Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LƢƠNG NGỌC CƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI
XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

LƢƠNG NGỌC CƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI
XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trƣơng Quang Học

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Lƣơng Ngọc Cƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học,
Thầy giáo GS.TSKH. Trƣơng Quang Học là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý,
chỉnh sửa và động viên trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn hồn
thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và ngƣời dân xã Y
Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái – những ngƣời đã cung cấp thơng tin giúp tơi hồn
thiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những ngƣời ln
động viên, khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Hà nợi, năm 2015
Tác giả

Lương Ngọc Cương



MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.................................................... iv
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................5
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 5
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................................. 9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 16
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 16
2.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 16
2.3. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 16
2.4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu....................................................... 16
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 25
3.1. Đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu...........................25
3.2 Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 34
3.3 Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra......................................................... 51
3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can............58
3.5 Năng lực ứng phó với BĐKH của cộng đồng.................................................... 64
3.6 Đề xuất các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho xã Y Can..................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 79
Kết luận.................................................................................................................... 79
Khuyến nghị............................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 83
PHIẾU ĐIỀU TRA......................................................................................................88
DANH SÁCH NGƢỜI THAM GIA TRẢ LỜI PHIẾU ĐIỀU TRA...........................93
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU.......................................100


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng tại trạm Yên Bái năm 2009.....................27
Bảng 3.2: Đặc trƣng nhiệt độ tháng (0C) tại Yên Bái..................................................34
Bảng 3.3: Đặc trƣng mƣa tháng (mm) tại trạm Yên Bái.............................................37
Bảng 3.4: Thiên tai chính tại xã Y Can........................................................................41
Bảng 3.5: Các khu vực và diện tích xảy ra khi ngập úng.............................................43
Bảng 3.6. Hệ số tƣơng quan của nhiệt độ....................................................................44
Bảng 3.7: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) của tỉnh Yên Bái..................................................................45
Bảng 3.8: Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh Yên Bái...........................................................47
Bảng 3.9. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế
kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của Yên Bái ứng với kịch bản phát thải TB (B2)......47
Bảng 3.10 Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của
thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 của Yên Bái ứng với kịch bản phát thải TB.........48
Bảng 3.11: Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) của tỉnh Yên Bái..........................................................................49
Bảng 3.12: Mức thay đổi (%) lƣợng mƣa năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) của Tỉnh Yên Bái.................................................................49
Bảng 3.13: Mức thay đổi lƣợng mƣa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời
kỳ 1980-1999...............................................................................................................51
Bảng 3.14: Đặc điểm các hộ gia đình tham gia điều tra...............................................52
Bảng 3.15: Sinh kế của các hộ gia đình.......................................................................54
Bảng 3.16: Đánh giá của ngƣời dân về BĐKH...........................................................56
Bảng 3.17: Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống, KT-XH...........57
Bảng 3.18: Các loại thiên tai tại địa phƣơng...............................................................58
Bảng 3.19. Những kinh nghiệm để ứng phó với thiên tai............................................74



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID................................................................6
Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................................8
Hình 1.3: Xu thế nhiệt độ 2m.......................................................................................13
Hình 1.4: Xu thế lƣợng mƣa ngày và lƣơngh mƣa trung bình năm...........................14
Hình 2.1. Sơ đồ mối tƣơng tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái - nhân văn
(A) và tính liên ngành cao của các kiến thức trong nghiên cứu - triển khai và ứng phó với
BĐKH.......................................................................................................................... 17
Hình 3.1: Bản đồ xã Y Can trong huyện Trấn Yên.......................................................25
Hình 3.2: Xu thế biến đổi nhiệt độ...............................................................................36
Hình 3.3: Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm..............................................................38
Hình 3.4: Xu thế lƣợng mƣa mùa mƣa.......................................................................39
Hình 3.5: Xu thế lƣợng mƣa mùa khơ........................................................................40
Hình 3.6: Hồ sơ lịch sử thiên tai xã Y Can..................................................................41
Hình 3.7: Dấu tích cịn lại sau trận lũ năm 1968..........................................................42
Hình 3.8: Diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 2020-2100 theo kịch bản B2.............46
Hình 3.9: Diễn biến lƣợng mƣa trung bình từ năm 2020-2100 theo kịch bản B2.......50
Hình 3.10: Sâu ăn lá cây bồ đề làm thiệt hại hàng trăm ha mỗi năm...........................59
Hình 3.11: Sơ đồ thiên tai xã Y Can............................................................................61
Hình 3.12. Chƣơng trình hành động của Huyện ủy Trấn n.....................................66
Hình 3.13: Mơ hình VAC.............................................................................................76


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

BĐKH
Bộ NN &
PTNT
CBA

Climate Change
Ministry of Agriculture and Rural
Development
Community Based Approach

COP

Conference of the Parties

ĐDSH

Biodiversity
Intergovernmental Panel on
Climate Change
International Union for
Conservation of Nature
Green house gas

Biến đổi khí hậu
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông
thôn
Tiếp cận dựa vào cộng đồng

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu
Đa dạng sinh học
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí
hậu

IPCC
IUCN
KNK
KT-XH
MONRE
PRA
PTBV
UNDP
UNEP
UNFCCC
WB
WMO

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
Khí nhà kính

Socio – Economic
Kinh tế - xã hội
Ministry of Natural Resources and
Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng
Environment
Bộ cơng cụ đánh giá nơng thơn có sự
Participatory Rural Appraisal
tham gia

Suitainable development
Phát triển bền vững
United Nations Development
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
Programme
United Nations Environment
Chƣơng trình Mơi trƣờng Liên Hợp
Programme
quốc
United Nations Framework
Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về
Convention on Climate Change
biến đổi khí hậu
World Bank
Ngân hàng Thế giới
World Meteorological
Tổ chức Khí tƣợng Thế giới
Organization


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức to lớn với nhân loại và
Việt Nam trong thế kỷ 21. Việt Nam đƣợc nhận diện là một trong năm quốc gia chịu
tác động nặng nề nhất của nƣớc biển dâng và là một trong những quốc gia bị ảnh
hƣởng nặng nề nhất bởi BĐKH (WB, 2007). Trong 10 năm gần đây (1997 - 2006), các
loại thiên tai nhƣ: bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về
ngƣời và tài sản, đã làm chết và mất tích gần 7.500 ngƣời, giá trị thiệt hại về tài sản
ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả
về quy mô cũng nhƣ chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lƣờng (Quyết định

của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, 2007).
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xố đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Các lĩnh vực, ngành, địa phƣơng dễ bị tổn
thƣơng và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nƣớc, nông nghiệp và
an ninh lƣơng thực, sức khoẻ (Bộ Tài nguyên và Môi Trƣờng, 2008).
Báo cáo Phát triển Con ngƣời của UNDP năm 2007/2008 đã chỉ ra rằng thiên tai
là một ngun nhân chính gây ra đói nghèo và tính dễ bị tổn thƣơng tại Việt Nam. Hầu
hết những ngƣời nghèo sống tại nông thôn và kiếm sống bằng các hoạt động nông
– lâm nghiệp. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp với 75% dân số là
nơng dân và 70% diện tích đất đai là nông thôn, nơi đời sống của ngƣời dân phụ thuộc
rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam vẫn là sản xuất qui mô nhỏ với đầu tƣ khoa học cơng nghệ khơng
đáng kể. Điều đó có nghĩa là sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn q lệ thuộc vào điều kiện
thiên nhiên. Đây là một thách thức rất lớn trong bối cảnh BĐKH vì bất kỳ sự thay đổi
nhiệt độ nào hay sự bất thƣờng của thời tiết khí hậu đều sẽ có tác động lớn đến sản
xuất nơng nghiệp, đặc biệt đối với gieo trồng. Sự bất thƣờng của chu kỳ khí hậu nơng
nghiệp sẽ khơng chỉ dẫn đến gia tăng dịch bệnh ở cây trồng mà còn làm giảm sản
lƣợng cũng nhƣ các bất lợi không lƣờng trƣớc khác nữa. Sự gia tăng thiên tai và các
hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ bão, lụt, hạn hán… sẽ có tác động trực tiếp và mạnh
mẽ đến lâm nghiệp và thủy sản. Đã có khá nhiều thiệt hại về cây trồng tại nhiều vùng
9


ở Việt Nam trong những năm gần đây do ngập lụt và hạn hán. Tại miền núi (Tây Bắc,
Đông Bắc và Tây Nguyên), sinh kế của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân tộc, phụ thuộc
chủ yếu vào rừng và đa dạng sinh học trong rừng. Trong bối cảnh BĐKH, sự mất đa
dạng sinh học có thể ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân trong tƣơng lai. Ngoài ra,
năng lực của ngƣời nghèo (cả về tài chính và cơ sở vật chất) là rất hạn chế khiến họ

khó có thể thích ứng với BĐKH. Nhìn chung, BĐKH sẽ tác động nhiều nhất và nặng
nề nhất đến ngƣời nghèo, đặc biệt ngƣời nghèo tại các nƣớc đang phát triển trong đó có
Việt Nam. Tác động của BĐKH là khơng nhƣ nhau trên khắp Việt Nam. Do sự bất
bình đẳng giới cịn phổ biến nên phụ nữ là nhóm bị ảnh hƣởng nhiều hơn so với nam
giới. Sự nhạy cảm đối với BĐKH cũng khơng nhƣ nhau giữa các nhóm ngƣời. Những
ngƣời nghèo, các hộ gia đình ở nơng thơn và phụ nữ, những ngƣời phụ thuộc chủ yếu
vào tài nguyên thiên nhiên và có các hoạt động kiếm sống phụ thuộc nhiều vào thời
tiết là những nhóm ngƣời nhạy cảm hơn cả với BĐKH. Năng lực thích ứng cũng khác
nhau giữa nam và nữ và các nhóm ngƣời trong xã hội do sự khác biệt về giới, sự khác
nhau trong mối quan hệ xã hội và mức độ nghèo khó (Trƣơng Quang Học và Nguyễn
Đức Ngữ, 2010).
Trong bối cảnh BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam, vùng miền núi Tây Bắc là
nơi chịu tác động lớn của BĐKH chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng
và duyên hải miền Trung. Trong khi đó điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo khu vực Tây Bắc cao nhất cả nƣớc 25,86% (trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo cả
nƣớc là 7,8%) (Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, 2013), tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu
số cao 63%. Trong những năm gần đây, có nhiều loại thiên tai xảy xa gây thiệt hại lớn
nhƣ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, lũ sông, lũ suối, rét đậm, rét hại, hạn hán.
Xã Y Can có thể đại diện cho vùng miền núi Tây Bắc, là một xã miền núi, địa
hình phức tạp. Địa hình của xã có cả vùng thấp ven sơng và vùng núi cao. Xã có cả
ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống. Sinh kế của ngƣời dân chủ yếu từ
nông lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Nơi đây thƣờng đối mặt với các loại
thiên tai nhƣ: lũ sông, lũ suối, lũ quét, rét đậm, rét hại và hạn hán ảnh hƣởng lớn đến
sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của ngƣời dân.
Nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng, từ đó
khuyến nghị các biện pháp ứng phó sao cho phù hợp cho xã Y Can, huyện Trấn Yên và
vùng Tây Bắc, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và năng


lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.” cho

luận văn tốt nghiệp.
Hơn nữa trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, thu thập tài liệu,
thông tin, lập kế hoạch thực hiện, phân tích số liệu, viết luận văn là một q trình học
hỏi từ thực tế sau khi tơi đã đƣợc trang bị các kiến thức trên lớp. Đây là q trình tự
học hỏi, học hỏi thơng qua trải nghiệm, học hỏi từ nhiều kênh khác nhau, từ những
ngƣời dân địa phƣơng đến các cán bộ trực tiếp làm việc. Là cơ hội tốt để tôi củng cố
thêm những kiến thức về BĐKH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT-XH, đặc biệt là sinh kế tại
xã Y Can.
• Đánh giá đƣợc năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can đối với các
tác động của BĐKH.
• Đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính chống chịu của cộng
đồng với BĐKH.
3. Câu hỏi nghiên cứu
• Những đặc trƣng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng có liên quan đến
BĐKH là gì?
• Các yếu tố thời tiết, khí hậu diễn biến nhƣ thế nào tại địa phƣơng trong quá khứ,
hiện nay và trong tƣơng lai?
• Tác động của BĐKH đến đời sống, xã hội, sức khỏe và sinh kế của cộng đồng
Y Can nhƣ thế nào?
• Năng lực về ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can với BĐKH nhƣ thế nào?
• Các giải pháp nào để nâng cao tính chống chịu của cộng đồng nhằm ứng phó
với BĐKH?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Với việc áp dụng cách tiếp cận liên ngành, dựa trên hệ sinh thái, dựa vào cộng
đồng và các phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực
(VCA), đánh giá nơng thơng có sự tham gia (PRA) và việc thu thập các thông tin định
lƣợng và định tính, số liệu thời tiết, khí hậu, nghiên cứu kịch bản BĐKH, sẽ đánh giá
đƣợc tác động, năng lực ứng phó với BĐKH của địa phƣơng nghiên cứu. Từ đó cũng

sẽ đề xuất


đƣợc các giải pháp ứng phó/tăng cƣờng tính chống chịu với BĐKH cho địa phƣơng.


5. Kết cấu luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: Đây là phần nêu lên tính cấp thiết cấp thiết nghiên cứu này, lý do
tại sao cần nghiên cứu, đƣa ra các mục tiêu nghiên cứu cũng nhƣ các câu hỏi nghiên
cứu. Bên cạnh đó đƣa ra giả thuyết cho nghiên cứu này.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu. Chƣơng này đƣa ra một số
khái niệm đề cập trong luận văn, thống nhất về cách hiểu một số khái niệm. Phần này
cũng đề cập đến tính liên ngành trong nghiên cứu BĐKH. Khung lý thuyết cho nghiên
cứu này đƣợc tóm tắt và sơ đồ hóa tồn bộ tiến trình thực hiện. Ngồi ra, phần rất quan
trọng của chƣơng này đó là tìm hiểu, xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cũng
nhƣ địa bàn nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đó nhƣ thế nào, điểm nào chƣa làm,
để nghiên cứu này không bị trùng lặp. Cũng từ đó xem có thể kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã công bố.
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên
cứu. Chƣơng này mô tả chi tiết các phƣơng pháp nghiên cứu đã thực hiện, cách tiếp
cận đã sử dụng. Cũng nhƣ mô tả về phạm vi về thời gian, không gian, quy mô, địa bàn
nghiên cứu. Cho biết các đối tƣợng nghiên, những ai đã tham gia trong quá trình
nghiên cứu, yếu tố nào đƣợc nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận. Đây là chƣơng mô tả chi tiết kết quả nghiên
cứu, các phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là các bàn luận, thảo luận,
nhận định, đánh giá về các phát hiện.
Kết luận và khuyến nghị. Đây là phần tóm tắt từ kết quả nghiên cứu. Xem xét
mục tiêu nghiên cứu có đạt hay khơng? Các câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc trả lời chƣa?
Giả thuyết nghiên cứu đã đáp ứng chƣa? Từ kết quả nghiên cứu đƣa ra các kết luận,

nhận định ngắn gọn của nghiên cứu. Từ đó đƣa ra một vài khuyến nghị cho địa
phƣơng và các bên liên quan nghiên cứu này.


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
BĐKH: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có
thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của
nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động
thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần
cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2007).
Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH. Nhƣ vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với
BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008).
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải
khí nhà kính (Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng, 2008).
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với
hồn cảnh hoặc mơi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do
dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang
lại (Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng, 2008).
Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trị quan trọng và là nền tảng cơ bản để
giải quyết các vấn đề của BĐKH. Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho
thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động (tích cực và tiêu cực) của BĐKH và do
đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác
động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH.
Sinh kế: Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực
vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999, 2007).
Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc gọi là bền vững khi có khả năng ứng phó

và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm
hiện tại và trong tƣơng lai trong khi khơng làm xói mịn nền tảng của các nguồn lực tự
nhiên (DFID, 2007).
Khung sinh kế bền vững đƣợc DFID xây dựng với các nhân tố: khung hoàn
cảnh dễ bị tổn thƣơng, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các
chiến lƣợc sinh kế và kết quả. Trong các nhân tố trên thì nhân tố đóng vai trị trung


tâm của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại vốn: tự nhiên, nhân lực,
tài chính, vật chất và xã hội.

Sốc
Xu hƣớng
Mùa vụ

KẾT QUẢ
SINH KẾ
Tăng thu nhập
Tăng mức sống
CHIẾN LƢỢC SINH Giảm
KẾ tình
trạng dễ bị tổn thƣơn
Cải thiện an ninh lƣơn
thực
Tăng tính bền

CẤU TRÚC & Q TRÌNH BIẾN ĐỔI

BỐI CẢNH TỔN
THƢƠNG


Các cấp chính quyền
Khu vực tƣ nhân

H

N
ảnh hƣởng & tiếp cận

S

P

F

Pháp luật
Chính sách
Văn hố
Thể chế

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

H: Nguồn vốn con ngƣời (Human Capital) N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) S: Nguồn
F: Nguồn
vốn xã vốn
hội (Social
tài chính
Capital)
(Financial Capital)
P: Nguồn vốn vật chất

(Physical Capital)

(Nguồn DFID, 2007)

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID
Cộng đồng: Cộng đồng đƣợc khái niệm nhƣ là một hệ thống xã hội, một nhóm
ngƣời cùng có những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng
chia sẻ những tài ngun và lợi ích chung…Nói một cách khác, Cộng đồng là một
nhóm ngƣời cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đặc điểm
về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài ngun vốn có để đạt đƣợc mục đích
chung (Phí Thị Hồng Minh, 2005).
Xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực trong bối cảnh BĐKH là quá trình
phát triển các kỹ năng công nghệ và những năng lực thể chế ở các nƣớc đang phát triển
và các nền kinh tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực: thích
ứng, giảm nhẹ và nghiên cứu về BĐKH nhằm thực hiện Công ƣớc Khung của Liên
Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto (KP) (Trƣơng Quang Học,
2011).
Tính chống chịu: là khả năng của một hệ thống chịu đƣợc các nhiễu loạn mà
không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có
khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái


tổ chức và vẫn giữ đƣợc các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó (Trƣơng Quang
Học, 2013).


1.1.2 Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu biến đổi khí hậu
Theo báo cáo tổng hợp “BĐKH 2007” của IPCC, chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH
cũng nhƣ chiến lƣợc thích ứng đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH. Do
đó, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, nguy cơ tổn thƣơng nhằm có giải pháp

ứng phó kịp thời là rất cần thiết. Để thích ứng với BĐKH cần phải lƣờng trƣớc đƣợc
tác động của BĐKH sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với từng đối tƣợng cụ thể. Mà
muốn đánh giá đƣợc tác động của nó cần phải xác định đƣợc kịch bản của BĐKH.
Những tính tốn này càng chính xác bao nhiêu thì cơng tác ứng phó với BĐKH (nhằm
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH) càng hiệu quả bấy nhiêu.
Vì vậy, nghiên cứu triển khai về BĐKH cần phải đặt dƣới sự liên kết của nhiều
ngành khoa học khác nhau. Việc nghiên cứu BĐKH có thể đƣợc chia thành 3 nhóm
nhiệm vụ lớn: (i) Bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý của sự BĐKH; (ii) Đánh giá
tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải
pháp, chiến lƣợc và kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Xét
trên quy mơ toàn cầu, về logic, việc nghiên cứu BĐKH cần phải đƣợc thực hiện một
cách tuần tự theo các bƣớc trên (Trƣơng Quang Học, 2007, 2011a).
Ở quy mô đề tài này cần xem xét, nghiên cứu đến các lĩnh vực mà đã và đang
chịu tác động của BĐKH đó là về nông nghiệp, lâm nghiệp, sức khỏe, tự nhiên, xã hội,
thể chế, chính sách và các mặt của đời sống. Ngồi ra khi nghiên cứu cho xã Y Can
không chỉ nghiên cứu ở quy mô trong xã mà xem xét đến các cấp cao hơn nhƣ cấp
huyện và cấp tỉnh.
1.1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu
Khung lý thuyết là mô tả những vấn đề chính đƣợc nghiên cứu trong luận văn,
sơ đồ hóa các vấn đề nghiên cứu (hình 1.2).


(Nguồn: Lương Ngọc Cương, 2014)
Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu này đánh giá chủ yếu tác động của BĐKH và năng lực của cộng
đồng trong ứng phó BĐKH. Đánh giá giá tác động của BĐKH trong quá khứ, hiện tại
và tƣơng lai. Đánh giá các lĩnh vực chính mà BĐKH tác động đến, các khu vực bị tác
động nhƣ thế nào. Đánh giá năng lực cộng đồng bao gồm đánh giá 6 nguồn lực cộng
đồng, cơ cấu tổ chức, thể chế chính sách, kiến thức bản địa, Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội 5 năm (2015-2020), các hỗ trợ từ bên ngồi. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng

phó với BĐKH cho địa phƣơng.
Trong các đánh giá này áp dụng đồng thời hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận
từ dƣới lên và từ trên xuống. Cách tiếp cận từ trên xuống là sử dụng các kết quả
nghiên cứu, các phƣơng pháp của các nhà khoa học, các số liệu quan trắc và các kịch
bản BĐKH. Cách tiếp cận từ dƣới lên chủ yếu sử dụng các công cụ PRA để thu thập
thông tin cả định lƣợng và tính từ ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng.


1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
BĐKH đã đƣợc nhà khoa học Arrhenius ngƣời Thụy Điển, đề cập đến lần đầu
tiên vào năm 1896. Ông cho rằng sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến khả
năng cao hiện tƣợng nóng lên tồn cầu. Đến cuối thập niên 1980, khi nhiệt độ bắt đầu
tăng lên, các nghiên cứu về hiện tƣợng nóng lên tồn cầu đƣợc các nhà khoa học bắt
đầu quan tâm nhiều hơn. Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đƣợc ra đời do Tổ
chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) cùng với Chƣơng trình Mơi trƣờng Liên hiệp quốc
(UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật
và KT - XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra”. Kể từ đó
đến nay nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh
giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại quốc gia đƣợc
dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam.
Sự ra đời của IPCC vào thập kỷ 1980 đã đánh dấu bƣớc quan trọng về nhận
thức và hành động của toàn thế giới trƣớc thảm họa BĐKH toàn cầu. Là một tổ chức
tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ nhiều các nhà khoa học từ nhiều các quốc gia trên thế giới,
IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt
độ bề mặt trái đất, sự tăng lên của mực nƣớc biển, cùng với những biến đổi về thời tiết,
thủy văn, hải dƣơng...), từ tác động của nó đối với tự nhiên, mơi trƣờng, các đối tƣợng
KT – XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lƣợc ứng phó tồn cầu. Các
báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng
đỉnh của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên

nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 18)… Qua các báo cáo của IPCC, từ
cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu thế chung là nhiệt độ trung bình
tồn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ khơng khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX
đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ
90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2001).
BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh
tế, xã hội của nhân loại. Việc bỏ tiền ra chi phí cho việc khơi phục thiệt hại sau những
thiên tai đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc gia. Theo Nicolas Stem - chuyên gia
kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB), thì trong vịng 10 năm tới, chi phí


thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ƣớc tính khoảng 7.000 tỉ USD; nếu chúng
ta


khơng làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5 - 20% tổng sản
phẩm nội địa (GDP), cịn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định KNK ở
mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ cịn khoảng 1% GDP (Nicholas Stern,
2007).
Trong phạm vi các nƣớc Đông Nam Á, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
đƣợc cơng bố. Năm 2010, Phan Văn Tân và một số tác giả đã nghiên cứu xu thế giáng
thủy ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và nam Thái
Bình Dƣơng. Kết quả cho thấy số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2mm trở lên) nhìn
chung giảm đáng kể ở khu vực Đông Nam Á. Phân tích số liệu giáng thủy ngày ở các
nƣớc khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ 1950 đến 2000, đã chỉ ra rằng số ngày ẩm
ƣớt (ngày có giáng thủy trên 1mm) có xu thế giảm ở hầu hết các nƣớc này, trong khi
đó cƣờng độ giáng thủy trung bình của những ngày ẩm ƣớt lại có xu thế tăng lên. Số
ngày khơ liên tiếp cực đại năm có xu thế giảm ở những khu vực bị ảnh hƣởng bởi
giáng thủy trong thời kỳ gió mùa mùa đơng. Sự giảm hiện tƣợng mƣa trong thời kỳ
mùa khô cũng đƣợc tìm thấy ở Myanma.

Một nghiên cứu của Badjeck và cộng sự năm 2010 ở Bangladesh về tác động
của những dao động và thay đổi khí hậu đến sinh kế dựa vào thủy sản cho biết, sự ấm
lên toàn cầu ảnh hƣởng tiêu cực đến an ninh lƣơng thực, đe dọa sinh kế của 36 triệu
ngƣ dân và ảnh hƣởng đến gần 1,5 tỷ ngƣời tiêu dùng thủy sản trên thế giới. Và để
ứng phó với BĐKH thì cần chú ý: (i) cung cấp trƣớc thông tin dự báo về BĐKH hỗ trợ
cho lập kế hoạch ứng phó; (ii) cần cơng nhận và tận dụng các cơ hội có lợi từ BĐKH
đối với ngành thủy sản, (iii) các chiến lƣợc thích ứng với BĐKH cần đƣợc thiết kế trên
quan điểm đa ngành, liên ngành, và (iv) phải ghi nhận những đóng góp tiềm năng của
thủy sản trong các nỗ lực giảm nhẹ (Badjeck et al., 2010).
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH, đánh giá tác
động của thiên tai. Với vùng miền núi Tây bắc nƣớc ta cũng đã có các nghiên cứu cụ
thể trong Báo cáo “Phát triển bền vững miền núi Việt Nam – mƣời năm nhìn lại và các
vấn đề đặt ra” của Trung Tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng – Đại học quốc gia
Hà nội. Các nghiên cứu trong báo cáo này nói về phát triển miền núi Việt Nam, các
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trƣờng; phát triển kinh tế, xã hội miền núi 10


năm qua và các vấn đề đặt ra; môi trƣờng miền núi Việt Nam 10 năm qua: Văn hóa các
dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam. Các lĩnh vực cụ thể nhƣ: dân số, phát triển


nông lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và đơ thị hóa, thƣơng mại và
thị trƣờng miền núi, chính sách đầu từ và phát triển miền núi, các thành phần kinh tế,
định canh định cƣ, xóa đói giảm nghèo, an ninh lƣơng thực, y tế, giáo dục, giới, văn
hóa các dân tộc và các vấn đề mơi trƣờng, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản
lý rừng cộng đồng.
Ngày 02/12/2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ –
TTg phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) với
mục tiêu chiến lƣợc của Chƣơng trình là nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH

của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất
nƣớc, ổn định cuộc sống của nhân dân. Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng
dụng đã đƣợc triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề
BĐKH cũng đã đƣợc thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và
tác động của nó. Nhiều dự án do nƣớc ngồi tài trợ đã đƣợc triển khai nhằm đánh giá
tác động của BĐKH và năng cƣờng năng lực, tăng cƣờng khả năng chống chịu của
cộng đồng trƣớc những tác động của BĐKH. Một số đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá
BĐKH và tác động của nó cũng đã đƣợc thực hiện dựa trên các nguồn kinh phí của
nhà nƣớc và địa phƣơng. Đặc biệt, trong khn khổ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia
ứng phó với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang đƣợc triển khai. Những hoạt
động trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao nhận thức của
cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam.
Năm 2010, Phan Văn Tân và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động
của biến đổi khí hậu tồn cầu đến các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt
Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lƣợc ứng phó” và có các kết quả: 1) Đánh
giá đƣợc mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực
đoan ở Việt Nam và tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đến sự biến đổi đó trong
gần nửa thế kỷ qua; 2) Đã lựa chọn và ứng dụng các mơ hình thống kê thích hợp vào
dự báo mùa một số yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan và thử nghiệm, đánh giá khả
năng áp dụng cho Việt Nam; 3) Đã lựa chọn và thử nghiệm ứng dụng các mơ hình khí
hậu khu vực thích hợp có khả năng mơ phỏng các trƣờng khí hậu cơ bản và các yếu tố,
hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam; 4) Đã thử nghiệm ứng dụng các mơ hình khí
hậu tồn cầu kết hợp khí quyển – đại dƣơng và các mơ hình khu vực để dự báo mùa và
xây dựng qui trình dự báo mùa các trƣờng khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan


ở Việt Nam; 5) Đã dự tính đƣợc sự biến đổi của các điều kiện khí hậu cực đoan trong
tƣơng lai ở Việt Nam bằng các mơ hình khí hậu khu vực dựa theo các kịch bản biến
đổi khí hậu; và 6) Đã đề xuất đƣợc một số giải pháp chiến lƣợc ứng phó với các hiện
tƣợng khí hậu cực đoan cho một số lĩnh vực và vùng địa lí trên lãnh thổ Việt Nam

(Phan Văn Tân, 2010).
Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Mơi trƣờng (IMHEN) đã thực hiện rất
nhiều các cơng trình, dự án liên quan đến BĐKH, nhƣ: Dự án “UNDP/UNITAR/GEF
- CC: TRAIN (giai đoạn 1)” (1994-1996) với mục tiêu là giúp các nƣớc xây dựng
chính sách về BĐKH để thực hiện UNFCCC; Dự án “Chiến lƣợc giảm nhẹ khí nhà
kính với chi phí thấp nhất ở châu Á” (ALGAS) (1995-1997); Dự án “Kinh tế trong hạn
chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phƣơng pháp luận cho việc đánh giá giảm
nhẹ BĐKH” 1999. Năm 2011 đƣợc sự tài trợ của Chƣơng trình phát triển liên Hợp
Quốc (UNDP), Viện đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng tài liệu hƣớng dẫn “Đánh giá
tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng”. Ngoài ra Viện đƣợc Bộ TN
& MT giao cho nhiều nhiệm vụ về nghiên cứu có liên quan đến BĐKH, Viện đƣợc
giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam (2009) và kịch bản cập nhật
(2012).
Các tổ chức phi chính phủ Quốc tế và trong nƣớc cũng đã có nhiều nghiên cứu
về BĐKH, đặc biệt là có nhiều các nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH. Trong
các nghiên cứu về BĐKH chủ yếu cho các vùng ven biển nhằm đánh giá tác động của
nƣớc biển dâng, sự xâm nhập mặn. Các nghiên cứu tác động của BĐKH cho các lĩnh
vực cũng đƣợc tiến hành trong đó lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nƣớc
là đƣợc nghiên cứu nhiều, trong đó lĩnh vực về sinh kế của ngƣời dân đƣợc tập trung
nghiên cứu. Các tổ chức có nhiều nghiên cứu về BĐKH đó là CARE, Oxfam, Plan
quốc tế, Tầm nhìn thế giới, Live and Learn, Trung Tâm bảo tồn sinh vật biển và phát
triển cộng đồng (MCD), Trung tâm phát triển cộng đồng nông thôn bền vững (SRD).
Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng
đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lƣơng thực và thu nhập của
ngƣời dân, nƣớc sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy ngƣời nghèo và
ngƣời dân vùng ven biển bị ảnh hƣởng nhiều nhất. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy
rằng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới


sản xuất nơng nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hƣởng

(Morten Fauerby Thomsen, 2010, CARE International).


×