Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

TIỂU LUẬN môn PHÁP CHẾ dược 2 đề tài TỔNG QUAN về sản PHẨM mỹ PHẨM làm đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP CHẾ DƯỢC 2
ĐỀ TÀI
“TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM MỸ PHẨM LÀM ĐẸP ”

Người hướng dẫn

:

TS Nguyễn Văn Quân

Họ tên sinh viên

:

Nguyễn Thị Lan

– 1751010074

Nguyễn Thị Bích Ngọc – 1754010049
Lớp

:

D5K4

Hà Nội, 2021



BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN TVD – DƯỢC LIỆU – DƯỢC CỔ TRUYỀN

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP CHẾ DƯỢC 2
ĐỀ TÀI
“TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM MỸ PHẨM LÀM ĐẸP ”

Người hướng dẫn

:

TS Nguyễn Văn Quân

Họ tên sinh viên

:

Nguyễn Thị Lan

– 1751010074

Nguyễn Thị Bích Ngọc – 1754010049
Lớp

:

D5K4


Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp ” là một
cơng trình nghiên cứu độc lập khơng có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản
phẩm mà chúng tơi đã nỗ lực nghiên cứu trong q trình học tập tại trường. Trong q
trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn
của bộ môn Quản lý và kinh tế Dược Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Chúng
tơi xin cam đoan nếu có vấn đề gì chúng tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam – những người đã dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Quân và bộ môn
Quản lý và kinh tế Dược đã dành rất nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình thực hiện bài

tiểu luận này.
Cuối cùng ,chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè là
những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình học
tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc

Nguyễn Thị Lan



DANH MỤC HÌNH ẢNH

HÌNH

TÊN HÌNH
Tượng chân dung Nefertiti phơ bày đường kẻ mắt bằng

Hình 1

phấn kohl

Hình 2

Cấu tạo da

Hình 3


Kem nền Babyskin Maybelline New York

Hình 4

Son 3CE kem Velvet Lip tint màu Child like

Hình 5

Che khuyết điểm Maybelline

Hình 6

Kem lót Fitme Maybelline

Hình 7

Phấn phủ 3CE

Hình 8

Phấn má hồng Chanel Jouse Contraste Powder Blush

Hình 9

Phấn tạo khối NYX Highlight & Contour Pro

Hình 10

Phấn bắt sáng Fenty Beauty Diamond Bomb


Hình 11

Lemonade Supernatural Mascara

Hình 12

Phấn mắt Urban Decay Naked 3

Hình 13

Kẻ mắt nước Vacosi Studio Waterproof

Hình 14

Xịt khá nền Make up Forever

Hình 15

Mi giả

Hình 16

Toner Some By Mi

Hình 17

Mặt nạ đất sét Kiehl’s

Hình 18


Mặt nạ giấy

TRANG


Hình 19

Tẩy da chết Huxley

Hình 20

Kem dưỡng ẩm Klairs

Hình 21

Sữa dưỡng thể Vaseline

Hình 22

Nước hoa Chanel

Hình 23

Sơn móng tay

Hình 24

Dung dịch rửa tay khơ


Hình 25

Dầu gội Tresemmé

Hình 26

Gơm xịt tóc Silhouette

Hình 27

Gel vuốt tóc Romano

Hình 28

Thuốc nhuộm tóc

Hình 29

Phấn phủ dạng bột


DANH MỤC BẢNG

NỘI DUNG
BẢNG
Bảng 1

Phân loại theo tính chất và tác động của mỹ phẩm

TRANG



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân cũng
được cải thiện. Ngoài nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, vui chơi, bên cạnh đó nhu cầu chăm sóc
bản thân cũng đang được quan tâm rất nhiều. Con người bắt đầu thay đổi nhận thức về
cái đẹp, nhu cầu làm đẹp tăng cao tạo điều kiện cho mỹ phẩm trở thành sản phẩm tiêu
dùng quen thuộc.Mối quan tâm của cả hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn do đó mỹ
phẩm dần dần trở thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc.Không những thế,ngày nay nó đã
trở thành một loại hình sản phẩm không thể thiếu được với tất cả mọi người ở mọi lứa
tuổi,tầng lớp khác nhau. Mỹ phẩm khoa học là một sự pha trộn tinh tế của các kiến thức
bao gồm hóa học, sinh học, khoa học xây dựng, dược lý, tiếp thị và pháp luật. Là một
người tiêu dùng thơng minh, chúng ta cần có những kiến thức cần thiết để hiểu biết về
mỹ phẩm và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc cá nhân phù hợp với bản thân. Do đó
chúng tơi làm bài nghiên cứu “ Tổng quan “ để nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
1. Tổng quan cơ sở pháp lý về Mỹ phẩm
2. Tổng quan về sản phẩm mỹ phẩm và tác dụng của mỹ phẩm


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1. Các Văn Bản Pháp Luật Liên Quan Đến Mỹ Phẩm
1.1 Thông tư số 06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm
Thông tư này quy định việc quản lý các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ
phẩm nhập khẩu để lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: công bố sản
phẩm mỹ phẩm; hồ sơ thông tin sản phẩm; yêu cầu về an toàn sản phẩm; ghi nhãn mỹ
phẩm; quảng cáo mỹ phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu mỹ phẩm; lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm
tra chất lượng; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản
xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm và quyền của người tiêu dùng.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm, các tổ

chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến công bố sản phẩm mỹ phẩm, thông
tin, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, buôn bán sản phẩm mỹ phẩm tại Việt
Nam.
1.2 Thông tư số 32/2019/TT-BYT
Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT
ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
1.3 TT 09/2015/TT-BYT về xác nhận nội dung quảng cáo với sản phẩm đặc biệt do Bộ Y
Tế quản lý
1.4. Nghị định số 93/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Nghị định này quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ
phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở sản
xuất mỹ phẩm); trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều


kiện sản xuất mỹ phẩm.
1.5. Công Văn 1609/QLD-MP Hướng Dẫn Phân Loại Mỹ Phẩm, Cơng Bố Tính Năng Mỹ
Phẩm
1.6. Quyết Định 1738/QĐ-BYT Triển Khai Dịch Vụ Công Trực Tuyến Mức Độ 4 Cấp Số
Tiếp Nhận Phiếu Công Bố Mỹ Phẩm
Áp dụng, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với tất cả các hoạt động có
liên quan đến việc cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện bởi
Cục Quản lý Dược và các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm dịch
vụ công trực tuyến.
1.7. Công Văn 6577/QLD-MP – Quy Định Về Các Chất Dùng Trong Mỹ Phẩm
2. Khái quát lịch sử hình thành
Bản năng làm đẹp của con người đã xuất hiện từ rất lâu trên trái đất. Theo các tài liệu
cổ xưa, phụ nữ thành Babylone đã có những cơng thức bơi da để cho da được tươi trẻ. Di
tích khảo cổ ở Ai Cập cho thấy sự hiện diện của mỹ phẩm từ 6000 năm trước. Phụ nữ Ai
Cập giàu có thường vẽ bột đồng màu xanh nhạt lên mặt để làm nổi bật đường nét. Họ
dùng tinh dầu thơm và vẽ lông mày bằng loại kem chế từ mỡ cừu, chì. Họ đã biết sử

dụng dầu và kem để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và nó hanh khơ.[2].


Hình 1: Tượng chân dung Nefertiti phơ bày đường kẻ mắt bằng phấn kohl
Tại Persia - nay được gọi là Trung Đông, mỹ phẩm đã được sử dụng từ thời xa xưa.
Một loại bột đen được sử dụng rộng rãi trên khắp Ả Rập. Nó dùng để bơi để làm tối các
cạnh của mí mắt tương tự như bút chì kẻ mắt.[3]
Một số bằng chứng tìm thấy được ở Trung Quốc khoảng 3000 năm trước công nguyên,
họ bắt đầu sơn móng tay bằng cách trộn chất kết dính như gơm Arabic, gelatin cùng với
sáp ong và trứng. Màu sắc sử dụng đại diện cho tầng lớp xã hội: hoàng tộc nhà Chou sử
dụng màu vàng và bạc, các hoàng tộc thời sau thường sử dụng màu đen, đỏ. Các tầng lớp
thấp bị cấm sử dụng các màu tươi sáng.[3]
Henna- một nguyên liệu được sử dụng ở Ấn Độ từ thế kỉ thứ 4 hoặc thứ 5, nó được
dùng để nhuộm tóc, vẽ lên da người, tay hoặc chân đặc biệt là trước đám cưới của người
Hindu. Ấn Độ còn được biết đến là thị trường nước hoa. Chúng được làm từ các hương
liệu hoa khác nhau và được sử dụng nhiều trong các lễ hội.[4]
Ở Hy Lạp 1.000 năm trước Công nguyên, làn da trắng màu sứ cũng được ưa chuộng.
Người Hy Lạp trát phấn hoặc bột chì màu trắng lên mặt. Phụ nữ dùng son môi bằng đất
sét màu nâu vàng trộn với bột sắt đỏ.[3]
Tại Rome 100 năm sau Công nguyên, nhà triết học Platus viết: “Phụ nữ không tô vẽ
giống như thức ăn không cho muối”. Phụ nữ thường đắp mặt nạ là hỗn hợp bột lúa mạch
và bơ, bơi móng tay làm từ mỡ và máu.[3]
Thời gian trơi qua, nhiều loại hình sơ khai của mỹ phẩm được con người tìm tịi sáng
tạo và sử dụng rộng rãi khắp châu Âu và phương Đông, hai nền văn minh lớn của nhân
loại. Thế kỷ 14, nước Anh triều đại Elizabeth coi nhuộm tóc đỏ là mốt. Phụ nữ vẫn rất
yêu thích làn da trắng như tuyết. Họ bơi lịng trắng trứng gà lên mặt. Để ngăn chặn nếp
nhăn, trước khi đi ngủ, họ đắp mặt nạ bằng những lát thịt bò tươi.[3]
Thế kỷ 15-16 ở châu Âu, mỹ phẩm chỉ được sử dụng bởi tầng lớp quý tộc. Italy và
Pháp là hai trung tâm sản xuất mỹ phẩm lớn nhất. Người Pháp đạt nhiều bước đột phá



trong chế tạo mỹ phẩm và nước hoa bằng cách pha trộn nhiều loại nguyên liệu. Tuy
nhiên, mỹ phẩm cũng là “kẻ sát nhân” giấu mặt bởi chì và thạch tín trong thành phần của
nó gây nhiều trường hợp ngộ độc.[3]
Thế kỷ 17-18, mọi người đều dùng mỹ phẩm, trừ tầng lớp nghèo nhất xã hội. Màu son
đỏ được ưa chuộng vì nó tượng trưng cho sức khỏe, hạnh phúc và giàu có.[3]
Thế kỷ 19, người Pháp lại dẫn đầu trong cuộc cách mạng làm đẹp. Họ phát minh ra
nhiều chất hóa học thay thế hương liệu thiên nhiên. Oxit kẽm được sử dụng phổ biến
trong phấn thoa mặt, thế chỗ cho chì và đồng nhiều độc tố trước đây. Tuy nhiên, nhiều
nguyên liệu có hại cho sức khỏe vẫn tiếp tục hiện diện trong mỹ phẩm như chì, antimony
sulphit trong phấn mắt, thủy ngân sulphit trong son môi…Cái giá cho sắc đẹp quả là đắt.
[3]
Năm 1920, nước Mỹ vươn lên nhanh chóng trong việc sản xuất và tiêu thụ mỹ phẩm.
Phụ nữ vứt bỏ phong cách Victoria nhợt nhạt để ăn vận theo mốt và trang điểm thật rực
rỡ bởi “đẹp là hái ra tiền”. Năm 1927, thuốc nhuộm tóc được chế tạo lần đầu tiên mang
lại mái tóc dợn sóng mơ ước cho phái đẹp.Năm 1930, các ngơi sao điện ảnh Mary
Pickford, Theda Bara, Jean Harlow mở đầu phong cách trang điểm mới. Làn da trắng như
tuyết bị truất ngôi nhường chỗ cho làn da rám nắng sành điệu kiểu Hollywood.[3]
Thập niên 50-60 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghiệp mỹ phẩm. Chiến
tranh thế giới kết thúc, xã hội ổn định, nhu cầu làm đẹp của quý bà quý cô là mảnh đất
màu mỡ cho các hãng mỹ phẩm như Helena Rubinstein, Estée Lauder, Revlon…Thị
trường mỹ phẩm đa dạng, nhộn nhịp với dầu làm nâu da, nước hoa, lông mi giả, bút nước
kẻ mắt. Truyền hình, báo chí tràn ngập quảng cáo sản phẩm làm đẹp.[3]
Đến thập niên 80, công nghiệp sản xuất mỹ phẩm đã đạt đến doanh thu khổng lồ 20 tỷ
USD mỗi năm. Từ đó đến nay, mỹ phẩm ln là lĩnh vực đầu tư nhiều lợi nhuận nhất.
Hàng loạt nhãn hiệu lớn nhỏ ra đời từ Âu sang Á. Ta có thể mua mỹ phẩm thật dễ dàng: ở
shop độc quyền, siêu thị, trung tâm thương mại, Internet…Bước ra phố là gặp ngay các


cơ nàng mắt xanh mơi đỏ. Có thể khẳng định rằng, phụ nữ ngày nay không thể sống thiếu

mỹ phẩm, nhưng sử dụng thế nào để bản thân đẹp hơn lại là điều khơng dễ.[3]
Từ đó đến nay, mỹ phẩm luôn là một trong các lĩnh vực đầu tư nhiều lợi nhuận nhất.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
Sự phát triển đó tạo ra sự cạnh tranh đầu tư để cho ra các sản phẩm tốt hơn, hiện đại hơn
và an toàn hơn.
3. Khái niệm mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ
phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lơng tóc, móng tay, móng chân, mơi và cơ
quan sinh dục ngồi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch,
làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ
thể trong điều kiện tốt.[1]
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện
mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và
tóc. Chúng thường là hỗn hợp các chất hoá học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên
như dầu dừa và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son mơi, phấn
mắt, kem nền, dầu gội…[1]
Tại Hoa Kỳ, định nghĩa mỹ phẩm là "chất dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy
sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến
cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể".[1]
4. Phân loại mỹ phẩm
a/ Phân theo tính chất và tác động của mỹ phẩm
Bảng 1: Phân loại theo tính chất và tác động của mỹ phẩm
Định
nghĩa

Dược mỹ phẩm
Là tất cả các sản phẩm nhằm chăm
sóc sắc đẹp mà khi sử dụng sản phẩm
được sử dụng trực tiếp và lưu đọng


Hóa mỹ phẩm
Là sản phẩm làm đẹp, làm thơm, làm
sạch… nhưng không sử dụng trực tiếp
và lưu đọng trên da, niêm mạc lâu dài,


Thàn
h
phần

Công
dụng

trên da, niêm mạc một cách thường
xuyên và lâu dài do vậy sẽ có tác
động hoặc tốt hoặc khơng tốt đến sức
khoẻ con người. Chính vì vậy các sản
phẩm mỹ phẩm tuy không phải là
thuốc nhưng vẫn do ngành y tế kiểm
sốt, quản lý
Thành phần của dược mỹ phẩm có
chứa nồng độ các thành phần hoạt
tính cao hơn so với hóa mỹ phẩm.
Dược mỹ phẩm hạn chế các chất tạo
màu, tạo mùi và paraben…

thường xuyên như: các vật liệu móng
tay, làm tóc, nước hoa, xà phịng…
( thường có nguồn gốc hố chất)


Thành phần của sản phẩm hóa mỹ
phẩm chủ yếu là các nguyên liệu dạng
dầu mỏ và dạng sáp, dạng bột và một
phần dung môi như là dầu dừa, bột
trắng titan, cồn, axeton... Bên cạnh đó
là một số nguyên liệu có tác dụng bổ
trợ giúp tạo hình hóa mỹ phẩm,
thường có màu sắc và mùi thơm
Có cơng dụng của một mỹ phẩm và Có tác dụng rất nhanh nhưng lại
đồng thời có tác dụng điều trị, phục khơng an tồn về lâu về dài.[1]
hồi và tái tạo da như một dược phẩm.
Đặc biệt, các sản phẩm dược mỹ
phẩm phù hợp để điều trị tận gốc các
làn da có vấn đề như mụn, nám, da bị
tổn thương mà các dòng mỹ phẩm
thông thường không thể làm được

b/ Phân loại theo bộ phận mà nó tác dụng
- Da: xà bơng tắm, sữa tắm, chất làm sạch, chất làm ẩm, chất làm mềm da, chất tẩy
trắng, phấn hồng, phấn phủ, kem nền, nước hoa, kem dưỡng da…
- Lơng tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm, thuốc uống, thuốc làm thẳng tóc, keo chải
tóc, gel bơi tóc, thuốc làm rụng lơng, kem cạo râu…
- Mắt: kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải lông mi…
- Mơi: son mơi, chất làm ẩm mơi, chất làm bóng mơi…
- Móng tay, chân: nhũ, thuốc tẩy nhũ…[1]
c/ Phân loại theo cấp độ


- Cấp 1: Dòng quý tộc (lady): Hiện nay trên thị trường rất hiếm, chưa bán đại trà ở
trung tâm thương mại, siêu thị mà chỉ có ở các spa, beauty salon. Mặc dù bán ít nhưng

doanh thu dịng lady rất cao vì giá bán rất cao. Một số thương hiệu lady như: Wigleys,
Clinique, Lancum…
- Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Để nằm được ở cấp nhày, doanh nghiệp sản
xuất phải ở những nơi có viện nghiên cứu khoa học về mỹ phẩm chứng nhận. Thế giới
có một số nước có viện này là Pháp, Nhật, Thuỵ Sĩ…Một số nhãn hiệu high class trên thị
trường là Shiseido, L’Oreal, Pupa, Clarins…
- Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (brandname): Dòng này hiện đang chiếm lượng lớn tại
Việt Nam. Vài thương hiệu brandname điển hình là DeBon, Maybeline, Nevia, Amore…
- Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hazeline, Essance, Rohto… và các nhãn hiệu Việt
Nam như Biore, Thorakao, Lana…[1]
d/ Phân loại theo nhóm mỹ phẩm
Theo Thơng tư số 06/2011-TT-BYT , mỹ phẩm được phân thành 21 nhóm như sau:
(1) Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân,…)
(2) Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm là bong da nguồn gốc hóa học)
(3) Chất phủ màu (long, nhão, bột)
(4) Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,..
(5) Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,
(6) Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,..
(7) Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,..)
(8) Sản phẩm tẩy lông
(9) Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
(10) Các sản phẩm tạo kiểu tóc ( sữa, keo xịt tóc, sáp)
(11) Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng..)
(12) Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
(13) Sản phẩm dùng cho môi


(14) Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
(15) Sản phẩm dùng để chăm sóc và tơ điểm cho móng tay, chân
(16) Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan dinh dục ngoài

(17) Sản phẩm chống nắng
(18) Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng
(19) Sản phẩm làm trắng da
(20) Sản phẩm chống nhăn da
(21) Các dạng khác
Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải
sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi
hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế
dược lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc
tiếp xúc với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh
dục trong, …) thì khơng được phân loại là mỹ phẩm.
Như vậy, ngoài các sản phẩm mỹ phẩm như định nghĩa thông thường, dầu gội đầu, dầu
xả, nước hoa … cũng được hiểu là sản phẩm mỹ phẩm theo quy định hiện hành.[1]
4. Đặc điểm mỹ phẩm
Mỹ phẩm có nhiều đặc điểm và thuộc tính nhưng có thể rút gọn trong một số đặc điểm
sau:
Mỹ phẩm được xem là một bộ phận của dược phẩm
Mỹ phẩm cần được đánh giá , kiểm tra an toàn, sử dụng thận trọng như dược phẩm. Ở
nước Mỹ, từ năm 1938 mới có luật liên bang về mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm. Ở
nước ta, việc quản lý chất lượng mỹ phẩm hiện nay thuộc Cục Quản lý Dược Việt Nam.
Bộ y tế ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quản lý mỹ phẩm. Có một số mỹ
phẩm không được quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như: mỹ phẩm dùng có
sự kết hợp chiếu tia cực tím, …[1]


Theo công văn 1609-QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý dược thì các sản
phẩm sau khơng được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng,
nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch oxy già, cồn sát trùng, sản phẩm làm sạch răng
giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản
phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm

tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự
sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích
mọc tóc/mọc lơng mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể,
sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng q trình ra
mồ hơi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết
thương, …[1]
Mỹ phẩm là sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
Mỹ phẩm tác dụng vào những bộ phận bên ngồi có thể như da mặt, tóc, tay, chân hay
khử mùi cơ thể với tác dụng như làm trắng da, làm thơm cơ thể
Mỹ phẩm có chủng loại và mẫu mã đa dạng
Hiện nay chủng loại và mẫu mã của sản phẩm rất đa dạng. Tư các nhãn hiệu cao cấp
nhập khẩu từ nước ngoài như Clinique, Menard, Arden, Shiseido, Nivea… đến các
thương hiệu trung bình như Pond, Sunsilk, Dove…
Giá cả
Giá cả của mỹ phẩm cũng đa dạng, từ giá thấp đến giá cao, phân khúc thị trường rộng
lớn
Tuổi thọ của các loại mỹ phẩm
Kem dưỡng da thường khá bền. Tuy nhiên, hiệu suất trực tiếp của kem dưỡng phụ
thuộc trước hết vào việc có sử dụng chúng thường xun hay khơng. Với 1 hộp kem,
không nên sử dụng gián đoạn quá 2-4 tháng.[1]


Tất cả các hoá - mỹ phẩm đều được kiểm sốt nghiêm ngặt trong phịng thí nghiệm về
độ dẻo dai, tính kháng trùng và tính bền vững khi bao gói trước khi tung ra thị trường
nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu năng trong 3 năm kể từ ngày đóng gói.
Khơng nên để mỹ phẩm ở nơi có ánh sáng mặt trời. Các hợp chất của mỹ phẩm có thể
dễ bay hơi, thay đổi tính chất làm mất đi tính hữu hiệu vốn có.[1]
5. Xu thế phát triển mỹ phẩm hiện nay
5.1 Cosmeceutical ( Dược mỹ phẩm)
Ngày nay, một xu thế mới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm là Dược mỹ phẩm, đó là

giai đoạn phát triển nhanh nhất trong ngành cơng nghiệp sản phẩm chăm sóc cá nhân tự
nhiên. Dược mỹ phẩm được coi là thế hệ tương lai của việc chăm sóc da. Dược mỹ phẩm
có những tiến bộ trong thế giới của các sản phẩm chăm sóc da, nhằm nâng cao sức khỏe
và vẻ đẹp của làn da. Một số dược mỹ phẩm nguồn gốc tự nhiên hoặc đang tổng hợp,
nhưng tất cả đều chứa các thành phần chức năng với các tính chất hoặc điều trị, chống lại
bệnh tật hoặc chữa bệnh. Raymond Reed, người sáng lập của hiệp hội Hoa Kỳ của nhà
hóa học mỹ phẩm, tạo ra khái niệm “cosmeceutical” ( dược mỹ phẩm) được phổ biến bởi
các bác sĩ da liễu của Mỹ Albert Kligman vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, Ai Cập
là những người đầu tiên nhận ra các đặc tính sức khỏe cho mỹ phẩm. Ebers là bản thảo y
tế đã viết vào năm 1600 trước Công nguyên, được sử dụng thường xuyên cho một số sản
phẩm dược mỹ phẩm. Một cơng thức được u thích đã sử dụng mật ong và sữa để giúp
các bệnh ngoài da chữa bệnh.
Các khái niệm về làm đẹp không chỉ giới hạn riêng phụ nữ, thậm chí những người đàn
ơng cũng đã nhận thức về cách nhìn của họ. Hiện nay nhiều quảng cáo về chống nhăn da
và kem dưỡng da ban ngày cũng nhắm vào đối tượng là nam giới. Dược mỹ phẩm được
nam giới sử dụng nhiều bao gồm các sản phẩm ni dưỡng tóc, chống lão hóa, chống mồ
hơi và các hợp chất làm săn se da. Phổ biến nhất được phụ nữ sử dụng bao gồm các sản
phẩm chống nếp nhăn, săn chắc da, tẩy lông, sạm da làm trắng, chống oxy hóa và phục
hồi tế bào.[5]


Phân loại dược mỹ phẩm được sử dụng với các điều kiện khác nhau. Nó là sự kết hợp
sản phẩm giữa thuốc và mỹ phẩm. Dược mỹ phẩm về cơ bản được phân loại thành các
nhóm sau:


Dược mỹ phẩm cho da như các loại kem chống lão hóa, kem giữ ẩm, các sản phẩm
chăm sóc da mặt, lotion…




Dược mỹ phẩm cho tóc như gel , thuốc nhuộm, dầu gội đầu, sản phẩm kích ứng
tăng trưởng, điều hịa da đầu…



Son mơi, sơn móng tay, kem đánh răng…[5]

Mỹ phẩm dành cho da là các sản phẩm mỹ phẩm có lợi để làm thuốc nhưng có thể ảnh
hưởng đến chức năng sinh học của da nhờ vào các thành phần hoạt chất trong đó. Những
sản phẩm cải thiện chức năng, kết cấu da bằng việc bổ sung collagen, chống tác hại của
các gốc tự do, do đó duy trì cấu trúc keratin trong tình trạng tốt và làm tăng sức khỏe cho
làn da. Việc điều trị lão hóa da với một loại kem có chứa hormon như estrogen tạo một
diện mạo tươi mới, hiệu ứng trẻ hóa. Kuno và Matsumoto đã cấp bằng sáng chế về một
tác nhân bên ngoài cho da là một trích xuất chế biên từ cây Oliu là một thành phần làm
đẹp da, đặc biệt được xem là thành phần chống lão hóa da hoặc một thành phần làm
trắng. Để làm mềm da khô, tinh dầu jojoba đã được sử dụng. Martin đã sử dụng chiết
xuất thực vật thuộc chi Chrysanthemum để kích thích da và tóc.[5]
Một số thành phần thường được sử dụng trong dược mỹ phẩm:


Acid hydroxyl còn gọi là acid trái cây, một thành phần phổ biến được tìm thấy
trong nhiều sản phẩm dược mỹ phẩm như acid citric, acid malic, acid lactic. Acid
alpha-hydroxyl cải thiện kết cấu da và làm giảm các dấu hiệu lão hóa bằng cách
thúc đẩy các tế bào ở lớp ngồi cùng của biểu bì và phục hồi độ ẩm. Một giả
thuyết cho rằng acid alpha-hydroxyl làm giảm nồng độ ion calci trong lớp biểu bì
và thơng qua chelat, loại bỏ các ion từ dính tế bào, do đó được phá vỡ, dẫn đến
bong vảy. Việc giảm kết quả của mức độ ion calci có xu hướng thúc đẩy tăng
trưởng tế bào và biệt hóa tế bào chậm, do đó dẫn đến trẻ trung.





Một số thực vật có thể có lợi cho da bao gồm chiết xuất từ trà xanh, acid ferulic và
chiết xuất hạt nho. Acid ferulic có nguồn gốc từ thực vật, được coi là một chất
chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh để bảo vệ da. Hơn nữa khi acid ferulic
kết hợp với vitamin C và vitamin E có tác dụng bảo vệ UV đáng kể cho làn da của
con người. Chiết xuất hạt nho đã được chứng minh như một chất chống oxy hóa
mạnh.



Tác nhân khử sắc tố: chất làm da sáng thêm vào công thức sản phẩm đã trở nên
ngày càng phổ biến vì nhu cầu. Thành phần thường gặp bao gồm hydroquinone,
acid ascorbic (vitamin C), acid kojic và chiết xuất cam thảo (glabridin).
Hydroquinone đà được lựa chọn cho làm sáng da. FDA Hoa Kỳ đã đề nghị nồng
độ giữa 1,5% và 2% trong việc làm sáng da. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mối
quan tâm này đã được chủ yếu dựa trên các nghiên cứu với các mơ hình động vật
sử dụng tiếp xúc lâu dài với liều lượng cao là chất gây ung thư. Việc bơi thường
xun có thể khơng gây ra nguy cơ lớn hơn từ mức hiện tại trong thực phẩm thông
thường. [5]



Tẩy tế bào chết bằng cách loại bỏ các tế bào dính trong lớp sừng. Tẩy tế bào chết
thường thấy trong các chế phẩm mỹ phẩm dược bao gồm acic salicylic, acid lactic
và acid glycolic Có những lo ngại lằng sử dụng lặp lại của acid salicylic và acid ahydroxyl có thể gây lớp hạ bì và lớp biểu bì của da bị tổn thương nhiều hơn để
thâm nhập với bức xạ tia cực tím. [5]




Tác nhân dưỡng ẩm: dưỡng ẩm phục hồi nước cho lớp biểu bì và cung cấp một
màng bảo vệ nhẹ nhàng. Chúng cải thiện sự xuất hiện và tính chất của da khơ và
lão hóa, phục hồi chức năng bảo vệ bình thường của da, giảm việc sinh ra các
cytokine gây viêm. Kem dưỡng ẩm bao gồm một thành phần quan trọng điều trị
trong tình trạng da khác nhau (chàm, vẩy nến, ngứa). [5]



Peptide: peptide là các phân đoạn của protein, là những chuỗi dài các acid amin.
Trong cơ thể, peptide điều hòa hoạt động của nhiều hệ thống bằng cách tương tác


với các tế bào khác nhau và kết nối, tương tác cùng nhau, truyền đạt "mệnh lệnh"
khắc phục những khiếm khuyết, tăng cường các thế mạnh tích cực. Những
pentapeptide peptide có cơ chế khác nhau trong q trình làm chậm sự lão hóa của
da, tăng cường khả năng tổng hợp collagen dưới da, điều chỉnh chức năng sinh
học tế bào, cải tạo vấn đề hơ hấp da, cải tạo tính đàn hồi, sửa chữa các thương tổn
trên da do tác động mơi trường, nội tiết, sức khoẻ. [5]


Retinoid là một trong những thành phần phổ biến nhất được tìm thấy trong mỹ
phẩm dược. Chúng bao gồm các dẫn xuất tự nhiên và tổng hợp của vitamin A làm
giảm sắc tố và ức chế các enzyme phân hủy collagen. [5]



Tác nhân chống nắng là thành phần mỹ phẩm dược quan trọng nhất, bời vì nó bảo
vệ da chống lại bức xạ mặt trời, đó là gây tổn hại mơi trường tác nhân quan trọng
nhất. Kết quả giúp ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa. Để có hiệu quả, tác nhân chống

nắng nên cung cấp bảo vệ bao gồm cả tia UVA và UVB là tác nhân ngăn chặn lão
hóa và là một phần của một chế độ chăm sóc da hàng ngày. Tác nhân chống nắng
có chứa thành phần hoạt tính hoạt động như bộ lọc tia cực tím. [5]



Chất chống oxy hóa làm giảm các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa suy giảm ở mức độ
tế bào. Chúng ức chế viêm, dẫn đến sự suy giảm collagen và cung cấp bảo vệ
chống lại sạm da và ung thư da. Chất chống oxy hóa thường gặp bao gồm acid alipoic, acid L- ascorbic (vitamin C), niacinamide (vitamin B3), N-acetylglucosamine, a- tocopherol và ubiquinone. [5]



Việc sử dụng mỹ phẩm dược đã tăng trong những năm gần đây, do đó bác sĩ cần
phải nâng cao kiến thức của họ về sản phẩm để chăm sóc bệnh nhân liên quan đến
các vấn đề da.

5.2. Nutricosmetic (mỹ phẩm chức năng)
Dinh dưỡng đã được định nghĩa là quá trình sinh tổng hợp thức ăn ở động vật và thực
vật và chuyển hóa năng lượng vào cơ thể. Dinh dưỡng (thực phẩm) cung cấp các chất bổ
dưỡng (hoặc các chất khác) cho q trình ni sống cơ thể, bổ sung cho chế độ ăn uống


thường ngày. Nutricosmetic có thể được mơ tả như sự kết hợp giữa mỹ phẩm và các
ngành công nghiệp thực phẩm, hiện nay vẫn còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng và cả
những chuyên gia.[5]
Nutricosmetic có thể được định nghĩa là các sản phẩm uống (thuốc viên hoặc viên
nang, viên nén, chất lỏng, cốm thuốc hoặc thực phẩm) được xây dựng và đặc biệt dành
cho các mục đích vẻ đẹp. Như vậy, sản phẩm là sự kết hợp giữa dinh dưỡng và mỹ phẩm,
không được nhầm lẫn với mỹ phẩm dược. Nutricosmetic chủ yếu nghiêng về tác dụng
chống lão hóa bằng cách làm giảm nếp nhăn do các gốc tự do tạo ra bởi bức xạ mặt trời.

Ờ các điều kiện khác nhau, tia cực tím (UV) bức xạ góp phần làm oxy phản ứng (ROS)
sản xuất trong cơ thể con người khác nhau, sau đó có thể phản ứng với DNA, protein và
acid chất béo dẫn đến tác hại oxy hóa và suy giảm hệ thống chống oxy hóa. Do đó, chất
chống oxy hóa đại diện cho hầu hết các thành phần quan trọng trong nutricosmetic. Các
chất chống oxy hóa như carotenoid (a-carotene, lycopene, lutein, Zeaxanthin và
astaxanthin) và polyphenol (anthocyanidin, catechin, flavonoid, tannin và procyanidin)
những chất chống oxy hóa cùng ảnh hưởng trên các mơ khác ngồi da. Thị trường cho
các thực phẩm chức năng và nutricosmetic với tốc độ tăng trưởng hàng năm bởi vì ngày
nay, người tiêu dùng đà nhận thức về sản phẩm dinh dưỡng góp phần vào việc phịng
bệnh, tập thể dục, sức khỏe nói chung và sức khỏe của làn da. . Nutricosmetic đã nổi lên
như là một chiến lược mới để ngăn chặn bệnh và duy trì sức khỏe nói chung và luyện tập
thể dục trong khi hỗ trợ da sức khỏe và sắc đẹp. Đây là một cái nhìn tổng quan về thành
phần nutricosmetic khơng chỉ tác động lên da, tóc và móng tay mà cịn có tác dụng giúp
nâng cao sức khỏe.[5]
Nutricosmetic thường dựa trên sự các thành phần sau đây: carotenoid, polyphenol, một
số vitamin, chiết xuất đậu nành như isoflavone polyphenolic, vi chất dinh dưỡng,
glycopolyglycan, acid amin, các yếu tố thực vật khác (các loại thảo mộc), và các acid béo
khơng bão hịa như dầu cá. Các thành phần nutricosmetic hàng đầu là collagen, CO-Q10,
chiết xuất hạt nho, trà xanh, lutein, lycopene, omega - 3, superfruits như acai, vitamin A,
c, E và kèm. Việc sử dụng của hầu hết các thành phần nói trên ớ Nutricosmetic và cơ chế


tác động về da, sức khỏe và thể lực cùng với các dẫn chứng khoa học đã được thảo luận
[15]


Carotenoid (CAR) bao gồm các sắc tố tự nhiên tan trong chất béo (beta-carotene,
lycopene,lutein, zeaxanthin và astaxanthin) được tìm thấy trong nhiều loại trái cây
và rau quả. Các carotenoid C40, dẫn xuất oxy hóa của chúng và xanthophyll
thường được sử dụng như là thành phần chống oxy hóa trong nutricosmetic. Hơn

nữa, carotenoid có thể ảnh hưởng đến con đường tín hiệu và biểu hiện gen ở cấp
độ tế bào của các mơ khác nhau. Đã có bằng chứng thuyết phục rằng carotenoid là
những thành phần quan trọng của mạng lưới chống oxy hóa có liên quan đến các
con đường sinh tổng hợp của một số bệnh ảnh hưởng đến da và mắt. Trong điểm
vàng võng mạc, lutein và zeaxanthin là các carotenoid chủ yếu làm ngăn ngừa sự
thối hóa của nó. Tính chất hóa lý của chúng chống lại thiệt hại oxy hóa uv ánh
sáng gây ra. Trong khi lutein và zeaxanthin tích lũy chủ yếu ở điểm vàng của giác
mạc, beta-carotene (tiền vitamin A) tích tụ trong da và được sử dụng như là một
bảo vệ, ngăn chặn cháy nắng và đã được chứng minh là có hiệu quả hoặc đơn lẻ
hoặc kết hợp với các carotenoid, các vitamin chống oxy hóa khác. [15]



Polyphenol đại diện cho một loạt các sản phẩm thực vật tự nhiên như
anthocyanidin (beanies), catechin (táo trà, rượu vang đỏ), flavonoid (trà xanh),
flavavone (trái cây), isoflavone (đậu nành). tannin (nho đỏ) và proanthocyanidin
(ca cao, hạt nho) cung cấp cho sức khỏe và luyện tập thể dục một chế độ dinh
dưỡng từ việc ăn trái cây và rau quả. Hầu hết các bằng chứng xuất phát từ thử
nghiệm in vitro cũng như từ các quan sát trong cơ thể từ polyphenol như flavonol,
proanthocyanidin, silymarin, genistein và resveratrol. [15]



Isoflavone đậu nành thường được sử dụng trong nutricosmetic cho chất chống oxy
hóa và các thuộc tính phytoestrogen ở nữ. Imedeen Prime Renewal tuyên bố
"chống lại những ảnh hưởng của lão hóa nội tiết tố" và tập trung vào phụ nữ sau
mãn kinh. Nutricosmetic này được dựa trên các thành phần như Marine Complex
(protein cá và polysaccharide), chiết xuất đậu nành, kẽm, trà trắng, lycopene, chiết



×