Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu PHỐI HỢP THUỐC CORTICOID VỚI CÁC THUỐC KHÁC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.34 KB, 4 trang )

PHỐI HỢP THUỐC CORTICOID VỚI CÁC THUỐC KHÁC
Việc phối hợp thuốc corticoid với các thuốc trị bệnh khác cần hết sức cẩn trọng
- vì nếu phối hợp không đúng, thiếu chú ý, vi phạm các điều cấm kỵ - sẽ làm hiệu lực
của thuốc phối hợp tăng lên hoặc giảm đi thái quá, gây nên những tác hại, tai biến
nguy hiểm cho người bệnh. Dưới dây là một số trường hợp cần lưu ý khi dùng thuốc
có phối hợp corticoid.
A. Đối với các corticoid nói chung, bao gồm glucocorticoid dùng theo đường
tổng quát, dùng tại chỗ (trong khớp, ngoài da, thụt trực tràng), mineralocorticoid và
tetracosactid
1. Khi phối hợp với thuốc hạ huyết áp: Sẽ giảm tác dụng hạ huyết áp, do tác
dụng giữ muối - nước của các corticoid.
2. Với Digitalin: Sẽ làm hạ Kali huyết, dễ dẫn đến các tác dụng độc hại của
Digitalin. Do đó cần thận trọng khi phối hợp, phải theo dõi Kali huyết, Amphotericin
B , nếu cần thiết phải kiểm tra trên điện tâm đồ.
3. Với các thuốc gây hạ Kali huyết (lợi tiểu hạ Kali huyết): Sẽ làm tăng nguy cơ
hạ Kali huyết do cộng hợp tác dụng. Vì vậy cần thận trọng trong việc phối hợp, theo
dõi Kali huyết, điều chỉnh liều lượng điều trị nếu thấy cần thiết.
4. Với thuốc gây xoắn đỉnh (amiodarone, astemizole, bepridil, bretylium,
disopyramide, erythromycine (I. V), halofantrine, pentamidine, nhóm quinidine,
sotalol, sparfloxacine, sultopride, terfenadine, vincamine): Sẽ gây xoắn đỉnh (hạ Kali
huyết là yếu tố thuận lợi cho việc xuất hiện xoắn đỉnh, cũng như làm chậm nhịp tim và
khoảng QT dài trước đó). Do đó: Đối với amiodarone, bretylium, disopyramide, nhóm
quinidine, sotalol phải thận trọng khi phối hợp, đề phòng hạ Kali huyết, điều chỉnh liều
lượng thuốc điều trị nếu thấy cần thiết, theo dõi khoảng QT. Trong trường hợp bị xoắn
đỉnh, không được dùng thuốc chống loạn nhịp.
Đối với astemizole, bepridil, erythromycin (I.V), halofantrine, pentamidine,
sparfloxacine, sultopride, terfenadine, vincamine: Không nên phối hợp, mà sử dụng
các thuốc không gây xoắn đỉnh trong trường hợp bị hạ Kali huyết.
B. Đối với Glucocorticoid
I. Đối với Glucocorticoid nói chung: Dùng theo đường tổng quát và dùng tại
chỗ (trong khớp, ngoài da, thụt trực tràng).


1. Khi phối hợp với acid acetyl salicylic: Sẽ làm giảm salicylat trong máu trong
thời gian điều trị và gây nguy cơ quá liều salicylat sau khi ngưng dùng corticoid, do
corticoid gây tăng đào thải salicylat.
Do đó phải thận trọng khi phối hợp, điều chỉnh liều lượng acid salicylic trong
quá trình phối hợp và sau khi ngừng điều trị bằng thuốc corticod.
2. Với thuốc chống đông máu đường uống: Sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa
của thuốc cũng như của các yếu tố đông máu, gây nguy cơ xuất huyết đặc thù của
thuốc corticoid ở niêm mạc đường tiêu hóa, làm giòn tĩnh mạch nếu dùng liều cao hay
dài ngày (trên 10 ngày).
3. Với Héparin (đường tiêm): Sẽ tăng thêm nguy cơ xuất huyết đặc thù của
thuốc corticoid ở niêm mạc đường tiêu hóa, làm giòn tĩnh mạch nếu dùng liều cao hay
dài ngày (trên 10 ngày).
4. Với Insulin - Metformine - Sulfamid hạ đường huyết: Sẽ làm tăng đường
huyết và có khi gây nhiễm ceton huyết, do corticoid gây giảm dung nạp glucid. Phải
thận trọng khi phối hợp, báo cho bệnh nhân biết trước để tự theo dõi máu và nước tiểu,
nhất là trong thời gian điều trị. Nếu cần thiết, phải điều chỉnh liều lượng thuốc chống
tiểu đường trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng dùng corticoid.
5. Với Interferon anpha: Sẽ ức chế tác dụng của Interferon anpha. Cần lưu ý khi
phối hợp.
6. Với các thuốc gây cảm ứng men (Thuốc chống co giật: Carbamazepine,
phenobarbital, phenyltoine, primidone, rifampicine): Sẽ làm giảm hàm lượng và hiệu
lực của corticoid trong huyết tương do tăng chuyển hóa ở gan. Đặc biệt gây hậu quả
nghiêm trọng ở bệnh nhân bị bệnh Addison và bệnh nhân ghép cơ quan. Phải thận
trọng khi phối hợp, theo dõi lâm sàng và sinh học, điều chỉnh liều corticoid trong thời
gian phối hợp và sau khi ngừng dùng thuốc gây cảm ứng men.
7. Với Isoniazid: Sẽ làm giảm hàm lượng Isoniazid trong huyết tương do tăng
chuyển hóa ở gan và giảm chuyển hóa glucocorticoid. Do đó cần theo dõi trên lâm
sàng và sinh học.
8. Với thuốc băng tráng dạ dày, ruột: Sẽ làm giảm hấp thu glucocorticoid bằng
đường tiêu hóa. Do đó cần thận trọng, dùng thuốc băng tráng dạ dày, ruột và thuốc

glucocorticoid cách xa nhau trên 2 giờ.
9. Với vaccin sống giảm độc: Sẽ tạo nguy cơ gây bệnh lan rộng, nguy cơ này
tăng cao ở người đã bị suy giảm miễn dịch do một bệnh tiềm ẩn. Cần lưu ý khi phối
hợp, tốt nhất là dùng một vaccin mất hoạt tính nếu có (ví dụ trong bệnh viêm sốt bại
liệt).
II. Riêng với Dexamethason
- Với Praziquantel: Sẽ làm giảm nồng độ Praziquantel trong huyết tương.
III. Riêng với Methylpredni-solone (đường tiêm tĩnh mạch)
- Với Ciclosporine: Sẽ làm tăng nồng độ Ciclosporine và Creatinin trong máu
do giảm đào thải Ciclosporine ở gan.
IV. Riêng với Prednisolone
- Với Ciclosporine: Sẽ làm tăng tác dụng của Prednisolone, dạng giống hội
chứng Cushing, giảm dung nạp glucid, giảm thanh thải Prednisolone.
C. Đối với Minéralo-corticoid
- Với thuốc gây cảm ứng men: (thuốc chống co giật: Carbamazépine,
phenobarbital, phenyltoine, primidone, rifampicine): Sẽ làm giảm nồng độ và hiệu lực
của corticoid trong huyết tương do tăng chuyển hóa ở gan. Hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng ở bệnh nhân mắc bệnh Addison và bệnh nhân ghép cơ quan.
DS. PHAN QUỐC ĐỐNG

×