Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

VAI TRÕ CỦA BÁO NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 TỚI NAY tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.77 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGUYỄN TRUNG THÀNH

VAI TRÕ CỦA BÁO NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 TỚI NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 9310206

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại: Học viện Ngoại giao

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ KIM CƢƠNG
GS.TS. NGUYỄN THÁI YÊN HƢƠNG

Phản biện 1: ...........................................................................
Phản biện 2: ...........................................................................
Phản biện 3: ...........................................................................

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Ngoại giao vào hồi
phút,


ngày
tháng năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
+ Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
+ Thƣ viện Học viện Ngoại giao


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, cơng tác đối ngoại là
một bộ phận quan trọng trên mặt trận ngoại giao, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Để làm tốt nhiệm vụ đối
ngoại phục vụ sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử
dụng báo chí nhƣ một cơng cụ quan trọng để đấu tranh dƣ luận, thông
tin để thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của các cuộc kháng chiến giành
độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; xác lập chỗ đứng, biểu tƣợng, hình
ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam trên trƣờng quốc tế; thông tin về
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về đƣờng lối, chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Công tác thông tin đối
ngoại là một bộ phận của chính sách đối ngoại; đồng thời cũng là một
bộ phận của cơng tác tƣ tƣởng, văn hóa của Đảng và Nhà nƣớc đã
đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nƣớc sau hơn 35 năm
đổi mới nói chung cũng nhƣ ngoại giao nói riêng.
1.2. Báo Nhân dân là là cơ quan ngôn luận Trung ƣơng của
ĐCS Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt
Nam, ngọn cờ chính trị - tƣ tƣởng của Đảng trên mặt trận báo chí
Việt Nam, cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Công tác thông
tin đối ngoại của Báo Nhân Dân có vai trị hết sức đặc biệt trong góp

phần mở rộng thơng tin đối ngoại, tun truyền đƣờng lối, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là các chủ trƣơng, chính sách và
thành tích hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng,
giáo dục và khoa học công nghệ trong nƣớc tới công chúng và kiều
bào ta ở nƣớc ngoài… Bởi vậy, tăng cƣờng công tác thông tin đối
ngoại trên các ấn phẩm Báo Nhân Dân là nhiệm vụ chính trị trọng
tâm và định hƣớng tuyên truyền ƣu tiên của báo trong thời gian tới.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tơi chọn đề tài:
“Vai trị của báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam
từ năm 1986 tới nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trong nước
Trƣớc hết là những cơng trình đề cập chủ yếu đến công tác đối
ngoại của Việt Nam, đƣợc triển khai theo hai hƣớng chính: Một là
nghiên cứu về mảng ngoại giao Việt Nam nói chung, trong đó có đề
cập đến chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với một số các nƣớc
lớn. Hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Việt Nam
đối với từng nƣớc lớn cụ thể.


2
Thứ hai là những nghiên cứu về báo chí và vai trị của báo chí.
Báo chí là phƣơng tiện thơng tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức
chính trị - xã hội, đồng thời là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Báo
chí Việt Nam mang sứ mệnh trọng đại đó nhằm thực hiện lý tƣởng xã
hội chủ nghĩa. Trong tình hình kinh tế, xã hội của đất nƣớc cịn gặp
nhiều khó khăn, nhất là tình hình chính trị thế giới phức tạp, các thế
lực thù địch thƣờng xuyên chống phá cách mạng Việt Nam, vị trí, vai
trị của báo chí càng có tầm quan trọng đặc biệt. Thực tế của sự

nghiệp đổi mới đất nƣớc trong thời gian qua, báo chí đã có những
đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của cả nƣớc cũng nhƣ
trong cơng tác đối ngoại nói riêng.
Thứ ba là những nghiên cứu về báo Nhân dân. Đã có một số cơng
trình nghiên cứu về báo Nhân dân của một số tác giả nhƣ: Nguyễn Bá
Sinh, Nguyễn Thị Hảo. Bên cạnh đó là một số đề tài nghiên cứu về báo
Nhân dân do Ban Biên tập báo Nhân dân thực hiện...
2.2. Những nghiên cứu nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngoài chủ yếu nghiên cứu về
mối quan hệ giữa truyền thơng nói chung, báo chí nói riêng với quan
hệ quốc tế có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vào những năm
cuối thế kỷ XX, khi làn sóng tự do thƣơng mại và tồn cầu hóa dƣới
tác động của Internet trở nên rõ ràng hơn, cũng là lúc xuất hiện hàng
loạt các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thông và
quan hệ quốc tế. Điển hình nhƣ International communication:
Continuity and change; Media Power in Politics. Đặc biệt là từ những
năm 2000 đến nay, nghiên cứu tác động của truyền thông tới các vấn
đề quốc tế đƣợc chú ý đặc biệt, nhƣ các tác phẩm Global
communications, international affairs and the media since 1945,
Political communication, Public policy and the mass media: The inter
of mass communication and political decision making…
2.3. Những nội dung luận án kế thừa
2.3.1. Những nội dung kế thừa
Thứ nhất, những tác phẩm trình bày về đối ngoại và báo chí là
những tác phẩm mang tính lý luận, cung cấp cho tác giả đề tài những
lý thuyết và phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu, đem đến cho
nghiên cứu sinh những cái nhìn mới, để từ đó tiếp cận vấn đề nghiên
cứu của mình - báo Nhân dân đặt trong bối cảnh phát triển đối ngoại
của đất nƣớc từ năm 1986 đến nay. Những cơng trình này đã giúp
cho NCS có thêm nhận thức về bức tranh tổng quan về đối tƣợng



3
nghiên cứu, tham khảo và kế thừa các luận giải, đánh giá về những
vấn đề công tác đối ngoại, báo chí.
Thứ hai, các nghiên cứu về báo Nhân dân đã cung cấp những
n t tổng quan về lịch sử phát triển của tờ báo, nội dung của các cơng
trình nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những thành tựu đạt đƣợc của
một tờ báo Đảng có bề dày lịch sử. Tuy những cơng trình nêu trên
chƣa đề cập trực tiếp đến vấn đề thực hiện công tác đối ngoại của báo
Nhân dân trong thời kỳ 1986 đến nay, nhƣng qua đó NCS có thể nắm
bắt đƣợc những n t chung nhất về tờ báo. Có thể nói rằng, cho đến
nay vẫn chƣa có một cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về
việc thực hiện công tác đối ngoại của một tờ báo cụ thể nhƣ báo
Nhân dân từ năm 1986 đến nay nhƣ đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.
2.3.2. Những vấn đề luận án giải quyết
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhiều ngƣời đi trƣớc nhƣ đã
nêu, luận án sẽ tập trung hƣớng tới việc giải quyết những nội dung sau:
- Làm rõ hơn những chủ trƣơng, đƣờng lối đối ngoại của Việt
Nam trong các giai đoạn từ năm 1986 đến nay;
- Luận án đi sâu phân tích về vai trị của tờ báo Nhân dân trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn
cụ thể: 1986-1995, 1996-2011 và từ năm 2011 đến nay;
- Trên nền tảng phân tích những vai trò của báo Nhân dân, luận
án sẽ đƣa ra một số nhận x t những ƣu điểm cũng nhƣ những mặt còn
hạn chế của tờ báo Nhân dân trong q trình thực hiện chính sách đối
ngoại của Việt Nam; qua đó nêu lên những thuận lợi cũng nhƣ thách
thức đang đặt ra cho việc phát triển tờ báo trong giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích vai trị của báo
Nhân dân trong việc thực hiện chính sách đối ngoại ở Việt Nam từ
năm 1986 đến nay (2020) trên góc độ thơng tin đối ngoại, qua đó
khẳng định vai trị của báo chí Việt Nam nói chung và Báo Nhân dân
nói riêng trong cơng tác thơng tin đối ngoại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ triển khai các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vai trị của báo chí
nói chung và báo Nhân dân nói riêng đối với cơng tác đối ngoại;
- Trên cơ sở trình bày quá trình phát triển của báo Nhân dân từ
sau Đổi mới, luận án đi sâu phân tích về vai trò của báo Nhân dân


4
trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam qua các giai
đoạn cụ thể: phá vây trong quan hệ quốc tế, tuyên truyền đƣờng lối
đối ngoại của Việt Nam; tiến hành hội nhập quốc tế, trƣớc hết là hội
nhập sâu về kinh tế, đẩy mạnh hội nhập toàn diện, phát huy vai trị
chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong quá trình tham gia các tổ
chức khu vực và quốc tế;
- Trên cơ sở nhận x t, đánh giá về vai trị của báo Nhân dân
trong cơng tác triển khai đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc,
luận án sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò
của báo Nhân dân trong công tác đối ngoại đất nƣớc trong bối cảnh
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là vai trị của báo Nhân
dân trong cơng tác đối ngoại của Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Báo Nhân Dân bao gồm cả báo in (Nhân Dân
hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Thời Nay),
báo điện tử (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp,
tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha) và báo hình (kênh Truyền hình Nhân
Dân). Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, chúng tôi nghiên cứu
thực hiện công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc trên báo Nhân dân
hàng ngày và báo Nhân dân điện tử.
- Về thời gian: Luận án sẽ tập trung phân tích q trình báo Nhân
dân triển khai công tác thông tin đối ngoại của Đảng từ năm 1986 tới
nay qua các giai đoạn: 1986-1995, 1996-2011 và 2011-2020.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp luận của luận án: Luận án đƣợc thực hiện dựa
trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan
điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trong hoạt động
báo chí. Luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu
sau: Phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế; Phƣơng pháp lịch sử;
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp...
6. Nguồn tài liệu
- Các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong hoạt
động báo chí; văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về cơng tác
đối ngoại;
- Các cơng trình khoa học, các bài tạp chí chuyên ngành, báo
cáo hội thảo quốc gia và quốc tế về hoạt động báo chí nói chung và


5
báo chí trong cơng tác đối ngoại nói riêng;
- Các văn bản, báo cáo về hoạt động của báo Nhân dân.
7. Những đóng góp của luận án

- Luận án là một cơng trình nghiên cứu tồn diện, có hệ thống
về vai trị của báo Nhân dân trong cơng tác đối ngoại của Việt Nam
từ năm 1986 đến nay; qua đó đƣa ra một số nhận x t về hoạt động
của báo Nhân dân; bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động báo chí trong cơng tác đối ngoại nói chung và báo
Nhân dân nói riêng trong tình hình mới.
- Luận án là một tài liệu tham khảo về vai trị của báo chí trong
cơng tác đối ngoại, qua đó góp phần định hình quan điểm và thúc đẩy
hoạt động thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm báo Nhân Dân hiện
đại và hiệu quả nói riêng và củng cố, nâng cao nhận thức, phƣơng
pháp tổ chức thông tin đối ngoại trong tổ hợp báo chí đa phƣơng tiện
nói chung ở Việt Nam.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận án đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò báo chí đối với
cơng tác đối ngoại
Chƣơng 2: Báo Nhân dân trong việc triển khai công tác đối
ngoại từ năm 1986 đến nay
Chƣơng 3: Nhận x t và kiến nghị một số giải pháp


6
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
VAI TRÕ BÁO CHÍ ĐỐI VỚI CƠNG TÁC ĐỐI NGOẠI
1.1. Thơng tin đối ngoại trong quan hệ quốc tế
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung luận án
- Báo chí
Luật Báo chí nƣớc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1989, quy định: Báo chí nói trong luật này là báo chí Việt Nam, bao
gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn), báo nói
(chƣơng trình phát thanh), báo hình (chƣơng trình truyền hình,
chƣơng trình nghe - nhìn thời sự đƣợc thực hiện bằng các phƣơng
tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (đƣợc thực hiện trên mạng
thơng tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt
Nam, tiếng nƣớc ngoài.
Đến năm 2016, Luật Báo chí đƣợc bổ sung và điều chỉnh khái
niệm về Báo chí nhƣ sau: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự
kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, đƣợc sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn
tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo
hình, báo điện tử.
- Thông tin đối ngoại
Thứ nhất, thông tin đối ngoại là một bộ phận của cơng tác tƣ
tƣởng-văn hóa. Thơng tin đối ngoại là sự tiếp tục của công tác tƣ
tƣởng-văn hóa trên phạm vi quốc tế với một đối tƣợng khá phức tạp và
đa dạng hơn. Nếu trong nƣớc, thông tin nhằm làm cho mọi công dân
quán triệt rồi triển khai thực hiện những chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc, thì trên phạm vi quốc tế, thơng tin đối ngoại thực
chất là nhằm tranh thủ dƣ luận quốc tế, góp phần vào việc thực hiện
nhiệm vụ cách mạng đƣợc xác định cho một giai đoạn nhất định.
Thứ hai, thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của
công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta. Mục đích của thơng tin
đối ngoại cũng là mục đích của hoạt động đối ngoại. Một mặt làm
cho bạn bè cũng nhƣ các đối tác trên thế giới hiểu rõ nƣớc mình; mặt
khác, góp phần thực hiện mục tiêu cách mạng đề ra.
Hiểu theo nghĩa rộng, công tác thông tin đối ngoại bao gồm tất
cả mọi hoạt động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thơng
tin hƣớng tới các quốc gia, ngƣời nƣớc ngoài (bao gồm cả ngƣời

nƣớc ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) và ngƣời Việt
Nam đang sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài về đất nƣớc, con
ngƣời Việt Nam, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà


7
nƣớc ta nhằm tạo ra sự hiểu biết và xây dựng hình ảnh về đất nƣớc,
con ngƣời Việt Nam.
1.1.2. Vai trị, vị trí, nội dung của thơng tin đối ngoại trong cơng
tác đối ngoại
1.1.2.1. Vai trị của báo chí trong thơng tin đối ngoại
Báo chí thực sự đã trở thành một trong những kênh thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện và phản ánh tâm tƣ,
nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã
hội; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí
và suy thối đạo đức, lối sống… Báo chí trong q trình đổi mới và hội
nhập đã góp phần nâng cao chất lƣợng thơng tin đối ngoại, góp phần
quan trọng giới thiệu đất nƣớc, văn hóa con ngƣời Việt Nam với bạn bè
quốc tế; thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa
phƣơng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nƣớc; góp phần nâng
cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
1.1.2.2. Vai trị của thơng tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là một mảng công việc rất quan trọng
trong công tác đối ngoại và công tác tƣ tƣởng của Đảng và Nhà nƣớc,
là cầu nối và phƣơng tiện để mở rộng giao lƣu hiểu biết giữa Việt
Nam và các nƣớc. Xét về lợi ích quốc gia, thực hiện tốt công tác
thông tin đối ngoại sẽ giúp bạn bè quốc tế tiếp cận tình hình về Việt
Nam một cách chính xác, qua đó hiểu đúng về đất nƣớc, con ngƣời
Việt Nam. Điều này giúp thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa

phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế
của đất nƣớc ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng
góp của cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, thu hút sự quan
tâm của nhà kinh doanh, tổ chức tài chính tiền tệ, Chính phủ các
nƣớc trên thế giới. Đồng thời góp phần hạn chế những thông tin sai
lệch, bịa đặt về Việt Nam và ngăn chặn âm mƣu “diễn biến hịa bình”
trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa cũng nhƣ các hoạt động phá hoại an
ninh quốc gia của các phần tử chống đối.
Thông tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia,
đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thơng tin về
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc
Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam. Thông
tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và
công tác tƣ tƣởng nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đƣờng lối, chính
sách của Đảng, Nhà nƣớc; quan điểm và lập trƣờng của Việt Nam
trong các vấn đề quốc tế và khu vực; giới thiệu những thành tựu to
lớn của công cuộc đổi mới; về đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử, văn hóa,


8
dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của
các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
1.2. Quá trình đổi mới tƣ duy đối ngoại của Việt Nam từ năm
1986 đến nay
1.2.1. Đổi mới tư duy đối ngoại trong giai đoạn 1986-1995
Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) chỉ ra: “nhiệm vụ trên lĩnh
vực đối ngoại của Đảng, nhà nƣớc là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hịa bình ở Đơng Dƣơng,
Đơng Nam Á và thế giới, tăng cƣờng hợp tác toàn diện với Liên Xô và
các nƣớc xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi xây

dựng, bảo vệ Tổ quốc, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hịa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội”. Trong chính sách đối ngoại, Đảng chủ trƣơng "kiên trì thực hiện
chính sách đối ngoại hịa bình… ủng hộ chính sách cùng tồn tại giữa các
nƣớc có chế độ chính trị xã hội khác nhau”; đồng thời xác định rõ mục
tiêu của công tác đối ngoại là: “giữ gìn an ninh chính trị, làm thất bại
cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch… tranh thủ những điều
kiện thuận lợi mới về hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật, tham gia
ngày càng rộng rãi việc phân công và hợp tác trong Hội đồng Tƣơng trợ
kinh tế; đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với các nƣớc lớn khác”.
Đại hội lần thứ VII của Đảng, tháng 6 năm 1991, đã đánh dấu
bƣớc phát triển mới của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực
đối ngoại. Đại hội đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới, đề ra Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và chính sách đa dạng hóa, đa phƣơng hóa quan hệ
đối ngoại, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nƣớc khơng
phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau; đƣa phƣơng châm: “Việt
Nam muốn là bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”, “giữ vững hịa bình, mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
1.2.2. Đổi mới tư duy đối ngoại giai đoạn 1996-2011
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản
Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ đối ngoại là "củng cố mơi trƣờng
hịa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát
triển kinh tế xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình độc lập dân tộc,

dân chủ và tiến bộ xã hội". Đại hội cũng cho rằng cần phải sớm


9
hoạch định một chiến lƣợc quốc gia về thông tin; coi trọng việc nâng
cao chất lƣợng thông tin đại chúng; tăng cƣờng các hoạt động TTĐN.
Trên cơ sở thế và lực tạo ra sau gần 15 năm đổi mới, Đảng tiếp
tục điều chỉnh nhằm mở rộng, tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả
công tác đối ngoại. Đại hội IX của Đảng (2001) bổ sung, làm rõ thêm
chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế. Tại Đại hội này, lần đầu tiên Đảng đƣa ra chủ
trƣơng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập,
tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trƣờng.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006)
tiếp tục bổ sung đƣờng lối đối ngoại với phƣơng châm: “Việt Nam là
bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia
tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”, và “đƣa các quan hệ
quốc tế đã đƣợc thiết lập vào chiều sâu, ổn định và bền vững”. Nghị
quyết Đại hội đã chỉ rõ: Đẩy mạnh cơng tác văn hóa - thơng tin đối
ngoại, góp phần tăng cƣờng sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân
dân ta với nhân dân các nƣớc... Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của
Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nƣớc đối với các hoạt động đối
ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao
Nhà nƣớc và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối
ngoại; đối ngoại quốc phịng và an ninh; thơng tin đối ngoại và thông
tin trong nƣớc.
1.2.3. Đổi mới tư duy đối ngoại giai đoạn 2011 đến nay
Đại hội XI, XII của Đảng diễn ra trong bối cảnh hoạt động

TTĐN đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Trên cơ sở “triển khai
đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế...”, Đại hội chủ trƣơng “tăng cƣờng công tác tuyên
truyền, tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, của tồn xã hội” và sự cần thiết phải “mở rộng, nâng cao
chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản”.
1.3. Báo Nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm
1975 đến năm 1986
Từ ngày 11 đến 19/2/1951, để đáp ứng những yêu cầu mới của
cách mạng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp tại chiến
khu Việt Bắc đã ra Nghị quyết xuất bản tờ báo lấy tên là Nhân dân, cơ
quan trung ƣơng của Đảng. Ngày 11/3/1951, một tháng sau Đại hội
Đảng lần thứ II chính thức khai mạc, báo Nhân dân ra mắt bạn đọc.


10
Từ khi ra đời cho đến năm 1954 - thời điểm kết thúc cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, báo Nhân dân đã làm tốt nhiệm
vụ do Đại hội II đề ra, phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc
lập dân tộc và mục tiêu dân chủ nhân dân, nắm vấn đề số 1 là đoàn
kết toàn dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong giai đoạn này, tuyên truyền quốc tế luôn chiếm một
phần đáng kể trên báo Nhân dân. Báo đăng nhiều bài phân tích về
những sự kiện quốc tế quan trọng, ủng hộ các phong trào đấu tranh
của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội, giới thiệu những thành tựu xây dựng đất nƣớc ở Liên Xô,
Trung Quốc và các nƣớc dân chủ nhân dân Đơng Âu; nêu cao vấn đề
đồn kết quốc tế: đồn kết Việt-Trung-Xơ, đồn kết Việt NamCampuchia-Lào; các phong trào nhân dân Pháp phản đối chiến tranh

xâm lƣợc Việt Nam…; phân tích lập trƣờng hịa bình của Chính phủ
và nhân dân Việt Nam, tố cáo thái độ ngoan cố của thực dân Pháp,
vạch âm mƣu của đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam, vạch
tội chính phủ bù nhìn cho nhân dân trong nƣớc và thế giới đƣợc biết.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ và giải phóng miền Bắc, báo
Nhân dân bƣớc sang một thời kỳ mới, một nhiệm vụ mới. Đây là thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), là thời kỳ chuyển
biến có ý nghĩa quan trọng trên con đƣờng tiến hành đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lƣợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất
đất nƣớc. Báo Nhân dân trở thành một vũ khí sắc b n, động viên, phản
ánh phong trào cách mạng sôi nổi, phong trào thi đua sản xuất và chiến
đấu của nhân dân cả nƣớc ở cả hai miền Nam - Bắc. một loạt bài chính
luận sâu sắc trên báo Nhân dân phân tích cục diện cuộc chiến đấu trên
chiến trƣờng miền Nam, nêu bật những chiến thắng của quân và dân
Việt Nam từ lúc Mỹ vào và những thất bại về chiến lƣợc, chiến thuật
của Mỹ, có tiếng vang lớn đối với nhân dân trong nƣớc và thế giới;
Trong đó chiến thắng mùa Xuân 1975 là niềm tự hào về tinh thần quật
cƣờng của dân tộc.
Bước sang giai đoạn 1975-1986, giai đoạn đất nƣớc đã đƣợc
hịa bình, độc lập, thống nhất, cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội với
nhiều thuận lợi lớn, song cũng cịn nhiều khó khăn. Lúc này báo
Nhân dân thực sự là một công cụ sắc b n về tƣ tƣởng của Đảng:
Trƣớc hết, Báo Nhân dân kịp thời làm sáng tỏ quan điểm của Đảng
về những sự kiện quan trọng của đất nƣớc và thế giới, góp phần nâng
cao tinh thần yêu nƣớc và chủ nghĩa xã hội; Thứ hai, tun truyền
cho tinh thần hịa hợp, đại đồn kết dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, hận


11

thù; mọi ngƣời Việt Nam ở trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài, lấy mục
tiêu Tổ quốc độc lập, thống nhất, đất nƣớc Việt Nam phồn thịnh,
hạnh phúc làm điểm tƣơng đồng; Thứ ba, giải thích tình hình, phân
tích ngun nhân xảy ra chiến tranh, động viên tinh thần yêu nƣớc và
tinh thần quốc tế, niềm tự hào dân tộc, sự cảnh giác cách mạng, ý chí
bất khuất và lịng dũng cảm, giƣơng cao ngọn cờ chính nghĩa của dân
tộc Việt Nam; Thứ tƣ, ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nƣớc, báo Nhân dân đã cổ vũ phong trào và khí thế lao động
sơi nổi của nhân dân Việt Nam trong cơng tác khơi phục kinh tế, duy
trì và phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh; truyền bá những chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Thứ năm, báo Nhân dân đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền về sự giúp đỡ của các nƣớc xã hội
chủ nghĩa đối với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nhƣ Liên Xô, Tiệp Khắc…
Tiểu kết chương 1: Chƣơng này đã phân tích cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn việc nghiên cứu vai trò của báo chí nói chung và báo Nhân
dân nói riêng trong việc thực hiện công tác đối ngoại. Về cơ sở lý luận
đó là: sự thay đổi về tƣ duy đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc từ năm
1986 đến nay; một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ
báo chí, thơng tin đối ngoại cũng nhƣ vai trị của báo chí trong cơng tác
đối ngoại. Về cơ sở thực tiễn đó là: vai trị của báo Nhân dân trong công
tác đối ngoại từ khi thành lập (1951) cho đến năm 1986.
CHƢƠNG 2:
BÁO NHÂN DÂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
2.1. Giai đoạn đầu công cuộc đổi mới, phá thế bao vây cấm vận
(1986-1995)
2.1.1. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới
Đối với Việt Nam, tuyên truyền đƣờng lối và chính sách là làm

rõ chủ trƣơng đổi mới toàn diện và đƣờng lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nƣớc đối với bạn bè quốc tế. Tuyên truyền đƣờng lối đổi mới
gắn liền với việc quảng bá những thành tựu bƣớc đầu đã đạt đƣợc và
làm rõ quyết tâm chính trị của Việt Nam. Mơ hình phát triển của Việt
Nam và các bƣớc đi cụ thể cũng là một nội dung của tuyên truyền đối
ngoại. Báo Nhân dân là phƣơng tiện đắc lực tuyên truyền, phổ biến
đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thực sự trở thành
phƣơng tiện thông tin hiệu quả của Đảng và Nhà nƣớc. Với tinh thần
đổi mới tƣ duy, đổi mới phong cách, đổi mới tổ chức, báo Nhân dân
đã phát huy đầy đủ chức năng là công cụ của Đảng, là cầu nối giữa


12
Đảng với nhân dân; báo chí đã tập trung đổi mới thơng tin, phát huy
vai trị vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, vừa là diễn đàn của
nhân dân. Báo Nhân dân đã tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng mới,
những nội dung cơ bản các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,
trọng tâm là đổi mới tƣ duy, nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phân tích tình
hình quốc tế, bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh
Liên Xô và các nƣớc XHCN Đơng Âu sụp đổ.
2.1.2. Tun truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Trong giai đoạn đầu đổi mới, báo Nhân Dân đã chủ động trên
mặt trận tuyên truyền đối ngoại theo quan điểm mở cửa và hội nhập,
Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng
đồng thế giới, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nƣớc,
phấn đấu vì hịa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển. Trong giai
đoạn này, báo Nhân dân đã đề cập đến rất nhiều mối quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực, thế giới cũng nhƣ các

chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nƣớc.
Trên mặt trận ngoại giao, nhất là khi Việt Nam chƣa thể bình
thƣờng hóa quan hệ với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tại
những cuộc gặp song phƣơng các cấp với lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc
và các đoàn của Việt Nam đã trao đổi, làm rõ thiện chí của Việt
Nam trong việc thiết lập một khu vực Đơng Nam Á hịa bình, hữu
nghị và hợp tác trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ. Lúc này, lực lƣợng báo chí truyền thơng đã liên tục,
thƣờng xun đăng tải nhiều bài viết kịp thời, phản ánh về mong
muốn Việt Nam trong quan hệ với các nƣớc để ngày càng đƣợc
củng cố và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu nhƣ khu vực
Đông Nam Á, hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ trải qua
quá trình lâu dài và đầy sóng gió… Bên cạnh đó, báo Nhân dân luôn
luôn công bố, đăng tải các tuyên bố của Nhà nƣớc, Chính phủ, của
Bộ Ngoại giao về các vấn đề liên quan đến lập trƣờng quan điểm đối
ngoại của đất nƣớc, về các vấn đề liên quan đến các sự kiện nổi bật
trong đời sống quan hệ quốc tế hiện đại, về các vấn đề nóng trên thế
giới, cũng nhƣ về quan hệ của Việt Nam với các nƣớc, các tổ chức
quốc tế và khu vực…
2.1.3. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa
Trên thực tế, trong những năm đầu đổi mới, báo Nhân dân đã
có cố gắng nhất định trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của
đất nƣớc Việt Nam ra thế giới. Từ năm 1986, báo Nhân dân có nhiều
cơ quan thƣờng trú ở nƣớc ngồi và các cơ quan này có chức năng
tuyên truyền đối ngoại thông qua các hoạt động thơng tin báo chí.


13
Ngay từ những năm mới thành lập, nhận thấy tầm quan trọng của việc
tuyên truyền quốc tế, tuyên truyền đối ngoại, từ năm 1958 đến năm

1963, Báo Nhân dân đã đặt cơ quan thƣờng trú ở Mátxcơva (Liên Xô,
nay là Liên bang Nga).
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, báo Nhân dân là đầu mối
thông tin, là một cơ quan phát ngôn của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân
đối với bạn bè gần xa đến với Việt Nam và tìm hiểu tình hình Việt
Nam, là nơi các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế đến trao đổi,
nắm các thơng tin chính thức.
Trong q trình thực hiện thực hiện, báo Nhân dân luôn xác
định đối tƣợng tuyên truyền, chọn lọc chủ đề thông tin, tuyên truyền
để đƣa ra giải pháp nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia một cách tốt
nhất. Thời gian qua, báo Nhân dân đã nỗ lực trong việc tăng cƣờng
chất lƣợng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra
thế giới và đã đạt đƣợc nhiều kết quả. Hàng năm, Việt Nam đều có
nhiều đồn văn hóa, nghệ thuật đi biểu diễn tại nhiều nƣớc trên thế
giới. Những chuyến đi này một mặt là hoạt động trao đổi chuyên môn
giữa Việt Nam với các nƣớc, nhƣng mặt khác là kênh rất hiệu quả để
quảng bá văn hóa Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.
2.1.4. Đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch
Làm rõ đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng là
một biện pháp hạn chế hành động của những lực lƣợng thù địch lợi
dụng tình trạng thiếu thơng tin xun tạc tình hình thực tế ở Việt
Nam. Với nhận thức trên, trong giai đoạn 1986-1995, báo Nhân dân
đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đƣờng lối, quan
điểm của Đảng, vạch trần âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch, khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta là phát huy sức mạnh của khối đại đoạn kết toàn dân,
tiếp tụsc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2. Giai đoạn triển khai hội nhập quốc tế của Việt Nam (1996-2011)

2.2.1. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
thành tựu của cơng cuộc đổi mới
Trong giai đoạn này, đối với Việt Nam, tuyên truyền đƣờng lối
và chính sách là làm rõ chủ trƣơng đổi mới tồn diện, chiến lƣợc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; hội nhập kinh tế quốc tế và
đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phƣơng hóa, sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nƣớc trên thế giới. Báo
Nhân dân đã tích cực, chủ động góp phần vào việc tuyên truyền
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là nội dung Nghị


14
quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, Nghị quyết Trung ƣơng 5
khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ƣơng 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng... làm cho toàn Đảng, toàn dân quán triệt sâu sắc và
ủng hộ và thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng. Chủ đề trung
tâm của báo Nhân dân giai đoạn này là tuyên truyền độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH, bám sát tình hình thực tiễn đất nƣớc, nêu gƣơng
những địa phƣơng, cơ sở tiêu biểu trong việc thực hiện các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc… đến những thành tựu
của công cuộc hội nhập quốc tế…
2.2.2. Tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Báo Nhân dân đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thông tin đối
ngoại cả ở trong nƣớc và ở nƣớc ngồi. Thơng qua nhiều bài viết, bài xã
luận, tin tức… bằng nhiều hình thức, thơng tin đối ngoại đã đƣa hình ảnh
nƣớc Việt Nam đổi mới, hội nhập ra thế giới, phản ánh chủ trƣơng,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy hợp tác, đầu tƣ, thƣơng
mại, khắc họa những n t đặc trƣng của Việt Nam cho cộng đồng quốc
tế, giúp nhân dân thế giới và cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi

hiểu thêm về Việt Nam. Việc đƣa thơng tin về các hoạt động đối ngoại
của Đảng và Nhà nƣớc, các sự kiện trọng đại của đất nƣớc, các trả lời
phỏng vấn, tiếp xúc với báo chí của lãnh đạo cấp cao đƣợc đăng tải trên
báo Nhân dân đã góp phần chuyển tải thơng điệp về hịa bình, phát triển,
mong muốn làm bạn với tất cả các nƣớc của Việt Nam.
Trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế với sự phát triển của
loại hình báo điện tử trên Internet diễn ra với tốc độ nhanh chóng và
trở thành phƣơng tiện truyền tải thơng tin hết sức nhanh chóng và
hiệu quả. Vào ngày 21-6-1998, Báo Nhân dân điện tử là nhật báo đầu
tiên của Việt Nam lên internet. Lúc mới thành lập, Nhân dân điện tử
hiện gồm các ấn phẩm: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc,
tiếng Pháp, tiếng Nga. Nhiều thông tin thời sự trên các lĩnh vực của
cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đƣợc Nhân Dân điện
tử phản ánh kịp thời, chính xác, đã thu hút và trở thành món ăn tinh
thần quan trọng của hàng triệu độc giả trong và ngoài nƣớc. Với nội
dung chính thống, đa dạng, phong phú, Báo Nhân Dân điện tử trở
thành vũ khí sắc b n, tiên phong trong đấu tranh chống diễn biến hịa
bình trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa, trở thành kênh thơng tin đối
ngoại quan trọng, có hiệu quả cao.
2.2.3. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam
Năm 1998, Báo Nhân dân đã thiết lập ba cơ quan thƣờng trú
tại ba thủ đô của các nƣớc: Bắc Kinh (Trung Quốc), Pari (Pháp),
Băng Cốc (Thái Lan) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu mốc mới
của báo Nhân dân trong q trình hội nhập báo chí quốc tế. Từ các cơ


15
quan đại diện trƣớc đây và hiện nay, báo Nhân dân đã rút ra những
kinh nghiệm quý để tiến tới mở rộng một số cơ quan thƣờng trú ở
một số nƣớc khác. Trên thực tế, báo Nhân dân đã tiếp tục duy trì tốt

chuyên mục quảng bá du lịch “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Tuyên
truyền kịp thời các chủ trƣơng, chính sách về du lịch, quảng bá các
sản phẩm và điểm đến du lịch đến với du khách, đƣợc Tổng cục Du
lịch và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đánh giá cao.
Bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng
thu hút nhiều ngƣời nƣớc ngồi đến du lịch, cơng tác, kinh doanh, học
tập… cuộc sống tại Việt Nam không chỉ đem lại cho họ những khám
phá mới về một vùng đất ở xứ sở nhiệt đới, mà còn hơn thế nữa cịn
làm cho họ hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục và cốt cách con ngƣời
Việt Nam. Do đó, báo Nhân dân đã đăng tải nhiều bài viết của các bạn
ngƣời nƣớc ngoài viết cảm nhận về đất nƣớc Việt Nam.
2.2.4. Đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch
Đối với báo Nhân Dân, công tác truyên truyền, đấu tranh
phòng, chống luận điệu sai trái của các lực lƣợng thù địch, các tổ
chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam là một nhiệm vụ quan
trọng của Tịa soạn. Vì thế, trên các ấn phẩm của báo (gồm: Nhân
Dân hằng ngày, Nhân Dân điện tử…) đều triển khai tổ chức, biên tập,
đăng tải nhiều chuyên luận nghiên cứu, phân tích, bình luận cũng nhƣ
những bài phản ánh tình hình thực tiễn cuộc đấu tranh chống diễn
biến hịa bình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Báo Nhân dân đăng nhiều bài bình luận, chuyên luận kịp thời
phê phán, đấu tranh với những luận điệu, hành động sai trái của các
thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới đất nƣớc của Ðảng và
nhân dân ta, sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Ðảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
2.3. Giai đoạn triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng, tồn diện
(2011 đến nay)
2.3.1. Tun truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
và thành tựu của công cuộc đổi mới
Trong giai đoạn này, báo Nhân dân đã chuyển tải nhanh nhất

quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta và nhấn mạnh
những chủ trƣơng, chính sách mới; đánh giá một cách tổng quát,
trung thực, khách quan về một vấn đề, sự kiện cụ thể tình hình kinh
tế-xã hội đất nƣớc, trong đó nêu rõ những ƣu điểm và thiếu sót,
khuyết điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp khắc phục. Tuyên truyền chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thể
hiện rõ quan điểm của tờ báo, góp phần quan trọng vào việc định
hƣớng dƣ luận xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hơn 30 năm


16
qua, báo Nhân Dân tiếp tục phát huy thế mạnh, đề cập kịp thời, tồn
diện đời sống chính trị - xã hội của đất nƣớc, góp phần tuyên truyền,
cổ động và tổ chức tập thể; góp phần giải đáp những vấn đề mới nảy
sinh trong thực tiễn, tổng kết thực tiễn, đúc rút thành lý luận. Bên
cạnh đó, báo có những bài xã luận nhân các ngày kỷ niệm lớn, các kỳ
họp Ban Chấp hành Trung ƣơng, các kỳ họp Quốc hội, các sự kiện
chính trị-xã hội quan trọng, xã luận đầu năm mới,...
2.3.2. Tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), đất nƣớc Việt Nam bắt
đầu bƣớc vào thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, hội
nhập sâu rộng, toàn diện. Báo Nhân dân đã thể hiện vai trò kết nối
giữa Việt Nam và thế giới, chủ động cung cấp thông tin về Việt Nam
cho công chúng quốc tế cũng nhƣ cung cấp thông tin về tình hình thế
giới cho cơng chúng Việt Nam, quảng bá bản sắc của Việt Nam “hịa
nhập khơng hịa tan”, chuyển tải các thông điệp về một đất nƣớc Việt
Nam hịa bình, độc lập, tự chủ, là thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế. Trên cơ sở những thành tựu ngoại giao đã đạt đƣợc,
năm 2011, báo Nhân Dân tiếp tục tuyên truyền đƣờng lối đối ngoại
nhất quán Đảng và Nhà nƣớc ta, không ngừng mở rộng quan hệ hợp

tác đa phƣơng hố, trên cơ sở hịa bình, hữu nghị, tơn trọng độc lập,
chủ quyền, lợi ích giữa các quốc gia, chủ động và tích cực trong hội
nhập quốc tế.
2.3.3. Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt
Nam
Với ƣu thế của mình, báo Nhân dân đóng vai trị quan trọng
trong nắm bắt thơng tin, cung cấp thơng tin chính thức tới bạn bè quốc
tế, đặc biệt là giới học giả, báo chí và cộng đồng ngƣời Việt Nam ở
nƣớc ngồi. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện của báo cũng đóng vai trị
cầu nối, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch
nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế. Mạng lƣới
phóng viên dày đặc, có mặt ở mọi nơi trên thế giới là một "cầu nối"
quan trọng trong việc truyền tải thông tin, kết nối những ngƣời nƣớc
ngồi có thiện cảm với Việt Nam và những ngƣời Việt Nam ở nƣớc
ngoài hƣớng về Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này,
báo Nhân dân luôn xác định đối tƣợng tuyên truyền, chọn lọc chủ đề
thông tin, tuyên truyền để đƣa ra giải pháp nhằm quảng bá hình ảnh
quốc gia một cách tốt nhất. Báo Nhân dân đã nỗ lực trong việc tăng
cƣờng chất lƣợng cơng tác tun truyền, quảng bá hình ảnh của Việt
Nam ra thế giới và đã đạt đƣợc nhiều kết quả.


17
2.3.4. Đấu tranh, phản bác chống lại âm mưu của các thế lực thù
địch
Do đặc thù của tờ báo chính trị, báo Nhân Dân trực tiếp thực
hiện những bài phê phán các quan điểm sai trái, chống diễn biến hịa
bình và sự chống phá của các thế lực thù địch, nên mức độ phản hồi,
chống phá, đả kích của các thế lực này trên các trang mạng và biểu
hiện khác đối với hoạt động thông tin, tuyên truyền trên báo Nhân Dân

(tiêu biểu là chuyên mục “Bình luận-Phê phán” đƣợc ra đời từ tháng
6/2012) còn đƣợc BBT báo Nhân Dân coi nhƣ một tiêu chí gián tiếp
đặc trƣng đo lƣờng chất lƣợng các ấn phẩm báo Nhân Dân, x t về chất
lƣợng tuyên truyền chính trị và nghiệp vụ tuyên truyền của tờ báo.
Tiểu kết chương 2: Có thể thấy rằng, việc triển khai công tác
đối ngoại của báo Nhân dân đƣợc chia làm 3 giai đoạn với điểm khởi
đầu là năm 1986, khi đất nƣớc ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn
diện. Trong giai đoạn đầu (1986-1995), cùng với các phƣơng tiện
truyền thông khác, báo Nhân dân đã thể hiện vai trị của mình qua
phá thế bao vây cấm vận, để bắt đầu thực hiện chính sách đối ngoại
độc lập tự chủ, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nƣớc
trên thế giới. Giai đoạn 1996-2011 là thời kỳ Việt Nam sẵn sàng hội
nhập quốc tế, đặc biệt là kinh tế quốc tế, dần khẳng định uy tín của
mình trên trƣờng quốc tế. Từ năm 2011 đến nay là giai đoạn hội nhập
một cách sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Qua đó cho thấy vai
trị của một tờ báo Đảng nhƣ báo Nhân dân trong công tác thông tin
đối ngoại đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện gồm: Tuyên truyền
đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và thành tựu của cơng
cuộc đổi mới đất nƣớc; Tun truyền chính sách đối ngoại; Tuyên
truyền về đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử và văn hóa; Đấu tranh chống
diễn biến hịa bình; Thơng tin tuyên truyền quốc tế trong nƣớc.
CHƢƠNG 3:
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
3.1. Nhận xét về vai trò của báo Nhân dân trong công tác đối
ngoại
3.1.1. Thành tựu
3.1.1.1. Báo Nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong việc
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ra thế giới
Là cơ quan trung ƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng
nói của Đảng, Nhà nƣớc và của nhân dân, Báo Nhân Dân ln chủ

động và tích cực thơng tin tun truyền đƣờng lối, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phịng, giáo dục và khoa học công nghệ trong nƣớc, trong khu


18
vực và trên thế giới; thƣờng xuyên cập nhật thông tin về thành tựu
đổi mới, chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng
trong việc tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nƣớc tới đông đảo quần chúng nhân dân trong
nƣớc, cũng nhƣ kiều bào Việt Nam ở nƣớc ngoài một cách nhanh
chính xác, khách quan, tin cậy.
3.1.1.2. Báo Nhân dân đã tuyên truyền hiệu quả chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước
Về tổng thể, báo Nhân Dân đã và đang làm khá tốt công tác
thông tin đối ngoại đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao phó, đạt đƣợc nhiều
kết quả đáng ghi nhận, góp phần tăng cƣờng sự hợp tác, tình hữu
nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nƣớc, làm cho bạn bè
thế giới hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới, về đất nƣớc và con ngƣời
Việt Nam trên con đƣờng hội nhập và phát triển, nhƣ phản ánh kịp
thời chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, những thành tựu phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp dƣ luận bên
ngoài hiểu rõ hơn, đúng hơn về hình ảnh đất nƣớc Việt Nam hồ
bình, ổn định, đổi mới, đang phát triển năng động, là điểm đến an
toàn và tin cậy của đầu tƣ, du lịch, con ngƣời, lịch sử và nền văn hoá
lâu đời hết sức phong phú và giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam; góp
phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt
Nam trên thế giới, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc

và các tổ chức quốc tế, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, biển và
hải đảo, khuyến khích, động viên đồng bào ta ở nƣớc ngồi gắn bó
với quê hƣơng.
3.1.1.3. Báo Nhân dân góp phần đấu tranh chống lại các thế lực thù
địch, chỗng diễn biến hịa bình, đồng thời giới thiệu vẻ đẹp đất nước,
văn hóa và con người Việt Nam
Trong suốt thời gian từ năm 1986 đến nay, báo Nhân Dân đã
giữ vững đƣợc vị trí ngọn cờ chính trị, tƣ tƣởng của Đảng trên mặt
trận báo chí Việt Nam. Ngọn cờ ấy khơng chỉ thể hiện ở việc định
hƣớng tuyên truyền trên các ấn phẩm của báo, trong hoạt động chính
trị xã hội của báo mà còn là một cơ quan, một đầu mối đáng tin cậy
khi thực hiện công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam.
Cùng với việc tăng cƣờng quảng bá thông tin về đất nƣớc, con
ngƣời và sự phát triển của Việt Nam, báo cũng đã đấu tranh chủ động
và hiệu quả hơn với những luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, nhất là
trong những vấn đề nhƣ dân chủ, nhân quyền, tơn giáo, biên giới lãnh
thổ, chính sách và những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát huy


19
dân chủ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do tôn giáo, những
thành tựu của đất nƣớc Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt đƣợc, công tác thông
tin đối ngoại trên Báo Nhân Dân vẫn còn một số hạn chế chƣa đáp ứng
so với yêu cầu của thực tiễn. Nội dung thông tin đôi lúc chƣa phong
phú, kịp thời, vẫn thiếu chiều sâu và sức thuyết phục. Các phƣơng thức
để thơng tin giới thiệu quảng bá hình ảnh, tiềm năng của đất nƣớc đối
với bạn bè quốc tế, những ngƣời nƣớc ngoài sinh sống, làm việc tại

Việt Nam, bà con kiều bào Việt Nam ở nƣớc ngoài chƣa thực sự phong
phú, hấp dẫn. Trong bối cảnh các trang mạng xã hội phát triển, xuất
hiện những thông tin sai sự thật, những thơng tin nhảm nhí, phản cảm,
trong khi đó, thế lực thù địch tranh thủ lợi dụng những thông tin nhiễu
loạn trên mạng xã hội để gây chia rẽ, mất đồn kết, thơng tin khơng
đúng về tình hình xã hội trong nƣớc, thì nguồn tin trên Báo Nhân Dân
càng cần thiết phải đƣợc tổ chức triển khai nhanh, chính xác, thuyết
phục, kịp thời cung cấp thơng tin chính thống cho bạn đọc.
3.2. Những định hƣớng cơ bản của công tác thông tin đối ngoại
trên báo Nhân dân thời gian tới
Trƣớc tình hình mới, cơng tác thơng tin đối ngoại trên các trên
các ấn phẩm báo Nhân Dân trong thời gian tới cần quán triệt các
quan điểm theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng
tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 ngày 13/8/2018, theo đó:
Thứ nhất, cơng tác thơng tin đối ngoại trên các các ấn phẩm báo
Nhân Dân cần bám sát các Nghị quyết Trung ƣơng, chƣơng trình hành
động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao, với tinh thần dám nghĩ, dám
làm, chủ động không ngừng đổi mới các nghĩ, cách làm để đạt hiệu quả
cao nhất về chính trị và nghiệp vụ.
Thứ hai, đồng bộ hóa các giải pháp và đa dạng nội dung, hình
thức thơng tin, tăng cƣờng liên kết các ấn phẩm báo Nhân Dân và với
các ấn phẩm báo chí cách mạng khác trong cơng tác thơng tin đối
ngoại, phù hợp với xu hƣớng và yêu cầu phát triển báo chí hiện đại
chung trong nƣớc và quốc tế, theo phƣơng châm “Chính xác, kịp
thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”;
Thứ ba, mục tiêu cao nhất của công tác thông tin đối ngoại trên
các ấn phẩm báo Nhân dân nhằm phục vụ đổi mới tƣ duy đối ngoại, xây
dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam; trong xử lý quan hệ với các
nƣớc cả song phƣơng và đa phƣơng;



20
3.3. Kiến nghị một số giải pháp
3.3.1. Đa dạng hóa và phối hợp các hình thức thơng tin đối ngoại
Đa dạng hóa và phối hợp các kênh, hình thức tun truyền đối
ngoại trên các ấn phẩm báo Nhân dân về bản chất là việc thực hiện
hoạt động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thơng tin
hƣớng tới các quốc gia, ngƣời nƣớc ngoài (bao gồm cả ngƣời nƣớc
ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) và ngƣời Việt Nam
đang sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài về đất nƣớc, con ngƣời Việt
Nam, về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt
Nam, cũng nhƣ về tình hình quốc tế liên quan với Việt Nam bằng các
thể loại tin, bài đa dạng (Tin, bài phỏng vấn, xã luận, phóng sự, bài
phản ánh, hỏi-đáp, bài đơn lẻ và loạt bài nhiều kỳ…); xuất bản bằng
tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài trên các loại ấn phẩm báo Nhân dân
khác nhau, chủ yếu gồm báo in (số hằng ngày, hằng tuần, hằng
tháng), báo điện tử, sản xuất chƣơng trình báo hình và báo nói trực
tiếp hoặc thông qua mạng internet.
3.3.2. Cân đối nội dung và nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại
Định hƣớng nội dung thông tin đối ngoại trên báo Nhân Dân
trong thời gian tới cần bảo đảm tính đồng bộ, cân đối và có chất
lƣợng cao, trên cơ sở bám sát tinh thần Chỉ thị số 26-CT/TW ngày
10/9/2008 của Ban Bí thƣ "Về tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng công
tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới"; Kết luận 16-KL/TW
ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc phát triển Thơng tin
đối ngoại giai đoạn 2011-2020 và Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày
07 tháng 09 năm 2015 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 10
năm 2015) về quản lý hoạt động thơng tin đối ngoại… Theo đó, các
nội dung thơng tin đối ngoại nói chung trên Báo Nhân dân cần bao
gồm 3 nhóm nội dung chính là: Thơng tin chính thức về Việt Nam,

thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thơng tin tình hình thế giới
vào Việt Nam.
3.3.3. Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên,
tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật nghiệp vụ
Báo Nhân dân cần coi trọng việc thƣờng xuyên cập nhật kiến
thức, đổi mới nội dung chƣơng trình, tăng cƣờng đào tạo kỹ năng cho
các phóng viên và biên tập viên về viết tin, chụp ảnh, quay video và
biên tập cơ trên điện thoại di động, sử dụng những ứng dụng truyền
thông mới (new media) để tƣờng thuật trực tiếp, truyền phát video
trực tiếp (live streaming) cho tòa soạn hoặc lên thẳng website; tổ
chức các cuộc tọa đàm, gặp gỡ, trao đổi giữa giới báo chí, các cơ
quan quản lý báo chí và cơng chúng, cũng nhƣ phát triển các quan hệ
tồn diện hơn giữa các cơ quan báo chí với các cơ sở đào tạo báo chí


21
để nắm bắt kịp thời với xu thế báo chí hiện đại, tăng cƣờng kỹ năng
chuyên nghiệp và năng lực công tác kiểm chứng thông tin để nâng
cao chất lƣợng các tác phẩm báo chí và để báo chí chính thống mãi
luôn là nguồn thông tin tin cậy với công chúng.
Tiểu kết chương 3: công tác thông tin đối ngoại của Báo Nhân
dân có vai trị hết sức đặc biệt trong việc góp phần mở rộng thơng tin
đối ngoại, tun truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc,
đặc biệt là các chủ trƣơng, chính sách và thành tích hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, giáo dục và khoa học cơng
nghệ trong nƣớc tới cơng chúng và kiều bào Việt Nam ở nƣớc
ngồi… Qua đó đẩy mạnh chính sách ngoại giao rộng mở, đa phƣơng
hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, góp phần tăng
thêm uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Hình thức tuyên truyền đối ngoại cũng ngày càng đa dạng,

phong phú hơn trên các loại hình báo chí. Các ấn phẩm duy trì đƣợc
số lƣợng phát hành, bảo đảm về chất lƣợng và nội dung, là diễn đàn
đƣợc bạn đọc cả nƣớc tin cậy, luôn xứng đáng là ngọn cờ chính trị, tƣ
tƣởng của Đảng trên mặt trận báo chí.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác thông tin đối
ngoại trên các ấn phẩm báo Nhân dân vẫn còn một số hạn chế cần
khắc phục và đặt ra một số vấn đề nổi bật nhƣ cơ chế phối hợp chỉ
đạo còn một số lúng túng và chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp
trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại; Lƣợng thơng
tin cịn mỏng, đơi khi chƣa nhanh nhạy và tập trung; Nội dung thông
tin đôi lúc thiếu phong phú, hấp dẫn và sức thuyết phục; Hình thức
tuyên truyền chƣa phù hợp với một số đối tƣợng; Việc kết hợp giữa
thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa Báo Nhân dân với các
cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa trong nƣớc với các địa bàn
nƣớc ngoài chƣa hồn tồn đồng bộ; Thơng tin về thế giới vào Việt
Nam cịn khá đơn điệu. Việc ứng dụng các cơng nghệ mới vào thơng
tin đối ngoại cịn hạn chế. Lực lƣợng làm thơng tin đối ngoại cịn
chƣa đồng đều về năng lực... Do đó, thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ
cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới địi hỏi cần có thêm
nhiều hơn nữa những nỗ lực và giải pháp đồng bộ nhằm tăng cƣờng
cả lƣợng và chất trong công tác thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm
Báo Nhân dân thời gian tới.


22
KẾT LUẬN
Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác
đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm làm cho các nƣớc, ngƣời nƣớc
ngoài (bao gồm cả ngƣời nƣớc ngồi đang sinh sống, cơng tác tại Việt
Nam), ngƣời Việt Nam đang sinh sống, và làm việc ở nƣớc ngoài hiểu

về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách và
thành tựu đổi mới của Việt Nam, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của
nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc
ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thông tin đối ngoại bao gồm thơng tin chính thức về Việt Nam,
thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thơng tin tình hình thế giới
vào Việt Nam. Trong đó, thơng tin chính thức về Việt Nam là thông
tin về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc; thơng tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về
lịch sử Việt Nam và các thông tin khác. Thơng tin quảng bá hình ảnh
Việt Nam là thơng tin về đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử văn hóa của
dân tộc Việt Nam. Thơng tin tình hình thế giới vào Việt Nam là
thơng tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt
nam với các nƣớc và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính
trị, xã hội, văn hóa, quốc phịng - an ninh giữa Việt Nam với các
nƣớc, phục vụ phát triển kinh tế đất nƣớc, thúc đẩy tiến trình hội
nhập quốc tế của Việt Nam. Ngồi ra, thơng tin đối ngoại cịn bao
gồm cả việc cung cấp thơng tin giải thích, làm rõ, tức là những tƣ
liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thơng tin sai
lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
Công tác thông tin đối ngoại bao gồm tất cả mọi hoạt động
truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thơng tin hƣớng tới các
quốc gia, ngƣời nƣớc ngoài (bao gồm cả ngƣời nƣớc ngoài đang sinh
sống và làm việc tại Việt Nam) và ngƣời Việt Nam đang sinh sống và
làm việc ở nƣớc ngoài về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, đƣờng lối,
chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm tạo ra sự hiểu
biết và xây dựng hình ảnh về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam.
Cơng tác thơng tin đối ngoại trên báo chí là hoạt động cung cấp
thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm báo chí, bao gồm thơng tin chính
thức về Việt Nam, thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thơng tin

tình hình thế giới vào Việt Nam.
Nhìn chung, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
các tầng lớp nhân dân nói chung, cũng nhƣ của cán bộ, PV, BTV Báo
Nhân dân nói riêng về cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình
mới ngày càng đƣợc nâng cao; Công tác thông tin đối ngoại đƣợc


23
triển khai tích cực, đồng bộ và tồn diện, với nhiều hình thức đa
dạng, nội dung ngày càng phong phú, chất lƣợng đƣợc nâng cao qua
tất cả các kênh, ấn phẩm; hệ thống các cơ quan chuyên trách đƣợc
củng cố, kiện toàn; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng
đƣợc hồn thiện. Cơ chế trao đổi thơng tin, phối hợp hành động giữa
các cơ quan và bộ phận liên quan từng bƣớc đƣợc cải tiến, phát huy
hiệu quả trong việc cung cấp và định hƣớng thông tin, nhất là trƣớc
các sự việc phức tạp nảy sinh
Trên cơ sở đó, cơng tác thơng tin đối ngoại đã phát huy hiệu
quả, đóng góp vào thành cơng của các hoạt động đối ngoại quan
trọng của Đảng, Nhà nƣớc và đất nƣớc; phản ánh kịp thời chủ trƣơng,
chính sách phát triển kinh tế-xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nƣớc, những thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và
hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp dƣ luận bên ngoài hiểu rõ hơn,
đúng hơn về Việt Nam, thu hút sự quan tâm và gây ấn tƣợng tốt đẹp
với bạn bè quốc tế về Việt Nam; góp phần quan trọng quảng bá hình
ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới,
củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc và các tổ chức
quốc tế, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, biển và hải đảo, khuyến
khích, động viên đồng bào ta ở nƣớc ngồi gắn bó với quê hƣơng;
đấu tranh chủ động và hiệu quả hơn với những luận điệu xuyên tạc về
Việt Nam, nhất là trong những vấn đề nhƣ dân chủ, nhân quyền, tôn

giáo, biên giới lãnh thổ.
Tuy vậy, công tác thông tin đối ngoại trên các ấn phẩm báo
Nhân Dân vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, nhƣ nội
dung thông tin còn chƣa phong phú, thiếu chiều sâu, phân tán, chƣa
đồng bộ, chƣa phù hợp với nhu cầu đa dạng của các đối tƣợng khác
nhau. Thông tin bằng tiếng nƣớc ngoài mặc dù đã đƣợc tăng cƣờng,
nhƣng vẫn chƣa đến đƣợc với một số đối tƣợng quan trọng; Công tác
đấu tranh dƣ luận trên các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển
Đông, biên giới lãnh thổ, tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền… có
lúc cịn bị động, chƣa kịp thời.
Sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc, những biến chuyển nhanh
chóng trong tình hình thế giới và khu vực đã và đang đặt ra cho công
tác thông tin đối ngoại cả thuận lợi và thách thức đan xen.
Trong bối cảnh đó, cơng tác thơng tin đối ngoại trên các ấn
phẩm Báo Nhân Dân trong thời gian tới cần chủ động, tích cực, đẩy
mạnh nghiên cứu, đổi mới, cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác
thông tin, mở rộng đối tƣợng cung cấp thông tin; bảo đảm phƣơng
châm thơng tin sinh động, kịp thời, chính xác, phù hợp từng nhóm
đối tƣợng; phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ khâu đề xuất đến chỉ đạo,


×