Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Vai trò của báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

NGUYỄN TRUNG THÀNH

VAI TRỊ CỦA BÁO NHÂN DÂN TRONG CƠNG TÁC
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 TỚI NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 9310206

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

NGUYỄN TRUNG THÀNH

VAI TRỊ CỦA BÁO NHÂN DÂN TRONG CƠNG TÁC
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 TỚI NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế


Mã số: 9310206

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1: PGS. TS. Võ Kim Cƣơng
2: GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hƣơng

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu
sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những
kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu này.

Hà Nội, tháng

năm 2021

Tác giả Luận án

NGUYỄN TRUNG THÀNH


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản thảo luận án này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Võ Kim Cương,

GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, người hướng dẫn khoa học cho luận án của
mình. Trong q trình thực hiện luận án, Thầy Cơ ln chỉ bảo, giúp đỡ và khích
lệ tơi, hướng dẫn tơi từ lúc bắt đầu cho tới lúc hồn thiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo báo Nhân dân… đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Trong thời gian học tập và thực hiện luận án, tôi luôn nhận được nhiều sự
ủng hộ, giúp đỡ của các Thầy Cô trong Học viện Ngoại giao, các đồng nghiệp tại
báo Nhân dân, Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Ngoại giao...
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
ln ủng hộ và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.

Hà Nội, tháng

năm 2021

Tác giả Luận án

NGUYỄN TRUNG THÀNH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ BÁO CHÍ
ĐỐI VỚI CƠNG TÁC ĐỐI NGOẠI ................................................................22
1.1. Thơng tin đối ngoại trong quan hệ quốc tế ...........................................22
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung luận án ..........................22
1.1.2. Vai trị, vị trí, nội dung của thơng tin đối ngoại trong cơng tác đối

ngoại .............................................................................................................26
1.1.2.1. Vai trị của báo chí trong thơng tin đối ngoại ...............................26
1.1.2.2. Vai trị của thơng tin đối ngoại .....................................................27
1.2. Q trình đổi mới tƣ duy đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến
nay ....................................................................................................................31
1.2.1. Đổi mới tư duy đối ngoại giai đoạn 1986-1995 ................................31
1.2.2. Đổi mới tư duy đối ngoại giai đoạn 1996-2011 ................................36
1.2.3. Đổi mới tư duy đối ngoại giai đoạn từ năm 2011 đến nay ...............43
1.3. Báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975
đến năm 1986...................................................................................................48
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................54
Chƣơng 2: BÁO NHÂN DÂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC 56
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY ..................................56
2.1. Giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới, phá thế bao vây cấm vận (19861995) .................................................................................................................56
2.1.1. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thành
tựu bước đầu của công cuộc đổi mới ..........................................................57
2.1.2. Tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ...........60


2.1.3. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa ...............66
2.1.4. Đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch ...................68
2.2. Giai đoạn triển khai hội nhập quốc tế của Việt Nam (1996-2011)......72
2.2.1. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thành
tựu của cơng cuộc đổi mới...........................................................................72
2.2.2. Tun truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ...........76
2.2.3. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam ....86
2.2.4. Đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch ...................93
2.3. Giai đoạn triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện (từ năm
2011 đến nay)...................................................................................................96
2.3.1. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và

thành tựu của công cuộc đổi mới ................................................................96
2.3.2. Tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ...........97
2.3.3. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam ....110
2.3.4. Đấu tranh, phản bác chống lại âm mưu của các thế lực thù địch 111
Tiểu kết chƣơng 2:............................................................................................116
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..........118
3.1. Nhận xét về vai trị của báo Nhân dân trong cơng tác thơng tin đối
ngoại ...............................................................................................................118
3.1.1. Thành tựu .........................................................................................118
3.1.1.1. Báo Nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong việc thơng tin
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ra thế giới .......118
3.1.1.2. Báo Nhân dân đã thông tin tuyên truyền hiệu quả chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước...................................................................121
3.1.1.3. Báo Nhân dân góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù địch,
chống diễn biến hòa bình, đồng thời giới thiệu vẻ đẹp đất nước, lịch sử, văn
hóa và con người Việt Nam .......................................................................126
3.1.2. Hạn chế.............................................................................................128


3.2. Kiến nghị một số giải pháp ...................................................................130
3.2.1. Đa dạng hóa và phối hợp các hình thức thơng tin đối ngoại ........130
3.2.2. Cân đối nội dung và nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại .....137
3.2.3. Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, tăng
cường cơ sở vật chất-kỹ thuật và nghiệp vụ .............................................141
Tiểu kết chƣơng 3:............................................................................................144
KẾT LUẬN .......................................................................................................146
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, cơng tác đối ngoại là một bộ
phận quan trọng trên mặt trận ngoại giao, có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc. Để làm tốt nhiệm vụ đối ngoại phục vụ sự nghiệp
cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng báo chí như một cơng cụ quan
trọng để đấu tranh dư luận, thông tin để thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của các
cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; xác lập chỗ đứng, biểu
tượng, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế; thông tin về
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Công tác thông tin đối ngoại là một bộ
phận của chính sách đối ngoại; đồng thời cũng là một bộ phận của cơng tác tư
tưởng, văn hóa của Đảng và Nhà nước đã đóng góp tích cực vào thành tựu chung
của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới nói chung cũng như ngoại giao nói riêng.
Theo Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW của Bộ
Chính trị khóa XI về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 2020” và Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về công tác thông tin đối
ngoại tháng 8-2017, tại Hà Nội do Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban chỉ đạo
công tác thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức, các lực lượng làm công tác
thông tin đối ngoại đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước
giao phó, đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, nhận thức của các cấp ủy
đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về công tác đối ngoại trong tình hình
mới ngày càng được nâng cao. Hệ thống các cơ quan chuyên trách được củng cố,
kiện toàn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện. Các hoạt
động thông tin đối ngoại ở các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức bài bản, đồng bộ hơn. Nội dung, phương
thức các hoạt động thông tin đối ngoại được đổi mới; phạm vi, đối tượng, địa bàn
ngày càng được mở rộng. Nhiều chủ trương, chính sách, các sự kiện trọng đại của
đất nước; quan điểm của Việt Nam đối với những vấn đề khu vực và quốc tế; hình
ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc; những thành tựu của Việt

Nam trong công cuộc đổi mới; thông tin về các vấn đề quốc tế nổi bật, đáng quan
tâm; thông tin kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt


2
Nam ở nước ngoài... được cung cấp kịp thời, tạo thế chủ động trên mặt trận thông
tin tuyên truyền…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền đối
ngoại vẫn còn tồn tại những hạn chế cần tập trung khắc phục, như: Nhận thức về
thông tin đối ngoại vẫn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị; cơng tác theo dõi nắm bắt, dự báo tình hình cịn chưa kịp thời,
lượng thơng tin cịn mỏng; hình thức tun truyền chưa phù hợp với nhiều đối
tượng; chưa tận dụng hiệu quả công nghệ, phương tiện truyền thông hiện đại…
1.2. Báo Nhân dân là đơn vị sự nghiệp Trung ương của Đảng, đặt dưới sự
chỉ đạo trực tiếp và thường xun của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là
cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ngọn cờ chính trị - tư tưởng của Đảng
trên mặt trận báo chí Việt Nam, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công
tác thông tin đối ngoại của Báo Nhân dân có vai trị hết sức đặc biệt trong góp
phần mở rộng thơng tin đối ngoại, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách và thành tích hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, giáo dục và khoa học cơng nghệ
trong nước tới công chúng và kiều bào ta ở nước ngoài…
Báo Nhân dân được xác định là cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện,
bao gồm cả báo in (Nhân dân hằng ngày, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hằng
tháng, Thời Nay), báo điện tử (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng
Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha) và báo hình (kênh Truyền hình Nhân dân).
Cơng tác thơng tin đối ngoại trên các ấn phẩm của Báo Nhân dân luôn nhận
được quan tâm chỉ đạo sát sao của BBT và thể hiện tập trung ở sự hình thành và
duy trì các chuyên trang, chuyên mục và nhiều chuyên luận, loạt bài nghiên cứu,

phân tích, bình luận và thơng tin đối ngoại đa dạng; Trong đó có nhiều bài viết
tốt, đã được các cơ quan chức năng và dư luận đánh giá cao, đặc biệt là cung cấp
những thông tin về những vấn đề, vụ việc mà các thế lực cơ hội, thù địch thường
xuyên tìm cách xuyên tạc như: Chính sách tơn giáo của Việt Nam, tình hình
nhân quyền trong nước, tình hình đồn kết cộng đồng giữa người Việt Nam ở
trong nước với nước ngồi, tình hình Biển Đơng,… qua đó góp phần định hướng
dư luận, đẩy lùi những thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội. Bởi vậy,


3
tăng cường công tác thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm Báo Nhân Dân là
nhiệm vụ chính trị trọng tâm và định hướng tuyên truyền ưu tiên của báo trong
thời gian tới. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tơi chọn đề
tài: “Vai trị của báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm
1986 tới nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trong nước
2.1.1. Nghiên cứu về công tác đối ngoại
Công tác đối ngoại của Việt Nam là một đề tài cho đến nay đã thu hút được
sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau liên quan vấn đề này như: đề tài nghiên
cứu, hội nghị, hội thảo khoa học đến sách chuyên khảo, bài viết chuyên sâu theo
những mốc thời gian khác nhau. Những cơng trình này thường được triển khai
theo hai hướng chính. Một là nghiên cứu về mảng ngoại giao Việt Nam nói chung,
trong đó có đề cập đến chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với một số các
nước lớn. Hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối
với từng nước lớn cụ thể. Có thể kể đến các cơng trình sau đây:
Cho tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của
Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cập tới đường lối hội nhập của Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới. Tác phẩm “50 năm Ngoại giao Việt Nam (1945-1995)” (hai tập)

của tác giả Lưu Văn Lợi đã cung cấp một cách tổng thể về cuộc đấu tranh ngoại
giao Việt Nam trong một thời kỳ quan trọng. Đây là một tác phẩm dựa trên
thông tin của các nhân chứng lịch sử, trực tiếp tham gia vào q trình hoạch định
và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam từ ngày thành lập nước đến 1995.
Tác phẩm đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị về những sự kiện quan trọng trong
hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Cũng dưới dạng cơng trình nghiên cứu tổng quan, cuốn “Ngoại giao Việt
Nam 1945-2000” của Học viện Ngoại giao (Hà Nội, 2002) đề cập một cách tổng
quát của hoạt động ngoại giao Việt Nam từ năm 1945 đến 2000, tập trung phân
tích đặc điểm, tính chất của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, những thành tựu
chủ yếu, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động ngoại giao.
Các tác giả cuốn sách đã trình bày các sự kiện một cách chính xác, khách quan;


4
quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn được xem xét trong tổng thể bối cảnh
của đất nước và tình hình thế giới theo từng giai đoạn nhất định. Cách tiếp cận
này giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo hơn về những bước thăng trầm trong
quan hệ Việt-Mỹ hay Việt-Trung. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đề cập đến những
hạn chế trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại.
Hai tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại - Vì sự nghiệp giành độc lập
tự do (1945-1975)” (Hà Nội, 2001) do Nguyễn Phúc Luân chủ biên và “Ngoại
giao Việt Nam vì sự nghiệp đổi mới, 1975-2002” (Hà Nội, 2002) do Vũ Dương
Huân chủ biên đã khái quát lịch sử ngoại giao Việt Nam từ năm 1945 đến năm
2001. Bằng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, tác giả Nguyễn Phúc
Luân đã phân tích cuộc đấu tranh ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ
Chí Minh, giúp người đọc nắm bắt được những vấn đề lớn đặt ra trong nghiên cứu
lịch sử ngoại giao Việt Nam, nhận thức được đặc điểm và bài học kinh nghiệm.
Tác giả Vũ Dương Huân lại chú trọng đến những thành tựu nổi bật cũng như các
đặc điểm cơ bản của quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các đối tác khác nhau

bao gồm Trung Quốc, các nước Đông Bắc Á, các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông
Âu, Hoa Kỳ và Canada; chỉ ra nhiệm vụ trung tâm của ngoại giao trong mỗi giai
đoạn lịch sử, giải thích rõ những thay đổi trong đường lối đối ngoại. Tuy nhiên,
tác phẩm này thiên về giới thiệu thành tựu đã đạt và rút ra một số bài học chứ
chưa phân tích sâu vào những hạn chế trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Cuốn sách “Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới” (2005) do Phí Như
Chanh, Phạm Văn Linh, Phạm Xuân Thâu đồng chủ biên đã đề cập đến nhiều
nội dung quan trọng trong quan hệ, hợp tác của Việt Nam với hầu hết các nước,
khu vực, tổ chức và diễn đàn quốc tế trong gần 20 năm với phương châm là khép
lại quá khứ, hướng tới tương lai, bằng cả ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân
dân, làm cho các bên hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau,
giữ vững hịa bình, ổn định, cùng phát triển. Trong tác phẩm này, mối quan hệ
của Việt Nam với các nước lớn có tiềm năng kinh tế, chính trị, quốc phịng và an
ninh, bao gồm Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản và Ấn độ được xem xét cụ thể
trên các mặt chính trị, kinh tế, thương mại, quốc phịng, văn hóa-xã hội… Tác
phẩm đã giúp người đọc có cái nhìn tổng thể và đa diện hơn về các mối quan hệ
giữa Việt Nam với các nước lớn.


5
Năm 2006, Nguyễn Khắc Huỳnh, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu lịch sử
ngoại giao biên soạn cuốn Ngoại giao Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm
phán. Đây là tập hợp các bài viết đã công bố trong vài năm gần đây của tác giả.
Phần lớn nội dung cuốn sách trình bày về 3 sự kiện ngoại giao quan trọng của Đảng
và Nhà nước ta trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Tác giả khơng chỉ dừng lại ở
việc ghi chép các sự việc đã diễn ra trong các cuộc đàm phán mà cịn chú trọng
phân tích sâu sắc bối cảnh dẫn đến đàm phán, những tính tốn của mỗi bên tham
gia, những cuộc mặc cả căng thẳng và những giải pháp đạt được. Tác phẩm đã hệ
thống được các chính sách ngoại giao cơ bản của Đảng trong từng chặng đường
cũng như lập trường của Đảng và Nhà nước ta trong 3 sự kiện ngoại giao trên.

Ngồi ra, cịn có nhiều bài báo về chính sách và quan hệ của Việt Nam đối
với các nước lớn qua các thời kỳ khác nhau. Đáng chú ý là “Phát triển quan hệ
với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta”
của Nguyễn Hoàng Giáp hay “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan
hệ với Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI” (2006) do Nguyễn Xuân Sơn và
Nguyễn Văn Du chủ biên. Những tác phẩm này đã giới thiệu chủ trương và
đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển quan hệ với các nước lớn
trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Trong thời gian gần đây, đề cập về chính sách đối ngoại Việt Nam cịn có
thể kể đến tác phẩm như: Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm
(1945-2005) của Vũ Dương Ninh; Thành tựu và thử thách trong quan hệ đổi mới
in trong cuốn Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi
mới đất nước; Nhận thức thế giới và sự phát triển tư duy đối ngoại của Đảng ta
thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế; Định hướng chiến
lược đối ngoại Việt Nam đến 2020” do Phạm Bình Minh chủ biên; Bước phát
triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ với các nước láng giềng và khu
vực thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Mai Hoa; Khuôn khổ quan hệ đối tác của
Nguyễn Vũ Tùng chủ biên, Ngoại giao Việt Nam sau 20 năm đổi mới…
Trong cơng trình Khn khổ quan hệ đối tác, Nguyễn Vũ Tùng chủ biên do
Học viện Quan hệ Quốc tế ấn hành năm 2007 đã trình bày những khái niệm, nội
dung về đối tác chiến lược, một nội hàm đang được đề cập nhiều trong chính sách


6
đối ngoại của Việt Nam nói chung. Hay cơng trình “Định hướng chiến lược đối
ngoại Việt Nam đến 2020” do tác giả Phạm Bình Minh chủ biên (Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2010) đã nêu rõ những đột phá trong tư duy đối ngoại của Việt Nam, một
số nội dung đã được thể hiện trong nghị quyết của Đại hội lần thứ XI của Đảng
cộng sản Việt Nam, đó là tư duy hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời kỳ mới.

Bên cạnh những tác phẩm trong nước cũng có nhiều học giả nước ngoài
nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam. Cuốn “Vietnamese foreign policy in
transition” (Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn quá độ) do
Carlyle A. Thayer và Ramses Amer (chủ biên) (1999) đã tập hợp các báo cáo
khoa học tại Hội nghị Việt Nam học lần thứ Ba của châu Âu tại Amsterdam
tháng 7 năm 1997. Cuốn sách cố gắng phân tích những đặc điểm cơ bản trong
chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong suốt thập kỉ 90 thế
kỷ XX. Tuy nhiên, do các tác giả là những người nước ngoài, đứng trên nhiều
quan điểm khác nhau, hơn nữa họ không tiếp cận được với những tài liệu mật của
Việt Nam, cũng không phải là những người trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại
Việt Nam, nên cuốn sách có những điểm chưa thực sự phù hợp với thực tiễn lịch
sử. Nếu cẩn trọng sử dụng thì cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích để có
được cái nhìn đa dạng hơn về vấn đề nghiên cứu.
Hay trong Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới mới (Nguyễn
Hồng Giáp, Nguyễn Thị Quế (c.b)). Nxb. Chính trị hành chính, 2013) trình bày về
sự đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hơn 25 năm qua để hoạch
định và hình thành chính sách đối ngoại đúng đắn, từ đó nêu rõ tư tưởng, nguyên
tắc, nhiệm vụ, phương châm chỉ đạo, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề
quốc tế lớn; phương hướng và thành tựu hoạt động trong công cuộc đối ngoại của
Đảng, ngoại giao Nhà nước Việt Nam và đối ngoại nhân dân trong việc phá thế bao
vây cấm vận của các thế lực thù địch, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và hội
nhập khu vực, hội nhập quốc tế... Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đối ngoại trong thời gian tới.
Trong Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945-2012), Đinh
Xuân Lý (2013) dựa trên cơ sở nguồn tư liệu văn kiện Đảng và kế thừa kết quả
nghiên cứu từ những ấn phẩm, các đề tài khoa học của các nhà nghiên cứu trong
nước và nước ngồi về đối ngoại, từ đó góp phần tìm hiểu chủ trương, chính


7

sách đối ngoại; kết quả hoạt động đối ngoại trong công cuộc đấu tranh giành độc
lập, thống nhất tổ quốc, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới.
Liên quan đến tư tưởng chỉ đạo đối với ngoại giao Việt Nam cịn có một
số tác phẩm đề cập đến tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Dy Niên (xuất bản năm 2002) đã
trình bày một cách hệ thống về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh từ nguồn gốc,
q trình hình thành đến những nguyên lý, luận điểm và quan niệm của Người
về thế giới, thời đại, đường lối, chính sách đối ngoại, phong cách, phương pháp,
nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh và ý kiến của tác giả về việc vận dụng tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cơng cuộc đổi mới đất nước, hội
nhập quốc tế. Bên cạnh, còn có một số cuốn sách liên quan đến chủ đề tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh như: các cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác
ngoại giao”, “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao” của Học
viện Quan hệ quốc tế (xuất bản năm 1990 và năm 2002), cuốn “Quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn
mới” của tác giả Nguyễn Dy Niên (xuất bản năm 2001)... .
Có thể nói rằng, trong những cơng trình đã nêu ở trên, do phạm vi nghiên
cứu rộng cả về khơng gian và thời gian, phần viết về chính sách đối ngoại và
quan hệ của Việt Nam đối với các nước lớn chỉ được đề cập ở những chừng mực
nhất định. Tuy vậy, những nội dung nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở quan
trọng để đi sâu vào nội dung chính của đề tài luận án.
2.1.2. Những nghiên cứu về báo chí Việt Nam
- Nhóm cơng trình nghiên cứu về báo chí nói chung
Cơng trình Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925- 2010),
(Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010), là cơng trình lớn, có sự tham của nhiều nhà
báo, nhà khoa học đầu ngành. Nội dung cuốn sách đã khái quát chặng đường
phát triển của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam từ năm 1925 đến năm 2010;
sự ra đời và phát triển của các cơ quan báo chí; những thành tựu, hạn chế của
báo chí qua các thời kỳ phát triển; đề xuất những giải pháp để nâng cao chất
lượng báo chí trong thời kỳ mới... Nội dung cuốn sách gồm 6 chương: Chương

I: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1925-1945; Chương II: Báo chí cách
mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1954; Chương III: Báo chí cách mạng


8
Việt Nam thời kỳ 1954-1975; Chương IV: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ
1976-1986; Chương V: Báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
đất nước 1986-2000; Chương VI: Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ tiếp tục
đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2001-2010.
Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, 2015) là cơng
trình được biên soạn, sắp xếp hệ thống từ nguồn tư liệu chính thống đã và đang
được sử dụng để tuyên truyền, giáo dục và sự nghiệp báo chí cách mạng hiện nay.
Cơng trình Thơng tin báo chí với cơng tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế do Nguyễn Đức Lợi làm chủ nhiệm,
mã số: ĐTQG.2014-G/07. Trên cơ sở tư duy đổi mới, các tác giả đã phân tích làm
rõ những vấn đề sau: 1/ Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thơng
tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và
hội nhập quốc tế; Hai là, phân tích kinh nghiệm phát huy vai trị của thơng tin báo
chí đối với cơng tác lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới; Ba là, phân tích
những yếu tố tác động và khảo sát thực trạng vai trị của thơng tin báo chí với
cơng tác lãnh đạo, quản lý; vai trị của cơng tác lãnh đạo, quản lý đối với thơng tin
báo chí ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế; Bốn là, nêu rõ
những vấn đề cấp bách đang đặt ra về thơng tin báo chí với cơng tác lãnh đạo,
quản lý ở Việt Nam hiện nay; Năm là, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp
tục phát huy vai trị của thơng tin báo chí trong phục vụ và kiểm tra, giám sát công
tác LĐQL; đồng thời đổi mới cơng tác LĐQL đối với thơng tin báo chí, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời
gian tới; Sáu là, đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo,
quản lý; các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương về nâng cao chất lượng,
hiệu quả thơng tin báo chí phục vụ cơng tác lãnh đạo, quản lý và tăng cường công

tác lãnh đạo, quản lý đối với báo chí nói chung, thơng tin báo chí nói riêng. Hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí, thơng tin báo chí, lãnh đạo, quản lý;
mối quan hệ giữa thơng tin báo chí với cơng tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam.
Phân tích vai trị của thơng tin báo chí đối với cơng tác lãnh đạo, quản lý và vai
trò, trách nhiệm của các cơ quan Đảng và Nhà nước đối với thông tin báo chí.
Trong Báo chí truyền thơng và kinh tế, văn hóa, xã hội, Lê Thanh Bình
(Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005) đã khẳng định rằng, truyền thông đại


9
chúng được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu theo cả chiều dọc và chiều ngang như
là một khoa học liên ngành, gắn kết chặt chẽ, liên thông với các mặt kinh tế, văn
hóa, xã hội, phát triển bền vững. Tác giả đã cố gắng khảo cứu, phân tích nhiều vấn
đề mà báo chí, truyền hình, internet cùng với các hoạt động như truyền thơng kinh
tế, truyền thơng văn hóa, truyền thơng dân số... tham gia tích cực vào đời sống xã
hội. Tác giả cũng dành nhiều trang viết để so sánh vai trị của truyền thơng đại
chúng một số quốc gia, khu vực trên thế giới trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Nguyễn Văn Dững trong Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến
đời thường) (Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội) đã trình bày cơ sở lý luận của
truyền thông đại chúng, những vấn đề về lịch sử báo chí, đặc điểm của báo chí
hiện đại, vấn đề đội ngũ nhà báo cũng như công tác đào tạo đội ngũ những người
làm báo hiện nay ở Việt Nam.
Năm 2007, Ban Tuyên giáo Trung ương xuất bản ấn phẩm Tăng cường sự
lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững
chắc trong thời gian tới, đã giới thiệu một số văn kiện của Đảng và Nhà nước
liên quan đến hoạt động báo chí, nhất là các vấn đề thuộc về đường lối, quan
điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về báo chí.
Trong bài Cơng tác, lãnh đạo quản lý báo chí, xuất bản ở nước ta hiện
nay, tác giả Đào Duy Qt đã phân tích tình hình báo chí, xuất bản và cơng tác
lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản ở nước ta, cả về những thành tựu và hạn chế,

nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra một số quan
điểm, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển báo chí như: bám sát nhiệm vụ trọng
tâm của cơng tác tư tưởng nói chung, của báo chí, xuất bản nói riêng: xây dựng,
bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về báo chí xuất bản; chú ý đến việc quy hoạch hệ thống báo chí, xuất
bản; chăm lo cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm báo;
đầu tư thỏa đáng cho hoạt động thông tin, xuất bản đối ngoại.
Bài Thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí, xuất bản
thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác giả Đỗ Quý Doãn trên cơ sở rà
soát lại các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về báo chí đã chỉ rõ nhiệm vụ
trọng tâm của cơ quan quản lý báo chí hiện nay là việc rà soát quy hoạch, sắp
xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí thuộc tất cả các loại hình, đảm bảo tổ chức


10
và hoạt động đúng với Luật báo chí. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất nội dung
sửa đổi Luật báo chí theo hướng giữ vững bản chất của báo chí cách mạng và
tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và người làm báo
trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bài Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, tác giả
Nguyễn Vũ Tiến (Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2010) đã khẳng định báo chí là
cơng cụ sắc bén trong q trình tiến hành cơng cuộc đổi mới, chính vì vậy, trong
suốt chặng đường cách mạng và đặc biệt là từ khi đổi mới, Đảng ta đã tập trung
nhiều sức lực và trí tuệ lãnh đạo cơng tác báo chí.
Bên cạnh đó có một số luận văn, luận án, đề tài khoa học đi sâu nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí như:
Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí thời kỳ đổi mới (1986-1999) của
Trần Bá Dung; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan báo
chí ở nước ta hiện nay của Ngơ Mạnh Hà; Các quan điểm lãnh đạo của Đảng
đối với báo chí từ Đại hội VIII đến đại hội X của Đảng (khảo sát các văn kiện,

nghị quyết, chỉ thị) của Nguyễn Thị Minh Huế; Vấn đề tự do báo chí và Đảng
lãnh đạo báo chí hiện nay của Hồng Tiến Phúc; Đảng lãnh đạo báo chí trong
bối cảnh tồn cầu hóa của Tơ Quang Phán...
- Nhóm cơng trình nghiên cứu về vai trị của báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã
hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội,
đồng thời là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Báo chí Việt Nam mang sứ mệnh
trọng đại đó nhằm thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình kinh tế,
xã hội của đất nước cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình chính trị thế giới
phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên chống phá cách mạng Việt Nam, vị
trí, vai trị của báo chí càng có tầm quan trọng đặc biệt. Thực tế của sự nghiệp
đổi mới đất nước trong thời gian qua, báo chí đã có những đóng góp tích cực vào
những thành tựu chung của cả nước cũng như trong công tác đối ngoại nói riêng.
Có thể kể đến các cơng trình sau:
Trước hết có thể kể đến cơng trình Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ
năm 1986 đến nay) do tác giả Dương Xuân Sơn biên soạn, (Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2013). Đây là là cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu nhiều vấn


11
đề của báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới. Với 9 chương và trên 350 trang sách,
cuốn sách đã khẳng định những đóng góp của báo chí Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới, đồng thời tập trung nghiên cứu về vai trị của báo chí được thể hiện trên
các vấn đề: Vai trò của đội ngũ nhà báo trong cơng cuộc đổi mới; Báo chí với
lĩnh vực đổi mới kinh tế; Báo chí với cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng;
Báo chí với vấn đề Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; Kinh tế báo chí; Xã hội
hóa sản xuất chương trình truyền hình; đồng thời tìm ra những hạn chế, hướng
khắc phục để báo chí phát triển. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, tác giả
Dương Xuân Sơn đã nhận được nhiều ý kiến của các nhà lãnh đạo, quản lý báo
chí, văn hóa tư tưởng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu báo chí, nhà báo, sinh

viên, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh quan tâm góp ý, giúp tác giả có thêm
điều kiện sửa chữa, bổ sung, cập nhật những thông tin mới về lĩnh vực báo chí
truyền thơng cả về nội dung và hình thức.
Tác giả Hoàng Quốc Bảo trong bài Lãnh đạo và quản lý báo chí ở Việt
Nam hiện nay (Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010) đã làm rõ cơ sở lý luận,
sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam; sự cần thiết khách quan Đảng, Nhà
nước phải lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí ở nước ta; làm rõ phương thức lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí; đặc điểm,
nguyên tắc tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí. Trong cơng trình này tác giả
cũng dành một phần để trình bày vai trị của báo chí trong đời sống xã hội hiện nay.
Tiếp đến là Vai trị của báo chí trong việc định hướng dư luận (khảo sát công
chúng tại khu vực Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ của Đỗ Chí Nghĩa (Luận án Tiến sĩ,
Học viện Báo chí và Truyên truyền, Hà Nội, 2009). Qua nghiên cứu của mình, tác giả
đã làm rõ các điểm sau: 1/ Nghiên cứu làm rõ lý luận giữa báo chí và dư luận xã hội;
điều kiện bối cảnh đất nước và quốc tế đặt ra cho hoạt động báo chí nói chung và dư
luận xã hội trong hoạt động báo chí nói riêng; 2/ Qua việc phân tích thực trạng hoạt
động báo chí, luận án chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề tiếp tục cần
giải quyết, từ đó đề xuất nhằm đổi mới nâng cao hoạt động báo chí.
Trong cơng trình Vai trị báo chí đối ngoại với việc thơng tin chủ quyền
biển, đảo Việt Nam hiện nay, tác giả Trương Minh Tuấn và Nguyễn Thị Thu Hà,
trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của vai
trị báo chí đối ngoại với việc thơng tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam


12
hiện nay đã đưa ra đánh giá về những thành cơng và hạn chế của nó, cũng như đề
xuất một số giải pháp nâng cao vai trị của báo chí đối ngoại nhằm góp phần đắc
lực vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta.
Cơng trình Báo chí và thơng tin đối ngoại của Lê Thanh Bình gồm 6
chương: Chương I: Lý luận chung về lĩnh vực truyền thơng đại chúng, báo chí,

thơng tin đối ngoại; Chương II: Tổng quan về truyền thông đại chúng ở Việt
Nam; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về truyền thông đại chúng,
công tác đối ngoại và thông tin đối ngoại; Chương III: Các thể loại báo chí sử
dụng trong truyền thơng quốc tế, ngoại giao văn hóa thời kỳ hội nhập; Chương
IV: Vai trị của báo chí đối với thông tin đối ngoại; Chương V: Thực trạng công
tác thông tin đối ngoại; Chương VI: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Trong đó tác giả
dành chương IV trình bày về Vai trị của báo chí đối với thông tin đối ngoại, qua
khảo sát trường hợp báo Thế giới & Việt Nam - cơ quan báo chí của Bộ Ngoại
giao tác nghiệp thông tin đối ngoại thúc đẩy ngoại giao kinh tế thời gian qua.
Nguyễn Quỳnh Hương trong Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới đã phác họa tình hình và bước đầu đánh giá công tác thông
tin đối ngoại, nêu bật vai trị của thơng tin đối ngoại như là một kênh quan trọng,
một công cụ đắc lực trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, qua đó nêu
lên một vài giải pháp để phát huy hơn nữa vai trị của cơng tác thơng tin đối ngoại.
2.1.3. Những nghiên cứu về báo Nhân dân
Nhân dịp báo Nhân dân trịn 50 tuổi, báo Nhân dân phối hợp với Nxb.
Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách Sơ thảo lịch sử 50 năm báo Nhân dân
(1951-2001), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đã ghi lại
những hoạt động phong phú, những thành tựu quan trọng, những kinh nghiệm
nghề nghiệp quý báu, những gương hy sinh anh dũng của các thế hệ phóng viên,
biên tập viên trong nửa thế kỷ. Với cương vị và trách nhiệm to lớn của tờ báo
Đảng, các cán bộ của báo đã đem hết sức lực, trí tuệ, có mặt trên mọi miền Tổ
quốc và nhiều khu vực quan trọng trên thế giới để phản ánh một cách sinh động
sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước và cuộc đấu tranh anh dũng
của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới vì sự nghiệp
dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.



13
Tác phẩm Sơ thảo lịch sử 60 năm báo Nhân dân (1951-2011), Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 là cơng trình đã trình bày sự ra đời và phát triển của
báo Nhân dân trải qua 60 năm qua các thời kỳ, nêu lên những thành tựu và hạn
chế của tờ báo. Tác phẩm đã phản ánh một cách sinh động quá trình hình thành
và phát triển của báo Nhân dân qua các giai đoạn lịch sử cũng như ghi lại những
kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu, những gương hy sinh anh dũng của những
người làm báo Nhân dân trong 60 năm qua. Trong 60 năm hoạt động, báo Nhân
dân đã góp phần làm tốt cơng tác tun truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, cổ
vũ, động viên tồn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam tiến hành thắng lợi cuộc
kháng chiến chống xâm lược, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện
công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xứng
đáng là cơ quan phát ngôn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, ngọn cờ chính trị,
tư tưởng trên mặt trận báo chí của Đảng.
Tác phẩm Những người làm báo Nhân dân (1951-2011) do Ban biên tập báo
Nhân dân quyết định biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất
bản năm 2011 đã giới thiệu sơ lược những thông tin cơ bản về những người đã và
đang, từng công tác tại báo Nhân dân qua các thời kỳ từ năm 1951 đến năm 2011 những người đã góp phầm làm nên truyền thống vẻ vang 60 năm của báo Nhân dân.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày ra số báo đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/1996),
báo Nhân dân đã xuất bản tác phẩm Nhớ một thời làm báo Nhân dân do nhà báo
Hữu Thọ chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996), đã trình bày hồi ức
của các nhà báo trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó nói về những kỷ niệm
trong cuộc đời của nhiều người viết báo Nhân dân từ những ngày đầu tiên trên
chiến khu Việt Bắc cho đến ngày hôm nay. Đó cũng là những kinh nghiệm quý
báu trong cuộc sống và trong nghề nghiệp, đã góp phần xây dựng truyền thống
báo Đảng và truyền thống báo chí Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra số báo đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2011), Ban
Biên tập báo Nhân dân đã biên soạn tác phẩm Nhớ một thời làm báo Nhân dân do
nhà báo Đinh Thế Huynh chỉ đạo nội dung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011). Đây là cuốn hồi ký thứ hai, tiếp nối cuốn Nhớ một thời làm báo Nhân dân

do nhà báo Hữu Thọ chủ biên. Tác phẩm gồm những bài hồi ký của các thế hệ
những người làm báo Nhân dân. Bên cạnh đó là những bài viết khác nhau về dung


14
lượng, phong phú về nội dung, được viết bởi những người ở những vị trí cơng tác
khác nhau nói về tình cảm gắn bó sâu sắc với báo Nhân dân. Qua những trang hồi
ức cho thấy các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của báo Nhân
dân đều trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của nhân
dân, có lịng u nghề, rèn luyện đạo đức thường xuyên, luôn thể hiện sự trăn trở,
suy tư, tâm huyết với báo Nhân dân, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực
chun mơn, có ý thức trách nhiệm của người làm báo Đảng…
Cơng trình Tính hấp dẫn của báo Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay (khảo sát báo Nhân dân và một số báo Đảng địa phương từ năm 2005 đến
năm 2011) của Nguyễn Bá Sinh (Luận án Tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2011) đã nghiên cứu mối quan hệ của báo Đảng đối với các nhóm công
chúng, bạn đọc và nhu cầu tiếp nhận thông tin của các nhóm cơng chúng, bạn
đọc đối với báo Đảng; để từ đó đánh giá thực trạng về tính hấp dẫn của báo
Đảng ở nước ta hiện nay, trong đó có báo Nhân dân, chỉ ra những ưu điểm,
khuyết điểm, thuận lợi, khó khan của hoạt động báo Đảng trong cơ chế thị
trường, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của báo Đảng.
Từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm góp phần đổi mới,
nâng cao tính hấp dẫn của báo Đảng ở nước ta trong thời gian tới.
Trong cơng trình Báo Nhân dân với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước từ năm 1965 đến năm 1975 (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQGHN), qua những tư liệu lịch sử được đăng trên báo Nhân
dân, Nguyễn Thị Hảo đã làm rõ vai trò của tờ báo này trong sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975.
Từ năm 1985, báo Nhân dân phát hành tập san Người làm báo Nhân dân phát
hành số đầu tiên vào quý 1 năm 1985, cứ ba tháng phát hành 1 số, chỉ phát hành nội

bộ. Từ quý 2 đổi tên là Nội san Nhân dân. Đây là tác phẩm phản ánh những hoạt
động bên trong của báo Nhân dân, những cơng việc làm báo, quy trình xuất bản, chia
sẻ những kinh nghiệm, những cách viết bài của phóng viên báo Nhân dân.
Bên cạnh đó, từ năm 2000 đến nay, Bộ Biên tập báo Nhân Dân và Ban
Tuyên giáo Trung ương cũng tổ chức một số hoạt động sinh hoạt nghiệp vụ nội
bộ của báo và thực hiện các đề tài khoa học nhằm nâng cao chất lượng các ấn
phẩm của báo Nhân dân. Điển hình như các đề tài: Tăng cường tuyên truyền xây


15
dựng Đảng trên các ấn phẩm báo Nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, chỉnh
đốn Đảng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI; Đổi mới và nâng cao
chất lượng các ấn phẩm báo Nhân dân; Đổi mới tuyên truyền về kinh tế hợp tác
xã trên các ấn phẩm báo Nhân dân; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ
chức và đội ngũ phóng viên thường trú báo Nhân dân; Tăng cường tuyên truyền
tái cơ cấu kinh tế trên các ấn phẩm báo Nhân dân; Nâng cao chất lượng các ấn
phẩm báo Nhân dân với việc tăng cường tun truyền phịng, chống diễn biến
hịa bình và hoạt động của các lực lượng hịa bình; Tăng cường công tác thông
tin đối ngoại trên các ấn phẩm báo Nhân dân...
2.2. Những nghiên cứu nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thơng nói chung,
báo chí nói riêng với quan hệ quốc tế có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vào
những năm cuối thế kỷ XX, khi làn sóng tự do thương mại và tồn cầu hóa dưới
tác động của Internet trở nên rõ ràng hơn, cũng là lúc xuất hiện hàng loạt các
cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thông và quan hệ quốc tế.
Trong cuốn International communication: Continuity and change, từ
hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế-chính trị và phát triển, tác giả Daya Kishan
Thussu đánh giá vai trị của truyền thơng đối với khía cạnh chính trị, kinh tế và
văn hóa qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Tác giả khẳng định truyền
thơng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia, và truyền thông của

các quốc gia phát triển - quốc gia nắm trong tay các phương tiện truyền thông sẽ
tác động tới các quốc gia đang phát triển.
Cuốn sách Media Power in Politics của Doris Graber (xuất bản năm 1993)
tập hợp các bài nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông
và quan hệ quốc tế. Cuốn sách đánh giá ảnh hưởng, mối quan hệ của truyền thơng
với chính trị thơng qua 6 nội dung chính: 1/ Xem xét ảnh hưởng của truyền thơng
tới chính trị nói chung; 2/ Định dạng chương trình nghị sự chính trị và dư luận xã
hội; 3/ Ảnh hưởng tới kết quả bầu cử; 4/ Kiểm soát quyền lực truyền thơng: các
nhân tố chính trị và báo chí; 5/ Hướng dẫn chính sách cơng; 6/ Điều chỉnh và thao
túng hiệu quả truyền thông. Nghiên cứu này khẳng định việc đưa tin của truyền
thông tác động tới tất cả các quá trình nêu trên.


16
Đặc biệt từ những năm 2000 đến nay, nghiên cứu tác động của truyền
thông tới các vấn đề quốc tế được chú ý đặc biệt. Trong cuốn Global
communications, international affairs and the media since 1945 (Nxb.
Routledge, 2003), Philip Taylor đã phân tích bản chất, vai trị và tác động của
truyền thơng quốc tế từ sau năm 1945, trong đó đặc biệt nhấn mạnh cách thức
truyền thơng tương tác với chính sách đối ngoại qua các nghiên cứu trường hợp,
gồm Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990, chiến tranh Việt Nam, đưa ra các phân
tích chi tiết về hai cuộc chiến tranh này và ảnh hưởng của truyền thơng tới chính
sách các nước. Đây là nghiên cứu quan trọng, đánh dấu vai trị của truyền thơng
được nhìn nhận ở mức độ ảnh hưởng tới quan hệ giữa các quốc gia.
Cuốn Political communication (Nxb. Edinburgh University, 2010), Steven
Foster đề cập đến hai nội dung: Thứ nhất là, tập trung vào bối cảnh xã hội, phân
tích chi tiết về các q trình thơng tin chính trị hiện nay, cũng như tác động của
các đảng phái, nhóm gây ảnh hưởng tới chính phủ (ở Anh, Mỹ); Thứ hai là,
nghiên cứu về mối quan hệ giữa cách thức truyền thơng và chính trị thơng qua
việc đưa tin về các vấn đề lớn trong xã hội như hiến pháp, tự do ngôn luận, tự do

thông tin, quyền riêng tư và quyền con người. Qua đó, tác giả cho rằng, các
chính phủ Anh, Mỹ đã có những hoạt động thao túng và kiểm sốt các phương
tiện truyền thơng; qua đó gián tiếp khẳng định truyền thơng có ảnh hưởng tới các
quyết định chính trị ở các quốc gia này.
Cuốn Public policy and the mass media: The inter of mass communication
and political decision making (Nxb. Routledge, 2010), tác giả Sigrid KochBaumgarten, Katrin Voltmer khẳng định, truyền thông đại chúng ngày càng có
vai trị trung tâm trong đời sống chính trị hiện đại, vượt ra ngoài chức năng
truyền thống của nó, đồng thời chỉ ra những mức độ, hồn cảnh, điều kiện để các
phương tiện truyền thông tác động, ảnh hưởng đến chính sách.
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nhiều hơn đến ảnh
hưởng của quá trình tồn cầu hóa truyền thơng tới quan hệ quốc tế. Trong Global
communication and international relations: Changing paradigms and policies,
The International Journal of Peace Studies 2, No1, Majid Tehranian cung cấp hai
nội dung chính: 1/ Đánh giá tồn cảnh về tác động của truyền thơng tồn cầu tới
quan hệ quốc tế trên bình diện lý thuyết, quân sự, ngoại giao, kinh tế, khoa học,


17
giáo dục và các lĩnh vực văn hóa; 2/ Đề xuất các biện pháp trong từng lĩnh vực
góp phần vào sự phát triển và nghiên cứu các chính sách trong tương lai.
Cuốn Global information and world communication: New frontier in
international relations (Sage Publishing, 2013), Hamid Mowlana cho rằng truyền
thông như là một hàng rào mới trong quan hệ quốc tế. Từ bốn hướng tiếp cận truyền
thông quốc tế khác nhau: Tiếp cận nhân văn; tuyên truyền; quyền lực kinh tế, quyền
lực chính trị, tác giả phân tích về sự chuyển dịch của chính trị quốc tế dưới tác động
của truyền thông, đặc biệt dưới ảnh hưởng cả phát thanh và truyền hình.
2.3. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu
2.3.1. Những nội dung kế thừa
Có thể nói, thực hiện luận án Vai trị của báo Nhân dân trong cơng tác đối

ngoại của Việt Nam từ năm 1986 tới nay, chúng tôi đã được kế thừa một khối
lượng lớn các nguồn tài liệu về đối ngoại và báo chí với nội dung phong phú, đa
dạng về cách tiếp cận của các học giả nước ngoài và các nhà nghiên cứu Việt
Nam. Trên cơ sở trình bày tổng quan tài liệu ở trên, chúng tơi nhận thấy:
Thứ nhất, những tác phẩm trình bày về đối ngoại và báo chí là những tác
phẩm mang tính lý luận, cung cấp cho tác giả đề tài những lý thuyết và phương
pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu, đem đến cho nghiên cứu sinh những cái nhìn
mới, để từ đó tiếp cận vấn đề nghiên cứu của mình - báo Nhân dân đặt trong bối
cảnh phát triển đối ngoại của đất nước từ năm 1986 đến nay. Những cơng trình
này đã giúp cho NCS có thêm nhận thức về bức tranh tổng quan về đối tượng
nghiên cứu, tham khảo và kế thừa các luận giải, đánh giá về những vấn đề cơng
tác đối ngoại, báo chí.
Thứ hai, các nghiên cứu về báo Nhân dân đã cung cấp những nét tổng
quan về lịch sử phát triển của tờ báo, nội dung của các cơng trình nhằm cung cấp
cho người đọc những thành tựu đạt được của một tờ báo Đảng có bề dày lịch sử.
Tuy những cơng trình nêu trên chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề thực hiện công
tác đối ngoại của báo Nhân dân trong thời kỳ 1986 đến nay, nhưng qua đó NCS
có thể nắm bắt được những nét chung nhất về tờ báo. Có thể nói rằng, cho đến
nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về việc thực
hiện công tác đối ngoại của một tờ báo cụ thể như báo Nhân dân từ năm 1986 đến
nay như đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.


18
2.3.2. Những vấn đề luận án giải quyết
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhiều người đi trước như đã nêu,
luận án sẽ tập trung hướng tới việc giải quyết những nội dung sau:
- Làm rõ hơn quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam từ năm
1986 đến nay;
- Luận án đi sâu phân tích về vai trò của tờ báo Nhân dân trong việc thực

hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam trên góc độ thông tin đối ngoại, qua các
giai đoạn cụ thể: 1986-1995, 1996-2011 và từ năm 2011 đến nay;
- Trên nền tảng phân tích những vai trị của báo Nhân dân, luận án sẽ đưa
ra một số nhận xét những ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế của tờ báo
Nhân dân trong q trình thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam; qua đó
nêu lên những thuận lợi cũng như thách thức đang đặt ra cho việc thực hiện
chính sách đối ngoại của báo Nhân dân trong giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích vai trị của báo Nhân dân
trong việc thực hiện chính sách đối ngoại ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
(2020) trên góc độ thơng tin đối ngoại, qua đó khẳng định vai trị của báo chí Việt
Nam nói chung và Báo Nhân dân nói riêng trong cơng tác thơng tin đối ngoại.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vai trị của báo chí nói chung
và báo Nhân dân nói riêng đối với cơng tác đối ngoại;
- Trên cơ sở trình bày quá trình phát triển của báo Nhân dân từ sau Đổi
mới, luận án đi sâu phân tích về vai trò của báo Nhân dân trong việc thực hiện chính
sách đối ngoại của Việt Nam trên góc độ thông tin đối ngoại. Với chức năng là công
cụ chuyển tải thơng tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ra thế giới,
vai trò của báo Nhân dân sẽ được phân tích qua các giai đoạn cụ thể của quá trình đổi
mới quan hệ đối ngoại Việt Nam: phá vây trong quan hệ quốc tế, tuyên truyền đường
lối đối ngoại của Việt Nam; tiến hành hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập sâu về
kinh tế, đẩy mạnh hội nhập tồn diện, phát huy vai trị chủ động, tích cực và có trách
nhiệm trong q trình tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế;



×