Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài thực hành cuối khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.3 KB, 2 trang )

1. Các thầy cô hãy đưa ra các luận điểm để chứng minh câu nói sau: Yếu tố quyết định sự
thành cơng của Chương trình tiếng Anh tiểu học theo CT GDPT 2018 khơng nằm ở
chương trình hay SGK mà chủ yếu do người giáo viên trực tiếp giảng dạy.
2. Các thầy cô đã và sẽ thực hiện công việc của mình như thế nào để góp phần thực hiện
thành cơng chương trình tiếng Anh của tiểu học trong CT GDPT 2018.

TRẢ LỜI
1.Thật vậy, vai trò của người giáo viên trực tiếp giảng dạy là yếu tố quyết định sự thành công
của CT GDPT 2018, và để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình GDPT mới, vai trị giáo viên
phải có những thay đổi quyết liệt bởi giáo viên là lực lượng cốt cán trong việc biến các mục tiêu giáo
dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục:
Trong môi trường giáo dục mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người
thầy sẽ giảm đi. Người thầy sẽ phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm
kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy
và sáng tạo cho người học. Đặc biệt, giáo viên khơng chỉ đóng vai trị truyền đạt tri thức mà còn
phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri
thức vào cuộc sống.
Ngoài ra, nếu từ trước đến nay, giáo viên chỉ biết chủ yếu một bộ sách giáo khoa (SGK)
trong giảng dạy. Với chương trình mới có nhiều bộ SGK, trước mắt, giáo viên chưa quen thì có thể
dựa vào SGK. Nhưng dần dần, các thầy cô phải chọn lọc từ những kiến thức khác nhau để tự tạo ra
một giáo án phù hợp với từng đối tượng. Đó được xem như một bộ SGK riêng của giáo viên. Giáo
viên bên cạnh việc bám sát chương trình chuẩn của Bộ cần tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến
thức của bản thân để đủ năng lực lựa chọn những gì cần thiết nhất truyền đạt tới học sinh mà
không quá phụ thuộc vào SGK.
Nói cách khác, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thì đổi mới giáo dục là sự nghiệp
của giáo viên. Nếu không đổi mới phương pháp giảng dạy, thì chương trình hay đến mấy học sinh
vẫn khơng phát triển được năng lực. Đội ngũ thầy giáo, cô giáo trong nhà trường là nhân tố quyết
định đến phương pháp giáo dục. Mỗi giáo viên phải là người tiên phong trong tiến trình đổi mới. Do
đó, muốn đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục thì địi hỏi người giáo viên khơng chỉ có kiến thức
tổng hợp, kỹ năng, phương pháp giảng dạy, mà cịn phải có nhân cách tốt…
Khi thực hiện đổi mới, nhà trường được tự chủ về thực hiện chương trình giáo dục thì giáo


viên cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng theo yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực học sinh. Việc thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo
khoa, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật địi
hỏi giáo viên phải có năng lực sáng tạo trong tổ chức, hướng dẫn và đánh giá các hoạt động đó…
Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có năng lực phát triển chương trình, chủ động, linh
hoạt lựa chọn nguồn tài liệu đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà
trường để thực hiện phát triển năng lực, hình thành kỹ năng mềm thơng qua nhiều hoạt động giáo
dục và dạy học đa dạng.
Tóm lại, chương trình giáo dục phổ thơng mới địi hỏi giáo viên đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích hợp, phân hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp học,
đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực học sinh.
2. Bản thân cần phải chủ động trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức
tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục, giảng dạy


và quản lý. Giáo viên cần thiết khắc phục lối dạy theo phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều,
ít gắn với việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống dẫn tới việc học sinh thụ động ghi
nhớ kiến thức rời rạc, có sẵn, khơng được vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học
tập và cuộc sống.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, bản thân cần đổi mới tư duy, nhận thức và phương pháp dạy học theo
hướng tiếp cận mới. Giáo dục nước ta đang thoát ly dần phương pháp tiếp cận truyền thống, từ nền
giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực
cho học sinh. Để đạt được yêu cầu này, bản thân nhận thấy cần thiết phải tiếp cận mục tiêu theo
phương pháp hiệu quả hơn, đổi mới cách tiếp cận, thiết kế nội dung, phương pháp, hình thức phù
hợp.
Trong công tác giảng dạy, bản thân giáo viên cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đinh - nhà trường
- xã hội tạo cho học sinh có điều kiện và môi trường học tiếng Anh tốt. Thật vậy, việc dạy học tiếng
Anh đạt chất lượng theo yêu cầu của xã hội hiện nay là một vấn đề còn có nhiều khó khăn do nhiều
lý do, chính vì vậy rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình-xã hội.
Ngồi ra, giáo viên cũng cần giáo dục cho học sinh mục đích, động cơ học tiếng Anh một cách đúng

đắn, để các em có ý thức, thái độ đúng trong quá trình học tập. Trang bị cho các em cách tự học, tự
tạo ra môi trường học tập tự nhiên. Xây dựng môi trường học tập tiếng Anh ngay trong lớp học,
trường học, ở nhà. Ví dụ: Các em có thể học từ vựng bằng cách ghi từ vựng ra các mẫu giấy và dán
ở những nơi mà các em hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi các em có thể
thay bằng các từ mới khác. Động viên các em dùng những từ chào hỏi, những câu hội thoại ngắn,
đơn giản hằng ngày để ghi nhớ kiến thức đã học.
Giáo viên cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh những vấn đề khó khăn cần hợp tác của gia
đình trong dạy học môn học Tiếng Anh để được chia sẻ, hiến kế của các bậc phụ huynh. Phối hợp
với phụ huynh mua sắm đầy đủ sách, vở. đồ dùng học tập, các tài liệu tham khảo cần thiết cho học
sinh. Đối với những học sinh có năng khiếu cần động viên gia đình mua sắm máy vi tính tạo điều
kiện cho các em tự tham khảo kiến thức, luyện thực hành qua mạng Internet trong thời gian ở nhà
để trau dồi thêm kiến thức.
Trang bị các phương tiện nghe, nhìn phục vụ việc tự học tiếng Anh cho các em. Nhà trường cần
tham mưu với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương….hỗ trợ kinh phí để tăng trưởng cơ sở
vật chất, xây dựng các điều kiện cho việc dạy học môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao. Giáo viên
thường xuyên trao đổi với phụ huynh kết quả học tập của học sinh để phụ huynh nắm và cùng nhà
trường phối hợp trong việc nâng cao chất lượng học tập của các em.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×