Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.4 KB, 131 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA KINH TẾ CƠ SỞ
------------***------------

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

KINH TẾ VI MƠ

Số tín chỉ : 02
Ngành đạo tạo: TCNH, KT, KDTM, QTKD
Trình độ đào tạo: Đại học

-Năm 2019 1


MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt………………………………………………………….

2

Lời giới thiệu………………………………………………………………….

3

Chương 1. Kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp....

4

Chương 2: Cung- Cầu hàng hoá……………………………………………….



10

Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng…………………………………………

32

Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp…………………………...

45

Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền………………………………………….

60

Chương 6: Thị trường yếu tố sản xuất………………………………………..

78

Chương 7: Những hạn chế của nền kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ

87

Đáp án…………………………………………………………………………

94

Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………..

131


2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTHH

:

Cạnh tranh hồn hảo

CB

:

Cận biên

CP

:

Chi phí

DN

:

Doanh nghiệp

ĐQ


:

Độc quyền

HH

:

Hàng hóa

KT

:

Kinh tế

LN

:

Lợi nhuận



:

Lao động

SP


:

Sản phẩm

3


LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế vi mô là khoa học về kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn các hoạt động kinh
tế vi mô tối ưu trong từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế. Đây là học phần cơ sở của
sinh viên ngành kế toán và quản trị kinh doanh, tài chính. Kinh tế vi mơ nghiên cứu tính
quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của
kinh tế thị trường và vai trị của chính phủ trong sự điều tiết. Trên cơ sở kiến thức của
học phần kinh tế vi mô, sinh viên vận dụng để tiêp thu tốt các học phần chuyên ngành
cũng như trong thực tế công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để giúp sinh viên học
tập và nghiên cứu, Khoa Kinh tế cơ sở- Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp
biên soạn thêm cuốn sách “Hệ thống câu hỏi và bài tập Kinh tế vi mô”
Nội dung cơ bản của cuốn sách gồm các chương:
Chương 1: Kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Chương 2: Cung- Cầu hàng hoá
Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng
Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền
Chương 6: Thị trường yếu tố sản xuất
Chương 7: Những hạn chế của nền kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ
Cuốn sách “Hệ thống câu hỏi và bài tập Kinh tế vi mô” được thiết kế theo trật tự
khoa học. Mỗi chương bao gồm 4 phần: Phần câu hỏi “Đúng/sai/giải thích” được thiết
kế theo nội dung lý thuyết và vận dụng cụ thể hóa vào các tình huống Việt Nam. Phần
“Câu hỏi lựa chọn” có 4 phương án trả lời gợi mở cho sinh viên nhiều kiến thức tổng

hợp. Phần “Bài tập ứng dụng” sẽ đề ra các dạng bài tập cơ bản của mơn học và có lời
giải mẫu để hướng dẫn người học áp dụng trong việc giải các “Bài tập ôn tập” phần sau.
Phần “Đáp án” cho mỗi chương cho phép người học tự kiểm tra kiến thức của mình một
cách tổng hợp nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng
tơi mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần tái bản sau hoàn thiện hơn.
NHÓM TÁC GIẢ

4


CHƯƠNG 1
KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA
DOANH NGHIỆP
Mục đích của chương
Chương mở đầu cung cấp một số khái niệm chung nhất về:
Kinh tế học là gì, kinh tế vi mơ- kinh tế vĩ mô và mối quan hệ giữa kinh tế vi môkinh tế vĩ mô
Các khái niệm về nền kinh tế, các thành viên kinh tế, cơ chế kinh tế phối hợp
Hiểu rõ bản chất của mơ hình kinh tế và ứng dụng của mơ hình
Hiểu được một số quy luật trong lý thuyết lựa chọn: quy luật khan hiếm, chi phí cơ
hội tăng dần và lợi suất giảm dần
Hiểu rõ ba vấn đề kinh tế cơ bản cũng như cơ chế giải quyết giải quyết
Hiểu rõ nguyên tắc lựa chọn kinh tế theo phương pháp tối ưu- phân tích cận biên
u cầu
Sinh viên làm được các bài tập tính tốn chi phí cơ hội
Áp dụng tốn tối ưu để giải các bài toán lựa chọn đơn giản
PHẦN I. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI/GIẢI THÍCH
Câu 1.1. Kinh tế học là mơn khoa học nghiên cứu việc sử dụng nguồn lực không khan
hiếm để thỏa mãn các nhu cầu hữu hạn
Câu 1.2. Trong kinh tế học, một nền kinh tế đóng là nền kinh tế có rất ít sự tự do kinh

tế
Câu 1.3. Tác động của một sự cải tiến công nghệ sẽ đẩy đường giới hạn khả năng sản
xuất ra ngoài
Câu 1.4. Chi phí cơ hội là tất cả các cơ hội bị mất đi khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế
Câu 1.5. Trong một nền kinh tế có các hoạt động kinh tế được phối hợp bởi cơ chế
mệnh lệnh, các quyết định sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai là kết quả của sự điều chỉnh
giá
Câu 1.6. Để thu thêm một loại hàng hóa nào đó, xã hội phải hy sinh một lượng hàng
hóa khác
Câu 1.7. Nếu khơng có các cơ hội khác nhau thì khơng có chi phí cơ hội
Câu 1.8. Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường thẳng thì chi phí cơ hội
không đổi
5


Câu 1.9. Kinh tế thực chứng bàn về vấn đề đó là gì cịn kinh tế chuẩn tắc sẽ đề cập
vấn đề đó sẽ ra sao trong tương lai
Câu 1.10. Vì có tình trạng khan hiếm cho nên các đơn vị kinh tế phải lựa chọn kỹ các
quyết định của mình
PHẦN II. CÂU HỎI LỰA CHỌN
Câu 1.1. Kinh tế học có thể định nghĩa là một khoa học nhằm giải thích:
a.
b.
c.
d.

Tất cả các hành vi của con người
Sự lựa chọn trong bối cảnh có sự khan hiếm nguồn lực
Sự lựa chọn bị quyết định bởi các chính trị gia
Các quyết định của hộ gia định


Câu 1.2. Phát biểu nào dưới đây được xem là kinh tế học chứng thực:
a.
b.
c.
d.

Phải chi Việt Nam nên mở cửa ngoại thương sớm
Việt Nam nên khuyến khích xuất khẩu
Xuất khẩu sẽ làm tăng thặng dư của nhà sản xuất trong nước
Phá giá trong giai đoạn này không phải là cách làm tốt nhất cho xuất khẩu Việt
Nam

Câu 1.3. Phát biểu nào dưới đây được xem là kinh tế học chuẩn tắc:
a.
b.
c.
d.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam Năm 2012 là 7%
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5% là có thể chấp nhận được
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2012 là 12%
Gía cả của một hàng hóa giảm sẽ làm cho cầu về hàng hóa đó tăng

Câu 1.4. Gỉa sử có một sự lựa chọn khác là đi làm, chi phí cơ hội của việc học đại học là:
a.
b.
c.
d.


Tiền đóng học phí
Tiền đóng học phí và mua sách vở
Tiền lương bị bỏ qua do khơng kiếm được
Tiền đóng học phí, mua sách vở cộng với tiền lương bị bỏ qua không kiếm được

Câu 1.5. Chọn lựa tại một điểm không nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
a. Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động
không hiệu quả
b. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
c. Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
d. Không thể thực hiện được
Câu 1.6. Chọn lựa tại một điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là:
a. Không thể thực hiện được
6


b. Thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động không hiệu quả
c. Không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng nền kinh tế hoạt động
không hiệu quả
d. Thực hiện được và nền kinh tế hoạt động hiệu quả
Câu 1.7. Đường giới hạn khả năng sản xuất không mơ tả điều nào dưới đây?
a.
b.
c.
d.

Sự khan hiếm
Chi phí cơ hội
Những nhu cầu bị giới hạn
Sự lựa chọn bị ràng buộc


Câu 1.8. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết:
a. Số lượng tối đa các hàng hóa, dịch vụ có thể được sản xuất với những nguồn lực
và kỹ thuật cho trước
b. Những kết hợp có thể có về các hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu ở những mức giá
thay đổi
c. Số lượng tối đa các nguồn lực có thể có được khi các mức tiền lương thay đổi
d. Những kết hợp có thể có về các hàng hóa, dịch vụ ở các mức giá thay đổi
Câu 1.9. Câu nào dưới đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
a.
b.
c.
d.

Các nguyên nhân làm giá cam giảm
Các nguyên nhân làm giảm mức giá lúa
Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát
Nguyên nhân của sự dịch chuyển của đường cung

Câu 1.10. Câu nào sau đây thuộc kinh tế vi mô:
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao
b. Chính sách tài chính, tiền tệ là cơng cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế
c. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành
sản xuất
d. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số
PHẦN III. BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 1.1. Một nền kinh tế sản xuất hai loại hàng hóa là quần áo và lương thực, có khả
năng sản xuất được thể hiện như sau:
Khả năng


Lương thực

Quần áo

A

0

250
7


B

10

240

C

20

220

D

30

180


E

40

130

F

50

0

Yêu cầu:
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất
b. Tính:
- Chi phí cơ hội của việc sản xuất 10, 20, 30, 40, 50 đơn vị lương thực
- Chi phí cơ hội của việc sản xuất đơn vị lương thực thứ 10, 20, 30, 40, 50
c. Giả sử tài nguyên sẵn có tăng lên, điều gì xảy ra với đường giới hạn khả năng sản
xuất?
Bài 1.2. Một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa X và Y. Chỉ có lao động được
dùng để sản xuất ra hai hàng hóa này, và lực lượng lao động của nền kinh tế được cố định là
100 người. Bảng dưới đây chỉ rõ số lượng hàng hóa X và Y có thể được sản xuất hàng ngày
với số lượng lao động khác nhau
Số lao động

X(sản phẩm)

Số lao động
(người)


Y (sản phẩm)

0

0

100

60

10

40

90

58

20

95

80

55

30

200


70

49

40

300

60

43

50

390

50

36

60

450

40

28

70


500

30

20

80

548

20

12

90

580

10

5

100

600

0

0


(người)

8


Yêu cầu:
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế này.
b. Tính:
- Chi phí cơ hội của việc tăng sản lượng X từ 200 đơn vị lên 300 đơn vị
- Chi phí cơ hội của việc tăng sản lượng X từ 500 đơn vị lên 600 đơn vị
- Điều gì sẽ xảy ra với chi phí cơ hội khi càng ngày càng có nhiều hàng hóa X
được sản xuất thêm?
PHẦN IV. BÀI TẬP ÔN TẬP
Bài 1.3.
Bảng sau mô tả những khả năng sản xuất khác nhau của một nền kinh tế trong một tuần nếu
các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả
Các khả năng

Đàn ghi ta (chiếc)

Đĩa nhạc (trăm chiếc)

A

10

0

B


9

1

C

7

2

D

4

3

E

0

4

a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế
b. Hãy tính chi phí cơ hội và minh họa trên đồ thị của việc sản xuất một trăm đãi nhạc
mỗi tuần
c. Có phải tất cả các khả năng trên đều có hiệu quả kinh tế như nhau khơng. Vì sao?
d. Điểu gì sẽ xảy ra nếu các nguồn lực sử dụng trong sản xuất được bổ sung thêm. Minh
họa trên đồ thị

9



CHƯƠNG 2
CUNG- CẦU HÀNG HĨA
Mục đích của chương
Chương này giới thiệu nội dung cơ bản về cung-cầu như khái niệm, quy luật, các
nhân tố ảnh hưởng đến cung- cầu cũng như cơ chế hình thành giá cả trong nền kinh tế thị
trường và điều chỉnh của thị trường. Ngoài ra chương này xem xét chinh sách can thiệp của
Chính phủ như giá trần, giá sàn và chính sách thuế, chính sách trợ cấp…
Yêu cầu
Sinh viên phân biệt được một số khái niệm như cầu- lượng cầu, cầu cá nhân- cầu thị
trường, cung- lượng cung, cung cá nhân- cung thị trường, sự vận động dọc theo đường cầu/
đường cung- sự dịch chuyển của đường cầu/ đường cung do những nhân tố nào gây ra.
Hiểu được khái niệm cũng như cơ chế xác lập trạng thái cân bằng
Có thể sử dụng mơ hình cung- cầu để phân tích các trường hợp trạng thái cân bằng thị
trường thay đổi
Sinh viên có kỹ năng làm bài tập thực hành
PHẦN I. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI/GIẢI THÍCH
Câu 2.1. Cầu và lượng cầu là hai khái niệm giống nhau
Câu 2.2. Hàng hóa cấp thấp là hàng hóa mà cầu giảm khi thu nhập tăng
Câu 2.3. Xe máy và xăng là hai hàng hóa bổ sung
Câu 2.4. Đường cung cho thấy số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán ở mỗi
mức giá
Câu 2.5. Khi giá thịt bò tăng lên, cầu đối với thịt lợn giảm đi
Câu 2.6. Trạng thái cân bằng là một trạng thái vĩnh viễn
Câu 2.7. Nếu giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng sẽ có hiện tượng dư thừa hàng
hóa
Câu 2.8. Khi đặt giá trần lượng cung hàng hóa sẽ tăng lên
Câu 2.9. Giả sử cầu với máy tính tăng lên và chi phí sản xuất máy tính giảm xuống.
Gía cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng.

Câu 2.10. Nếu đường cầu thẳng đứng, thuế đánh vào hàng hóa sẽ do người tiêu dùng
gánh chịu
Câu 2.11. Co giãn của cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của giá đối với sự thay đổi
của cầu
10


Câu 2.12. Co giãn của cầu theo giá tại mọi điểm trên đường cầu tuyến tính là khơng
đổi
Câu 2.13. Bạn chi một khoản tiền rất nhỏ trong thu nhập để mua muối, cầu đối với
muối của bạn là ít co giãn
Câu 2.14. Giả sử độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa X bằng -2. Điều này có nghĩa
là nếu giá của hàng hóa X tăng 3% thì lượng cầu hàng hóa X giảm 1,5 %
Câu 2.15. Nếu 2 hàng hóa X và Y có mối quan hệ được thể hiện như sau: Q X= 20- 4
PY, ta có thể kết luận X và Y là hai hàng hóa có mối quan hệ bổ sung
Câu 2.16. Để tăng tổng doanh thu, người bán nên giảm giá bán vì có thể bán được
nhiều hàng hóa hơn
Câu 2.17. Nếu giá cam tăng lên 2% làm cho cầu về quýt tăng 4% thì cam và qt là
hai hàng hóa thay thế và độ co giãn của quýt theo giá cam là lớn hơn 1
Câu 2.18. Nếu cung là hoàn toàn co giãn có nghĩa là 1% thay đổi trong giá làm lượng
cung thay đổi nhiều hơn 1%
Câu 2.19. Khi chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm bán ra, người tiêu dùng
sẽ chịu thuế ít hơn người sản xuất nếu cầu co giãn.
Câu 2.20. Khi chính phủ trợ cấp cho từng đơn vị sản phẩm bán ra, giá cân bằng trên
thị trường sẽ giảm xuống trừ khi cầu là co giãn hoàn toàn.
PHẦN II. CÂU HỎI LỰA CHỌN
Câu 2.1. Quy luật cầu chỉ ra rằng nếu các yếu tố không đổi thì:
a.
b.
c.

d.

Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau.
Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
Giữa số lượng hàng hóa và sở thích có mối quan hệ đồng biến.
Giữa số lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa có mối quan hệ nghịch biến

Câu 2.2. Trong điều kiện giá cả không đổi, đường cầu dịch chuyển là do tác động của các
nhân tố:
a.
b.
c.
d.

Công nghệ.
Dự báo của nhà sản xuất về tình trạng cung cầu trong tương lai.
Giá cả sản phẩm thay thế.
Chính sách trợ cấp của chính phủ dành cho người sản xuất.

Câu 2.3. Biểu cầu cho thấy:
a. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau.
b. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi.
11


c. Lượng hàng hóa cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác
nhau.
d. Mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu ở các mức giá khác nhau trong
một thời gian nhất định.
Câu 2.4. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt bò:

a.
b.
c.
d.

Giá thịt bò giảm xuống
Giá hàng hố thay thế cho thịt bị tăng lên
Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi
Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên

Câu 2.5. Do nhiều người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh kết quả là đường
cầu mặt hàng gạo ở TP. Hồ Chí Minh:
a.
b.
c.
d.

Dịch chuyển sang phải.
Dịch chuyển sang trái.
Không dịch chuyển.
Xảy ra hiện tượng trượt dọc

Câu 2.6. Hiện tượng nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển của đường cầu:
a.
b.
c.
d.

Sự thay đổi giá bán của bản thân mặt hàng đó.
Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung.

Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế.
Sự giảm sút của thu nhập.

Câu 2.7. Nhân tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu của máy ảnh sang phải:
a.
b.
c.
d.

Thu nhập dân chúng tăng.
Giá máy ảnh giảm.
Giá phim tăng.
Chính phủ đánh thuế vào ngành kinh doanh máy ảnh.

Câu 2.8. Sự dịch chuyển dọc đường cầu về phía trái có thể gây ra bởi:
a.
b.
c.
d.

Sự tăng giá đầu vào sản xuất
Tiến bộ kỹ thuật.
Sự tăng lên trong thu nhập.
Sự giảm giá hàng thay thế.

Câu 2.9. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển là do:
a.
b.
c.
d.


Giá sản phẩm X thay đổi
Chi phí đầu vào thay đổi
Thu nhập người tiêu dùng thay đổi.
Giá sản phẩm thay thế giảm.
12


Câu 2.10. Cung hàng hoá thay đổi khi:
a.
b.
c.
d.

Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
Nhu cầu hàng hố thay đổi.
Cơng nghệ sản xuất thay đổi
Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới

Câu 2.11. Trong trường hợp nào đường cung của xăng sẽ trượt dọc
a.
b.
c.
d.

Giá xăng giảm.
Mức lương của công nhân lọc dầu tăng lên.
Có sự cải tiến trong cơng nghệ lọc dầu.
Người mua dự đoán giá xăng sẽ giảm trong thời gian tới.


Câu 2.12. Nhân tố nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cung của Tivi:
a.
b.
c.
d.

Sự cải tiến công nghệ sản xuất Tivi
Sự tăng lên trong giá của Tivi
Nguyên liệu sản xuất Ti vi tăng
Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất

Câu 2.13. Hạn hán có thể sẽ:
a.
b.
c.
d.

Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển lên trên sang bên trái
Gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn
Làm cho cầu tăng và giá lúa gạo cao hơn
Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống

Câu 2.14. Hình vẽ sau thể hiện cung-cầu về một loại sản phẩm. Điểm cân bằng ban đầu là
điểm A. Nếu chi phí đầu vào để sản xuất sảnphẩm giảm đáng kể, điểm cân bằng mới sẽ là:

a.
b.
c.
d.


Điểm J.
Điểm K.
Điểm L.
Điểm M.
13


Câu 2.15. Trạng thái thiếu hụt hàng hóa là trạng thái mà ở đó:
a.
b.
c.
d.

Lượng cầu vượt quá lượng cung
Lượng cầu bằng lượng cung
Lượng cầu nhỏ hơn lượng cung
Lượng cung lớn hơn lượng cầu

Câu 2.16. Trạng thái dư thừa hàng hóa là trạng thái mà ở đó:
a.
b.
c.
d.

Lượng cung lớn hơn lượng cầu
Lượng cầu bằng lượng cung
Lượng cầu lớn hơn lượng cung
Lượng cầu vượt quá lượng cung

Câu 2.17. Giá sàn cao hơn giá cân bằng sẽ dẫn tới:

a.
b.
c.
d.

Tính hiệu quả kinh tế
Sự thiếu hụt hàng hóa
Sự cân bằng thị trường
Sự dư thừa hàng hóa

Câu 2.18. Nếu giá hàng hố A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng
hố B về phía bên trái:
a.
b.
c.
d.

A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng
A và B là hàng hố thay thế trong tiêu dùng
A là hàng hóa cấp thấp
B là hàng hoá cấp thấp

Câu 2.19. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng
hố B về phía bên phải:
a.
b.
c.
d.

A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng

A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng
A là hàng hóa cấp thấp
B là hàng hố cấp thấp

Câu 2.20. Thu nhập tăng, lượng cầu hàng hóa A giảm
a.
b.
c.
d.

A là hàng hóa thứ cấp
A là hàng hóa thơng thường
A là hàng hóa xa xỉ
A là hàng hóa phổ thơng

Câu 2.21. Hệ số co dãn của cầu theo giá là
a. Là một số âm
b. Là một số dương
14


c. Ln bằng 0
d. Ln bằng 1
Câu 2.22. Hàng hóa thứ cấp là
a.
b.
c.
d.

Lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ khơng đổi nếu thu nhập tăng

Lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ tăng nếu thu nhập tăng
Lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ giảm nếu thu nhập tăng
Lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ khơng chịu ảnh hưởng của thu nhập

Câu 2.23. Nhận định nào sau đây là đúng
a.
b.
c.
d.

Độ co dãn của đường cầu không đổi tại mọi điểm trên đường cầu
Hệ số góc của đường cầu không đổi tại mọi điểm trên đường cầu
Hệ số góc của đường câu ln thay đổi tùy vào vị trí trên đường cầu
Độ co dãn của đường cầu là một hằng số.

Câu 2.24. Khi giá của một hàng hóa tăng 15%, lượng cầu của hàng hóa đó giảm 10%. Vậy
co giãn của cầu theo giá của hàng hóa này là:
a.
b.
c.
d.

Hồn tồn.
Bằng đơn vị.
Ít.
Nhiều.

Câu 2.25. Khi giá của một hàng hóa tăng 5%, lượng cầu của hàng hóa đó giảm 10%. Vậy co
giãn của cầu theo giá của hàng hóa này là:
a.

b.
c.
d.

Hồn tồn.
Bằng đơn vị.
Ít.
Nhiều.

Câu 2.26. Giá trần được đặt ra hướng tới lợi ích của
a.
b.
c.
d.

Chính phủ
Người bán
Người mua
Tồn dân

Câu 2.27. So sánh 3 mức giá đối với 1 loại hàng hóa: giá trần, giá sàn, giá thị trường
a.
b.
c.
d.

Giá trần < Giá sàn < Giá thị trường
Giá trần < Giá thị trường< Giá sàn
Giá sàn < Giá thị trường< Giá trần
Giá sản < Giá trần< Giá thị trường


Câu 2.28. Co giãn của cầu theo giá là 3 (giá trị tuyệt đối), giá giảm 1% sẽ làm:
15


a.
b.
c.
d.

Tăng lượng cầu 3%
Lượng cầu tăng gấp đôi
Giảm lượng cầu ba lần
Giảm lượng cầu 3%

Câu 2.29. Nếu phần trăm thay đổi của giá lớn hơn phần trăm thay đổi của lượng cung thì
chúng ta có thể kết luận cung của sản phẩm đó là:
a.
b.
c.
d.

Co giãn hồn tồn.
Co giãn nhiều.
Khơng co giãn.
Co giãn ít

Câu 2.30. Vào tháng 2/2010, giá một kg thịt heo 75.000 đồng, đến tháng 4/2010 thì mức giá
này là 65.000 đồng (các điều kiện khác không đổi), điều này sẽ dẫn đến:
a.

b.
c.
d.

Cầu về thịt heo tăng lên nên đường cầu dịch chuyển sang bên phải đường cũ.
Cầu về thịt heo giảm xuống nên đường cầu dịch chuyển sang bên trái đường cũ.
Lượng cầu của thịt heo tăng
Lượng cầu của thịt heo giảm

Câu 2.31. Độ co giãn chéo giữa giá xăng và cầu về xe máy sẽ có giá trị:
a.
b.
c.
d.

Nhỏ hơn không
Bằng không
Lớn hơn không
Dương

Câu 2.32. Dư thừa là trạng thái
a.
b.
c.
d.

Lượng cung hàng hóa lớn hơn lượng cầu hàng hóa
Lượng cung hàng hóa nhỏ hơn lượng cầu hàng hóa
Lượng cung hàng hóa bằng lượng cầu hàng hóa
Lượng cung hàng hóa thay đổi khiến cầu hàng hóa thay đổi theo


Câu 2.33. Thiếu hụt là trạng thái
a.
b.
c.
d.

Lượng cung hàng hóa lớn hơn lượng cầu hàng hóa
Lượng cung hàng hóa nhỏ hơn lượng cầu hàng hóa
Lượng cung hàng hóa bằng lượng cầu hàng hóa
Lượng cung hàng hóa thay đổi khiến cầu hàng hóa thay đổi theo

Câu 2.34. Đâu là phương trình đường cầu tuyến tính
a. QD = a – b.P
b. QD = a – b.P
c. QD = a – b.P

(a ≥ 0, b ≥ 0)
(a ≥ 0, b < 0)
(a < 0, b < 0)
16


d. QD = a – b.P

(a < 0, b ≥ 0)

Câu 2.35. Độ dốc đường cầu tuyến tính là
a.
b.

c.
d.

1/b
-1/b
b
a

Câu 2.36. Nếu chính phủ đặt thuế lên người tiêu dùng sẽ khiến
a.
b.
c.
d.

Đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu giữ nguyên.
Đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung giữ nguyên.

Câu 2.37. Nếu chính phủ đặt thuế lên người sản xuất sẽ khiến
a.
b.
c.
d.

Đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu giữ nguyên.
Đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung giữ nguyên


Câu 2.38. Nếu chính phủ đặt trợ cấp lên người tiêu dùng sẽ khiến
a.
b.
c.
d.

Đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu giữ nguyên.
Đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung giữ nguyên.

Câu 2.39. Nếu chính phủ đặt trợ cấp lên người sản xuất sẽ khiến
a.
b.
c.
d.

Đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu giữ nguyên.
Đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung giữ nguyên.
Đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung giữ nguyên

Câu 2.40. Nếu chính phủ đặt 1 mức thuế t/sản phẩm tiêu dùng thì phương trình đường cầu
mới có dạng
a.
b.
c.
d.

QD = a – b.P – t

QD = a – b. (P+t)
QD = a – b. (P – t)
QD = a – b.P + t

17


Câu 2.41. Nếu chính phủ đặt 1 mức thuế t/sản phẩm bán ra thì phương trình đường cung mới
có dạng
a.
b.
c.
d.

QS = c + d. P + t
QS = c + d.P – t
QS = c + d. (P – t)
QS = c + d. (P + t)

Câu 2.42. Nếu chính phủ đặt 1 mức trợ cấp tr/sản phẩm tiêu dùng thì phương trình đường
cầu mới có dạng
a.
b.
c.
d.

QD = a – b.P – tr
QD = a – b. (P+tr)
QD = a – b. (P – tr)
QD = a – b.P + tr


Câu 2.43. Nếu chính phủ đặt 1 mức trợ cấp tr/sản phẩm bán ra thì phương trình đường cung
mới có dạng
a.
b.
c.
d.

QS = c + d. P + tr
QS = c + d.P – tr
QS = c + d. (P – tr)
QS = c + d. (P + tr)

Câu 2.44. Thặng dư tiêu dùng là
a.
b.
c.
d.

Diện tích dưới đường cầu
Diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.
Diện tích trên đường giá.
Diện tích dưới đường cung và trên đường giá.

Câu 2.45. Thặng dư sản xuất là:
a.
b.
c.
d.


Diện tích trên đường cầu và dưới đường giá.
Diện tích trên đường cung
Diện tích dưới đường cung và dưới đường giá.
Diện tích trên đường cung và dưới đường giá.

Câu 2.46. Điều nào chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng
a.
b.
c.
d.

Cả cung và cầu đều tăng
Cả cung và cầu đều giảm
Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung
Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung

18


Câu 2.47. Giả sử phần trăm thay đổi của giá cả là 10%, và phần trăm thay đổi của lượng cầu
là 20%. Hê ̣ số co dãn của cầu theo giá là:
a.
b.
c.
d.

2.
1.
0.
1/2.


Câu 2.48. Hàm cung và cầu về cam trên thị trường: Ps = 60 + 5Q; Pd = 80- 5Q khi đó lượng
cân bằng trên thị trường sẽ là:
a.
b.
c.
d.

3
2
4
5

Câu 2.49. Hàm cung và cầu về cam trên thị trường: Ps = 50 + 5Q; Pd = 100- 5Q, khi đó hệ số
co dãn của cầu tại mức giá cân bằng:
a.
b.
c.
d.

-3
3
1
-1

Câu 2.50. Giá sàn được đặt ra hướng tới lợi ích của
a.
b.
c.
d.


Chính phủ
Người mua
Người bán
Toàn dân

Câu 2.51. Biểu cung và cầu về hàng hoá X trên thị trường như sau:
P (1000đ)

Qd (Sản phẩm)

Qs(Sản phẩm)

10

35

25

15

30

30

20

25

35


25

20

40

30

15

45

Giá và lượng cân bằng hàng hoá X trên thị trường:
a. P= 10, Q = 35
b. P = 15, Q = 30
19


c. P = 20, Q = 20
d. P = 25, Q = 4
Câu 2.52. Biểu cung về hàng hoá X trên thị trường như sau:
P (1000đ)

Qs (Sản phẩm)

10

20


15

25

20

30

25

35

30

40

Hàm cung về hàng hoá X trên thị trường:
a.
b.
c.
d.

PS= Q -10
PS = Q +10
PS = Q - 5
PS = Q +5

Câu 2.53. Biểu cung và cầu về hàng hoá X trên thị trường như sau:
P (1000đ)


Qd (Sản phẩm)

Qs (Sản phẩm)

10

30

20

15

25

25

20

20

30

25

15

35

30


10

40

Hệ số co dãn của cầu tại trạng thái cân bằng trên thị trường:
a.
b.
c.
d.

- 0,6
-1
1
0,6

Câu 2.54. Hàm cung và cầu về Cam trên thị trường như sau: P S = Q -30; PD = - Q + 60. Giá
cân bằng trên thị trường:
a. P = 20
b. P = 13
c. P = 15
20


d. P = 14
Câu 2.55. Hàm cung và cầu về Cam trên thị trường như sau: P S= Q -10; PD= - Q+ 40. Sản
lượng cân bằng trên thị trường:
a.
b.
c.
d.


Q = 10
Q = 15
Q = 40
Q = 25

Câu 2.56. Hàm số cầu và cung của một hàng hóa như sau:
(D): P = -Q + 50
(S): P = Q + 10
Nếu chính phủ quy định giá tối đa P = 20 thì lượng hàng hóa:
a.
b.
c.
d.

Thiếu hụt 30
Thiếu hụt 20.
Dư thừa 20.
Thừa 30.

Câu 2.57. Các phương trình cung và cầu về một loại hàng hoá được cho như sau: Qs = - 4 +
5P và Qd = 18 – 6P. Mức giá và sản lượng câu bằng sẽ là:
a.
b.
c.
d.

P = 3, Q = 6
P = 2, Q = 6.
P = 14, Q = 66.

P = 22, Q = 106

Câu 2.58. Cung và cầu về áo mưa được cho như sau: Qs = -50 + 5P và Qd = 100 – 5P. Trời
năm nay mưa nhiều khiến cho cầu tăng lên 30 đơn vị. Giá và số lượng cân bằng thị trường
là:
a.
b.
c.
d.

P = 15, Q = 6.
P = 15, Q = 25.
P = 18, Q = 66.
P = 18, Q = 40.

Câu 2.59. Đối với thị trường của mô ̣t loại hàng hóa X, nếu đường cầu là P = 160 - 4Q và
đường cung là P = 40 + 2Q thì giá và lượng cân bằng trên thị trường của hàng hóa X sẽ là?
a.
b.
c.
d.

P = 80, Q = 20.
P = 10, Q = 10.
P = 40, Q = 20.
P = 30, Q = 20.
21


Câu 2.60. Cung và cầu cho bánh mỳ là PS = -50 + 0,4Q và PD = 200 - 0,1Q. Nếu giá bán là P

= 120 đồng thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì?
a.
b.
c.
d.

Thiếu hụt một lượng là 315 đơn vị sản phẩm.
Dư thừa một lượng là 345 đơn vị sản phẩm.
Dư thừa một lượng là 425 đơn vị sản phẩm.
Thiếu hụt một lượng là 375 đơn vị sản phẩm.

Câu 2.61. Một hãng sản xuất có hàm cầu là QD = 120 – 4P. Doanh thu cực đại của hãng
bằng:
a.
b.
c.
d.

1400.
1200.
1800.
900.

Câu 2.62. Có hàm cầu và hàm cung của một loại hàng hóa như sau: QD = 8000 – 7000 P và
QS = 4000 + 1000P. Câu phát biểu nào sau đây là đúng:
a.
b.
c.
d.


Tại mức giá P = 1,1, sẽ xảy ra dư thừa một lượng là 4000.
Khi giá P = 1, sẽ xảy ra thiếu hụt một lượng là 4000.
Tại điểm cân bằng, P = 0,5 và Q = 4500.
Tại điểm cân bằng, P = 2 và Q = 4500.

Câu 2.63. Cho đường cầu QD = 30- 2P. Tính độ co dãn tại điểm có mức giá P = 5
a.
b.
c.
d.

-1
-0,67
1
-0,5

Câu 2.64. Cung và cầu cho bánh mỳ là PS = -30 + 0,4Q và PD = 150 - 0,1Q. Nếu giá bán là P
= 90 thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì
a.
b.
c.
d.

Thiếu hụt một lượng là 875 đơn vị sản phẩm
Dư thừa một lượng là 645 đơn vị sản phẩm.
Thiếu hụt một lượng là 300 đơn vị sản phẩm.
Dư thừa một lượng là 625 đơn vị sản phẩm.

Câu 2.65. Cung và cầu cho mỳ tôm là PS = -20 + 0,1 Q và PD = 100 - 0,2Q. Nếu giá bán là P
= 50 thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì

a.
b.
c.
d.

Thiếu hụt một lượng là 300 đơn vị sản phẩm.
Dư thừa một lượng là 450 đơn vị sản phẩm.
Thiếu hụt một lượng là 875 đơn vị sản phẩm.
Dư thừa một lượng là 625 đơn vị sản phẩm.
22


PHẦN III. BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 2.1. Giả sử thị trường photocopy bao gồm ba cá nhân khác nhau có biểu cầu như sau:
Giá P

Lượng cầu của A

Lượng cầu của B

Lượng cầu của C

(đồng/trang)

(trang)

(trang)

(trang)


100

120

70

30

90

130

90

50

80

135

100

70

70

138

105


75

Hãy xác định lượng cầu của thị trường và vẽ đồ thị minh họa?
Bài 2.2. Giả sử thị trường có hai người mua có đường cầu tương ứng là
(D1) P1= 10- Q1
(D2) P2= 10- 0,5 Q2
Hãy xác định phương trình đường cầu thị trường
Bài 2.3. Có biểu cầu về thị trường sản phẩm X như sau
Giá (nghìn đồng/kg)

Lượng cầu (tấn)

4,2

20

3,6

40

3,0

60

2,4

80

1,8


100

1,2

120

0,6

140

a. Hãy tính tổng chi tiêu ở mỗi mức giá
b. Viết phương trình cầu
c. Lượng cầu tăng 25% ở mọi mức giá, hãy viết phương trình đường cầu mới
Bài 2.4. Cung- cầu về sản phẩm Y có dạng:
PS = 4 + 0,5 Q
PD = 30- 2 Q
Trong đó Q (tấn), P (nghìn đồng/kg)
23


a. Hãy xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm Y
b. Gỉa sử cầu giảm 1 tấn ở mọi mức giá, khi đó giá thị trường thay đổi như thế nào?
Bài 2.5. Trong một thị trường có 200 người bán và 100 người mua. Những người bán có
hàm cung giống nhau P = 0,5 q + 1000 và những người mua có hàm cầu giống nhau
q= 2250- 6 P (Trong đó q- nghìn sản phẩm, p- nghìn đồng/sản phẩm)
a. Hãy xác định hàm cung, hàm cầu của thị trường
b. Xác định mức giá và sản lượng cận bằng của thị trường này
c. Nếu hàm cầu thị trường là P= 375- 0,003 Q thì giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi
như thế nào?
Bài 2.6. Có biểu cầu về thị trường áo len nam như sau:

Giá

Lượng cầu

Lượng cung

(Nghìn đồng/chiếc)

(triệu chiếc)

(triệu chiếc)

60

22

19

80

20

20

100

18

21


120

16

22

a. Hãy xác định giá và mức sản lượng cân bằng của thị trường, tính tổng doanh thu
b. Giả sử chính phủ quy định mức giá sàn là 120 nghìn đồng/chiếc, điều gì xảy ra?
c. Nếu chính phủ quy định mức giá là 60 nghìn đồng/chiếc, điều gì sẽ xảy ra?
Bài 2.7
Có số liệu sau đây về cung- cầu mỳ tơm ở Hà Nội
Giá

7

8

9

10

11

12

11

13

15


17

19

21

20

19

18

17

16

15

(nghìn đồng/kg)
Lượng cung
( Tấn/ ngày)
Lượng cầu
( Tấn/ ngày)
a. Viết phương trình cung cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính tổng chi tiêu
của người tiêu dùng và độ co dãn của cầu theo giá tại mức cân bằng.
24


b. Nếu chính phủ áp đặt giá là 11.5 nghìn đồng/ kg thì điều gì xảy ra?

c. Nếu chính phủ đánh thuế 1 nghìn đồng/kg mỳ tơm bán ra. Giá và sản lượng sẽ thay
đổi như thế nào?
d. Tác động của thuế đối với các thành viên kinh tế như thế nào?
Bài 2.8.
Hàm cầu về hàng hóa X có dạng như sau:
QX= 20- 4 PX + 2I- 2 PY
Trong đó:
QX: lượng cầu hàng hóa X (cái)
PX: giá của hàng hóa X (nghìn đồng/cái)
I: thu nhập của người tiêu dùng dành cho chi tiêu (nghìn đồng/năm)
PY: giá của hàng hóa bổ sung cho hàng hóa X (nghìn đồng/cái)
Giả sử năm nay PX = 5; I= 10; PY= 2
a.
b.
c.
d.

Hãy tính lượng bán hàng hóa X trong năm nay
Tính độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa X
Tính độ co giãn của cầu theo thu nhập
Tính độ co giãn của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y

Bài 2.9. Hàm cầu về sữa tươi ở cửa hàng sữa như sau:
Q= 240- 6P
Trong đó:
Q: là số lượng sữa tươi cửa hàng bán trong một ngày (đơn vị: lít)
P: giá 1 lít sữa tươi (đv: nghìn đồng/lít)
a.
b.
c.

d.

Suy ra biểu cầu về sữa tươi
Tính co giãn điểm tại các mức giá P= 1; P= 2; P= 3
Tính co giãn khoảng của cầu theo giá từ mức giá P= 2 đến P= 3
Tổng doanh thu của cửa hàng lớn nhất ở mức giá nào

25


×