Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TCVN: PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH SỰ GIẢM PHÁT THẢI LƯU HUỲNH TỔNG SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.18 KB, 14 trang )

Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12030:2018

PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH SỰ GIẢM PHÁT THẢI LƯU HUỲNH TỔNG SỐ
Determination of total reduced sulfur emissions from stationary sources (impinger technique)
Lời nói đầu
TCVN 12030:2018 xây dựng trên cơ sở tham khảo EPA Method 16A Determination of total reduced
sulfur emissions from stationary sources (impinger technique) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa
Kỳ.
TCVN 12030:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH SỰ GIẢM PHÁT THẢI LƯU HUỲNH TỔNG SỐ
Determination of total reduced sulfur emissions from stationary sources (impinger technique)
CẢNH BÁO Phương pháp này có thể phải sử dụng các vật liệu, quy trình vận hành và thiết bị
nguy hại. Phương pháp thử này có thể khơng đề cập đến tất cả các vấn đề về an toàn liên
quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng phương pháp thử này phải có trách nhiệm thiết
lập các quy định về an toàn và sức khỏe phù hợp cũng như xác định khả năng áp dụng các
giới hạn quy định trước khi thực hiện phương pháp này.
1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự giảm phát thải lưu huỳnh tổng số từ các nguồn
tĩnh. Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định các chất được nêu ở Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1- Các chất được xác định
Chất phân tích

Số CAS

Lưu huỳnh khử tổng số (TRS) bao gồm cả:



Độ nhạy
Xem 13.1

Dimetyl disunphua [(CH3)2S2]

62-49-20

Dimetyl sunphua [(CH3)2S]

75-18-3

Hydro sunphua [H2S]

7783-06-4

Metyl mercaptan [CH4S]

74-93-1

Lưu huỳnh khử (RS) bao gồm cả:
H2S

7783-06-4

Cacbonyl sunphua [COS]

463-58-1

Cacbon disunphua [CS2]


75-15-0

Báo cáo theo: Sunphua dioxit (SO2)

7449-09-5

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để xác định tổng lưu huỳnh bị khử (TRS) phát thải từ nồi hơi thu hồi, lị
vơi và bể nóng chảy của nhà máy giấy, hợp chất lưu huỳnh bị khử (H 2S, cacbonyl sunphua và cacbon
disunphua) từ bộ thu hồi lưu huỳnh của các nhà máy sản xuất khí tự nhiên trong đất liền, và từ các
nguồn khác nếu được quy định trong các điều của quy định có thể áp dụng. Khí ống khói phải chứa ít
nhất một phần trăm oxy để oxy hóa hồn tồn tất cả TRS thành SO2.
CHÚ THÍCH Nếu các nguồn khác trừ nguồn nhà máy sản xuất bột giấy có mức oxy thấp trong khí
phát thải, kết quả của phương pháp có thể bị sai lệch ít.
2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm cơng bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn khơng ghi năm cơng bố thì
áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 11303, Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu và đo vận tốc

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

TCVN 11306, Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu huỳnh dioxit
EPA Method 11, Determination of hydrogen sulfide (H2S) content of fuel gas streams in petroleum

refineries (Xác định hàm lượng hydrosunphua (H2S) của khí nhiên liệu trong công nghiệp chế biến
dầu mỏ).
EPA Method 16, Semicontinuous Determination of Sulfur Emissions From stationary Sources (Xác
định phát thải lưu huỳnh bán liên tục từ các nguồn tĩnh).
3 Tóm tắt phương pháp

Một mẫu khi tích hợp được chiết từ ống khói. SO2 bị loại bỏ chọn lọc ra khỏi mẫu bằng dung dịch đệm
xitrat. Hợp chất TRS sau đó được oxy hóa bằng nhiệt thành SO2, được thu thập trong hydro peroxit
như sunphat, và được phân tích bằng TCVN 11306 quy trình chuẩn độ bari-thori.
4 Cản trở

4.1 Các hợp chất lưu huỳnh bị khử ngoài những hợp chất được điều chỉnh theo trong tiêu chuẩn phát
thải, nếu có, có thể được đo bằng phương pháp này. Do vậy, cacbonyl sunphua, bị oxy hóa từng phần
thành SO2 và có thể có trong ống khói của lị vơi được coi là chất cản trở
4.2 Bụi từ khí ống khói của lị vơi (canxi cacbonat) có thể gây độ chệch âm nếu chúng đi vào tháp rửa
citrat, bụi sẽ làm pH tăng và H2S bị hấp thụ trước khi bị oxy hóa. Hơn nữa, nếu canxi cacbonat đi vào
bộ hấp thụ hydro peroxit, canxi sẽ kết tủa ion sunphat. Việc sử dụng phù hợp bộ lọc bụi được nêu tại
6.1.3 sẽ loại bỏ được các cản trở này.
5 An toàn

5.1 Thuốc thử ăn mòn. Các thuốc thử sau đây là nguy hại. Cần sử dụng các phương tiện bảo vệ cá
nhân và áp dụng các quy trình an tồn trong phịng ngừa hóa chất bị văng bắn Nếu xảy ra hiện tượng
này, lập tức xả ngay bằng nhiều nước trong ít nhất 15 phút. Tháo bỏ quần áo dưới vòi sen và loại bỏ
nhiễm bẩn. Xử lý hóa chất cịn lại bằng cách đốt như đốt bằng nhiệt.
5.1.1 Hydro peroxit (H2O2) Gây chảy nước mắt, kích ứng với da, mũi và phổi.
5.1.2 Natri hydroxyt (NaOH). Gây hư hại với mắt và da. Nếu hít phải sẽ gây chảy nước mũi, kích
ứng cổ họng và phổi. Phản ứng tỏa nhiệt với một lượng nước nhỏ.
5.1.3 Axit sunphuric (H2SO4). Phá hủy nhanh mô cơ thể, gây bỏng độ ba. Những tổn thương về mắt
có thể gây mù lịa. Nếu hít phải có thể gây các cơn ho ở thanh quản, thường trong vòng 30 min. Có
thể gây hại mơ phổi với chứng phù thũng. 3 mg/m3 sẽ gây hư hại với phổi. 1 mg/m3 trong 8 h sẽ gây

hư hại phổi hoặc với nồng độ cao hơn, gây tử vong. Phải cung cấp hệ thống thơng gió để hạn chế hít
phải. Phản ứng mạnh với kim loại và chất hữu cơ.
5.2 Hydro sunphua (H2S). Khí dễ chảy, độc có mùi trứng thối. H2S là chất cực độc và có thể gây suy
sụp sức khỏe, hơn mê và gây tử vong trong vài giây nếu hít phải một hoặc vài lần ở nồng độ đủ. Nồng
độ thấp gây kích ứng các màng nhầy và có thể gây buồn nơn, chóng mặt, đau đầu sau khi tiếp xúc.

6 Thiết bị và phụ kiện
6.1 Lấy mẫu. Hệ thống lấy mẫu được trình bày tại Hình 1 và các bộ phận được nêu ở phía dưới.
Những thay đổi với hệ thống lấy mẫu được chấp nhận nếu kiểm tra tính năng hệ thống được đáp ứng
(xem 8.5).

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Hình 1 - Hệ thống lấy mẫu
6.1.1 Đầu lấy mẫu. Ống teflon, đường kính 6,4 mm (1/4 in.), được bọc tuần tự với dải sợi chịu nhiệt,
băng chịu nhiệt được cao su hóa (nút ở một đầu), và băng dính chịu chiệt. Cặp nhiệt kế hoặc thiết bị
đo nhiệt độ phù hợp khác cần phải được đặt giữa ống Teflon và dải sợi sao cho nhiệt độ có thể được
giám sát để ngăn ngừa sự hóa mềm của đầu lấy mẫu. Đầu lấy mẫu cần được bọc trong thép không gỉ
để tạo vững chắc trong ống khói. Một loạt linh kiện bằng thép khơng gỉ được đặt tại phía trước của
ống để ngăn ngừa hơi ẩm và bụi đi vào giữa đầu lấy mẫu và bọc đầu lấy mẫu. Khuỷu Teflon 6,4 mm
(1/4 in.) cần phải được gắn với lối vào của đầu lấy mẫu và mẩu ống 2,54 mm (1 in) làm bằng Teflon
phải gắn tại đầu hở của khuỷu để cho phép lỗ của đầu lấy mẫu khơng đối diện với dịng bụi; điều này
sẽ làm giảm lượng bụi rơi vào hệ thống lấy mẫu. Đầu lấy mẫu được mơ tả tại Hình 2.

Hình 2 - Đầu lấy mẫu góc

6.1.2 Bàn chải của đầu lấy mẫu. Bàn chải có sợi bằng nylon với tay cầm được lồng vào ống Teflon
3.2 mm (1/8 in.) trong ống Teflon, ống Teflon cần phải đủ dài để trùm qua bàn chải đến chiều dài của

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

đầu lấy mẫu.
6.1.3 Cái lọc bụi: bộ đỡ cái lọc Teflon 50 mm và Cái lọc Teflon có cỡ lỗ 1 μm đến 2 μm có bán sẵn.
Giá đỡ cái lọc phải được giữ trong một hộp nóng ở nhiệt độ đủ cao để tránh ngưng tụ hơi nước. Nhiệt
độ 121 °C (250 °F) là đủ cao khi thử nghiệm lị vơi dưới điều kiện xung quanh dưới đông lạnh.
6.1.4 Thiết bị lọc rửa SO2. Ba bình hấp thụ 300 mL Teflon phân đoạn được nối với một dãy ống
mềm có thành dày, ống Teflon. (Các bộ phận và ống hấp thụ có sẵn ở Savillex). Hai bình hấp thụ đầu
tiên chứa 100 mL đệm xitrat và bình hấp thụ thứ ba được để khơ từ đầu. Đầu chóp của ống được
lồng vào dung dịch phải thắt lại có đường kính nhỏ hơn 3 mm (1/8 in.) và cần được nhúng đến độ sâu
ít nhất 5 cm (2 in.)
6.1.5 Ống đốt. Ống bằng thủy tinh thạch anh với buồng đốt kéo dài đường kính 2,54 cm (1 in) và dài
ít nhất 30,5 cm (12 in). Cuối của ống phải có đường kính ngồi 0,6 cm (1/2 in) và dài ít nhất 15,3 cm
(6 in). Chiều dài này là cần để duy trì ống nối thủy tinh thạch anh gần với nhiệt độ xung quanh và do
vậy tránh được rị rỉ. Mặt khác, lối ra có thể được làm thành một khuỷu thủy tinh 90 độ và ổ cắm lắp
khít trực tiếp lên trên lỗ vào của bình hấp thụ peroxit thứ nhất.
6.1.6 Lị nung. Lị nung có kích thước đủ lớn để bao bọc buồng đốt của ống đốt với bộ điều chỉnh
nhiệt độ có khả năng duy trì nhiệt độ tại 800 ± 100 °C (1472 ± 180 °F). Nhiệt độ vận hành lò cần phải
được kiểm tra bằng cặp nhiệt kế để đảm bảo chính xác.
6.1.7 Bình hấp thụ peroxit, Mở khóa vịi, cảm biến nhiệt độ, ống làm khô, van, bơm, và áp kế.
Tương tự như TCVN 11306 (EPA Method 6), 6.1.1.2, 6.1.1.4, 6.1.1.5, 6.1.1.6, 6.1.1.7, 6.1.1.8 và
6.1.2, ngoại trừ bộ sục khí của TCVN 11306 (EPA Method 6), 6.1.1.2 không yêu cầu.

6.1.8 Đồng hồ đo chân khơng: ít nhất đo 760 mm Hg (30 in. Hg).
6.1.9 Lưu lượng kế, hoặc tương đương, chính xác đến 5 % tại lưu lượng đã lựa chọn khoảng 2
L/min.
6.1.10 Máy đo thể tích. Máy đo khí khơ có khả năng đo thể tích mẫu trong điều kiện lấy mẫu 2 L/min
với độ chính xác 2 %.
6.2 Thu hồi mẫu. Bình polyetylen, 250 mL (một bình cho một mẫu).
6.3 Chuẩn bị và phân tích mẫu. Tương tự như TCVN 11306 (EPA Method 6), 6.3 ngoại trừ buret 10
mL với thang chia độ đến 0,05 mL được yêu cầu và máy đo quang phổ là không cần thiết.
7 Thuốc thử và dung dịch chuẩn
Ngoại trừ có các quy định khác, tất cả các thuốc thử sử dụng phải phù hợp với quy định kỹ thuật do
có thẩm quyền. Nếu khơng có những quy định kỹ thuật như vậy, cần phải sử dụng thuốc thử cấp tốt
nhất có thể.
7.1 Thu thập mẫu. Thuốc thử sau được yêu cầu cho phân tích mẫu:
7.1.1 Nước, tương tự như TCVN 11306,7.1.1.
7.1.2 Đệm xitrat. Hòa tan 300 g kali xitrat (hoặc 284 g natri xitrat) và 41 g axit citric khan trong 1 lít
nước (200 mL cần cho từng phép thử). Điều chỉnh pH từ 5,4 đến 5,6 bằng kali xitrat hoặc axit citric,
như được nêu.
7.1.3 Hydro peroxit, 3 phần trăm. Tương tự TCVN 11306 trong 7.1.3 (40 mL cần cho mỗi mẫu).
7.1.4 Khí kiểm tra độ thu hồi. Hydro sunphua (100 ppmv hoặc nhỏ hơn) trong nitơ, được bảo quản
trong ống nhôm. Kiểm tra xác nhận nồng độ bằng Method 11 hoặc bằng sắc ký khí nếu thiết bị được
hiệu chuẩn với ống thấm H2S như được mô tả dưới đây. Đối với Method 11, độ lệch chuẩn tương đối
cần phải không được vượt quá 5 phần trăm trên ít nhất ba lần chạy 20 min.
CHÚ THÍCH Cách khác, khí thu hồi hydro sulfua tạo ra từ thiết bị thấm hiệu chuẩn trọng lượng và
được chứng nhận tại một số nhiệt độ vận hành thuận tiện có thể được sử dụng. Tốc độ thấm của thiết
bị phải sao cho lưu lượng dòng khi pha loãng bằng 3 L/min, nồng độ H2S trong khoảng của khí ống
khói hoặc trong khoảng 20 phần trăm của chuẩn có thể được tạo ra.
7.1.5 Khí đốt. Khí có chứa ít nhất 50 ppb hợp chất khử lưu huỳnh và ít hơn 10 ppmv tổng
hydrocacbon. Khi có thể được tạo ra từ hệ thống làm sạch khơng khí để làm sạch khơng khí xung
quanh và bao gồm các bộ phận sau: bơm màng, ống làm khô bằng silica gel, ống than hoạt tính và
thiết bị đo tốc độ dịng. Dịng từ bình chứa khí nén cũng có thể được chấp nhận.

7.2 Thu mẫu và phân tích. Tương tự như TCVN 11306, 7.2.1 và 7.3.
8 Lấy mẫu, lưu giữ, bảo quản và vận chuyển

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

8.1 Chuẩn bị hệ thống lấy mẫu
8.1.1 Đối với bộ lọc rửa SO2, lấy 100 mL đệm xitrat cho vào bình hấp thụ thứ nhất và thứ hai; để
trống bình hấp thụ thứ ba. Nhúng bình hấp thụ vào bể nước đá, và đặt chúng càng gần càng tốt với
hộp lọc được gia nhiệt, ống nối cần phải khơng có uốn vịng. Duy trì nhiệt độ đầu lấy mẫu và cái lọc
đủ cao để ngăn ngừa ngưng tụ hơi nước và được giám sát bằng cảm biến nhiệt độ phù hợp.
8.1.2 Đối với TCVN 11306 phần về hệ thống lấy mẫu, đo 20 mL hydro peroxit 3 phần trăm cho vào
bình hấp thụ thứ nhất và thứ hai. Để bình hấp thụ thứ ba trống, và cho silica gel vào bình hấp thụ thứ
tư. Cách khác, ống làm khơ có silica gel có thể được dùng trong bình hấp thụ thứ tư. Duy trì trong lị
oxy hóa tại 800 ± 100 °C (1472 ±180 °F). Đặt đá đã nghiền và nước xung quanh tất cả các bình hấp
thụ.
8.2 Quy trình điều kiện hóa bộ lọc xitrat. Điều kiện hóa dung dịch lọc đệm xitrat bằng cách kéo khí
ống khói qua bình hấp thụ teflon và đi qua tất cả các bộ phận khác của hệ thống lấy mẫu. Tốc độ sục
rửa 2 L/min trong 10 min là đủ để đạt được trạng thái cân bằng. Sau khi bộ làm sạch xitrat đã được
điều kiện hóa, lắp hệ thống lấy mẫu và tiến hành (tùy chọn) kiểm tra rò rỉ như quy định tại TCVN
11306, 8.2.
8.3 Thu thập mẫu tương tự như TCVN 11306, 8.3, ngoại trừ tốc độ lấy mẫu bằng 2 L/min (± 10 %)
trong 1 h đến 3 h. Sau khi mẫu được thu thập, tháo đầu lấy mẫu ra khỏi ống khói và tiến hành (bắt
buộc) kiểm tra rò rỉ trước thử nghiệm như được nêu tại TCVN 11306, 8.2. Sục rửa hệ thống lấy mẫu
trong 15 min sau khi lấy mẫu không cần thực hiện. Sau mỗi lần lấy mẫu trong 3 h (hoặc sau khi lấy ba
mẫu 1 h), tiến hành kiểm tra tính năng hệ thống (xem 8.5) để xác định hiệu suất thu hồi lưu huỳnh bị

khử qua hệ thống lấy mẫu. Sau kiểm tra tính năng hệ thống này và trước thử nghiệm tiếp theo, xả và
lau sạch đầu lấy mẫu bằng nước, thay thế cái lọc và thay bộ làm sạch xitrat (tùy chọn nhưng khuyến
nghị nên thực hiện).
CHÚ THÍCH Trong TCVN 11306 (EPA Method 6), một thử nghiệm gồm 16 chất phân tích (dung dịch
bơm) được thực hiện trong khoảng thời gian khơng ít hơn 3 h hoặc nhiều hơn 6 h. Đối với Method
16A nhất quán với Phương pháp 16, các điều sau đây có thể được sử dụng để đạt được thử nghiệm;
(1) lấy ba mẫu 60 min hoặc (2) lấy một mẫu 3 h. (Ba phân tích trong một thử nghiệm).
8.4 Thu hồi mẫu. Tháo các bình hấp thụ. Chuyển định lượng các thành phần của bình hấp thụ của
phần TCVN 11306 của hệ thống lấy mẫu vào bình polyetylen khơng rị rỉ để vận chuyển. Tráng ba
bình hấp thụ và các ống nối bằng nước và gộp nước rửa vào bình chứa giống như vậy. Đánh dấu
mức chất lỏng. Dán nhãn và ghi nhận dạng bình chứa mẫu.
8.5 Kiểm tra tính năng của hệ thống
8.5.1 Kiểm tra tính năng của hệ thống được thực hiện (1) Để xác nhận giá trị sử dụng của các bộ
phận của hệ thống lấy mẫu và quy trình (trước khi thử: tùy chọn) và (2) để xác nhận tính hợp lệ của
chế độ chạy thử (sau khi chạy thử).Tiến hành kiểm tra ngoài hiện trường trước khi thử gồm ít nhất hai
mẫu (tùy chọn), và tiến hành một kiểm tra bổ sung sau cứ 3 lần phân tích 3 h hoặc sau 3 mẫu 1 h (bắt
buộc).
8.5.2 Kiểm tra liên quan đến lấy mẫu một nồng độ đã biết H2S và so sánh với nồng độ phân tích với
nồng độ đã biết. Trộn khí kiểm tra độ thu hồi H2S (7.1.4) và khí cháy trong hệ thống pha lỗng như
được trình bày ở Hình 3. Điều chỉnh lưu lượng dịng để có được nồng độ H2S trong khoảng khí ống
khói hoặc trong khoảng 20 % của khí chuẩn áp dụng và nồng độ oxy lớn hơn 1 % tại lưu lượng dịng
tổng ít nhất 2.5 L/min (5,3 ft3/hr). Sử dụng Cơng thức (3) để tính nồng độ của khí thu hồi tạo ra. Hiệu
chuẩn lưu lượng dòng từ cả hai nguồn với đồng hồ đo lưu lượng bọt xà phòng sao cho nồng độ H 2S
đã pha lỗng có thể được tính chính xác.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh


www.luatminhkhue.vn

Hình 3 - Hệ thống pha lỗng khí thu hồi
8.5.3 Lấy mẫu 30 min, và phân tích theo đúng cách như đối với mẫu khí thải. Lấy mẫu qua đầu lấy
mẫu của hệ thống lấy mẫu sử dụng ống đục lỗ hoặc một số thiết bị phù hợp khác mà sẽ đảm bảo cho
việc lấy mẫu đại diện
8.5.4 Kiểm tra độ thu hồi phải được thực hiện ngoài hiện trường trước khi thay thế bộ lọc rửa SO2 và
cái lọc bụi và trước khi làm sạch đầu lấy mẫu. Sử dụng Công thức (4) (xem 12.5) để tính hiệu suất thu
hồi. Báo cáo hiệu suất thu hồi với số liệu khí phát thải; khơng hiệu chính số liệu phát thải đối với hiệu
suất thu hồi. Độ thu hồi mẫu bằng 100 % ± 20 % phải thu được đối với số liệu phát thải là được xác
thực. Tuy nhiên, nếu hiệu suất thu hồi nằm không trong khoảng 100 % ± 20 % nhưng kết quả khơng
ảnh hưởng đến tình trạng phù hợp hoặc khơng phù hợp của thiết bị bị tác động, người quản lý có thể
quyết định chấp nhận kết quả của việc thử phù hợp.
9 Kiểm tra tính năng hệ thống
Điều

Biện pháp kiểm sốt chất lượng

Hiệu ứng

8.5

Kiểm tra tính năng của hệ thống

Đảm bảo tính đúng đắn của các bộ phận của hệ
thống lấy mẫu và quy trình phân tích

8.2, 10

Kiểm tra rị rỉ thiết bị lấy mẫu và hiệu

chuẩn

Đảm bảo chính xác phép đo lưu lượng khí ống
khói, thể tích mẫu

10

Chuẩn hóa dung dịch chuẩn bari

Đảm bảo độ chụm của phép xác định thông
thường

11.1

Chuẩn độ nhắc lại

Đảm bảo độ chụm của phép xác định chuẩn độ

10 Hiệu chuẩn
Tương tự TCVN 11306 (EPA Method 6), Điều 10.
11 Quy trình phân tích
Kiểm tra sự mất mẫu và phân tích mẫu. Tương tự TCVN 11306, 11.1 và 11.2. với ngoại trừ sau: đối
với lấy mẫu 1 h, lấy 40 mL phần mẫu thử, thêm 160 mL isopropanol 100 % và bốn giọt thorin.
12 Phân tích dữ liệu và tính tốn
Trong tính tốn, ít nhất giữ lại một chữ số thập phân ngoài số liệu thu được. Các con số được làm
trịn sau tính tốn cuối cùng.
12.1 Chữ viết tắt
CTRS là nồng độ của TRS tính theo SO2, dựa trên khí khơ hiệu chính về điều kiện tiêu chuẩn, ppmv.
CRG(act) là nồng độ thực tế của khí kiểm tra độ thu hồi (sau khi pha lỗng), ppm.


LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

CRG(m) là nồng độ đo được của khí kiểm tra độ thu hồi, ppm;
CH2S là nồng độ đã được xác thực của khí thu hồi H2S;
N là độ chuẩn của chất chuẩn độ bari perclorat, mili đương lượng/mL
Pbar là áp suất tại lỗ tới hạn đầu ra của đồng hồ đo khí khơ, mm Hg (in. Hg);
Pstd là áp suất chuẩn tuyệt đối, 760 mm Hg (29,92 in. Hg);
QH2S là lưu lượng dòng đã hiệu chuẩn của khí thu hồi H 2S, L/min;
QCG là lưu lượng dịng đã hiệu chuẩn của khí đốt cháy, L/min;
R là hiệu suất thu hồi đối với kiểm tra tính năng hệ thống, phần trăm;
Tm là nhiệt độ tuyệt đối của đồng hồ đo khí khơ trung bình, °K (°R)
Tstd là nhiệt độ tuyệt đối tiêu chuẩn, 293 °K (528 °R);
Va là thể tích của phân mẫu chuẩn độ, mL;
Vm là thể tích của khí khơ đo được bằng đồng hồ đo khí khơ, lít (dcf);
Vm(std) là thể tích khí khơ đo được bằng đồng hồ đo khí khơ, được hiệu chính về điều kiện tiêu chuẩn,
lít (dscf).
Vsoln là tổng thể tích của dung dịch có chứa mẫu sunphua dioxit, 100 mL;
Vt là thể tích dung dịch chuẩn độ bari perclorat được dùng cho mẫu, mL (trung bình của các chuẩn độ
lặp lại).
Vtb là thể tích của dung dịch chuẩn độ bari perclorat được dùng cho mẫu trắng, mL;
Y là hệ số hiệu chuẩn đồng hồ đo khí khơ.
32,03 là khối lượng đương lượng của sulfua đioxit, mg/mđlg
12.2 Thể tích khí mẫu khơ, hiệu chỉnh về điều kiện tiêu chuẩn
(1)
Trong đó: K1 = 0,3855 °K/mm Hg đơn vị mét

= 17,65 °R/in.Hg đối với đơn vị Anh
12.3 Nồng độ của TRS tính theo ppm SO2
(2)
Trong đó

12.4 Nồng độ của khí thu hồi trong kiểm tra tính năng hệ thống
(3)
12.5 Hiệu suất thu hồi đối với kiểm tra tính năng hệ thống
R=

(4)

13 Tính năng của phương pháp
13.1 Khoảng phân tích. Giới hạn phát hiện dưới là 0,1 ppmv SO2 khi lấy mẫu tại 2 L/min (4,2 ft3/hr)
trong 3 h hoặc 0,3 ppmv khi lấy mẫu tại 2 L/min (4,2 ft3/hr) trong 1 h. Giới hạn nồng độ trên của
phương pháp vượt quá mức TRS thường gặp phải tại nhà máy giấy.
13.2 Độ chụm. Độ lệch chuẩn tương đối bằng 2,0 % và 2,6 % đã thu được khi lấy mẫu một một nồi

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

hơi hồi lưu trong 1 h và 3 h.
13.3 Độ chệch
13.3.1 Khơng có độ chệch được tìm thấy trong Method 16A liên quan đến TCVN 11306 trong một
nghiên cứu độc lập tại một nồi hơi hồi lưu.
13.3.2 So sánh Method 16A với TCVN 11306 (EPA Method 6) tại lị vơi chỉ ra khơng có độ chệch

trong Method 16A. Tuy nhiên, tính khơng ổn định của nguồn phát thải tác động bất lợi đến so sánh.
Độ chụm của Method 16A tại lị vơi tương đương với độ chụm thu được tại lò hơi hồi lưu (13.2.1).
13.3.3 Độ lệch chuẩn tương đối bằng 2,7 và 7,7 % thu được đối với kiểm tra tính năng của hệ thống.
14 Phịng ngừa ơ nhiễm
15 Quản lý chất thải
16 Quy trình thay thế
Như một quy trình thay thế cho quy trình được quy định ở 7.1.4, quy trình sau đây có thể được dùng
để xác nhận nồng độ H2S của khí kiểm tra độ thu hồi.
16.1 Tóm tắt.
H2S được lấy mẫu từ ống khí hiệu chuẩn và được hấp thụ trong dung dịch kẽm axetat thành dạng
kẽm sulfua. Hợp chất sau đó được đo bằng chuẩn độ iơt.
16.2 Khoảng xác định.
Quy trình được kiểm tra trong khoảng từ 5 ppmv đến 1500 ppmv.
16.3 Cản trở.
Khơng có chất cản trở được biết đến quy trình này khi được dùng để phân tích ống khí có chứa H2S
trong nitơ.
16.4 Độ chụm và độ chệch.
Phép thử phòng thử nghiệm đã cho thấy độ lệch chuẩn tương đối nhỏ hơn 3 %. Quy trình cũng chỉ ra
khơng có độ chệch khi so sánh với phương pháp sắc ký khí được sử dụng ống thấm chứng nhận
trọng lượng để hiệu chuẩn.
16.5 Thiết bị và các phụ kiện
16.5.1 Thiết bị lấy mẫu. Hệ thống lấy mẫu được trình bày trong Hình 4. Các bộ phận cấu thành
được trình bày tại 16.5.1.1 đến 16.5.2.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn


Hình 4 - Hệ thống lấy mẫu khi kiểm tra độ thu hồi
16.5.1.1 Ống lấy mẫu. Ống Teflon (1/4 in.) nối với bộ điều chỉnh ống đến van lấy mẫu.
16.5.1.2 Van kim. Làm bằng thép không gỉ hoặc van kim Teflon để kiểm soát lưu lượng dịng của các
khí đến bình hấp thụ.
16.5.1.3 Bình hấp thụ. Ba bình hấp thụ dung tích khoảng 100 mL được lắp đặt để cho phép việc bổ
sung/thêm thuốc thử qua dịng khí đi vào. Bình hấp thụ cần được nối với nhau bằng bộ nối làm bằng
thủy tinh hoặc Teflon khơng bị rị rỉ. Đáy của bình hấp thụ lắp vừa khít với bình thủy tinh tiêu chuẩn
24/25. Các mối nối là từ các bình hấp thụ nối hình cầu tiêu chuẩn 6,4 mm (1/4 in) được kéo dài
khoảng 1 in. Khi lắp với nhau, đầu cuối của ống cần phải xấp xỉ khoảng 1,27 cm (1/2 in.) từ đáy. Bình
hấp thụ thứ ba đóng vai trị làm chai nhỏ giọt.
16.5.1.4 Ống làm khô. Lưu lượng kế và áp kế, tương tự như Method 11, 6.1.5, 6.1.8 và 6.1.10.
16.5.1.5 Bộ điều chỉnh bình khí. Làm bằng thép khơng gỉ, để giảm áp suất dòng khi đi vào ống lấy
mẫu teflon đến một mức an toàn
16.5.1.6 Đồng hồ đo bọt xà phòng. Hiệu chỉnh đối với 100 mL và 150 mL, hoặc hai đồng hồ đo bọt
khí riêng biệt.
16.5.1.7 Lỗ tới hạn. Dùng cho đo tốc độ và thể tích. Lỗ tới hạn có thể được chế tạo ra theo 16.7.3 và
phải được hiệu chuẩn như được quy định tại 16.12.4
16.5.1.8 Ống đong định mức, cỡ 50 mL.
16.5.1.9 Bình định mức, cỡ 1 L
16.5.1.10 Pipet định mức, cỡ 15 mL
16.5.1.11 Đồng hồ đo chân không. Tối thiểu đo được 20 in. Hg.
16.5.1.12 Đồng hồ bấm
16.5.2 Thu hồi và phân tích mẫu

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh


www.luatminhkhue.vn

16.5.2.1 Bình Erlenmeyer, cỡ 125 mL và 250 mL
16.5.2.2 Pipet, thể tích 2 mL, 10 mL, 20 mL và 100 mL.
16.5.2.3 Buret, cỡ 50 mL.
16.5.2.4 Bình định mức, cỡ 1 L.
16.5.2.5 Ống đong định mức, cỡ 50 mL.
16.5.2.6 Bình rửa.
16.5.2.7 Máy khuấy và thanh khuấy
16.6 Thuốc thử và dung dịch chuẩn.
Ngoại trừ có các quy định khác, tất cả các thuốc thử sử dụng phải phù hợp với quy định kỹ thuật
được thiết lập bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu khơng có những quy định kỹ thuật như vậy, cần phải
sử dụng thuốc thử cấp tốt nhất có thể.
16.6.1 Nước. Tương tự như Method 11, 7.1.3.
16.6.2 Dung dịch hấp thụ kẽm axetat. Hòa tan 20 g kẽm axetat trong nước, và pha loãng đến 1 L.
16.6.3 Dung dịch kali bi-iodat [KH(lO3)2], chuẩn 0.100N. Hòa tan 3,249 g KH(lO3)2 trong nước và
pha loãng đến 1 L.
16.6.4 Dung dịch natri thiosunphat (Na2S2O3), chuẩn 0,1 N. Tương tự như Method 11, 7.3.2.
Chuẩn hóa theo 16.12.2.
16.6.5 Dung dịch Na2S2O3, Chuẩn 0,01 N. Dùng pipet lấy 100,0 mL Dung dịch Na2S2O3 0,1 N vào
bình định mức 1 L và pha loãng đến vạch mức bằng nước.
16.6.6 Dung dịch iot, 0,1 N. Tương tự Method 11, 7.2.3
16.6.7 Dung dịch chuẩn iot, 0,01 N. Tương tự Method 11, 7.2.4. Chuẩn hóa theo 16.12.3.
16.6.8 Dung dịch axit clohydric (HCl), 10 % theo khối lượng. Thêm 230 mL HCI đậm đặc (khối
lượng riêng 1,19) vào 770 mL nước.
16.6.9 Dung dịch chỉ thị hồ tinh bột. Cho 5 g tinh bột (khoai tây, khoai dong hoặc hịa tan), thêm
một ít nước lạnh và nghiền trong cối đến thành bột nhão. Rót vào 1 L nước sôi, khuấy và để lắng qua
đêm. Sử dụng dung dịch nổi trong. Bảo quản với 1,25 g axit salixylic, 4 g kẽm clorua hoặc kết hợp 4 g
natri propionat và 2 g natri azid trên lít hoặc dung dịch hồ tinh bột. Một số hồ tinh bộ thay thế có bán
sẵn là đáp ứng các yêu cầu.

16.7 Quy trình thử trước
16.7.1 Lựa chọn thể tích mẫu khí. Quy trình này đã được xác nhận là đúng đối với ước tính thể tích
của mẫu khí bình chức cần khi nồng độ H2S trong khoảng từ 5 ppmv đến 1500 ppmv. Khoảng thể tích
mẫu đã được lựa chọn để đảm bảo từ tiêu thụ 35 % đến 60 % 20 mL dung dịch iodin 0,01 N (do vậy
đảm bảo chất chuẩn độ Na2S2O3 0,01 N của khoảng 7 mL đến 12 mL). Thể tích mẫu đối với các nồng
độ H2S khác nhau có thể được ước tính bằng cách chia ppm-lit mong muốn đối với khoảng nồng độ
đã đưa ra cho nồng độ H2S được nhà sản xuất cơng bố. Ví dụ, đối với phân tích khí bình chứa có
chứa khoảng 10 ppmv H2S, thể tích mẫu tối ưu bằng 65 L (650 ppm-lit/10 ppmv). Đối với phân tích khí
bình chứa có chứa khoảng 1000 ppmv H2S, thể tích mẫu tối ưu là 1 L (1000 ppm-lit/1000 ppmv).
Nồng độ H2S khí bình chứa (ppmv)

Thể tích mong muốn (ppm - lít)

5 đến < 30

650

30 đến < 500

800

500 đến < 1500

1000

16.7.2 Lựa chọn lưu lượng lỗ tới hạn. Bảng sau đây chỉ ra khoảng lưu lượng mẫu được mong đợi
để đảm bảo bẫy H2S trong dung dịch hấp thụ. Độ lệch nhỏ so với khoảng này sẽ không ảnh hưởng
lên nồng độ đo được.
Nồng độ H2S khi bình chứa (ppmv)


Lưu lượng tới hạn tại miệng ống

5 đến 50 ppmv

1500 ± 500

50 đến 250 ppmv

500 ± 250

250 đến 1000 ppmv

200 ± 50

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Nồng độ H2S khi bình chứa (ppmv)

Lưu lượng tới hạn tại miệng ống

> 1000 ppmv

75 ± 25

16.7.3 Cấu tạo lỗ tới hạn. Lỗ tới hạn của lưu lượng mong muốn có thể được chế tạo bằng cách lựa

chọn ống đục lỗ của chiều dài mong muốn và nối với 1/16 in x 1/4 in (0,16 cm x 0,64 cm) giảm bớt linh
kiện với cả hai đầu chóp. Đường kính trong và chiều dài của ống đục lỗ cần thiết để thu được lưu
lượng cụ thể được nêu dưới đây.
Ống (đường kính
ngồi in.)

Ống (đường kính
trong in.)

Độ dài (in)

Tốc độ dòng
(mL/min)

Số Catalog Altech

1/16

0,007

1,2

85

301430

1/16

0,01


3,2

215

300530

1/16

0,01

1,2

350

300530

1/16

0,02

1,2

1400

300230

16.7.4 Xác định lưu lượng lỗ tới hạn. Nối lỗ tới hạn với hệ thống lấy mẫu như Hình 4 nhưng khơng
có ống H2S. Nối đồng hồ đo trong hệ thống ống với bình hấp thụ thứ nhất. Bật bơm và điều chỉnh van
để cho số đọc khoảng một nửa áp suất khơng khí. Đọc số ghi tại đồng hồ đo. Tăng từ từ chân không
đến khi đạt được lưu lượng ổn định, và ghi lại số đọc này là áp suất chân không tới hạn. Lưu lượng

đo được chỉ ra lưu lượng tới hạn dự kiến của lỗ tới hạn. Nếu lưu lượng này nằm trong khoảng như ở
16.7.2, tiến hành hiệu chuẩn lỗ tới hạn theo 16.12.4.
16.7.5 Xác định thời gian lấy mẫu. Xác định thời gian lấy mẫu đối với khí bình chứa đã biết nồng
độ. Sử dụng thể tích mẫu tối ưu thu được ở 16.7.1.
Thời gian lấy mẫu xấp xỉ =

Thể tích tối ưu
Lưu lượng của ống tới hạn

16.8 Thu mẫu
16.8.1 Nối ống Teflon, đầu chia Teflon và lưu lượng kế với van kim kiểm sốt dịng như Hình 4.
Thơng gió lưu lượng kế tới tự xả khí. Nút đầu mở của đầu chia. 5 min đến 10 min trước khi lấy mẫu,
mở van của bình chứa trong khi giữ van kim kiểm sốt dịng đóng. Điều chỉnh áp suất phân phối đến
20 psi. Mở van kim từ từ cho đến khi đồng hồ chỉ lưu lượng dòng khoảng 50 mL đến 100 mL trên lưu
lượng lỗ tới hạn được dùng trong hệ thống.
16.8.2 Lấy 50 mL dung dịch axetat vào hai bình hấp thụ, nối chúng và bình thứ ba rỗng (chai nhỏ
giọt) và phần còn lại của thiết bị như Hình 4. Đảm bảo rằng khớp nối thủy tinh nhám kín khí. Bình hấp
thụ có thể ổn định dễ dàng bằng cách sử dụng một hộp giấy bìa nhỏ trong đó có ba lỗ được khoét,
như làm giá đỡ. Nối ống mẫu Teflon với bình hấp thụ thứ nhất. Phủ lên bình hấp thụ bằng một tấm vài
hoặc plastic tối màu để bảo vệ dung dịch hấp thụ khỏi ánh sáng trong quá trình lấy mẫu.
16.8.3 Ghi lại nhiệt độ và áp suất khơng khí. Chú ý lưu lượng dịng khí qua lưu lượng kế. Mở đầu
đóng của đầu chia. Nối ống lấy mẫu với đầu chia, đảm bảo nối kín khí. Khởi động bơm lấy mẫu và
đồng hồ bấm đồng thời. Chú ý giảm lưu lượng dòng qua vượt quá lưu lượng kế. Việc giảm này cần
bằng với lưu lượng dòng đã biết của ống tới hạn được dùng. Tiếp tục lấy mẫu với khoảng thời gian
được xác định tại 16.7.5
16.8.4 Khi lấy mẫu được hoàn tất, tắt bơm và đồng hồ bấm. Ngắt đường lấy mẫu từ đầu chia và nút
lại. Đóng van kim sau đó van của bình chứa. Ghi lại thời gian lấy mẫu.
16.9 Phân tích mẫu trắng. Trong khi mẫu được lấy, tiến hành phân tích mẫu trắng như sau: lấy
bình Erlenmeyer 250 mL, thêm 100 mL dung dịch kẽm axetat, 20,0 mL dung dịch iôt 0,01 N và 2
mL dung dịch HCI. Vừa khuấy vừa chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01 N cho đến khi dung dịch màu

vàng nhạt. Thêm hồ tinh bột và bắt đầu chuẩn độ cho đến khi màu xanh biến mất. Phân tích
mẫu trắng với từng mẫu, như hiệu chuẩn mẫu trắng được quan sát thay đổi trong một ngày.
CHÚ THÍCH Chuẩn độ iodua dung dịch kẽm axetat là khó thực hiện bởi vì dung dịch chuyển màu
nhanh trong khi màu xuất hiện gần điểm dừng và sự biến mất của màu xanh lam là khó nhận ra.
Thêm vào đó, màu xanh lam có thể xuất hiện lại trong dung dịch khoảng 30 s đến 45 s sau khi điểm
dừng chuẩn độ đạt tới. Điều này khơng có nghĩa rằng điểm chuẩn độ sai. Người tiến hành thử nghiệm
này nên tiến hành một số chuẩn độ để đảm bảo nhận dạng chính xác điểm dừng. Điều quan trọng là
cần phải nhận ra bởi vì kết quả của quy trình phân tích này rất nhạy với sai số trong chuẩn độ.
16.10 Phân tích mẫu.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

Xử lý mẫu tương tự như xử lý mẫu trắng. Trước khi gỡ ống từ đáy của bình hấp thụ, thêm 20 mL
dung dịch iơt 0,01 N qua các ống của bình hấp thụ giữ dung dịch kẽm axetat, chia chúng thành hai
(thêm khoảng 15 mL vào bình hấp thụ thứ nhất và đợi vài giây). Thêm 2 mL dung dịch HCI qua ống,
chia chúng như với dung dịch iôt. Ngắt đường ống lấy mẫu, và bảo quản bình hấp thụ trong 30 min.
Tại điểm kết thúc của 30 min, tráng ống của bình hấp thụ đến đáy bình hấp thụ. Khơng chuyển các
thành phần của bình hấp thụ vào bình định mức bởi vì việc này có thể làm mất iơt và gây ra độ chệch
dương.
16.11 Hiệu chuẩn ống tới hạn trước thử nghiệm.
Tiến hành hiệu chuẩn ống tới hạn trước thử nghiệm sử dụng quy trình hiệu chuẩn như trình bày tại
16.12.4. Nếu Qstd thu được trước và sau thử nghiệm sai khác quá 5 %, loại bỏ mẫu; nếu khơng, tiến
hành tính tốn.
16.12 Hiệu chuẩn và chuẩn hóa
16.12.1 Lưu lượng kế và áp kế. Tương tự Method 11, 10.1.3 và 10.1.4.

16.12.2 Dung dịch Na2S2O3, 0,1 N. Chuẩn hóa dung dịch Na2S2O3 0,1 N như sau: Cho vào 80 mL
nước, khuấy liên tục, thêm 1 mL H2SO4 đậm đặc, 10,0 mL KH(IO3)2 0,100 N và 1 g kali iodua. Chuẩn
độ ngay bằng Na2S2O3 0,1 N cho đến khi dung dịch vàng nhạt. Thêm 3 mL dung dịch hồ tinh bột, và
chuẩn độ đến màu xanh lam vừa biến mất. Lặp lại chuẩn độ cho đến khí phân tích lặp lại thống nhất
trong khoảng 0,05 mL. Lấy thể tích trung bình của Na2S2O3 tiêu tốn để tính độ chuẩn đến ba chữ số
thập phân theo Cơng thức (5).
16.12.3 Dung dịch iốt, 0,01 N. Chuẩn hóa dung dịch iốt 0,01 N như sau: Dùng pipet lấy 20,0 mL dung
dịch iốt 0,01 N vào bình Erlenmeyer 125 mL. Chuẩn độ với dung dịch Na2S2O3 0,01 N cho đến khi
dung dịch có màu vàng nhạt. Thêm 3 mL dung dịch hồ tinh bột, và chuẩn độ đến màu xanh lam vừa
biến mất. Nếu độ chuẩn của iốt đã thử không bằng 0,010, thêm vài mL dung dịch iốt 0,1 N nếu độ
chuẩn thấp, hoặc vài mL nước nếu cao, và chuẩn hóa lại. Lặp lại chuẩn độ cho đến khi các giá trị lặp
lại thống nhất/bằng 0,05 mL. Lấy thể tích trung bình của Na2S2O3 tiêu tốn để tính độ chuẩn đến ba
chữ số thập phân theo Cơng thức (6).
16.12.4 Lỗ tới hạn. Hiệu chuẩn lỗ tới hạn sử dụng hệ thống lấy mẫu như trình bày Hình 4 nhưng
khơng có bình H2S và lưu lượng kế. Nối đồng hồ đo bọt xà phòng với ống Teflon được nối với bình
hấp thụ thứ nhất. Bật bơm, và điều chỉnh van kim cho đến khi áp suất chân không cao hơn áp suất tới
hạn được xác định tại 16.7.4. Ghi thời gian cần thiết đối với lưu lượng khí bằng thể tích đồng hồ đo
bọt xà phịng (sử dụng lưu lượng kế bọt xà phòng 100 mL với lưu lượng khí thấp hơn 100 mL/min,
nếu khơng sử dụng đồng hồ đo bọt xà phòng 500 mL). Thực hiện ba lần, và ghi lại số liệu được liệt kê
tại Bảng 1. Sử dụng các số liệu này để tích lưu lượng dịng của lỗ tới hạn.
16.13 Tính tốn
16.13.1 Chữ viết tắt
Bwa là phần hơi nước trong khơng khí trong q trình hiệu chuẩn lỗ tới hạn.
CH2S là nồng độ H2S trong khí bình chứa, ppmv

Ma là khối lượng phân tử của khơng khí bão hịa tại nhiệt độ bình hấp thụ, g/g-mol.
Ms là khối lượng phân tử của khí lấy mẫu (ni tơ) bão hịa tại nhiệt độ bình hấp thụ, g/g-mol.
CHÚ THÍCH Đối với phép thử tiến hành trong phịng thử nghiệm khi nhiệt độ bình hấp thụ là 25 °C, M a
= 28,5 g/g-mol và Ms = 27,7 g/g-mol).
Nl là nồng độ chuẩn của dung dịch chuẩn iôt (0,01 N), g-eq/L

NT là nồng độ chuẩn của dung dịch chuẩn Na2S3O3 (0,01 N), g-eq/L;
Pbar: Áp suất tuyệt đối, mm Hg;
Pstd là áp suất chuẩn tuyệt đối, 760 mm Hg.
Qstd là lưu lượng thể tích trung bình đi qua lỗ tới hạn, L/min;
Tamb là nhiệt độ khơng khí xung quanh tuyệt đối, °K;
Tstd là nhiệt độ chuẩn tuyệt đối, 293 °K;

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

θs là Thời gian lấy mẫu, min
θsb là thời gian đối với phép đo lưu lượng dòng bằng dụng cụ đo bọt xà phòng, min;
Vm(std): là Thể tích khí mẫu đo đước bằng lỗ tới hạn, được hiệu chính về điều kiện tiêu chuẩn, L.
Vsb là thể tích khí đo được bằng lưu lượng kế bọt xà phịng, mL;
Vsb(std) là Thể tích khí khơ đo được bằng lưu lượng kế bọt xà phịng, được hiệu chính về điều kiện tiêu
chuẩn, lít.
Vl là thể tích của dung dịch chuẩn iốt (0,01 N) đã dùng, mL;
VT là thể tích dung dịch chuẩn Na2S2O3 (0,01 N) đã dùng, mL.
VTB là Thể tích dung dịch chuẩn Na2S2O3 (0,01 N) đã dùng cho mẫu trắng, mL;
16.13.2 Độ chuẩn của dung dịch Na2S2O3 (0,1 N)
NT =

1
mLNa2S2O3 đã tiêu thụ

16.13.3 Độ chuẩn của dung dịch chuẩn iơt (0,01 N).

(6)
16.13.4 Thể tích khí mẫu
(7)
16.13.5 Nồng độ của H2S trong bình khí
(8)
Bảng 2 - Dữ liệu hiệu chuẩn lỗ tới hạn
Ngày:_____________________________________________
ID lỗ tới hạn: _______________________________________
Thể tích đồng hồ đo bọt xà phịng, Vsb________lit
Thời gian, θsb
Lần chạy 1 _______min _______sec
Lần chạy 2 _______min _______sec
Lần chạy 3 _______min _______sec
Trung bình ________min _______sec
Chuyển đổi giây sang phút:
Thời gian = min + ___sec/60 = ______min
Áp suất trên áp kế, Pbar = _____mm Hg
Nhiệt độ khơng khí xung quanh, tamb = 273+ ____ oC =____ oK = _____ mm Hg (con số này xấp xỉ 0.4
lần áp suất trên áp kế).
Bơm chân không

= ------------------------------- Ldư

= ------------------------------- L/min

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê


www.luatminhkhue.vn
Thư mục tài liệu tham khảo

[1] American Public Health Association, American Water Works Association, and Water Pollution
Control Federation. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater. Washington,
DC. American Public Health Association. 1975. pp. 316-317.
[2] American Society for Testing and Materials. Annual Book of ASTM Standards. Part 31: Water,
Atmospheric Analysis. Philadelphia, PA. 1974. pp. 40-42.
[3] Blosser, R.O. A Study of TRS Measurement Methods. National Council of the Paper Industry for Air
and Stream Improvement, Inc., New York, NY. Technical Bulletin No. 434. May 1984.14 pp.
[4] Blosser, R.O., H.S. Oglesby, and A.K. Jain. A Study of Alternate SO2 Scrubber Designs Used for
TRS Monitoring. A Special Report by the National Council of the Paper Industry for Air and Stream
Improvement, Inc., New York, NY. July 1977.
[5] Curtis, F., and G.D. McAlister. Development and Evaluation of an Oxidation/Method 6 TRS
Emission Sampling Procedure. Emission Measurement Branch, Emission Standards and Engineering
Division, U S. Environmental Protection Agency, Research Triangle Park, NC 27711. February 1980.
[6] Gellman, I. A Laboratory and Field study of Reduced Sulfur Sampling and Monitoring Systems.
National Council of the Paper Industry for Air and stream Improvement, Inc., New York, NY.
Atmospheric Quality Improvement Technical Bulletin No. 81. October 1975.
[7] Margeson, J.H., J.E. Knoll, and M R. Midgett. A Manual Method for TRS Determination. Source
Branch, Quality Assurance Division, U.S. Environmental Protection Agency, Research Triangle Park,
NC 27711.
[8] National Council of the Paper Industry for Air and stream Improvement. An Investigation of H2S
and SO2. Calibration Cylinder Gas Stability and Their Standardization Using Wet Chemical
Techniques. Special Report 76-06. New York, NY. August 1976.
[9] National Council of the Paper Industry for Air and Stream Improvement. Wet Chemical Method for
Determining the H2S Concentration of Calibration Cylinder Gases. Technical Bulletin Number 450.
New York, NY. January 1985. 23 pp.
[10] National Council of the Paper Industry for Air and stream Improvement. Modified Wet Chemical
Method for Determining the H2S Concentration of Calibration Cylinder Gases. Draft Report. New York,

NY. March 1987. 29 pp.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162



×