Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký chứng khoán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.67 KB, 40 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoạt động
bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán
ở Việt Nam
Giảng viên: Nguyễn Phương Luyến
Nhóm: Lucky Star (12)
Lớp: LTDDH7 - NHD
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. Nguyễn Phương Thảo (Nhóm trưởng)
2. Lê Thanh Mỹ Huyền
3. Trần Hồng Hiếu
4. Ngô Quang Tú
5. Nguyễn Đình Luật
6. Đào Thị Hiền
7. Trần Quốc Khánh
MỤC LỤC
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường Chứng khoán là một sân chơi cho tất cả những ai ưa mạo hiểm
và kiếm tiền từ chính những mạo hiểm ấy với một niềm tin bất biến “nơi nào rủi
ro cao nơi ấy lợi nhuận cao”. Nói như vậy không có nghĩa là tham gia thị trường
Chứng khoán giống như tự do bước chân vào “chợ”, mà phải tuân theo những
thủ tục nhất định. Một chu trình giao dịch Chứng khoán trải qua nhiều thủ tục:
lưu ký Chứng khoán, đặt lệnh, khớp lệnh, bù trừ Chứng khoán và cuối cùng là
thanh toán Chứng khoán. Trong đó lưu ký Chứng khoán là điều kiện tiên quyết
để có một chiếc vé vào cửa thị trường Chứng khoán.
Hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán Chứng khoán là hệ thống
hoạt động bao gồm con người, cơ sở vật chất và các quy định về thanh toán bù
trừ, lưu ký và đăng ký Chứng khoán. Thông qua quản lý thông tin về giao dịch


trên thị trường Chứng khoán, hệ thống thanh toán bù trừ Chứng khoán đã tạo
điều kiện cho các nhà quản lý nắm vững các thông số về Chứng khoán như các
dữ liệu về Chứng khoán bị mất cắp, giả mạo…; theo dõi tỷ lệ tham gia của
người đầu tư nước ngoài; kịp thời có những quyết định phù hợp; tạo điều kiện
gắn kết mọi đối tượng tham gia và nâng cao tính tự giác của họ.
4
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
BÙ TRỪ VÀ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
I. LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
1. Đăng ký hoạt động lưu ký Chứng khoán:
Hoạt động đăng ký Chứng khoán là hoạt động ghi nhận và theo dõi các
thông tin về người sở hữu Chứng khoán, bao gồm các thông tin về loại Chứng
khoán, số lượng Chứng khoán theo mỗi loại của từng người sở hữu Chứng
khoán. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006 thì đăng ký Chứng
khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu
Chứng khoán.
Công ty Chứng khoán, ngân hàng thương mại muốn đăng ký hoạt động
lưu ký Chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện theo luật định. Theo Luật
Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006, ngân hàng thương mại phải đáp ứng
các điều kiện sau:
- Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Nợ quá hạn không quá 5% tổng dư nợ, có lãi trong năm gần nhất.
- Có địa điểm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh
toán các giao dịch Chứng khoán.
Theo Luật Chứng khoán Việt nam ngày 29/6/2006, công ty Chứng khoán
phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động thực hiện nghiệp vụ môi giới
hoặc tự doanh Chứng khoán
- Có địa điểm, trang thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, thanh toán các

giao dịch Chứng khoán.
Để thực hiện các quyền của mình đối với Chứng khoán đang nắm giữ,
người đầu tư phải thực hiện việc đăng ký tên mình trong danh sách người sở
5
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
hữu Chứng khoán của tổ chức phát hành. Trong thời kỳ đầu, người đầu tư tự
mình thực hiện việc mua bán, thanh toán và chuyển giao Chứng khoán. Họ phải
đem Chứng khoán tới tổ chức phát hành, điều này làm tăng chi phí cho người
đầu tư. Khi có tổ chức Chứng khoán thay cho mình, qua đó mà tiết kiệm được
chi phí và giảm rủi ro.
Vì vậy, hoạt động đăng ký Chứng khoán đã góp phần theo dõi thông tin
về Chứng khoán và người đầu tư Chứng khoán một cách nhanh chóng.
=> Mục đích: TCPH cung cấp thông tin chi tiết về cổ đông, loại và số lượng
Chứng khoán sở hữu để TTLK quản lý tập trung thông tin người sở hữu và làm
căn cứ nhận lưu ký Chứng khoán của người sở hữu
2. Đăng ký Chứng khoán:
Việc đăng ký Chứng khoán bao gồm:
- Đăng ký Chứng khoán mới phát hành
- Quản lý sổ đăng ký người sở hữu Chứng khoán
- Quản lý sổ đăng ký Chứng khoán chuyển nhượng, sổ Chứng khoán
chuyển nhượng Chứng khoán cầm cố
- Lập danh sách người sở hữu Chứng khoán để chuẩn bị đại hội cổ đông
hàng năm
- Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán cổ tức
- Thực hiện các nghiệp vụ đăng ký Chứng khoán liên quan đến tăng vốn
của công ty phát hành
Các loại Chứng khoán đăng ký gồm:
- Chứng khoán của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết.
- Trái phiếu chính phủ niêm yết trên TTGDCK hoặc SGDCK.
- Trái phiếu của các tổ chức kinh tế, của chính quyền địa phương niêm

yết trên TTGDCK hoặc SGDCK.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên SGDCK.
- Các loại Chứng khoán đăng ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán
(TTLKCK) theo hình thức đăng ký ghi sổ.
Các Chứng khoán được đăng ký tách biệt cho từng loại theo các thông tin sau:
- Thông tin về tổ chức phát hành Chứng khoán.
6
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
- Thông tin về Chứng khoán phát hành: tên, loại Chứng khoán, mệnh
giá, tổng số Chứng khoán phát hành.
- Thông tin về danh sách người sở hữu Chứng khoán như tên, quốc tịch,
địa chỉ người sở hữu Chứng khoán, số của Chứng chỉ Chứng khoán,
số Chứng khoán do người sở hữu nắm giữ.
Chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký tập trung tại
TTLKCK. Chứng khoán của tổ chức phát hành khác uỷ quyền cho TTLKCK
làm đại lý chuyển nhượng được đăng ký tại TTLK. Như vậy, tổ chức phát hành
có Chứng khoán niêm yết sẽ đăng ký Chứng khoán trực tiếp với TTLKCK, còn
công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký Chứng khoán thông qua công ty
Chứng khoán là thành viên lưu ký.
Khi cần thay đổi quyền sở hữu Chứng khoán, thành viên lưu ký phải nộp
cho TTLKCK các tài liệu sau:
- Đơn xin thay đổi các thông tin về đăng ký Chứng khoán.
- Bản sao CMND hay hộ chiếu của người sở hữu Chứng khoán hay
người đại diện có thẩm quyền của một pháp nhân xin thay đổi thông
tin về đăng ký Chứng khoán.
- Bản sao bằng Chứng về thay đổi thông tin như thay đổi quyền sở hữu.
Trên cơ sở đăng ký Chứng khoán, tổ chức phát hành uỷ quyền cho TTLKCK
làm thủ tục thực hiện các quyền đối với Chứng khoán đăng ký tại TTLKCK về:
- Quyền bỏ phiếu
- Quyền nhận lãi, vốn gốc trái phiếu và cổ tức cổ phiếu bằng tiền

- Quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng
- Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm
- Quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi
- Quyền thay đổi tên, tách, gộp cổ phiếu
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Chỉ những người có tên trên sổ đăng ký người sở hữu do TTLKCK lập vào
ngày đăng ký cuối cùng mới được nhận các quyền phát sinh liên quan đến
Chứng khoán.
7
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
3. Lưu ký Chứng khoán:
3.1 Khái niệm:
Lưu ký Chứng khoán là một khái niệm tổng hợp bao gồm hai nghiệp vụ:
lưu giữ và điều hành Chứng khoán theo uỷ thác. Thông thường, lưu ký tập trung
vào Chứng khoán vật chất (loại Chứng từ có giá dưới dạng giấy tờ, văn tự). Tại
Việt Nam, theo Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006 thì lưu ký Chứng khoán là
việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao Chứng khoán cho khách hàng, giúp
khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu Chứng khoán.
3.2 Tổ chức của hệ thống lưu ký Chứng khoán:
(1) (2)
(1) Thành viên lưu ký:
- TVLK quản lý tài khoản chi tiết đến từng nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư thực hiện mở tài khoản, gửi rút, cầm cố và giao dịch tại TTLK
(2) Trung tâm Lưu ký:
- Quản lý tài khoản của các TVLK theo môi giới và tự doanh
3.3 Trung tâm lưu ký Chứng khoán:
Trung tâm lưu ký Chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo
mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của
Luật Chứng khoán. TTLKCK có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng
ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán Chứng khoán. TTLKCK chịu sự quản lý và

giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Bộ máy điều hành TTLKCK gồm
hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc và Ban kiểm soát. Điều lệ của
TTLKCK được Bộ tài chính phê chuẩn theo đề nghị của Hội đồng quản trị sau
khi có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
8
Nhà đầu

Trung tâm Lưu ký
Thành viên
Lưu ký
Nhà đầu

Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
3.4 Thành viên lưu ký:
Theo luật Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006, thành viên của
TTLKCK là thành viên lưu ký và thành viên mở tài khoản trực tiếp tại trung
tâm lưu ký Chứng khoán.
Thành viên lưu ký là công ty Chứng khoán, ngân hàng thương mại đáp
ứng đủ các điều kiện, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động lưu ký do Uỷ ban
Chứng khoán quy định. Quyền hạn và nghĩa vụ là do TTLKCK quy định.
3.5 Các hình thức lưu ký:
- Lưu giữ kín:
Về bản chất, lưu giữ “kín” là dịch vụ ký gửi tài sản vào các ngăn két an
toàn mà các các ngân hàng (hoặc công ty Chứng khoán) vẫn thường thực hiện
với khách hàng có nhu cầu gửi tài sản tại bộ phận quản lý két an toàn của ngân
hàng như đồ cổ, vàng bạc và trang sức, các văn tự có giá trị, sổ tiết kiệm, tranh
ảnh quý…)
Xét về hình thức, việc lưu giữ kín là việc cho thuê két an toàn của ngân
hàng (hoặc công ty Chứng khoán). Mỗi ngăn két được ký hiệu theo số riêng và
có hai ổ khoá (ổ khoá ngoài do công ty Chứng khoán quản lý – ngày nay ổ khoá

này được tự động hoá điều hành từ trung tâm – và một ổ khoá trong dành cho
khách hàng). Đối với ổ khoá dành cho khách hàng chỉ có một chìa khoá duy
nhất được trao cho khách hàng chỉ có một chìa khoá duy nhất và được trao cho
khách hàng khi ký hợp đồng thuê két; khách hàng tự đưa Chứng khoán hay tài
sản của mình vào lưu giữ trong két mà không có sự hiện diện của người thứ hai
kể cả nhân viên của công ty Chứng khoán. Chỉ khi nào khách hàng không thanh
toán phí thuê két trong một hạn định trong hợp đồng thì công ty Chứng khoán
mới có quyền thuê mở khoá két và tạm giữ tài sản. Vì vậy nên thành viên lưu ký
không thể thực hiện được các nghiệp vụ liên quan tới Chứng khoán như nhờ thu
lợi tức và thực thi các quyền phát sinh từ Chứng khoán. Mọi quyền lợi của trái
chủ đối với Chứng khoán đều phải do trái chủ thực hiện. Do đó, hình thức lưu
giữ này chỉ giúp trái chủ khắc phục được việc bảo quản Chứng khoán.
9
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Trong lưu ký kín, dù tổ chức lưu ký không có trách nhiệm quan tâm tới
tài sản được cất giữ, nhưng về nguyên tắc, tổ chức lưu ký chỉ chịu trách nhiệm
“bảo hiểm” tài sản ký gửi với một hạn mức nhất định. Một khi giá trị tài sản ký
gửi của khách hàng trên hạn mức này vẫn còn tồn tại thì khách hàng cần thông
báo cho tổ chức lưu ký và tổ chức này sẽ thực hiện chức năng “đại lý hợp đồng
bảo hiểm tài sản” phục vụ khách hàng lưu ký.
- Lưu giữ mở:
Khác với lưu giữ kín, trong lưu giữ mở, tài sản lưu giữ được trao công
khai cho tổ chức lưu giữ và tổ chức này không chỉ thực hiện chức năng bảo
quản mà còn thực hiện cả chức năng điều hành CKtheo uỷ thác của khách hàng.
Chính do vậy, lưu giữ mở thường được gọi là lưu ký (lưu giữ và ký thác).
Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức lưu giữ trong việc điều hành CK,
quyền sở hữu tài sản lưu ký phụ thuộc vào từng loại hình lưu ký mở như:
- Lưu ký biệt lập
- Lưu ký hoán đổi
- Lưu ký tổng hợp

- Lưu ký tại tổ chức thứ ba
- Lưu ký thế chấp
- Lưu ký phong toả
3.6 Quy trình lưu ký:
Việc lưu ký Chứng khoán của khách hàng tại TTLKCK được quản lý làm
2 cấp: khách hàng lưu ký Chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu
ký tái lưu ký Chứng khoán của khách hàng tại TTLKCK.
Quản lý tài khoản lưu ký Chứng khoán tại TTLKCK:
Nguyên tắc quản lý tài khoản lưu ký Chứng khoán tại TTLKCK:
- Chứng khoán lưu ký tại TTLKCK là tài sản thuộc sở hữu của khách
hàng, được quản lý tách biệt với tài sản của TTLKCK.
- TTLKCK không được sử dụng Chứng khoán của khách hàng vì lợi ích
của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính TTLKCK
10
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
- Tổng số dư trên các tài khoản lưu ký Chứng khoán của khách hàng mở
tại thành viên lưu ký phải luôn khớp với số dư các tài khoản lưu ký của thành
viên lưu ký mở tại TTLKCK.
- Thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký Chứng khoán chi tiết cho
từng khách hàng và quản lý tách biệt tài sản cho từng khách hàng.
Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở
hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên lưu ký.
- Thành viên lưu ký không được sử dụng Chứng khoán trong tài khoản
lưu ký Chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của
chính thành viên lưu ký.
- Thành viên lưu ký có trách nhiệm thông báo kịp thời và đầy đủ các
quyền lợi phát sinh liên quan đến Chứng khoán lưu ký cho khách hàng.
- Thành viên lưu ký có trách nhiệm hoàn tất nghĩa vụ đối với khách hàng
của mình trong trường hợp khách hàng đã tất toán tài khoản chuyển sang thành
viên mới nhưng quyền được nhận tiền và Chứng khoán vẫn phân bố về tài

khoản của thành viên lưu ký.
3.7 Dịch vụ lưu ký Chứng khoán
- Ký gửi Chứng khoán: là việc đưa Chứng khoán vào lưu giữ tập trung tại
TTLKCK để thực hiện giao dịch. Khách hàng điền vào phiếu gửi Chứng khoán
tại công ty Chứng khoán và bảng kê Chứng khoán.
Nguyên tắc ký gửi Chứng khoán của khách hàng vào TTLKCK:
+ Khách hàng ký gửi Chứng khoán vào TTLKCK thông qua thành viên
lưu ký nới mình mở tài khoản;
+ Thành viên lưu ký phải làm thủ tục nhận Chứng khoán ký gửi của
khách hàng và tài ký gửi vào TTLKCK trong vòng một ngày kể từ khi nhận
được hồ sơ hợp lệ của khách hàng.
+ TTLKCK xử lý hồ sơ Chứng khoán ký gửi trong vòng một ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên.
11
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
- Rút Chứng khoán: Khách hàng chỉ được yêu cầu rút Chứng khoán trong phạm
vi số lượng Chứng khoán sở hữu trên các tài khoản lưu ký, trừ các Chứng khoán
đang bị tạm giữ, cầm cố. Khách hàng điền vào phiếu rút Chứng khoán và đơn
xin cấp Chứng chỉ Chứng khoán tại công ty Chứng khoán.
Thành viên lưu ký phải chuyển cho TTLKCK hồ sơ rút Chứng khoán
trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của khách
hàng. TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ sơ trong vòng một ngày làm việc kể từ
khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên.
TTLKCK có trách nhiệm xử lý hồ sơ rút Chứng khoán trong vòng một
ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của thành viên.
- Chuyển khoản Chứng khoán: Chứng khoán chuyển khoản là các Chứng khoán
được chuyển giao bằng các bút toán chuyển khoản trên các tài khoản lưu ký
Chứng khoán.
- Cầm cố và giải toả cầm cố Chứng khoán: Việc cầm cố và giải toả cầm
cố Chứng khoán của khách hàng của thành viên lưu ký được thực hiện tại các

thành viên lưu ký nơi mình mở tài khoản. TTLKCK thực hiện cầm cố và giải
toả Chứng khoán trên cơ sở bảng kê Chứng khoán cầm cố và giải toả có xác
nhận của bên nhận cầm cố.
Nguyên tắc:
- Thực hiện theo 2 cấp: Thành viên lưu ký và Trung tâm lưu ký.
- Trung tâm lưu ký không theo dõi thông tin sở hữu chi tiết của từng
khách hàng; chỉ điều chỉnh giao dịch làm thay đổi kết cấu của tài khoản lưu ký
tự doanh; tổng tài khoản môi giới trong nước, tổng tài khoản môi giới nước
ngoài.
- Thành viên lưu ký theo dõi và điều chỉnh thay đổi sở hữu chi tiết cho
từng khách hàng
12
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
I I . BÙ TRỪ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
1. Thanh toán bù trừ Chứng khoán:
Thanh toán bù trừ Chứng khoán là hoạt động luân chuyển Chứng khoán
trên các tài khoản lưu ký dưới sự điều hành của tổ chức lưu ký. Hoạt động
thanh toán bù trừ khoán chỉ thực hiện được đối với các loại Chứng khoán được
phép vào lưu ký tổng hợp. Trong thanh toán bù trừ, việc chuyển giao Chứng
khoán vật chất từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác được thay
thế bằng các bút toán chuyển giao các phần Chứng khoán thuộc khối lượng lưu
ký tổng hợp. Vì vậy, điều kiện thực hiện thanh toán bù trừ Chứng khoán bao
gồm:
- Chứng khoán phải là Chứng khoán được chuyển nhượng tự do.
- Chứng khoán phải được lưu ký tổng hợp tại các trung tâm lưu ký.
- Các đối tác giao dịch phải có tài khoản lưu ký tổng hợp tại các trung
tâm lưu ký.
Bù trừ là quá trình xử lý các giao dịch Chứng khoán nhằm đưa ra một con
số cuối cùng mà các thành viên phải thanh toán sau khi giao dịch. Đó chính là
việc xác định chính xác những gì mà các thành viên phải giao hoặc nhận vào

ngày thanh toán.
Bù trừ Chứng khoán và tiền: Nếu đăng ký và lưu ký Chứng khoán là
khâu hỗ trợ trước giao dịch Chứng khoán, thì bù trừ Chứng khoán và tiền là
khâu hỗ trợ sau giao dịch Chứng khoán. Sau khi Chứng khoán niêm yết đã được
đưa vào đăng ký, lưu ký tập trung tại TTLKCK, chúng sẽ được phép giao dịch
trên TTCK. Tuy nhiên, sau khi giao dịch trên thị trường được thực hiện (đã
được xác nhận), thì các bên tham gia giao dịch cần phải nhận được tài sản của
mình; Bên bán nhận được tiền, bên mua nhận được Chứng khoán. Bù trừ Chứng
khoán và tiền là khâu tiếp theo sau giao dịch, thực hiện việc xử lý thông tin về
các giao dịch Chứng khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và Chứng khoán
ròng cuối cùng mà các đối tác tham giao giao dịch phải có nghĩa vụ thanh toán
sau khi giao dịch được thực hiện.
13
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Thanh toán Chứng khoán và tiền: Thanh toán CK và tiền cũng là dịch vụ
hỗ trợ sau giao dịch Chứng khoán, là hoạt động cuối cùng để hoàn tất các giao
dịch CK, theo đó các bên tham gia giao dịch sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình:
bên phải trả CK thực hiện giao CK, bên phải trả tiền thực hiện việc chuyển tiền,
lần lượt trên cơ sở kết quả bù trừ CK và tiền được đưa ra ở trên.
2. Các hình thức bù trừ thanh toán:
a. Bù trừ song phương(một bên mua với một bên bán): là phương thức bù trừ
các giao dịch Chứng khoán được khớp trong cùng ngày theo từng cặp đối tác
giao dịch và theo từng loại Chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng
đối với tiền và Chứng khoán của mỗi bên thanh toán. Khi hai bên tiến hành một
số vụ giao dịch đối với một loại Chứng khoán trong một ngày nào đó, hệ thống
bù trừ tiến hành bù trừ số Chứng khoán bán với số Chứng khoán mua, và chỉ
thanh toán số dư cuối cùng.
b. Bù trừ đa phương(nhiều bên mua với nhiều bên bán): là phương thức bù trừ
các giao dịch Chứng khoán được khớp trong cùng ngày giữa tất cả các bên tham
gia giao dịch theo từng loại Chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng

đối với tiền và Chứng khoán của mỗi bên thanh toán. Vào cuối ngày, công ty sẽ
chỉ có một món phải trả hoặc một khoản tiền phải thu đối với Chứng khoán đó.
Một phương pháp biến tướng ở đây là bù trừ đa phương liên tục, khi đó, các
giao dịch của từng loại Chứng khoán được kết hợp với các giao dịch chưa thanh
toán rồi bù trừ cho nhau, số dư cuối cùng thể hiện số tiền và Chứng khoán mà
mỗi bên phải thanh toán. Hệ thống bù trừ liên tục và cơ chế thanh toán hiệu quả
nhất và loại trừ bớt rủi ro do các vụ giao dịch đang chờ thanh toán.
c. Nghĩa vụ thanh toán ròng: là số tiền, Chứng khoán mà bên thanh toán giao
dịch có nghĩa vụ phải thanh toán thực căn cứ vào kết quả bù trừ giao dịch
Chứng khoán.
Việc bù trừ Chứng khoán được TTLKCK thực hiện theo từng Chứng
khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài
14
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành
viên lưu ký Chứng khoán.
Đối với giao dịch mua, bán Chứng khoán niêm yết, TTLKCK thực hiện
thanh toán căn cứ vào kết quả giao dịch do SGDCK, TTGDCK cung cấp. Đối
với giao dịch mua, bán Chứng khoán chưa niêm yết của công ty đại chúng,
TTLKCK thanh toán giao dịch căn cứ vào kết quả giao dịch của nhà đầu tư
được thực hiện tại các công ty Chứng khoán và chuyên vào TTLKCK thông qua
SGDCK.
Để phục vụ các hoạt động thanh toán bù trừ Chứng khoán, các Ngân hàng
lưu ký phải mở cho các tổ chức tham gia thanh toán bù trừ Chứng khoán hai tài
khoản:
+ Tài khoản lưu ký Chứng khoán tổng hợp
+ Tài khoản thanh toán
Chủ của các tài khoản này chỉ gồm các tổ chức tín dụng có chức năng lưu
ký Chứng khoán; và các tổ chức tín dụng này phải tuân thủ sự thanh tra lưu ký
theo luật định.

3. Quy trình thanh toán và bù trừ Chứng khoán:
3.1 Chuẩn bị thanh toán:
a. Báo cáo giao dịch: để xác nhận việc hình thành các nghĩa vụ của các bên có
liên quan đến giao dịch. Việc báo cáo giao dịch phải được tiến hành đúng thời
gian. Tuỳ theo mức độ phức tạp của hệ thống bù trừ mà giao dịch có thể được
báo cáo theo hình thức thủ công, bán tự động hay tự động hoàn toàn.
Theo hình thức thủ công các thành viên báo cáo giao dịch qua các bảng
mẫu biểu do tổ chức bù trừ quy định.
Theo hình thức bán tự động các thành viên báo cáo giao dịch qua các
bảng mẫu biểu để nhập dữ liệu vào một máy tính tại tổ chức bù trừ.
Theo hình thức tự động hoàn toàn: Máy tính của các thành viên truyền
tới tổ chức bù trừ các thông tin cần thiết.
15
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Nội dung báo cáo gồm có các thông tin sau: tên các bên tham gia giao
dịch, loại và số lượng Chứng khoán được giao dịch, địa điểm, thời gian và điều
kiện giao dịch.
b. Đối chiếu giao dịch:
Các bên tham gia giao dịch phải báo cáo giao dịch cho tổ chức bù trừ, tổ
chức này so sánh các chi tiết, các giao dịch được so khớp sẽ được tổ chức bù trừ
xử lý dưới hình thức văn bản hoặc trên mạng online. Các hệ thống đối chiếu
giao dịch thường được sử dụng là: Giao dịch đối chiếu song phương được áp
dụng đối với các công ty Chứng khoán thành viên của sở giao dịch Chứng
khoán; Giao dịch “khoá” là việc hai đối tác cùng thoả thuận tiến hành giao dịch
Chứng khoán theo biên bản và lúc thực hiện, trừ khi cả hai cùng đồng ý huỷ;
Đối chiếu giao dịch đơn phương thường áp dụng cho các bên tham gia gián tiếp,
những người không muốn hoặc không được phép tham gia vào hệ thống giao
dịch song phương. Đây chính là hệ thống thông tin liên kết các nhà môi giới,
các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các đại lý hoạt động phục vụ cho các nhà đầu
tư.

c. Xác nhận giao dịch:
Việc gửi báo cáo giao dịch là do một trong hai bên tham gia giao dịch
thực hiện, còn bên kia là tổ chức xác nhận giao dịch. Việc xác nhận giao dịch
thường áp dụng đối với các giao dịch lớn và có tổ chức, qua đó làm giảm bớt sự
trùng lặp các công việc của các bên khi thực hiện báo cáo giao dịch.
d. Sửa lỗi giao dịch:
Tổ chức bù trừ phải tạo ra một phương pháp sửa lỗi giao dịch trước khi
giao dịch được khẳng định nhằm làm giảm sai sót trong thanh toán. Việc sửa lỗi
đơn giản nhất là gửi báo cáo giao dịch có lỗi cho các bên có liên quan, huỷ bỏ
giao dịch đó và thay bằng các giao dịch khác.
3.2 Bù trừ và thanh toán:
a. Thanh toán từng giao dịch: Đây là hình thức cơ bản nhất của việc thanh toán
giao dịch Chứng khoán. Sau khi các giao dịch được thực hiện, người mua
16
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Chứng khoán phải có đủ tiền hoặc các phương tiện thanh toán tương đương tiền
để trả cho người bán, người bán phải đảm bảo Chứng khoán để trao cho người
mua. Phương thức này phù hợp với thị trường nhỏ, hoặc các thị trường có khối
lượng giao dịch lớn nhưng có công nghệ hiện đại.
b. Thanh toán bù trừ liên tục: Ở đây, hệ thống thanh toán bù trừ liên tục là tổ
chức thanh toán bù trừ đóng vai trò trung gian giữa các đối tác và các thành viên
trong thanh toán các giao dịch đã được xác nhận.
c. Thanh toán cuốn chiếu: Thanh toán cuốn chiếu đòi hỏi tất cả các giao dịch
phải được bố trí thanh toán trong một số ngày sau ngày giao dịch, cho phép các
giao dịch được thực hiện các bước thanh toán vào tất cả các ngày làm việc trong
tuần. Ví dụ, chu kỳ thanh toán cuốn chiếu T + 5 có nghĩa là các giao dịch vào
ngày thứ hai phải được thanh toán vào ngày thứ hai tuần sau, do đó, vào bất cứ
thời điểm nào thì số lượng các bước thanh toán cũng được hạn chế một cách có
hiệu quả.
3.3 Chu trình xử lý giao dịch, thanh toán và lưu ký Chứng khoán:

4. Nguyên tắc thanh toán bù trừ:
- Trung tâm lưu ký bù trừ giao dịch và thanh toán Chứng khoán.
- Ngân hàng chỉ định thanh toán thanh toán tiền trên cơ sở kết quả bù trừ
của trung tâm lưu ký.
- Thanh toán tiền đồng thời và chắc chắn với giao dịch Chứng khoán
(DVP)
17
Tổ chức lưu

Tổ chức bù
trừ
Khớp lệnh
(SGD)
Công ty môi
giới
Nhà đầu tư Tổ chức
thanh toán
Truy cập hệ
thống của thành
viên
Lưu ký tập trung
Bù trừ giao dịch và
thanh toán tiền/CK
Giao dịch
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BÙ
TRỪ VÀ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
Tình hình thực tế và tính ảnh hưởng đến thị trường của CTCPCK SME
Nhìn chung hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch Chứng khoán của
NH chỉ định thanh toán cho đến nay được thực hiện tốt, không có hiện tượng vi

phạm nguyên tắc thanh toán. Tuy nhiên gần đây có 1 số công ty Chứng khoán
mất khả năng thanh toán các khoản giao dịch trước đó cụ thể là
Gần đây nhất, tháng 12/2011, công ty cổ phần CK SME đã chính thức bị đình chỉ tạm
thời hoạt động thanh toán bù trừ giao dịch CK trong vòng một tháng sau khi liên tục mất khả
năng thanh toán giao dịch CK. Thông tin này đã tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tư và
phần nào đã được phản ánh vào diễn biến của thị trường vào thời gian đó.
Ngày 2/11, TTLKCK Việt Nam (VSD) có Quyết định số 95/QĐ-VSD về
việc đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký của công ty cổ phần Chứng khoán
SME, SME sẽ bị đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký từ ngày 3/11 đến ngày
3/12, bao gồm đình chỉ nhận ký gửi Chứng khoán, cầm cố Chứng khoán và
chuyển khoản qua hệ thông giao dịch của thành viên, trừ trường hợp chuyển
khoản tất toán tài khoản và chuyển khoản thanh toán giao dịch.
Lý do mà VSD đưa ra là SME thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán
giao dịch Chứng khoán của thành viên và không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ
thanh toán đúng thời hạn theo cam kết với VSD. SME có trách nhiệm hoàn trả
đầy đủ số tiền gốc đã vay của quỹ hỗ trợ thanh toán và lãi phát sinh trong 10
ngày làm việc kể từ ngày 3/11/2011. Theo thuyết minh báo cáo tài chính quý III
của SME, tại thời điểm 30/7, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của SME là hơn
10,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại 30/9, SME chỉ còn hơn 1,4 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi
ngân hàng. Trước đó, ngày 9/9, VSD có công văn cảnh cáo SME do đã vi phạm
quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán Chứng khoán do thiếu hụt tiền thanh
toán giao dịch Chứng khoán và phải vay Quỹ Hỗ trợ thanh toán với tổng số tiền
là 7,87 tỷ đồng.
18
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Khoảng 1,5 tỷ đồng giá trị giao dịch của nhà đầu tư tại Công ty Chứng
khoán SME trong ngày 2/11 đã bị hủy do công ty này không thanh toán các lệnh
mua trước đó.
Từ ngày 8/2/2012, VSD ngừng cung cấp toàn bộ dịch vụ liên quan đến

hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho SMES để hoàn tất các thủ
tục trước khi chính thức thu hồi Giấy Chứng nhận Thành viên lưu ký, trừ trường
hợp chuyển khoản tất toán của khách hàng sang Thành viên lưu ký khác.
Ngày 9/2-2012, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho
biết sẽ thực hiện thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký Chứng
khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES) theo Quyết định số
106/QĐ-UBCK ngày 8/2/2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC).
Trong vòng 10 ngày làm việc (từ 9/2/2012 đến hết 22/2/2012), VSD sẽ
thực hiện chuyển khoản tất toán tài khoản cho người đầu tư mở tài khoản tại
SMES sang Thành viên lưu ký khác theo yêu cầu.
Sau ngày 22/2/2012, VSD tạm ngừng việc chuyển khoản Chứng khoán
theo yêu cầu để thực hiện chốt toàn bộ dữ liệu về sở hữu Chứng khoán của
khách hàng và SMES để hoàn tất thủ tục thu hồi Giấy Chứng nhận thành viên
lưu ký đối với SMES.
Do đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đề nghị khách hàng mở
tài khoản tại SMES đến SMES để thực hiện việc tất toán tài khoản và chuyển
khoản Chứng khoán sang thành viên lưu ký khác.
I. Trung tâm lưu ký:
Thực trạng Lưu ký Chứng khoán ở VN tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán:
Số thành viên tham gia vào hệ thống hoạt động nghiệp vụ của TTLKCK
Việt Nam tính đến 31/12/2009 là 124 tổ chức, trong đó bao gồm 102 công ty
Chứng khoán, 3 ngân hàng thương mại trong nước, 3 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và 2 ngân hàng nước ngoài là thành viên lưu ký, và 14 thành viên trực
tiếp. TTLKCK Việt Nam là đối tác của các định chế tài chính lớn trong nước
19
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
bao gồm Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam.
Ngoài ra, Trung tâm lưu ký Chứng khoán cũng đưa vào vận hành hệ
thống đăng ký và lưu ký Chứng khoán phục vụ giao dịch thị trường UPCOM.

TTLKCK Việt Nam đã bắt đầu thực hiện đăng ký và lưu ký Chứng khoán
của công ty đại chúng chưa niêm yết từ 01/6/2009 để phục vụ cho việc khai
trương thị trường UPCOM vào ngày 24/06/2009. Vào thời điểm thị trường
UPCOM chính thức khai trương hoạt động, TTLKCK Việt Nam đã chấp thuận
đăng ký và lưu ký cho 10 công ty đại chúng chưa niêm yết. Tính đến ngày
31/12/2009, TTLKCK Việt Nam đã chấp thuận đăng ký Chứng khoán cho 51
công ty đại chúng với tổng số lượng Chứng khoán đăng ký là 787.045.802 cổ
phiếu, tương đương hơn 7.870 tỷ đồng tính theo mệnh giá; nhận lưu ký
118.203.027 cổ phiếu, giá trị 1.182 tỷ đồng cho 35 tổ chức phát hành. Ngoài ra,
còn có khoảng 100 công ty đã nộp hồ sơ đăng ký Chứng khoán tại TTLKCK
Việt Nam nhưng đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký.
Trong năm 2009, TTLKCK Việt Nam đã chấp thuận đăng ký Chứng
khoán cho 38 mã trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh
phát hành, với tổng số lượng trái phiếu đăng ký là 155.685.000 trái phiếu, tương
đương 15.568,5 tỷ đồng tính theo mệnh giá; thực hiện lưu ký cho 48 mã trái
phiếu, số lượng 157.965.000 trái phiếu, tương đương 15.796 tỷ đồng tính theo
mệnh giá. Đặc biệt, năm 2009 cũng đánh dấu sự ra đời của trái phiếu ngoại tệ
khi Kho bạc Nhà nước đã phát hành trái phiếu bằng Đô la Mỹ để huy động vốn
cho các dự án trọng điểm quốc gia và bù đắp thâm hụt ngân sách. Sau khi trái
phiếu ngoại tệ được đấu thầu thành công qua SGDCK Hà Nội, theo đề nghị của
Kho bạc Nhà nước, TTLKCK Việt Nam đã thực hiện đăng ký lưu ký cho số trái
phiếu ngoại tệ này để phục vụ mục đích tổ chức giao dịch trái phiếu trên thị
trường. Tính đến ngày 31/12/2009, TTLKCK Việt Nam đã chấp thuận đăng ký
và lưu ký cho 07 mã trái phiếu ngoại tệ, với số lượng là 4.701.100 trái phiếu,
tương đương 470.110.000 USD.
20
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Năm 2010, TTLKCK ứng dụng hệ thống phần mềm nghiệp vụ mới từ đó
nâng cao hiệu quả xử lý nghiệp vụ và tăng cường độ tin cậy trong hoạt động:
Việc thực hiện thanh toán bù trừ và quản lý rủi ro liên quan đến được tốt

hơn do hoạt động thanh toán bù trừ được quy về một mối. Việc bù trừ chung
nghĩa vụ thanh toán tiền giao dịch Chứng khoán của thành viên lưu ký trên sở
GDCK giúp hạn chế tình trạng mất thanh toán của các thành viên.Bên cạnh đó,
TTLKCK cũng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ.
Năm 2011, dưới sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên
vẫn có những tín hiệu tốt đối với việc tham gia vào thị trường từ phía các nhà
đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2011, TTLKCKVN đã cấp mã số giao
dịch Chứng khoán cho 15.569 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó 1.724 nhà đầu tư
tổ chức và 13.845 nhà đầu tư cá nhân. Riêng trong năm 2011, VDS đã cấp mã
giao dịch cho thêm 834 nhà đầu tư nước ngoài (gồm 452 cá nhân, 282 tổ chức)
Riêng trong tháng 12/2011, chỉ có thêm 33 nhà đầu tư nước ngoài bao
gồm 24 tổ chức và 9 cá nhân nước ngoài được VSD cấp mã số giao dịch Chứng
khoán.Con số này giảm một nửa so với tháng 11. Xét cả năm, tháng 3 có nhiều
nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch Chứng khoán với tổng cộng
129 nhà đầu tư gồm 103 cá nhân và 26 tổ chức
Bên cạnh những điểm tích cực, thị trường Chứng khoán VN chịu tác
động chung trước những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, vì vậy đã có nhiều
vi phạm trên thị trường xảy ra và đã có những quyết định xử phạt.
21
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
22
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Chứng khoán lưu ký theo tháng năm 2009
Năm 2009,dựa vào đồ thị, trái phiếu nội tệ lưu ký có xu hướng giảm,
nhiều nhất vào tháng 1 đạt 100.000.000, thấp nhất vào tháng 4 đạt trên
1.000.000. Cổ phiếu niêm yết ổn định, ít biến động trong 3 Quý đầu năm 2009
dưới mức 1.000.000.000. Quý 4 có xu hướng tăng vượt trên ngưỡng
1.000.000.000. Chứng chỉ quỹ thiếu ổn định, có sự biến động mạnh giữa các
tháng trong năm từ 100.000 đến 10.000.000 và có xu hướng giảm vào cuối năm
Năm 2010. Trái phiếu nội tệ lưu ký lại có xu hướng tăng nhưng vào 2

tháng cuối năm thì giảm mạnh. Tháng 11 đạt 100.000.000 tháng 12 xuống còn
hơn 100.000. Cố phiếu niêm yết ổn định trong năm 2010, trong tháng 11 đạt
mức cao nhất 1.000.000.000. Chứng chỉ quỹ vào tháng và tháng 5 đạt mức thấp
nhất dưới 10.000, cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 gần mức 10.000.000
Biểu đồ thành viên lưu ký năm 2009
23
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Biểu đồ thành viên lưu ký năm 2010
II. Sở Giao dịch:
Thanh toán bù trừ của Sở giao dịch
Hiện nay trên thế giới có 3 hình thức tổ chức SGDCK:
- SGDCK theo hình thức tự phát
- SGDCK tổ chức dưới hình thức công ty Chứng khoán thành viên (công ty cổ phần có
cổ đông)
- SGDCK tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nhưng có sự quản lý và điều hành
của NN
Để các giao dịch diễn ra công bằng, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, SGDCK có
bộ phận chuyên theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch buôn bán Chứng khoán để ngăn
chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch như: gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch
có giàn xếp trước. Bộ phận giám sát tiến hành theo dõi dưới 2 hình thức là theo dõi thường
xuyên hoặc theo dõi định kì. Khi phát hiện có vi phạm thì xử lý nghiêm minh, nếu đặc biệt
nghiêm trọng thì trình lên UBCK để điều tra xử lý.
Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch
Chứng khoán.
Để thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch, toàn bộ dữ liệu về kết quả giao dịch
Chứng khoán của các Sở giao dịch Chứng khoán được chuyển sang Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán Việt Nam (VSD) sau khi kết thúc phiên giao dịch.
24
Học viện Ngân hàng – nhóm Lucky Star
Vì vậy, trong nghiệp vụ thanh toán bù trừ, Sở giao dịch có vai trò tổng hợp các kết

quả giao dịch, toàn bộ dữ liệu của quá trình giao dịch phát sinh trong ngày của Sở giao dịch,
và chuyển các dữ liệu, kết quả đó cho Trung tâm lưu kí Chứng khoán (VSD) sau ngày kết
thúc giao dịch.
Đối với các giao dịch cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty niêm yết và đăng ký
giao dịch trên các Sở giao dịch Chứng khoán, tiền thanh toán giao dịch của thành viên sẽ
được chuyển giao trên cơ sở VSD bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho
các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán tại các Sở giao dịch Chứng khoán.
VSD áp dụng các phương thức bù trừ và thanh toán dưới đây cho các giao dịch Chứng khoán:
- Đối với giao dịch trái phiếu: VSD thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ đa
phương với thời gian thanh toán là T+1.
- Đối với giao dịch cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ:
Khối lượng giao dịch Phương thức và thời gian thanh toán
Dưới 100.000 cổ phần Thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian
thanh toán T+3
Từ 100.000 cổ phần trở lên Thanh toán trực tiếp T+1
Việc thanh toán giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc:
- VSD thực hiện thực hiện thanh toán Chứng khoán theo hình thức chuyển giao ghi sổ
thông qua hệ thống tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký bên mua và bán; Ngân hàng thanh
toán (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) thực hiện thanh toán tiền theo kết quả bù trừ
tiền của VSD thông qua hệ thống tài khoản tiền của các thành viên lưu ký mở tại Ngân hàng
thanh toán.
- Thanh toán giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc: việc chuyển
giao Chứng khoán tại VSD diễn ra chắc chắn và đồng thời với việc chuyển tiền tại Ngân hàng
thanh toán (nguyên tắc DVP - Delivery Versus Payment). Cơ chế thanh toán giao dịch DVP
cho phép các bên tham gia giao dịch loại bỏ được các rủi ro về thanh toán, theo đó, bên mua
và bán phải có đủ tiền và Chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch Chứng
khoán.
Thực trạng:
Công cuộc tái cấu trúc thị trường CK đang diễn ra mạnh mẽ khi công tác rà soát, sáng
lọc các công ty CK đang đến giai đoạn nước rút. Rất nhiều CTCK đang đứng trước nguy cơ

bị UBCKNN đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt do không đáp ứng được các chỉ tiêu an
toàn vốn theo thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của BTC.
25

×