Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương glycine max l merr ở tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.99 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Tuấn Sỹ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MƢA AXIT ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU TƢƠNG Glycine Max (L.) Merr.
Ở TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Tuấn Sỹ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MƢA AXIT ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU TƢƠNG Glycine Max (L.) Merr.
Ở TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ THU HÀ




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình
tới TS. Phạm Thị Thu Hà – Giảng viên Bộ môn Sinh Thái Môi Trường, khoa Môi
trường, trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, ĐHQGHN. Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Môi Trường và
đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Sinh Thái Môi Trường – Trường Đại học Khoa học
Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dẫn dắt, truyền thụ cho em những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn Đỗ Thị Ngọc Ánh –
Trường Đại học Nơng lâm Bắc Giang; gia đình cô Quế - chú Đông tại thị trấn Hàng
Trạm, Yên Thủy, Hịa Bình đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt q trình bố trí thí
nghiệm. Em xin cảm ơn các anh chị trong Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất Khoa Môi trường - Trường ĐHKHTN, các cán bộ cơng tác tại Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hịa Bình, Chi Cục BVMT - Sở Tài nguyên và Môi trưởng Tỉnh, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Tỉnh cùng các Phịng Tài ngun và Mơi trường tại huyện n
Thủy, Phịng Nơng nghiệp huyện n Thủy đã nhiệt tình cung cấp các tài liệu và số
liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu để em có thể hồn thành luận văn này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln ủng hộ, động viên,
giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong thời gian làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Lê Tuấn Sỹ


năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I............................................................................................................. 4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................ 4
1.1. Một số vấn đề chung liên quan đến mưa axit......................................................4
1.1.1. Khái niệm mưa axit..........................................................................................4
1.1.2. Nguyên nhân, nguồn gốc và cơ chế gây ra mưa axit........................................5
1.1.3. Tác hại của mưa axit........................................................................................6
1.2. Tình hình mưa axit trên Thế giới và ở Việt Nam..............................................12
1.2.1. Tình hình mưa axit trên Thế giới...................................................................12
1.2.2. Tình hình mưa axit ở Việt Nam.....................................................................13
1.3. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit tới cây trồng trên Thế giới và ở
Việt Nam.................................................................................................................16
1.3.1. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit tới cây trồng trên Thế giới........16
1.3.2. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit tới cây trồng ở Việt Nam..........17
1.3.3. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến cây đậu tương....................18
1.4. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam...............................19
1.4.1.Tình hình sản xuât đậu tương trên thế giới.....................................................19
1.4.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam.....................................................24
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu........................................................................ 26
1.5.1. Tổng quan về tỉnh Hòa Bình......................................................................... 26
1.5.2. Tổng quan về Huyện Yên Thủy – Tỉnh Hịa Bình.......................................... 29
1.5.3. Hiện trạng mơi trường tỉnh Hịa Bình............................................................31
CHƢƠNG 2...........................................................................................................32
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................32

2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp...........32


2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa......................................................................32
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................32
2.2.4. Phương pháp trong phịng thí nghiệm............................................................38
2.2.5. Phương pháp tổng hợp đánh giá.....................................................................39
CHƢƠNG 3........................................................................................................... 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................... 41
3.1. Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm................................................... 41
3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của cây đậu tương qua các
cơng thức thí nghiệm...............................................................................................41
3.3. Ảnh hưởng của mưa axit tới các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đậu tương tại
huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình..............................................................................42
3.3.1. Tỉ lệ nảy mầm................................................................................................ 43
3.3.2 Chiều dài thân cây.......................................................................................... 45
3.3.3 Chiều dài rễ..................................................................................................... 48
3.3.4 Số cành cấp 1/cây........................................................................................... 50
3.4. Ảnh hưởng của mưa axit đến chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây đậu tương (LAI)..........................................................................52
3.5. Ảnh hưởng của mưa axit đến chỉ số diệp lục qua các thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây đậu tương....................................................................................57
3.6. Ảnh hưởng của mưa axit đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
cây đậu tương..........................................................................................................60
3.6.1. Tổng số quả/ cây............................................................................................ 61
3.6.2. Tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt trên cây................................................ 61
3.6.3 Khối lượng 1000 hạt.......................................................................................61
3.6.4 Năng suất........................................................................................................ 62
3.7. Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của mưa axit tới cây đậu tương nói
riêng và hệ sinh thái nơng nghiệp nói chung...........................................................64

3.7.1 Giải pháp hạn chế sự phát thải các chất khí gây mưa axit...............................64
3.7.2. Tác động vào một số chỉ tiêu nông học của cây............................................. 65


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 68
Kết luận................................................................................................................... 68
Kiến nghị................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 70


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Một cánh rừng thơng ở Cezch bị phá hủy bởi mưa axit.............................8
Hình 1.2. Sự biến mất của động vật thân mềm và con trai khi độ pH giảm.............10
Hình 1.3. Các cơng trình, di tích lịch sử bị mưa axit ăn mịn...................................10
Hình 1.4. Đồ thị biểu diễn diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới .20
Hình 1.5. Sản lượng đậu tương của 5 nước đứng đầu thế giới......................................21
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mưa axit đến tỉ lệ nảy mầm của cây đậu tương...............44
Hình 3.2. Chiều dài thân cây đậu tương qua các giai đoạn phát triển......................46
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mưa axit đến chiều dài rễ của cây đậu tương..................49
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mưa axit đến số nhánh của cây đậu tương......................51
Hình 3.5a. Ảnh hưởng của mưa axit đến chỉ số diện tích lá của cây đậu tương.......54
Hình 3.5b. Tương quan giữa chỉ số diện tích lá và thành tố pH qua các giai đoạn. .54
Hình 3.6a. Ảnh hưởng của mưa axit lên chỉ số SPAD của cây đậu tương................54
Hình 3.6b. Tương quan giữa chỉ số SPAD và thành tố pH qua các giai đoạn...........58
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây đậu tương..................63


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở trên thế giới từ năm 2005 đến
năm 2014......................................................................................................................20

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Mỹ (từ năm 2005 đến năm
2014)............................................................................................................................. 21
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở một số nước và Châu lục23
Bảng 1.4. Sản lượng đậu tương của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007................25
Bảng 2.1. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................33
Bảng 2.2. Lượng phân bón phục vụ thí nghiệm.......................................................34
Bảng 2.3. Các cơng thức thí nghiệm........................................................................36
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................36
Bảng 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của cây đậu tương qua các công thức thí nghiệm.............44
Bảng 3.2. Chiều cao thân TB của cây đậu tương qua các giai đoạn.........................45
Bảng 3.3. Chiều dài rễ TB của cây đậu tương qua các giai đoạn.............................48
Bảng 3.4. Số cành cấp 1 TB của cây đậu tương qua các giai đoạn..........................51
Bảng 3.5. Chỉ số diện tích lá TB của cây đậu tương................................................53
Bảng 3.6. Chỉ số SPAD qua các giai đoạn của cây đậu tương..................................57
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các cơng thức thí nghiệm................60
Bảng 3.8. Năng suất của cây đậu tương qua các công thức thí nghiệm...................62
Bảng 3.9. Năng suất đậu tương qua các năm của huyện Yên Thủy.........................63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTTN:

Cơng thức thí nghiệm

EANET:

Acid Deposition Monitoring Network in East Asia
(Mạng lưới giám sát lắng đọng axit ở Đông Nam Á)


ECE:

United Nations Economic Commission for
Europe (Ủy ban Kinh tế Châu Âu)

FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

KCN:

Khu công nghiệp

KTXH:

Kinh tế xã hội

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

USDA:

United States Department of

Agriculture
(Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, mưa axit đang trở thành vấn đề toàn cầu do ảnh hưởng tới nhiều dạng
sống trên Trái Đất. Vào năm 2000, nghiên cứu của Miller.N, nhà khoa học người Mỹ,
đã cho thấy có nhiều lồi thực vật và động vật đang có nguy cơ bị suy giảm số lượng
nghiêm trọng do tác động của mưa axit [32].
Mưa axit là một hiện tượng đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nguyên nhân chủ
yếu là do trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mình con người đã thải vào khí
quyển các khí SO2 và NOx, các chất khí này hồ tan với hơi nước trong khơng trung
thành các hạt axit sunphuric, axit nitric,.... Khi trời mưa, nước mưa mang theo những
hạt axit kể trên tạo thành mưa axit. Trận mưa axit đầu tiên đã xuất hiện từ rất lâu trên
Trái Đất (khoảng 65 triệu năm trước). Từ đó đến nay, mưa axit đã gây ra những hậu
quả hết sức nghiêm trọng cho hành tinh của chúng ta và mưa axit đang trở thành vấn đề
toàn cầu do ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất.
Hiện tượng mưa axit đã được công luận quan tâm từ những năm 60 của thế kỷ
thứ 20, song được chú ý nhiều nhất từ khoảng những năm 80 cho tới nay do tác hại của
chúng gây ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Mưa axit là vấn đề gay cấn ở Bắc
Mỹ, Châu Âu và hiện nay phạm vi tác động của nó đã mở rộng ra ở khu vực Châu Á.
Ở Việt Nam, ơ nhiễm khơng khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường
khu vực đô thị, công nghiệp và cả ở các vùng nơng thơn. Q trình cơng nghiệp hố,
đơ thị hố mạnh dẫn tới các nguồn gây ô nhiễm môi trường khơng khí gia tăng nhanh
chóng, gây biến đổi xấu đối với chất lượng mơi trường chung. Ơ nhiễm khơng khí xảy
ra tác động có hại tới sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây
nên sự biến đổi khí hậu ở qui mơ tồn cầu. Một trong số những hiện tượng ơ nhiễm
khơng khí đang là mối quan tâm lớn của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay trong
đó có cả Việt Nam là vấn đề mưa axit.

1



Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện mưa axit tại Việt Nam và tình hình mưa
axit chỉ xảy ra ở một số thành phố chứ không phải trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, chủ
yếu ở những thành phố đông dân và tập trung nhiều khu công nghiệp. Theo TS. Phạm
Thị Thu Hà và nnk (2016) đã nghiên cứu về diễn biến mưa axit ở Hịa Bình giai đoạn
2000 – 2014 [6], mưa axit (pH<5,6) đã xuất hiện ở khu vực nghiên cứu với tần suất khá
cao và có sự dao động mạnh giữa các tháng và các mùa trong năm, cụ thể cao nhất là
81,8 % vào năm 2000 và thấp nhất là 16,7 % vào năm 2008. Một trong những tác hại
nghiêm trọng của mưa axit là các tác hại đối với thực vật và đất. Khi có mưa axit, các
dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích
các ion nhơm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Khơng phải
tồn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành axit sunphuric mà một phần của
nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO 2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây,
nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây cản trở q trình quang hợp. Như vậy, mưa
axit có thể đã và đang gây ra các ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nơng
nghiệp tỉnh Hịa Bình và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và sản lượng đậu
tương của khu vực.
Cây đậu tương (Glycine Max (L.) Merr.) đã và đang được coi là cây trồng
quan trọng nhất thế giới bởi nó có vai trị to lớn trong cuộc sống của con người. Tuy
nhiên cây họ đậu là loài cây rất nhạy cảm với mưa axit nên việc xem xét những ảnh
hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương là
cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương
(Glycine Max (L.) Merr.) ở tỉnh Hịa Bình” để làm rõ vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
đậu tương tại huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của mưa axit tới cây đậu
tương tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình.
3. Nội dung nghiên cứu



- Đánh giá tính chất đất làm thí nghiệm ở huyện n Thuỷ, tỉnh Hồ Bình
thơng qua một số chỉ ti êu lý hoá học của đất bao gồm pHKCl, pHH2O, CEC, Ca2+,
3+
Mg2+ trao đổi (Ca2+ TĐ
, Mg2+ ),
TĐchất hữu cơ OM, N, P, K dễ tiêu (N , P , dtK ),dt Aldt ,

Fe3+, SO42-, Mn2+.
- Nghiên cứ u , đánh giá ảnh huơ
̛ ̉ng của mưa axit đến m ột số chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển của cây đậu tương (tỉ lệ nảy mầm, chiều dài thân cây, chiều dài
rễ, số cành c ấp 1/cây, hàm lượng diệp luc thông qua chỉ số SPAD , năng suất), trên
cơ sở đó xác điṇ h được mối quan hệ giư ã thành tố pH của mưa axit vơí các chỉ tiêu
sinh trưởng, phát triển và năng su ất của cây đ ậu tương trồng tại huyện Yên Thuỷ, tỉnh
Hoà Bình.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của mưa axit tới cây đậu
tương tại huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây đậu tương tại huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình, từ kết quả nghiên cứu góp phần bở
sung c ơ sở lý lu ận về mố i quan h ệ giữ a ả nh h ưởng của m ưa axit đế n sư ̣ sinh
trưởng, phát triển của cây trồng nông nghi ệp. Kết quả nghiên cứ u cũng sẽ là tài liệu
tham khảo cho các c ơ quan quản lý về môi tr ường, các nhà hoac̣ h điṇ h chính
sách, các nhà khoa
hoc

về mơi tr ường,... trong việc kiểm soát khả nă ng ảnh h ưởng

của mưa axit đến h ệ sinh thái nông nghiệp trong khu vưc nghiên cư u , cũng như đề

́
xuất các giaỉ pháp thích hơp để tă ng nă ng suât́ cây trồng .


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề chung liên quan đến mƣa axit
1.1.1. Khái niệm mƣa axit
Mưa axit là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất do con người tiêu thụ nhiều
than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Mưa axit được phát hiện đầu tiên vào
năm 1872 tại Anh. Người ta đã thấy rằng: Mưa axit là sản phẩm của sự kết hợp của các
oxit phi kim (SOx - NOx) và nước. Phần lớn lượng oxit phi kim đến từ việc con người
tiêu thụ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ... cho quá trình sống, phát
triển sản xuất tạo ra lượng lớn khí độc hại là lưu huỳnh đioxit (SO 2) và nitơ đioxit
(NO2) . Các khí thải này ngưng tụ trong bầu khí quyển, khi gặp nước sẽ tạo ra những
trận mưa chứa axit. Theo định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (ECE) thì mưa có
chứa các axit H2SO4 và HNO3 với pH ≤ 5,5 là mưa axit. Tuy vậy, quy định về giá trị
giới hạn của pH ứng với mưa axit ở những nước khác nhau có khác nhau, ví dụ ở Mỹ
quy định mưa axit là những trận mưa có pH ≤ 5,0 cịn ở Ấn độ, Inđơnêxia, Hàn Quốc,
Thái Lan, Việt Nam.... thì quy định những trận mưa có pH < 5,6 là mưa axit. Hiện nay
người ta đều thống nhất lấy giá trị pH = 5,6 (là giá trị của dung dịch H 2CO3 bão hòa
trong nước cất) làm giới hạn quy định mưa axit. Theo đó thì tất cả những cơn mưa có
độ pH đo được của nước mưa < 5,6 đều được xem là mưa axit [9].
Lắng đọng axit bao gồm hai hình thức: Lắng đọng khơ và lắng đọng ướt. Lắng
đọng ướt có thể được thể hiện dưới nhiều dạng như mưa, tuyết, sương mù, hơi nước có
tính axit, cịn lắng đọng khơ bao gồm các khí, hạt bụi và sol khí có tính axit. Mưa axit
là một dạng thể hiện của lắng đọng axit ướt. Lắng đọng axit hiện đang là một trong
những vấn đề nhiễm bẩn mơi trường quan trọng nhất khơng chỉ vì mức độ ảnh hưởng
mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống của con người và các hệ sinh thái mà còn vì quy mơ
tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia và hiện nay

nhân loại đang phải xem xét những ảnh hưởng của chúng ở quy mơ khu vực và tồn
cầu [25].


1.1.2. Nguyên nhân, nguồn gốc và cơ chế gây ra mƣa axit
1.1.2.1. Nguyên nhân, nguồn gốc gây ra mƣa axit
Hai nguyên tố Lưu huỳnh và Nito chịu trách nhiệm chính cho những tác động có
hại của mưa axit.
Lưu huỳnh là một nguyên tố vết có trong than và dầu. Khi những nguyên liệu này
được đốt cháy trong các nhà máy điện và trong các nồi hơi công nghiệp, lưu huỳnh kết
hợp với ơxy phân tử tạo thành SO2. Có nhiều q trình cơng nghiệp như: Sản xuất sắt –
thép; sản xuất điện; sản xuất dầu thơ tạo ra loại khí này. Trong sản xuất sắt, thép, quá
trình nấu chảy quặng sunphat kim loại tạo kim loại nguyên chất sinh khí SO 2. Các kim
loại khác như Zn, Ni và Cu cũng được tạo ra bởi q trình này. Ngồi ra, SO 2 cũng
được tạo ra từ các quá trình tự nhiên (khoảng 10%): từ núi lửa, bụi nước biển, sinh vật
phù du và thối rữa thực vật; khoảng 69,4% lượng SO 2 được sinh ra từ các q trình đốt
cơng nghiệp; khoảng 3,7% được tạo ra từ quá trình giao thông vận tải. Khi SO 2 kết hợp
với Ozon hay hydro peroxit H2O2, tạo thành SO3, SO3 có thể hịa tan trong nước, tạo ra
một dung dịch H2SO4 lỗng.
Nito có mặt trong khí quyển với một tỉ lệ lớn nhất (78%). Khi được đốt nóng tới
nhiệt độ của nồi hơi và động cơ đốt trong, nito có thể kết hợp với oxy phân tử có trong
khí quyển để tạo ra NO, NO2 (gọi chung là NOx). NOx có thể hịa tan trong nước, tạo ra
một dịch loãng axit HNO3 và axit HNO2. Khoảng 5% NOx được tạo ra từ các quá trình
tự nhiên như: Phân hủy của vi khuẩn đất, cháy rừng, núi lửa và sét; Giao thông vận tải
tạo ra 43% lượng khí NOx và 32% lượng khí NOx được tạo ra từ q trình đốt cháy
cơng nghiệp [36].
Theo Cục Bảo vệ Môi trường ở Mỹ đã chia các nguồn phát thải nhân tạo thành 3
nhóm: Nguồn điểm; nguồn vùng và nguồn đường. Nguồn điểm gồm: Các nhà máy, các
nhà máy điện, và bất kỳ những khu sản xuất nào có ống khói. Nguồn vùng: Tương ứng
với một khu công nghiệp (tập hợp nhiều cơ sở sản xuất khác nhau). Nguồn đường:

Gồm bất kỳ những gì có thể chuyển động và được chia ra thành nguồn trên đường (ô
tô, xe máy, xe tải…..) và nguồn không trên đường (Máy


bay, thuyền, máy kéo,…..). Nguồn điểm phát thải SO 2 với lượng lớn nhất. Trong đó,
các nhà máy điện chạy than tạo ra nhiều ô nhiễm nhất.
1.1.2.2. Cơ chế gây ra mƣa axit
Cơ chế hình thành lên mưa axit từ các khí SO 2 và NOx, các chất này từ các nguồn
khác nhau được thải vào bầu khí quyển. Trong khí quyển những chất này trải qua nhiều
phản ứng hóa học khác nhau, kết hợp với nước tạo thành các hạt axit sunphuric
(H2SO4), axit nitric (HNO3) và được biểu diễn bằng các phương trình phản ứng sau:
- Lưu huỳnh:
S + O2 → SO2
Q trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điơxít.
SO2 + OH· → HOSO2
Phản ứng hố hợp giữa lưu huỳnh điơxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl.
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2 và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2 và
SO3 (lưu huỳnh triơxít).
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4
Lưu huỳnh triơxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axit sunphuric H2SO4.
Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axit.
- Nito:
N2 + O2 → 2NO;
NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axit nitric (HNO3) cũng là thành phần chính của mưa axit [38].
1.1.3. Tác hại của mƣa axit
1.1.3.1. Ảnh hƣởng của mƣa axit đến Hệ sinh thái trên cạn
a. Ảnh hưởng tới thảm thực vật:

Mưa axit không giết chết cây cối ngay lập tức hay một cách trực tiếp. Thay vào
đó, chúng làm cho cây yếu đi bằng cách phá hủy lá cây, do đó làm hạn chế


lượng chất dinh dưỡng cho cây sử dụng, hay cách khác, mưa axit thấm vào đất, gây
độc cho cây với những chất độc thông qua bộ rễ cây. Khi mưa axit rơi xuống, nước
mưa axit hòa tan chất dinh dưỡng và những
khống chất hữu ích có trong đất. Những chất dinh
dưỡng và khống chất này sau đó sẽ bị rửa trơi
khỏi đất trước khi cây cối có thể sử dụng chúng.
Ngồi việc rửa trơi chất dinh dưỡng, nước mưa
axit cịn giúp giải phóng những chất độc hại cho
cây như ion nhôm đi vào hệ sinh thái đất. Điều này
xảy ra do những kim loại này ở điều kiện bình
thường chúng bị giữ chặt trong các hạt đất, nhưng
do sự có mặt với nồng độ cao của ion hydro đã
làm cho đá và các hạt đất bao bọc chúng bị vỡ ra.
Hình 1.1: Một cánh rừng thơng của Czech bị hủy hoại bởi mưa axit [36].
Khi mưa axit xảy ra thường xuyên, lá cây có khuynh hướng mất đi lớp màng bảo
vệ bên ngoài tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập dẫn đến lá cây bị phá hủy làm
cho cây khơng sản xuất đủ năng lượng cho nó duy trì quá trình tồn tại và sinh trưởng
bình thường. Khi cây đã bị yếu, cây có thể trở nên dễ bị tổn thương bởi các loại bệnh,
côn trùng, thời tiết lạnh và có thể bị chết.
Theo các đánh giá, Thụy Điển mỗi năm tổn thất mất đến 4,5 triệu mét khối gỗ do
mưa axit gây ra. Năm 1984, Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (14% diện tích
rừng cả nước), trong khi đó diện tích rừng bị mưa axit phá hủy ở Hà Lan là 40%. Sản
lượng gỗ ở các khu vực rừng phía Đơng Bắc nước Mỹ bình quân mỗi năm mất 5%
cũng là do tác động của mưa axit. Một nghiên cứu năm 1990 đã đánh giá thiệt hại do
mưa axit đối với rừng châu Âu là khoảng 30 tỷ USD/năm [28].
Mưa axit và các sự cố nghiêm trọng liên quan tới sự phát thải SO 2 quá mức đã

làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng cây trồng. Ở Trung Quốc, mỗi năm mua axit


gây thiệt hại tới 5,3 tấn lương thực, đặc biệt tại tỉnh Hồ Nam mua axit đã làm mùa
màng bị thất thu và thiệt hại ước tinh lên đến 260 triệu USD [25].
b. Ảnh hưởng tới đất:
Làm cho đất mặn hóa: Mưa axit hịa tan các khống ít tan trong đất, đẩy nhanh
q trình phong hóa khống, tăng nhanh tổng số muối tan trong đất làm cho đất mặn
hóa.
Làm mất dinh dưỡng đất: Mưa axit rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ trong đất
làm cho đất trở nên chua dần, khơng thích hợp cho hoạt động của các vi sinh vật hữu
ích. Các cation kiềm bị rửa trơi làm cho độ bão hòa bazơ của đất ngày một giảm xuống,
đất mất dần độ phì nhiêu. Nếu độ bão hịa bazơ xuống quá thấp, khoáng sét sẽ bị phá
hủy. Cation kiềm tiếp tục bị rửa trơi, mơi trường q chua khống sét biến thành
hydragilit và SiO2 thứ sinh làm mất dần chất dinh dưỡng của đất.
Giải phóng các kim loại độc hại: Đất có hàm lượng kim loại nặng cao khi gặp
điều kiện môi trường kiềm các kim loại nặng trở nên không linh động nên không phát
tác được và chưa gây tác động tiêu cực đến cây cối cũng như con người và động vật.
Khi gặp mưa axit, các kim loại nặng trở nên linh động hơn và tác động tiêu cực đến
môi trường.
Ion photphat bị giữ chặt hơn trong đất: Nồng độ ion nhơm hịa tan tăng lên cũng
có những ảnh hưởng gián tiếp tới thực vật. Ion nhôm được giải phóng có thể bao
bọc lấy những ion photpho dinh dưỡng cần thiết (dạng nhôm photphat) và làm giảm
khả năng hấp thụ photphat của thực vật. Hàm lượng photphat giảm xuống cịn do q
trình phân huỷ trong đất chậm lại trong điều kiện môi trường axit. Cùng với
photphát, các chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng khác như: molipđen, Bo, Se cũng
giảm khả năng đi tới thực vật do đất bị axit hóa.
1.1.3.2. Ảnh hƣởng của mƣa axit đến Hệ sinh thái dƣới nƣớc
Mưa axit không chỉ ảnh hưởng tới sinh vật trên cạn mà còn ảnh hưởng tới sinh
vật trong nước. Hầu hết các hồ và suối có độ pH trong khoảng 6 - 8 (khoảng pH được

xem là an tồn cho sinh vật). Một số hồ có tính axit tự nhiên ngay cả khi


khơng chịu ảnh hưởng của mưa axit. Sự axit hố được xem là ảnh hưởng quan trọng
nhất của ô nhiễm khơng khí đến các cơ thể sống trong nước ngọt. Có nhiều cơ chế khác
nhau gây ra những thay đổi về mặt sinh học trên diện rộng, có nhiều nguồn gốc mà nhờ
đó mưa axit có thể đi vào các hồ. Một số chất hóa học tồn tại dưới dạng các hạt bụi khơ
trong khí quyển, trong khí các chất khác đi trực tiếp vào hồ dưới dạng nước mưa. Mưa
axit rơi xuống đất có thể theo đường dẫn nước thải đi vào hồ.
Vào mùa xuân, ở một số nơi xảy ra hiện tượng “Cú sốc axit”. Khi tuyết có chứa
axit tan ra vào mùa xuân, axit trong tuyết thấm vào đất. Một số lại theo dòng nước đi
vào hồ. Mùa xuân là mùa nhạy cảm đối với nhiều loài bởi vì đây là thời điểm cho sự
sinh sản. Sự thay đổi đột ngột của độ pH là rất nguy hiểm bởi axit có thể làm biến dạng
những cơ thể cịn non. Nhìn chung, những cơ thể non của hầu hết các loài nhạy cảm
hơn những cá thể lớn hơn. Nhưng khơng phải tất cả các lồi đều có thể chịu được cùng
mức axit. Chẳng hạn, ếch có thể chịu được độ axit cao, trong khi ốc sên nhạy cảm hơn
đối với sự thay đổi pH.
Số lượng cá thể
Động vật thân mềm

Con trai

Hình 1.2: Sự biến mất của động vật thân mềm và con trai khi độ pH giảm [37].
Axit sunphuric trong nước mưa ô nhiễm cản trở khả năng trao đổi chất của cá
trong việc hấp thụ oxy, muối và chất dinh dưỡng. Đối với cá nước ngọt, việc duy trì
khả năng giữ cân bằng giữa muối và khống chất trong tế bào sinh vật là vô cùng cần
thiết cho sự tồn tại. Phân tử axit có thể tạo ra một lớp nước nhầy trong mang cá


và cản trở cá trong quá trình hấp thụ oxy. Tương tự, độ pH thấp sẽ làm mất cân bằng

muối trong tế bào cá. Mức canxi của một số loài cá khơng được duy trì do sự thay đổi
độ pH. Điều này dẫn tới một vấn đề trong quá trình sinh sản: trứng dễ vỡ và yếu. Thiếu
canxi dẫn tới các loại cá bị biến dạng xương và xương sống yếu.
Khi mưa axit chảy qua đất trồng trọt, nó mang theo phân bón vào nước mặt. Phân
bón tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển bởi sự gia tăng hàm lượng nitơ có trong
đó, tiếp theo sẽ xảy ra hiện tượng “Phú dưỡng”. Lượng ion nhơm được giải phóng sẽ
theo dòng nước đi vào các thuỷ vực nước mặt, tại đây chúng tiếp tục gây hại cho thuỷ
sinh vật.
Việc tăng hay giảm số lượng của một số lồi khơng phụ thuộc một cách trực tiếp
vào sự axit hóa (độ pH thấp hay nồng độ cao của ion nhơm hịa tan), nhưng có một ảnh
hưởng gián tiếp đến sự biến mất của các lồi cá. Sự có mặt của một lồi cá có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phân bố các lồi trong hồ. Sự axit hóa nước hồ cũng ảnh hưởng
đến đời sống của các loài chim. Các loài chim ăn cá, cò, vịt trời, chim ưng sẽ phải chịu
những áp lực trong việc kiếm mồi, trong khi đó, các lồi chim ăn cơn trùng kiếm ăn dễ
dàng hơn.
1.1.3.3. Ảnh hƣởng của mƣa axit đến các vật liệu và cơng trình xây dựng
Mưa axit khơng chỉ làm gây nguy hại hệ sinh thái tự nhiên, mà cịn cịn có những
tác động tiêu cực đối với vật liệu nhân tạo và các cơng trình xây dựng. Đá hoa, đá
vơi và đá cát có thể dễ dàng bị
hịa tan bởi mưa axit. Kim loại, sơn,
sợi và đồ gốm có thể bị ăn mịn. Mưa
axit cũng có thể làm giảm chất lượng
của da và cao su. Mưa axit cũng làm
cho các biểu tượng, hình ảnh trên các
bia mộ, cơng trình kỷ niệm bị mờ đi,
thậm chí mất hẳn.
Hình 1.3. Các cơng trình, di tích lịch sử bị mưa axit ăn mịn [36].


Trong đá vôi, mưa axit phản ứng với canxi tạo ra thạch cao:

CaCO3 + H2SO4

-----------------> CaSO4 + H2O + CO2

CaCO3 + 2 HNO3----------------> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
CaCO3 + 2HCl

----------------->CaCl2 + CO2 + H2O

Đối với sắt:
4Fe(rắn) + 2O2(khí) + 8H2SO4 (dd loãng)  4Fe2+ + 8SO42-(dd loãng) +4H2O(lỏng)
4Fe2+ + H2SO4(loãng) + O2(khí) + 4H2O(lỏng)  2Fe2O3(rắn)+ 8H+ + SO42-(lỗng)
Việc sửa chữa các cơng trình và đài kỷ niệm có thể địi hỏi một chi phí rất cao.
Ở Westminster, Anh, người ta đã phải chi đến mười triệu bảng để sửa chữa những thiệt
hại do mưa axit gây ra. Vào năm 1990, Mỹ đã sử dụng 35 tỉ đô la cho những thiệt hại
về sơn. Năm 1985, người Đức đã phải bỏ ra 20 triệu đôla để sửa chữa nhà thờ lớn
Cologne do những thiệt hại của mưa axit.
1.1.3.4. Ảnh hƣởng của mƣa axit tới sức khoẻ của con ngƣời
Mưa axit có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Nó có thể làm hại chúng
ta thơng qua khí quyển hoặc thơng qua đất mà từ đó thức ăn của chúng ta được trồng
và tiêu thụ. Mưa axit làm cho các kim loại độc hại được giải phóng từ các hợp chất hoá
học tự nhiên. Các kim loại độc hại sẽ đi vào nguồn nước uống, lương thực hay động
vật mà con người sử dụng. Những thức ăn bị nhiễm độc khi được ăn có thể gây ra tổn
hại thần kinh của trẻ em hay tổn hại bộ não nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới chết.
Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của mưa axit đến con người là những
vấn đề về đường hô hấp. Sự phát thải SO 2 và NOx gây ra những nguy cơ tới vấn đề về
hô hấp như khô họng, bệnh hen, đau đầu, mắt, mũi và rát họng. Nước mưa bị ô nhiễm
đặc biệt có hại cho những người bị bệnh hen suyễn hay những người khó thở. Nhưng
ngay cả những người khoẻ cũng bị tổn hại về phổi bởi những chất ô nhiễm khơng khí
có tính axit. Mưa axit có thể làm giảm khả năng thở và có thể làm tăng những loại bệnh

nguy hiểm. NOx bản thân nó là một khí nguy hiểm, loại khí này tấn cơng lớp màng của
cơ quan hô hấp và làm tăng các bệnh về đường hô hấp, khí này cũng góp phần phá hủy
ozon và hình thành sương mù.


1.2.Tình hình mƣa axit trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.Tình hình mƣa axit trên Thế giới
Theo các nhà khoa học thì sau trận mưa axit đầu tiên đã xuất hiện từ rất lâu trên
Trái Đất (khoảng 65 triệu năm trước) từ đó cho đến nay hiện tượng mưa axit đã gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng trên hành tinh của chúng ta.
Ở Mỹ, chỉ tính riêng năm 1977, đất nước này đã thải vào bầu khí quyển 31 triệu
tấn khí SO2 và 22 triệu tấn khí NOx. 80% lượng SO2 là do hoạt động của các thiết bị tạo
năng lượng, 15% là do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khác nhau và
5% từ các nguồn khác. Cịn đối với khí NOx, 1/3 lượng khí là do hoạt động của các
máy phát năng lượng, 1/3 lượng khí là do hoạt động đốt nhiên liệu để chuyển hóa
thành năng lượng và phần cịn lại từ các nguồn khác nhau. Cho đến nay, nước Mỹ vẫn
là quốc gia thải vào bầu khí quyển lượng khí gây ơ nhiễm nhiều nhất thế giới. Vào năm
1967, một cây cầu ở Ohio (Hoa Kỳ) đã bất ngờ đổ sập làm chết hàng chục người,
nguyên nhân của thảm họa này được các nhà khoa học xác định là do “AcidRain”Mưa axit. Vào năm 1979, một trận mưa như trút nước xuống khu vực Wheeling (West
Virginia, Hoa Kỳ). Trận mưa đó được ghi vào kỷ lục thế giới, vì một lý do cực kỳ nguy
hại đó là trận mưa có nồng độ axit cao nhất trong lịch sử được ghi nhận. Hãy tưởng
tượng nước mưa đó tương đương với dung dịch axit dùng để đổ bình acquy cho xe hơi
(~33,5% cho bình acquy axit - chì). Một trận mưa axit khác ở New England có độ pH
thấp khơng kém đã làm lớp vỏ sơn của các xe ơ tơ đỗ ngồi trời mưa bị ăn mịn trực
tiếp và tróc ngay tại chỗ. Hàng năm, mưa axit “đốt” của nước Mỹ 5 tỷ USD [28].
Tại châu Âu, thực trạng mưa axit diễn ra hết sức nghiêm trọng, gây những hậu
quả nặng nề. Mưa axit lần đầu tiên được nhà khoa học Robert Angus Smith ghi nhận
tại Anh vào năm 1872 qua việc quan sát các hiện tượng cơng trình bằng đá và gạch bị
“Acid Rain” ăn mòn, các cơn mưa axit hầu hết diễn ra ở vùng Perth (Scotland): Độ axit
cao gấp 500 lần so với axit trong tự nhiên. Ngay tại thủ đô London, mưa axit đang tàn

phá nghiêm trọng các công trình nghệ thuật bằng đá từ thế kỉ XVIII, XIX, như: Nghị
viện Anh, Tu viện Westminter và nhà thờ Saint Paul.


Ở khu vực Bắc Âu thảm họa mưa axit năm 1959 biến 15.000 hồ nhiễm axit trong đó
14.000 hồ thành những hồ chết do nồng độ axit quá cao. Năm 1984, khu rừng Đen nổi
tiếng của Đức bị mưa axit tàn phá nghiêm trọng, hơn một nửa các cánh rừng của miền
Tây nước này hiện nay đang ở trong những mức độ bị phá hủy khác nhau và giá trị
lượng cây gỗ bị hủy hoại bởi mưa axit ước tính đạt 800 triệu USD hàng năm. Cơn mưa
axit đầu tiên được chỉ ra là vào những năm 50 thế kỉ 20 tại Na Uy, khiến rất nhiều loài
cá trong các hồ của Na Uy bị thối hóa. Tại Thụy Điển, 4.000 hồ khơng hề có cá; 9.000
hồ bị mất một phần lớn các loài cá đang sinh sống, trong khi đó có tới 20.000 hồ khác
cũng bị ảnh hưởng bởi mưa axit.
Nhận thức được tầm quan trọng của những ảnh hưởng do mưa axit nên vấn đề
nghiên cứu giám sát lắng đọng axit đã được đặt ra ngay từ Hội nghị hợp tác về Môi
trường Đông Bắc Á lần thứ nhất (10/1992). Những vấn đề này cũng được tiếp tục thỏa
thuận tại các hội nghị lần thứ 2 (1993), lần thứ 3 (1994), và cũng tại Đại hội Môi
trường Châu Á – Thái Bình Dương (ECO-ASIA, 1994), các đại biểu đã nhất trí phải có
một sự phối hợp hành động trong khu vực để giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở những
xuất phát điểm như vậy, nhằm tạo ra một sự phối hợp quốc tế trong khu vực để giải
quyết vấn đề mưa axit, một loạt các cuộc họp chuyên gia, họp nhóm cộng tác đã được
nhóm họp để chuẩn bị các tiền đề kỹ thuật cho sự ra đời của Mạng lưới giám sát lắng
đọng axit ở Đông Nam Á (EANET)[22].
1.2.2.Tình hình mƣa axit ở Việt Nam
Nghiên cứu mưa axit ở nước ta mới chỉ bắt đầu và rất sơ bộ từ những năm đầu
của thập kỷ 90, giám sát lắng đọng axit bắt đầu chậm hơn vào khoảng 1996. Ở nước ta
trong báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1994 của Bộ KHCN & MT trình
quốc hội đã đề cập đến “Nước mưa thường rất sạch nhưng ngày nay không hẳn thế, sự
lắng đọng axit trước đây chỉ thấy ở các nước phát triển thì nay đã lan ra các nước đang
phát triển” [10].

Từ năm 1990, việc quan trắc mưa axit đã được tiến hành với 22 trạm khí tượng
lấy mẫu hóa nước mưa, Bộ KHCN & MT đã thành lập trạm quan trắc mưa


axit phía Bắc, đạt tại Lào Cai (1995) và hai trạm quan trắc mưa axit phía Nam, đặt tại
vùng đơ thị thành phố Hồ Chí Minh và Dung Quất, Quảng Ngãi (1998).
Từ năm 2000, Trung tâm KTTV Quốc gia tiến hành giám sát lắng đọng axit tại
hai vị trí theo chương trình của mạng lưới giám sát lắng đọng axit Đơng Nam Á:
- Trạm khí tượng Hà Nội (trạm đơ thị): giám sát các thành phần lắng đọng khô
và lắng đọng ướt.
- Trạm mơi trường Hịa Bình (trạm nơng thơn - miền núi): giám sát các thành
phần lắng đọng khô và lắng đọng ướt.
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1997 và 1998 cũng khẳng định có
dấu hiệu mưa axit ở Lào Cai và ở phía Nam tại Minh Hải, Trà Vinh, thành phố Hồ Chí
Minh và phụ cận, Bình Dương, Đơng Tháp, so sánh năm 1997 và 1998 thì hiện tượng
này gia tăng ở xung quanh nhà máy Supe photphat Lâm Thao, khu đất này đã bị axit
hóa (pH = 1,9 – 3,5).
Trên cơ sở số liệu quan trắc của mạng quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia năm
2000 – 2004 cho thấy mưa axit đã xuất hiện ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Trong đó,
Việt Trì là nơi có tần suất xuất hiện mưa axit với pH 5,6 cao nhất (68,75 %). Mưa
axit thường tập trung vào mùa khô và đầu mùa mưa khi lượng mưa ít. Nồng độ SO 42và NO3- tại các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Thái Ngun, Hải Phịng... ln
cao hơn so với các khu vực khơng hoặc ít phát triển cơng nghiệp như Cúc Phương, Bãi
Cháy [8].
Theo kết quả phân tích thống kê 10 năm (1996 – 2005) của nước mưa 4 trạm
Tân Sơn Hòa, Tây Ninh, Cần Thơ và Cà Mau cho thấy ở khu vực Nam Bộ tần suất
mưa axit trung bình 10 năm có pH<5,6 là khá cao lần lượt tại Tân Sơn Hòa, Tây
Ninh, Cần Thơ và Cà Mau là 41,2; 57,9; 58,0 và 39,8 (%). Mưa axit tại khu vực
Nam Bộ tập trung vào cuối mùa mưa (tháng 9, 10) và tháng chuyển tiếp từ mùa
mưa sang mùa khô (tháng 11), trong đó tháng 10 có tần suất mưa axit cao nhất [13]. Để
đánh giá hiện trạng mưa axit nói riêng và lắng đọng axit nói chung ở Việt Nam,

PGS.TS Nguyễn Hồng Khánh, Viện Công nghệ Môi trường đã thực hiện đề tài Độc
lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến


và đề xuất các giải pháp kiểm soát mưa axit ở Bắc Bộ Việt Nam”, giai đoạn I thực hiện
từ 2000 – 2002 đã xây dựng thành công phương pháp đánh giá xu thế hóa học nước
mưa ở miền Bắc (từ Ninh Bình trở ra) và là một đóng góp tích cực vào phân tích và
đánh giá bức tranh ơ nhiễm khơng khí ở Việt Nam. Giai đoạn II của đề tài thực hiên từ
tháng 11/2003 – 9/2006 với 15 trạm quan trắc. Mục tiêu được xác định là đóng góp cơ
sở khoa học trong chiến lược bảo vệ mơi trường, hoàn thiện cơ sở khoa học nghiên cứu
mưa axit ở Việt Nam. Đặc biệt, một trong những nội dung quan trọng của giai đoạn này
là hoàn thiện phương pháp luận, qui trình monitoring tổng hợp sinh thái và bước đầu
xây dựng qui trình đánh giá tác động của mưa axit lên hệ sinh thái [24].
Trong nghiên cứu “So sánh lượng phát thải chất tiền axit và tổng lượng lắng
đọng axit ở khu vực Hà Nội”năm 2010 của TS. Phạm Thị Thu Hà cho thấy lượng phát
thải S và N có xu hướng tăng dần theo các năm. Lượng lắng đọng S, N nhìn chung tăng
dần từ năm 2005 đến 2008 và lại giảm đi vào vào năm 2009. Lượng lắng đọng S lớn
gấp 7,6 lần lượng phát thải vào năm 2005; 6,3 lần vào năm 2006 và 14,2 lần vào năm
2008. Lượng lắng đọng N lớn gấp 1,36 lần lượng phát thải vào năm 2005; 2,2 lần
lượng phát thải vào năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng lắng axit tổng cộng
(lắng ướt và lắng khô) thông qua nước mưa và các chất ơ nhiễm (khí, hạt) trong khơng
khí các năm 2005, 2006 và 2008 khá lớn và lớn hơn lượng phát thải do quá trình sinh
hoạt và phát triển kinh tế ở Hà Nội. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng lượng S và N
tải theo lắng ướt và khô phải do các nguồn từ các nơi khác đem tới cho hồn lưu khí
quyển [2].
Tóm lại, hiện nay ở nước ta đã có một số những nghiên cứu chứng tỏ mưa axit đã
xuất hiện ở một số nơi và có những ảnh hưởng nhất định đến con người và môi trường
sống. Những nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nhằm đưa
ra những giải pháp kịp thời để ngăn chặn vấn đề mưa axit với mục tiêu hạn chế tác hại
của nó tới mơi trường tự nhiên và cuộc sống con người



1.3. Một số nghiên cứu ảnh hƣởng của mƣa axit tới cây trồng trên
Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu ảnh hƣởng của mƣa axit tới cây trồng
trên Thế giới
Mưa axit đang là một vấn đề lớn đối với sự phát triển của các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các nước ở Châu Á và Châu Mỹ nơi sử dụng than đá và dầu mỏ với
lượng lớn. Trung Quốc, Bắc Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc là những nơi có sự lắng
đọng axit ở nồng độ cao nhất do đó là những khu vực ở gần hoặc theo hướng gió từ các
đơ thị hay các trung tâm công nghiệp. Những ảnh hưởng của mưa axit cũng được thấy
ở các khu vực sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy lúa mì được
trồng ở gần những nhà máy nhiệt điện (nói có sự lắng đọng SO 2 gấp 5 lần tiêu chuẩn
cho phép) có sản lượng giảm 49% so với những khu vực trồng lúa mì cách đó 22km. Ở
Tây Nam Trung Quốc, một nghiên cứu ở tỉnh Quý Châu và Tứ Xuyên cho thấy mưa
axit ảnh hưởng tới 2/3 diện tích đất nơng nghiệp với 16% diện tích cây trồng bị phá
hủy [35].
Trong nghiên cứu “mưa axit và sự nảy mầm của hạt giống hoa ngô” –Frank S.
Wertheim và Lyle E.Craker vào năm 1987, các tác giả đánh giá sự đóng góp của ion
sunphat, ảnh hưởng của sự axit hóa, những ảnh hưởng của thời gian và việc điều chỉnh
các nồng độ axit khác nhau làm giảm khả năng nảy mầm của phấn hoa ở ngô[31].
Vào năm 2005, Munzuroglu và cộng sự tiến hành nghiên cứu về “ảnh hưởng của
lắng đọng axit lên vitamin A, C, E ở cây dâu tây”. Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của
mưa axit được tiến hành với pH từ 2 -5 đến các vitamin A, C, E của q trình dâu tây
chín. Mưa axit được thực hiện trên các cây ăn quả theo 2 cách: Phun lên phần đất phía
trên hoặc vào rễ. Các nồng độ vitamin của tất cả các cây dâu tây được xác định bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Nó xác định các mức độ vitamin của
cây được phun với sự kích thích mưa axit với nồng độ giảm dần của pH và thời gian
tiếp xúc. Đặc biệt, những cây mà phun mưa axit vào rễ thì ảnh hưởng nhiều hơn những
cây không phun [33].



×