Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO Ý THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.16 KB, 13 trang )

UỶ BAN

NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MiNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÊN CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC
PHÁP LUẬT HIỆN NAY

1
1

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN MỸ DUYÊN

LỚP

: DQK1208

MSSV

: 3120330127


TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2021

MỤC LỤC


Lời nói đầu............................................................................................3
I. Thực hiện pháp luật ở Việt Nam.........................................................4
a) Thực hiện pháp luật là gì?.............................................................4
b) Đặc điểm thực hiện pháp luật.......................................................5
II. Thực trạng ý thức thực hiện pháp luật của người dân Việt Nam..................................6
III. Liên hệ thực tiễn việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam.............................................10
IV. Giải pháp nâng cao ý thức thực hiện pháp luật hiện nay...........................................11

2
2


LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gắn liền với đời sống và lịch sử dấu tranh
giành độc lập của dân tộc. Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống pháp
luật nước ta có sự phát triển ngày càng hồn thiện hơn.
Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên
trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hình thành
đầy đủ các ngành luật.
Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật xã
hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy
nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm
sự phát triển kinh tế đất nước.
Kể từ thời kì đổi mới 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những
nhược điểm trước đó, hệ thống pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các
quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Lý do chọn đề tài

3

3


Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tơn, việc tổ chức thực hiện
pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực
hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, bản thân Nhà nước cũng
phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương
hỗ với nhau. Việc Nhà nước tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật là cơ sở để tổ chức
thực hiện pháp luật có hiệu quả, hiệu lực và ngược lại. Pháp luật xuất hiện trong mọi mặt
của đời sống và là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện việc tổ chức và quản lí xã
hội. Thơng qua pháp luật, con người được sống và làm việc trong một mơi trường an tồn
và có kỷ luật. Vai trị của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều
khía cạnh và nhiều chiều khác nhau. Bất cứ một quốc gia nào cũng cần ngày càng hoàn
thiện hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người cũng
như sự phát triển của đất nước mình.

Đối tượng nghiên cứu: người dân ở Việt Nam
Để phát huy được hiệu quả của pháp luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là
nhân tố quan tọng hàng đầu. Hiện nay, việc người dân thể hiện ý thức pháp luật của
mình co nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện nay, tuy
nhiên vẫn cịn tờn tại những bất cập hạn chế qua những hành vi của người dân mà
nhu cầu phải có những giải pháp cụ thể để có thể giải quyết được vấn đề này.
I. Thực hiện Pháp luật ở Việt Nam
a. Thực hiện pháp luật là gì?
Theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu thực hiện pháp luật là hành vi của
chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định,
với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp
luật đã quy định.
Như vậy, thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành
bằng một thao tác nhất định nào đó nhưng thực hiện pháp luật cũng có thể là một xử sự

mang tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
4
4


Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:
1) Tn thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở

sự kiểm chế của chủ thể để khơng vi phạm các quy định cấm đốn của pháp luật.
Vĩ dụ, không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa
đảo, khơng lái xe trong tình trạng say rượu....
2) Thỉ hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể
pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật
được. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ
lao động cơng ích, nghĩa vụ ni dạy con cái, chăm sóc ơng bà, cha mẹ khi già
yếu.
3) Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai
thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.
Ví dự: cơng dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về
nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật
này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực
hiện hay khơng thực hiện quyền mà pháp luật cho phép cịn ở hai hình thức trên,
việc thực hiện mang tính bắt buộc.
4) Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên

các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách
nhiệm của mình.
b. Đặc điểm của thực hiện pháp luật
− Đặc điểm đầu tiên và rất quan trọng đó là thực hiện pháp luật bằng hành vi: Chúng


ta đều biết mỗi con người trước một sự việc đều sẽ nảy sinh ra các hành vi trên cơ
sở nhận thức và hành vi đó được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động
trên thực tế. Khi có hành vi x`ảy ra thì con người phải chịu trách nhiệm về hành vi
đó.
− Một đặc điểm nữa cũng vơ cùng quan trọng đó là thực hiện pháp luật phải đảm bảo
các yêu cầu theo quy định pháp luật: thực hiện pháp luật trước hết và cơ bản là thực

5
5


hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định đối với chủ thể. Việc thực
hiện pháp luật trên từng lĩnh vực của đời sống pháp lý là khác nhau.
− Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích cụ thể: Mỗi đối tượng khi thực hiện
việc gì đều sẽ mục đích cụ thể. Mục đích thực hiện pháp luật của chủ thể là phạm
trù mang tính cơ quan và tùy thuộc vào từng lĩnh vực, hình thức thực hiện pháp luật
mà mục đích khơng giống nhau, có tính rõ ràng đảm bảo thực hiện pháp luật có tác
dụng lâu dài của các chủ thể.

− Thực hiện pháp luật phải thông qua quan hệ pháp luật: Mối quan hệ giữa thực hiện

pháp luật và pháp luật như sau, pháp lật là sản phẩm của việc thực hiện pháp luật và
quan hệ pháp luật là môi trường, điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện pháp
luật.
− Đặc điểm cuối cùng của thực hiện pháp luật là trong quá trình thực hiện pháp luật
phải được đảm bảo bằng các biện pháp của Nhà nước quy định bởi vì pháp luật là
sản phẩm của Nhà nước tạo nên. Trong thực tế xã hội, pháp luật được dùng để thể
hiện ý chí số đơng nhân dân lao động trong xã hội chính vì thế việc pháp luật được
tơn trọng và thực thi nghiêm minh là yêu cầu khách quan được đặt ra từ chính đời
sống xã hội và sự mong muốn của Nhà nước cũng như nguyện vọng chung của đa

số nhân dân trên mỗi quốc gia.
II. Thực trạng ý thức thực hiện pháp luật của người dân Việt Nam
Ưu điểm: Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn. Những hoạt động của các cấp các
ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật
của người dân, hầu hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp luật trong đời
sống từ đó mà nhìn nhận đúng và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật mà nhà
nước đề ra.
Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam đã nâng
lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý thức được
trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thơng qua pháp luật do đó họ tích cực
6
6


tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà
nước để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình.
Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho các
văn bản pháp luật, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn. Có những ý
kiến cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận để xem xét, nghiên cứu và bổ
sung thêm. Như vậy, do nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong các vấn đề quan
trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi
và nghiên cứu nhằm hoàn hiện nhận thức đúng đắn nhất đưa ra những quan điêm sáng
suốt và có giá trị.
Trong hoạt động thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật hiện nay cũng có nhiều
bước chuyển biến tích cực, người dân Việt Nam đã chủ động tích cực, đã tơn trọng và
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Trong các cơ quan nhà nước, các tổ
chức, số cán bộ vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, thực trạng tham
nhũng, sách nhiễu trong công việc đang được đẩy lùi, các cán bộ công chức đã ngày càng
chứng tỏ sự minh bạch công khai trong công việc của mình.

Ý thức trong thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiện rõ
rệt. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm việc theo pháp Hiến pháp
và pháp luật”. Người dân trở nên có nhận thức tốt về các vấn đề của đời sống xã hội coi
trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự giác
trong việc chấp hành pháp luật. Các tranh chấp trong xã hội nay đã giảm bớt đi sự căng
thẳng vì mọi người có ý thức điều hịa những mâu thuẫn khơng đáng có.
Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện
trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp
luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội, trợ thành những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành
công vụ, trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người người thực
hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy có thể nói rằng đã có nhiều bước chuyển biến đáng
mừng trong tư tưởng tình cảm của người dân đối với việc chấp hành pháp luật.
7
7


Hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực về ý thức pháp luật của người dân hiện nay
thì vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của
tồn xã hội. Có thể nhận thấy những sự hạn chế như sau:
Hiện nay, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân vẫn cịn thấp. Họ chưa tơn
trọng pháp luật, thái độ thờ ơ và lẩn tránh các quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra
nhiều, sự tùy tiện trong việc chấp hành kỉ luật lao động, sinh hoạt và làm việc. Nguyên
nhân của vấn đề trên chính là do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các
ngành nông nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn ni, người dân sống và
thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập quán từ lâu đời do đó ý thức vẫn
cịn thấp trong hiểu biết và chấp hành pháp luật
Những cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt trong lịch sử Việt Nam đã làm ý thức ý
bị gắn kết, người dân dẫu rằng thể hiện ý thức, trách nhiệm của mình tuy nhên vẫn dẫn
đến thói quen là cấp trên thì ra lệnh, thiếu dân chủ, cấp dưới thì đợi mệnh lệnh, chỉ thị

của cấp trên nên người dân thiếu sự chủ động và sáng tạo. Có đơi khi, ý thức của cá nhân
cịn bị hịa nhập vào ý thức tập thể, cộng đồng nên người dân không bộc lộ được rõ ràng
nhân cách, lối sống của mình.
Ý thức pháp luật trong mỗi người dân vẫn cịn chậm được nâng cao do những thói
quen truyền thống. Những thói quen như “ bất tuân pháp luật”, nhiêu người cố tìm mọi
cách để lách luật, tìm ra những kẽ hở và hạn chế của pháp luật để thực hiện hành vi vi
phạm nhằm đạt được mục đích.
“Lách luật” xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện nay, có thể thấy rõ tình
trạng một số người dân tham gia giao thông trên đường bằng xe máy chỉ chấp hành việc
đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thơng hoặc khi nhìn thấy cảnh sát giao thơng
từ xa sẽ đi vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình đã vi phạm.
Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen giải quyết các tranh
chấp mâu thuẫn bằng con đương tư pháp, tâm lí e ngại ra tịa, thái độ thiếu thiện cảm, bất
cần với người đại diện chính quyền vẫn thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu thuẫn

8
8


trong đời sống của người dân không những không được gải quyết mà ngày càng nghiêm
trọng hơn.
Một tực tế đáng b̀n hiện nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô trách nhiệm với
những hành vi trái pháp luật. Cụ thể trong đời sống hiện nay những vụ đua xe hay những
vụ đánh đập tấn công của những đối tượng trong cuộc , người dân nhìn thấy thay vì ngăn
cản, tố giác thì họ lại đứng cổ vũ, hơ hào hay đứng xem với một thái độ bình thản. Điều
này cũng đã chứng tỏ phần nào thực trạng ý thức pháp luật của người dân hiện nay.
Đến nay, trình độ dân trí của người dân vẫn cịn thấp, sự chênh lệch giữa các vùng
miền, ở một số nơi thì người dân đã có kiến thức về pháp luật nhưng một số nơi thì pháp
luật cịn là một điều gì đó xa vời, không gắn với thực tiễn cuộc sống, họ thờ ờ trước pháp
luật và vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà có nhiều hành động trái với pháp luật ảnh

hưởng tới hoạt động của con người.
Thái độ coi thường pháp luật trong nhân dân ngày càng phản ánh rõ nét dẫn đến
những hành vi trái với quy định của pháp luật. Hiện nay diễn biến về tội phạm hình sự
ngày càng gia tăng, nhiều vụ án giết người cướp tài sản do người dân gây ra với mức độ
nghiêm trọng thường xuyên xảy ra.
Tệ nạn ma túy, mại dâm, bài bạc diễn ra khắp mọi nơi. Theo chánh án TANDTC
Nguyễn Hịa Bình cho biết trong năm 2013 đã giải quyết 271.100 vụ trong tổng số
365.650 vụ án đã thụ lí, tăng trên 30.000 vụ so với năm 2013 (báo dân trí). Hiện nay,
nhiều hinh thức vi phạm pháp luật mới xuất hiện như thời gian gần đây, trên địa bàn
thành phố Hà Nội đã xảy ra tình trạng đánh bài qua internet, từ địa điểm Hà Nội đã bao
trùm ra toàn quốc và xuyên quốc gia gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Đặc biệt đáng lưu ý là ý thức pháp luật của tầng lớp thanh thiếu niên luôn chiếm tỉ lệ
lớn. Theo số liệu thống kê trong báo tiền phong onlie, số đối tượng vi phạm pháp luật
trong lứa tuổi thanh thiếu niên luôn chiếm trên 70% tổng số mà khơng ít là học sinh, sinh
viên.tình trạng thanh niên giết người cướp tài sản, sử dụng các chất kinh thích như ma túy
đang trở thành vấn nạn trong đời sống hiện nay.

9
9


Trong những năm gần đây, một vấn đề bất cập đáng lưu ý là ý thức pháp luật của một
bộ phận cán bộ, công nhân viên chức ngày càng giảm sút, thực trạng biến chất thối hóa
trong khi thực hiện công vụ ở đội ngũ cán bộ công chức vẫn còn tại, để lại cho người dân
nhiều bức xúc về thái độ ứng xử của các cán bộ công chức coi người dân là kẻ dưới,
người dân chịu sự ban ơn nên họ đã hạch sách, nhũng nhiễu và vòi vĩnh để vụ lợi, đặc
biệt tệ nạn tham ô, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ công chức vẫn tiếp tục diễn ra
với mức độ nghiêm trọng.
Theo báo pháp luật ra ngày 16 -11- 2013 được biết: ngày 18/11, TAND thành phố Hờ
Chí Minh đã tun án vụ tham ô và cố ý làm trái tại công ty cho th Tài chính II. Hai bị

cáo tham ơ là Vũ Quốc Hảo – nguyên tổng giám đốc công ty cho thuê Tài Chính II và bị
cáo Đặng Văn Hai – ngun chủ tích HĐTV cơng ty TNHH xây dựng Quang Vinh đã
chiếm đoạt được hơn hàng trăm tỉ đồng bằng việc hưởng lợi từ những hợp đờng kinh tế
đã kí.
Ý thức của người dân ở vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số cịn thực sự thấp.
Tình hình tội phạm ở khu vực này ngày càng diễn bến phức tạp, xuất hiện nhiều dưới
dạng xuyên quốc gia mà người dân cũng bị lơi vào vịng xốy ở đó. Những vụ án xảy ra
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi là hiện tượng buôn bán ma túy, gỗ lậu. Một vụ
án xuyên biên giới được biết đến gần đây là đầu tháng 3/ 2013, Bộ chỉ huy biên phòng
tỉnh Điện Biên và lực lượng an ninh nước bạn Lào đã chặt đứt một trong những mắt xích
quan trọng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia do một số đối tượng
người Việt Nam và Lào cầm đầu, thu giữ được lượng lớn bánh hêroin tang vật.
Như vậy có thể thấy rằng, trong đời sống hiện nay, ý thức pháp luật đã được người
dân quan tâm và nghiêm chỉnh chấp hành tuy nhiên sự tồn tại của những mặt tiêu cực nêu
trên đã gây khơng ít những khó khăn cho việc đưa pháp luật thực sự đi vào đời sống. Để
nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật của người dân thì các cơ quan có chức năng thẩm
quyền cần co những giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt tiêu cực nêu trên
III. Liên hệ thực tiễn việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam

10
10


o Có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ cơng chức nhà nước như tham nhũng về đất,

tiền đóng góp của người dân. . . đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ
nhiệt tình với các chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khốt, khơng
tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu
cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ. Không chỉ
đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước. Điều này

cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đã được củng cố và nâng cao.
o Cá nhân:
Theo quy định tại Điều 30, 31 – Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:
“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi
nhập ngũ từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; cơng dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học
đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Công dân
thực hiện việc nhập ngũ theo đúng quy định nhưng bên cạnh đó rất nhiều thành phần
hối lộ và cán bộ nhận hối lộ để cho con em khơng phải tham gia nhập ngũ vì nhiều lí
do cá nhân
o Tổ chức:
Theo quy định tại khoản 3 – Điều 8 – Luật doanh nghiệp năm 2014: “ kê khai thuế,
nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, những đối tượng của Luật doanh nghiệp phải chủ động tiến hành kê khai
thuế, nộp thuế vầ thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
đúng theo như yêu cầu của quy định trên. Nếu không thi hành sẽ bị xử lý theo quy
định của pháp luật. Và hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức kê khai sai
số liệu, trốn tránh một thuế bằng nhiều cách.

IV. Giải pháp nâng cao ý thức thực hiện pháp luật hiện nay
o Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Bảo đảm tính hồn thiện và đờng bộ của hệ thống pháp luật để đáp ứng tối đa nhu cầu
điều chỉnh pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
11
11


Ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong những trường
hợp cần thiết để kịp thời thực hiện các văn bản pháp luật khi nhưng văn bản này có hiệu
lực.

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia trong cả hệ thống cũng như
trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống ở các cấp độ khác nhau. Hạn chế sự trùng lặp
chồng chéo của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác
nhau của hệ thống pháp luật.
o Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân

Cần chú ý đến khả năng nhận thức, lĩnh hội những kiến thức, hiểu biết về pháp luật của
các tầng lớp dân cư, các loại đối tượng từ đó lựa chọn những phương pháp tuyên truyền
giáo dục phù hợp.
Kích thích và phát triển tính tích cực pháp lí của cơng dân, hình thành thái độ không
khoan nhượng đối với những hành vi sai lệch vi phạm pháp luật.
Mở rộng công khai dân chủ các hoạt động của bộ máy nhà nước, thu hút nhân dân tham
gia đông đảo vào các dự án xây dựng luật.
Đưa giảng dạy pháp luật vào các trường THPT trên cả nước với nội dung phù hợp
o Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật

Thường xuyên rà soát, tổng kết và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp
luật để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém của hoạt động này,
xử lí những chủ thể cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đặt
ra.
Tăng cường tính gương mẫu của Đảng viên và tổ chức của Đảng trong việc thi hành pháp
luật để mọi tầng lớp quần chúng noi theo.
o Một số biện pháp khác

Ngoài ra, cần phải nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức nhà
nước. Tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và xử lí nghiêm minh hành vi vi phạm pháp
12
12



luật đờng thời phát huy vai trị của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác
phổ biến tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho tầng lớp nhân dân.
KẾT LUẬN
Pháp luật đóng vai trị rất quan trọng nhằm đảm bảo thiết lập trật tự một xã hội an toàn
văn minh và tốt đẹp, đảm bảo cho mọi hoạt động đời sống người dân. Để phát huy được
hiệu quả của pháp luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là nhân tố quan tọng
hàng đầu. Có thể thấy thực trạng về ý thức pháp luật của người dân hiện nay đang là vấn
đề quan trọng và cơ bản nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thực hiện và áp dụng
pháp luật trong đời sống. Hiện nay, vấn đề ý thức pháp luật của người dân vẫn cịn nhiều
điểm hạn chế vì vậy cần phải sớm thực hiện những biện pháp cụ thể để nâng cao ý thức
của người dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Dương Gia – Ý thức người dân thực hiện pháp luật – 03/01/2021
2. />3. TS. Nguyễn Minh Đoan - Vai trò pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà xuất bản: Chính
trị quốc gia.

13
13



×