Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.09 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

R

BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC KỲ
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài : Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
và sự vận dụng trong quản trị nguồn nhân lực tại cơ
quan/doanh nghiệp.

Nhóm :
Giảng viên hướng dẫn:

, 15 tháng 08 năm 2021


Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do nhóm nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài: ............................................................................. 2


1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................................................... 3
1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN ............................................................................................. 3
1.1. Khái niệm: ..................................................................................................................................... 3
1.2. Phân biệt quan điểm siêu hình và biện chứng về mối liên hệ phổ biến: ...................................... 3
1.3. Nội dung: ....................................................................................................................................... 3
1.4. Tính chất........................................................................................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa của phương pháp luận: .................................................................................................... 4
2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN ............................................................................................................ 4
2.1. Khái niệm: ..................................................................................................................................... 4
2.2. Phân biệt quan điểm siêu hình và biện chứng về sự phát triển ................................................... 4
2.3. Nội dung: ....................................................................................................................................... 5
2.4. Tính chất........................................................................................................................................ 5
2.5. Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................................................................ 5
3. SỰ VẬN DỤNG CỦA HAI NGUYÊN LÝ TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN/DOANH
NGHIỆP..................................................................................................................................................... 6
3.1. Ứng dụng nguyên lý “ Mối liên hệ phổ biến “ trong doanh nghiệp: ............................................. 6
3.2. Ứng dụng nguyên lý “ Sự phát triển “ trong doanh nghiệp: ......................................................... 7
4. SỰ VẬN DỤNG CỦA HAI NGUYÊN LÝ TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VINAMILK.
................................................................................................................................................................ 8
4.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Vinamilk. ........................................................................................ 8
4.2. Sơ đồ tổ chức. ............................................................................................................................... 8
4.3. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. ................................................................ 9
4.4. Định hướng phát triển. ................................................................................................................. 9
4.5. Kết quả đạt được. ......................................................................................................................... 9
4.6. Ứng dụng nguyên lý “Mối quan hệ phổ biến”. ........................................................................... 10
4.7. Ứng dụng nguyên lý về “Sự phát triển”. ..................................................................................... 11



4.8. So sánh nguồn nhân lực và doanh thu trong năm 2019 và 2020. .............................................. 12
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 13
1.1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học. .................................................................................................... 13
1.2. Những mặt còn hạn chế .............................................................................................................. 14
1.3. Phương hướng để phát triển đề tài. ........................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................. 14


PHẦN MỞ ĐẦU
Lời mở đầu: Phép biện chứng duy vật là học thuyết nghiên cứu về bản chất biện chứng
của thế giới dựa trên thế giới quan duy vật khoa học, là công cụ hữu hiệu cho nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật đóng
vai trò cốt lõi trong phép biện chứng của triết học Mác-Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật,
hiện tượng. Việc nắm vững các nguyên lý phương pháp luận của phép biện chứng duy vật
để có một tư duy khoa học, linh hoạt, mềm dẻo sẽ chỉ lối cho chúng ta trong quá trình hoạt
động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. Trong phạm vi bài báo
cáo này, chúng tôi xin đưa ra một số nội dung về hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng
duy vật và sự vận dụng trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp.
1.1. Đặt vấn đề
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí,
vai trị của con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và
cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngơn ngữ. Phép biện chứng duy
vật nói riêng, triết học Mác-Lênin nói chung có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc
sống thực tiễn. Hệ thống trong đó có bao gồm nguyên lý về mối quan hệ bổ biến và
nguyên lý về sự phát triển và đó là hai nguyên lý cơ bản nhất.
 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,
hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượn trong thế giới
 Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó xem xét sự vật
hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình ln ln vận động
và phát triển.

 Ph.Ăng-ghen định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là một môn khoa
học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
 Theo Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật
đó”
1


Quản trị nhân sự là một quá trình kết hợp giữa chủ quan và khách quan nên không
thể không có phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được. Quản trị nhân
sự là công tác quản lý của con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của
tổ chức doanh nghiệp với người lao động. Phép biện chứng duy vật giúp các nhà quản
ly có một cái nhìn tồn diện trong việc đánh giá con người, gắn con người với quan hệ
mật thiết và có sự tương tác qua lại.
Trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi cũng nhận thấy được tầm quan trọng đó
nên đã viết bài báo cáo về đề tài “Hai nguyên lý cơ của phép biện chứng duy vật và sự
vận dụng trong quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp Vinamilk” nhằm đánh giá
thực tế cũng như tình trạng nhân sự, những vấn đề cịn chưa được phù hợp để hồn
thiện và điều chỉnh.
1.2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài:
-

Nêu rõ được hai nguyên lý cơ bản: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên
lý về sự phát triển

-

Sự vận dụng của hai nguyên lý trong quản trị nguồn nhân lực tại cơ quan/doanh
nghiệp


-

Ứng dụng của hai nguyên lý trong quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Vinamilk

1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Báo cáo được thực hiện tại Công ty Vinamilk – Công ty cổ
phần sữa Việt Nam.

-

Phạm vi thời gian: Bài báo cáo được thực hiện từ ngày 1/8/2021 đến ngày
14/8/2021.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi sử dụng: khảo sát, thu thập thơng tin, phân
tích, so sánh, tổng hợp.

2


PHẦN NỘI DUNG
1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN
1.1. Khái niệm:
Là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và kết hợp lẫn nhau, điều chỉnh và chuyển
hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau.

1.2. Phân biệt quan điểm siêu hình và biện chứng về mối liên hệ phổ biến:
QUAN ĐIỂM SIÊU HÌNH

QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG

- Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách - Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác
quan đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau, nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ, quy
không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có định và chuyển hóa lẫn nhau.
thì chỉ là những quan hệ bề ngồi, ngẫu
nhiên.

1.3. Nội dung:
Mối liên hệ làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
Tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của sự vật, hiện tượng. Tất cả mọi sự
vật hiện tượng cũng như thế giới, luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến quy định
ràng buộc lẫn nhau, khơng có sự vật hiện tượng nào tờn tại cơ lập, riêng lẻ, không liên hệ.


Khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng vật
chất, mà được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa
chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng

1.4. Tính chất
Tính khách quan: Vì có mối quan hệ nên có sự vận động, vận động là phương thức
tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan nên các mối quan hệ cũng mang tất yếu
khách quan. Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tờn tại độc lập với con người; con người
chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó..
3



Tính đa dạng, phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính
chất và vai trị khác nhau.
Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là sự thống nhất về vật chất của thế giới, theo đó các
sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, có khác nhau cũng chỉ là những dạng cụ thể
khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
1.5. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái
cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng.
Từ việc rút ra “Mối Liên Hệ” bản chất của sự vật, ta lại đặt “Mối Liên Hệ” bản chất
đó trong tổng thể các “Mối Liên Hệ” của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch
sử cụ thể.
Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.

2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
2.1. Khái niệm:
Phát triển là sự vận động tiến lên (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn).
2.2. Phân biệt quan điểm siêu hình và biện chứng về sự phát triển
QUAN ĐIỂM SIÊU HÌNH

QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG

- Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt - Phát triển là sự vận động theo hướng đi
ổn định của sự vật, hiện tượng.
lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của
sự vật.


4


- Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt - Sự phát triển không diễn ra theo đường
lượng, khơng có sự thay đổi về chất, khơng thẳng mà quanh có phức tạp thậm chí có
có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.
những bước thụt lùi

2.3. Nội dung:
Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là xu thế chung của thế
giới.
Sự phát triển là một di sản có tính chất tiến bộ, kế thừa liên tục.
Sự phát triển theo con đường “ xốy ốc “ lặp lại một số tính năng và đặc điểm cũ
nhưng trên cơ sở ưu việt hơn: quanh co, phức tạp, phải trải qua các giai đoạn trung gian,
có khi có bước lùi tạm thời.
Phát triển là sự biến đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở sự
đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.
2.4. Tính chất
Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển do các QL khách quan chi phối mà
cơ bản nhất là QLMT.
Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện tượng,
mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.
Tính phong phú, đa dạng: Q trình phát triển của sự vật, hiện tượng khơng hồn
tồn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều
yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
2.5. Ý nghĩa phương pháp luận
Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến
đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hương biến đổi.
Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co,

phức tạp của sự phát triển.
Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ , trì trệ định kiến.
Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới.
5


3. SỰ VẬN DỤNG CỦA HAI NGUYÊN LÝ TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP.
3.1. Ứng dụng nguyên lý “ Mối liên hệ phổ biến “ trong doanh nghiệp:
3.1.1. Việc quản lý, đánh giá người lao động phải gắn với những điều kiện, hồn cảnh,
khơng gian và thời gian nhất định
Mọi sự tách biệt đều rơi vào quan điểm duy tâm trong quản lý, thời gian là điều kiện
căn bản làm thay đổi các công việc trong công ty. Chính khơng gian là điều kiện cơ bản
làm cho các công việc trong doanh nghiệp tồn tại. Mối quan hệ hữu cơ giữa không gian và
sự tồn tại công việc của người lao động, giữa thời gian với sự thay đổi các công việc đang
làm, cho phép các nhà quản trị giải thích được bản chất thực sự của sự thống nhất và sự
khác biệt trong các công việc khác nhau của người lao động.
3.1.2. Tinh thần của người lao động xuất phát từ những điều kiện khách quan:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tồn tại xã hội quyết định ý thức
xã hội. Do đó, chìa khóa để làm rõ ng̀n gốc tinh thần của người lao động nằm ở điều
kiện vật chất của họ. Người quản lý cần biết quan tâm đến những điều kiện cần thiết có
ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người lao động. Chẳng hạn như chọn người làm việc phù
hợp với sở thích và sức khỏe của họ. Chú ý đến chương trình đào tạo tại chỗ hoặc sắp xếp
nhân viên được học thêm; thay đổi điều kiện làm việc sang ánh sáng và âm thanh, màu sắc
phù hợp; có chế độ lương, thưởng hợp lý.
3.1.3. Người lao động trong một công ty luôn gắn với nhiều mối quan hệ khác nhau chứ
khơng chỉ có một mối quan hệ:
Mối quan hệ giữa người với người trong cơng ty có nhiều hình thức khác nhau. Để
nhận thức sự vật, hiện tượng và quá trình biện chứng duy vật, cần phải phát hiện ra mối

liên hệ bản chất trong sự vật và giữa chúng với nhau. Để làm được điều này, phải xem xét
tổng thể sự vật, sự việc và giải thích giải thích rõ mối quan hệ nào quy định sự tồn tại đó.
Người quản lý doanh nghiệp nên xem xét các mối quan hệ khác nhau của nhân viên khi
thực hiện công việc quản lý nguồn nhân lực, từ đó phân loại các mối quan hệ nhằm tác
động đến các điều kiện thích hợp giúp nhân viên làm việc nhiệt tình, tăng năng suất cơng
6


việc. Đặc biệt, người quản lý không nên cô lập các mối quan hệ của họ để nhìn nhận người
lao động.
3.2. Ứng dụng nguyên lý “ Sự phát triển “ trong doanh nghiệp:
3.2.1. Người quản lý phải bắt đầu từ một người cụ thể để tìm ra phương thức lãnh đạo và
giao tiếp thích hợp
Việc phân cơng lao động phải dựa trên cơ sở kỹ năng và trình độ cụ thể của từng
người. Mặt khác, nhu cầu tâm sinh lý của từng nhân viên cũng phải được tính đến khi giao
nhiệm vụ.
Để quản lý một số người, bạn cũng cần phải nhìn vào tính cách của họ. Trong thực
tiễn kinh doanh, một số đặc điểm chung được thể hiện thông qua hành vi của người lao
động. Từ đó, người quản lý phải có phương pháp quản lý nhân sự phù hợp, tạo điều kiện
làm việc tốt và phát huy tối đa kỹ năng của họ.
Vì vậy, khi người phân cơng công việc cụ thể, năng suất lao động sẽ tăng cao, đờng
thời có lợi nếu cơng việc phù hợp với thể chất và tài năng của mỗi người thì họ mới phấn
khởi, hào hứng, làm việc và ngày càng tốt hơn.
3.2.2. Việc quản lý nhân sự phải được thực hiện thông qua các biện pháp cụ thể, ở trạng
thái động chứ không phải tĩnh
Thông qua hoạt động của người lao động, quản lý mới có cơ sở khách quan để đánh
giá năng lực của họ. Chính là để cho người lao động tự giải quyết mâu thuẫn của chính họ
trong việc làm cụ thể được giao. Từ đó giúp cho người quản lý có kinh nghiệm nhiều hơn
trong cơng tác quản trị nhân sự.
3.2.3. Xem xét và đánh giá người lao động phải thấy được chiều hướng phát triển, đi lên

của họ
Người nhân viên trong mọi doanh nghiệp đều tồn tại trong xu hướng phát triển. Do
vậy các nhà quản trị phải thấy được động lực của sự phát triển ở nhân viên, đờng thời giúp
họ phân tích mâu thuẫn để từ đó giải quyết mâu thuẫn. Nhà quản trị phải chỉ ra cho họ cách
7


họ phát triển và tạo điều kiện để họ tiếp thu kiến thức chuyên môn và kỹ năng kinh nghiệm
làm việc, tư cách phẩm chất người lao động, tức là tạo cho ai cũng có cơ hội thăng tiến,
tăng thu nhập, vững tay nghề, vị thế xã hội được để cao. Điều này cũng có nghĩa là làm
cho họ có sự thay đổi về chất với tư cách người lao động.
4. SỰ VẬN DỤNG CỦA HAI NGUYÊN LÝ TRONG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY VINAMILK.
4.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Vinamilk.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company); tên khác: Vinamilk; mã chứng khốn
HOSE: VNM, là một cơng ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm
từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

4.2. Sơ đồ tổ chức.

8


4.3. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Vinamilk hiện có khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên, với hơn 30 đơn vị thành viên
trên cả nước cùng các công ty con, nhà máy, trang trại ở ngoài nước. Khoảng 70% nhân
viên của Vinamilk làm việc gắn bó với công ty trên 5 năm.
Vinamilk tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu theo xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất
Việt Nam 2020” do Tổ chức cộng đồng mạng nghề nghiệp Anphabe vừa công bố.

Thang bảng lương của Vinamilk đang xây dựng dựa trên hệ thống Merce, căn cứ
vào đó để xem xét và đánh giá người lao động, quyết định tăng lương hàng năm và các
khoản phụ cấp khác.
4.4. Định hướng phát triển.
Luôn đáp ứng điều kiện công tác an toàn, hoàn thiện bản 9han và thu nhập cạnh
tranh cho người lao động.
4.5. Kết quả đạt được.
1. Điều kiện cơng tác an tồn và lành mạnh
9


2. Phát triển lực lượng lao động đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và không phân biệt đối xử
3. Người lao động được đảm bảo mọi quyền lợi theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị lao động của nhân viên được ghi nhận và khen thưởng xứng đáng
5. Phát triển nhân viên
6. Người lao động của các đối tác trong chuỗi sản xuất cung ứng
4.6. Ứng dụng nguyên lý “Mối quan hệ phổ biến”.
Quản trị nguồn nhân lực là 1 hoạt động vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính
khoa học
Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì mọi thành phần, ́u tố đều có mối liên
hệ với các thành phần, yếu tố khác. Người quản lý phải có tầm nhìn rộng, đầu óc linh hoạt,
tư duy mềm dẻo, giải quyết hài hòa các mối liên hệ trong công việc.
Nhằm đảm bảo công việc đạt được hiệu quả cao nhất, người lãnh đạo cần có trong
tay một đội ngũ nhân viên giỏi và có năng lực, có thể hồn thành cơng việc được giao.
Trước hết, khi tuyển dụng , nhà quản lý cần lập một kế hoạch chi tiết và quy định rõ ràng
các yêu cầu công việc cụ thể đối với các vị trí cần tuyển, từ đó chọn ứng viên thích hợp
cho vị trí cần tìm. Khi đã tuyển nhân sự với các năng lực cá nhân đúng với yêu cầu của các
vị trí cần tuyển thì cần phân cơng cơng việc đúng với khả năng của họ (đây là yếu tố xuất
phát từ thực tế).


10


Mối quan hệ giữa trình độ với doanh thu
2009

2015

Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học

35,9 %

38,07 %

Cán bộ có trình độ trung cấp

9,71 %

8,05 %

Lao động có tay nghề

43,35 %

49,15 %

Lao động phổ thơng

11.04 %


4,73 %

10820

40223

Tổng doanh thu

Nguồn: : />Tuyển dụng 1 đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn cao, giúp nâng cao hiệu quả lao
động, cùng phối hợp trong công việc dể đật được những kết quả đã xác định trong kế hoạch
phát triển công ty.
4.7. Ứng dụng nguyên lý về “Sự phát triển”.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem sự phát triển là quá trình vận động đi lên, có
bước nhảy vọt về chất, thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải
thấy được những thay đổi phát triển cũng như những biến đổi thụt lùi.
Số lượng

Năm

2009

2015

Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học

1480

1495

Cán bộ có trình độ trung cấp


400

316

Lao động có tay nghề

1787

1930

Lao động phổ thông

455

186

Tổng cộng

4122

3927

Nguồn: />11


Vinamilk cho biết cơng ty thực hiện chương trình này nhằm hoàn thiện đội ngũ lao
động để đáp ứng chiến lược hoạt động và kinh doanh của Công ty. Trong 6 năm, cán bộ có
trình độ cao tăng lên 15 người trong khi tổng doanh thu tăng xấp xỉ 4 lần.
4.8. So sánh nguồn nhân lực và doanh thu trong năm 2019 và 2020.

Bảng thống kê số liệu năm 2019:

Theo bảng số liệu cho thấy năm 2019 với đội ngũ nhân viên là 9.803 người, làm việc và
hoạt động trong năm đã mang lại doanh thu cho năm 2019 là 56.400 tỷ đồng.
Bảng thống kê số liệu năm 2020:

Theo bảng số liệu cho thấy năm 2020 với đội ngũ nhân viên 9.361 người, làm việc và hoạt
mang lại số doanh thu cho năm 2020 là 59.723 tỷ đồng.
 Xét cho thấy 2 năm gần nhất có sự thay đổi đáng kể về đội ngũ nhân viên từ

9.803 người giảm còn 9.361 người nhưng ngược lại doanh thu năm 2020 lại tăng
12


so với năm 2019. Điều đó đồng nghĩa rằng việc hoạt động có chọn lọc, kế hoạch
và ứng dụng các nguyên lý vào việc quản trị nguồn nhân lực mang lại hiệu quả
đáng kể cho các nhà doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại

PHẦN KẾT LUẬN
Tổng kết: Nhìn chung quản lý nguồn nhân lực là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp, nó
bao gờm nhiều ́u tố cả về triết học lẫn tâm lý, xã hội,... Mặt khác hai nguyên lý cơ bản
của phép biện chứng duy vật đóng vai trò cốt lõi trong phép biện chứng của triết học MácLênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Vì vậy việc nắm vững các nguyên lý
phương pháp luận của phép biện chứng duy vật để có một tư duy khoa học, linh hoạt, mềm
dẻo sẽ chỉ lối cho chúng ta trong quá trình hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động quản
lý trong doanh nghiệp. Trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi đã đưa ra một số nội dung
về hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và cả sự vận dụng trong quản lý nhân
lực của doanh nghiệp. Cùng với đó là sự vận dụng trong công tác quản lý ng̀n nhân lực
của Cơng ty Cổ phần Vinamilk. Cũng vì quan tâm tới công tác quản lý nguồn nhân lực và
xác định nguồn nhân lực giỏi là lợi thế cạnh tranh hàng đầu. Vinamilk đã trở thành một
trong những Công ty sữa hàng đầu của Việt Nam và có mặt ở một số nước trên thế giới.

1.1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
Tổng quát, đánh giá được tình hình quản trị ng̀n nhân lực tại các cơ quan/doanh
nghiệp.
Phân tích được sự ảnh hưởng, tác động của việc ứng dụng hai nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật trong quản lý nhân lực của doanh nghiệp.
Người lao động luôn gắn với nhiều mối quan hệ khác nhau. Mối quan hệ giữa người
và người trong doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau. Có mối quan hệ bản chất và
không bản chất, trong đó mối quan hệ bản chất vạch ra bản tính con người. Vì vậy, để nhận
thức sự vật, hiện tượng, quá trình phép biện chứng duy vật yêu cầu phải tìm ra mối quan
13


hệ bản chất trong sự vật đó giữa chúng với nhau. Do đó, người quản lí doanh nghiệp khi
tiến hành công việc quản trị nhân sự phải chú ý đến những quan hệ khác nhau của người
lao động, từ đó phân loại các mối quan hệ nhằm tác động vào những điều kiện thích hợp
giúp cho người lao động hăng hái và nâng cao hiệu quả làm việc.
1.2. Những mặt còn hạn chế.
Còn chưa tiến hành điều tra được nhiều cơ quan/doanh nghiệp trong công cuộc
quản trị nguồn nhân lực để hiều được hết những thuận lợi, khó khăn của họ trong việc
kinh doanh và quản lý nhân lực,….
1.3. Phương hướng để phát triển đề tài.
Chúng ta có thể tiếp tục tiến hành mở rộng phạm vi điều tra để có thể có được những
thơng tin xác đáng, rõ ràng và cụ thể cũng như là phong phú hơn để bài báo có thể được
nghiên cứu, phân tích và đáng giá một cách trung thực, chính xác và khách quan nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình của bộ mơn Triết học Mác – Lênin
/> /> /> />.pdf
6. />.pdf
7.

1.
2.
3.
4.
5.

14



×