ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
––––––––––––
TRẦN THỊ HÒA
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP MƠ HÌNH
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
––––––––––––
TRẦN THỊ HÒA
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP MƠ HÌNH
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn An Thịnh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ Biến đổi khí hậu, tơi xin cảm ơn chân
thành tới Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ bao gồm Chủ tịch Hội đồng, các Thành viên
tham gia Hội đồng đã có những góp ý rất sát thực về mặt khoa học để tơi có cơ hội chỉnh
sửa và hồn thiện luận văn của mình hơn.
Tơi biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn An Thịnh, thầy giáo đã hướng dẫn nhiệt tình, chu
đáo, động viên và khuyến khích tơi hồn thành tốt luận văn.
Tôi cảm ơn Khoa Sau đại học, đơn vị đào tạo chương trình thạc sỹ chuyên ngành
Biến đổi khí hậu cùng tồn thể các Thầy, Cơ đã tham gia giảng dạy và truyền đạt kiến thức
khoa học, làm nền tảng cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi biết ơn sự ủng hộ nhiệt tình đặc biệt của gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo điều kiện tốt nhất có thể trong q trình học tập và rèn luyện khi tham gia khóa học
này.
Hà Nội, ngày
tháng 8 năm 2014
TRẦN THỊ HÒA
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP XÁC
LẬP CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN.....................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................5
1.1 1. Các cơng trình nghiên cứu quy hoạch lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu 5
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu xác lập mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu.........6
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP XÁC LẬP
CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO MỘT LÃNH
THỔ VEN BIỂN CẤP HUYỆN....................................................................................9
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép.........9
1.2.2. Mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng đồng...................................... 15
1.2.3. Nội dung lồng ghép xác lập mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng
đồng trong quy hoạch sử dụng đất cho một lãnh thổ ven biển cấp huyện..............22
1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN................25
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................25
1.3.2. Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài........................................................................ 26
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN TIỀN HẢI..........................................28
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TIỀN HẢI.....................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 28
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................................29
2.1.3. Thực trạng kinh tế xã hội............................................................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
HUYỆN TIỀN HẢI..................................................................................................... 34
2.2.1. Thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010..............................................34
2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất huyện Tiền Hải đến 2020.........................................41
i
2.3. ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI
HUYỆN TIỀN HẢI..................................................................................................... 52
2.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng............................................... 52
2.3.2. Biểu hiện và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu những năm gần đây..............55
2.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI.........................................58
2.4.1. Phân tích hiệu quả của sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.........................58
2.4.2. Dự tính các tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng đất và quy hoạch sử
dụng đất.................................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CÁC MƠ HÌNH HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN TIỀN HẢI.............................................................................63
3.1. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ HUYỆN TIỀN HẢI THEO SỬ
DỤNG ĐẤT VÀ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.......................................63
3.1.1. Phân vùng chức năng..................................................................................... 63
3.1.2. Phân tích SWOT cho các phân vùng chức năng............................................65
3.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CÁC MƠ HÌNH SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP CẤP CỘNG ĐỒNG HIỆN CĨ TẠI HUYỆN TIỀN HẢI.............69
3.2.1. Phân nhóm các mơ hình sản xuất hiện trạng................................................. 69
3.2.2. Phân tích khả năng thích ứng của các mơ hình sản xuất cấp cộng đồng đối
với biến đổi khí hậu..................................................................................................77
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP CÁC MƠ HÌNH THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI ĐẾN NĂM 2020...............................................................81
3.3.1. Các căn cứ đề xuất..........................................................................................81
3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian định hướng sử dụng đất lồng ghép thích ứng
với biến đổi khí hậu..................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................95
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 99
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2010........................35
Bảng 2.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010..................38
Bảng 2.3. Biến động các loại đất huyện Tiền Hải giai đoạn 2000 - 2010...............39
Bảng 2.4. Dự kiến cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp đến năm 2020........................46
Bảng 2.5. Diện tích đất ở đến năm 2020 (ha)..........................................................49
Bảng 2.6. Dự kiến cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 (ha)..........50
Bảng 2.7. Diện tích đất mặt nước ven biển đến năm 2020 (ha)..............................52
Bảng 2.8. Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2020 (ha).......................................52
Bảng 2.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm)..........................55
Bảng 2.10. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm).............55
Bảng 2.11. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)........................55
Bảng 2.12. Thống kê các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiệntại tỉnh Thái Bình.....58
Bảng 2.13. Thống kê các tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng tài nguyên đất
tại huyện Tiền Hải.....................................................................................................62
Bảng 3. 1. Khung phân tích SWOT cho các tiểu vùng chức năng huyện Tiền Hải 66
Bảng 3.2. Tổng hợp các mơ hình hiện trạng tại huyện Tiền Hải và những thách thức
do biến đổi khí hậu và nước biển dâng....................................................................75
Bảng 3.3. Các ý kiến của cộng đồng địa phương về thích ứng với BĐKH............78
Bảng 3.4. Các ý kiến của cộng đồng địa phương về khả năng thích ứng của các mơ
hình sản xuất hiện trạng...........................................................................................80
Bảng 3.5. Định hướng quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu...89
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Nội dung và các bước lồng ghép xác lập mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu cấp
cộng đồng trong quy hoạch sử dụng đất cho một lãnh thổ ven biển cấp huyện...................24
Hình 1.2. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình...............27
Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Tiền Hải năm 2010...............................................35
Hình 2.2. Dự kiến cơ cấu sử dụng đất huyện Tiền Hải đến năm 2020...........................46
Hình 2.3. Kịch bản về BĐKH cho tỉnh Thái Bình mùa xuân.........................................53
Hình 2.4 Kịch bản về BĐKH cho tỉnh Thái Bình mùa hè.............................................54
Hình 2.5 . Kịch bản về BĐKH cho tỉnh Thái Bình mùa thu..........................................54
Hình 2.6. Kịch bản về BĐKH cho tỉnh Thái Bình mùa đơng.........................................54
Hình 2.7. Kịch bản về lượng mưa tại tỉnh Thái Bình.....................................................54
Hình 2.8. Diễn biến nhiệt độ tháng I và tháng VII ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 1960 - 2010...56
Hình 2.9. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 1960 – 2010.........56
Hình 2.10. Diễn biến tổng lượng mưa năm ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 1960 – 2010 .57 Hình
3.1. Bản đồ phân vùng chức năng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình..............................Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.2. Bản đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.............................................................................................91
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến đời sống,
sản xuất và mơi trường trên tồn thế giới. Nhiệt độ tăng, nước biển dâng gây ngập lụt, gây
nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và
các hệ thống kinh tế xã hội. Trong bản báo cáo công bố ngày 26/09/2012 tại New York, Tổ
chức Nhân đạo Quốc tế (DARA) và Diễn đàn tổn thương vì Biến đổi khí hậu (CVF) - mà
Việt Nam là một thành viên đã nhận định: “biến đổi khí hậu đang làm cho sản lượng kinh
tế thế giới mất đi 1,6% mỗi năm; nếu khơng nhanh chóng có biện pháp khắc phục, tổn thất
sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới đây”. Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến
đổi khí hậu tồn cầu, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Trong tiến
trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia, Việt Nam cũng đang nỗ lực giảm
nhẹ các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cũng như tìm các biện pháp phù hợp trong các
lĩnh vực khác nhau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây cũng là vấn đề then chốt trong
kế hoạch hành động, chiến lược và các chương trình nghị sự quốc gia.
Tiền Hải là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, được hình thành cách
đây khoảng 180 năm; một địa bàn chiến lược có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, an
ninh, quốc phòng ở vùng duyên hải Bắc Bộ nước ta. Trong chiến lược phát triển kinh tế của
tỉnh, Tiền Hải nằm trong vùng trọng điểm kinh tế có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có quỹ đất
để phát triển sản xuất và mở rộng đơ thị, có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đầu tư phát triển
dịch vụ, du lịch, có tiềm năng khí đốt khai thác tại chỗ với sản lượng lớn (mỏ khí với trữ
lượng ước tính khoảng 60 tỷ m 3). Thống kê tỉnh Thái Bình năm 2010, tổng doanh thu dịch
vụ du lịch của riêng huyện Tiền Hải đạt 18 tỷ đồng, tăng bình quân 28,6%/năm trong giai
đoạn 2006-2010.
Với thực trạng phát triển kinh tế xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát
triển trong tương lai thì nhu cầu về sử dụng đất sẽ ngày càng tăng, trong khi quỹ đất sản
xuất của huyện lại có hạn (theo số liệu hiện trạng năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên là
22.604,47 ha, tổng diện tích đất nơng nghiệp là 14.899,03ha). Thiên tai và biến đổi khí hậu
đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sinh hoạt và sản xuất của cư dân trong
huyện và dự kiến cả trong tương lai lâu dài. Quy hoạch sử dụng
1
đất đến năm 2020 của huyện Tiền Hải đã được xây dựng, tuy nhiên, vấn đề phòng tránh
thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu chưa được quan tâm trong bản quy hoạch này. Do đó,
nghiên cứu và đánh giá đúng về thực trạng sử dụng, quản lý tài nguyên đất trong định hướng
quy hoạch sử dụng đất của huyện với mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững hiện nay là cần thiết khách quan, từ đó cung cấp cơ sở để đề
xuất định hướng và các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, đề tài luận văn “Nghiên cứu, đề xuất
giải pháp lồng ghép xác lập mơ hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng
trong định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” đã được
lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu
Đề tài đặt ra mục tiêu là “Xác lập các luận cứ khoa học về thực trạng sử dụng
đất, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp định hướng lồng
ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất tại huyện Tiền Hải”.
b) Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu sau cần được giải quyết:
- Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về tình hình sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất tại huyện
Tiền Hải.
- Điều tra, phân tích khả năng thích ứng của chính quyền địa phương, người dân
và các mơ hình sản xuất điển hình trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép các giải pháp thích ứng và xác lập mơ hình thích ứng với biến đổi
khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng quy hoạch sử dụng đất tại huyện Tiền Hải.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính của huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình, bao gồm 01 thị trấn và 34 xã.
b) Phạm vi khoa học
Nghiên cứu định hướng lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử
dụng đất là một hướng có nội hàm khoa học rất rộng. Do đó, trong phạm vi đề tài, các nội
dung được giới hạn nghiên cứu như sau:
- Phân tích thực trạng sử dụng các nhóm đất nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, đất
chưa sử dụng, trong đó chú trọng nhiều đến đất nơng nghiệp - nhóm đất sẽ bị tác động
rõ rệt nhất bởi biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Điều tra, phân tích đặc trưng về tính thích ứng của một số mơ hình sản xuất
nơng lâm nghiệp điển hình tại huyện Tiền Hải.
- Đề xuất lồng ghép các giải pháp thích ứng và xác lập một số mơ hình điển
hình thích ứng với biến đổi khí hậu trong định hướng sử dụng đất của huyện Tiền Hải
đến năm 2020.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
a) Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học cho việc ứng phó với biến đổi khí
hậu tại địa phương mà huyện Tiền Hải là địa điểm được lựa chọn nghiên cứu. Kết quả này
góp phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và khả
năng thích ứng của cộng đồng địa phương.
b) Về mặt thực tiễn
Đề tài là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong việc hoạch định các
chính sách phát triển kinh tế xã hội, lập quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển bền vững và
thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động mạnh mẽ
tới Việt Nam.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu lồng ghép xác lập các
giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Chương 2. Phân tích hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu tại huyện Tiền Hải.
- Chương 3. Phân tích khả năng thích ứng của các mơ hình hiện trạng và đề
xuất giải pháp quy hoạch lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Tiền Hải.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LỒNG GHÉP XÁC LẬP CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu quy hoạch lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu
Thích ứng biến đổi khí hậu được Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
(IPCC, 2007) đề cập tới như là “...hành động bảo vệ sinh kế và đời sống, duy trì sức khỏe
cộng đồng, duy trì nền kinh tế và các nguồn lực, ngăn chặn suy thối mơi trường”. Những
năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học trên thế giới quan tâm tới vấn đề này,
đặc biệt chú trọng tới lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch - một giải pháp
định hướng không gian trong giảm thiểu tác hại của biến
đổi khí hậu tới sản xuất, cơ sở hạ
tầng,... Năm 2010, Kithiia và Dowling đã thực hiện một nghiên cứu quy hoạch đơ thị lồng
ghép thích ứng biến đổi khí hậu tại Kenya. Năm 2012, Ko và Chang nghiên cứu phát triển
mơ hình MOPSD lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch khơng gian phục vụ
ra quyết định phát triển bền vững vùng ven biển. Năm 2013, Celliers và cộng sự đã
nghiên cứu lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong kế hoạch quốc gia về phát triển vùng
ven biển. Năm 2014, Rivera và Wamsler đã nghiên cứu quy hoạch đô thị lồng ghép giảm
thiểu rủi ro do thiên tai phục vụ ra chính sách và điều chỉnh quy hoạch tại Nicaragua.
Tại Việt Nam, các hành động thích ứng được thực hiện với giải pháp về cơng
nghệ, hành vi, quản lý, chính sách. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu xác định:
“... xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu là vấn đề trọng tâm
nhất”. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu cũng xác định
một trong những nội dung quan trọng là “... xây dựng kế hoạch hành động có tính khả
thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn”.
Trong chương trình, tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến
đổi khí hậu được đề cập tới trong nhiệm vụ 6, bao gồm: điều chỉnh, lồng ghép vấn đề
biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; rà soát, điều chỉnh các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các bộ, ngành, địa phương trên
cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng; lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế cơng trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản biến đổi
khí hậu.
Tuy nhiên, do quy hoạch lồng ghép là một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, nên
trong thực tiễn triển khai nghiên cứu, vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Một số tài
liệu xuất bản tại Việt Nam đã đề cập tới quy hoạch lồng ghép: lồng ghép các yếu tố mơi
trường và biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất (Trương Quang Học và cộng sự,
2009); lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh,
các ngành tại tỉnh An Giang (Trung tâm ứng phó thiên tai Châu Á, 2010); lồng ghép giảm
nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lập kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội cấp xã hàng năm tại tỉnh Quảng Trị và Nghệ An (OXFAM Hồng Kông, 2011); lồng
ghép biến đổi khí hậu vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án, đề án phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 20112015 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011), các vấn đề khoa học và thực tiễn
trong định hướng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép (Trường Đại học Thủy
lợi), sự cần thiết đưa yếu tố mơi trường vào quy trình quy hoạch sử dụng đất đai (Nguyễn
Thị Vòng và cộng sự, 2010), đặc trưng của một số yếu tố bảo vệ môi trường trong định
hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn (Vũ Sỹ Kiên và Nguyễn Thị Vịng, 2012).
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu xác lập mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu
Một hướng nghiên cứu được đề cập nhiều trong thời gian gần đây là xác lập và phát
triển các mơ hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem-based
Adaptation - EbA). Hướng này tích hợp q trình sử dụng đa dạng sinh học và các dịch vụ
của hệ sinh thái thành một chiến lược tổng thể giúp cho người dân thích ứng với những tác
động bất lợi của biến đổi khí hậu. Q trình này bao gồm quản lý bền vững, bảo tồn và phục
hồi các hệ sinh thái nhằm cung cấp đầy đủ dịch vụ giúp con người thích ứng tốt với những
thay đổi khí hậu hiện thời và q trình biến đổi khí hậu trong tương lai. Các mơ hình thích
ứng dựa trên hệ sinh thái góp phần giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương cũng như tăng khả
năng phục hồi sau khi bị tác động bởi biến đổi khí hậu, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp lợi ích
cho xã hội và mơi trường.
Dựa trên hệ sinh thái, tính thích ứng thường hiệu quả hơn phương thức vật lý kỹ thuật với
giá thành thường thấp và tính thích ứng được duy trì lâu dài.
Một số mơ hình điển hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái trên thế
giới đã được ứng dụng và thu được hiệu quả cao. Tengo và Belfrage (2004) đã nghiên cứu
sự hình thành mạng lưới liên kết các hộ nông dân nhỏ tại Roslagen (Thụy Điển) nhằm duy
trì sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại thích ứng với thay đổi khí hậu tích hợp
điều chỉnh hệ sinh thái nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh học của khu vực. Năm 2007,
chương trình hành động Quốc gia thích ứng với Biến đổi Khí hậu của Ethiopia (NAPA) đã
ứng dụng công cụ CRISTAL (Công cụ kiểm sốt rủi ro, thích ứng và sinh kế dựa vào cộng
đồng) nhằm đánh giá các tiêu chí đánh giá về khả năng nghèo đói và khí hậu của cộng đồng
nhằm cải thiện và nâng cao hiệu lực của quản lý tài nguyên trong thực tiễn cũng như sử
dụng hợp lý khu vực đất ngập nước. Năm 2008, trong chương trình nâng cao và đa dạng
hóa tính bền vững, Cattermoul đã xây dựng những mơ hình sinh kế giảm sự phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên trong thời kỳ ngắn hạn dựa trên nguyện vọng và năng lực của cộng đồng
địa phương. Pérez (2010) đã xác lập mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh
thái núi cao ở Columbia theo các tiêu chí: (i) Phục hồi hệ sinh thái núi cao dựa trên sự trợ
giúp của địa phương,
(ii) Tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và hướng tới
duy trì cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái, (iii) Cải thiện hoạt động sản xuất nông
nghiệp nhằm giảm sự phụ thuộc và tính dễ tổn thương của hệ sinh thái thông qua hệ
thống canh tác của nông dân địa phương, (iv) Đánh giá và mơ hình hóa thơng tin về
khí tượng - thủy văn và mơi trường nhằm theo dõi và quản lý tính thích ứng của biến
đổi khí hậu. Chính q trình xác lập mơ hình phục hồi sinh thái núi cao cho khu vực
dãy Andes đã tạo điều kiện cho sự hình thành Chính sách Quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu của Colombia cũng như tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tiếp cận
với hệ thống cảnh báo sớm thiên tai tại khu vực.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu đã được ứng dụng
phổ biến trong những năm gần đây. Khởi đầu là các thể chế chính sách của Nhà nước liên
quan tới phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Năm 1998, Việt Nam tham gia ký Nghị
định thư Kyoto và từ đó tới nay đã tổ chức kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto giai
đoạn 2007-2010 (Quyết định số 47/2007/TTg của Thủ tướng Chính
phủ, năm 2007). Việt Nam cũng đã Công bố Chiến lược Quốc gia về phịng chống, thích
nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007). Ngày 2/12/2008, Chính phủ đã cơng
bố Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu theo Quyết định số
158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó cho tới nay, rất nhiều mơ hình thích
ứng với biến đổi khí hậu đã được lựa chọn và áp dụng.
Trong nông nghiệp, mô hình hệ thống thâm canh lúa cải tiến (System of Rice
Intensification - SRI) thử nghiệm cho 6 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh đã cho thấy rất nhiều hiệu quả: (i) giải quyết tình trạng
lạm dụng phân đạm làm giảm khả năng chống chịu của cây lúa, từ đó dễ bị sâu bệnh tấn
công và ảnh hưởng tới chất lượng đất khi lượng phân dư thừa; (ii) sử
dụng quá nhiều
thuốc bảo vệ thực vật làm tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh;
(iii) đáp ứng được tình hình diễn biễn phức tạp của biến đổi khí hậu như các hiện
tượng bão lũ, hạn hán xảy ra ngày càng thường xuyên với cường độ lớn, gây ra nhiều
thiệt hại cho mùa màng; (iv) giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn nước cho sinh hoạt và
sản xuất. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa việc triển khai cùng lúc nhiều kỹ thuật khác nhau
tại cùng thời điểm cũng như chưa có chiến lược cải tạo đất cụ thể khiến cho phương
pháp vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả của dự án.
Một dạng mơ hình truyền thống và phổ biến ở vùng nơng thơn Việt Nam là mơ hình
Vườn - Ao - Chuồng (VAC) cũng được đánh giá là có khả năng thích ứng tốt với biến đổi
khí hậu. Mơ hình này được coi là một mơ hình kinh tế sinh thái có tính ưu việt về khả năng
tự cung tự cấp hiệu quả, khả năng chống chịu và phục hồi nhanh trước những tác động của
biến đổi khí hậu. Mơ hình VAC được Hội Người Làm Vườn Việt Nam khởi xướng từ những
năm 1986 và cho đến nay vẫn đang được nhiều tổ chức, cá nhân áp dụng. Về cơ bản mơ
hình bao gồm 3 yếu tố là vườn (V), ao (A), chuồng (C). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và
nhu cầu của từng địa phương, những biến thể của mô hình đã được sáng tạo và áp dụng vào
thực tiễn như mơ hình VACR (Vườn - Ao - Chuồng - Rừng), VACB (Vườn - Ao - Chuồng Biogas), hoặc mô hình trồng trọt kết hợp thủy sản như Lúa - Cá, Lúa - Tơm. Bên cạnh đó,
mơ hình Làng Sinh thái do Viện Kinh tế Sinh thái nghiên cứu và triển khai từ những năm
1990 cũng là một dạng mô hình VAC, góp phần phần giải quyết những u cầu cần thiết cho
phát triển bền vững tại các khu vực sinh thái nhạy cảm thông qua việc kết hợp các thành
phần trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các yếu tố khác. Tuy nhiên, cần sự tiếp cận phù hợp với
trình độ và kiến thức bản địa của người dân sao cho phù hợp với thực tiễn và hiệu quả cao
nhất cho mơ hình.
Đối với khu vực trũng thấp, một số nghiên cứu của Lê Văn Thăng và cộng sự (2011)
tại Thừa Thiên Huế đã định hướng xây dựng một số mơ hình thích ứng có hiệu quả dựa trên
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương bao gồm: (i) mơ hình trồng rau tại khu vực
ít mưa theo kiểu “vườn treo” tránh được ngập úng vào mùa mưa;
(ii) mơ hình thủy sản quảng canh cải tiến ven phá Tam Giang như: “nuôi tôm sú kết hợp
với cá kình” tại xã Quảng Thành và mơ hình “ni tơm sú kết hợp với cá dìa và cua” tại xã
Hương Phong,... đã đối phó được với hiện tượng mưa lũ bất thường cũng như đối tượng
nuôi đã cải tạo và khắc phục hậu quả môi trường, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, với 28/63 tỉnh thuộc vùng ven biển, có hệ
thống sơng ngịi dày đặc,có lịch sử lâu đời về đối phó với thời tiết khắc nghiệt,... Khu vực
ven biển không chỉ cung cấp điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, đây còn là nơi
dự trữ sinh quyển với sự đa dạng sinh học rất cao như các khu rừng ngập mặn. Đồng thời
đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên nhiên và hoạt động phát triển
kinh tế xã hội gây ô nhiễm do con người. Bởi vậy, nghiên cứu và đề xuất các mơ hình sản
xuất thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển trong định hướng quy hoạch sử dụng
đất là thực sự rất cần thiết nhằm định hướng phát triển cho khu vực một cách bền vững.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP XÁC
LẬP CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO MỘT
LÃNH THỔ VEN BIỂN CẤP HUYỆN
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép
a) Quy hoạch sử dụng đất bền vững
Theo nghĩa chung nhất, quy hoạch sử dụng đất bền vững là quy hoạch sử dụng đất
đáp ứng được các tiêu chí của phát triển bền vững, bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, văn
hóa và quản trị (Nguyễn An Thịnh, 2014). Theo Dent (1988, 1993), quy hoạch sử dụng đất
là phương tiện giúp cho nhà quản lý quyết định cách thức sử dụng đất đai thơng qua đánh
giá có hệ thống cho lựa chọn mơ hình sử dụng đất đai, mà
trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên
chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai. Một định nghĩa khác của Fresco và cộng
sự (1992), quy hoạch sử dụng đất là một hình thức của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy
việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội
về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác. Theo Mohammed (1999), quy hoạch
sử dụng đất chú trọng tới tiến trình xây dựng quyết định cấp cao.
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm, quy hoạch
sử dụng đất được quan niệm: "...là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa
đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái
có lợi bền vững nhất” (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì
chức năng của Quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất
đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng
đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến
nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và
những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu
tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công.
Trong quy hoạch sử dụng đất, đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công
cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO,
1976), hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của
đất đai (Van Diepen và cộng sự, 1988). Theo hướng này, quy hoạch sử dụng có thể được
hiểu: “...là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng
đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử
dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa
vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của
con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai”.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên đất đai ngày càng trở nên hạn hẹp thì lựa chọn phát
triển bền vững đã trở thành mục tiêu cấp thiết cho công tác quy hoạch sử dụng đất ở tất cả
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Châu Âu là khu vực đi đầu trong xây dựng các nguyên lý về quy hoạch sử dụng đất
bền vững và phát triển các nghiên cứu ứng dụng theo hướng này. Lier và cộng sự
(1994) công bố ấn phẩm về quy hoạch sử dụng đất bền vững, trong đó trình bày những lý
luận chung và áp dụng cho một số khu vực cụ thể tại Hà Lan. Herrmann và Osinski (1999)
thực hiện nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai bền vững dựa trên cơng nghệ GIS và mơ
hình hóa, áp dụng điển hình cho khu vực nông thôn Baden-Wuerttemberg thuộc miền nam
nước Đức. Gần đây nhất, Pašakarnis và cộng sự (2010) dựa trên quan điểm phát triển bền
vững đã tiến hành phân tích định hướng phát triển nông thôn và những thách thức đối với
chiến lược sử dụng đất ở khu vực Đông Âu.
Tại khu vực Bắc Mỹ, quy hoạch sử dụng đất gắn liền với phát triển bền vững cũng
được quan tâm trong thời gian gần đây, trong đó chú trọng nhiều tới bảo vệ các
hệ sinh
thái. Ryan và Throgmorton (2003) thực hiện nghiên cứu so sánh thực trạng phát triển đất
đai cho quy hoạch bền vững mạng lưới giao thông giữa thành phố Freiburg của Đức với
thành phố Chula Vista, California của Hoa Kỳ. Fitzsimons và cộng sự (2012) tiến hành đánh
giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển vành đai xanh tại Toronto - thành phố
lớn nhất của Canada..
Tại khu vực Mỹ La-tinh, quy hoạch sử dụng đất bền vững được áp dụng cho cả khu
vực đơ thị hóa cao và các khu vực cảnh quan tự nhiên. Rojas và cộng sự (2012) thực hiện
đánh giá môi trường chiến lược cho cả châu Mỹ La-tinh, sau đó áp dụng cụ thể cho quy
hoạch đơ thị tại vùng đơ thị Concepción của Chile. Trong khoảng thời gian này, Barral và
Oscar (2012) tiến hành một nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên đánh giá
các dịch vụ hệ sinh thái, áp dụng điển hình cho vùng đông nam Pampas của Argentina.
Tại Australia, Pearson và cộng sự (2010) đề xuất một khung kịch bản quy hoạch sử
dụng đất bền vững và áp dụng cho khu vực đô thị thuộc vùng đông nam Queensland,
Australia.
Là khu vực điển hình nhất về các vấn đề nổi cộm liên quan tới quy hoạch sử dụng đất
do tăng trưởng kinh tế nhanh và mật độ dân số cao, quy hoạch sử dụng đất bền vững ở khu
vực châu Á và châu Phi hiện đang rất được chú trọng. Các định hướng quy hoạch chủ yếu
được tiếp cận từ châu Âu. Tại châu Á, Chen và cộng sự (2003) tiến hành đánh giá sử dụng
đất và đề xuất các kịch bản sử dụng đất bền vững cho vùng cao nguyên Loess của Trung
Quốc. Kim và Pauleit (2007) tiến hành đánh giá đa dạng sinh
học và các đặc tính cảnh quan làm căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất tại thành phố
Kwangju, Hàn Quốc. Tại châu Phi, các nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất được thực hiện
với sự hỗ trợ kinh phí và tham gia của các chuyên gia sử dụng đất châu Âu. Agrell và cộng
sự (2004) tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa mục
đích và áp dụng thử nghiệm tại vùng Bungoma của Kenya.
Tóm lại, phát triển bền vững với cách tiếp cận toàn diện được xem là một xu
thế
của thời đại. Do đó, quy hoạch sử dụng đất bền vững được quan tâm rộng rãi trên toàn thế
giới. Mặc dù các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới rất khác nhau về điều kiện lãnh thổ
cũng như động lực phát triển, nhưng quy hoạch sử dụng đất bền vững đã thể hiện được ưu
thế cho tất cả các khu vực này, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ được môi
trường và tránh xung đột xã hội trong sử dụng đất.
Tại Việt Nam, quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững đã được Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX xác định là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi
đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Quan điểm này đã được thể hiện
trong Điều 4 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Cho đến nay, do quan điểm phát triển
bền vững vẫn chưa được triển khai đầy đủ thành các cơ chế chính sách cụ thể về phát triển
bền vững trong thực tế, nên các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và chủ đầu tư đang
rất lúng túng trong việc giải quyết những bức xúc, khiếu kiện của người dân. Cơ chế, chính
sách bồi thường quyền sử dụng đất hiện hành đang có những bất cập lớn trong thực tiễn,
chưa đặt đúng mức các lợi ích về xã hội và môi trường. Sự thiếu hụt các cơ chế, chính sách
phát triển bền vững cịn là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân chia lợi
ích cũng như chia sẻ ơ nhiễm mơi trường của phát triển. Vì vậy, trước mắt cần có những
nghiên cứu chính sách cụ thể hố quan điểm chủ đạo về phát triển bền vững trong quản lý
và sử dụng đất, trong đó có những nguyên tắc và cơ chế bồi thường phù hợp cho người
dân.
Việc quản lý, sử dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ
môi trường, an ninh lương thực. Chiến lược và quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài
hạn; tránh chạy theo mục tiêu phát triển trước mắt nhưng khai thác cạn kiệt tài nguyên đất,
để lại hậu quả xấu về kinh tế, xã hội và môi trường cho các thế hệ mai sau phải gánh chịu.
Chính sách, pháp luật đất đai phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo dân chủ, bình
đẳng và cơng bằng xã hội.
b) Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh biến đổi tồn cầu hiện nay, quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích
ứng biến đổi khí hậu là một giải pháp để đạt được phát triển bền vững - cũng là một định
hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững.
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đang thực hiện ba chương trình lớn
mang tính tồn cầu, đó là: Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam được ban hành ngày
17/8/2004, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 được ban
hành ngày 02/12/2008, kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020 được ban hành ngày 29/9/2009. “Đây có thể được xem như ba
chương trình/Kế hoạch quan trọng nhất cho Viêt Nam trong thế kỷ 21 và để thực hiện một
cách hiêu quả trong thực tế, cần phải quán triệt sâu sắc cách tiếp cận lồng ghép/tích hợp”
(Trương Quang Học, 2010).
Giữa biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ biện chứng, có thể
được xác định thơng qua hai khía cạnh sau:
- Biến đổi khí hậu tác động đến các kiểu sử dụng đất, ví dụ nước biển dâng,
hoang mạc hóa, hạn hán, lụt lội, bão, xâm nhập mặn,… ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp tới sử dụng đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nơng nghiệp,... Vì vậy lồng
ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các
tác động của biến đổi khí hậu là cần thiết để đạt được hiệu quả như mong muốn của
một bản quy hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch sử dụng đất bền vững có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến
đổi khí hậu bằng cách nhiều biện pháp: quy hoạch phòng tránh các khu vực có thể xảy
ra thiên tai trong tương lai, quy hoạch giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ như hạn chế
tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và khoanh ni rừng, khuyến khích sản xuất sạch, …
Nghiên cứu việc lồng ghép với biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất cũng
dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc của phát triển bền vững: Nguyên tắc này đã được thông qua tại
“Hội nghị thượng đỉnh về trái đất” tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992, nhấn mạnh
vào cách nhìn lâu dài về xã hội con người và việc con người khai thác sử dụng tài
nguyên đất trên lãnh thổ. Thay thế hoặc điều chỉnh các loại sử dụng đất lạc hậu bằng
các loại sử dụng đất tiên tiến là đảm bảo cho phương án sử dụng đất luôn giữ được trạng
thái cân bằng động với một cơ cấu sử dụng đất hợp lý và bền vững, thích ứng với biến đổi
khí hậu.
- Theo Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc lồng ghép BĐKH vào thực hiện, xây dựng
chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án phát triển ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2015, thì việc lồng ghép BĐKH phải
dựa trên các nguyên tắc: Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững, hệ thống, ngành,
vùng miền góp phần ứng phó và giảm nhẹ thiên tai; Có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; ưu tiên cho các hoạt động đa mục tiêu; Huy động tối đa
và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước cùng tham gia.
Như vậy, việc sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu cần tuân thủ 5
nguyên tắc sau đây:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ).
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền).
- Được xã hội chấp nhận (chấp nhận).
Nếu trong thực tế đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì khả năng bền vững sẽ thành cơng,
cịn nếu chỉ đạt một vài mục tiêu chứ khơng phải tất cả thì khả năng bền vững
chỉ thành
công được ở từng bộ phận.
Như vậy sử dụng bền vững đất đai phải đảm bảo nuôi dưỡng được người sử dụng
đất, phương pháp quản lý đất phải thúc đẩy sự cân bằng giữa việc sử dụng đất và các điều
kiện môi trường, giảm rủi ro sản xuất, các hoạt động sử dụng đất không phương hại cho
việc sử dụng trong tương lai, bảo vệ các tiềm năng và môi trường sống; hệ thống sử dụng
phải tồn tại và phát triển được trong môi trường chung thay đổi. Quản lý sử dụng đất chấp
nhận được về mặt xã hội, phù hợp với lợi ích của các bên tham gia quản lý, lợi ích quốc
gia, cộng đồng và người sử dụng.
Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam đã được pháp lý hoá trong Luật
Đất đai và các văn bản dưới Luật. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất là phân bổ quỹ đất
phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; đồng thời bảo đảm việc
sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Khung pháp lý về quản lý đất đai hiện nay yêu cầu
phải cân nhắc các phương án quy hoạch khác nhau trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế
xã hội và môi trường, cũng như phải thu hút sự tham gia và góp ý của mọi đối tượng chịu
ảnh hưởng trực tiếp ở cấp cơ sở cho từng phương án quy hoạch này. Ví dụ, Thơng tư
30/2004/TT-BTNMT do Bộ Tài ngun và Môi trường ban hành ngày 1/11/2004 quy định
rằng các phương án quy hoạch sử dụng đất phải được đánh giá hiệu quả môi trường.
Lồng ghép các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu đã được đưa vào một số các
chương trình, dự án tại Việt Nam như: Chương trình hợp tác Việt Nam –Thụy Điển về tăng
cường năng lực quản lý đất đai và môi trường ở Bộ TN&MT (chương trình SEMLA), Dự án
“Đói nghèo và Mơi trường – PEP” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ
quan phát triển quốc tế Anh (DFID) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện,…
đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, quá trình lồng ghép thực tế vẫn còn tồn tại
một số các vấn đề bất cập khi triển khai như tham vấn cộng đồng,...
1.2.2. Mơ hình thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng đồng
Thuật ngữ “thích ứng” (adaptation) được hiểu là "sự điều chỉnh trong các hệ
thống tự nhiên hoặc con người nhằm ứng phó với những biến đổi thực tế hoặc dự kiến
của khí hậu hoặc các ảnh hưởng của chúng, để giảm bớt tác hại hoặc khai thác những
cơ hội mang lại lợi ích" (IPCC, 2007). Như vậy, thích ứng là cả một quá trình điều chỉnh
được con người hoạch định, đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều thành phần
và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo từng bước trong một quá trình thống
nhất, được thực hiện lâu dài. Thích ứng cần được thực hiện sao cho hiệu quả nhất và
phù hợp nhất, không gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân cũng như không ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của khu vực.
Thích ứng biến đổi khí hậu phản ánh tất cả những phản ứng đối với biến đổi khí hậu
nhằm làm giảm những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra. Thích ứng biến đổi khí
hậu khơng phải là chấp nhận và chung sống với biến đổi khí hậu mà địi
hỏi về sự nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, nghiên cứu tìm tịi ra các cơng nghệ và
biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh và giảm nhẹ những hậu quả bất lợi của biến đổi khí
hậu ra. Sự thích ứng với khí hậu là một q trình, qua đó con người làm giảm những tác
động bất lợi của khí hậu về sức khỏe và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà mơi
trường khí hậu mang lại (Brurton,1992).
Phạm vi của các hành động thích ứng rất rộng. Thích ứng khơng được hiểu theo một
nghĩa hẹp và có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, thích ứng có thể
gồm các hành động bảo vệ sinh kế và đời sống, duy trì sức khỏe cộng đồng, duy trì nền kinh
tế và các nguồn lực, ngăn chặn suy thối mơi trường. Những hành động thích ứng này có
thể được thực hiện theo biện pháp công nghệ, biện pháp về hành vi, biện pháp về quản lý
hoặc biện pháp về chính sách.
Thích ứng có thể thực hiện ở bất kỳ quy mô nào, theo các chương trình và chiến lược
của các tổ chức quốc tế đối với các hành động được thực hiện bởi các cá nhân và các hộ gia
đình. Các cuộc thảo luận quốc tế thường tập trung vào việc thúc đẩy thích ứng dự phịng "thích ứng thực hiện trước khi xảy ra tác động của biến đổi khí hậu" - hay là thích ứng chủ
động (IPCC, 2007). Điều này nhấn mạnh sự cần thiết để thực hiện các bước điều chỉnh trước
khi có thể xảy ra các tác động của biến đổi khí hậu để cộng đồng và xã hội chủ động chuẩn
bị đối với những thay đổi và làm giảm tác động và gánh nặng chi phí trong tương lai.
IPCC (2007) cũng phân biệt giữa thích ứng dự phịng và thích ứng bị động (tức là điều
chỉnh ứng phó đối với các tác động đã xảy ra). Tuy nhiên, sự phân biệt này có thể khơng rõ
ràng trong thực tế và theo thời gian - bởi các hành động thường theo một số dạng của sự
kiện xảy ra: người ta có thể ứng phó bị động đối với sự thay đổi bằng cách dự kiến thay đổi
lớn hơn trong tương lai. IPCC cũng phân biệt giữa thích ứng tự điều chỉnh và thích ứng có
kế hoạch. Thích ứng tự điều chỉnh khơng chỉ là hoạt động có ý thức hoặc có hiểu biết nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu mà đơn giản là ứng phó với những thay đổi đã xảy ra, thông
thường "được bắt đầu bởi những thay đổi sinh thái trong các hệ thống tự nhiên và bằng sự
thay đổi thị trường hoặc phúc lợi trong hệ thống xã hội lồi người" (IPCC, 2007). Dạng
thích ứng này cũng có thể được gọi là thích ứng tự phát. Thích ứng tự điều chỉnh là loại
thích ứng phổ biến nhất được thực hiện độc lập bởi các cộng đồng địa phương ở Việt Nam
và các khu vực khác.
Thích ứng tự điều chỉnh trái ngược với thích ứng có kế hoạch. Thích ứng có kế hoạch
là "kết quả của một quyết định chính sách thận trọng dựa trên nhận thức rằng các điều kiện
đã thay đổi hoặc sắp thay đổi và hành động đó là cần thiết để quay lại, duy trì, hoặc để đạt
được một trạng thái mong muốn" (IPCC, 2007). Thích ứng có kế hoạch là những gì mà
Chính phủ Việt Nam hướng tới đầu tiên để thực hiện trên phạm vi tồn quốc. Thích ứng loại
này nên bao gồm các hoạt động nhờ đó các tổ chức hướng tới định dạng thích ứng và giảm
thiểu tình trạng dễ bị tổn thương trong tương lai, bằng cách đánh giá sự phân bố của các tác
động khí hậu, khả năng của các cá nhân để ứng phó với biến đổi khí hậu, các phương án
thích ứng và các cách thức để những người tiên phong cung cấp và truy cập vào nguồn lực
bên ngoài để thúc đẩy việc thích ứng (Adger, 2000).
Sự khác biệt giữa hai hình thức thích ứng trên là khơng rõ ràng. Khơng chỉ chính
phủ có thể thực hiện thích ứng có kế hoạch, mà cả cộng đồng cũng thực hiện được, nếu họ
được tiếp cận với thơng tin về rủi ro khí hậu. Các hành động thích ứng được Chính phủ thực
hiện mang lại lợi ích lớn hơn có thể là ví dụ cho thích ứng tự điều chỉnh. Các hoạt động
thích ứng tại Việt Nam do đó có thể là các dự án, chính sách và văn bản pháp luật cụ thể để
giải quyết các rủi ro của biến đổi khí hậu, như trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển,
cũng như các hoạt động truyền bá nhiều hơn nữa để nâng cao các quy chuẩn xây dựng và
thực thi các quy chuẩn đó, đa dạng hóa sinh kế bản địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào những
dạng tài nguyên có nguy cơ rủi ro, hoặc thiết lập các đề án để hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn
thương trong thời gian khủng hoảng (Adger và cộng sự, 2002).
Một số hành động có thể được cho là thích ứng, một số khác lại được mơ tả là khơng
thích ứng, nếu các hành động này có thể làm tăng nguy cơ rủi ro khiến con người phải đối
mặt trong tương lai. Giải quyết vấn đề về BĐKH phải có tư duy về lâu dài, chẳng hạn như
quản lý rừng bền vững, thay vì chỉ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn, như khai thác gỗ
tối đa. Nó cũng có nghĩa là xem xét các hành động khác nhau sẽ ảnh hưởng đến những
người khác nhau như thế nào, bởi vì những gì được coi là thích ứng đối với một cá nhân
hoặc nhóm người lại có thể làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương cho người khác, nhóm
người khác. Tất cả điều này địi hỏi khơng chỉ là
tiêu hạn hẹp, mà cần được tích hợp với các chiến
xây dựng các giải pháp dựa trên mục
lược phát triển bền vững và xố đói giảm nghèo (Viner và Bouwer, 2006; Schipper và
Pelling, 2006).
Xây dựng mơ hình thích ứng với biến đổi khí hậu được coi là một giải pháp cụ thể để
đạt được sự thích ứng đối với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai. Tại Việt Nam,
liên quan tới vấn đề này, có một số căn cứ khoa học và pháp lý sau:
* Các căn cứ pháp lý:
- Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu: Quan điểm xuyên suốt của chiến
lược là: có tầm nhìn xun thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác; coi ứng phó
với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của tồn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong
quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm
của doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cư; tận dụng hiệu quả
các cơ chế hợp tác quốc tế; ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền
với phát triển bền vững, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao
năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia... Trong chiến lược, bốn mục tiêu cụ thể
được đặt ra như sau: (i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh
nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng,
nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; (ii)
Nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển
bền vững...; (iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi
khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng
nguồn nhân lực; hồn thiện thể chế, chính sách...; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí
hậu để phát triển kinh tế xã hội; (iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong
ứng phó với biến đổi khí hậu..
- Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ:
Mục tiêu chiến lược của chương trình là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi
khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng
được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho
từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất
nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia
cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí
hậu Trái Đất.