Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu cảnh quan phục vụ xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hâu cấp cộng đồng tại thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 100 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr−êng ®¹i häc khoa häc tù nhiªN
"#




Đào Thị Hậu




NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ XÁC LẬP
MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CẤP CỘNG ĐỒNG TẠI THỊ TRẤN CÁI RỒNG,
VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Hà Nội – Năm 2012
®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr−êng ®¹i häc khoa häc tù nhiªN
"#



Đào Thị Hậu



NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ XÁC LẬP
MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CẤP CỘNG ĐỒNG TẠI THỊ TRẤN CÁI RỒNG,
VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường
Mã số: 60 85 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AN THỊNH



Hà Nội – Năm 2012
LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn An Thịnh, người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như định hướng về phương pháp làm việc và

phương pháp nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Địa
lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, người thân và bạn bè về
sự động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoành thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên



Đào Thị Hậu










DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Giá trị trung bình nhiệt - ẩm tại trạm Cửa Ông 37
Bảng 2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan thị trấn Cái Rồng tỷ lệ 1:25.000 46
Bảng 3.1. Tóm tắt các tác động của biến đổi khí hậu tới thị trấn Cái Rồng 60
Bảng 3.2. Phân tích chi phí - lợi ích loại hình sử dụng đất trồng cây bạch đàn tại thị
trấn Cái Rồng 63

Bảng 3.3. Phân tích chi phí - lợi ích loại hình sử dụng đất trồng cây keo tại thị trấn
Cái Rồng 65
Bảng 3.4. Đánh giá khả năng nuôi trồng và bảo vệ, khai thác hợp lý đối với một số
loài hải sản tự nhiên ở khu vực ven biển thị trấn Cái Rồng 72
Bảng 3.5. Tổng hợp kiến nghị xác lập các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
được dự báo trong tương lai tại thị trấn Cái Rồng 83

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các bước thực hiện nghiên cứu trong luận văn 29
Hình 2.1. Vị trí khu vực nghiên cứu trong đảo Cái Bầu và vịnh Bái Tử Long 32
Hình 3.1. Bản quy hoạch không gian chung của thị trấn Cái Rồng và đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu tới các tiểu vùng khác nhau 58
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7U
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8U
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9U
4. CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN 9
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 10
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CẢNH QUAN PHỤC VỤ XÁC LẬP MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG 12
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 12U
1.1.1. Các công trình nghiên cứu xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
cấp cộng đồng 12
1.1.2. Nhóm các công trình liên quan tới lãnh thổ nghiên cứu 15
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ XÁC LẬP
MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG

.17
1.2.1. Biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu 17
1.2.2. Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng 20
1.2.3. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí
hậu cấp cộng đồng 24
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU 26U
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu 27
1.3.3. Các bước nghiên cứu 29
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA
CẢNH QUAN THỊ TRẤN CÁI RỒNG 31
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN 31
2.1.1. Vị trí địa lý 31
2.2.2. Đá mẹ - địa hình 32
2.2.3. Khí hậu và thủy hải văn 36
2.2.4. Thổ nhưỡng 41
2.2.5. Hiện trạng sử dụng đất 43
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN 45
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan 45
2.3.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan 48
2.2.3. Đặc điểm các đơn vị phân vùng cảnh quan 51
2.3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CẢNH QUAN 52
2.3.1. Dân cư và lao động 52
2.4.2. Đặc điểm sử dụng cảnh quan cho phát triển kinh tế - xã hội 53
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI THỊ TRẤN CÁI RỒNG 56
3.1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG ĐẾN KHU VỰC THỊ TRẤN CÁI RỒNG
56
3.1.1. Diễn biến thiên tai trong những năm gần đây 56

3.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên và các ngành kinh tế theo các kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng 58
3.2. THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIỆN TRẠNG
THEO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
61U
3.2.1. Các mô hình sản xuất tại tiểu vùng đồi núi thấp bắc thị trấn Cái Rồng 61
3.2.2. Các mô hình sản xuất tại tiểu vùng đô thị trung tâm thị trấn Cái Rồng 66
3.3.3. Các mô hình sản xuất tại tiểu vùng biển đảo ven bờ vịnh Bái Tử Long 68
3.3. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CẢNH QUAN CHO XÁC LẬP CÁC MÔ HÌNH
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG
69
3.3.1. Phân tích, đánh giá khả năng xác lập các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu 69
3.3.2. Phân tích, đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng địa
phương 76
3.4. ĐỊNH HƯỚNG XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TẠI THỊ TRẤN CÁI RỒNG
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (climate change) được xem là một trong những hiện tượng
toàn cầu, một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến triển vọng phát triển của
con người trong thế kỷ XXI (UNDP,2008), nguyên nhân gây suy thoái môi trường
toàn cầu và con người phải hành động ngay để cứu thế giới (Báo cáo triển vọng
toàn cầu, 2007). Vì vậy, những năm gần đây biến đổi khí hậu đã giành được sự
quan tâm của chính phủ thuộc nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, trong
đó biến đổi khí hậu và thích ứng (climate change and adaptation) là một nội dung

quan trọng được chú ý.
Theo
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), “biến đổi khí hậu
ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới các đảo và quốc gia nằm ven biển, trong đó,
Việt Nam được dự báo là một trong năm quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất”, do
có đường bờ biển dài và có hướng với bão, lốc, lượng mưa to và thường xuyên
biến đổi Bằng chứng của hiện tượng biến đổi khí hậu có thể thấy rõ ở Việt Nam
là trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5°C và mực
nước biển dâng cao 20 cm. Những hiện tượng khí hậu cực đoan như bão lụt, mưa
lớn, lũ quét, hạn hán , ngày càng xuất hiện với cường độ mạnh hơn, tần suất
nhiều hơn và đặc biệt là tính chất thất thường không theo một quy luật nhất định
nào đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản. Lãnh thổ Việt Nam nằm
trải dài theo phương kinh tuyến trên gần 15 vĩ độ từ 8
0
33’-23
0
22’ vĩ độ Bắc, nằm
ven bờ Biển Đông với đường bờ biển dài 3.260km trong vành đai lửa Thái Bình
Dương, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai, thời tiết khắc nghiệt.
Theo đánh giá của WB (2007) và UNDP (2008) mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu
hẹp do nước biển dâng, Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách 10 quốc gia.
Thị trấn Cái Rồng nằm ở ven bờ vịnh Bái Tử Long thuộc đảo Cái Bầu,
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù là một lãnh thổ cấp xã với diện tích
365.24ha nhưng có sự phân hóa địa hình rất rõ nét bao gồm đồi núi thấp, đồng
bằng và biển - hải đảo, tạo ra sự đa dạng cao về cảnh quan cũng như các hoạt động
phát triển về kinh tế - xã hội. Do đó, thị trấn Cái Rồng có thể nói là lãnh thổ thu
nhỏ điển hình của huyện Vân Đồn. Trong xu thế chung của biến đổi khí hậu toàn
cầu, thị trấn Cái Rồng cũng đã và đang phải đối mặt với các hệ quả từ sự biến đổi
khí hậu đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, bão lũ, lốc xoáy, nước
biển dâng, thời tiết thay đổi bất thường…. Giảm nhẹ hậu quả và thích ứng với biến

đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững cho từng cảnh quan đặc thù trong thị
trấn Cái Rồng được đặt ra là một vấn đề cấp thiết
Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, đề tài luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu cảnh
quan phục vụ xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng
đồng tại thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh” đã được lựa chọn nghiên cứu
và hoàn thành.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu
Làm rõ tính đặc thù về đặc điểm phân hóa cảnh quan làm cơ sở xác lập một
số mô hình thích ứng với sự biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại thị trấn Cái Rồng,
Vân Đồn, Quảng Ninh.
b) Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu sau được giải quyết:
- Tổng luận các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước.
- Xây dựng cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan phục vụ xác lập một số
mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng.
- Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan tại địa phương, khảo sát cảnh
quan ngoài thực địa. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra xã hội học và thực hiện
phỏng vấn tại địa phương
- Phân tích các nhân tố thành tạo và cấu trúc cảnh quan thị trấn Cái Rồng.
- Đánh giá các mô hình hiện trạng khai thác, sử dụng trên các đơn vị cảnh
quan khác nhau.
- Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các mô hình và cộng
đồng
- Định hướng xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp
cộng đồng theo từng đơn vị cảnh quan và đề xuất các giải pháp khả thi.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trong phạm vi ranh giới hành
chính của thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm lãnh thổ
trên đất liền và lãnh thổ trên biển.

* Phạm vi khoa học: đề tài giới hạn vấn đề nghiên cứu ở các nội dung sau:
- Phân tích cấu trúc cảnh quan theo hướng phân loại và phân vùng. Trong
đó, dạng cảnh quan được lựa chọn là đơn vị phân loại cơ sở. Các tiểu vùng cảnh
quan là đơn vị phân vùng cơ sở.
- Nghiên cứu biểu hiện và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực
nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2000-2011.
+ Điều tra, phân tích, đánh giá các mô hình hiện trạng sử dụng trên các đơn
vị cảnh quan ở hai mức: hộ gia đình và chính quyền địa phương
+ Định hướng xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu quy
mô cộng đồng theo các đơn vị cảnh quan.
4.
CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
a) Tài liệu địa phương
- Ủy ban nhân dân, các sở ban ngành có liên quan của tỉnh Quảng Ninh,
huyện Vân Đồn
và thị trấn Cái Rồng năm 2011. Các số liệu thống kê và báo cáo
thành tựu kinh tế
- xã hội năm 2011 và định hướng phát triển năm 2012.
- Số liệu thống kê tình hình bão lũ và phòng chống thiên tai giai đoạn từ
20
05 -2011 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vân Đồn.
- Số liệu thống kê các mô hình phát triển nông, lâm nghiệp của phòng
Khuyến nông - khuyến ngư huyện Vân Đồn. Báo cáo, tờ trình, các mô hình, dự án
về nông - l
âm - ngư nghiệp các năm 2010, 2011.
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2011.
b) Tài liệu điều tra khảo sát
- Tài liệu không gian: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị
trấn Cái Rồng năm 2010, bản đồ Quy hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn giai đoạn
2010-2020, bản đồ Quy hoạch

nuôi trồng thủy sản khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn
2011-2020.
- Tư liệu, số liệu: Kết quả điều tra xã hội học đối với chính quyền và người
dân địa phương (02 mẫu phiếu điều tra, bảng phụ lục), thừa kế các kết quả nghiên
cứu của các đề tài khoa học khác, các báo cáo khoa học có liên quan đến lãnh thổ
nghiên cứu.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
a) Kết quả đạt được
- Lý luận về hướng xác lập các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp
cộng đồng và khả năng áp dụng cho lãnh thổ thị trấn Cái Rồng.
- Phân tích các nhân tố thành tạo và đặc điểm phân hóa cảnh quan thị trấn Cái
Rồng. Thành lập c
ác bản đồ hợp phần (bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011, bản
đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng
), bản đồ cảnh quan (phân loại và phân vùng) và bản
đồ định hướng xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng
.
- Đề xuất một số mô hình điển hình có khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu cấp cộng đồng tại thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh.
b) Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
- Về mặt khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho phát
triển các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ở các quy mô và các địa phương
khác nhau, đồng thời góp phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu về biến đổi
khí hậu và thích ứng.
- Về mặt thực tiễn: là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong
việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khai thác cảnh quan lãnh
thổ phù hợp với thực trạng biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới địa
phương, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan phục vụ
xác lập một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng.
- Chương 2. Các nhân tố thành tạo và đặc điểm phân hóa cảnh quan thị
trấn Cái Rồng.
- Chương 3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và định hướng xác lập một số
mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại thị trấn Cái Rồng.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ XÁC LẬP MÔ HÌNH
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình nghiên cứu xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
cấp cộng đồng
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21, tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm
vi toàn cầu. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng là nguyên nhân gây ra tình trạng
ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro
lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề biến
đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và
an ninh khu vực trên các phương diện năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc
làm, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế và thương mại. Theo báo của Ủy ban
Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007), nhiệt độ trung bình toàn cầu và
mực nước biển đã tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25
năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,5
0
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Điều này khiến nước ta trở
thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Biến đổi Khí hậu.

Một hướng nghiên cứu được đề cập nhiều trong thời gian gần đây là xác lập
và phát triển các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái
(Ecosystem-based Adaptation - EbA). Hướng này tích hợp quá trình sử dụng đa
dạng sinh học và các dịch vụ của hệ sinh thái thành một chiến lược tổng thể giúp cho
người dân thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Quá trình này
bao gồm quản lý bền vững, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái nhằm cung cấp đầy
đủ dịch vụ giúp con người thích ứng tốt với những thay đổi khí hậu hiện thời và quá
trình biến đổi khí hậu trong tương lai. Các mô hình thích ứng dựa trên hệ sinh thái
góp phần giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương cũng như tăng khả năng phục hồi
cho nguy cơ mang tính khí hậu và không phải khí hậu, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp
lợi ích cho xã hội và môi trường. Dựa trên hệ sinh thái, tính thích ứng thường hiệu
quả hơn phương thức vật lý kỹ thuật với giá thành thường thấp và tính thích ứng
được duy trì lâu dài.
Một số mô hình điển hình thích ứng với biến đổi khí hậu ứng dựa trên hệ sinh
thái trên thế giới đã được ứng dụng và thu được hiệu quả cao. Tengo và Belfrage
(2004) đã hình thành mạng lưới không chính thức các hộ nông dân nhỏ tại Roslagen
(Thụy Điển) nhằm duy trì sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại thích ứng
với thay đổi khí hậu tích hợp điều chỉnh hệ sinh thái nhằm đảm bảo tính đa dạng
sinh học của khu vực. Năm 2007, chương trình hành động Quốc gia thích ứng với
Biến đổi Khí hậu của Ethiopia (NAPA) đã ứng dụng công cụ CRISTAL (Công cụ
kiểm soát rủi ro, thích ứng và sinh kế dựa vào cộng đồng) nhằm đánh giá các tiêu
chí đánh giá về khả năng nghèo đói và khí hậu của cộng đồng nhằm cải thiện và
nâng cao hiệu lực của quản lý tài nguyên trong thực tiễn cũng như sử dụng hợp lý
khu vực đất ngập nước. Năm 2008, trong chương trình nâng cao và đa dạng hóa tính
bền vững, Cattermoul đã xây dựng những mô hình sinh kế giảm sự phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên trong thời kỳ ngắn hạn dựa trên nguyện vọng và năng lực của
cộng đồng địa phương. Pérez (2010) đã xác lập mô hình thích ứng biến đổi khí hậu
dựa vào hệ sinh thái núi cao ở Columbia theo các tiêu chí: (i) Phục hồi hệ sinh thái
núi cao dựa trên sự trợ giúp của địa phương, (ii) Tích hợp vào quy hoạch sử dụng
đất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và hướng tới duy trì cấu trúc, chức năng của hệ

sinh thái, (iii) Cải thiện hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giảm sự phụ thuộc và
tính dễ tổn thương của hệ sinh thái thông qua hệ thống canh tác của nông dân địa
phương, (iv) Đánh giá và mô hình hóa thông tin về khí tượng - thủy văn và môi
trường nhằm theo dõi và quản lý tính thích ứng của biến đổi khí hậu. Chính quá
trình xác lập mô hình phục hồi sinh thái núi cao cho khu vực dãy Andes đã tạo điều
kiện cho sự hình thành Chính sách Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của
Colombia cũng như tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tiếp cận với hệ thống
cảnh báo sớm thiên tai tại khu vực.
b) Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu đã được ứng
dụng phổ biến trong những năm gần đây. Khởi đầu là các thể chế chính sách của
Nhà nước liên quan tới phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Năm 1998, Việt
Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto và từ đó tới nay đã tổ chức kế hoạch thực
hiện Nghị định thư Kyoto giai đoạn 2007-2010 (Quyết định số 47/2007/TTg của
Thủ tướng Chính phủ, năm 2007). Việt Nam cũng đã Công bố Chiến lược Quốc
gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007).
Ngày 2/12/2008, Chính phủ đã công bố Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó
với Biến đổi khí hậu theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Từ đó cho tới nay, rất nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu đã được
lựa chọn và áp dụng.
Trong nông nghiệp, mô hình hệ thống thâm canh lúa cải tiến (System of Rice
Intensification - SRI) thử nghiệm cho 6 tỉnh là Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh đã cho thấy rất nhiều hiệu quả: (i) giải quyết tình
trạng lạm dụng phân đạm làm giảm khả năng chống chịu của cây lúa, từ đó dễ bị sâu
bệnh tấn công và ảnh hưởng tới chất lượng đất khi lượng phân dư thừa; (ii) sử dụng
quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh; (iii)
đáp ứng được tình hình diễn biễn phức tạp của biến đổi khí hậu như các hiện tượng
bão lũ, hạn hán xảy ra ngày càng thường xuyên với cường độ lớn, gây ra nhiều thiệt
hại cho mùa màng; (iv) giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn nước cho sinh hoạt và
sản xuất. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa việc triển khai cùng lúc nhiều kỹ thuật khác

nhau tại cùng thời điểm cũng như chưa có chiến lược cải tạo đất cụ thể khiến cho
phương pháp vẫn chưa chứng minh được tính hiệu quả của dự án.
Một dạng mô hình truyền thống và phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam là
mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC) cũng được đánh giá là có khả năng thích ứng
tốt với biến đổi khí hậu. Mô hình này được coi là một mô hình kinh tế sinh thái có
tính ưu việt về khả năng tự cung tự cấp hiệu quả, khả năng chống chịu và phục hồi
nhanh trước những tác động của biến đổi khí hậu. Mô hình VAC được hội làm vườn
Việt Nam khởi xướng từ những năm 1986 và cho đến nay vẫn đang được nhiều tổ
chức, cá nhân áp dụng. Về cơ bản mô hình bao gồm 3 yếu tố là vườn, ao, chuồng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và nhu cầu của từng địa phương, những biến thể
của mô hình đã được sáng tạo và áp dụng vào thực tiễn như mô hình VACR (Vườn -
Ao - Chuồng - Rừng), VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas), hoặc mô hình trồng
trọt kết hợp thủy sản như Lúa - Cá, Lúa - Tôm. Bên cạnh đó, mô hình Làng Sinh
thái do Viện Kinh tế Sinh thái (EcoEco) nghiên cứu và triển khai từ những năm
1990 cũng là một dạng mô hình VAC, góp phần phần giải quyết những yêu cầu cần
thiết cho phát triển bền vững tại các khu vực sinh thái nhạy cảm thông qua việc kết
hợp các thành phần trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các yếu tố khác.
Tuy nhiên, cần sự tiếp cận phù hợp với trình độ và kiến thức bản địa của người dân
sao cho phù hợp với thực tiễn và hiệu quả cao nhất cho mô hình.
Đối với khu vực trũng thấp, một số nghiên cứu của Lê Văn Thăng tại Thừa
Thiên Huế đã xây dựng một số mô hình thích ứng có hiệu quả dựa trên điều kiện
tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương: (i) mô hình trồng rau tại khu vực ít mưa
theo kiểu “vườn treo” tránh được ngập úng vào mùa mưa; (ii) mô hình thủy sản
quảng canh cải tiến ven phá Tam Giang như: “nuôi tôm sú kết hợp với cá kình”
tại xã Quảng Thành và mô hình “nuôi tôm sú kết hợp với cá dìa và cua” tại xã
Hương Phong, đã đối phó được với hiện tượng mưa lũ bất thường cũng như đối
tượng nuôi đã cải tạo và khắc phục hậu quả môi trường, đem lại giá trị kinh tế
cao cho người dân.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, với 28/63 tỉnh thuộc vùng ven
biển, có hệ thống sông ngòi dày đặc,có lịch sử lâu đời về đối phó với thời tiết

khắc nghiệt Vùng cảnh quan ven biển rất đa dạng và rộng lớn là đối tượng
nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong đó có cảnh quan học. Gần đây có
một số công trình công bố nghiên cứu theo hướng biến đổi cảnh quan ven biển
của Nguyễn Cao Huần và nnk (2008), Phạm Hoàng Hải (2011), Lê Đức Tố
(2005) Khu vực ven biển không chỉ cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế xã hội, đây còn là nơi dự trữ sinh quyển với sự đa dạng sinh học rất
cao như các khu rừng ngập mặn. Đồng thời đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương
bởi các tai biến thiên nhiên và hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ô nhiễm do
con người. Bởi vậy, nghiên cứu cảnh quan khu vực ven biển là thực sự rất cần
thiết nhằm định hướng phát triển cho khu vực một cách bền vững.
1.1.2. Nhóm các công trình liên quan tới lãnh thổ nghiên cứu
Lãnh thổ nghiên cứu nằm trong hệ thống biển - hải đảo ven bờ bắc vịnh Bắc
Bộ có ý nghĩa rất to lớn trong nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc gia và quan hệ
quốc tế. Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên nói chung và nghiên cứu cảnh quan nói riêng của hệ thống đảo ven bờ phục
vụ cho chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đã được các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau dành nhiều sự quan tâm. Trong những năm gần đây, các
đề tài nghiên cứu về biển đảo Việt Nam trong đó có hệ thống đảo ven bờ Vịnh Bắc
Bộ rất được chú trọng đặc biệt trong xu thế của biến đổi khí hậu toàn cầu thì vấn
đề này càng trở nên cần thiết
- Giai đoạn trước năm 1990: Trước năm 1990, hầu như chưa có kết quả nào
về nghiên cứu chi tiết các đảo trong vịnh Bắc Bộ, trừ công trình nghiên cứu địa
chất đảo Bạch Long Vĩ do Trần Văn Trị và đồng nghiệp thực hiện năm 1977.
- Giai đoạn sau 1990: Các kết quả nghiên cứu đảo và đáy biển ven bờ ở
Việt Nam nói chung cũng như ở vịnh Bắc Bộ nói riêng thực chất mới chỉ được bắt
đầu từ khoảng 10 năm trở lại đây. Mở đầu cho những nghiên cứu này là chương
trình nghiên cứu biển (KT-03) trong đó có đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội biển” (KT-03-12) do Lê Đức An chủ trì. Sau 5 năm
thực hiện, các đặc điểm cơ bản về địa lý tự nhiên cũng như kiểm kê số lượng các

đảo ven bờ Việt Nam đã được nêu ra. Các kết quả này đã lần lượt được các tác giả
tham gia nghiên cứu công bố trong các hội nghị khoa học hoặc trong các tạp chí
khoa học chuyên ngành khác nhau. Tiêu biểu là công trình phân tích lịch sử phát
triển của các đảo ven bờ Việt Nam trong giai đoạn Pleistocen muộn - Holocen trên
cơ sở tuổi tuyệt đối được xác định bằng phương pháp phóng xạ C
14
, trong đó có
quần đảo Cô Tô của A.M. Korotky và đồng nghiệp.
Cũng trong thời gian này, nghiên cứu đáy biển đã được tiến hành trong khuôn
khổ đề tài “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông (0-30 mét nước)
ven bờ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000” do Nguyễn Biểu chủ trì. Dựa theo nguyên tắc hình
thái-động lực, các kiểu địa hình đáy biển ven bờ (0-30 mét nước) khu vực Hải
Phòng - Quảng Ninh đã được phân chia và biểu diễn trên bản đồ tỷ lệ 1: 500.000.
Một số kết quả cơ bản về hệ thống đảo và đáy biển ven đảo vịnh Bắc Bộ đã được
đưa ra. Ngoài ra, trên cơ sở khảo sát thực địa khá chi tiết và phân tích thêm các tài
liệu hiện có, những người thực hiện đề tài đã có những đánh giá nhất định về tiềm
năng khoáng sản rắn ở dải ven biển, trong đó có các đảo và đáy biển nông ven bờ
Quảng Ninh cũng như một số nhận xét về lịch sử phát triển, đặc biệt là trong
Kainozoi của biển nông ven bờ vịnh Bắc Bộ.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ XÁC
LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP
CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (1992), biến
đổi khí hậu được định nghĩa là “ những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh
học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của
các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Biến
đổi khí hậu hiện nay không còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ là đã trở thành
một vấn đề chung có tính chất toàn cầu. Biến đổi khí hậu tác động đến thực tế cuộc

sống trên tất cả các phương diện quan trọng là nước, lương thực, năng lượng, môi
trường sống, sức khỏe con người Trái Đất tiếp tục nóng lên, băng tan làm mực
nước biển dâng cao có thể khiến hàng trăm triệu người lâm vào nạn đói, thiếu nước
sạch, mất đất, lụt lội và bệnh tật. Do đó, thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng trở
lên cấp bách và quan trọng.
Thuật ngữ “thích ứng” (adaptation) được hiểu là "sự điều chỉnh trong các hệ
thống tự nhiên hoặc con người nhằm ứng phó với những biến đổi thực tế hoặc dự
kiến của khí hậu hoặc các ảnh hưởng của chúng, để giảm bớt tác hại hoặc khai thác
những cơ hội mang lại lợi ích" (IPCC, 2007). Như vậy, thích ứng là cả một quá trình
điều chỉnh được con người hoạch định, đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tượng,
nhiều thành phần và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo từng bước trong
một quá trình thống nhất, được thực hiện lâu dài. Thích ứng cần được thực hiện sao
cho hiệu quả nhất và phù hợp nhất, không gây xáo trộn lớn đến cuộc sống của người
dân cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội của khu vực.
Thích ứng biến đổi khí hậu phản ánh tất cả những phản ứng đối với biến đổi
khí hậu nhằm làm giảm những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra. Thích
ứng biến đổi khí hậu không phải là chấp nhận và chung sống với biến đổi khí hậu
mà đòi hỏi về sự nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, nghiên cứu tìm tòi ra các
công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh và giảm nhẹ những hậu quả
bất lợi của biến đổi khí hậu ra. Sự thích ứng với khí hậu là một quá trình, qua đó con
người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu về sức khỏe và đời sống và sử
dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại (Brurton,1992).
Phạm vi của các hành động thích ứng rất rộng. Thích ứng không được hiểu
theo một nghĩa hẹp và có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ,
thích ứng có thể gồm các hành động bảo vệ sinh kế và đời sống, duy trì sức khỏe
cộng đồng, duy trì nền kinh tế và các nguồn lực, ngăn chặn suy thoái môi trường.
Những hành động thích ứng này có thể được thực hiện theo biện pháp công nghệ,
biện pháp về hành vi, biện pháp về quản lý hoặc biện pháp về chính sách.
Thích ứng có thể thực hiện ở bất kỳ quy mô nào, theo các chương trình và
chiến lược của các tổ chức quốc tế đối với các hành động được thực hiện bởi các cá

nhân và các hộ gia đình. Các cuộc thảo luận quốc tế thường tập trung vào việc thúc
đẩy thích ứng dự phòng - "thích ứng thực hiện trước khi xảy ra tác động của biến đổi
khí hậu" - hay là thích ứng chủ động (IPCC, 2007). Điều này nhấn mạnh sự cần
thiết để thực hiện các bước điều chỉnh trước khi có thể xảy ra các tác động của biến
đổi khí hậu để cộng đồng và xã hội chủ động chuẩn bị đối với những thay đổi và làm
giảm tác động và gánh nặng chi phí trong tương lai. IPCC (2007) cũng phân biệt
giữa thích ứng dự phòng và thích ứng bị động (tức là điều chỉnh ứng phó đối với các
tác động đã xảy ra). Tuy nhiên, sự phân biệt này có thể không rõ ràng trong thực tế
và theo thời gian - bởi các hành động thường theo một số dạng của sự kiện xảy ra:
người ta có thể ứng phó bị động đối với sự thay đổi bằng cách dự kiến thay đổi lớn
hơn trong tương lai. IPCC cũng phân biệt giữa thích ứng tự điều chỉnh và thích ứng
có kế hoạch. Thích ứng tự điều chỉnh không chỉ là hoạt động có ý thức hoặc có hiểu
biết nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu mà đơn giản là ứng phó với những thay đổi
đã xảy ra, thông thường "được bắt đầu bởi những thay đổi sinh thái trong các hệ
thống tự nhiên và bằng sự thay đổi thị trường hoặc phúc lợi trong hệ thống xã hội
loài người" (IPCC, 2007). Dạng thích ứng này cũng có thể được gọi là thích ứng tự
phát. Thích ứng tự điều chỉnh là loại thích ứng phổ biến nhất được thực hiện độc lập
bởi các cộng đồng địa phương ở Việt Nam và các khu vực khác.
Thích ứng tự điều chỉnh trái ngược với thích ứng có kế hoạch. Thích ứng có
kế hoạch là "kết quả của một quyết định chính sách thận trọng dựa trên nhận thức
rằng các điều kiện đã thay đổi hoặc sắp thay đổi và hành động đó là cần thiết để
quay lại, duy trì, hoặc để đạt được một trạng thái mong muốn" (IPCC, 2007). Thích
ứng có kế hoạch là những gì mà Chính phủ Việt Nam hướng tới đầu tiên để thực
hiện trên phạm vi toàn quốc. Thích ứng loại này nên bao gồm các hoạt động nhờ đó
các tổ chức hướng tới định dạng thích ứng và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương
trong tương lai, bằng cách đánh giá sự phân bố của các tác động khí hậu, khả năng
của các cá nhân để ứng phó với biến đổi khí hậu, các phương án thích ứng và các
cách thức để những người tiên phong cung cấp và truy cập vào nguồn lực bên ngoài
để thúc đẩy việc thích ứng (Adger, 2000).
Sự khác biệt giữa hai hình thức thích ứng trên là không rõ ràng. Không chỉ

chính phủ có thể thực hiện thích ứng có kế hoạch, mà cả cộng đồng cũng thực hiện
được, nếu họ được tiếp cận với thông tin về rủi ro khí hậu. Các hành động thích ứng
được Chính phủ thực hiện mang lại lợi ích lớn hơn có thể là ví dụ cho thích ứng tự
điều chỉnh. Các hoạt động thích ứng tại Việt Nam do đó có thể là các dự án, chính
sách và văn bản pháp luật cụ thể để giải quyết các rủi ro của biến đổi khí hậu, như
trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển, cũng như các hoạt động truyền bá nhiều
hơn nữa để nâng cao các quy chuẩn xây dựng và thực thi các quy chuẩn đó, đa dạng
hóa sinh kế bản địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào những dạng tài nguyên có nguy cơ
rủi ro, hoặc thiết lập các đề án để hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương trong thời
gian khủng hoảng (Adger và cộng sự, 2002).
Một số hành động có thể được cho là thích ứng, một số khác lại được mô tả
là không thích ứng, nếu các hành động này có thể làm tăng nguy cơ rủi ro khiến con
người phải đối mặt trong tương lai. Giải quyết vấn đề về BĐKH phải có tư duy về
lâu dài, chẳng hạn như quản lý rừng bền vững, thay vì chỉ tập trung vào những lợi
ích ngắn hạn, như khai thác gỗ tối đa. Nó cũng có nghĩa là xem xét các hành động
khác nhau sẽ ảnh hưởng đến những người khác nhau như thế nào, bởi vì những gì
được coi là thích ứng đối với một cá nhân hoặc nhóm người lại có thể làm tăng tình
trạng dễ bị tổn thương cho người khác, nhóm người khác. Tất cả điều này đòi hỏi
không chỉ là xây dựng các giải pháp dựa trên mục tiêu hạn hẹp, mà cần được tích
hợp với các chiến lược phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo (Viner và
Bouwer, 2006; Schipper và Pelling, 2006).
1.2.2. Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng
Xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam được dựa trên
các căn cứ pháp lý sau:
* Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu
Quan điểm xuyên suốt của chiến lược là: có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền
tảng cho các chiến lược khác; coi ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của
toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng
cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể
xã hội và cộng đồng dân cư; tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế; ứng phó

với biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, tận dụng
các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh
quốc gia
Trong chiến lược, bốn mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau: (i) Đảm bảo an
ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo,
bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; (ii) Nền kinh tế cacbon thấp,
tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững ; (iii)
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các
bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân
lực; hoàn thiện thể chế, chính sách ; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để
phát triển kinh tế - xã hội; (iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng
phó với biến đổi khí hậu
*
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ
Mục tiêu chiến lược của chương trình là đánh giá được mức độ tác động của
biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và
xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi
khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon
thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ
biến đổi khí hậu,
bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất.
* Khung chương trình hành động thích ứng với
biến đổi khí hậu của ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2020
Khung chương trình đặt mục tiêu nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng
với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
Để thực hiện được mục tiêu này, hai trong số các nhiệm vụ được đặt ra có đề cập tới

xây dựng các hành động cụ thể nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
- Xây dựng các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(QCVN) trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng, các ngành:
Thuỷ lợi, Nông nghiệp, Thuỷ sản, Lâm nghiệp, Diêm nghiệp và Phát triển nông thôn
phù hợp với biến đổi khí hậu;
- Thực hiện các chương trình nghiên cứu và công tác quy hoạch hệ thống hạ
tầng cơ sở nông nghiệp, nông thôn; hệ thống canh tác sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
và nghề muối, phòng chống giảm nhẹ thiên tai v.v theo hướng tăng cường thích
ứng với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhiệt độ tăng và
nước biển dâng.
Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu có nêu ra 10 nhiệm vụ chủ yếu là:
1) Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu;
2) Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước;
3) Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với vùng dễ bị tổn thương;
4) Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo
tồn đa dạng sinh học;
5) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất;
6) Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
7) Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
8) Phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
9) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trong
các vấn đề về biến đổi khí hậu; và
10) Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.
Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ 3 là ứng phó tích cực với nước biển dâng
phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương, cụ thể là:
- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo mức độ, tác động và tính dễ bị tổn thương do
nước biển dâng tới các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng.
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với biến
đổi khí hậu, đặc biệt quan tâm tới tình trạng gia tăng bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn
hán, mất đất, suy thoái môi trường đối với các vùng trọng điểm và nhạy cảm cao.

- Bảo vệ và phát triển các vùng hải đảo ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt
là nước biển dâng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư ứng phó với biến đổi
khí hậu; củng cố, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu đảm bảo mức tối
thiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%; chống xâm nhập mặn
tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất; chống ngập các thành phố, đô thị lớn, các
khu công nghiệp, các khu dân cư lớn; chú trọng phát triển các công trình quy mô
lớn, đa mục tiêu, khu chứa nước, vùng đệm, vành đai xanh.
- Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kếvà quá trình sản xuất phù hợp với
điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nhiệm vụ 6 về tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với
biến đổi khí hậu, cụ thể là:
- Điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch.
- Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính
đến các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản
biến đổi khí hậu.
Nhiệm vụ 7 về xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu,
bao gồm:
- Cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng ứng phó hiệu quảvới
biến đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo người dân về biến đổi khí hậu và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong
các tổ chức ở mọi cấp độ: làng, xã, huyện, tỉnh và quốc gia. Các cơ quan chính phủ

(các bộ, chính quyền tỉnh và các cơ quan), các tổ chức tư nhân và tổ chức phi chính
phủ phải xem xét tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch và dự toán ngân sách của
họ trong tất cả các cấp ra quyết định và phối hợp hành động với nhau.
Thích ứng cần được lồng ghép vào kế hoạch đầu tư, cho dù là đầu tư công
hay tư nhân. Nghiên cứu khả thi cần phải gồm đánh giá rủi ro có tính đến biến đổi
khí hậu nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng đủ mạnh để đối phó với biến động
khí hậu cực đoan và để đối mặt với các sự kiện khí hậu (Dessai và Hulme, 2007).
Trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu có đề án xây dựng thí điểm
và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Như vậy,
cần đẩy mạnh hơn các đề án thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu
quả các chương trình và giảm bớt nhầm lẫn đối với cộng đồng địa phương. Cộng
đồng đã thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu trong nhiều năm, thường có kinh
nghiệm và khả năng ứng phó với thay đổi khi được cung cấp hỗ trợ kỹ thuật,
nguồn lực tài chính và vật chất.
Như vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cộng đồng chính là nội
dung rất quan trọng trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia,
trong đó xây dựng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng ứng phó
với biến đổi khí hậu được xem là vấn đề trọng tâm nhất. Các mô hình thích ứng
với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững, vừa đem lại
hiệu quả kinh tế cao, vừa thích ứng được với những biến đổi ngắn hạn và dài hạn
của khí hậu, chịu được những thiên tai của địa phương. Những mô hình thích ứng
này được gắn liền với người dân địa phương, vừa dựa trên tiến bộ khoa học kỹ
thuật hiện đại, vừa dựa trên những kinh nghiệm lâu năm của người dân địa phương
nhằm hiệu quả hóa tối đa mô hình, chống chịu tốt với thiên tai bão lũ và biến đổi
khí hậu hằng năm lại đem tới hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
1.2.3. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ xác lập một số mô hình thích ứng
với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng
Khái niệm cảnh quan được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 trong
các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý người Nga, Đức, Anh, Pháp, Mỹ,
Nhà thổ nhưỡng học Xô Viết Docutraev là người đặt nền móng cho khoa học cảnh

quan Xô Viết. Quan niệm của Docutraev là quan niệm về tổng hợp thể địa lý, tôn
trọng và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên thống nhất toàn vẹn chứ không tách rời
chúng ra từng phần. Ông là người đầu tiên trình bày tính đới như một quy luật thế
giới và đã đưa ra học thuyết về các “Đới thiên nhiên”. Học trò của Docutraev là
L.S.Becgơ đưa khái niệm “cảnh quan” vào năm 1913, trong đó nêu lên rằng chính
cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa lý học. Học thuyết về cảnh quan chỉ là
một bước tiếp theo có tính chất tự nhiên trong sự phát triển học thuyết Docutraev
về thể tổng hợp địa lý và học thuyết về các đới thiên nhiên. Sự hình thành khoa
học địa lý tự nhiên hiện đại phát sinh trên cơ sở quan niệm về cảnh quan và ý
nghĩa phương pháp luận của quan niệm này là ở chỗ khái niệm về tổng hợp thể tự
nhiên, khái niệm về sự tác động tương hỗ. Trong giai đoạn này, học thuyết về cảnh
quan vẫn chưa hoàn thiện. Cho đến sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, cảnh
quan học mới thực sự phát triển và cảnh quan được coi như “một đơn vị cơ sở dựa
trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới” (Ixatrenko, 1953).
Hiện nay, trong khoa học địa lý tồn tại ba quan niệm về cảnh quan. Mỗi
quan niệm phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và đối tượng cần thể hiện:
- Khái niệm chung: Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của
một cấp bất kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên
hay địa hệ tự nhiên.
- Khái niệm kiểu loại: Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị
tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những
biến đổi do tác động của con người. Cấu trúc cảnh quan phản ánh các khu vực tách
biệt của lớp vỏ địa lý có nhiều dấu hiệu chung. Tính đồng nhất tương đối và tính
lặp lại được thể hiện rõ khi thành lập bản đồ cảnh quan.
- Khái niệm cá thể: Theo khái niệm này, cảnh quan là một biểu hiện của
một phần lãnh thổ tách biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung
nhất. Cảnh quan là một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về phát sinh và lịch sử phát
triển, đặc trưng cho một nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng nhất, một phức hợp
thổ nhưỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một cấu trúc xác định.
Trong thực tiễn nghiên cứu, cho dù cảnh quan được xem xét dưới khía cạnh

nào thì vẫn được xem là một tổng hợp thể tự nhiên, sự khác biệt của các quan niệm
trên là ở chỗ cảnh quan được coi là đơn vị thuộc cấp phân vị nào và được xác định
trên bản đồ theo cách thức nào.
Dựa trên những phân tích trên, thực chất hướng phân tích cảnh quan là tiếp
cận tổng hợp trong quá trình nghiên cứu và xác lập các mô hình thích ứng với biến
đổi khí hậu cấp cộng đồng. Nói cách khác, bước nghiên cứu các nhân tố thành tạo
và đặc điểm cảnh quan là cần được thực hiện trước khi định hướng xác lập mô
hình thích ứng với biến đổi khí hậu Mỗi cảnh quan là một địa tổng thể tự nhiên
khác nhau, có cấu trúc và chức năng rất khác nhau, chịu các tác động khác nhau từ
biến đổi khí hậu. Để xây dựng được mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu quy
mô cấp cộng đồng một cách có hiệu quả nhất trước tiên cần phải nghiên cứu, tìm
hiểu cấu trúc, chức năng và khả năng chịu tác động của cảnh quan từ thiên tai và

×