Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sử dụng kiến thức kinh tế vĩ mô đã học Anh(chị) hãy chỉ ra và phân tích các tác động của chính sách tài khóa được nêu trong Chỉ thị số 11CTTTg ngày 04032020 của Chính Phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.93 KB, 6 trang )

ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ VĨ MƠ
Sử dụng kiến thức kinh tế vĩ mơ đã học Anh(chị) hãy chỉ ra và phân tích các tác
động của chính sách tài khóa được nêu trong Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày
04/03/2020 của Chính Phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế.
BÀI LÀM
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới qua việc gia nhập các tổ chức quốc tế (WTO), ký kết các hiệp
ước, hiệp định trong khu vực và quốc tế. Vì thế, nền kinh tế của Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế, trong giai
đoạn đại dịch Covid 19, Việt Nam tuy kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh nhưng
vẫn bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của nền kinh tế và sự đứt gãy chuỗi cung ứng
toàn cầu. Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh
hoạt của Chính phủ, bằng các cơng cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mơ ổn định,
trong đó một trong những cơng cụ quan trọng và hữu hiệu nhất đó là chính sách
tài khóa. Cụ thể trong Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng
phó với dịch COVID-19 ngày 04/03/2020 của Chính Phủ đã đưa ra những chỉ thị
cụ thể về việc thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả ứng phó kịp thời với diễn
biến phức tạp của nền kinh tế trong đại dịch. Bài tiểu luận này em xin được trình
bày về những chính sách tài khóa được nêu trong chỉ thị trên và tác động của
chúng đối với nền kinh tế.
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là việc Chính phủ sử dụng thuế khố và
chi tiêu cơng cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách
tài khóa được sử dụng nhằm đưa sản lượng của nền kinh tế về mức sản lượng
tiềm năng khi nó ở quá xa mức sản lượng tiềm năng. Nếu trong điều kiện kinh tế
bình thường, chính sách tài khóa dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế thì
khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc bị suy thối, nó lại trở thành cơng cụ
đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất.
1



Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, các hoạt động sản xuất, kinh
doanh bị trì trệ, thậm chí là ngưng hoạt động dẫn đến việc mức sản lượng giảm
mạnh, nền kinh tế xa dần mức sản lượng cân bằng. Về tiêu dùng, do yêu cầu
giãn cách xã hội nên tiêu dùng trong nước giảm mạnh ở loại hình dịch vụ, hàng
hóa để đảm bảo người dân hạn chế tiếp xúc với nhau thông qua trao đổi mua bán
một cách triệt để nhất. Giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong
quý I/2020 ước tính tăng lần lượt là 3,82% và 4,7% so với cùng kỳ năm trước,
tuy nhiên, đây đều là mức tăng thấp so với năm 2019. Đặc biệt, mức tăng GDP
là mức tăng thấp nhất của quý I các năm trong giai đoạn 2011-2020[1]. Về đầu
tư, so sánh với cùng kỳ các năm từ 2016 đến 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực
hiện quý I/2020 chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019, so với cùng kỳ các
năm từ 2016 đến 2020 thì là mức tăng thấp nhất. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi của quý ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm
trước, là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020[2]. Về xuất nhập khẩu,
tình hình dịch bệnh giai đoạn đầu khó kiểm sốt, tuy nhiên do điều tiết kịp thời,
nền kinh tế nước ta vẫn đạt xuất siêu là 2,8 tỷ USD trong quý I/2020. So với
cùng kỳ năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 0,5%, kim ngạch hàng
hóa nhập khẩu giảm 1,9%[3]. Điều này có lẽ là do tình hình kinh doanh sản xuất
ở các nước châu Âu, châu Mỹ đang bị ngưng trệ do dịch bệnh, khiến lượng hàng
hóa tạo ra sụt giảm. Về lao động, dịch bệnh xảy ra khiến cho hàng loạt doanh
nghiệp, nhà máy phải tạm thời đóng cửa hoặc giảm bớt số lượng nhân công.
Điều này khiến cho tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nước ta trong quý I/2020
tăng cao nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2016-2020 (Tỷ lệ
thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi qúy I/2020 là 2%[4]1), dễ
thấy là do cầu lao động giảm mà cung lao động không đổi, thị trường lao động
bị mất cân bằng hơn.

1[1] [2] [3] [4] Tổng cục Thống kế, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2020.

/>
2


Để giải quyết vấn đề này, Chính Phủ đưa ra Chỉ thị số 11/CT-TTg bao gồm
chính sách tài khóa giúp tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, đưa nền
kinh tế dần trở về trạng thái ổn định như sau:
Thứ nhất, giải pháp gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh
hưởng bởi Covid-19 được xem là liều thuốc quý giá, giúp DN, cá nhân “hồi sức”
trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Chính sách khuyến
khích DN, cá nhân tiếp tục sản xuất, kinh doanh giúp nâng cao sản lượng, mức
việc làm, đưa nền kinh tế trở về mức sản lượng cân bằng. Đây thực chất là
khoản cho vay không tính lãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cá nhân nhằm
hỗ trợ dịng tiền để cầm cự, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện cho
những yêu cầu trước mắt, hạn chế thấp nhất tình trạng doanh nghiệp dừng hoạt
động, giải thể. Thực tế, tác động của dịch COVID-19 làm cho các hoạt động
kinh doanh bị gián đoạn hoặc không thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Như vậy
doanh nghiệp, cá nhân khơng có nguồn thu, hay doanh thu, thu nhập dòng tiền
vào DN, cá nhân đang bị hạn chế nên họ cần một nguồn lực tài chính để cầm cự
và duy trì sản xuất ở mức độ tối thiểu khi dịch bệnh đi qua, họ có thể quay trở lại
sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, chính sách này có tác động rất tích cực lên hoạt
động chung của DN, tạo niềm tin cho cộng đồng kinh doanh về cơ quan lãnh
đạo, về cơ quan điều hành, giúp cộng đồng DN tin tưởng tiếp tục hoạch định ra
những kế hoạch phù hợp với mình, hạn chế tối đa việc ngưng hoạt động, giải
thể.
Tuy nhiên, chính sách này cũng khiến việc huy động tiền vào NSNN sẽ bị
chậm ở trong các tháng, các quý trong năm bởi ngân sách các cấp cũng bị ảnh
hưởng cho công việc chi tiêu theo dự tốn NSNN hằng năm. Điều này có thể
dẫn đến việc giảm chi tiêu ngân sách nhà nước (G) dẫn đến giảm tổng cầu.
Ngoài ra, nếu như dịch bệnh diễn biến kéo dài theo chiều hướng xấu dễ dẫn đến

việc cộng dồn những nghĩa vụ thuế mà DN khơng trả được, thậm chí rủi ro của
họ tăng gấp đơi. Vì thế DN cần nắm rõ chính sách này chỉ là tạm thời để họ xây
dựng chiến lược kinh doanh khơng thể trong vịng vài tháng và chủ động chuẩn
bị dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
3


Thứ hai, chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho
đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 giúp giảm bớt gánh nặng cho DN
trong thời kỳ khó khăn. Bởi DN vừa khơng có nguồn thu, vừa địi hỏi tiền để
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải nộp các nghĩa vụ về tài chính
đối với ngân sách thì gánh nặng của DN tăng lên rất nhiều. Điều này giúp DN
tiếp tục mạnh dạn đầu tư, kinh doanh, sản xuất nâng cao sản lượng với mức giá
bình ổn, tránh nguy cơ lạm phát đối với một số mặt hàng thiết yếu (khẩu trang,
thực phẩm, rau củ,…). Thực tế, vào thời điểm dịch bệnh mới bùng phát, các nhà
xưởng, nhà máy, công ty gần như phải đóng cửa tạm ngừng sản xuất, kinh
doanh. Vì thế, dẫn đến việc giá cả đầu vào (tiền thuê nhân công) tăng cao, thu
nhập, doanh thu giảm do quy mô sản xuất bị hạn chế đối với mặt với nghĩa vụ
thuế, phí, lệ phí buộc các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm đầu ra, dẫn
đến tình trạng lạm phát cao.
Thứ ba, chính sách thực hiện chi ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ
khoảng 30 nghìn tỷ (tăng chi tiêu Chính Phủ) cung ứng cho các DN một dịng
tiền để tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đầu tư và chuẩn bị cho bước
phát triển trong tương lai nâng cao sản lượng đưa nền kinh tế về mức sản lượng
cân bằng.
Thực tế, trong tình hình dịch bệnh Covid 19, với việc thực hiện các chỉ thỉ, biện
pháp về phòng chống dịch bệnh, tư nhân cũng như các cá nhân không thể tiếp
tục sản xuất, kinh doanh như bình thường (DN tạm ngưng hoạt động sản xuất,
kinh doanh, cá nhân người lao động tạm thời khơng có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp
gia tăng) dẫn đến doanh thu, thu nhập giảm, nguồn tài chính bị thu hẹp lại. Do

đó, tư nhân khơng muốn đầu tư thêm, các cá nhân cũng không muốn chi tiêu
thêm cho tiêu dùng do hạn chế về tài chính dẫn đến mức tổng cầu rất thấp.
Giả sử nền kinh tế Việt Nam cân bằng ở A (Y 1, i1), lúc này nền kinh tế đang ở
tình trạng suy thối và thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc gia
tăng đầu tư vừa nỗ lực giảm thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp khiến chi tiêu hàng
hóa trong nước tăng, sản lượng chung của nền kinh tế sẽ tăng, tạo điều kiện để
duy trì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, phục hồi đầy đủ việc làm
4


của người dân, từ đó làm dịch chuyển IS1

sang phải đến IS2, tạo

điểm cân bằng mới là B (Y 2, i2) trên đồ
Đường LM giữ nguyên do CSTK không

thị.
tác

động

đến LM.
Sản lượng chung của một nền kinh

tế

mở

thường có các yếu tố: C, I, G,

NX.

Để đường tổng cầu AD được mở rộng, nhà nước có thể tác động

lên

tổng lượng chi tiêu của chính phủ đối với các
hàng hóa và dịch vụ trong nước, tức là tăng G.
Bên cạnh đó, Chính phủ có thể gián tiếp tăng
tiêu dùng C và đầu tư I thơng qua hình

thức cắt giảm thuế T. Việc chính phủ tăng chi tiêu có tác động lên nền kinh tế
theo cấp số nhân. Một sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển
đường tổng cầu, nhưng độ lớn của sự dịch chuyển đường AD sẽ lớn hơn độ lớn
của mức thay đổi G. Trước hết, tăng G làm tăng GDP, dẫn tới mức tăng thu nhập
khả dụng của hộ gia đình, vì vậy họ chi tiêu nhiều hơn và GDP tiếp tục tăng
nhiều hơn. Lúc này, tổng sản phẩm quốc dân được tạo lập một sự ổn định về mặt
xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng. Điều này có tác
động khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào máy móc, thiết bị.
Như vậy, đường AD được mở rộng và dịch chuyển sang phải. Đây chính là hiệu
ứng số nhân của chính sách tài khóa.
Như vậy, trong giai đoạn kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid19, chính sách tài khóa của Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ nét nhất với
nhiều đề xuất giãn, giảm thuế, phí, lệ phí; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quay trở lại đóng góp cho ngân sách. Qua
đó có thể thấy, chính sách tài khóa đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
việc điều tiết nền kinh tế vĩ mơ, đồng thời việc phối hợp hài hịa với chính sách
tiền tệ cũng sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc ổn định nền kinh tế, tăng trưởng
kinh tế.
5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN
Doanh nghiệp
NSNN Ngân sách nhà nước
CSTK Chính sách tài khóa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các
trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), Nxb. Giáo dục Việt Nam, 1997
- 2009.
2. Tổng cục Thống kế, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2020.
/>3. Báo cáo của NEU - JICA (2020), Đánh giá các chính sách ứng phó với
Covid-19 và các khuyến nghị.
4. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học vĩ mô,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009 - 2012.

6



×