Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

B- QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ TRONG TRIẾT HỌC MAC - LÊNIN_THU HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.53 KB, 2 trang )

B. Quan niệm về chính trị trong triết học Mac; Lênin.
* Phạm trù chính trị theo quan niệm Mac - Lênin
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac- Lênin phạm trù về chính trị có một số
đặc trưng cơ bản sau đây: Chính trị khơng phải cái gì khác hơn là sự phản ánh kinh tế,
lợi ích và quyền lực chính trị chẳng qua chỉ là sự thể hiện những lợi ích và những
quyền lực về kinh tế.
Thứ 1: nói đến chính trị trước hết là nói đến lợi ích, là mối quan hệ về lợi ích, là đấu
tranh giai cấp vì lợi ích giai cấp. (Đặt chính trị trong mối quan hệ với giai cấp và với lợi
ích giai cấp đấu tranh giai cấp)
Thứ 2: Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền nhà nước; sự tham
gia vào công việc nhà nước; định hướng cho nhà nước, xác định hình thức nhiệm vụ,
nội dung của nhà nước.
Thứ 3: Chính trị có nguồn gốc từ kinh tế vì vậy Mác, Lênin nhấn mạnh Chính trị là
biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước kinh tế. Đồng thời chính trị
khơng thể khơng chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. => Đây là lĩnh vực phức tạp
nhất, nhạy cảm nhất, liên quan đến vận mệnh của hàng triệu người. Vì vậy giải quyết
các vấn đề về chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
* Khái niệm về chính trị:
Việc quán triệt đầy đủ tư tưởng những tư tưởng đó để đưa ra một định nghĩa khái
quát, đúng đắn và thống nhất về chính trị cịn chưa được coi trọng vì vậy đã xuất hiện
những định nghĩa khác nhau về chính trị.
VD:
- Tập thể tác giả trong cuốn “từ điển chính trị rút ngọn” của Liên Xơ đưa ra định
nghĩa:
“ Chính trị là cơng việc của xã hội hay công việc của nhà nước, là hoạt động trong lĩnh
vực quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là giai cấp cũng như giữa các dân
tộc, giữa các quốc gia”.
=> Khái niệm đưa ra được mối quan hệ giữa các nhóm xã hội, gia cấp, dân tộc, quốc
gia nhưng chưa lột tả được bản chất của chính trị là vấn đề giành, giữ và sử dụng
quyền lực của tổ chức chính trị, đồng thời việc sử dụng khái niệm cơng việc xã hội để
định nghĩa về chính trị là quá rộng và chưa phù hợp.


- Trong cuốn “lịch sử tư tưởng chính trị” đưa ra 2 định nghĩa về chính trị như sau:
+ Định nghĩa 1: “ Chính trị là sản phẩm trực tiếp của tư duy, là sự phản ánh những
quan hệ xã hội. Do đó chính trị thuộc về kiến trúc tượng tầng”
+ Định nghĩa 2: Chính trị được xem là hoạt động vật chất đặc biệt của chủ thể chính
trị nhằm theo đuổi và thỏa mãn lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Đó là hoạt động
nhằm giành giữ, tổ chức thực thi quyền hành nhà nước, hoạt động kiến tạo của hệ
thống chính trị, nhằm duy trì quyền lực thống trị. Đồng thời với hoạt động đó, những
quan hệ chính trị nảy sinh và phát triển giữa các chủ thể chính trị”
=> Định nghĩa 1: quá rộng và chưa nêu được những dấu hiệu bản chất thuộc nội hàm
của khái niệm chchisnvaf coi chính trị là sản phẩm của tư duy là khơng chính xác vì
chính trị logic khách quan và tồn tại độc lập trong XH.
Định nghĩa 2: Tuy nêu lên được bản chất của chính trị tuy nhiên đưa vào 1 số khái
niệm chưa biết như “chủ thể chính trị; hệ thống chính trị”
Cịn nhiều khái niệm về chính trị trong nhiều tài liệu khác nữa tuy nhiên những khái
niệm đó chưa nêu đầy đủ về khái niệm chính trị của Mác - Lênin và để quán triệt tư
tưởng Lênin và tổng hợp, kế thừa những quan niệm trên ta có thể hiểu một các khái
quát định nghĩa chính trị như sau:
“ Chính trị là hình thức hoạt động cơ bản của các tổ chức cộng đồng người trong xã
hội có gai cấp (như đảng phái, giai cấp, dân tộc,…) để giành, giữa, thực thi quyền lực
nhà nước nhằm thỏa mãn lợi ích của các tổ chức đó trong xã hội”.
* Triết học chính trị và chính trị học
(Khái niệm về triết học chính trị: Triết học chính trị nghiên cứu các vấn đề cơ
bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, cơng lý, tài sản, quyền, luật và việc


thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền. Mục tiêu nghiên cứu của triết học
chính trị nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn tại của các vấn đề trên một
cách thấu đáo bởi các nhà triết học.
Khái niệm về chính trị học: là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị của xh với tư
cách là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những qui luật và tính qui luật chung nhất

của lực lượng chính trị để hiện thực hố tính qui luật và những qui luật đó trong xh
được tổ chức thành nhà nước.)
- Giống và khác nhau giữa Triết học chính trị và chính trị học
Giống nhau: Cùng phản ánh đời sống chính trị trong xã hội, cùng tìm cách xác định
và cắt nghĩa các quy luật vận động của đời sống chính trị.
- Khác nhau:
+ Triết học chính trị: là một bộ phận cơ bản của kiến trúc thượng tầng, xem xét vận
hành trong mối quan hệ với các bộ phận khác cùng các thiết chế tương ứng trong
kiến trúc thượng tầng xã hội. Để đưa ra thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn
về chính trị và đời sống chính trị xã hội.
+ Chính trị học: tập trung nghiên cứu đời sống xã hội của chính trị với mục tiêu là
giành, giữ và thực thi quyền lực.
* Mối quan hệ giữa triết học chính trị và chính trị học
- Vai trị của triết học chính trị với chính trị học: Triết học chính trị cung cấp thế
giới quan, phương pháp luận cho chính trị học giúp cho chính trị học khảo sát có hiệu
quả đối tượng nghiên cứu của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Vai trị của Chính trị học với triết học chính trị: Chính trị học cung cấp cho triết
học nói chung và triết học chính trị nói riêng những cơ sở xác đáng, sinh động và
phong phú để khái quát chính xác những nội dung cơ bản có tính quy luật. Từ đó có
được cái nhìn nhận, đánh giá xác đáng và đưa ra giải pháp đúng đắn, thích hợp cho
các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị.



×