Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.27 KB, 13 trang )

THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH

Mục tiêu
- Nêu được giới hạn bình thường của huyết áp động mạch.
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
- Trình bày được những thay đổi bệnh lý của huyết áp.
- Lựa chọn được kích thước túi hơi phù hợp cho việc đo huyết áp ở
từng lứa tuổi và tùy từng vị trí đo.
- Đo được huyết áp động mạch đúng quy trình kỹ thuật.

I.ĐẠI CƯƠNG
1.Định nghĩa
Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch. Áp lực
này là kết quả tổng hợp của:
- Sức co bóp của tim.
- Lưu lượng máu.
- Sức cản ngoại vi.
Khi nào đến động mạch, gặp sức cản của các động mạch càng ngày càng
nhỏ dần, nên máu không chảy tuột hết cả ngay đi được mà tác động lên thành động
mạch làm căng giãn thành động mạch.
Đến thì tâm trương, không có sức đẩy của tim nữa, nhưng nhờ có tính
đàn hồi, thành động mạch thu lại gây áp lực đẩy máu đi. Vì vậy thì tâm trương
máu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại. Sự di chuyển của máu trong lòng động
mạch theo hình làn sóng nên huyết áp động mạch có hai trị số.
+ Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa: Là áp lực của máu trong động
mạch lên tới mức cao nhất khi tim co bóp.
+ Huyết áp tâm trương: Là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim giãn ra
(còn gọi là huyết áp tối thiểu).
- Sự chênh lệch giữa huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) và huyết áp tối
thiểu (huyết áp tâm trương) được gọi là áp lực mạch hay huyếp áp chênh lệch.
- Đơn vị đo huyết áp là milemet thủy ngân (mmHg).


- Huyết áp tâm thu ghi ở vị trí tử số.
- Huyết áp tâm trương ghi ở vị trí mẫu số.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu ở người trung niên: 110-
140 mmHg.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm trương ở người trung niên:
60-90 mmHg.
Ví dụ: Huyết áp tâm thu = 120 mmHg.
Huyết áp tâm trương = 70 mmHg.
Kết quả huyết áp ghi là: 120/70 mmHg. Sự chênh lệch giữa hai trị số là 50.
Huyết áp tâm thu
Bình thường huyết áp tâm trương= + 10 hoặc 20
2
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
+
Tuổi:
Ở trẻ em thường có số đo huyết áp thấp, huyết áp tăng dần ở người lớn,
người già huyết áp thường cao hơn người trẻ.
Ở trẻ em huyết áp tâm thu được tính bằng công thức 80 + 2n (n= số tuổi)
+
Giới tính:
Ở cùng độ tuổi, những nữ có huyết áp thấp hơn nam.
+
Vận động, luyện tập: Những lúc vận động luyện tập có thể làm tăng huyết
áp tức thời.
+
Xúc động: Lo lắng, sợ hãi, phấn chấn cũng có thể làm tăng huyết áp.
+ Thuốc:
- Thuốc co mạch làm tăng huyết áp.
- Thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp.
- Thuốc ngủ cũng làm hạ huyết áp.

+ Ngoài ra trong môi trường ồn ào, phòng đông người, chật chội có thể làm
tăng huyết áp tạm thời.
3.Những thay đổi bệnh lý của huyết áp
+
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp
- Tăng huyết áp nếu huyết áp động mạch tối đa trên 160 mmHg (21,3
Kpa) hoặc huyết áp động mạch tối thiểu trên 95 mmHg (12,7 Kpa).
- Tăng huyết áp giới hạn: Nếu huyết áp động mạch tối đa từ 140-160
mmHg (18,7-21,3 Kpa) và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90-95 mmHg (12-12,7
Kpa).
- Tăng huyết áp thường gặp trong các bệnh về thận, tim mạch, nội
tiết
+
Hạ huyết áp:
- áp lực máu động mạch thấp hơn bình thường (huyết áp tối đa dưới
90 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg) gọi là huyết áp hạ.
- Một số người luôn luôn có huyết áp thấp dưới 95/60 mmHg nhưng
không có biểu hiện bệnh lý gì cả.
- Khi huyết áp thấp kèm theo các dấu hiệu trụy mạch hoặc sốc thì đó
là một tình trạng nguy kịch phải điều trị và xử lý kịp thời nếu không sẽ gây nguy
hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Huyết áp hạ thường gặp trong một số bệnh, nhiễm khuẩn cấp tính,
trạng thái mất nước, chảy máu

+
Huyết áp kẹt:
Khi số chênh lệch giữa trị số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu tụt
xuống còn khoảng 20 mmHg thì gọi là huyết áp kẹt. Trường hợp này phải báo cáo
ngay cho bác sĩ.
II.ĐO HUYẾT ÁP

1.Nguyên lý
- Nguyên lý đo huyết áp là làm mất những động tác đập của một động
mạch bằng cách bơm căng một băng tay bằng cao su rồi sau đó xả hơi dần dần,
đồng thời ghi những phản ứng của động mạch trước sự giảm sức ép của một áp kế.
- Huyết áp tối đa tương đương với lúc máu bắt đầu đi qua trong khi xả
hơi dần ở băng.
- Huyết áp tối thiểu tương ứng với lúc máu hoàn toàn tự do lưu thông
trong động mạch khi sự giảm sức ép hoàn toàn.
2.Quy tắc
Muốn đo được huyết áp chính xác, khi đo huyết áp cần phải tuân theo
các quy tắc sau:
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, nằm nghỉ ít nhất 15 phút.
Nên đo vào cùng khoảng thời gian.
- Kiểm tra lại tình trạng của máy đo huyết áp: Van, bơm cao su, dải
băng cuốn phải dùng cùng một máy đo huyết áp cho các lần đo.
- Vị trí đo: Thường đo ở động mạch cánh tay. Trường hợp cần thiết,
hoặc khó khăn hoặc do chỉ định của bác sĩ có thể đo được ở động mạch khoeo
chân (khi ghi kết quả phải ghi cả vị trí đo). Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động
mạch ở đó trước.
- Không được dừng lại giữa chừng rồi lại bơm hơi tiếp vì làm như vậy
sẽ mang lại kết quả sai.
- Khi xả hơi để đo huyết áp tối đa và tối thiểu thì phải xả liên tục cho
đến khi kim hoặc cột thủy ngân hạ xuống số 0.
- Khi thấy trị số huyết áp không bình thường phải báo cáo ngay cho
bác sĩ.
3.Dụng cụ
+
Huyết áp kế: Huyết áp được đo bằng một dụng cụ gọi là huyết áp kế và
một ống nghe tim phổi.
Huyết áp kết gồm 1 dải băng cuốn. Đầu dải băng cuốn này có khóa cài

để cố định sau khi cuốn vào nơi để đo huyết áp. Bên trong của dải băng cuốn có
một túi hơi. Túi hơi này có hai ống cao su, một ống nối với bóng cao su để bơm
khí vào túi hơi. Ở đầu của bóng cao su có một van. Khi vặn van này ngược chiều
kim đồng hồ là để xả khí từ túi hơi ra. Khi vặn van này cùng chiều kim đồng hồ là
để bơm khí vào túi hơi và giữ khí ở lại đó.
Ống cao su kia nối với áp lực kế đồng hồ hoặc áp lực kế thủy ngân hoặc
loại bằng điện tử.
+
Các loại huyết áp kế:
- Huyết áp kế thủy ngân: Chính xác hơn nhưng cồng kềnh.
- Huyết áp kế đồng hồ: Tiện sử dụng hơn nhưng kém chính xác.
- Huyết áp kế điện tử: Loại này không cần sử dụng ống nghe để nghe
những âm thanh của áp lực. Sau khi bơm khí vào rồi xả khí ra khỏi túi hơi thì máy
sẽ tự đo lượng huyết áp và đưa kết quả huyết áp tâm thu và tâm trương lên màn
hình.
Dùng huyết áp kế điện tử thì cho kết quả rất chính xác, tiện lợi nhưng
đắt tiền.
+
Chọn kích thước túi hơi khi đo huyết áp
- Để đo huyết áp đạt được kết quả chính xác cần phải sử dụng đúng cỡ
túi hơi cho từng bệnh nhân (bệnh nhân là người lớn, trẻ em, béo, gầy ). Dùng sai
cỡ túi hơi, sẽ làm sai số kết quả tới 25 mmHg.
- Kích thước của túi hơi phụ thuộc vào chu vi của chi dùng để đo
huyết áp.
- Chiều rộng của túi hơi bằng 40% của chu vi hoặc rộng hơn 20%
đường kính của đoạn giữa các chi được dùng để đo huyết áp.
- Chiều dài thích hợp là phải cuốn được 60-100% chu vi của chi ở
điểm đo huyết áp.

Chọn kích thước túi hơi


CHU VI CỦA TÊN TÚI CHIỀU CHIỀU
CHI Ở ĐOẠN GIỮA HƠI RỘNG DÀI
5 - 7,5 cm Trẻ sơ sinh 3 5
7,5 - 13 cm Trẻ dưới 3
tuổi
5 8
13 - 20 cm Trẻ em 8 13
17 - 26 cm Người lớn cỡ
nhỏ
11 17
24 - 32 cm Người lớn 13 24
32 - 42 cm Người lớn cỡ
to
17 32
42 - 50 cm Đùi 20 42

III.QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY
1.Dụng cụ
- Huyết áp kế đồng hồ hoặc thủy ngân hoặc điện tử.
- ống nghe.
- Bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn hoặc sổ.
- Bút để ghi kết quả.

2.Bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân biết thủ thuật sắp làm, thông báo để bệnh nhân
không ăn, uống, hút thuốc hay vận động nặng, bệnh nhân nằm trên giường hoặc
nghỉ ngơi hoàn toàn 15 phút trước khi làm thủ thuật.
3.Tiến hành
- Người làm thủ thuật rửa tay.

- Đưa dụng cụ đến giường bệnh nhân.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế phù hợp, thoải mái. Nếu tình trạng bệnh nhân
cho phép có thể sử dụng tư thế ngồi, để tay đo huyết áp hơi co cánh tay bệnh nhân
ở ngang vị trí của tim, lòng bàn tay ngửa.
- Nếu bệnh nhân không ngồi được, thì để bệnh nhân nằm, tay ở ngang
vị trí của tim, tay hơi chếch ra ngoài, lòng bàn tay ngửa. Nếu đo huyết áp ở vị trí
khác thì phải có chỉ định của bác sĩ.
- Bộc lộ vùng cánh tay, nếu tay áo quá chật thì cởi hẳn tay áo để lộ
cánh tay.
- Sờ động mạch cánh tay.
- Đặt phần giữa các túi hơi ngay trên đường đi của động mạch cánh
tay, bề dưới của túi hơi cách nếp khuỷu từ 2,5 - 5 cm.
- Cuộn dải băng nhẹ nhàng vừa chặt vào cánh tay rồi cố định lại.
Nếu dùng huyết áp kế đồng hồ sau khi cuộn dải băng xong mắc đồng hồ
vào băng cuốn sao cho có thể nhìn thấy dễ dàng hoặc có thể đặt đồng hồ trên một
mặt phẳng ở một vị trí có thể nhìn rõ.
Nếu dùng huyết áp kế thủy ngân thì cũng phải đặt huyết áp kế ngay ngắn
vững chắc trên một mặt phẳng ở một vị trí có thể nhìn rõ cột chia độ.
- Nối ống cao su với đồng hồ đo áp lực và bóng cao su. Vặn chặt van
bơm khí (vặn theo chiều đồng hồ, vặn vừa đủ để khi mở van được dễ dàng).
- Mắc ống nghe vào tai sao cho tai ống nghe hướng về phía trước và
không bị vướng vào đâu cả.
- Đặt loa ống nghe lên trên động mạch cánh tay. Dùng đầu ngón tay
cái và ngón trỏ để giữ loa ống nghe. Phải ép loa ống nghe với áp lực vừa phải để
cho toàn bộ bề mặt của loa ống nghe luôn luôn tiếp xúc vơi da.
- Bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe thấy tiếng
đập rồi bơm tiếp thêm 30 mmHg nữa.
- Mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ dần với tốc độ 2 - 3
mmHg/giây. Vừa chú ý nghe tiếng đập của mạch vừa quan sát mặt kính đồng hồ
hoặc thủy ngân.

- Ghi trị số huyết áp tối đa khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên sau
khoảng im lặng. Các tiếng đập sau ngày một to dần và rõ hơn, vẫn tiếp tục xả hơi
ra.
- Ghi trị số huyết áp tối thiểu khi nghe thấy tiếng đập cuối cùng.
Trong trường hợp từ lúc nghe thấy tiếng đập đầu tiên đến khi nghe thấy
tiếng đập sau cùng nếu âm sắc của tiếng đập có sự thay đổi rõ ràng về cường độ
thì phải ghi lại trị số của huyết áp tối thiểu vào thời điểm đó.
- Xả hết khí trong túi hơi ra sau khi đã xác định được huyết áp tối
thiểu. Có thể mở van nhiều hơn để khí xả ra nhanh.
- Tháo băng cuốn tay, cuốn lại cho gọn.
- Giúp bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
- Thu dọn dụng cụ.
- Ghi chép và báo cáo kết quả
Ghi kết quả vào bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn hoặc sổ. Báo cáo kết
quả cho bác sĩ điều trị khi kết quả huyết áp bất thường hoặc sau khi dùng thuốc
huyết áp đã trở lại bình thường.
+ Cách ghi kết quả huyết áp vào bảng theo dõi
Kết quả huyết áp có thể được ghi vào bảng theo dõi dưới hai hình thức:
Hình thức phân số (120/70 mmHg) và hình thức biểu diễn dưới dạng biểu đồ.
Hình thức biểu đồ thường được áp dụng khi phải theo dõi huyết áp của bệnh nhân
một cách thường xuyên, liên tục như trong gây mê, ngay sau khi mổ, tình trạng
sốc, chảy máu
Vì kết quả huyết áp gồm hai trị số nên khi biểu diễn huyết áp trên biểu
đồ người ta thường dùng kí hiệu. Đầu mũi tên xuống biểu thị huyết áp tâm thu,
đầu mũi tên đi lên biểu thị huyết áp tâm trương.
Sau mỗi lần đánh dấu biểu thị kết quả đo, phải dùng thước để kẻ đường
nối giữa huyết áp tâm thu với huyết áp tâm thu lần trước và huyết áp tâm trương
với huyết áp tâm trương lần trước để tiện việc theo dõi sự diễn biến, tiến triển của
huyết áp, bảo đảm sạch, đẹp và rõ ràng.
IV.MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý

Bình thường huyết áp tâm thu được ghi nhận khi nghe thấy tiếng đập
đầu tiên và huyết áp tối thiểu được ghi nhận khi nghe thấy tiếng đập cuối cùng.
Nhưng trong trường hợp nghe thấy tiếng đập có sự thay đổi rõ rệt về cường độ âm
sắc trước khi mất hẳn thì phải ghi lại cả trị số ở thời điểm đó.

Ví du: Huyết áp tối đa bằng 140 mmHg.
Huyết áp tối thiểu thay đổi cường độ âm sắc ở 95 mmHg và mất hẳn ở
80 mmHg.
Ta sẽ ghi huyết áp của bệnh nhân là: 140/95-80 mmHg.
Nếu kim đồng hồ hoặc thủy ngân đã tụt về vị trí số 0 mà vẫn nghe thấy
tiếng đập thì phải ghi cả trị số lúc bắt đầu thay đổi cường độ âm sắc và cả trị số 0
đó (140/90-0 mmHg)
Nếu nghi ngờ kết quả thì đo lại ở cánh tay khác, vị trí khác hoặc dùng
máy khác. Nếu đo lại ở vị trí cũ thì phải đợi 30 phút sau.
Nếu là lần đo huyết áp đầu tiên của người bệnh thì phải xác định sơ bộ
huyết áp tâm thu bằng cách bắt mạch trong khi bơm khí vào túi hơi.
Cách xác định: Dùng tay sờ mạch cánh tay ở ngay đầu dưới túi hơi. Bóp
bóng cao su bơm khí vào túi hơi cho đến khi không sờ thấy mạch. Ghi nhớ trị số
áp lực trên đồng hồ hoặc cột thủy ngân ở thời điểm đó. Mở van xả hết khí ở trong
túi hơi sau đó đóng van lại đợi 1-2 phút mới tiến hành đo huyết áp chính thức.
Không nên đo đi đo lại nhiều lần ở một vị trí làm kết quả mất chính xác.
Trên thực tế có nhiều trường hợp phải đo huyết áp ở cả hai tay để so
sánh hoặc đo huyết áp ở đùi để so sánh với huyết áp ở tay hoặc vì một lí do nào đó
mà không thể đo huyết áp ở tay được.

×