Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Luận văn thạc sĩ tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN KIM NGÀ

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN KIM NGÀ

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Nhật


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này kết quả nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới


sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Minh Nhật, không sao chép các cơng trình nghiên
cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc cơng bố ở bất kì
một cơng trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có
nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Kim Ngà

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu đề tài “Tính dễ bị tổn thương
của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh Quảng Ngãi do biến đổi khí hậu” đã hồn
thành tháng 12 năm 2017. Trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Minh Nhật đã trực tiếp
hƣớng dẫn và giúp đỡ hết sức tận tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy, cơ giáo và cán bộ của
Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt
kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện và hƣớng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Luận văn sử dụng kết quả thực hiện các mơ hình đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu tới tỉnh Quảng Ngãi do Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí
hậu thực hiện năm 2015 tại đề tài “Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối
với tỉnh Quảng Ngãi; các giải pháp thích ứng và ứng phó”.
Trong khn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên

không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI............................................... 4
1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên.................................................................................. 4
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................ 7
1.3. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi............................................... 8
1.4. Tổng quan các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi...........9
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG TRONG SẢN XUẤT LÚA.............................................................. 11
2.1. Tổng quan về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng....................................................... 11
2.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đối với biến đổi khí hậu............................. 11
2.1.2. Tổng quan các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trên thế giới........13
2.1.3. Tổng quan các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng tại Việt Nam.......17
2.2. Phƣơng pháp tính tốn chỉ số tổn thƣơng tổng hợp..............................................22
2.2.1. Chuẩn hóa chỉ số................................................................................................24
2.2.2. Xác định trọng số...............................................................................................25
2.2.3. Tính tốn chỉ số dễ bị tổn thƣơng......................................................................25

2.3. Cơ sở đề xuất bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong sản xuất lúa...........27
2.3.1. Xác định chỉ số mức độ phơi lộ (E)...................................................................27


2.3.2. Xác định chỉ số độ nhạy cảm.............................................................................30
2.3.3. Xác định chỉ số khả năng thích ứng (AC)..........................................................32
CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG TÍNH TỐN CHỈ SỐ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA
SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI............................................................ 36
3.1. Lựa chọn mốc thời gian và kịch bản để đánh giá.................................................. 36
3.2. Số liệu sử dụng trong luận văn.............................................................................. 37
3.2.1. Số liệu sử dụng tính tốn chỉ số mức độ phơi lộ (E).......................................... 37
3.2.2. Số liệu sử dụng tính tốn chỉ số độ nhạy cảm (S).............................................. 39
3.2.3. Số liệu sử dụng tính tốn chỉ số khả năng thích ứng (AC)................................. 40
3.2.4. Số liệu kế thừa từ các nghiên cứu đã thực hiện tại Quảng Ngãi.........................41
3.2.5. Số liệu thu thập.................................................................................................. 48
3.3. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất nơng nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
48
3.3.1. Thời điểm năm 2015.......................................................................................... 49
3.3.2. Thời kỳ 2020 - 2039 theo các kịch bản biến đổi khí hậu.................................... 51
3.4. Đề xuất định hƣớng một số giải pháp thích ứng trong lĩnh vực sản xuất lúa tỉnh
Quảng Ngãi.................................................................................................................. 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 62
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng

IPCC

Ủy

ban

liên

chính

phủ

về

biến

đổi

khí

hậu


(Intergovernmental Panel on Climate Change)
JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NBD

Nƣớc biển dâng

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Co-operation and Development)

TDBTT

Tính dễ bị tổn thƣơng

UBND


Ủy ban nhân dân

UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc (United Nations
Development Programme)

UNFCCC

Cơng ƣớc khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

VKHKTTV&BĐKH

Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng......................................11
Bảng 2.2. Ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong hiện tại.....................................20
Bảng 2.3. Ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong tƣơng lai..................................20
Bảng 2.4. Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ số theo vùng, địa phƣơng....................................23
Bảng 2.5. Tác động của biến đổi khí hậu và các yếu tố liên quan tác động đến sản xuất
nông nghiệp và an ninh lƣơng thực.............................................................................27
Bảng 2.6. Bảng chỉ số mức độ phơi lộ (E)...................................................................29
Bảng 2.7. Chỉ số độ nhạy cảm (S)...............................................................................32
Bảng 2.8. Bảng chỉ số khả năng thích ứng...................................................................34
Bảng 3.1. Số liệu sử dụng tính tốn chỉ số mức độ phơi lộ..........................................38
Bảng 3.2. Số liệu sử dụng tính tốn chỉ số độ nhạy cảm..............................................39

Bảng 3.3. Số liệu sử dụng tính tốn chỉ số khả năng thích ứng....................................40
Bảng 3.4. Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kì 1980-1999...............41
Bảng 3.5. Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) so với thời kì nền qua các kịch bản......41
Bảng 3.6. Kịch bản NBD do BĐKH trong khu vực áp dụng đối với tỉnh Quảng
Ngãi(cm)...................................................................................................................... 42
Bảng 3.7. Diện tích đất trồng lúa bị ngập lớn nhất theo các kịch bản BĐKH (ha).......43
Bảng 3.8. Sự thay đổi (%) năng suất lúa đông xuân và lúa hè thu vùng núi của các kịch
bản BĐKH so với thời kì nền......................................................................................45
...........................
Bảng 3.9. Nhu cầu tƣới cho lúa theo các kịch bản BĐKH (triệu m3)
46
Bảng 3.10. Khoảng cách độ mặn 1‰ trên các sông và mức thay đổi (km, %) so với
thời kì nền ứng với các kịch bản BĐKH......................................................................46
Bảng 3.11. Khoảng cách độ mặn 4‰ trên các sơng và mức thay đổi (km, %).............47
Bảng 3.12.Tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tỉnh Quảng Ngãi năm 2015...........49
Bảng 3.13 . Tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tỉnh Quảng Ngãi.........................52
Bảng 3.14. Chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng trong sản xuất lúa của tỉnh Quảng Ngãi thời
kỳ 2020 - 2039 theo các kịch bản B1, B2 và A2..........................................................53


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Qng Ngãi..........................................................................4
Hình 2.1. Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dƣới lên để đánh giá TDBTT và thích ứng
.......................................................................................................................................14
Hình 2.2. Các bƣớc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo hƣớng tiếp cận....................15
Hình 2.3. Sơ đồ đánh giá TDBTT do BĐKH trong Chƣơng trình giảm thiểu BĐKH tại
các thành phố Châu Á..................................................................................................19
Hình 2.4. Sơ đồ tính tốn chỉ số tình trạng dễ bị tổn thƣơng.......................................23
Hình 3.1. So sánh giá trị E, S, AC, CVI giữa các huyện của tỉnh Quảng Ngãi............50
Hình 3.2. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất nơng nghiệptỉnh Quảng Ngãi năm

2015............................................................................................................................. 50
Hình 3.3. So sánh mức độ phơi lộ trong sản xuất lúa của thời kỳ 2020 - 2039............51
Hình 3.4. So sánh mức độ nhạy cảm trong sản xuất lúa của thời kỳ 2020 - 2039........54
Hình 3.5. So sánh tính dễ bị tổn thƣơng trong sản xuất lúa tại tỉnh Quảng Ngãi.........55
Hình3.6. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2020 2039 - kịch bản B1.......................................................................................................56
Hình 3.7. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tỉnh Quảng Ngãi..................57
Hình 3.8. Bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tỉnh Quảng Ngãi..................57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu, tác động nghiêm trọng đến sản
xuất, đời sống và môi trƣờng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Việt Nam là một trong số những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề nhất.
Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,7 0C (Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng, 2012).
Theo dự báo, BĐKH sẽ làm cho cá c trận baõ ở Việt Nam thƣờng xuyên xảy ra
hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Đƣờng đi của bão dịch chuyển về phía nam
và mùa baõ dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lƣợng mƣa giảm trong mùa khô và
tăng trong mùa mƣa; mƣa lớn và lũ xảy ra thƣờng xuyên hơn, xuất hiện nhiều ở miền
Trung và miền Nam. Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nƣớc.
Nhiệt độ tăng và lƣợng mƣa thay đổi sẽảnh hƣởng đến nền nông nghiệp và nguồn
nƣớc, dẫn đến ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trƣờng nổi bật
nhƣ vấn đề an ninh lƣơng thực, an ninh năng lƣợng, điều này có thể ảnh hƣởng đến
phát triển bền vững lâu dài của quốc gia; hạn hán kéo dài cũng làm tăng số ngƣời rơi
vào cảnh nghèo đói, tăng nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các
nguồn gen quý hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh (Trần Thục và nnk, 2012).
Nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam,
tuy tỷ trọng chỉ chiếm 16,32 % GDP của cả nƣớc nhƣng lực lƣợng lao động chiếm tới
khoảng 41,9% (năm 2016) (Tổng cục Thống kê, 2016). Hoạt động sản xuất của ngành

nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi khí hậu trong thời gian
qua đã tác động xấu đến ngành nông nghiệp Việt Nam (Phan Sỹ Mẫn, Hà Huy Ngọc,
2013). Rõ ràng rằng, biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn nhất mà Việt Nam
nói chung hay ngành nơng nghiệp nói riêng đang và sẽ phải đối mặt. Một trong những
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu là phải xác định đƣợc kế hoạch cũng nhƣ các
biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở đánh giá đƣợc
tính dễ bị tổn thƣơng.
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển với địa hình đa dạng và có đƣờng bờ biển dài
130km. Đây có thể xem là lợi thế giúp Quảng Ngãi tận dụng cơ hội để phát triển và đa
dạng hóa nền kinh tế của tỉnh. Ngƣợc lại do đặc điểm địa hình và khí hậu, Quảng Ngãi
cũng thƣờng xun chịu tác động của thiên tai nhƣ bão, lũ, hạn hán. Thiệt hại do thiên


tai gây ra cho Quảng Ngãi hàng năm rất lớn, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống và
sinh kế của các cộng đồng dân cƣ trong tỉnh đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Gần đây nhất, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phịng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh Quảng Ngãi, đợt mƣa lũ từ ngày 3 đến 6-11/2017 (do ảnh hƣởng của cơn bão
số 12 (Damrey)) đã làm hàng chục ngƣời chết, mất tích và bị thƣơng, gần 4.600 hộ
dân bị ngập sâu, hàng trăm con gia súc chết trơi và hàng nghìn ha rau, đậu, mía, sắn,
cây ăn quả bị hƣ hại….
Vì những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Tính dễ bị tổn thương của sản
xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh Quảng Ngãi do biến đổi khí hậu”.
Trong quá trình thực tế triển khai luận văn, đƣợc sự đồng ý của Đại học Quốc gia
Hà Nội, tác giả thực hiện tập trung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tỉnh
Quảng Ngãi do biến đổi khí hậu và mở rộng phạm vi thực hiện bao gồm cả khu vực
ven biển và khu vực phía trong nội địa của tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi:
đánh giá mức độ tổn thƣơng ở hiện tại và tƣơng lai (ứng với một số mốc thời gian
trong thế kỷ 21) căn cứ theo kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc Bộ Tài ngun và Mơi

trƣờng xây dựng và công bố.
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lựa chọn phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.
- Tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị thành phần đại diện cho tính dễ bị
tổn thƣơng trong lĩnh vực nơng nghiệp.
- Tính tốn chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng hiện tại và tại một số mốc thời
gian trong tƣơng lai theo các kịch bản về biến đổi khí hậu cho đối tƣợng nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm các tiểu ngành: nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Trong khuôn khổ của luận
2


văn chỉ tập trung đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với sản xuất lúa của tỉnh Quảng
Ngãi.
4.2. Phạm vi khơng gian
Thực hiện đánh giá tính dễ bị thƣơng đối với sản suất lúa của 13/14 huyện, thành
phố của tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có so sách mức độ tổn thƣơng giữa khu vực ven
biển và khu vực phía trong nội địa; không thực hiện đánh giá đối với huyện đảo Lý
Sơn, do huyện khơng có hoạt đơng canh tác lúa.
4.3. Phạm vi thời gian
Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ở hiện tại và tƣơng lai theo từng thập kỷ gồm 09
mốc thời gian từ năm 2020 đến năm 2100 tƣơng ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu
và nƣớc biển dâng cho Việt Nam.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tính dễ bị tổn thƣơng hiện tại là yếu tố có thể tin cậy đƣợc để dự báo tính dễ bị
tổn thƣơng với các điều kiện trong tƣơng lai.

6. Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi.
Chƣơng 2. Nội dung, phƣơng pháp sử dụng đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong
sản xuất lúa.
Chƣơng 3. Áp dụng tính tốn chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng của sản xuất lúa tại
tỉnh Quảng Ngãi.
Kết luận và khuyến nghị.
Phụ lục: Các số liệu tính tốn và tài liệu tham khảo có liên quan.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Diện tích tự nhiên tồn
tỉnh là 515.249,16 ha chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Tỉnh Quảng Ngãi có
14 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện
miền núi và 1 huyện đảo, với 184 xã, phƣờng, thị trấn (Tổng cục Quản lý đất đai,
2015).

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Qng Ngãi
Nguồn: Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam

Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hệ thống
giao thơng thuận lợi nhƣ đƣờng sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh và tuyến
Quốc lộ 24, cùng các tuyến giao thông quan trọng khác đã giúp lƣu thông hàng hóa, phát
triển kinh tế, giao lƣu văn hóa giữa các vùng, miền trong nƣớc và quốc tế. Quảng Ngãi
có bờ biển dài hơn 130 km có nhiều cửa biển lớn nhƣ Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á, Sa
Huỳnh. Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp của hai dòng hải lƣu nóng và lạnh nên
có lƣợng



phù du phong phú, với diện tích ngƣ trƣờng tƣơng đối lớn, nguồn hải sản đa dạng. Do
có sự lồi lõm, gấp khúc, nhiều mũi đá cứng nhô ra biển, chia cắt bờ thành những vũng,
vịnh, đặc biệt có cảng nƣớc sâu Dung Quất (Tổng cục Quản lý đất đai, 2015).
Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho việc khai
thác những thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, tiềm năng về biển, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ trở thành một trong những địa phƣơng
đóng vai trò đầu tầu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung
- Tây Nguyên.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình
đồng bằng ven biển ở phía Đơng đến địa hình miền núi cao ở phía Tây. Miền núi
chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích
tự nhiên tồn tỉnh. Cấu tạo địa hình gồm các thành tạo đá biến chất, đá macma xâm
nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, 2016).
Từ vùng núi đến đồng bằng, địa hình của tỉnh có sự chuyển tiếp khơng liên tục,
vùng núi ở phía Tây có độ cao từ 1.500 - 1.800m, vùng đồng bằng có độ cao từ 5 30m, hình thành các bậc địa hình cao thấp nằm kề cận nhau, có thể chia địa hình của
tỉnh thành 4 loại (Tổng cục Quản lý đất đai, 2015):
- Vùng bờ biển và ven biển: Chiếm khoảng 1,60% diện tích tự nhiên tồn tỉnh
bao gồm các cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nƣớc mặn, đụn cát... tạo thành một dải
hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng từ 2 - 3km. Hình dạng và quy
mơ của loại địa hình này biến đổi theo thời gian, có xu hƣớng lấn dần vào đồng bằng
do tác động của sóng và gió biển.
- Vùng đồng bằng: Chiếm khoảng 24,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Nằm tiếp
giáp với vùng ven biển, ở độ cao từ 30m trở xuống. Đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi
có đặc điểm không liên tục mà bị phân cách bởi các sông, đồi núi xen kẽ, vừa thể hiện
tính chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng gò đồi.
- Vùng đồi: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng chiếm
khoảng 18% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, độ cao từ 30 - 300m. Độ dốc tƣơng đối lớn,

lớp phủ thực vật kém, khả năng xói mịn lớn.


- Vùng núi cao trung bình: Nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, chiếm 56%
diện tích tự nhiên. Độ cao từ 300 - 1.800m. Địa hình này bị phân cách mạnh, độ dốc
lớn, q trình xói mịn, rửa trơi xảy ra mạnh.
1.1.3. Đặc điểm khí tƣợng, khí hậu
Khí hậu của Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và ít
biến động, chế độ ánh sáng, lƣợng mƣa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là những nhân
tố ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 - 27 oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất
trong năm có thể xuống đến 12 - 13oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm
có thể lên đến 41oC. Các tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng
năm, các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ ẩm rất thấp nhƣng
tăng nhanh về mùa mƣa, những tháng có độ ẩm lớn bắt đầu từ tháng 9 và duy trì đến
tháng 2 năm sau. Độ ẩm tƣơng đối bình quân năm 82%.
Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 2.215 giờ, các tháng có số giờ
nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình từ 177 - 230 giờ/tháng. Từ tháng 9
đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ 100 - 125 giờ/tháng.
Chế độ mƣa, lƣợng mƣa trung bình khá cao 1700 - 2.700 mm, nhƣng chênh lệch
lớn theo mùa. Lƣợng mƣa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau
chiếm 87% lƣợng mƣa cả năm. Từ tháng 2 đến tháng 8 lƣợng mƣa chiếm 13%. Mƣa
lớn và tập trung trong thời gian ngắn gây lũ lụt và phân bố lƣợng nƣớc không đều
trong năm.
- Bão thƣờng tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hƣớng đi của các cơn
bão thƣờng là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 cá biệt có những
cơn bão gió trên cấp 12.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sơng ngịi ở Quảng Ngãi phân bố tƣơng đối đều. Các sơng có một số

đặc điểm nhƣ: bắt nguồn từ phía Đơng dãy Trƣờng Sơn và đổ ra biển, sơng chảy trên
hai địa hình (đồi núi phức tạp và đồng bằng hẹp), sơng ngắn và độ dốc lịng sơng lớn.
Quảng Ngãi có 03 con sơng tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và phục vụ đời sống


nhân dân trong tỉnh là sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ:
- Sông Trà Bồng: dài 45 km, chiều dài lƣu vực 56 km, diện tích lƣu vực 697
km2, chiều rộng lƣu vực trung bình 12,4 km.
- Sơng Trà Khúc: dài 135 km, chiều dài lƣu vực 123 km, diện tích lƣu vực 3.240
km2, chiều rộng lƣu vực trung bình 26,3 km.
- Sông Vệ: dài 90 km, chiều dài lƣu vực 70 km, diện tích lƣu vực 1.260 km2,
chiều rộng lƣu vực trung bình 18 km.
Ngồi ra, cịn có một số con sông nhỏ, các chi lƣu sông. Đặc biệt, ở miền núi
(chiếm 2/3 diện tích tồn tỉnh) có rất nhiều suối lớn nhỏ là nguồn nƣớc dồi dào cho các
hoạt động kinh tế và sinh hoạt.
- Đặc điểm thủy văn vùng sông ảnh hưởng triều:
Bờ biển Quảng Ngãi trải dài trên 4 huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, Tƣ
Nghĩa và Mộ Đức. Các sông lớn của tỉnh đều đổ ra biển theo các cửa sơng chính: Trà
Bồng đổ ra cửa Sa Cần, Trà Khúc đổ ra cửa Cổ Lũy, sông Vệ đổ ra cửa Đức Lợi và cửa
Cổ Lũy. Ngồi các sơng lớn trên, vùng đồng bằng Quảng Ngãi cịn có một số sơng nhỏ
cũng chảy trực tiếp ra biển, nhƣ sông Châu Me Đông, sông Diêm Điền, sông Chợ Mới
- Mỹ Khê chảy ra cửa Sa Kỳ,... Các con sơng ở Quảng Ngãi đa số có độ dài ngắn, độ
dốc lịng sơng lớn. Ranh giới ảnh hƣởng triều của các con sơng chỉ khoảng 10 km tính
từ cửa sông.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đƣợc Chính
phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nƣớc, góp
phần đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo
hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh liên
tục phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hƣớng

cơng nghiệp hóa, thu ngân sách và đầu tƣ phát triển ngày một gia tăng, các ngành, các
lĩnh vực đều phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, vị trí, vai trị của Quảng
Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ngày càng đƣợc nâng cao.
Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 44.202,18 tỷ đồng, tăng 5,0%
so với năm 2015, bằng 100,6% kế hoạch, trong đó GRDP khơng tính sản phẩm lọc hóa


dầu ƣớc đạt 27.291,79 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm trƣớc, bằng 99,4% kế hoạch;
GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 50 triệu đồng/ngƣời, tƣơng đƣơng 2.293 USD/ngƣời.
Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc đạt 108.919,52 tỷ đồng, tăng 2,0% so với năm
2015, vƣợt 1,9% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ƣớc đạt
41.616,3 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2015, đạt 98,7% kế hoạch. Kim ngạch xuất
khẩu ƣớc đạt 334,43 triệu USD, giảm 14,9% so với năm 2015, đạt 81,6% kế hoạch.
Kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 299,69 triệu USD, giảm 0,5% so với năm 2015, đạt
80,6% kế hoạch. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ƣớc đạt 13.164,47 tỷ
đồng, tăng 4,7% so với năm 2015, vƣợt 2,8% kế hoạch. Tổng thu cân đối ngân sách
trên địa bàn ƣớc khoảng 17.299 tỷ đồng, giảm 37,8% so với năm 2015, đạt 77,4% dự
toán. Tổng vốn đầu tƣ xã hội tăng 5,11%. Về Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới:
Dự kiến đến cuối năm có 13 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, lũy kế có 24 xã đạt chuẩn,
đạt tỷ lệ 14,6% số xã. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực. Các chính
sách an sinh xã hội đƣợc triển khai đầy đủ, kịp thời. Quốc phòng, an ninh tiếp tục
đƣợc giữ vững; trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm (Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi,
2016).
Có thể thấy tổng giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh chiếm
48% giá trị tổng sản phẩm khơng tính sản phẩm lọc hóa dầu. Do đó, ngành nơng, lâm
nghiệp và thủy sản có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi.
1.3. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi
Để ứng phó với BĐKH cho tỉnh Quảng Ngãi, đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực
hiện, trong đó có một số nghiên cứu điển hình do Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn

và Biến đổi khí hậu (trƣớc đây là Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng)
thực hiện nhƣ sau:
- Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH và NBD cho tỉnh Quảng Ngãi giúp
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn 2011 - 2020.
- Dự án "Tăng cƣờng năng lực Quốc gia ứng phó với biến đổi Khí hậu ở Việt
Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm sốt phát thải khí nhà kính" do Viện Khoa học


Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực
hiện từ năm 2009, do Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ. Một trong


những mục tiêu quan trọng của Dự án là nghiên cứu xây dựng, chuyển tải thơng tin dữ
liệu về khí hậu, cực trị khí hậu và biến đổi khí hậu thành các thơng tin, dữ liệu có thể
khai thác, sử dụng phục vụ hoạch định kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cho các
địa phƣơng. Các kết quả thực hiện của dự án đã chuyển giao cho tỉnh Quảng Ngãi năm
2014. Dự án đã phối hợp với các Cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh triển khai hoạt
động tƣ vấn, nghiên cứu ứng dụng các công cụ chuyển tải các thơng tin có thể khai
thác, sử dụng trong cơng tác hoạch định kế hoạch thích ứng với BĐKH của tỉnh Quãng
Ngãi.
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ
công tác quản lý nhà nƣớc về biến đổi khí hậu” do PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hƣơng
làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 2011. Trong đó, đề tài đã phát triển bộ chỉ số đánh giá
tính dễ bị tổn thƣơng phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về biến đổi khí hậu và thực
hiện đánh giá thí điểm cho tỉnh Quảng Ngãi đối với thời điểm hiện tại là năm 2013.
- Đề tài “Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi;
các giải pháp thích ứng và ứng phó” năm 2015, trong đó đã thực hiện dự báo các tác
động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi theo các Kịch bản về biến đổi khí
và nƣớc biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã công bố.

Ngoài ra đối với cụ thể lĩnh vực canh tác lúa, Võ Ngọc Dũng đã thực hiện luận
văn thạc sĩ “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực canh tác lúa tỉnh
Quảng Ngãi” năm 2013, trong đó tác giả đã thực hiện đánh giá tác động trên hai khía
cạnh gồm nhu cầu tƣới và diện tích bị ngập lụt.
1.4. Tổng quan các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi
- Ngày 17 tháng 6 năm 2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành chỉ thị số 22/CTUBND về việc tăng cƣờng công tác phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm
2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm chủ động phòng, tránh thiên tai, BĐKH,
NBD.
- Ngày 27 tháng 12 năm 2011 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết
định số 2068/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Hành động ứng phó với BĐKH. Trong
đó, đã xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là nghiên cứu những
tác động của BĐKH đối với tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp ứng phó .


- Ngày 09 tháng 11 năm 2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
1776/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ
(KH&CN) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020. Trong
đó, có “Chƣơng trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng; nghiên cứu
ứng dụng KH&CN phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”, với yêu
cầu đặt ra là: Nghiên cứu ứng dụng KH&CN để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên; nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý, cảnh báo, kiểm soát,
bảo vệ mơi trƣờng và phịng tránh thiên tai; chủ động tham gia thực hiện chƣơng trình
KH&CN phục vụ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; xác lập luận
cứ khoa học để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển,
vùng ven biển và đảo Lý Sơn, phục vụ chƣơng trình phát triển kinh tế biển của tỉnh.
Chƣơng trình chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu điều tra cơ bản về tài nguyên môi
trƣờng, ứng phó với BĐKH.
- Các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi căn cứ Kế hoạch hành động cấp tỉnh
đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, nƣớc biển
dâng và phịng chống thiên tai của địa phƣơng mình, hiện có 03 huyện đã thực hiện.

Kết luận Chương 1:
Luận văn đã tổng hợp tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chính
sách và nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó có
nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh Quảng Ngãi đã
thực hiện nhiều các mơ hình tốn cơng phu, số liệu tin cậy, việc sử dụng các số liệu
này để phục vụ các nghiên cứu tiếp theo là hồn tồn đảm bảo tính khoa học mặt khác
phát huy tốt các kết quả hiện có này.


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG TRONG SẢN XUẤT LÚA
2.1. Tổng quan về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
2.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đối với biến đổi khí hậu
Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đã có nhiều thay đổi trong hơn 20 năm qua;
có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh
giá tính dễ bị tổn thƣơng (Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn, 2012). Các định nghĩa
nói chung đều cho rằng TDBTT đƣợc xác định dựa trên mƣ́ c đô ̣BĐKH , độ nhạy cảm
và khả năng thích ứng của đối tƣợng chịu tác động.
Bảng 2.1. Tổng hợp các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng
Tổ chức

IPCC

JICA

Tài liệu tham khảo

Định nghĩa

TDBTT là mức độ nhạy cảm hay không thể

chống chịu của một hệ thống/đối tƣợng trƣớc các
tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động
Báo cáo đánh giá lần
khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan.
thứ 4 của IPCC
TDBTT là hàm số của tính chất, cƣờng độ và
mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động
(IPCC AR4)
khí hậu mà hệ thống/đối tƣợng đó phải hứng
chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ
thống/đối tƣợng đó.
TDBTT = gần bằng các tác động bên ngồi/ [Khả
Hỗ trợ thích ứng
năng chống chịu (khả năng thích ứng) - độ
BĐKH của JICA
nhạy cảm]
TDBTT là mức độ một hệ thống nhạy cảm

OECD

Lồng ghép thích ứng
BĐKH vào phát
triển - Hƣớng dẫn
chính sách

UNDP

Xây dựng kịch bản
các tác động của
BĐKH và TTDBTT


Tổ chức

Tài liệu tham khảo

/không thể chống chịu trƣớc các tác động có hại
của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các
hiện tƣợng khí hậu cực đoan. TDBTT là hàm số
của tính chất, cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của
các biến đổi và dao động khí hậu mà hệ thống đó
phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích
ứng của hệ thống đó (giống với IPCC AR4)
TDBTT = Mƣ́ c đô ̣ BĐKH trƣ ớc dao động khí
hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan x Độ
nhạy cảm - Khả năng thích ứng
Định nghĩa


UNDP

Khung chính sách
thích ứng BĐKH:
TDBTT = Rủi ro (các tác động có hại của BĐKH
xây dựng chiến lƣợc,
đã đƣợc dự báo) - Thích ứng
chính sách và các
giải pháp

Bộ Mơi
trƣờng

Nhật
Bản

TDBTT là mức độ một hệ thống nhạy cảm
/không thể chống chịu trƣớc các tác động có hại
của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các
hiện tƣợng khí hậu cực đoan. TDBTT là hàm số
Thích ứng BĐKH
một cách thơng minh của tính chất, cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của
các biến đổi và dao động khí hậu mà hê thống đó
phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích
ứng của hệ thống đó (giống với IPCC AR4)
Nguồn: JICA (2011), Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Khái niệm TDBTT do IPCC (2007) xây dựng hiện đƣợc ứng dụng rộng rãi nhất
và tính dễ bị tổn thƣơng (V) biểu diễn theo cơng thức tốn học là một hàm của mức độ
phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng (AC) đƣợc thể hiện dƣới dạng
hàm số nhƣ sau:
V = f (E, S, AC)
Trong đó:
- E: mƣ́ c đơ ̣ phơi lộ (exposure) là mức độ tiếp xúc hay mức độ phơi lộ của một
hệ thống với những thay đổi đáng kể nào đó của khí hậu (IPCC, 2001).
- S: độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hƣởng, có lợi
hay bất lợi, bởi các yếu tố thay đổi của khí hậu (bao gồm sự thay đổi giá trị trung bình,
giá trị cực đoan và sự dao động của khí hậu (IPCC, 2007).
- AC: khả năng thích ứng (Adaptive Capacity): là năng lực của một tổ chức hoặc
một hệ thống để giảm thiểu rủi ro do BĐKH hoặc để nhận ra những lợi ích từ những
sự thay đổi đặc tính hoặc hành vi (IPCC, 2007).
Tính dễ bị tổn thƣơng của một hệ thống hay đối tƣợng trƣớc một mối nguy nào
đó tỷ lệ thuận với mức độ phơi lộ, hay có nghĩa là hệ thống hay đối tƣợng tiếp xúc



hoặc bị tác động nhiều bởi mối nguy cơ đó. Đồng thời, tính dễ bị tổn thƣơng cũng tỉ lệ
thuận với độ nhạy cảm của hệ thống hay đối tƣợng đó với mối nguy cơ. Ví dụ nhƣ biến
đổi khí hậu làm cho tăng mối nguy ngập lụt hay xâm nhập mặn do nƣớc biển dâng thì
các đối tƣợng là khu vực ven biển sẽ có mức độ phơi lộ lớn hơn so với khu vực trong
lục địa; cũng với nguy cơ ngập lụt thì khu vực đồng bằng sẽ có độ nhạy cảm lớn hơn
khu vực miền núi.
Tính dễ bị tổn thƣơng còn bị chi phối bởi khả năng thích ứng hay chống chịu của
một hệ thống trƣớc mối nguy cơ; đó là khi có các biện pháp thích ứng tốt hay khả năng
chống chịu cao thì tính dễ bị tổn thƣơng sẽ giảm đi. Các biện pháp thích ứng có thể là
biện pháp chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch phát triển, hành động ứng phó nhằm làm
giảm mức độ phơi lộ hay độ nhạy cảm của hệ thống đối với nguy cơ. Ví dụ, cũng với
mối nguy ngập lụt, xâm nhập mặn do nƣớc biển dâng, đối với các địa phƣơng có thực
hiện xây dựng các cơng trình ngăn mặn (giảm mức độ phơi lộ) hay có phƣơng án
chuyển đổi cây trồng sang các giống cây chịu mặn (giảm mức độ nhạy cảm) đƣợc coi
là có khả năng thích ứng tốt do đó tính dễ bị tổn thƣơng sẽ giảm đi so với các địa
phƣơng khác.
Việc tiến hành nghiên cứu TDBTT theo các khía cạnh độ phơi lộ, độ nhạy cảm và
khả năng thích ứng mang tính tổng quát và có ý nghĩa, do đó, luận văn lựa chọn khái
niệm của IPCC về tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu làm cơ sở để thực hiện
lựa chọn phƣơng pháp đánh giá.
2.1.2. Tổng quan các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trên thế giới
Đánh giá TDBTT do BĐKH cung cấp những thông tin cơ sở định hƣớng cho
những giải pháp thích ứng, xây dựng chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch cho vùng,
quốc gia, lãnh thổ, cộng đồng cũng nhƣ cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Các nghiên
cứu đánh giá TDBTT thƣờng đƣợc chia làm hai loại theo cách tiếp cận “thế hệ thứ
nhất” và cách tiếp cận “thế hệ thứ hai”. Cách tiếp cận “thế hệ thứ nhất” còn đƣợc gọi
là cách tiếp cận “tác động của BĐKH” hay “từ trên xuống” tập trung vào các tác động
tiềm tàng của BĐKH trong dài hạn. Ngƣợc lại, cách tiếp cận “thế hệ thứ hai”, hay cịn

đƣợc gọi là cách tiếp cận “thích ứng với BĐKH” hay “từ dƣới lên” thì tập trung vào
các giải pháp thích ứng và sự tham gia của cộng đồng (Ringler and G.A.Gbetibouo,
2009).


Cả hai cách tiếp cận “từ trên xuống” hay “từ dƣới lên” đều có ƣu điểm và nhƣợc
điểm. Trong một số trƣờng hợp, nếu các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến các
tác động dài hạn của BĐKH thì cách tiếp cận “từ trên xuống” sẽ hợp lý hơn. Trong
trƣờng hợp khác, cách tiếp cận “từ dƣới lên” sẽ là hữu ích hơn nếu các nhà nghiên cứu
quan tâm đến TDBTT trƣớc dao động khí hậu trong ngắn hạn nhiều hơn là BĐKH
trong dài hạn. Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận này đƣợc thể hiện ở Hình 2.1.

Hình 2.1. Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dƣới lên để đánh giá TDBTT
và thích ứng
Nguồn: Dessai và Hulme (2004)

2.1.2.1. Cách tiếp cận “từ trên xuống”
Cách tiếp cận “từ trên xuống” tập trung đánh giá các rủi ro khí hậu trong dài hạn
nhƣ vài thập kỷ và thƣờng đến 2100 và thƣờng dựa trên các kịch bản BĐKH. Hình 2.2
đƣa ra những thành phần chính của cách tiếp cận “từ trên xuống”.
Trƣớc tiên, cần đánh giá xây dựng các kịch bản phát triển KT-XH và môi trƣờng,
trên mối tƣơng quan với nhau. Hay các kịch bản của các thành phần liên quan phải
tƣơng thích với nhau. Ví dụ, dân số tăng lên có thể dẫn đến tổng sản phẩm quốc dân
tăng lên nhƣng khơng có nghĩa là thu nhập trên đầu ngƣời tăng lên. Sau đó, các tác
động đến tự nhiên sẽ đƣợc đánh giá, có thể đối với nhiều lĩnh vực và từ đó có thể kiểm
tra các giải pháp thích ứng tƣơng ứng. Từ đó, ngƣời ta có thể đánh giá TDBTT và các
giải pháp thích ứng đƣợc đề xuất.
Cách tiếp cận “từ trên xuống” có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho



q trình quyết định chính sách và tập trung nhiều vào các tác động của BĐKH đến tự
nhiên. Tuy nhiên cách tiếp cận này không thể hiện rõ sự tƣơng tác với con ngƣời và
khả năng thích ứng của địa phƣơng (UNFCCC, 2007).

Hình 2.2. Các bƣớc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo hƣớng tiếp
cận từ trên xuống
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Thực hiện đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo hƣớng tiếp cận từ trên xuống đã
thực hiện có thể kể đến: Quy trình bảy bƣớc của IPCC (Carter, T.R, M.L. Parry, H.
Harasawa, và S. Nishioka, 1994); Chƣơng trình Nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ;
Phƣơng pháp đánh giá của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Hoa Kỳ.
2.1.2.2. Cách tiếp cận “từ dưới lên”
Cách tiếp cận từ dƣới lên mới đƣợc đƣa ra trong những năm gần đây, bổ sung cho
cách tiếp cận “từ trên xuống” do dựa trên các chiến lƣợc ứng phó của địa phƣơng, cơng
nghệ và kiến thức bản địa, năng lực và khả năng ứng phó của cộng đồng và chính


×