,45
13 Dryopteridaceae Họ 44 1,81 10 1,11
14 Fagaceae Họ Dẻ 42 1,73 6 0,67
15 Moraceae Họ Dâu tằm 40 1,64 4 0,45
16 Lauraceae Họ Long não 39 1,60 12 1,34
17 Melastomataceae Họ Mua 37 1,52 16 1,78
18 Fabaceae Họ Đậu 37 1,52 21 2,34
19 Urticaceae Họ Gai 37 1,52 13 1,45
20 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 34 1,40 16 1,78
21 Scrophulariaceae Họ Hoa mõn chó 28 1,15 16 1,78
22 Convallariaceae Họ Tỏi đá 28 1,15 10 1,11
23 Woodsiaceae 27 1,11 7 0,78
13
TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %
24 Smilacaceae Họ Kim cang 27 1,11 2 0,22
25 Thelypteridaceae 26 1,07 16 1,78
26 Gesneriaceae Họ Thượng tiễn 25 1,03 10 1,11
Tổng (19,14% tổng số họ) 1338 55,02 432 48,11
− Các họ thực vật nguyên thuỷ: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị
Thời (1999) trong tài liệu “Đa dang thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa -
Fanxipăng” đã phát hiện một số họ nguyên thủy như: Mộc lan -
Magnoliaceae, Na - Annonaceae, Hoa sói - Chloranthaceae, Phòng kỷ -
Aristolochiaceae, Hoàng Liên - Ranunculaceae, Long não - Lauraceae
3.1.2.2. Đa dạng bậc chi
− Các chi đa dạng nhất: Đã thống kê được 10 chi đa dạng nhất với số loài
ít nhất trong mỗi chi là 20 loài trở lên và đã th
ống kê được các chi có từ 12
loài trở lên thì có 31 chi tiết xem bảng 3.7 sau đây:
Bảng 3.7 Các chi đa dạng nhất c
ủa hệ thực vật Hoàng Liên
STT Tên chi Thuộc họ
Số loài
%
1
Carex
Cyperaceae 45 1,71
2
Rhododendron
Ericaceae 42 1,59
3
Rubus
Rosaceae 41 1,56
4
Ficus
Moraceae 34 1,29
5
Smilax
Smilacaceae 26 0,99
6
Ardisia
Myrsinaceae 25 0,95
7
Asplenium
Aspleniaceae 24 0,91
8
Schefflera
Araliaceae 21 0,80
9
Lithocarpus
Fagaceae 21 0,80
10
Eurya
Theaceae 20 0,76
10 chi đa dạng nhất (1,01% tổng số chi) 280 11,81
11
Liparis
Orchidaceae 20 0,76
12
Acer
Aceraceae 18 0,68
13
Symplocos
Symplocaceae 18 0,68
14
Vaccinium
Ericaceae 17 0,65
15
Begonia
Begoniaceae 17 0,65
16
Dendrobium
Orchidaceae 16 0,61
17
Elaeocarpus
Elaeocarpaceae 16 0,61
18
Camellia
Theaceae 15 0,57
19
Dryopteris
Dryopteridaceae 15 0,57
20
Polygonum
Polygonaceae 14 0,53
14
STT Tên chi Thuộc họ
Số loài
%
21
Pteris
Pteridaceae 14 0,53
22
Quercus
Rosaceae 14 0,53
23
Selaginella
Fagaceae 14 0,53
24
Senecio
Myrsinaceae 13 0,49
25
Tetrastigma
Vitaceae 13 0,49
26
Clematis
Ranuculaceae 13 0,49
27
Diplazium
Polypodiaceae 12 0,46
28
Lepisorus
Polypodiaceae 12 0,46
29
Maesa
Myrsinaceae 12 0,46
30
Prunus
Rosaceae 12 0,46
31
Viola
Violaceae 12 0,46
Tổng số loài (3,13% tổng số chi của toàn hệ) 577 29,0
− Các chi thực vật tàn dư: Khu vực còn có nhiều loài là đặc trưng cho
thực vật á nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đệ tam, như các chi sau: Acer, Carex,
Magnolia, Rhodoleia, Liquidambar, Ranuculus, Houdendron,
Rehderodendron, Schisandra, Kadsura, Buddleja, Cornus, Fordiophyton,
Viola, Aniandra, Anneslea, Liriodendron, Sorbus, Manglietia,vv…
3.1.3. Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật
Đã xác định được vùng phân bố của tổng số 2174 loài trong tổng số
2432 loài chiếm 89,4%. Từ đó tính toán cho phổ các yếu tố địa lý của hệ
thực vật VQG Hoàng Liên cụ thể như sau:
Bảng 3. 8. Các yếu tố địa lý thực vật của HTV Hoàng Liên
Nhóm và các yếu tố Ký hiệu Số loài Tỷ lệ%
Toàn thế giới 1 19 0.78
Nhiệt đới 81,09
Liên nhiệt đới 1,68
Liên nhiệt đới 2 30 1.23
Nhiệt đới Á - Úc - Mỹ 2.1 1 0.04
Nhiệt đới Á - Phi - Mỹ 2.2 7 0.29
Nhiệt đới Á - Mỹ 2.3 3 0.12
Cổ nhiệt đới 1,48
Cổ nhiệt đới 3 17 0.70
Nhiệt đới á - úc 3.1 75 3.08
Nhiệt đới á - Phi 3.2 17 0.70
Nhiệt đới châu Á 74,29
Nhiệt đới châu Á 4 311 12.79
15
Nhóm và các yếu tố Ký hiệu Số loài Tỷ lệ%
Đông Nam Á 4.1 107 4.40
Lục địa châu Á 4.2 394 16.20
Lục địa ĐNA 4.3 141 5.80
Đông Dương - Nam Trung Hoa
4.4 279 11.47
Đông Dương 4.5 28 1.15
Đặc hữu 23,12
Đặc hữu Việt nam 6 221 9.05
Cận đặc hữu Việt Nam 6.1 220 9.05
Đặc hữu Hoàng Liên 6.2
122
5.02
Ôn đới 5,92
Ôn đới 5 12 0.49
Đông á - Bắc Mỹ 5.1 5 0.21
Ôn đới cổ thế giới 5.3 9 0.37
Đông á 5.4 118 4,85
Chưa xác định 258 10.61
Tổng số 2432 100
3.1.4. Đa dạng về dạng sống: Được ghi trong Bảng 3.9 sau:
Bảng 3.9 Phổ dạng sống của hệ thực vật VQG Hoàng Liên
Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ% SB
Nhóm cây chồi trên Ph 1724 70,89 79,26
Cây gỗ lớn Mg 75 3,08 3,45
Cây gỗ vừa Me 247 10,16 11,36
Cây gỗ nhỏ Mi 218 8,96 10,02
Cây chồi trên lùn Na 322 13,24 14,80
Cây bì sinh Ep 171 7,03 7,86
Cây chồi trên thân thảo Hp 389 16,00 17,89
Cây dây leo Lp 282 11,60 12,97
Cây kí sinh hay bán kí sinh Pp 20 0,82 0,92
Nhóm cây chồi sát đất Ch 170 6,99 7,82
Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 31 1,27 1,43
Nhóm cây chồi ẩn Cr 110 4,48 5,06
Nhóm cây một năm Th 140 5,76 6,44
Chưa xác định 257 10,57
Tổng số 2432 100
100
Qua bảng trên đã thiết lập phổ dạng sống cho hệ thực vật Hoàng Liên
như sau: SB = 79,26Ph+ 7,82Ch + 1,43Hm + 5,06Cr + 6,44Th
16
3.1.5. Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật
3.1.5.1. Đa dạng tài nguyên cây có ích: Kết quả nghiên cứu đã kiểm kê có
1053 loài cây có ích chiếm 43,3%. Cụ thể ghi Bảng 3.10 sau:
Bảng 3.10 Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở hệ thực vật Hoàng Liên
TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ %
1. Cây dùng làm thuốc M 761 31,29
2. Cây ăn được Ed 239 9,83
3. Cây lấy gỗ T 200 8,22
4. Cây trồng làm cảnh Or 167 6,87
5. Cây cho dầu Oil 35 1,44
6. Cây cho sợi F 33 1,36
7. Cây cho tinh dầu Eo 27 1,11
8. Cây độc Mp 16 0,66
9. Cây cho tanin, nhựa, nhuộm Ta 11 0,45
10. Cây có công dụng khác U 15 0,62
Tổng lượt công dụng 1053 43,30
3.1.5.2. Đa dạng tài nguyên cây quý, hiếm
− Các loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2006): 76 loài
− Các loài cây quý hiếm theo tiêu chuẩn IUCN 2000: Có 23 loài
− Các loài nằm trong danh sách của CITES: Có 9 loài
− Các loài nằm trong nghị định 32/2006/NĐ-CP: Có 30 loài
3.2. ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT
Áp dụng thang phân loại của UNESCO (1973) đã được Phan Kế Lộc
vận dụng vào Việt Nam (1985) đã xác định được hệ thống thảm thực vật ở
VQG Hoàng Liên gồm có các quần hệ và phân quầ
n hệ thực vật sau:
− I. Lớp quần hệ rừng kín:
+ IA. Phân lớp quần hệ rừng chủ yếu thường xanh:
IA2. Nhóm quần hệ RNĐTX mưa mùa:
• IA2b. Quần hệ RNĐTX mưa mùa trên núi thấp :
Phân quần hệ RNĐTX mưa mùa trên núi thấp cây lá rộng.
Phân quần hệ RNĐTX mưa mùa trên núi thấp hỗn giao cây
lá rộng - cây lá kim
Phân quần hệ RNĐTX mưa mùa trên núi thấp cây lá kim:
• IA2c. Quần hệ RNĐTX mưa mùa ở núi trung bình:
Phân quần hệ RNĐTX mưa mùa trên núi trung bình cây lá
rộng
17
Phân quần hệ RNĐTX mưa mùa trên núi trung bình hỗn giao
cây lá rộng - cây lá kim
• IA2d. Quần hệ RNĐTX tương đối ẩm ở núi cao (cận alpin)
Phân quần hệ RNĐTX tương đối ẩm ở núi cao cây lá rộng
Phân quần hệ RNĐTX tương đối ẩm ở núi cao hỗn giao cây
lá rộng và cây lá kim
• IA2o. Quần hệ rừng tre nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp
− II. Lớp quần hệ rừng thưa:
• Quần hệ rừng thưa thường xanh cây lá rộng
− III. Lớp quần hệ trảng cây bụi:
+ IIIA. Phân lớp quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh
IIIA1. Nhóm quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh cây lá rộng
• IIIA1a. Quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh cây lá rộng
trên đất địa đới
Có cây gỗ Hai lá mầm mọc rải rác
Không có cây gỗ
Trảng trúc
• IIIA1c. Quần hệ trảng cây bụi chủ yếu thường xanh cây lá rộng
cứng trên đường đỉnh
− V. Lớp quần hệ trảng cỏ:
+ VA. Phân lớp quần hệ trảng cỏ dạng lúa cao:
VA3. Nhóm quần hệ trảng cỏ dạng lúa cao có cây bụi và cây gỗ
• VA3a. Quần hệ trảng cỏ dạng lúa cao chịu hạn, có cây bụi và
cây gỗ
VA5. Nhóm quần h
ệ trảng cỏ dạng lúa cao không có cây hoá gỗ
• VA5a. Quần hệ trảng cỏ dạng lúa cao chịu hạn, có cây bụi,
không có cây gỗ
+ VB. Phân lớp quần hệ trảng cỏ dạng lúa trung bình
VB2. Nhóm quần hệ trảng cỏ dạng lúa trung bình có cây gỗ che phủ
dưới 10%, có hay không có cây bụi
• Quần hệ trảng cỏ dạng lúa trung bình có cây gỗ che phủ dưới
10%, có hay không có cây bụi
VB3. Nhóm quần hệ trảng cỏ
dạng lúa trung bình không có cây gỗ,
có cây bụi
• Quần hệ trảng cỏ dạng lúa trung bình không có cây gỗ, có cây
bụi
+ VC. Phân lớp quần hệ trảng cỏ dạng lúa thấp
VC2. Nhóm quần hệ trảng cỏ dạng lúa thấp không có cây hoá gỗ
18
VC2a. Qun h trng c dng lỳa thp chu hn, khụng cú cõy
hoỏ g, trờn t a i b thoỏi hoỏ hay b dm p
+ VD. Phõn lp qun h trng c khụng dng lỳa
VD1. Nhúm qun h trng c khụng dng lỳa cao
VD1a. Qun h ch yu c khụng dng lỳa thuc ngnh Ht kớn
v Dng x sng lõu nm
Thm nhõn tỏc.
Qua kt qu nghiờn cu thm thc vt nờu trờn chỳng tụi XD bn
thm thc vt VQG Hong Liờn nh hỡnh 3.2 sau õy:
VA5a. Trảng cỏ dạng lúa cao nhiệt đới chịu hạn, có cây bụi, không có cây gỗ
VC2. Trảng cỏ dạng lúa thấp nhiệt đới không có cây hoá gỗ
VC2a. Trảng cỏ dạng lúa thấp nhiệt đới chịu hạn, không có cây hoá gỗ, trên đất địa đới bị thoái hoá hay bị dẫm đạp
Đất canh tác
Núi đá
Nơng rãy
Rừng trồng
IIIA1a. Trảng cây bụi nhiệt đới chủ yếu thờng xanh cây lá rộng trên đất địa đới
VD1. Trảng cỏ không dạng lúa cao nhiệt đới
VD. Trảng cỏ không dạng lúa
VD1a. Chủ yếu cỏ không dạng lúa thuộc ngành Hạt kín và Dơng xỉ sống lâu năm
IA2b. Rừng nhiệt đới thờng xanh ma mùa trên núi thấp
VA. Trảng cỏ dạng lúa cao
V. Trảng cỏ (thảm cỏ - Herbaceous Vegetation)
VA3. Trảng cỏ dạng lúa cao nhiệt đới có cây bụi và cây gỗ
VA3a. Trảng cỏ dạng lúa cao nhiệt đới chịu hạn, có cây bụi và cây gỗ
IA2c. Rừng nhiệt đới thờng xanh ma mùa ở núi trung bình
VA5. Trảng cỏ dạng lúa cao nhiệt đới không có cây hoá gỗ
IA2d. Rừng nhiệt đới thờng xanh tơng đối ẩm ở núi cao (cận alpin)
IA2o. Rừng tre (Bambusoideae) nhiệt đới ở địa hình thấp và núi thấp
VC. Trảng cỏ dạng lúa thấp
II. Lớp quần hệ rừng tha (Open stand of tree)
IIIA1c. Trảng cây bụi nhiệt đới chủ yếu thờng xanh cây lá rộng cứng trên đờng đỉnh
Đất khác
Dân c
III. Lớp quần hệ Trảng cây bụi (Thảm cây bụi - Scrubland or thicket)
IIIA1. Trảng cây bụi nhiệt đới chủ yếu th ờng xanh cây lá rộng
IIIA. Trảng cây bụi chủ yếu thờng xanh
I. Lớp quần hệ rừng kín (closed forest)
IA. Rừng chủ yếu thờng xanh
IA2. Rừng nhiệt đới thờng xanh ma mùa
Sông suối
Ranh giới xã
24
74
24
70
24
72
24
68
24
66
24
62
24
64
76
24
3
97.855
3
96
77.0
24
92
3
3
94
90
88
3
3
3
86
3
84
3
82
24
60
24
58
24
50
48
24
54
24
24
56
24
52
46
24
3
96
3
97.654
3
94
92
3
3
90
88
3
3
86
3
82
3
84
80
3
3
78
3
76
3
72
3
74
70
3
3
69.269
46.589
56
24
58
24
52
24
54
24
60
24
50
24
24
48
24
80
78
3
3
3
76
3
74
3
72
3
69.526
3
70
24
77.3
76
24
72
24
74
24
70
24
66
24
68
24
62
24
64
24
Bản đồ thảm thực vật vờn quốc gia hong liên
Tỷ lệ : 1 / 50.000
X Nậm Sài
N Hoàng Tha Thâu
Ba.Nậm Kéng
Nậm Toóng
Bản Dền
Tả Tru ng Hồ
Tả Tru ng Hồ
X Bản Hồ
Ba. Séo Mí Tỷ
Ba. Séo Trung Hồ
S
e
o
C
h
ă
n
g
H
o
M
ơ
n
g
H
o
à
H
o
Ba. Giảng Tả Chải Mán
Ba. Tả Văn
X Tả Văn
Ba. Dền Thắng
Ho Tao Sa n
X Thân Thuộc
Ba. Séo Mí Tỷ
Ba. Tả Van Mèo
Bản Lao Chải
Giang Ta
X Lao Chải
Bản ý Lin Hồ
Ba. Lao Chải San
Ba.Lồ Hàng Chải
Ba.Cát Cát
Ba. ý Lỉn Hồ
Bản Sín Chải
3143
N.Phan Xi Phăng
X San Sả Hồ
Đèo Sa Pa
Xã Mờng khoa
Chú giải
Hỡnh 3. 2. Bn thm thc vt VQG Hong Liờn
19
3.3. SỰ BIẾN ĐỔI THỰC VẬT THEO ĐỘ CAO
3.3.1. Sự biến đổi thảm thực vật theo độ cao:
Qua những nghiên cứu theo không gian và bản chất của thảm thực
vật thì sự biến đổi các trạng thái thảm thực vật theo đai cao được thể hiện
trong bảng 3.11 và hình 3.3 cụ thể như sau:
Bảng 3.11 Sự biến đổi cấu trúc của thảm thực vật theo độ cao
Đai
độ cao
Thảm thực vật đặc trưng
Số
tầng
Cây cao
TB và
cao nhất
Rừng nhiệt đới thường xanh thứ sinh mưa mùa
trên đất thấp cây lá rộng
2
Dưới
1000m
Rừng tre, Trảng bụi và trảng cỏ nhiệt đới
11 m
Cao nhất:
25m
Rừng kín nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên
núi thấp cây lá rộng
3
RNĐTX thứ sinh mưa mùa trên núi thấp cây lá
rộng
2
Từ
1000m
đến
1500m
Rừng tre, Trảng bụi và trảng cỏ nhiệt đới
12 m
Cao nhất:
30 m
Rừng kín á nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên
núi thấp cây lá rộng
3
Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh mưa
mùa trên núi thấp cây lá rộng
2
Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh mưa
mùa trên núi thấp hỗn giao cây lá rộng - lá kim
2
Từ
1500m
đến
2000m
Trảng trúc, Trảng bụi và trảng cỏ á nhiệt đới
13 m
Cao nhất:
27m
Rừng kín á nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên
núi thấp tầng trên cây lá rộng
2
Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh mưa
mùa trên núi thấp tầng trên hỗn giao cây lá rộng
- lá kim
2
Rừng á nhiệt đới thường xanh thứ sinh mưa
mùa trên núi thấp tầng trên cây lá rộng
2
Từ
2000m
đến
2500m
Trảng trúc, Trảng bụi và trảng cỏ á nhiệt đới
chịu hạn
16 m
Cao nhất:
25m
Trên
Rừng kíná nhệt đới thường xanh mưa mùa trên
núi vừa tầng dưới cây lá rộng
1
9 m
Cao nhất:
20
Đai
độ cao
Thảm thực vật đặc trưng
Số
tầng
Cây cao
TB và
cao nhất
Rừng kín á nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên
núi vừa tầng dưới hỗn giao cây lá rộng - lá kim
1
2500m
Trảng trúc, Trảng bụi và trảng cỏ á nhiệt đới
chịu hạn
18m
Hình 3. 3. Khái quát sự phân đai ở VQG Hoàng Liên
21
3.3.2. Sự biến đổi thành phần loài thực vật theo độ cao
3.3.2.1. Sự biến đổi số loài theo độ cao: Chi tiết ghi ở Bảng 3.12 sau:
Bảng 3. 12. Sự phân hóa số loài theo độ cao
Đai độ cao Số lượng loài % số loài
Dưới 1000m 1812 74,51
Từ 1001m đến 1500m 1986 81,66
Từ 1501m đến 2000m 1636 67,27
Từ 2001m đến 2500m 249 10,24
Trên 2501m 87 3,58
Tổng số loài 2432 100
3.3.2.2. Mối quan hệ số lượng loài giữa các đai cao:
Bảng 3. 13. Số loài chung nhau giữa các đai cao
Dưới 1000 1001-1500 1501-2000 2001-2500
Giữa các đai
1001-1500 1501-2000 2001-2500 2501-3143
Số loài chung nhau
1581 1481 233 82
Chỉ số Sorensen 0,83 0,82 0,25 0,49
Sự khác biệt lớn nhất được thể hiện ở giữa các đai trên và dưới
2000m, có chỉ số là 0,25. Như vậy có thể nhận định rằng ở độ cao 2000 m
là một mốc biến đổi về thành phần loài của hệ thực vật.
3.3.2.3. Sự biến đổi các loài cây quý hiếm theo đai độ cao.
Kết quả sự biến đổi các loài cây quý hiếm theo đai độ cao như bả
ng
3.14 sau đây:
Bảng 3. 14. Số loài quý hiếm theo SĐVN của các đai độ cao
Đai cao (m)
Dưới
1000
1001-
1500
1501-
2000
2001-
2500
2501-
3143
VQG
Tổng số loài
(Loài)
1812 1986 1636 249 87 2432
Theo SĐVN
(Loài
46 52 45 8 2 73
Tỷ lệ%
2,54 2,62 2,75 3,21 2,30 3,00
Như vậy, ranh giới 2000m có thể được coi như ranh giới chính xác giữa
đai núi thấp và đai núi cao
22
3.4. NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐDSH
3.4.1. Các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật:
Qua nghiên cứu thực tế đã xác định được các nguy cơ gây suy giảm
đa dạng sinh học ở VQG Hoàng Liên gồm:
− Sự suy giảm diện tích rừng và chất lượng rừng
− Phá rừng trồng và chế biến Thảo quả trái phép trong vùng lõi
− Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép trong vùng lõi
− Tình hình khai thác gỗ trái phép
− Cháy rừng
− Chăn, thả rông gia súc
− Tỷ lệ đói nghèo của các cộng đồng sinh sống trong vùng lõi cao
− Gia tăng dân số
− Tác động của cơ chế thị trường
− Nhận thức về các giá trị của rừng của người dân thuộc các cộng
đồng đang sinh sống trong vùng lõi còn rất thấp kém.
− Tác động mặt trái của phát triển Du lịch
− Cơ sở vật chất thấp kém
− Hiệu lực pháp luật chưa cao
3.4.2. Giải pháp và các chương trình hành động cụ thể bảo tồn đa
dạng thực vật ở VQG Hoàng Liên
3.4.2.1. Các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng hệ thực vật
Từ các nguy cơ nêu trên, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm bảo
tồn được đa dạng hệ thực vật như sau:
− Nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐDSH cho cộng đồng sống trong
và xung quanh VQG
− Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
− Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
− Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, điều tra giám sát và bảo
tồn ĐDSH ở VQG Hoàng Liên
− Giải pháp ổn định dân số
3.4.2.2.Chương trình hành động cụ thể:
Để triển khai được các giải pháp trên, các chương trình hành động cụ thể
đã được xác định nhằm giảm thiểu nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật ở
VQG Hoàng Liên cụ thể như sau:
23
Bảng 3. 16. Các chương trình hành động cụ thể
TT Nguy cơ
Các chương trình hành động cụ thể
1
Suy giảm
diện tích
và chất
lượng
rừng
- Quản lý, kiểm soát quỹ đất hiện có (Đất rừng và rừng)
- Khuyến khích tái sử dụng nương rẫy bỏ hoang
- Áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, chuyển
giao công nghệ, giống, thâm canh tăng vụ,…
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
2
Trồng và
chế biến
Thảo quả
trái phép
trong
vùng lõi
- Điều tra xác định rõ số lượng nương Thảo quả hiện có
để quản lý không cho mở rộng.
- Kiểm soát không cho sấy Thảo quả tại rừng và hướng
dẫn phương pháp sấy bằng than, điện,…
- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng Thảo quả dưới
tán rừng trồng, rừng tái sinh
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
3
Khai thác
trái phép
Các lâm
sản phi
gỗ
- Thiết lập các trạm kiểm soát nhằm ngăn chặn tận gốc
nạn khai thác trái phép
- Khuyến khích nuôi trồng các loại lâm sản đã được
thuần hoá
- Kiểm soát thị trường
- Tạo công ăn việc làm bằng các hình thức lao động
khác, phát triển nghề phụ
- Duy trì việc khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia
đình tại các nơi nhạy cảm
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
4
Khai thác
gỗ, củi
trái phép
- Thiết lập các trạm kiểm soát nhằm ngăn chặn tận gốc
nạn khai thác trái phép
- Kiểm soát thị trường
- Khuyến khích các hộ tham gia các chương trình trồng
rừng, phát triển các mô hình vườn rừng - hộ gia đình
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài nguyên hiện còn sót lại,
đặc biệt là Pơ mu
- Không áp dụng chính sách tận thu Pơ mu của tỉnh
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
5
Cháy
rừng và
thiên tai
- Kiểm soát tình hình ra vào rừng
- Tuyên truyền PCCCR
- Kiện toàn BCH và các tổ đội sung kích về PCCCR
- Hàng năm tổ chức tập huấn, diễn tập PCCCR
- Tăng cường trang thiết bị dự báo và PCCCR
24
TT Nguy cơ
Các chương trình hành động cụ thể
6
Chăn thả
rông gia
súc
- Quy hoạch vùng chăn thả, lập hàng rào vùng đệm - lõi
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
- Tập huấn và hướng dẫn người dân chăn nuôi gia súc
bằng hình thức làm chuồng trại
7
Tỷ lệ đói
nghèo
cao
- Phát triển các mô hình KTXH, nông lâm kết hợp
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
- Phát triển nghề phụ, tạo công ăn việc làm
- Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển kinh
tế, nông nghiệp
- Đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển sản xuất,
và kinh tế xã hội tại địa phương
8
Gia tăng
dân số
- Tuyên truyền KHHGĐ
- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên y tế, giáo dục
9
Trình độ
dân trí
thấp
- Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao dân trí
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giáo dục
- Đầu tư phát triển KTXH
10
Áp lực
thị trường
- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng
- Đầu tư phát triển ngành nghề phụ
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông
11
Mặt trái
của phát
triển du
lịch
- Quy hoạch các loại hình du lịch và tuyến du lịch
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng, khách du lịch về
luật bảo vệ và phát triển rừng
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động du lịch trên địa bàn
- Khuyến khích cộng đồng tham gia DLST và PTBV
12
Hiệu lực
thực thi
pháp luật
chưa cao
- Họp bàn rút kinh nghiệm
- Tuyên truyền giáo dục
- Vận dụng có sáng tạo các văn bản pháp quy theo hoàn
cảnh cụ thể của địa phương
- Thiết lập mạng lưới thông tin, tuyên truyền viên cơ sở
13
Cơ sở hạ
tầng thiếu
thốn
- Quy hoạch các công trình xây dựng trên địa bàn
- Tăng cường đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất còn thiếu
- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã trong vùng lõi
25
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Đa dạng hệ thực vật
− Đã bổ sung và hoàn chỉnh bản danh lục thực vật của VQG Hoàng
Liên đến thời điểm nghiên cứu gồm 2432 loài thuộc 898 chi, 209 họ thuộc
6 ngành.
− Bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam được 1 họ đơn loài và 4 loài mới
− Hệ thực vật Hoàng Liên đóng góp 22,99% tổng số loài cho hệ thực
vật Việt Nam
−
Hệ thực vật Hoàng Liên có chỉ số họ là 11,64; chỉ số đa dạng chi là
2,71, số chi trung bình của mỗi họ là 4,30.
− Yếu tố Đông Nam Á hay có tỷ lệ cao nhất với 16,2% tổng số loài của
khu hệ, yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm 14,07%.
− Xây dựng được phổ dạng sống của HTV Hoàng Liên được thiết lập
như sau: SB = 78,34Ph + 7,82Ch + 1,43Hm + 5,06Cr + 6,44Th
− Tài nguyên cây có ích đã xác định là 1053 loài cây có ích, chiế
m
43,3% tổng số loài của hệ thực vật Hoàng Liên.
− Tài nguyên cây đặc hữu, quí hiếm: Trong VQG Hoàng Liên có 122
loài cây đặc hữu; đồng thời theo Sách Đỏ Việt Nam có 76 loài; Theo IUCN
2000 có 23 loài; Theo CITES có 9 loài và theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP
có 30 loài.
2. Đa dạng thảm thực vật:
Đã mô tả hệ thống thảm thực vật VQG Hoàng Liên gồm: 8 nhóm quần
hệ, 13 quần hệ, 7 phân lớp quần hệ thuộc 4 lớp quần hệ theo tiêu chuẩn của
UNESCO.
3.
Sự biến đổi thực vật theo đai độ cao
− Ở độ cao 2000m là ranh giới chính của hệ sinh thái rừng giữa đai núi
thấp và đai núi cao
4. Nguy cơ gây suy giảm và đề xuất các giải pháp bảo tồn tính đa dạng
thực vật ở VQG Hoàng Liên
− Đã xác định được 13 nguy cơ gây suy giảm tính đa dạng thực vật
− Đề xuất 5 giải pháp bảo tồn đa d
ạng thực vật. Từ đó đã xác định được
các chương trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây suy
giảm tính đa dạng thực vật ở VQG Hoàng Liên.