Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Luận án Tiến sĩ Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 220 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN
CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - EU ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN
CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - EU ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Thu
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chi



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
Luận án là trung thực, khách quan, được trích dẫn rõ ràng và đúng quy định. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài Luận án, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, khuyến khích, động viên từ các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình. Khơng có sự hỗ trợ đó, sẽ thật khó để tơi có thể hồn thành được Luận án này.
Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo và các đồng nghiệp tại
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh Tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi cũng gửi lời tri ân tới các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cũng như chia sẻ tài liệu tham khảo giúp tơi hồn thiện các nội dung trong Luận án,
cụ thể là GS. TS. Phùng Xuân Nhạ, PGS. TS. Hà Văn Hội, PGS. TS. Nguyễn Thị
Kim Anh, PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng, PGS. TS. Phạm Thái Quốc, PGS. TS. Dỗn
Kế Bơn, PGS. TS. Đặng Hồng Linh, PGS. TS. Tơ Minh Thu, TS. Vũ Thanh
Hương, TS. Phạm Thu Phương, TS. Cấn Văn Lực, TS. Trần Hồng Quang, ơng
Nguyễn Nội.
Đặc biệt, tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn của mình

là PGS. TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Tế,
ĐHQGHN và PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Chi, Giảng viên Khoa KT&KDQT đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, đưa ra những lời khuyên và định hướng trong
suốt q trình tơi thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tơi dành tất cả tình u thương và sự tri ân tới bố mẹ, chồng và các
con tôi. Họ đã luôn là nguồn động lực mạnh mẽ để tôi cố gắng phấn đấu hoàn thành
Luận án Tiến sĩ này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Phƣơng


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 8
1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Hiệp định thương mại tự do
đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................... 8
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của Hiệp định thương
mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................. 10
1.2.1.

Các nghiên cứu đánh giá tác động tiền kỳ ................................. 10

1.2.2.

Các nghiên cứu đánh giá tác động hậu kỳ ................................. 12


1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam – EU ......................................................................................... 20
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của luận án .......................... 23
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO.......................................................................................... 28
2.1. Khái quát về hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực........................ 28
2.1.1. Định nghĩa hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực ............. 28
2.1.2. Các hình thức hội nhập kinh tế khu vực ........................................ 28
2.2. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do .................................................... 31
2.2.1. Định nghĩa Hiệp định thương mại tự do........................................ 31
2.2.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do .......................................... 32
2.3. Tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài
................................................................................................... 40
2.3.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................... 40
2.3.2. Các kênh tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với
đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................................................. 46
2.3.3. Các yếu tố quyết định tác động của Hiệp định thương mại tự
do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................. 51


2.3.4. Tác động tổng thể của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu
tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................................... 55
2.4. Giới thiệu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU......................... 58
2.4.1. Bối cảnh hình thành và các diễn biến của Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU.................................................................................. 58
2.4.2. Các cam kết chính trong Hiệp định EVFTA .................................. 59
2.5. Kết luận chương 2 ................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 72

3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................... 72
3.1.1.

Cách tiếp cận hệ thống ............................................................... 72

3.1.2.

Cách tiếp cận lịch sử .................................................................. 73

3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 73
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................... 73
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................ 81
3.3. Số liệu ................................................................................................... 88
3.4. Kết luận chương 3 ................................................................................... 91
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI
TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM..................................................................................................... 93
4.1. Đánh giá tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam: tiếp cận từ khung
phân tích tác động ......................................................................................... 93
4.1.1. Yếu tố 1: Bản chất của EVFTA ...................................................... 93
4.1.2. Yếu tố 2: Sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao
giữa Việt Nam và EU ........................................................................................ 99
4.1.3. Yếu tố 3: Quan hệ đầu tư của Việt Nam và EU ........................... 102
4.1.4. Yếu tố 4: Chênh lệch giữa cam kết trong EVFTA với các cam
kết khác hoặc chính sách hiện hành của Việt Nam ........................................ 119
4.1.5. Yếu tố 5: Các yếu tố bên ngoài .................................................... 138
4.2. Đánh giá tác động của EVFTA đến FDI từ EU vào Việt Nam: Kết quả từ
mơ hình kinh tế lượng .................................................................................. 143
4.2.1. Kết quả mơ hình ........................................................................... 143



4.2.2. Thảo luận ..................................................................................... 146
4.3. Đánh giá tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam: Kết quả từ phỏng
vấn chuyên gia ................................................................................................... 147
4.4. Kết luận chương 4 ................................................................................. 152
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG BỐI
CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM –
EU ........................................................................................................................... 155
5.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thu hút FDI khi tham gia
EVFTA

................................................................................................. 155
5.1.1. Cơ hội........................................................................................... 155
5.1.2. Thách thức ................................................................................... 166

5.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI trong bối cảnh
tham gia EVFTA ................................................................................................ 168
5.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền và phổ biến về
EVFTA ............................................................................................................ 168
5.2.2. Rà soát, điều chỉnh về pháp luật, thể chế đồng thời nâng cao
khả năng thực thi của các quy định pháp lý ................................................... 170
5.2.3. Xây dựng định hướng, chiến lược và các chính sách chủ động
thu hút FDI có chọn lọc, đặc biệt là FDI từ EU............................................. 171
5.2.4. Cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao trình độ cơng nghệ và
cải thiện chất lượng nguồn nhân lực .............................................................. 173
5.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng liên kết của doanh
nghiệp trong nước........................................................................................... 176
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 178
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 184
PHỤ LỤC .................................................................................................................... .


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1

Viết tắt
ACFTA

Nguyên nghĩa tiếng Anh

ASEAN – China Free Trade Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Trung Quốc

Agreement
2

AEC

Nguyên nghĩa tiếng Việt

Economic Cộng đồng Kinh tế ASEAN

ASEAN
Community

3


AFTA

ASEAN

Trade Hiệp định thương mại tự do

Free

Agreement
4

AJCEP

ASEAN


ASEAN
Comprehensive

Japan Hiệp định đối tác kinh tế toàn
Economic diện ASEAN – Nhật Bản

Partnership
5

ASEAN

Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations


6

CGE

Nam Á

Computable

General Cân bằng tổng thể khả toán

Equilibrium
Doanh nghiệp Nhà nước

7

DNNN

8

EC

European Community

Cộng đồng châu Âu

9

EU


European Union

Liên minh châu Âu

10

EuroCham

European

of Hiệp hội thương mại châu Âu

Chamber

Commerce in Vietnam
11

EVFTA

tại Việt Nam

EU – Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – EU

Agreement
12

EVIPA

EU – Vietnam Investment Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt

Protection Agreement

Nam – EU

13

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

14

FPI

Foreign Porfolio Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

15

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

i



TT
16

Viết tắt
GATS

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

General Agreement on Trade Hiệp định chung về thương
in Services

17

GATT

mại dịch vụ

General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế quan
and Trade

và thương mại
Tổng sản phẩm quốc nội

18

GDP


Gross Domestic Product

20

GSP

Generalized

of Chương trình ưu đãi thuế

systems

Preferences
22

HS

Hamonized

quan phổ cập
commodity Hệ thống hài hịa mã hóa và

description and coding system mơ tả hàng hóa
23

ILO

Labor Tổ chức Lao động quốc tế

International

Organization

24

IMF

International Monetary Fund

25

ISDS

Investor



State

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Dispute Cơ chế giải quyết tranh chấp

Settlement

giữa Nhà nước và nhà đầu tư
Sáp nhập và mua lại

26

M&A


Merger and Acquisition

27

MEAs

Multilateral

Environmental Công ước đa phương về môi

Agreements

trường

28

MFN

Most-favored Nation

Nguyên tắc tối huệ quốc

29

MNC

Multinational Corporations

Công ty đa quốc gia


30

MST

Minimum

of Chuẩn đối xử tối thiểu

Standard

Treatment
31

OECD

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation

and Kinh tế

Development
32
33

PCI
PTA

Provincial


Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh

Index

cấp tỉnh

Preferential Trade Agreement

Thỏa thuận thương mại ưu đãi

ii


TT

Viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

34

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

35


RTA

Regional Trade Agreement

Hiệp định thương mại khu
vực

36

SHTT

37

SME

Sở hữu trí tuệ
Small

and

Medium Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Enterprises
38
39

SPS
TBT


Sanitary and Phyto-Sanitary Biện pháp vệ sinh an toàn
Measures

động thực vật

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại

40

TNC

Trans-National Corporations

41

TRIPS

Trade – related aspects of Hiệp định về các khía cạnh
Intellectual Property Rights

Cơng ty xuyên quốc gia
thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ

42

UNCTAD


United Nation Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Thương mại và Phát triển

Trade and Development
43

VCCI

Vietnam

of Phịng Thương mại và Cơng

Chamber

Commercial and Industry
44

VKFTA

nghiệp Việt Nam

Vietnam – Korea Free Trade Hiệp định thương mại tự do
Agreement

Việt Nam – Hàn Quốc
Ngân hàng Thế giới

45


WB

World Bank

46

WIPO

World Intellectual Property Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế

47

WTO

Organization

giới

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1


Bảng
Bảng 1. 1

Nội dung

Trang

Một số nghiên cứu sử dụng mơ hình kinh tế lượng

13

để đánh giá tác động hậu kỳ của hội nhập kinh tế
khu vực đối với dịng vốn FDI
2

Bảng 1. 2

Tóm tắt kết quả tổng quan tài liệu

23

3

Bảng 2. 1

Các yếu tố đẩy đối với FDI của nước đầu tư

42

4


Bảng 2. 2

Các yếu tố hút đối với FDI của nước chủ nhà

44

5

Bảng 2. 3

Tỷ lệ cam kết xóa bỏ thuế quan nhập khẩu trong

60

EVFTA
6

Bảng 2. 4

Cam kết của EU dành cho một số sản phẩm xuất

61

khẩu chính của Việt Nam sang EU
7

Bảng 2. 5

Cam kết của Việt Nam dành cho một số sản phẩm


62

xuất khẩu chính của EU sang Việt Nam
8

Bảng 3. 1

Thơng tin đối tượng phỏng vấn

80

9

Bảng 3. 2

Các biến được sử dụng trong mơ hình

82

10

Bảng 3. 3

Bảng phân nhóm hàng hóa

89

11


Bảng 3. 4

Nguồn số liệu của các biến trong mơ hình kinh tế

90

lượng
12

Bảng 4. 1

Tỷ trọng quy mô của các nền kinh tế trong EVFTA

97

trong nền kinh tế thế giới năm 2018
13

Bảng 4. 2

Bản chất của EVFTA và tác động của EVFTA đến

98

FDI vào Việt Nam
14

Bảng 4. 3

GDP bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế của


99

Việt Nam và EU năm 2018
15

Bảng 4. 4

Các mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU

101

16

Bảng 4. 5

Sự tương đồng, mối quan hệ kinh tế - ngoại giao

102

iv


STT

Bảng

Nội dung

Trang


Việt Nam – EU và tác động của EVFTA đến FDI
vào Việt Nam
17

Bảng 4. 6

FDI của EU vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư, lũy

112

kế đến 20/03/2019
18

Bảng 4. 7

Quan hệ đầu tư của Việt Nam và EU và tác động

117

của EVFTA đến FDI vào Việt Nam
19

Bảng 4. 8

Mức thuế MFN đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt

120

Nam sang EU và hàng hóa nhập khẩu của VIệt Nam

từ EU theo nhóm ngành
20

Bảng 4. 9

So sánh cam kết trong WTO và EVFTA trong các

123

ngành, phân ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết
mở cửa hoàn toàn
21

Bảng 4. 10

So sánh cam kết trong WTO và EVFTA trong

126

các ngành, phân ngành dịch vụ mà Việt Nam cam
kết mở cửa rất hạn chế
22

Bảng 4. 11 Các cam kết mở cửa sâu hơn của Việt Nam trong

127

EVFTA so với WTO ở một số phân ngành dịch vụ
quan trọng
23


Bảng 4. 12 Chênh lệch cam kết trong EVFTA với cam kết

135

WTO/ chính sách hiện hành của Việt Nam và tác
động của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam
24

Bảng 4. 13 Các yếu tố khác và tác động của EVFTA đến FDI

142

vào Việt Nam
25

Bảng 4. 14 Kết quả ước lượng phương trình hồi quy

v

144


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Bảng

Nội dung


Trang

1

Hình 1. 1

Quy trình nghiên cứu của luận án

7

2

Hình 2. 1

Tóm tắt các kênh tác động chính của FTA đối với

51

FDI
3

Hình 3. 1

Khung phân tích tác động của EVFTA đối với FDI

74

vào Việt Nam
4


Hình 4. 1

Giá trị và số dự án FDI vào Việt Nam, 1991 -2018

103

5

Hình 4. 2

FDI từ EU vào Việt Nam, lũy kế đến tháng 04/2019

106

6

Hình 4. 3

FDI vào Việt Nam theo đối tác, lũy kế đến
20/12/2018

107

7

Hình 4. 4

Các nước EU đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt


109

Nam, lũy kế đến tháng 04/2019
8

Hình 4. 5

FDI vào Việt Nam theo ngành, lũy kế đến

111

20/12/2018
9

Hình 4. 6

FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến, chế tạo,
2003 – 2017

111

10

Hình 4. 7

FDI từ EU vào Việt Nam trong ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo, lũy kế đến tháng 04/2019

113


11

Hình 4. 8

FDI vào Việt Nam theo hình thức, lũy kế đến
20/12/2018

114

12

Hình 4. 9

FDI vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư, lũy kế đến

115

20/12/2018
13

Hình 4.10

FDI từ EU vào Việt Nam theo địa bàn, lũy kế đến
tháng 04/2019

116

14

Hình 4.11


Dịng vốn FDI từ EU vào ASEAN giai đoạn 19952016

139

15

Hình 5. 1

Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) theo quý, 2013

161

– 2018

vi


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Sau hơn 30 năm kể từ khi thực hiện Đổi Mới năm 1986, nền kinh tế Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như tăng trưởng GDP nhanh, kinh tế vĩ
mô ổn định, cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo,.. Đóng góp khơng
nhỏ vào những thành cơng đó là chính sách hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, đặc
biệt là sự kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn thông qua việc
tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương và
khu vực. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 13 FTA và đang đàm phán 03
FTA khác.
Trong số các FTA đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

được đánh giá là Hiệp định tham vọng nhất mà Việt Nam từng tham gia; đồng thời
cũng là FTA có mức độ cam kết cao nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang
phát triển (Ủy ban châu Âu, 2018). EVFTA vì vậy được kỳ vọng có thể mang lại lợi
ích kinh tế lớn cho cả hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư (Ủy ban
châu Âu, 2018, MUTRAP, 2017, Baker và các cộng sự, 2014). EU hiện đang là đối
tác kinh tế lớn và tiềm năng của Việt Nam. Việc ký kết EVFTA vào ngày
30/06/2019 đánh dấu một sự kiện quan trọng, đưa quan hệ hợp tác song phương lên
một giai đoạn phát triển mới, toàn diện và sâu sắc hơn; đồng thời đưa Việt Nam trở
thành tâm điểm thu hút của các dịng vốn đầu tư tồn cầu. Kể từ khi chính thức kết
thúc đàm phán năm 2015, Hiệp định này đã góp phần thúc đẩy làn sóng FDI thứ ba
vào Việt Nam (sau hai làn sóng đầu tiên lần lượt được dẫn dắt bởi sự kiện gia nhập
ASEAN và sự kiện gia nhập WTO). Với mức độ cam kết mở cửa cao nhất từ trước
đến nay, EVFTA có thể giúp gia tăng FDI từ cả các đối tác EU và các đối tác ngoài
EU nhằm tận dụng các ưu đãi mà EU dành riêng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, là
một FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, vượt ra ngồi các cam kết về xóa bỏ

1


thuế quan, EVFTA khơng chỉ tác động tích cực đến số lượng FDI mà cịn có thể
giúp cải thiện chất lượng dịng vốn FDI vào Việt Nam thơng qua các cải cách thể
chế, chính sách và mơi trường đầu tư. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh
Việt Nam đang đưa ra những điều chỉnh quan trọng trong chiến lược thu hút FDI
thế hệ mới, theo đó chủ động thu hút FDI có chọn lọc, ưu tiên các dự án có giá trị
gia tăng cao, cơng nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng tồn cầu
và có tác động lan tỏa, gắn kết chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước; đồng thời
gia tăng thu hút đầu tư từ các đối tác châu Âu và Mỹ (Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân
hàng Thế giới, 2018).
Tuy nhiên, lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam từ việc sớm ký kết FTA
với EU chỉ có tính chất ngắn hạn khi các đối thủ cạnh tranh chính về đầu tư trong

khu vực ASEAN chưa có FTA với EU. Trong bối cảnh EU và ASEAN hướng tới
ký kết một FTA chung giữa hai khối và trước mắt EU đang tiếp tục đàm phán FTA
song phương với Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia, Việt Nam cần khẩn
trương tận dụng triệt để “khoảng thời gian vàng” khi các nước ASEAN khác chưa
có FTA với EU để thu hút dòng vốn chất lượng cao trước khi lợi thế bị triệt tiêu.
Ngồi ra, bên cạnh các tác động tích cực, EVFTA cũng có thể mang đến một
số tác động tiêu cực cho Việt Nam như làm giảm FDI theo chiều ngang từ EU, lợi
ích từ FTA rơi vào doanh nghiệp các nước thứ ba, gia tăng sức ép cạnh tranh, áp lực
và chi phí liên quan đến cải cách thể chế, chính sách,... Các nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm cũng chỉ ra rằng tác động của FTA đến FDI vào các nước thành viên là
khơng rõ ràng. Vì vậy, việc nghiên cứu về tác động của EVFTA đối với FDI vào
Việt Nam đóng vai trị vơ cùng quan trọng; giúp cung cấp thơng tin hữu ích cho
Chính phủ và doanh nghiệp để có thể tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua các
thách thức mà Hiệp định mang lại.
Cho đến nay, các nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của EVFTA đối với
Việt Nam chủ yếu tập trung đánh giá tác động đến thương mại, phúc lợi xã hội và
tác động trong một số ngành cụ thể. Mặc dù tác động của EVFTA đối với FDI là

2


một trong những tác động được mong đợi nhất, có rất ít các nghiên cứu sâu và tồn
diện về vấn đề này. Để lấp vào khoảng trống nghiên cứu đó, tác giả lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; từ đó đưa
ra một số gợi ý chính sách để Việt Nam chủ động thu hút FDI có chọn lọc trong bối
cảnh hội nhập EVFTA.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu mà Luận án tập trung trả lời cụ thể như sau:
- EVFTA sẽ có tác động như thế nào đến dịng vốn FDI nói chung và FDI từ
EU vào Việt Nam nói riêng?
- FDI vào Việt Nam trong những ngành/ phân ngành nào sẽ chịu tác động
nhiều nhất từ EVFTA?
- Đâu là kênh tác động chính của EVFTA đến FDI vào Việt Nam?
- EVFTA mang lại những cơ hội và thách thức gì đối với Việt Nam trong việc
thu hút dòng vốn FDI?
- Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức
mà EVFTA mang lại trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động dự kiến của EVFTA đối với FDI
vào Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc ký kết EVFTA có tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
như thương mại, đầu tư, tài chính, việc làm, GDP, giá cả,… Trong khn khổ luận

3


án này, tác giả tập trung nghiên cứu tác động của EVFTA đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài, bao gồm cả FDI từ EU và ngoài EU vào Việt Nam.
Luận án phân tích tình hình thu hút FDI của Việt Nam nói chung và FDI từ
EU vào Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 1991-2018. Đây là khoảng thời gian mà
FDI của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể sau khi Luật Đầu tư năm 1987 được ban
hành và các số liệu về FDI theo từng năm được thống kê cụ thể. Một số thông tin và
số liệu được cập nhật tới năm 2019 tùy theo mức độ sẵn có của số liệu.
Để phân tích các yếu tố nước chủ nhà tác động đến FDI từ EU vào các nước

đang phát triển, luận án lựa chọn nghiên cứu 12 nước đang phát triển đã ký kết FTA
với EU trong giai đoạn 1990 – 2017. Danh sách 12 nước này được trình bày cụ thể
ở Phụ lục 7.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Trước hết, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về FTA, đặc biệt làm rõ hơn
một số vấn đề lý luận về tác động của FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước
thành viên. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung phân tích tác động của FTA đối
với FDI vào các nước thành viên bao gồm các kênh tác động; các yếu tố ảnh hưởng
đến tác động và tác động tổng thể của FTA đến FDI. Các nghiên cứu lý thuyết về
tác động của FTA đối với FDI trước đây mới chỉ phân tích các kênh tác động một
cách tương đối rời rạc và chưa tính đến các tác động nhiều chiều của FTA thế hệ
mới. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của FTA đến FDI cũng chưa được phân
tích một cách tồn diện. Vì vậy, việc làm rõ cơ sở lý luận về tác động của các FTA
thế hệ mới đối với FDI là một đóng góp mới, nhất là trong bối cảnh các quốc gia có
xu hướng ký kết các FTA tồn diện thay vì các FTA chỉ tập trung vào việc cắt giảm
thuế quan như trước đây. Khung phân tích tác động của FTA đối với FDI vào các
nước thành viên có thể được sử dụng để phân tích tác động của một FTA bất kỳ đến
FDI vào các nước tham gia FTA.

4


Ngoài ra, bên cạnh việc tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây về
đánh giá tác động kinh tế của EVFTA sử dụng mơ hình mơ phỏng cân bằng tổng thể
khả tốn (CGE) hay điều tra khảo sát thì luận án này sử dụng một cách tiếp cận
khác sử dụng mơ hình kinh tế lượng để xem xét tác động của yếu tố cùng tham gia
FTA tới quyết định đầu tư của các đối tác EU sang các nước đang phát triển. Với
cách tiếp cận này, luận án có thể đưa ra dự đoán đối với tác động của việc tham gia
EVFTA đối với FDI từ EU vào Việt Nam. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên

cứu như vậy có thể được áp dụng với các nghiên cứu tương tự và đặc biệt là phù
hợp với việc tập trung đánh giá tác động của FTA đối với FDI thay vì đánh giá tác
động kinh tế của FTA ở các khía cạnh khác như trong mơ hình CGE.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong các nước ASEAN, cho tới nay mới chỉ có Việt Nam và Singapore đã
ký kết FTA song phương với EU – một đối tác kinh tế được đánh giá là lớn về quy
mô và tốt về chất lượng. Việc sớm ký kết FTA với EU mang lại lợi thế lớn cho Việt
Nam so với các nước cạnh tranh trong khu vực trong thu hút dòng vốn FDI từ các
nước EU. Luận án này đánh giá tác động của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam
giúp cung cấp thông tin cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam để có
sự chuẩn bị tốt hơn nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức từ Hiệp định
EVFTA.
Bên cạnh đó, luận án cung cấp một bức tranh tổng quan về thực trạng FDI
vào Việt Nam nói chung và từ EU vào Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Điều này
giúp đánh giá được những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI của Việt Nam
kể từ sau khi Đổi mới; từ đó giúp Chính phủ đưa ra những điều chỉnh trong chính
sách nhằm thu hút FDI một cách hiệu quả và có chọn lọc trong bối cảnh phát triển
mới của đất nước.
Cuối cùng, luận án đưa ra một số đề xuất nhằm giúp Việt Nam tận dụng
EVFTA thu hút dòng vốn FDI một cách chọn lọc. Những đề xuất này được đưa ra
dựa trên sự phân tích một cách hệ thống và các phương pháp nghiên cứu khoa học

5


hiện đại, phù hợp; có thể được sử dụng như một đầu vào đáng tin cậy cho Chính
phủ và doanh nghiệp trong q trình ra quyết định.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, xây dựng khung phân tích tác động của FTA đối với FDI, trong đó
làm rõ các kênh tác động; các yếu tố ảnh hưởng đến tác động và tác động tổng thể

của FTA đối với FDI vào các nước thành viên.
Thứ hai, đánh giá tác động của EVFTA đến FDI nói chung vào Việt Nam sử
dụng khung phân tích tác động được tác giả xây dựng và kết quả từ phỏng vấn sâu
chuyên gia. Kết quả nghiên cứu từ các phương pháp nghiên cứu định tính nêu trên
giúp trả lời câu hỏi EVFTA có các tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến
FDI vào Việt Nam; nhận diện những ngành, phân ngành có cơ hội thu hút FDI
nhiều nhất nhờ các cam kết trong EVFTA; đồng thời chỉ ra các kênh tác động chính
trong ngắn hạn và dài hạn.
Thứ ba, phương pháp định lượng được sử dụng để xác định các yếu tố nước
chủ nhà tác động đến đầu tư của EU sang các nước đang phát triển. Kết quả từ mơ
hình kinh tế lượng là cơ sở để dự báo tác động của EVFTA đối với lượng vốn FDI
từ các nước EU vào Việt Nam.
Cuối cùng, dựa vào các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ luận án này, tác
giả đưa ra một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội và hạn
chế các thách thức từ EVFTA trong thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
6. Cấu trúc và quy trình nghiên cứu của luận án
Luận án bao gồm 05 chương. Các chương và quy trình nghiên cứu của luận
án được trình bày cụ thể ở hình 1.1 như sau:

6


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Nghiên cứu lý thuyết về tác động của FTA đối với FDI
- Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA đối với FDI
- Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của EVFTA

Phát hiện khoảng trống nghiên cứu


Xác định mục tiêu nghiên cứu và đóng
góp mới của luận án

CHƢƠNG 2

CHƢƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FTA
- Khái quát về hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực
- Khái niệm FTA
- Tác động của FTA đối với FDI
- Tổng quan về EVFTA

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Cách tiếp cận
- Phương pháp nghiên cứu: khung phân tích tác động, mơ hình
kinh tế lượng và phỏng vấn chuyên gia.
- Số liệu

CHƢƠNG 4

TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA VỚI FDI VÀO VIỆT NAM
- Kết quả đánh giá tác động từ khung phân tích tác động
- Kết quả đánh giá tác động từ mơ hình kinh tế lượng
- Kết quả đánh giá tác động từ phỏng vấn chuyên gia

CHƢƠNG 5

HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

- Cơ hội
- Thách thức
- Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI chọn lọc
trong bối cảnh EVFTA
Hình 1. 1: Quy trình nghiên cứu của luận án

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do đối
với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra và phân tích các tác động của hội nhập kinh tế
khu vực nói chung và FTA nói riêng, chủ yếu là FTA truyền thống đối với FDI.
Mức độ tác động phụ thuộc vào phạm vi, nội dung và độ sâu của cam kết hội nhập
mà quốc gia đó tham gia (Moon, 2009, Thangavelu và Findlay, 2011); cũng như
tính chất của FDI và nước đầu tư là nước nội khối hay ngoại khối (Yeyati và các
cộng sự, 2003, Jaumotte, 2004, López và Orlicki, 2006, Salike, 2010, Nayak và
Choudhury, 2014, Yeyati và các cộng sự, 2003).
Trước hết, các tác động của FTA dối với FDI thường được phân tích thơng
qua các cam kết tự do hóa thương mại bao gồm xóa bỏ thuế quan và các hàng rào
phi thuế. Theo Yeyati và các cộng sự (2003), các cam kết này làm giảm FDI theo
chiều ngang giữa các nước nội khối khi động cơ đầu tư là để tránh thuế quan nhập
khẩu của nước chủ nhà; đồng thời làm gia tăng FDI theo chiều dọc giữa các nước
cùng tham gia FTA. Hai kênh tác động này có tác động ngược chiều nhau, và do
đó tác động tổng thể của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan
thông qua FTA đối với FDI nội khối là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào bản chất FDI
giữa các quốc gia tham gia FTA chủ yếu là FDI theo chiều ngang hay FDI theo
chiều dọc. Theo Yeyati và các cộng sự (2003), bản chất FDI vào các nước đang
phát triển lại phụ thuộc vào mức độ của hàng rào thuế quan mà nước đó đang áp

dụng. Nếu hàng rào thương mại áp dụng ở mức cao thì FDI thường là FDI theo
chiều ngang, và trong trường hợp đó FTA sẽ làm giảm FDI vào các nước đang
phát triển. Nếu hàng rào thương mại áp dụng ở mức thấp thì FDI chủ yếu là FDI
theo chiều dọc, và trong trường hợp này FTA sẽ làm tăng FDI từ các nước nội
khối. Ngồi ra, các tác giả cịn cho rằng chưa tính đến tác động tổng thể của FTA
lên FDI thì việc tham gia FTA cũng có thể làm thay đổi bản chất FDI của một

8


quốc gia từ FDI theo chiều ngang sang FDI theo chiều dọc khi hàng rào thương
mại được dỡ bỏ.
Trong khi tác động tổng thể của FTA đối với FDI giữa các nước nội khối là
chưa rõ ràng thì nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều cho rằng FTA có tác
động tích cực đối với FDI ngoại khối dù đó là FDI theo chiều dọc hay chiều ngang
(Yeyati và các cộng sự, 2002, Moon, 2009, Thangavelu và Findlay, 2011). Tuy
nhiên, Yeyati và các cộng sự (2003) cũng lưu ý rằng FDI gia tăng từ các nước
không thuộc FTA vào các nước thành viên FTA có thể được phân bổ khơng đồng
đều; thậm chí luồng vốn FDI vào khu vực có thể được tái phân bổ giữa các nước
thành viên sau khi FTA được thành lập, phụ thuộc vào lợi thế địa điểm giữa các
nước trong FTA. Các tác giả còn đề cập đến tác động “chệch hướng đầu tư” (FDI
diversion) – một khái niệm tương tự với chệch hướng thương mại của Viner (1950)
– theo đó các nước đầu tư có thể chuyển đầu tư từ các nước chủ nhà ngoài khối
FTA sang các nước chủ nhà trong cùng FTA; do đó FTA làm giảm FDI vào các
nước khơng phải là thành viên FTA. Khi FTA có thêm thành viên tham gia, dịng
vốn FDI một lần nữa có thể được phân bổ lại từ nước thành viên cũ sang nước thành
viên mới. Hiện tượng này được gọi là tác động “pha lỗng đầu tư” (FDI dilution).
Bên cạnh đó, FTA cũng giúp hình thành mạng lưới doanh nghiệp khu vực,
làm giảm chi phí dịch vụ. Nhà đầu tư thực hiện được chun mơn hố sản xuất cao,
khai thác được hiệu quả của phân công lao động quốc tế. Để tăng thị phần trong khu

vực, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất bằng cách xây dựng mới hoặc
mua lại và sáp nhập các cơ sở hiện có, do đó làm tăng dịng vốn FDI (Phùng Xn
Nhạ, 2013). Ngồi ra, bản thân việc ký kết FTA giữa các quốc gia có vai trị như
một sự đảm bảo về một mơi trường chính trị và thể chế tốt hơn, giúp gia tăng niềm
tin của nhà đầu tư nước ngoài và cải thiện dòng vốn FDI vào các nước thành viên
(Chang và các cộng sự, 2005, Thangavelu và Findlay, 2011).
Như vậy, các nghiên cứu lý thuyết trước đây chủ yếu tập trung phân tích tác
động của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan trong các FTA truyền thống đối với FDI
vào các nước thành viên cũng như các tác động gián tiếp khác như việc hình thành

9


mạng lưới doanh nghiệp khu vực, đảm bảo hơn về chính trị, thể chế của nước tham
gia FTA. Từ các nghiên cứu lý thuyết cho thấy tác động tổng thể của FTA đối với
FDI là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích, hình thức đầu tư,
các yếu tố liên quan đến nước đầu tư và nước chủ nhà. Tuy nhiên, các nghiên cứu
chưa phân tích đầy đủ các kênh tác động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tác
động của một FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước thành viên.
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của Hiệp định thƣơng mại
tự do đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Với những tác động đa chiều và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, việc đánh
giá tác động tổng thể của FTA đối với FDI là một nhiệm vụ đầy thách thức. Tới nay
đã có các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của hội nhập kinh tế khu vực
đối với FDI. Mặc dù cách tiếp cận, phương pháp và đối tượng nghiên cứu khác
nhau, nhìn chung hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa
việc tham gia FTA và dòng vốn FDI vào các nước thành viên. Có thể phân chia các
nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của FTA đối với FDI thành hai nhóm
chính, bao gồm: (i) nghiên cứu tiền kỳ (ex-ante analysis) dự báo tác động dự kiến
của các FTA sắp được ký kết hoặc có hiệu lực và (ii) nghiên cứu hậu kỳ (ex-post

analysis) đánh giá tác động sau khi các FTA đã có hiệu lực.
1.2.1.

Các nghiên cứu đánh giá tác động tiền kỳ
Đối với nhóm nghiên cứu dự báo tác động dự kiến của các FTA sắp được ký

kết hoặc có hiệu lực, phương pháp thường được sử dụng là mơ hình cân bằng tổng
thể khả toán (CGE), điều tra khảo sát và dự báo kinh tế lượng dựa trên mơ hình hồi
quy (Li, 2015).
Mơ hình CGE được sử dụng khá phổ biến để đánh giá tác động của quá trình
hội nhập kinh tế, nhất là trong đánh giá tác động dự kiến của các FTA đang đàm
phán hoặc vừa được hình thành (Kitwiwattanachai, 2008, Plummer và các cộng sự,
2010, Cassing và các cộng sự, 2010). Mơ hình này được gọi là cân bằng tổng thể vì
nó được xây dựng trên giả định cân bằng đồng thời của các loại thị trường và khu
vực trong nền kinh tế. Trong các mơ hình CGE đánh giá tự do hố thương mại, có

10


rất ít mơ hình tích hợp cả FDI. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng trong tự do hoá dịch
vụ, ngày càng có nhiều nghiên cứu quan tâm đến tác động đối với FDI.
Petri (1997) tiên phong trong việc phát triển một mơ hình cân bằng tổng thể
có tích hợp cả FDI. Theo mơ hình của Petri, vốn sẽ được phân phối vào những hoạt
động thu được lợi nhuận cao nhất nhưng cũng xem xét đến yếu tố sở thích của nhà
đầu tư đối với các danh mục đầu tư. Petri đã áp dụng mơ hình FDI-CGE để phân
tích tác động kinh tế của Tuyên bố Bogor của APEC. Các rào cản FDI được thể
hiện trong mơ hình như là một loại thuế đánh vào lợi nhuận FDI, ước tính bằng ½
so với mức thuế quan tương ứng áp dụng trong các ngành sơ cấp và chế tạo. Các rào
cản đối với FDI trong lĩnh vực dịch vụ thường cao hơn các lĩnh vực khác theo dự
báo của Hoekman, được giới thiệu và áp dụng trong nghiên cứu của Brown và các

cộng sự (1995). Kết quả chỉ ra rằng nếu đạt được các mục tiêu Bogor, phúc lợi toàn
cầu sẽ tăng khoảng 260 tỷ USD mỗi năm. Dựa trên bài viết của Petri (1997) và kết
hợp với mơ hình GTAP, Hanslow (2000), Dee và Hanslow (2000) tích hợp FDI vào
mơ hình FTAP. Đặc điểm của mơ hình FTAP là giả định lợi nhuận tăng theo quy
mô và cạnh tranh độc quyền nhóm diễn ra ở tất cả các lĩnh vực; đồng thời vốn di
chuyển dễ dàng hơn giữa các khu vực trong một lĩnh vực cụ thể so với di chuyển
giữa các lĩnh vực trong một khu vực nào đó. Dee và Hanslow (2000) chỉ ra rằng lợi
ích của tự do hố dịch vụ cũng nhiều như lợi ích từ việc tự do hoá các rào cản
thương mại khác trong hàng hố chế tạo và nơng nghiệp. Các nghiên cứu gần đây
sử dụng mơ hình CGE tích hợp FDI nhưng xem xét thêm yếu tố khác biệt năng suất
giữa các công ty trong nước và các MNCs; giữa vốn ngoại và vốn nội địa như
Jensen và các cộng sự (2004, 2007), Lakatos và Fukui (2013), Latorre và các cộng
sự (2009), Lejour và các cộng sự (2008) và Li (2015). Các nghiên cứu đều chỉ ra
rằng FTA có tác động tích cực đối với FDI.
CGE là mơ hình khá tồn diện và phản ảnh gần với nền kinh tế thực song
phức tạp và đòi hỏi một bộ cơ sở dữ liệu đồ sộ bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Để đánh giá tác động dự kiến của FTA đối với FDI, bên cạnh mơ hình CGE, nhiều
nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp dự báo từ mơ hình kinh tế lượng.

11


Jaumotte (2004) sử dụng mơ hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của quy
mô thị trường khu vực do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đối với luồng vốn FDI
vào các nước thành viên. Từ kết quả của mơ hình sử dụng số liệu của 71 nước đang
phát triển trong giai đoạn 1980-1999, tác giả đánh giá tác động dự kiến đối với FDI
vào các nước Maghreb nhờ sự thiết lập thị trường khu vực giữa Algeria, Morocco
và Tunisia. Kết quả là sự mở rộng thị trường khu vực nhờ RTA có thể giúp làm tăng
đồng thời FDI vào cả ba quốc gia, cụ thể làm tăng 62% ở Algeria, 85% ở Morocco
và 165% ở Tunisia.

Yeyati và các cộng sự (2003) cũng sử dụng mơ hình kinh tế lượng với số liệu
FDI từ 20 nước OECD đầu tư vào 60 nước chủ nhà trong giai đoạn 1982-1999 để
đánh giá các yếu tố tác động đến FDI, từ đó dự báo tác động của việc hình thành
Hiệp định thương mại tự do châu Mỹ (FTAA). Nghiên cứu cho thấy mỗi nước
thành viên MERCOSUR sẽ tăng FDI từ Hoa Kỳ và Canada khoảng 60% và từ ngoại
khối 26%. FDI nội khối vào các nước thuộc cộng đồng Andean tăng 82%, FDI
ngoại khối tăng 44%. Các nước có tác động nhiều nhất là Panama, Costa Rica và
Chile do các nước này có quy mơ thị trường mở rộng gia tăng nhiều nhất. Các nước
chịu tác động ít nhất là Mexico, Canada và Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các nghiên cứu sử dụng mơ hình kinh tế lượng để đánh giá tác
động hậu kỳ được giới thiệu ở 1.2.2 cũng có thể được áp dụng để dự đoán tác động
dự kiến của một FTA nào đó đối với FDI vào các nước thành viên.
1.2.2.

Các nghiên cứu đánh giá tác động hậu kỳ
Đối với nhóm nghiên cứu đánh giá tác động sau khi các FTA đã có hiệu lực,

phương pháp thường được sử dụng là mơ hình kinh tế lượng. Từ cơ sở lý thuyết,
các nghiên cứu đưa các yếu tố quan trọng nhất tác động đến FDI vào mơ hình bao
gồm: quy mô thị trường (GDP, tốc độ tăng GDP, thu nhập bình qn đầu người,
quy mơ thị trường khu vực), khoảng cách, hội nhập (FTA, mức độ tự do hoá), yếu
tố đầu vào cho sản xuất (dân số, lao động),… Bảng 1.1 sau đây thống kê một số
nghiên cứu sử dụng mơ hình kinh tế lượng để đánh giá tác động hậu kỳ của việc hội
nhập kinh tế khu vực đối với dòng vốn FDI.

12


×