Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào kiến thức bản địa ở xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.74 KB, 14 trang )

1

Nghiên cứu một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu
dựa vào kiến thức bản địa ở xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Đỗ Thị Lan1, Nguyễn Thị Huệ1, Dương Thị Hoạt1
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những biến đổi của các hiện tượng thời tiết đã ảnh hưởng lớn
đến đời sống của người dân xã Như Cố, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Người dân
cũng đã biết vận dụng các kiến thức bản địa về kỹ thuật canh tác và sử dụng các giống cây
trồng bản địa có tiềm năng (Dưa lê, chuối tây, gừng, khoai tây, đỗ xanh...) để thích ứng với
biến đổi khí hậu (BĐKH). Ba mô hình nghiên cứu tại xã đã được người nông dân hưởng ứng
nhiệt tình và đạt được kết quả cao: Mô hình cây khoai tây chịu rét, mô hình cây dưa lê chịu
hạn, mô hình trồng xen chuối và gừng trên đất dốc. Các mô hình này không những đem lại lợi
ích về mặt kinh tế cho người dân mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và môi trường, đảm bảo sự
phát triển bền vững trong điều kiện BĐKH.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, kiến thức bản địa, mô hình, thích ứng, sản xuất nông nghiệp.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, Bắc Kạn là một trong những tỉnh bị thiệt hại lớn trong sản xuất
nông nghiệp do sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan. Trước tình hình đó,
ngoài những giải pháp về công nghệ thì những tri thức bản địa giúp người dân thích ứng được
với biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng. Cộng đồng người dân ở Bắc Kạn nói riêng và
miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung có vốn kiến thức và kinh nghiệm truyền thống sản
xuất nông nghiệp. Người dân đã biết sử dụng các giống cây trồng bản địa có tiềm năng, sử
dụng kỹ thuật chăm bón từ nhiều đời nay để duy trì hoạt động sản xuất của mình trong điều
kiện BĐKH. Nhiều mô hình cây trồng bản địa đã được triển khai trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, để
đánh giá được hiệu quả của các mô hình cây bản địa thì đề tài“Nghiên cứu một số mô hình sản
xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào kiến thức bản địa ở xã Như Cố, huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn” là thực sự cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để người dân tại các địa
phương có cùng điều kiện áp dụng và triển khai, nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Đề xuất được mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào kiến thức bản địa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thảo luận nhóm
Công cụ này chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin định tính liên quan đến các
nội dung chính sau:
- Biến đổi của khí hậu thời tiết xẩy ra trong mấy năm gần đây;
- Tác động của BĐKH đến qui mô và mức độ thiệt hại của sản xuất nông nghiệp
- Tác động của BĐKH đến từng loại cây trồng tại địa phương
- Các hoạt động thích ứng của cộng đồng người dân địa phương để hạn chế tác động
1

Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Tel: 0983.640.105, Email:


2
- Các kiến thức bản địa trong dự đoán biến đổi khí hậu và hoạt động thích ứng nào
xuất phát từ kiến thức bản địa.
- Các loại cây trồng bản địa, kỹ thuật bản địa và kinh nghiệm của người dân trong
SXNN thích ứng với BĐKH (giữ giống, làm đất, thời vụ, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, cơ
cấu cây trồng, mùa vụ vvv...)
- Lựa chọn mô hình cây trồng thích ứng với BĐKH ở địa phương (loại cây trồng, giống,
kỹ thuật canh tác? Đặc tính thích nghi, đặc điểm văn hóa, hiệu quả kinh tế, khả năng nhân rộng,
nhu cầu thị trường, đối tượng hưởng lợi vvv...).
Các nội dung trên được đưa ra thảo luận nhóm có định hướng ở cộng đồng. Xã lựa
chọn ra 5 nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 7-10 người đại diện cho các cộng đồng dân tộc chính
ở tại địa phương. Các nhóm thảo luận ở mỗi xã bao gồm:
- 01 nhóm nam giới
- 01 nhóm nữ giới
- 01 nhóm hiểu biết trong xã
- 01 nhóm nam dân tộc thiểu số khó khăn nhất (Dao)

- 01 nhóm nữ dân tộc thiểu số khó khăn nhất (Dao)
* Phỏng vấn sâu tại địa phương
Công cụ này được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này nhằm tìm ra những thông tin
sâu về kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân trong SXNN thích ứng với BĐKH. Tại
mỗi thôn bản các thành phần tham gia phỏng vấn sâu bao gồm:
- Người già: 3 nam và 3 nữ
- Người am hiểu: 3 người
- Cán bộ lãnh đạo xã: 01 cán bộ Hội nông dân và 01 cán bộ Hội Phụ nữ
- 3 người hiểu biết nhất được chọn ra từ các nhóm thảo luận
* Phương pháp xử lý thông tin
Cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng đều được sử dụng trong nghiên
cứu này. Các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý thống kê mô tả các đặc điểm của hộ, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi của hộ, các tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động thích ứng mà hộ áp
dụng.
- Phương pháp phân tích định tính được sử dụng để phân tích thực trạng nhận thức của
người dân trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại xã Như Cố
Bảng 1. Tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
tại xã Như Cố
Cây trồng/
vật nuôi

Hiện tượng thời tiết
xấu

Tác động



3
+ Bọ xít đen (trước kia không có) xuất hiện trên
toàn xã, đặc biệt có nhiều trên lúa lai, vùng lúa bị
cớm nắng
+ Rầy
Lúa

Hạn kéo dài

Rét đậm, rét hại
Thời tiết thất thường
Ngô

Đậu xanh

Lạc

Khoai Tây

- Bệnh bó rễ, thời vụ chậm lại
Bệnh đạo ôn do mưa nắng thất thường
- Bệnh vàng lùn, xoắn lá trước đây không có

Hạn kéo dài

Ít hạt do trổ cờ thiếu nước
Không có hạt

Rét


Thời gian ra bắp chậm hơn
Ít hạt

Mưa nắng thất thường

Khi ngô sắp trổ cờ, cây bị thối nhũn đến gốc và
chết, trước đây không bị bệnh này.

Hạn

Rệp màu xanh đen phát triển nhiều làm cây lùn
xuống và chết, xuất hiện vào tháng 5 - 6.

Mưa nắng thất thường,
mưa nhiều vào tháng 2-3

Dưa lê

+ Nhện vàng (trước đây không có), mới gây thiệt
hại nhẹ
+ Sâu đục thân phát triển: trước gây thiệt hại rất ít,
2010 gây thiệt hại 4-5%
- Tăng chi phí sản xuất: phân, thuốc, công, xăng
dầu bơm nước gấp 2-3 lần so với trước

Rụng hoa, ra hoa nhiều đợt, chín không đều
Lá phát triển nhiều, cây ra nhiều vòi

Hạn


Kiến đỏ phát triển đục lỗ ăn vào quả, đom đóm cắt
lá,cây lùn sinh trưởng kém

mưa

Rụng hoa,cây không thụ phấn được

Hạn

Kiến đỏ phát triển đục lỗ vào ăn hạt

Rét

Không nảy mầm được

Hạn

Rét đậm kéo dài

Kiến đỏ ăn củ
Thiếu độ ẩm, ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển

Quăn lá
Bệnh Cước chân

Lợn

Thời tiết thất thường

Tụ huyết trùng

Lở mồm long móng


4
Viêm loét miệng
Dê, trâu, bò

Thời tiết thất thường
Rét đậm rét hại

Gia Cầm

Thời tiết thất thường

Trâu bò chết
Phân trắng, phân xanh.
Con phát triển kém

(Nguồn: Điều tra thực tê)
3.2. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại xã Như Cố
Bảng 2. Các hoạt động thích ứng BĐKH
Sử dụng cây trồng
thích ứng với BĐKH
- Giống Khang Dân
là giống ngắn ngày
nên tránh được hạn
hán cuối vụ đối với
vụ lúa mùa
- Giống Bao thai là
giống phản ứng ánh

sáng ngày ngắn do đó
có thể chủ động được
thời vụ
- Dùng giống đỗ mốc
bản địa để trồng trên
đất một vụ lúa để
tránh hạn và tăng thu
nhập.

Kỹ thuật thích ứng BĐKH

Làm đất: Làm luống thấp
Kỹ thuật trồng:
- Trồng xen nhiều loại cây
trồng
- Dùng phế phụ phẩm nông
nghiệp để ủ gốc, phủ lên mặt
luống
- Chặt ngang thân cây chuối
trước khi trồng
Chăm sóc và phòng trừ sâu
bệnh:
- Chấm mặt cắt của củ giống
khoai tây vào tro bếp hoặc xi
măng
- Dùng bẫy đèn để bắt sâu
xám hại ngô, đậu đỗ.
- Vãi tro bếp lên cây để trừ rầy.
- Dùng cây Mác Ca cắm ở ruộng
để xua đuổi côn trùng, bọ xít.


Một số hoạt động khác
+ Thay đổi thời vụ gieo trồng
cho phù hợp với từng loại cây
trồng và điều kiện thời tiết:
- Gieo mạ vào cuối tháng 2 thay vì
gieo vào cuối tháng 1.
- Chủ động trồng ngô sớm hơn
trong vụ đông
- Trong lâm nghiệp người dân chỉ
mang cây con đi trồng sau khi
trời mưa to, đất đã đủ ẩm để tránh
hạn, đảm bảo cho cây sống tốt.
+ Xây dựng hệ thống kênh
mương, phai (đập tràn), hồ
chứa nước để điều tiết nước.
- Xây dựng hai hồ chứa là Hồ Nà
Đon và hồ Quan Làng
- Hỗ trợ máy bơm nước cho một
số thôn phục vụ công tác tưới
tiêu.
- Tăng cường hoạt động trồng

- Dùng nilon che phủ mạ để
tránh rét.

rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là
rừng nguyên sinh và rừng đầu

- Chăm sóc cây con sớm để

tăng khả năng chống chịu

nguồn để giữ nước.
- Thường xuyên theo dõi thông
tin thời tiết

(Nguồn: Điều tra thực tê)
3.3. Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp tại xã Như Cố
3.3.1. Kiến thức bản địa được sử dụng để sản xuất một số cây trồng nông nghiệp chính


5
Bảng 3. Cây trồng nông nghiệp và KTBĐ được sử dụng
Kiến thức bản địa
- Kỹ thuật canh tác: Bón lót phân chuồng, sử dụng thảo mộc để trừ sâu
Cây lúa

Cây ngô

- Diệt bọ xít: Dùng dẻ cuốn thành cuộn to, ngâm vào nước giải rồi cắm ra
ruộng hoặc cho nước vào ruộng, bọ xít bò lên lá, dùng vợt để bắt.
- Chống rét cho mạ: vãi tro bếp và phủ nilon
- Chống rét cho lúa: Tháo bớt nước chỉ còn 2-3 cm rồi sục bùn bón phân.
- Trừ sâu xám: Bắt sâu ban đêm bằng tay
- Tưới nước pha phân lân khi ngô trỗ cờ bị hạn giúp cây trỗ đồng đều hơn

- Hoa xoan nở thì bắt đầu thời vụ gieo trồng
Cây đỗ xanh - Vãi tro lên cây để trừ rệp muội
- Không trồng đậu xanh trên chân đất quá tốt


Cây khoai
tây

Sử dụng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục
- Lên luống thấp để hạn chế khô hạn
- Tỉa bớt thân nếu cây khoai tây mọc nhiều thân
- Trồng trên chân đất cát pha ven suối, khi lên luống cho một ít rơm rạ xuống
trước khi đặt củ giống để đất tơi xốp, củ phát triển nhanh và nhẵn nhụi

Cây gừng

Bảo quản giống trong cát, gậm sàn, tránh ánh sáng
- Khi trồng tách thành những mẩu nhỏ, trồng nơi đất tốt, lượng ánh sáng
vừa phải (dọc theo các khe, trồng xen với chuối trong năm đầu)

Cây chuối
tây

- Sử dụng cây chuối con (cao 1-1.5m) tách từ cây mẹ không sâu bệnh, cho
buồng to mập
- Khi trồng cắt ngang thân để chống hạn
- Nếu sau trồng trên 10 ngày không có mưa tiếp tục cắt vát cách vết cắt cũ
20-25 cm.
- Trồng xen ngô, lạc hay gừng trong năm đầu để tiện chăm sóc làm cỏ và
hạn chế xói mòn

Cây dưa lê

Trồng vào thời điểm bắt đầu lập xuân
Lên luống, lót phân chuồng

Tưới nước pha phân lân cho dưa lê thụ phấn quả tốt hơn
(Nguồn: Điều tra thực tế)

- Giống lúa Bao thai là giống truyền thống chủ đạo trong sản xuất lương thực của
người dân nơi đây (Theo Phòng NN&PTNT huyện Chợ Mới thì giống này chiếm 97% diện
tích trồng lúa tại các xã Như Cô).
Thảo luận nhóm cho thấy: Người dân xã Xã Như Cố chọn ưu tiên số 1 cho phát triển
giống lúa Bao thai.


6
- Giống khoai lang địa phương cũng được duy trì phát triển vì củ có thể làm thức ăn
cho người, cho gia súc hoặc mang bán; dây khoai lang được bà con dùng làm thức ăn bổ sung
cho trâu bò, lợn trong vụ đông thiếu thức ăn tự nhiên, giúp cho đàn gia súc vượt qua được các
đợt rét đậm, rét hại.
- Cây đỗ xanh, lạc địa phương là giống họ đậu bản địa cũng được người dân duy trì
phát triển để tiêu dùng và mang bán. Các giống này có thể bố trí vào các công thức xen canh
luân canh của địa phương trên đất lúa 1 vụ đạt hiệu quả tốt.
- Cây dưa lê là giống siêu ngọt có hiệu quả kinh tế cao. Dưa lê có mùi thơm và thường
được dùng làm món tráng miệng. Dưa lê có hàm lượng vitamin A, B, C và chất khoáng như
magie, natri khá cao, không có cholesterol. Những người muốn giảm cân nên bổ sung dưa lê
vào thực đơn ăn kiêng của họ. Trồng dưa lê còn có ưu điểm tiết kiệm được nguồn nước tưới
nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn. Sản phẩm phụ của cây dưa lê (rễ, thân lá) là
nguồn phân bón tại chỗ khá giàu đạm, sẽ giảm lượng phân bón hóa học cho cây lúa vụ mùa,
từ đó đất đai sẽ được bảo vệ và tăng độ phì.
- Giống chuối tây địa phương là giống bản địa, có chất lượng quả tốt, có thị trường
tiêu thụ ổn định nên ngày càng được người dân phát triển. Người dân có mong muốn tiếp tục
phát triển giống chuối này. Theo họ, trồng chuối rất có hiệu quả vì: Quả chuối dễ bán, mang
lại thu nhập đáng kể; thân cây chuối có thể tận dụng để làm thức ăn bổ sung cho trâu bò, lợn,
gà, ngan, ngỗng rất tốt. Đặc biệt làm thức ăn bổ sung cho trâu bò vào vụ đông khi trời rét, cỏ

tự nhiên khan hiếm. Chính quyền địa phương cũng cho rằng cây chuối là một lựa chọn khả thi
và mang lại hiệu quả cho bà con trên đất đồi.
Nếu kết hợp giống chuối bản địa này với quy trình thâm canh tiên tiến thì sẽ mang lại
hiệu quả rất cao và có thể xây dựng vùng sản xuất chuối chuyên canh tại xã Như Cố và phụ
cận cung cấp sản phẩm cho tỉnh như Bắc Kạn, Thái Nguyên…
- Cây gừng ta vừa là cây gia vị, nhưng cũng là cây dược liệu và là giống bản địa. Theo
người dân cây gừng có độ thích ứng cao, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho thu hoạch sau
trồng từ 6-8 tháng và dễ bán. Đặc biệt cây gừng ta không ưa áng sáng trực tiếp, nên có thể bố trí
trong công thức trồng xen với cây ăn quả (cây chuối) trong giai đoạn đầu khi cây chưa khép tán.
3.3.2. Dự báo hiện tượng thời tiết xấu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Khi Chuồn chuồn bay thấp thì sắp có mưa,
- Kiến di chuyển cả đàn qua đường thì sắp có mưa lớn
- Đàn vịt ở nhà tự nhiên kêu ầm ĩ thì sắp có bão,
- Cây cọ càng sai quả và quả càng xanh thì dự báo càng rét đậm.
- Rêu mọc ở đá suối bong ra, nổi lên nhiều thành từng đám thì sắp có mưa lũ
- Năm nào cây cỏ môi mọc tràn ra suối thì năm đó hạn nặng,
- Trời nắng oi và gió bắc thì sắp có bão hoặc áp thấp nhiệt đới
Các KTBĐ này ngày nay vẫn được người dân địa phương sử dụng kết hợp với thông
tin dự báo thời tiết trên truyền hình để điều chỉnh các hoạt động trong sản xuất và sinh hoạt
phù hợp với diễn biến của thời tiết, khí hậu. Các KTBĐ này có ưu điểm là gắn liền với hoạt


7
động sản xuất của người dân tại địa phương và có khả năng dự báo đúng một số HTTTX hay
thiên tai xảy ra sau một thời gian khá dài giúp cho đồng bào có khả năng thích ứng tốt hơn.
3.4. Một số mô hình cây trồng thích ứng với BĐKH dựa vào kiến thức bản địa được xây
dựng tại xã Như Cố
3.4.1. Mô hình cây trồng thích ứng rét - Cây khoai tây
* Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây khoai tây chịu rét
Mô hình khoai tây thích ứng rét sẽ sử dụng giống khoai tây Hà Lan có thịt củ màu

vàng, kết cấu chặt, có vị đậm. Mô hình sẽ áp dụng tối đa các kinh nghiệm và kiến thức bản
địa của người dân địa phương và chú ý đến những lưu ý về kỹ thuật trồng. Nguồn phân bón
được sử dụng chủ yếu từ phân gia súc được ủ hoai mục với chất độn chuồng, một số cây cỏ
dại và trấu bằng men ủ phân vi sinh EMIG 25G. Khi rạch hàng trồng sẽ độn rơm rạ vừa thu
hoạch lúa mùa để tận dụng nguồn phân bón và tăng độ ẩm, độ xốp cho củ phát triển. Luống
trồng sẽ được lên thấp và áp dụng các biện pháp chăm sóc để tăng cường khả năng sinh
trưởng, chống chịu.
Bảng 4. Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây khoai tây chịu rét
Tiêu chí

Đặc điểm

Giống khoai tây

Giống khoai tây Đức, có thịt củ màu vàng
- Phù hợp với điều kiện đất đai, khả năng đầu tư của người dân:
Mức độ đầu tư trung bình khoảng 650-700 nghìn đồng/360m2) phù
hợp với hộ nghèo, hộ trung bình và cả hộ giàu
- Kỹ thuật canh tác và kỹ thuật để giống dựa vào kiến thức bản địa
và kinh nghiệm của người dân
- Phù hợp với cả phụ nữ và nam giới, giải quyết vấn đề lao động
nhàn rỗi trong vụ đông.

Tính phù hợp

- Cải thiện thu nhập cho mùa đông khi các cây nông nghiệp
khác không cho thu nhập
Tính thích ứng biến
đổi khí hậu


Tính bền vững và
khả năng nhân rộng

- Trong điều kiện rét ngày càng kéo dài, khoai tây Đức là cây trồng
có khả năng chống chịu rét tốt nhất tại xã
- Là loại cây ngắn ngày, sản phẩm thân lá có thể làm phân bón
cho cây trồng vụ xuân
- Người dân địa phương có nhận thức rõ về tác động của BĐKH,
cần thiết phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm tác động của
BĐKH.
- Người dân có nhu cầu phát triển cây khoai tây
- Quỹ đất tại xã rất lớn (85ha) nên mô hình có khả năng nhân rộng
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại địa phương lớn

(Nguồn: Điều tra thực tế)
Khoai Tây là cây ưa lạnh. Trong điều kiện khí hậu vụ đông ở miền núi phía bắc lạnh
giá, cây khoai tây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất (nhiệt độ thích hợp cho
khoai tây sinh trưởng, phát triển từ 15-250). Đặc biệt với những chân ruộng trồng lúa bao thai


8
thu hoạch muộn (10/11), trong khi những cây trồng truyền thống như ngô, khoai lang không
thể sinh trưởng, phát triển được, thì cây khoai tây tỏ ra có ưu thế và thích ứng hơn cả nên
được xem là cây chịu lạnh cần được thử nghiệm mô hình và phát triển nhân rộng tại địa
phương.
Điều kiện đất đai, cây khoai tây yêu cầu không quá khắt khe, trên đất cát pha, thịt nhẹ,
bãi bồi ven suối đều có thể trồng. Qua thảo luận với người dân và cán bộ chuyên môn tỉnh,
huyện diện tích đất này của xã vào vụ đông tương đối lớn, bao gồm gần hết diện tích đất lúa 2
vụ và 1 phần diện tích đất lúa 1 vụ hiện tại đang bỏ hoang vụ đông khoảng 40 ha.
* Kiến thức bản địa sử dụng trong mô hình cây khoai tây thích ứng với rét

Tuy cây khoai tây không phải là giống cây trồng bản địa tại xã Như Cố, nhưng người
dân đã từng trồng với quy mô nhỏ chủ yếu để tự phục vụ cho gia đình và có một số kinh
nghiệm trong sản xuất cây khoai tây:
- Khi trồng chỉ cần tạo một rãnh nhỏ khoảng 15-10 cm, đủ để đi lại và tiện chăm sóc
đồng thời hạn chế hạn hán.
- Khi rạch hàng trồng thay vì phải đập đất nhỏ cho tơi xốp, người dân đã tận dụng một
lượng rơm rạ để độn phía dưới, rồi mới đặt củ lên, vừa tận dụng phân bón tại chỗ lại góp phần
bảo vệ môi trường.
- Đối với những củ giống nhỏ người dân sử dụng cả củ để trồng, nhưng những củ to,
người dân bổ nhỏ rồi chấm với tro bếp để hạn chế vi khuẩn thâm nhập, vừa tiết kiệm giống lại
giảm chi phí.
- Khi tưới nước vào rãnh phải rút ngay sau 3 - 4 giờ để tránh củ thối
- Khi trồng người dân rắc thêm vôi bột để hạn chế sâu bệnh
- Tưới vào buổi sáng để rửa lá hạn chế sương muối
- Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn phân bón tại chỗ
3.4.2. Mô hình cây trồng thích ứng chịu hạn - Cây dưa lê
* Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây dưa lê chịu hạn
Giống dưa lê sử dụng là giống siêu ngọt, hạt nhỏ (một loại giống địa phưương). Dưa lê
trồng vào tháng giêng, là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 90- 100 ngày đã
cho thu hoạch nên giải phóng đất kịp thời cho cây trồng vụ sau. Trồng dưa lê còn có ưu điểm
tiết kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn. Sản phẩm
phụ của cây dưa lê (rễ, thân lá) là nguồn phân bón tại chỗ khá giàu đạm, sẽ giảm lượng phân
bón hóa học cho cây lúa vụ mùa, từ đó đất đai sẽ được bảo vệ và tăng độ phì.
Bảng 5. Tiêu chí lựa chọn mô hình thích ứng cây dưa lê chịu hạn
Tiêu chí
Giống dưa lê

Đặc điểm
Nên lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt
- Mức độ đầu tư rất thấp từ 200-220 nghìn/sào, phù hợp với hộ


Tính phù hợp

nghèo, hộ trung bình.
- Thích hợp với nhiều loại đất và có khả năng cải tạo đất.
- Cải thiện thu nhập trên đất bỏ hoang vụ xuân


9
Tính thích ứng biến
đổi khí hậu

-Có khả năng chống chịu hạn tốt
- Là loại cây ngắn ngày, sản phẩm thân lá có thể làm phân bón
giàu đạm cho cây trồng vụ mùa, để giảm lượng sử dụng phân bón
hóa học
- Người dân địa phương nhận thức rõ về tác động của BĐKH, cần

Tính bền vững và
khả năng nhân rộng

thiết phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm tác động của
BĐKH.
- Người dân có nhu cầu phát triển cây dưa lê, có thể tự để giống
- Thời gian sinh trưởng ngắn, kịp giải phóng đất cho cây lúa vụ
mùa
- Mức độ đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với hộ nghèo, hộ trung
bình và cả hộ giàu

Giống dưa lê địa phương(siêu ngọt) là một cây trồng bản địa ngắn ngày (thời gian sinh

trưởng 60-80ngày), giai đoạn gieo hạt (bắt đầu lập xuân) chỉ cần một lượng nước nhỏ, đủ ẩm
cây có thể mọc. Trong thời kỳ sinh trưởng cây cũng không cần nhiều nước như lúa, ngô nên
được coi là cây trồng chịu hạn tốt. Cây cho thu hoạch sớm nên không bị ảnh hưởng bởi mưa
cuối vụ. Ngoài chức năng cải tạo đất nhờ vào khả năng cố định đạm, thân lá của dưa lê để tại
chỗ làm phân bón cho lúa mùa rất tốt.
* Kiến thức bản địa sử dụng trong mô hình cây dưa lê thích ứng chịu hạn
Nhìn chung người dân áp dụng theo quy trình kỹ thuật phổ biến hiện nay, tuy nhiên có
một số đặc điểm kiến thức bản địa riêng của vùng:
- Sử dụng dưa lê siêu ngọt địa phương, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện
ngoại cảnh tương đối tốt.
- Trong giai đoạn cây sinh trưởng, nếu có rệp muội người dân sử dụng tro bếp để trừ
nên hạn chế được chi phí cho phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo sản phẩm an toàn.
- Người dân thường dùng tro bếp hoặc lá xoan phơi khô để bảo quản hạt dưa lê, đặc
biệt là hạt dưa lê làm giống, sử dụng tro bếp trộn với hạt dưa lê rồi cho vào chum vại, rắc phía
trên 1 ít tro có thể đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao trong năm sau.
3.4.3. Mô hình canh tác trên đất dốc - Trồng chuối tây xen gừng ta
* Tiêu chí lựa chọn mô hình canh tác trên đất dốc - Trồng chuối tây xen gừng ta
Mô hình tổng hợp thể hiện sự thích ứng và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hệ thống cây
trồng, các kỹ thuật canh tác ở các địa hình khác nhau của hệ thống sản xuất nông nghiệp đặc
trưng của vùng trong thích ứng với tác động của BĐKH. Mô hình xác định là hệ thống canh
tác thích ứng với các hiện tượng thời tiết xấu như hạn, rét và tính thất thường của thời tiết ở
địa phương.
Bảng 6. Tiêu chí lựa chọn mô hình trồng chuối tây xen gừng ta
Tiêu chí
Giống
Tính phù hợp

Đặc điểm
Chuối Tây và gừng ta giống địa phuơng
- Phù hợp với tập quán canh tác trên đất dốc



10
- Phù hợp với trình độ thâm canh bởi các loại cây trồng là những cây bản
địa và kỹ thuật trồng chủ yếu dựa vào kiến thức bản địa và kinh nghiệm
của người địa phương
- Tăng độ che phủ, tăng khả năng hấp thụ CO2
Tính thích ứng - Đa dạng hóa cây con, tăng lớp thực bì làm tăng khả năng giữ nước,
biến đổi khí chống xói mòn
hậu
- Đa dạng hóa sinh kế, tăng khả năng thích ứng BĐKH cho cộng đồng,
giảm rủi ro trong sản xuất
- Người dân địa phương có nhận thức rõ về tác động của BĐKH, cần
thiết phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm tác động của BĐKH.
- Quỹ đất của xã chủ yếu đặc trưng địa hình đồi núi nên mô hình có khả
Tính bền vững
năng nhân rộng cao
và khả năng
- Có thể sử dụng một trong các hợp phần của mô hình ở địa hình, độ dốc
nhân rộng
khác nhau để thực hiện nếu không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ mô
hình
- Duy trì được tập quán canh tác và kiến thức bản địa
Trong vụ hè cây chuối phát triển rất nhanh, mùa đông sinh trưởng chậm lại. Thông
thường sau trồng mới hoặc sau khi ra chồi mới từ 9-10 tháng cây sẽ cho buồng, sau trổ buồng 3
tháng (mùa hè), 4 tháng (mùa đông) buồng sẽ cho thu hoạch. Khi chuối Tây thu hoạch vào mùa
đông, buồng thường nhỏ hơn, tuy nhiên giá cả thường cao hơn vụ hè do vụ đông trên địa bàn
tỉnh rất ít cây ăn quả có trái bán. Ngoài ra, trong vụ đông khi cây chuối được thu hoạch mang lại
thu nhập cho người dân, giảm gánh nặng phải lo tìm kiếm tiền trang trải cuộc sống, góp phần
giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi, giảm mức độ tác động vào rừng chặt cây, gỗ bán lấy tiền.

Cây gừng ta là cây địa phương, ưa bóng, nên trồng xen với chuối rất phù hợp, gừng được trồng
vào vụ xuân và cho thu hoạch vào khoảng tháng 12. Do đó vào thời điểm mùa mưa, gừng đã
che phủ kín mặt đất nên hạn chế được xói mòn và cỏ dại mọc. Hơn nữa gừng cho thu hoạch vào
gần Tết nguyên đán nên bà con có thu nhập để mua sắm tết.
* Kiến thức bản địa sử dụng trong mô hình canh tác trên đất dốc - Trồng chuối tây xen gừng
- Cải tạo đất sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh do người dân tự sản xuất
- Trồng cây cốt khí theo đường đồng mức
- Làm hố lấy nước để sản xuất phân hữu cơ tại chỗ và tưới cho cây
- Làm đường đồng mức
- Lựa chọn các giống cây trồng bản địa: chuối, đỗ xanh, đinh lăng…
3.5. Đánh giá hiệu quả của cả 3 mô hình
3.5.1. Hiệu quả về kinh tế
* Mô hình cây khoai tây chịu rét
Cây khoai tây sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, do đó mô hình cho năng
suất khá cao.
Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất
Thôn

Số củ/Khóm

Khối lượng củ/Khóm

Số khóm/m2


11
Khuân Bang

3–5


1,2

4–5

Khuổi Chủ

4–6

1,8

4-6

Nà Chào

5–8

2,1

5 -7

Nà Roong

5-6

1,8

5-6

(Nguồn: Điều tra thực tê)
Trong vụ đông năm 2014, mô hình cây khoai tây giống Hà Lan thích ứng với rét

được triển khai tại xã Như Cố với diện tích 8,1 ha đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Mô
hình lồng ghép kiến thức bản địa với kỹ thuật tiên tiến của dự án. Dự án đã sử dụng giống
Khoai tây Hà Lan (Aladin) có vỏ đỏ, ruột củ hơi vàng, thời gian sinh trưởng từ 85-90 ngày.
Dừ án hỗ trợ 80% giống và men vi sinh dùng trong ủ phân. Năng suất từ 20 -30 tấn/ha trong
điều kiện thâm canh chăm sóc tốt. Thời gian trồng bắt đầu từ 20/11/2014 đến 30/11/2014 (do
thu hoạch lúa muộn nên ảnh hưởng đến thời vụ trồng khoai tây), chưa thực sự theo đúng tiến
độ dự kiến (thời vụ trồng và thu hoạch).
Trong quá trình thực hiện, dự án đã hướng dẫn người dân kỹ thuật ủ men vi sinh
trong phân chuồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc… Nhìn chung, cây khoai tây sinh
trưởng tốt, năng suất trung bình từ 15 đến 20tạ/ha. Về hiệu quả kinh tế, sau khi trừ chi phí
giống và phân bón, 1bung khoai tây thu được: từ 7,7 triệu đến 11,2 triệu đồng(chưa trừ công
lao động), mỗi gốc khoai tây có từ 4 - 6 củ to, đạt trọng lượng từ 1kg – 1,2kg mỗi gốc.
* Mô hình trồng cây dưa lê chịu hạn
Giống dưa lê sử dụng trong mô hình là giống quả siêu ngọt. Dưa lê được trồng vào
đầu tháng riêng, là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 60 - 80 ngày đã cho
thu hoach nên giải phóng đất kịp thời cho cây trồng vụ sau. Trồng dưa lê còn có ưu điểm tiết
kiệm được nguồn nước tưới nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn. Sản phẩm phụ
của cây dưa lê (rễ, thân lá) là nguồn phân bón tại chỗ khá giàu đạm, sẽ giảm lượng phân bón
hóa học cho cây lúa vụ mùa, từ đó đất đai sẽ được bảo vệ và tăng độ phì. Kỹ thuật trồng và
chăm sóc sẽ nhìn nhận đến yếu tố kiến thức bản địa đồng thời chú ý đến những lưu ý trong kỹ
thuật trồng dưa lê hiện nay.
Trong vụ mùa này, xã Như Cố có 4 thôn đăng ký trồng cây dưa lê, với diện tích
Bảng 8. Danh Sách trồng cây dưa lê vụ mùa 2014 của xã Như Cố
STT
1

Thôn
Khuân Bang

Diện tích (m2)

24000

2

Khuổi chủ

8100

3

Nà Roong

5400

4

Nà Chào

4000

Tổng

41500
(Nguồn:Phiếu điều tra)

Hiện nay quả dưa lê đang được thu hoạch, nhiều quả, năng xuất cao
* Mô hình trồng gừng xen chuối tây trên đất dốc
Giống gừng trong mô hình là cây gừng ta là cây địa phương, ưa bóng, nên trồng xen
với chuối rất phù hợp, gừng được trồng vào vụ xuân và cho thu hoạch vào khoảng tháng 12.



12
Do đó vào thời điểm mùa mưa, gừng đã che phủ kín mặt đất nên hạn chế được xói mòn và cỏ
dại mọc. Hơn nữa gừng cho thu hoạch vào gần tết nguyên đán nên bà con có thu nhập để mua
sắm tết. Vụ mùa này toàn xã có 4 thôn đăng ký trồng gừng với 40 hộ với tổng diện tích:
Bảng 9. Danh sách trồng gừng xen chuối vụ mùa 2014 xã Như Cố
STT

Thôn

Diện tích(m²)

1

Khuân Bang

3200

2

Khuổi Chủ

5000

3

Nà Roong

4100


4

Nà Chào

4400

Tổng

16700

(Nguồn: Số liệu tổng hợp thông qua phiếu điều tra, 2014)
Chưa đầy một tháng sau khi trồng, cây gừng đã nảy mầm, phát triển khá đồng đều,
một số nơi đất ẩm gừng đã bắt đầu ra lá. Qua kiểm tra cho thấy cây gừng khá phù hợp với
những diện tích đất trồng chuối tây. Bên cạnh đó, cây gừng cũng không mất nhiều công chăm
sóc vì khi làm cỏ cho cây chuối tây người dân có thể kết hợp vun gốc cho cây gừng.
3.5.2. Hiệu quả môi trường
Điều tra nghiên cứu về thực trạng môi trường nông thôn Việt Nam cho thấy, vấn đề
môi trường bức xúc nhất trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay là suy thoái các loại tài
nguyên (rừng, đất, nước và đa dạng sinh học); sử dụng hóa chất trong nông nghiệp; nước sạch
và vệ sinh môi trường... Trong đó, việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp đang là vấn đề đang được xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng xấu đến con người
và môi trường sống của xung quanh.
Bảng 10. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong mô hình khoai tây và dưa lê ở xã
Mô hình

Khoai tây

Dưa lê

Có sử dụng


8

19

Không sử dụng

32

21

Tổng

40

40

(Nguồn: Số liệu tổng hợp thông qua phiếu điều tra, 2014)
Trong quá trình thực hiện mô hình trồng khoai tây, phân bón chủ yếu cho khoai tây là phân
chuồng đã ủ hoai. Số lượng phân bón cho 1 ha là: Phân chồng 15 tấn + Supe lân 450 kg + Urê
220 kg + 150 kg Clorua Kali. Ngoài ra, cây khoai tây cũng không cần phải sử dụng thuốc
BVTV mà vẫn phất triển tốt. Không chỉ có vậy, lá khoai tây cũng được sử dụng để làm thức
ăn cho lợn, ủ phân, làm phân bón cho vụ lúa mùa.
3.5.3. Hiệu quả xã hội
Thời điểm vụ đông người dân khá nhàn rỗi, trong khi không có thu nhập và để có tiền
trang trải cuộc sống, con cái học hành, một số nam giới người dân tộc thiểu số đi làm thuê,


13
phu hồ ở các khu vực thành phố. Họ dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc,

mại dâm...). Khi trở về làng xã trộm cắp, gây mất trật tự an ninh địa phương, những người
nam giới đó vô tình trở thành gánh nặng cho cả gia đình đặc biệt là người phụ nữ. Một số phụ
nữ khác cũng phải bươn trải làm thuê ở các khu đô thị vào mùa đông và họ cũng dễ dàng trở
thành nạn nhân của tệ nạn lừa đảo, mại dâm. Khi sản xuất cây khoai tây trong vụ đông sẽ tạo
công ăn việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho hộ nông dân, giải quyết một phần tệ nạn xã hội
là vấn đề đang nhức nhối hiện nay và giảm gánh nặng lên đôi vai phụ nữ. Đặc biệt là người
phụ nữ không phải đi xa, sẽ giảm nguy cơ bị tổn thương, đồng thời trẻ em sẽ được quan tâm
chăm sóc nhiều hơn.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy hạn hán, rét đậm và thời tiết thất thường là những
biểu hiện rõ của BĐKH ở địa phương. Những biến đổi của các hiện tượng thời tiết trên đã ảnh
hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, người dân cũng đã biết vận dụng các kiến thức bản địa về kỹ thuật canh tác và sử
dụng các giống cây trồng bản địa có tiềm năng để thích ứng với BĐKH. Các kinh nghiệm sản
xuất giống dưa lê cho tỉ lệ nảy mầm cao; chăm sóc khoai tây trong điều kiện hạn và rét để
tránh kiến, mối; tách chồi chuối đã được xác định và vận dụng thích ứng với BĐKH. Các
giống cây bản địa như chuối tây và gừng ta là một số trong nhiều cây bản địa có tiềm năng
thích ứng BĐKH. Để nâng cao khả năng ứng phó của người dân với BĐKH, một số mô hình
sản xuất thích ứng BĐKH đã được đề xuất gồm:
(i) mô hình cây trồng thích ứng với Rét (khoai tây)
(ii) mô hình cây trồng thích ứng với hạn (dưa lê siêu ngọt)
(iii) mô hình trồng xen canh chuối và gừng ta trên đất dốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà
Nội, tháng 7/ 2008.
2. Đậu Cao Lộc, Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Trần Đức Toàn (1998), “Hiệu quả của các
giải pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc mạnh vùng Hòa Bình”, Canh tác bền vững
đất dốc ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,Trg 23-44.
3. Nguyễn Hữu Ninh và các cộng sự (2008), “Kết quả nghiên cứu của thế giới về BĐKH toàn

cầu”, hội thảo “hướng tới chương trình hành động của ngành NN&PTNT nhằm giảm
thiểu và thích ứng với BĐKH”, Hà Nội, 11/1/2008.
4. Nguyễn Hồng Trường (2014), Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác
động, http:/www.vnptninhthuan.com.vn.
5. Lê Thị Hoa Sen và Lê Thị Hồng Phương (2009), BĐKH và thích ứng của người dân trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Dự án RDViet, Đại học Nông Lâm Huế.
6. UBND Xã Như Cố (2014), Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Xã Như Cố
– huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn.


14

Research on some agricultural production models adapt to climate
change based on local knowledge in Nhu Co commune,
Cho Moi district, Bac Kan province
Do Thi Lan, Nguyen Thi Hue, Duong Thi Hoat
Faculty of Environment, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry (TUAF), Thai
Nguyen city, Vietnam.
SUMMARY
The results showed that: The change of weather have affected on people in Nhu Co commune,
especially in agriculture. People also knew to use the local knowledge in farming techniques.
The use of indigenous plant which are potential, such as melons pears, bananas, turkey,
ginger, potato, green beans ... adapt to climate change. Three models were responded
enthusiastically by farmers and achieved high results. These are model of hardy potato,
model of drought-resistant melon, model of ginger and banana on slopes.. These models not
only bring economic benefits for the people but also the social implications and the
environment, ensuring sustainable development in the context of climate change.
Keywords: Climate change, indigenous knowledge, models, adaptation, agriculture.




×