Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Nghiên cứu hiện trạng phân bố mặn nhạt tầng chứa nước pleistocen trung thượng qp2 3 trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Thị Thúy Hường

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ MẶN NHẠT
TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN TRUNG - THƯỢNG (qp2-3)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Thị Thúy Hường

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ MẶN NHẠT
TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN TRUNG - THƯỢNG (qp2-3)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Trịnh Hoài Thu


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn thể q Thầy, Cơ cơng tác trong
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại Trường.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ TS. Trịnh Hồi Thu, cơng tác
tại Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam,
người đã hướng dẫn nhiệt tình và hết lịng giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận
văn này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và lãnh
đạo nhà trường, các phòng ban chức năng, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Trần Thị Thúy Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của luận văn.................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu................................................................ 3
1.1.1. Nước dưới đất.................................................................................................. 3
1.1.2. Cơ chế lan truyền mặn và thang phân chia TDS của nước dưới đất...............5
1.2. Tình hình nghiên cứu về nhiễm mặn của nước dưới đất............................... 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu hiện trạng nhiễm mặn bằng phương pháp phân tích
hóa trên thế giới........................................................................................................ 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về nước dưới đất khu vực nghiên cứu.........................10
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.......................................................................... 11
1.3.1 Vị trí địa lý...................................................................................................... 12
1.3.2. Đặc điểm địa hình và đất đai, thổ nhưỡng..................................................... 13
1.3.3. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn.......................................................................... 14
1.3.4. Đặc điểm địa chất.......................................................................................... 16
1.3.5. Đặc điểm địa chất thủy văn........................................................................... 20
1.4. Đặc điểm dân cư, kinh tế và giao thông vận tải............................................ 26
1.4.1. Đặc điểm dân cư............................................................................................ 26
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................... 26
1.4.3. Giao thông vận tải......................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.................................................... 29
2.2.2. Phương pháp phỏng vẫn ngoài thực địa........................................................ 30


2.2.3. Phương pháp đánh giá chất lượng nước...................................................... 31

2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu.......................................................................... 34
2.2.5. Phương pháp xử lý và thành lập bản đồ........................................................ 36
2.2.6. Phương pháp nội suy Kriging........................................................................ 37
2.2.7. Phương pháp tương quan hồi quy.................................................................. 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 41
3.1. Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất tầng qp 2-3 trên địa bàn
nghiên cứu............................................................................................................. 41
3.1.1. Tình tình khai thác nước dưới đất tầng chứa nước qp2-3..................................................41
3.1.2. Hiện trạng giếng khoan khai thác tầng chứa nước qp2-3..................................................44
3.2. Kết quả phân tích hàm lượng TDS của nước dưới đất tầng chứa nước qp2-3......45
3.2.1 Kết quả phân tích hàm lượng TDS tại phịng thí nghiệm................................45
3.2.2. Xây dựng phân tích mối tương quan giữa tổng độ khống hóa (TDS) và độ
dẫn điện của tầng chứa nước qp2-3.....................................................................................................................58
3.3. Kết quả xác định hiện trạng phân bố mặn nhạt nước dưới đất tầng chứa
nước qp2-3....................................................................................................................................................................... 61
3.3.1. Bản đồ hiện trạng phân bố mặn – nhạt tầng chứa nước qp2-3.....................................61
3.3.2. Sai số của bản đồ........................................................................................... 66
3.3.3. Đánh giá hiện trạng mặn nhạt nước dưới đất tầng chứa nước qp2-3......................67
3.4. Các giải pháp hạn chế nhiễm mặn tầng chứa nước qp2-3..........................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 71
1. Kết luận.............................................................................................................. 71
2. Kiến nghị............................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 73
PHỤ LỤC............................................................................................................... 77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐCTV


Địa chất thủy văn

ĐCTV-ĐCCT

Địa chất thủy văn-Địa chất cơng trình

LKKT

Lỗ khoan khai thác

LKQT

Lỗ khoan quan trắc

NDĐ

Nước dưới đất

qp2-3

Pleistocen trung – thượng

qp1

Pleistocen hạ

n22

Pliocen thượng


n21

Pliocen hạ

TB-ĐN

Tây Bắc – Đơng Nam

TCN

Tầng chứa nước

TDS

Tổng độ khống hóa hoặc tổng lượng chất rắn hòa tan

XNM

Xâm nhập mặn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thang phân chia độ khống hóa của nước dưới đất.................................... 8
Bảng 2. Các loại đất ở tỉnh Cà Mau....................................................................... 14
Bảng 3. Tổng hợp các thông số khí tượng trạm Cà Mau (10.2016) [10].................14
Bảng 4. Các thơng số về sơng và kênh chính ở tỉnh Cà Mau................................... 15
Bảng 5. Dân số trung bình phân theo huyện,thành phố........................................... 26
Bảng 6. Các thiết bị lấy mẫu nước dưới đất............................................................ 32
Bảng 7. Bảng thơng tin về lịch trình thực địa lấy mẫu nước dưới đất.....................33
Bảng 8. Tổng hợp số lượng giếng khoan khai thác và mực nước tầng qp2-3...................44

Bảng 9. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l Tp. Cà Mau...............46
Bảng 10. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l huyện U Minh.........48
Bảng 11. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l tại huyện Thới Bình
49 Bảng 12. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l tại huyện Trần Văn
Thời................................................................................................................... 51
Bảng 13. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l tại huyện Cái
Nước.53 Bảng 14. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l tại huyện
Đầm Dơi .54 Bảng 15. Bảng thống kê số mẫu nước dưới đất có TDS >1g/l tại
huyện Phú Tân 55
Bảng 16. Kết quả tính tốn TDS được xác định từ phương trình (1) của 35 mẫu
nước

tầng

qp2-3

................................................................................................................................................................................................

59
Bảng 17. Diện tích vùng nước mặn ở khu vực nghiên cứu tầng chứa nướcqp2-3

67


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ chu trình thủy văn và sự hình thành nước dưới đất [2].......................4
Hình 2. Minh họa ranh giới mặn/nhạt tầng chứa nước ven biển................................ 7
Hình 3.Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu.................................................................. 13
Hình 4. Đồ thị trung bình tháng các yếu tố khí tượng tỉnh Cà Mau [7]...................15
Hình 5. Một phần mặt cắt số 05 theo hướng Bắc – Nam [10].................................. 19

Hình 6. Mặt cắt địa chất thuỷ văn theo tuyến III-II[10]........................................... 21
Hình 7. Mực nước tầng Pleistocen giữa-trên tại thành phố Cà Mau năm 2008 [18]. .23
Hình 8. Mực nước tầng Pleistocen giữa-trên tại huyện Năm Căn năm 2008 [18]. . .23
Hình 9. Sơ đồ tổng hợp vị trí các lỗ khoan, giếng khoan và các tuyến khảo sát dự kiến
tầng chứa nước qp2-3....................................................................................................................................................... 30
Hình 10. Hình ảnh học viên phỏng vấn ngồi thực địa............................................ 31
Hình 11. Hình ảnh học viên lấy mẫu và đo độ dẫn điện ngồi thực địa...................32
Hình 12. Bản đồ vị trí các điểm lấy mẫu nước thực địa (tháng 3 và 4/ 2017)..........34
Hình 13. Sơ đồ quá trình thành lập bản đồ hiện trạng phân bố mặn-nhạt................37
Hình 14. Tỷ lệ nước dưới đất khai thác theo các tầng chứa nước............................42
Hình 15. Biểu đồ lưu lượng khai thác NDĐ và giếng khoan tầng qp2-3 của từng huyện
..................................................................................................................................... 43
Hình 16. Đồ thị hàm lượng TDS của mẫu nước dưới đất tầng qp2-3....................................46
Hình 17. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại Tp. Cà Mau.............47
Hình 18. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện U Minh.........48
Hình 19. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Thới Bình.....50
Hình 20. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Trần Văn Thời
...................................................................................................................................52
Hình 21. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Cái Nước......53
Hình 22. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Đầm Dơi......55
Hình 23. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Đầm Dơi......56
Hình 24. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Năm Căn......57
Hình 25. Vị trí các mẫu nước dưới đất và hàm lượng TDS tại huyện Ngọc Hiển....57


Hình 26. Phương trình tương quan hồi quy giữa EC và TDS tầng qp2-3...........................59
Hình 27. Phương trình tương quan giữa TDS xác định thơng qua EC và TDS phân tích
trong phịng thí nghiệm................................................................................................ 60
Hình 28. Biểu đồ histogram của TDS tầng qp2-3................................................................................. 61
Hình 29. độ thị Q-Q plot của TDS tầng qp2-3........................................................................................ 62

Hình 30. Biểu đồ histogram LogTDS tầng qp2-3............................................................................... 62
Hình 31. Đồ thị Q-Q plot của LogTDS tầng qp2-3............................................................................. 63
Hình 32. Variogram của giá trị logTDS tầng qp2-3............................................................................. 63
Hình 33. Bản đồ hiện trạng phân bố mặn – nhạt tầng chứa nước qp2-3..............................65
Hình 34. Phương sai của bản đồ phân bố mặn tầng chứa nước qp2-3...................................66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nước dưới đất là một nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh Cà Mau. Nước
được cung cấp cho các hoạt động dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng
thủy hải sản. Đặc biệt, tại khu vực này nguồn nước mặt phần lớn đã bị ô nhiễm, muốn
sử dụng được phải thông qua xử lý, chính vì vậy nước dưới đất trở thành nguồn cung
cấp nước chính. Dưới áp lực của sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng dân số, tốc độ
đơ thị hóa của khu vực, nguồn tài ngun nước dưới đất đang chịu nhiều áp lực lớn về
khai thác và sử dụng, lưu lượng khai thác hàng năm lớn hơn lượng bổ cập ở hầu hết
các tầng chứa nước dưới đất, mực nước dưới đất đang hạ thấp dần hàng năm.
Tỉnh Cà Mau có nguồn nước mặt bị nhiễm mặn hồn tồn về mùa khơ do chịu
ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy triều của biển [12]. Bên cạnh đó, nước dưới đất tầng
mặt (tầng Holocen, tầng Pleistocen thượng) trong khu vực phần lớn là nước lợ hoặc
nước mặn khơng phù hợp cho mục đích sử dụng ăn uống, sinh hoạt của người dân. Do
đó, nguồn nước dưới đất của tầng chứa nước Pleistocen trung – thượng là sự lựa chọn
an toàn và trở thành nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các hoạt động sống và sinh hoạt
ở Cà Mau. Hệ thống quản lý việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới
đất còn lỏng lẻo, điều này dẫn đến việc khai thác quá mức và khơng thể kiểm sốt.
Hoạt động khai thác nước dưới đất ngày càng gia tăng, theo kết quả điều tra của
Đoàn Quy hoạch Tài nguyên nước dưới đất 806 (2009) tính trên tồn tỉnh Cà Mau cho
thấy tầng chứa nước Pleistocen trung – thượng (qp 2-3) có lưu lượng khai thác nhiều
nhất so các tầng khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau (chiếm 71,08%) [7]. Việc khai thác
NDĐ tầng qp2-3 với lưu lượng lớn đã gây hạ thấp mực nước dẫn đến xâm nhập mặn ở

những vùng nước nhạt, cụ thể năm 2000 đến 2010 mực nước dưới đất khu vực Cà Mau
suy giảm từ 0 đến 14 m, có nơi mực nước hạ đến -28m so với mực nước biển [4,16].
Sự suy giảm mực nước liên tục đã gây tác động xấu đến khả năng

1


lưu trữ của các tầng chứa nước, kéo theo các hiện tượng sụt lún bề mặt đất, mực nước
ngầm bị hạ thấp, đồng thời chất lượng nước dưới đất cũng suy giảm (quá trình xâm
nhập mặn trong khu vực) [4,12,13]. Trước những thực trạng trên, cần phải có phương
pháp nghiên cứu và đánh giá nhiễm mặn để có cái nhìn chính xác, khách quan về
nguyên nhân sự thay đổi mặn-nhạt, đảm bảo khai thác bền vững môi trường nước dưới
đất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
hiện trạng phân bố mặn nhạt tầng chứa nước Pleistocen trung – thượng (qp 2-3)
trên địa bàn tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu hiện trạng nhiễm mặn của tầng chứa
nước qp2-3, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục và phương án khai thác hợp lý,
hiệu quả đối với các tầng chứa nước trên địa bàn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định phân bố hàm lượng tổng độ khống hóa
(TDS) trong NDĐ của tầng Pleistocen trung – thượng (qp 2-3) trên địa bàn nghiên cứu
tỉnh Cà Mau, trên cơ sở thông qua các phương pháp điều tra, khảo sát và phương pháp
phân tích các mẫu NDĐ của tầng chứa nước qp2-3. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như
sau:
- Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố mặn – nhạt tầng chứa nước qp 2-3 từ
hàm lượng TDS, từ đó xác định được ranh giới mặn-nhạt.
- Đánh giá hiện trạng phân bố mặn nhạt của tầng qp2-3 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực địa lấy mẫu nước tầng chứa nước qp 2-3: Điều tra
khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn người dân, phân tích hàm lượng TDS của

các mẫu NDĐ trong phịng thí nghiệm.
- Xử lý, phân tích hàm lượng TDS của các mẫu NDĐ của tầng chứa nước
qp2-3.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố mặn – nhạt tầng chứa nước qp2-3, đánh
giá hiện trạng phân bố mặn – nhạt NDĐ của tầng qp2-3.
- Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế
nhiễm mặn NDĐ của tầng chứa nước qp2-3.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Nước dưới đất
1.1.1.1. Khái niệm
Nước dưới đất là nước tồn tại và vận động trong khoảng trống giữa các hạt của
các đất đá bở rời hoặc khe nứt của đất đá gắn kết yếu [2].
Nước dưới đất được tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn,
cát, bột kết, trong các khe nứt, hang karst dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các
hoạt động kinh tế và xã hội của con người. Theo độ sâu phân bố, có thể chia NDĐ
thành NDĐ tầng mặt và NDĐ tầng sâu. Đặc điểm chung của NDĐ là khả năng di
chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dịng chảy ngầm theo địa hình. Nước
dưới đất tầng mặt thường khơng có lớp cách nước với địa hình bề mặt. Do vậy, thành
phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước
tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn
cách bên trên và phía dưới bởi các lớp khơng thấm nước. Theo không gian phân bố,
một lớp nước tầng sâu thường có 3 vùng chức năng: (1) vùng thu nhận nước, (2) vùng
chuyển động nước và (3) vùng thoát.
Khoảng cách giữa vùng cấp và vùng thoát nước thường khá xa, từ vài chục đến
vài trăm km. Các lỗ khoan nước dưới đất ở vùng khai thác thường có áp lực, có chất
lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn

tại loại NDĐ cácxtơ di chuyển theo các khe nứt hang động cácxtơ. Trong các dải cồn
cát vùng ven biển thường có tầng chứa nước ngọt nằm trên mực nước biển.
1.1.1.2. Phân loại tầng chứa nước
Dựa trên tính chất chứa nước và tính chuyển nước của đất đá có thể được phân
các loại đất đá thành các hệ tầng chứa nước (TCN) như sau [2,9]:
- Tầng chứa nước (aquifer): là một hệ địa chất trong đó nước có thể chứa và
chuyển động như là cát, cuội sỏi, đá... Hiện nay theo các nhà khoa học trên thế giới,


một thành tạo địa chất ngoài việc chứa nước và chuyển nước thì được gọi là tầng chứa
nước khi mà nước trong tầng có thể được khai thác phục vụ các mục đích kinh tế - xã
hội.
- Tầng thấm nước yếu hoặc khơng thấm (aquitard): là lớp đất đá có tính thấm
nước rất kém.
Có hai kiểu tầng chứa nước được chia theo điều kiện áp lực nước trong tầng là:
tầng chứa nước có áp và khơng có áp.
Tầng chứa nước có áp là tầng có áp lực nước lớn hơn áp lực khí quyển (nếu có
lỗ khoan vào tầng, mực nước trong lỗ khoan sẽ cao hơn mái của tầng). Tầng chứa nước
có áp được ngăn cách bởi các lớp thấm nước yếu hoặc không thấm ở mái và đáy, như
sét pha cát, bùn, sét đá không nứt nẻ.
Tầng chứa nước khơng áp là tầng có áp lực nước bằng áp lực khí quyển. Thơng
thường tầng khơng bị ngăn cách bởi các lớp đất đá thấm yếu hoặc không thấm phía
trên mái.
1.1.1.3. Nước dưới đất trong chu trình thủy văn
Nước dưới đất là một bộ phận trong chu trình thủy văn [2].

Hình 1. Sơ đồ chu trình thủy văn và sự hình thành nước dưới đất [2]


Nước dưới đất chủ yếu được cung cấp từ nước mặt. Đối với tầng chứa nước cụ

thể, tầng được cung cấp nước phụ thuộc vào điều kiện cụ thể về cấu tạo các lớp đất đá
nằm trên và dưới nó, ranh giới của tầng với các tầng đất đá xung quanh, ranh giới của
tầng với các nguồn nước mặt v.v...
Đối với các tầng chứa nước không áp sự cung cấp nước cho tầng chủ yếu là sự
ngấm của nước mưa vào tầng qua đới khơng khí, sự ngấm của nước ao hồ sông suối
vào tầng. Ngược lại với sự cung cấp nước cho tầng là sự thoát nước ra các sông suối ao
hồ vào mùa khô, mao dẫn lên phần trên gần với mặt đất và bốc hơi, thấm ra các tầng
chứa nước xung quanh có mực nước hoặc mực áp lực thấp hơn.
Với các tầng chứa nước có áp, sự cung cấp nước chủ yếu là các vùng rìa của
tầng phía thượng lưu nơi chúng lộ ra mặt đất và nước mưa hoặc nước mặt ngấm vào
sau đó vận động xuống phía hạ lưu tầng. Chúng có thể được các tầng chứa nước bên
trên hoặc bên dưới cung cấp qua đường thấm xuyên nhờ sự chênh lệch mực nước với
áp lực. Và sự thốt nước từ tầng có áp này là sự thấm xuyên từ tầng sang các tầng nằm
trên, dưới hoặc thoát xuống phần hạ lưu của tầng như nới lộ trên mặt đất, bờ vực biển.
1.1.2. Cơ chế lan truyền mặn và thang phân chia TDS của nước dưới đất
1.1.2.1. Cơ chế lan truyền mặn của nước dưới đất
Phương trình vi phân mơ phỏng q trình dịch chuyển vật chất trong mơi trường
nước dưới đất:

(1)

Trong đó: Dxx, Dyy, Dzz: Hệ số phân tán thuỷ động lực theo phương x, y, z;
Vx, Vy, Vz: Vận tốc của dòng chảy NDĐ theo phương x, y, z;
C: Nồng độ chất dịch
chuyển;

: Nguồn bổ sung chất dịch chuyển;

q
Cs

s



θ: Độ lỗ hổng hữu hiệu của môi trường lỗ hổng; λ: phản ứng hấp phụ-giải
phóng chất dịch chuyển; ρb: mật độ mơi trường đất đá; R: Hệ số trễ.


Phương trình (1) mơ tả q trình dịch chuyển vật chất trong mơi trường NDĐ là
q trình cuốn theo (advection), phân tán (dispersion) và quá trình khuếch tán
(diffusion). Đối với những chất hồ tan có khả năng bị hấp thụ trong môi trường lỗ
hổng được thể hiện qua sự chậm trễ q trình dịch chuyển (Retardation). Ngồi ra, đối
với các chất hịa tan có sự biến đổi về nồng độ trong q trình dịch chuyển trong mơi
trường do phản ứng hóa học, q trình sinh hóa hoặc phân rã phóng xạ (Reactions).
Các quá trình dịch chuyển vật chất này được mơ tả chi tiết trong Phụ lục 2.
Phương trình dịch chuyển vật chất trong môi trường NDĐ được giải bằng
phương pháp sai phân tương tự như giải phương trình chuyển động NDĐ với các điều
kiện biên và điều kiện ban đầu như sau:
Gồm 3 loại điều kiện biên là:
- Biên Dirichle (biên có nồng độ đã biết): C=Cc trên đường biên Гc (2)
- Biên Neumann (biên gradient nồng độ pháp tuyến với đường biên đã biết)

C

q
n

trên đường biên Гqc (3)

- Biên Cauchy (biên dịng vật chất khuếch tán-lơi cuốn pháp tuyến với biên

trên đường biên Гqυc (4).

C
q

C

D
đã biết)
n
n

Trong đó: υ0 là vận tốc dòng thấm và Cυ là nồng độ vật chất của chất lỏng qua
biên Гqυc.
Với điều kiện ban đầu là sự phân bố nồng độ chất hoà tan trong môi trường
NDĐ ở thời điểm ban đầu (t = 0) ta cũng có thể xác định sự phân bố nồng độ của chất
hoà tan ở thời điểm bất kỳ trong các bước thời gian tiếp theo. Như vậy, để có thể giải
được bài tốn lan truyền vật chất (kể cả lan truyền mặn khơng tính đến ảnh hưởng của
tỷ trọng nước mặn, điều này hoàn toàn phù hợp với nồng độ muối không cao) cần phải
biết trường vận tốc. Trường vận tốc có thể được xác định thơng qua trường mực nước.


Dựa trên các công thức này, ranh giới mặn nhạt chỉ bị khống chế bởi độ cao
mực nước nhạt. Trong điều kiện thực tế, khu tiếp xúc giữa nước nhạt và nước biển
không thể là một mặt phẳng giống như mơ hình quan hệ của Ghyben-Herzberg. Khu
vực này là đới chuyển tiếp được tạo nên do nước biển và nước nhạt trộn lẫn tạo thành.
Dịch chuyển của đới này chịu ảnh hưởng của tác động tổng hợp của các yếu tố thủy
hải văn và thực trạng khai thác cũng như các thông số địa chất thủy văn và các hệ số
phân tán của tầng chứa nước.


Hình 2. Minh họa ranh giới mặn/nhạt tầng chứa nước ven biển
Nhiễm mặn của nước nhạt trong TCN có thể diễn ra trong các dạng như sau
[14]:
1) Xâm nhập mặn diễn ra trong cùng TCN.
2) Nước mặn từ các TCN khác (nằm trên hoặc dưới TCN nhạt), xâm nhập
vào TCN nhạt thông qua các của sổ ĐCTV hoặc khi các TCN này có quan hệ thủy lực
với nhau. Điều này xảy ra thâm nhập nước mặn qua từ các tầng chứa nước nằm trên
qua các giếng hư hỏng chưa được trám lấp.
3) Xâm nhập mặn diễn ra từ nước lỗ rỗng bị mặn của lớp thấm nước yếu
(nguồn gốc biển) nằm trên hoặc dưới TCN (nước lỗ rỗng có độ mặn lớn hơn nước
trong tầng chứa).
4) Xâm nhập mặn do các hoạt động nhân tạo (quá trình khai thác nước dưới
đất) tạo nên hỗn hợp nước mặn với nước trong tầng chứa nước.


1.1.2.2 Thang phân chia TDS của nước dưới đất
Để xác định được khu vực có nước dưới đất bị nhiễm mặn và ranh giới mặn nhạt người ta thường sử dụng tiêu chí là hàm lượng TDS. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên để
đánh giá chất lượng nước dưới đất phục vụ cho cấp nước. Dựa theo hàm lượng TDS
của nước có thể chia thành các loại nước như sau:
Bảng 1. Thang phân chia độ khống hóa của nước dưới đất
Các cấp khống hóa
Siêu nhạt
Nhạt
Lợ
Mặn

Độ tổng khống hóa M(g/l)
< 0,1
0,1– 1,0
1,0 – 3,0

> 3,0

Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thông số TDS để làm chỉ thị đánh giá
nhiễm mặn nước dưới đất và xác định ranh giới nhiễm mặn của tầng chứa nước trong
vùng nghiên cứu. Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y Tế

(QCVN

02:2009/BYT) [1] thì giá trị TDS nhỏ hơn hoặc bằng 1 g/l đồng thời hàm lượng muối
ăn không được lớn hơn 0,25g/l và đủ tiêu chuẩn chất lượng cho nước uống và được
xác định là ranh giới mặn.
1.2. Tình hình nghiên cứu về nhiễm mặn của nước dưới đất
1.2.1. Tình hình nghiên cứu hiện trạng nhiễm mặn bằng phương pháp phân
tích hóa trên thế giới
Xâm nhập mặn (XNM) là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia trên thế
giới, nhất là những nơi dân cư tập trung đông đúc ở ven biển. Nhu cầu đáp ứng nước
sạch cao, gây ra áp lực cho các nguồn nước dưới đất. Quá trình bổ sung nước hoặc
khai thác nguồn nước dưới đất đều dẫn đến sự dịch chuyển dải phân cách giữa nước
nhạt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực
nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc nước nhạt cấp hoặc thốt đối với tầng
chứa nước. Do đó, các điều kiện thủy động lực tác động trực tiếp đến xâm nhập mặn
[27].
Vấn đề xâm nhập mặn các tầng chứa nước ở các khu vực ven biển đã được các
nước phát triển cũng như các nước đang phát triển chú trọng nghiên cứu như:


Mỹ, Ý, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Đài Loan, Yemen, Sardinia, Azrap [24,35,39,40]… Quá
trình phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng kéo theo những tác động nghiêm trọng đến
mơi trường nước. Tại Mỹ, các nhà khoa học có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về xâm
nhập mặn, như nghiên cứu của Paul M. Barlow ở dọc dun hải phía Đơng đã được

nghiên cứu hiện trạng nhiễm mặn khá chi tiết bằng phương pháp phân tích thành phần
hóa học của các mẫu nước để khảo sát, khoanh định các ranh giới mặn/nhạt [34].
Tại Hà Lan, cơng trình nghiên cứu của J.J. De Vries [23] đã nghiên cứu và xác
định được phân bố mặn-nhạt của vùng ven biển Hà Lan dựa vào cấu trúc địa chất, lịch
sử phát triển địa chất, phương pháp đo sâu điện kết hợp với phân tích thành phần hóa
học để giải thích cho sự phân bố mặn-nhạt của các tầng chứa nước ở khu vực ven biển
Hà Lan.
Tại Nigeria, hai tác giả Edet và Okere [25] đã nghiên cứu sự xâm nhập mặn
phía Đơng Nam của Nigeria dựa vào dữ liệu đo sâu điện và phân tích thành phần hóa
học của các mẫu nước, từ đó xác định sự phân bố mặn nhạt của tầng chứa nước dưới
đất của vùng ven biển.
Tại Hàn Quốc, tác giả Sung Ho Song [36] đã sử dụng kết hợp số liệu phân tích
hàm lượng tổng độ khống hóa TDS trong trong các mẫu nước dưới đất và tài liệu đo
độ dẫn của các mẫu nguyên dạng theo chiều sâu để kiểm chứng và thiết lập mối tương
quan giữa điện trở suất và hàm lượng TDS; từ đó xác định hiện trạng mặn – nhạt của
vùng Busan, Hàn Quốc.
Việc khai thác nước dưới đất quá mức cũng là một nguyên nhân góp phần vào
sự xâm nhập mặn, điều này được thấy rõ trong nghiên cứu của Narayan [32] thực hiện
tại Australia. Nghiên cứu này xác định được tại khu vực trên có tới 1.800 máy bơm hút
nước với lưu lượng lớn phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu cho trồng trọt tại đồng bằng
Burdekin.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên và nhiều cơng trình khác đã áp dụng
phương pháp phân tích hóa học để xác định được phân bố mặn-nhạt của các tầng chứa
nước do các yếu tố tự nhiên - nhân sinh cũng như sự dâng cao mực nước biển, sự thay


đổi dòng chảy hạ lưu do hệ thống thủy điện bậc thang, việc khai thác quá mức nguồn
nước dưới đất, các hoạt động khai thác khống sản, ni trồng hải sản ở dải cát ven
biển... lượng khai thác lớn nhằm đề xuất giải pháp khai thác bền vững.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về nước dưới đất khu vực nghiên cứu

Tại Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về nước dưới đất tại
Cà Mau như sau:
Đề án của tác giả Tống Đức Liêm [11] đã mô tả chi tiết đặc điểm địa chất - địa
chất thủy văn của vùng nghiên cứu, phân chia 9 phân vị địa chất phù hợp với các kết
quả nghiên cứu mới về địa tầng và cấu trúc vùng Nam bộ: Neogen, Pleistocen,
Holocen; xác lập 4 tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trung – thượng (qp2-3),
Pleistocen hạ (qp1), Pliocen thượng (n22), Pliocen hạ (n21) và 5 thể địa chất nghèo hoặc
không chứa nước. Bằng phương pháp xác định hàm lượng TDS và thành phần hóa học
đề án đã đánh giá chất lượng nước, phân vùng nhiễm mặn của 4 tầng chứa nước chính
vùng Thị xã Cà Mau. Trên cơ sở tài liệu kết quả điều tra thực tế và kết hợp các nguồn
tài liệu, thông tin thu thập trong vùng liên quan đến vấn đề khai thác, sử dụng nước
dưới đất, tác giả đưa ra một số nhận xét đánh giá về nguy cơ suy giảm chất và lượng
của các tầng chứa nước hiện có.
Tuy nhiên, đề án vẫn cịn một số hạn chế như chưa đưa ra được con số thống kê
mức độ khai thác tại các tầng chứa nước trên toàn vùng và từng tầng chứa nước cụ thể;
chưa nêu được quan hệ thủy lực giữa các TCN. Đó là những thông tin rất cần thiết cho
việc đánh giá, dự báo khả năng làm hạ thấp mực nước với tốc độ nhanh (trung bình
xấp xỉ 1 m/năm) ở các tầng chứa nước trong vùng. Chất lượng nước sau khi phân tích
thấy giá trị hàm lượng một số chỉ tiêu rất cao hơn nhiều lần giới hạn cho phép, chưa
nêu được cụ thể phương pháp và thiết bị phân tích các chỉ tiêu.
Năm 2001, tác giả Ngô Hồng Thọ [13] đã đánh giá hiện trạng nhiễm mặn của
các tầng chứa nước và đưa ra các dự báo sự biến động trữ lượng nguồn nước dưới đất
trên địa bàn tỉnh Cà Mau bằng các phương pháp đo địa vật lý kết hợp phân tích thành
phần hóa học và phương pháp mơ hình hóa.


Nghiên cứu của Đào Hồng Hải [8] đã đánh giá chất lượng nước dưới đất vùng
bán đào Cà Mau bằng chỉ số chất lượng nước dưới đất WQI (water quality index) kết
hợp với chỉ số nhiễm mặn TDS, nhằm mục đích chuyển các dữ liệu chất lượng nước
phức tạp thành các chỉ số dễ hiểu và cho người dân trong khu vực dễ dàng nhận định

về các vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng
ngày. Các mẫu nước được thu thập từ mạng lưới quan trắc quốc gia và trong các cơng
trình khai thác trong khu vực nghiên cứu. Các thông số được phân tích bao gồm: pH,
TDS, độ cứng tổng cộng (TH), Tổng lượng kiềm (Na + + K+), Sunfat (SO42-), Chloride
(Cl-), và Nitrate (NO3-) sử dụng để tính chỉ số WQI.
Nhận xét về tổng quan tài liệu nghiên cứu:
1. Việc nghiên cứu hiện trạng phân bố mặn nhạt các tầng nước dưới đất của
các tác giả trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp lấy mẫu nước trong giếng khoan
về phân tích. Phương pháp này có độ chính xác cao, sai số ít và có kết quả nghiên
cứu khách quan về hiện trạng nhiễm mặn của tầng chứa nước trong khu vực nghiên
cứu.
2. Các kết quả nghiên cứu trước đây đã cung cấp bức tranh khái quát về địa
chất, địa chất thủy văn, tình trạng khai thác sử dụng nước dưới đất và hiện trạng
nhiễm mặn trong khu vực nghiên cứu, đây là cơ sở quan trọng cho học viên định
hướng cơng tác nghiên cứu của mình.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, học viên đã định hướng nghiên cứu theo
phương pháp phân tích hóa học, điều tra tình trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất
trong khu vực nghiên cứu để đánh giá hiện trạng phân bố mặn - nhạt nhiễm mặn tầng
chứa nước Pleistocen trung – thượng.
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu
điều kiện hình thành tầng chứa nước và các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên
NDĐ trong các tầng chứa nước. Thành phần vật chất và cấu trúc của hệ gọi là điều
kiện hình thành, các tác động từ ngoài vào gọi là các nhân tố ảnh hưởng.
Nguồn nước cấp cho các tầng chứa nước đa dạng gồm cấp từ trên mặt có nước
mưa, nước mặt (sơng, hồ và nước biển), cấp bên dưới do NDĐ vận động từ miền địa


hình cao hơn thốt xuống và nước do q trình trầm tích nén ép thốt lên. Điều kiện
hình thành đóng vai trò chủ đạo là cấu trúc địa chất và thành phần đất đá. Các nhân tố

tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất bao gồm các nhân tố như khí hậu,
thủy văn, hải văn.
1.3.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý [19]:
- Từ 8o30’ đến 9o30’ Vĩ độ Bắc,
- Từ 104o40’ đến 105o25’ Kinh độ Đông.
Bao gồm phần đất liền và một số đảo với diện tích rộng 5.329km2, bằng khoảng
13,1% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long và 1,57% diện tích cả nước. Phần đất liền
mở rộng dần về phía Tây với tốc độ 5,9m (Bắc Gị Cơng – Cửa Bảy Háp) đến 29,4m
(Cửa Lớn – Mũi Cà Mau) mỗi năm. Phạm vi tỉnh được giới hạn như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Tây tiếp giáp Biển Tây, Phía Nam và Đơng tiếp giáp Biển Đơng.
Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm: 01 thành phố và 8 huyện, có 97 xã, phường,
thị trấn với 914 ấp khóm. Trung tâm các đơn vị hành chính như thị trấn và xã là những
đối tượng đã và đang cấp nước sinh hoạt tập trung.


Hình 3.Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm địa hình và đất đai, thổ nhưỡng
Cà Mau nằm trong vùng tiếp giáp với Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan),
mặt đất có nguồn gốc bồi tích với địa hình tương đối thấp và khá bằng phẳng. Cao độ
mặt đất trung bình khoảng 0,4 – 0,6m. Khu vực thấp trũng có cao độ khoảng 0,2m.
Khu vực đất cao có cao độ khoảng 0,8 – 1,1m [19].
Phần lớn đất đai có cao độ thấp hơn mực nước đỉnh triều vì vậy tình trạng ngập
do đỉnh triều khá phổ biến. Đất ở Cà Mau là loại trầm tích trẻ bao gồm: Trầm tích biển,
trầm tích lịng sơng,…và được phân làm 4 loại đất như sau (xem Bảng 2):


Bảng 2. Các loại đất ở tỉnh Cà Mau [19]
STT


Loại đất

Diện tích (ha)

Phần trăm diện tích (%)

1

Đất mặn

165.668

31,9

2

Đất phèn

321.773

61,9

3

Đất than bùn

11.078

2,1


4

Bãi bồi

10.852

2,1

Các loại đất ở khu vực nghiên cứu, đặc biệt là đất mặn và đất phèn có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt, nguồn nước nước dưới đất của tỉnh.
1.3.3. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn
a. Khí hậu
Tỉnh Cà Mau nằm trong khu vực có vĩ độ thấp của vùng nhiệt đới, khá gần xích
đạo, chịu ảnh hưởng thường xun của những khối khơng khí nhiệt đới trong cả hai
mùa gió và khối khơng khí xích đạo trong mùa gió Tây – Nam nên có nền nhiệt độ cao.
Tổng nhiệt độ lớn và khơng có sự phân hố đáng kể theo khơng gian.
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 26,5 oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 27,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào
tháng 1 khoảng 25oC. Biên độ nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,7 oC [7].
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 10, lượng mưa năm tập trung chủ yếu
vào mùa mưa, lượng mưa tháng dao động từ 218,1mm đến 385,9mm. Các tháng
chuyển tiếp là tháng 4 và tháng 11 lượng mưa dao động từ 86,8mm đến 108,5mm;
các tháng còn lại (từ tháng 12 đến tháng 3) là mùa khô lượng mưa dao động từ
3,0mm đến 47,0mm [7]. Tài liệu khí tượng thủy văn được tổng hợp ở Bảng 3 và Hình
4.
Bảng 3. Tổng hợp các thơng số khí tượng trạm Cà Mau (10.2016) [7]
Tháng I
II
III

IV
V
VI VII VIII
Mưa 44,6 3,0 9,1 86,8 218,1 319,2 385,9 324,8
Bốc hơi 97,6 108,7 119,0 108,5 85,4 71,9 69,0 74,3
Độ ẩm 79,6 77,2 77,5 78,2 83,1 85,0 86,9 85,8
(Đơn vị tính: mm)

IX

X

XI

XII

263,7 291,8 108,5 47,0
70,5

67,4 48,4 44,8

85,1

85,5 60,9 60,9

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ)


Phân bố lượng mưa theo thời gian rất biến động: các tháng mùa khơ có lượng
mưa khơng đáng kể (chiếm chưa tới 10% tổng lượng mưa/năm). Trong mùa mưa phần


450,0
420,0
390,0
360,0
330,0
300,0
270,0
240,0
210,0
180,0
150,0
120,0
90,0
60,0
30,0
0,0
I

II

III

IV

Mưa Cà Mau

V

VIVIIVIIIIX

Bốc hơi Cà Mau

XXIXII

150,0
140,0
130,0
120,0
110,0
100,0
90,0
80,0
70,0
60,0
50,0
40,0
30,0
20,0
10,0
0,0
Tháng

Độ ẩm/Bốc hơi

Lượng mưa

lớn lượng mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 trong năm [7].

Độ ẩm Cà Mau


Hình 4. Đồ thị trung bình tháng các yếu tố khí tượng tỉnh Cà Mau [7]
b. Thủy văn
Sông rạch và kênh ở tỉnh Cà Mau tạo thành mạng lưới chằng chịt và chiếm gần
3% diện tích tự nhiên. Có 8 sơng chính và 3 kênh cấp I với bề rộng cửa sông từ 45m
(sông Cái Tàu) đến 1.800m (Sông Cửa Lớn) và sâu từ 3m (cửa Bãi Háp) tới 19m (cửa
Bồ Đề của sông Cửa Lớn) [].
Mạng sông rạch và kênh đã tạo điều kiện trao đổi qua lại mạnh mẽ và dễ dàng
giữa nước mặt và nước dưới đất tầng trên cùng.
Bảng 4. Các thông số về sơng và kênh chính ở tỉnh Cà Mau
TT

Sơng (Sg),
kênh (K)

Đào
Năm

Dài
(km)

Rộng
(m)

Sâu
(m)

1

Sg. Gành Hào


-

56

60-200

5-14

2
3
4
5
6
7
8

Sg. Cửa Lớn
Sg. Đần Dơi
Sg. Bẩy Háp
Sg. Đồng Cùng
Sg. Ơng Đốc
Sg. Cái Tàu
Sg. Trèn Trẹn

-

58
45
50
24

60
45
33

600-1800
200
250
140
300
45
80

19-5
12
3
3
4
3,5
3,5

Vị trí đo rộng
sâu
Cà Mau - cửa
sơng
Bồ Đề - ơ.Trang
Tam Giang
Cửa Bẩy Háp
Trung bình sông
Cửa ông Đốc
Cửa Sông

Cửa Sông


9
10
11

K. Cà Mau1914
12
70
5
Trung bình
Bạc Liêu
K. Phụng Hiệp 1917
18
70
4,5
Trung bình
K. Huyện Sử
11
35
4
Trung bình
(Nguồn: Sở Tài ngun Mơi trường tỉnh Cà Mau, năm 2016)

Chế độ thuỷ văn: Chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của biển Đông, biển
Tây, chế độ mưa nội vùng, vì vậy chế độ thuỷ văn - thủy lực của các dịng chảy trên
các sơng ngịi rất phức tạp và đa dạng.
Vùng phía Đơng của tỉnh bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông theo
cửa Gành Hào, cửa Bồ Đề,… Thủy triều biển Đơng có chế độ bán nhật triều không

đều, một ngày triều xuất hiện hai đỉnh, hai chân. Thủy triều biển Đơng có mực nước
cao nhất trong các tháng 12 - 01 và thấp nhất trong các tháng 6 - 7, với chênh lệch
khoảng 0,5m.
Vùng phía Tây của tỉnh (vùng U Minh) bị ảnh hưởng triều biển Tây, với chế độ
triều hỗn hợp mà thành phần nhật triều chiếm chủ yếu. Trong một chu kỳ triều ngày
cũng có hai đỉnh, hai chân, đơi khi có những xáo trộn ba đỉnh, ba chân. Trong một chu
kỳ triều gần 14 ngày, dạng triều hai chân xuống thấp bằng nhau chiếm ưu thế, vì vậy số
giờ ở mực nước thấp tương đối dài.
1.3.4. Đặc điểm địa chất
Tỉnh Cà Mau bao gồm các phân vị địa tầng được mô tả từ cổ tới trẻ như sau [6]:
hệ Neogen, hệ Đệ Tứ.
1.3.4.1 Hệ Neogen
Hệ Neogen phân chia thành: thống Miocen và thống Pliocen, chi tiết được mô tả
như sau [10]:
a. Thống Miocen
Phụ thống thượng, hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph): trên cơ sở nghiên cứu mặt
cắt địa chất tại thị trấn Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang; các tác giả đã phân chia hệ
tầng ra 2 nguồn gốc thành tạo sau:
+ Trầm tích sơng - biển (amN13ph) trầm tích hạt mịn (bột, bột sét, sét bột, bột
cát) nằm ở phần trên của hệ tầng.


×