Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Chuyên đề bài tập ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 204 trang )

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

MỤC LỤC

MỤC LỤC
PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP .................................................................................................................. 5
Tuần 1. ...................................................................................................................................................................... 5
Tổng quan văn học Việt Nam ........................................................................................................................ 5
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ............................................................................................................ 6
Tuần 2. ...................................................................................................................................................................... 8
Khái quát văn học dân gian Việt Nam ........................................................................................................ 8
Văn bản ...............................................................................................................................................................11
Tuần 3. ....................................................................................................................................................................13
Chiến thắng Mtao Mxây .................................................................................................................................14
Tuần 4. ....................................................................................................................................................................16
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ..............................................................................16
Lập dàn ý bài văn tự sự .................................................................................................................................18
Tuần 5. ....................................................................................................................................................................21
Uy-lít-xơ trở về .................................................................................................................................................21
Tuần 6. ....................................................................................................................................................................23
Ra-ma buộc tội..................................................................................................................................................23
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự ....................................................................................25
Tuần 7. ....................................................................................................................................................................27
Tấm Cám.............................................................................................................................................................28
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ........................................................................................................30
Tuần 8. ....................................................................................................................................................................33
Tam đại con gà .................................................................................................................................................33
Nhưng nó phải bằng hai mày ......................................................................................................................34
Tuần 9. ....................................................................................................................................................................36
Ca dao than thân, u thương, tình nghĩa ..............................................................................................36
Đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết .......................................................................................39


Tuần 10...................................................................................................................................................................41
Ca dao hài hước ...............................................................................................................................................41
Luyện viết đoạn văn tự sự ...........................................................................................................................43
Tuần 11...................................................................................................................................................................45
Ôn tập văn học dân gian................................................................................................................................45
Tuần 12...................................................................................................................................................................51
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX...............................................................51
Phong cách ngơn ngữ sinh hoạt .................................................................................................................53
Tuần 13...................................................................................................................................................................54
Bài thơ: Tỏ lịng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) ......................................................................................54
Bài thơ: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) ........................................................................................................57
Tóm tắt văn bản tự sự ...................................................................................................................................59
Tuần 14...................................................................................................................................................................60
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)..........................................................................................60
Bài thơ: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) .........................................................................................................63
Bài thơ: Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) ....................................................................................65
Tuần 15...................................................................................................................................................................67
Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hốn dụ ................................................................................................67
Bài thơ: Tại Lầu Hồng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ..................................................71
-- 1 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

MỤC LỤC

Tuần 16...................................................................................................................................................................72
Bài thơ: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) .....................................................................................................72
Trình bày về một vấn đề ...............................................................................................................................75
Tuần 17...................................................................................................................................................................77

Lập kế hoạch cá nhân ....................................................................................................................................77
Thơ Hai-Kư của Ba Sơ ....................................................................................................................................80
Bài thơ: Lầu Hồng Hạc (Thơi Hiệu) ..........................................................................................................80
Bài thơ: Nỗi oan của người phòng khuê (Vương Xương Linh).........................................................81
Bài thơ: Khe chim kêu (Vương Duy) ..........................................................................................................82
Tuần 18...................................................................................................................................................................82
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ..................................................................................82
Lập dàn ý bài văn thuyết minh ...................................................................................................................83
Tuần 19...................................................................................................................................................................86
Bài thơ: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) ................................................................................86
Bài thơ: Đại cáo Bình Ngơ (Bình ngơ đại cáo) ........................................................................................90
Tuần 20...................................................................................................................................................................97
Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh ..............................................................................97
Tuần 21...................................................................................................................................................................99
Tựa "Trích diễm thi tập" (Hoàng Đức Lương) .......................................................................................99
Khái quát lịch sử tiếng Việt ...................................................................................................................... 100
Tuần 22................................................................................................................................................................ 102
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn .................................................................................................. 102
Tuần 23................................................................................................................................................................ 103
Phương pháp thuyết minh ....................................................................................................................... 103
Tuần 24................................................................................................................................................................ 107
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ........................................................................................................ 107
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ................................................................................................... 109
Tuần 25................................................................................................................................................................ 110
Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt .................................................................................................... 110
Tóm tắt văn bản thuyết minh .................................................................................................................. 113
Tuần 26................................................................................................................................................................ 115
Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) .................................................................................................... 115
Tuần 27................................................................................................................................................................ 117
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) .................... 117

Lập dàn ý bài văn nghị luận ...................................................................................................................... 121
Tuần 28................................................................................................................................................................ 123
Truyện Kiều .................................................................................................................................................... 123
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................................................... 124
Tuần 29................................................................................................................................................................ 126
Đoạn trích: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) ............................................................... 126
Đoạn trích: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) ................................................... 129
Lập luận trong văn nghị luận ................................................................................................................... 131
Tuần 30................................................................................................................................................................ 133
Đoạn trích: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) .................................................... 133
Đoạn trích: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) .............................................................. 135
Tuần 31................................................................................................................................................................ 136
Văn bản văn học............................................................................................................................................ 136
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối ........................................................................... 138
-- 2 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

MỤC LỤC

Tuần 32................................................................................................................................................................ 142
Nội dung và hình thức của văn bản văn học ....................................................................................... 142
Các thao tác nghị luận................................................................................................................................. 145
Tuần 33................................................................................................................................................................ 147
Ôn tập phần tiếng Việt ................................................................................................................................ 147
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận ......................................................................................................... 151
Viết quảng cáo ............................................................................................................................................... 152
Tuần 34................................................................................................................................................................ 153
Tổng kết phần văn học ............................................................................................................................... 153

Tuần 35................................................................................................................................................................ 159
Ôn tập phần tập làm văn............................................................................................................................ 159
PHẦN II. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ................................................................................................................ 166
CHUYÊN ĐỀ I. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I.............................................................................................. 166
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 1).................................................................................. 166
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 2).................................................................................. 166
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 3).................................................................................. 166
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 4).................................................................................. 166
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 1)............................................................................................... 167
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 2)............................................................................................... 169
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 3)............................................................................................... 170
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 4)............................................................................................... 171
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 10 Học kì 1 (Đề 1) ................................................................................... 173
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 10 Học kì 1 (Đề 2) ................................................................................... 174
Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 10 Học kì 1 (Đề 3) ................................................................................... 174
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 10 Học kì 1 (Đề 1) ................................................................................... 175
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 10 Học kì 1 (Đề 2) ................................................................................... 176
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 10 Học kì 1 (Đề 3) ................................................................................... 176
Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 10 Học kì 1 (Đề 4) ................................................................................... 177
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 10 Học kì 1 (Đề 1) ................................................................................... 178
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 10 Học kì 1 (Đề 2) ................................................................................... 178
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 10 Học kì 1 (Đề 3) ................................................................................... 179
Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 10 Học kì 1 (Đề 4) ................................................................................... 179
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 1) ........................................................................................................... 180
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 2) ........................................................................................................... 181
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 3) ........................................................................................................... 183
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 1 (Đề 4) ........................................................................................................... 184
CHUYÊN ĐỀ II. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II........................................................................................... 185
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 1).................................................................................. 185
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 2).................................................................................. 186

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 3).................................................................................. 186
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 4).................................................................................. 187
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 1)............................................................................................... 188
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 2)............................................................................................... 189
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 3)............................................................................................... 190
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 4)............................................................................................... 192
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 10 Học kì 2 (Đề 1) ................................................................................... 193
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 10 Học kì 2 (Đề 2) ................................................................................... 194
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 10 Học kì 2 (Đề 3) ................................................................................... 194
-- 3 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

MỤC LỤC

Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 10 Học kì 2 (Đề 1) ................................................................................... 195
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 10 Học kì 2 (Đề 2) ................................................................................... 195
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 10 Học kì 2 (Đề 3) ................................................................................... 196
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 10 Học kì 2 (Đề 4) ................................................................................... 196
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 10 Học kì 2 (Đề 1) ................................................................................... 197
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 10 Học kì 2 (Đề 2) ................................................................................... 197
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 10 Học kì 2 (Đề 3) ................................................................................... 198
Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 10 Học kì 2 (Đề 4) ................................................................................... 198
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 1) ........................................................................................................... 198
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 2) ........................................................................................................... 200
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 3) ........................................................................................................... 201
Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 2 (Đề 4) ........................................................................................................... 202

-- 4 --



CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP
Tuần 1.
Tổng quan văn học Việt Nam
Câu 1
Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam
Lời giải chi tiết:

Lưu ý: Theo sơ đồ trên, HS có thể biểu diễn thêm các sơ đồ nội dung cụ thể hơn của từng bộ phận. Ví
dụ:
- Văn học trung đại: văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ
- Văn học hiện đại: văn học trước 1945, sau 1945
- Văn học dân gian có thể chia thành 12 thể loại như trong SGK
Câu 2
Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
Lời giải chi tiết:
* Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
* Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn
học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.
- Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Văn học chữ Hán tồn tại đến cuối TK XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo,
Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung
Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn
học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc. Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi
chữ Nôm.
- Văn học hiện đại:
+ Tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. Chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác
phẩm và người đọc tăng nhanh. Nhiều nhà văn, nhà thơ có thể sống bằng nghề. Đời sống văn học sơi
động hơn nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực lấn át lối viết ước lệ; cái tôi cá nhân
dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ.
+ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho
sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
-- 5 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

+ Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước
ngưỡng cửa hội nhập.
Câu 3
Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu
sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Lời giải chi tiết:
- Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại q trình ơng cha ta nhận thức cải tạo
và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó cịn là
người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và
cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mĩ của từng thời.

- Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm
lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ
của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh
thần u nước (tình u làng xóm, u q cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức
về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập…). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này
đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của đất nước ta.
- Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực
chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm
thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn
thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực
rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
- Phản ánh ý thức về bản thân
Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí
làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và
phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn
cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự
phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái,
thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Xét ví dụ sau:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tơi muốn ơm
chồng lấy lão mà ịa lên khóc. Bây giờ thì tơi khơng xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi
chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tơi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão
ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
(Trích Lão Hạc của Nam Cao)
+ Hoạt động giao tiếp của văn bản trên diễn ra giữa hai nhân vật đó là ơng giáo và Lão Hạc. Hai người
có quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau
-- 6 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

+ Trong hoạt động giao tiếp trên, lão Hạc là người nói, ơng giáo là người nghe. Xét về địa vị xã hội,
ông giáo là vai trên, lão Hạc là vai dưới, xét về tuổi tác, lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới. Trong hoạt
động giao tiếp, ông giáo và lão Hạc đã lần lượt đổi vai cho nhau. Đầu tiên, lão Hạc thông báo về việc bán
chó, sau đó ơng giáo hỏi lại, rồi lão Hạc lại tiếp tục kể chi tiết sự việc. Khi kể chuyện bán chó, lão Hạc đã
khóc và tỏ ra đau đớn, dằn vặt, ông giáo lắng nghe và tỏ ra ái ngại cho lão Hạc
+ Hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp): Lão Hạc lâm vào cảnh cùng túng, nghèo
khổ, phải bán đi cậu Vàng – người bạn duy nhất của lão và là kỉ vật con trai lão để lại. Sau khi bán cậu
Vàng, lão Hạc đau khổ, day dứt và đến chia sẻ cho ông giáo.
+ Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung lão Hạc kể với ông giáo sự việc bán chó của mình. Mục
đích để ơng giáo cùng chia sẻ nỗi buồn, sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán đi người bạn tri kỉ,
đồng thời cũng là cách để lão Hạc bày tỏ nỗi lòng của mình
2. Kết luận
a. Khái niệm:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến
hành chủ yếu bằng phương tiện ngơn ngữ nhằm mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
b. Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ gồm có 2 q trình
- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
- Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)

Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau
c. Các nhân tố giao tiếp:
Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?
Hồn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hồn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trị
chuyện như thế nào?
c. Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp khơng?
Trả lời:
a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cơ gái. Cả hai đểu cịn trẻ tuổi.
b. Thời điểm diễn ra hoạt động giao tiếp: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp để chuyện trị,
tâm tình của các đơi nam nữ.
c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:
- Dùng hình ảnh “Tre non đủ lá”, “đan sàng” để dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái. (Tre non đủ lá: ý muốn hỏi
cô gái đã trưởng thành, chín chắn chưa. “Đan sàng” có thể kết dun cùng chàng trai được khơng?” đó là
nội dung mà chàng trai thể hiện trong cuộc giao tiếp, với mục đích ngỏ ý tế nhị.
- Mục đích: ngỏ ý, tỏ tình với cơ gái (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn
khơn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).
d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết,
phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý. Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội
dung và mục đích giao tiếp.
2. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

-- 7 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Khơng ngủ được – Hồ Chí Minh)
Xác định nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và
cách thức giao tiếp trong văn bản trên?
Trả lời:
- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ đang nói với chính lịng mình vì thế Bác vừa là người nói đồng thời cũng là
người nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Khi đất nước cịn đang dưới ách đơ hộ,vận mệnh dân tộc cịn đang bị đe dọa thì
Bác lại bị giam cầm trong tù ngục, vì thế Bác lo lắng, trăn trở cho đất nước mà không ngủ được
- Nội dung giao tiếp: Nói về việc Bác khơng ngủ
- Mục đích giao tiếp: Thể hiện sự băn khoăn, trằn trọc, lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác
- Phương tiện, cách thức giao tiếp: Thông qua việc sáng tác thơ
3. Đọc đoạn hội thoại giữa Tấm và dì ghẻ trong truyện Tấm Cám:
Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:
- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.
Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung
chuyển, Tấm hỏi:
- Dì làm gì dưới gốc cây thế ?
- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.
Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.

(Tấm Cám)
Phân tích sự thay phiên vai giao tiếp, mục đích nói và cách nói của từng ngưịi trong đoạn hội thoại trên.
Trả lời:
- Trong hoạt động giao tiếp trên, Tấm và dì ghẻ đóng vai trị vừa là người nói vừa là người nghe. Hai
người có sự luân phiên lượt lời trong hành động nói của mình:
+ Trước hết là lời của dì ghẻ lừa Tấm trèo lên cây cau, lúc này dì ghẻ trong vai người nói, Tấm là người
nghe
+ Sau đó Tấm hỏi lại dì ghẻ vì thấy gốc cau bị rung lúc này Tấm là người nói, dì ghẻ là người nghe.
+ Cuối cùng là lời dì ghẻ nói với Tấm để che đậy hành động tội ác của mình. Dì ghẻ là người nói, Tấm
là người nghe.
- Mục đích giao tiếp: Lời nói của mụ dì ghẻ thể hiện mục đích thâm độc với những thủ đoạn để lừa gạt,
hãm hại Tấm. Tấm thật thà, hiền hậu tin theo lời dì ghẻ.
Tuần 2.
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Câu 1
Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Lời giải chi tiết:
Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là:
a. Tính truyền miệng
- Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ
viết mà bằng lờii qua sự nhập tâm ghi nhớ.
- Nhân dân lao động sáng tác bằng ngơn ngữ nói, ngay từ khi chưa có chữ viết. Q trình lưu truyền tiếp
tục bổ sung bằng ngơn ngữ nói. Về sau, người ta sưu tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hồn
thành và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm.
-- 8 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10


PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Tính truyền miệng cịn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương...) Tính
truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên
nhiều bản kể gọi là dị bản.
b. Tính tập thể
- Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa,
thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể.
- Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.
=> Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo
và lưu truyền tác phẩm văn học của dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các
sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Câu 2
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho
mỗi thể loại.
Lời giải chi tiết:
1. Truyện thần thoại
- Thần thoại là hình thức tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã
nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình
sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.
- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần
núi, thần biển.... nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.
VD: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thần trụ trời...
2. Sử thi dân gian
- Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mơ lớn, sử dụng ngơn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình
tượng nghệ thuật hồnh tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống
cộng đồng của nhân dân thời cổ đại.
Ví dụ: sử thi "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường dài 8530 câu thơ tả lại sự việc trần gian từ khi hình
thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định.

- Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng (tượng trưng cho sức khỏe, niềm tin của cộng đồng). Ví
dụ: Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực để đem bình n cho mn làng. Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh
ngoài biển khơi gắn liền với thời đại người Hi Lạp cổ đại chinh phục biển cả...
3. Truyền thuyết
- Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự
ngưỡng mộ và tơn vinh người có cơng với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
- Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thủy Tinh (Thần vẫn mang tính
người) hoặc An Dương Vương (biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về thủy phủ). Như vậy nhân vật có liên
quan tới lịch sử nhưng khơng phải là lịch sử.
- Xu hướng lí tưởng hóa: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt họ ước
có một vị thần trị thủy. Khi có giặc họ mơ có một Thánh Gióng. Trong hịa bình, họ mơ có một hoàng tử
Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hóa.
Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày....
4. Cổ tích
- Dịng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng
cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo
khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời của nhân dân...(nhân đạo, lạc quan).
- Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch...
Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...
-- 9 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

5. Truyện cười
- Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng
trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

- Các mâu thuẫn trong truyện cười
+ Cái bình thường với khơng bình thường.
+ Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm.
+ Mâu thuẫn trong nhận thức lí tưởng.
=> Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.
Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
6. Truyện ngụ ngôn
- Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ, nhân vật là người, bộ
phận của con người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói, có tính cách như người. Từ đó rút ra những
kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.
- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất
cứ đâu.
Ví dụ: Treo biển, Trí khơn...
7. Tục ngữ
- Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn
thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.
8. Câu đố
- Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mơ tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để
người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông
thường về cuộc sống.
9. Ca dao
- Là những bài thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm thể
hiện thế giới nội tâm con người.
10. Vè
- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội
nhằm thơng báo và bình luận.
11. Truyện thơ
- Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi
hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt.
12. Chèo

- Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức
phê phán đả kích mặt trái của xã hội.
- Ngồi chèo cịn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối.
Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại.
Câu 3
Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian
Lời giải chi tiết:
- Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: những tri thức về tự
nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông
của dân tộc.
- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân
cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con
người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất cơng.

-- 10 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá
của dân tộc.
+ VHDG là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở
thành những mẫu mực xứng đáng để học tập.
+ Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.
Văn bản
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Xét các ngữ liệu sau:

(1) “Giấy rách phải giữ lấy lề”
(2) Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ơng ơi ơng vớt tơi nao
Tối có lịng nào ơng hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
(3) LỜI KÊU GỌI TỒN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp
càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng
gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao
kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!
Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
HỒ CHÍ MINH
a. Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Văn bản (1): lời khuyên răn, gồm một câu.
Văn bản (2): bày tỏ tâm tình, than thân trách phận, gồm nhiều câu, được viết bằng hình thức thơ lục bát.
Văn bản (3): bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau,
được viết bằng văn xuôi.

b. Các vấn đề được đề cập trong văn bản
+ Văn bản (1): Dù trong bất cứ hồn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ được cốt cách, phẩm
chất của mình.
+ Văn bản (2): thân phận của người nông dân trong xã hội cũ
+ Văn bản (3): Kêu gọi mọi người đứng lên kháng chiến chống Pháp.
c. Tính mạch lạc trong các văn bản nhiều câu
+ Văn bản (2): Mỗi cặp câu lục bát với sự so sánh, ví von, tạo thành một ý riêng, các ý được sắp xếp
theo trình tự các sự việc được diễn ra, hai cặp câu thơ liên kết với nhau cả bằng hình thức và nội dung ý
nghĩa

-- 11 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

+ Văn bản (3): Hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài, các ý triển khai có trình tự mạch
lạc, rõ ràng: Mở bài đưa ra vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề.
d. Mục đích của việc tạo lập các văn bản:
+ Văn bản (1): Khuyên răn, dạy bảo con người về lẽ sống (dù sống trong bất cứ hồn cảnh nào cũng
phải giữ gìn lấy cốt cách, phẩm chất của mình).
+ Văn bản (2): Đồng cảm, thương xót cho t hân phận của người nông dân trong xã hội phong kiến
+ Văn bản (3): Khích lệ lịng u nước, khơi dậy khí thế trong lịng nhân dân, kêu gọi tồn dân đứng lên
kháng chiến, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.
e. So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3):
- Vấn đề được nói tới
+ Văn bản (1): Vấn đề xã hội
+ Văn bản (2): Vấn đề xã hội
+ Văn bản (3): vấn đề chính trị.

- Cách sử dụng từ ngữ:
+ Văn bản (1) và (2): có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (giấy rách,
con cò, ăn, lộn cổ, vớt, nước trong, nước đục,...)
+ Văn bản (3): sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hịa bình, nơ lệ, đồng
bào, Tổ quốc…).
- Cách thức thể hiện nội dung:
+ Văn bản (1) và (2): thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
+ Văn bản (3): chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội
dung nhỏ được liên kết với nhau.
f. So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác:
- Phạm vi sử dụng:
+ Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
+ Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
+ Các bài học mơn Tốn, Vật lí, Hố học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực
giao tiếp khoa học.
+ Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.
- Mục đích giao tiếp cơ bản:
+ Văn bản (2): bộc lộ cảm xúc.
+ Văn bản (3): kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
+ Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống
như Tốn, Vật lí, Hố học, Sinh học, …
+ Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên
quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
- Lớp từ ngữ riêng:
- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngơn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ
thuật.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.
- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.
- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.
2. Kết luận

a. Khái niệm văn bản: Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một, nhiều câu hay
nhiều đoạn.
b. Các đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc.
-- 12 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hồn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
c. Các loại văn bản phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,..)
- Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ khoa học (sách giáo khoa, luận văn, luận án,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết,...)
- Văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ chính luận (tuyên ngôn, hịch, lời kêu gọi,..)
- Văn bản thuộc pcnn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...)
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Mơi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của
cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện
những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong khơng khí có thể biến thành tua
cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khơ ráo,
lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước
như ở cây lá bỏng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997)

a. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn
c. Đặt nhan đề cho đoạn văn
Trả lời:
a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:
+ Toàn bộ đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn: “Giữa cơ thể và mơi
trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.
+ Các câu văn cịn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.
b) Đoạn văn được phát triển chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể:
+ Câu 1 nêu nội dung khái quát của toàn bộ đoạn văn
+ Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng cụ thể ở phía sau.
+ Câu 4, 5: Chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.
c) Có thể đặt nhan đề cho văn bản: Cơ thể và môi trường.
2. Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt
nhan đề cho văn bản này.
Trả lời:
- Môi trường sống của lồi ngưịi hiện nay đang bị hủy họai nghiêm trọng:
+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt, phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán kéo dài.
+ Các sông suối, nguồn nứơc ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm do các chất thải của các khu công
nghiệp, của các nhà máy.
+ Các chất thải nhất là bao nilon vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy hoạch xử lí hàng ngày.
+ Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sdụng khơng theo quy hoạch.
+ Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của lòai người.
- Đặt nhan đề: Hãy cứu lấy môi trường
Tuần 3.
Thể loại Sử thi
Thể loại Sử thi là gì?
- Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mơ lớn, sử dụng ngơn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những
hình tượng nghệ thuật hồnh tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống
cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

-- 13 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, khơng chỉ với tư cách một tác phẩm
nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó.
- Đặc trưng của sử thi:
+ Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện tồn bộ đời sống
văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện q trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác
nhau.
+ Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ,
tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngơn từ dân gian.
- Phân loại sử thi:
+ Sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế
giới, sự hình thành của mn lồi, sự hình thành các dân tộc…
+ Sử thi anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự
nghiệp của các anh hùng
Chiến thắng Mtao Mxây
I. Đôi nét về tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây
1. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
2. Tóm tắt
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi về làm chồng hai chị em tù
trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng
Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao

động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy
Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai của cải của
kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đơng đúc hơn.. Sau đó Đăm
Săn cùng các nơ lệ trở về sau chiến thắng và tổ chức ăn mừng, tiệc tùng linh đình.
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng
danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng
đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ dại.
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai
thác ở nhiều góc độ. Ngơn ngữ trang trọng, kết hợp ngơn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối
thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
II. Dàn ý phân tích Chiến thắng Mtao Mxây
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về sử thi Đăm Săn và vị trí đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây: Sử thi Đăm Săn là
bộ sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê kể về cuộc đời và sự nghiệp của tù trưởng Đăm Săn. Đoạn trích
Chiến thắng Mtao Mxây nằm ở phần giữa của tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ trở
về.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây: Đoạn trích kể chuyện
Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ, đem vinh quang về cho dân làng. Đồng thời,
đoạn trích thể hiện được những đặc điểm nghệ thuật của thể loại sử thi anh hùng.
II. Thân bài
1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
-- 14 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10


PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

a) Nguyên nhân của cuộc chiến
Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây vì Mtao Mxây đã cướp vợ của điều này chứng tỏ Đăm săn là
người trọng danh dự cá nhân, cộng đồng; gắn bó với hạnh phúc gia đình; bộ tộc.
b) Cuộc chiến giữa hai tù trưởng
- Thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây trước khi bắt đầu trận chiến:
+ Đăm Săn là người khiêu chiến: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiên của
nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang…ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hụn cái nhà của nhà ngươi”..
→ Thơng minh, tự tin, đường hồng, bản lĩnh và có khí phách.
+ Mtao Mxây: “tay ta đang cịn bận ơm vợ hai chúng ta”, “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”
→ Dữ tợn nhưng sợ sệt, hèn nhát, do dự trước kẻ thù.
- Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
+ Hiệp đấu thứ nhất:
• Mtao Mxây: Múa khiên như trị chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước
thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai
thiên hạ
→ Mtao Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khốc lác.
• Đăm Săn: thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiên Đăm Săn không hề nhúc
nhích. Lúc Đăm Săn múa “Một lầm xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xôc tới nữa chàng vượt
qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phái đông, vun vút qua phía tây.”
→ Bình tĩnh, thản nhiên, tài năng và bản lĩnh.
+ Hiệp đấu thứ hai: Đăm Săn đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức
chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp, “chàng múa trên cao, gió như
bão. Chàng múa dưới thaaso, gió như lốc…”. Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thửng
đầu. Miếng trầu là phần thưởng cho Đăm Săn, là sức mạnh của cả cộng đồng, là tấm lòng thủy chung của
vợ.
→ Đăm Săn là người có sức mạnh phi thường và tài năng.
+ Hiệp đấu thứ ba: Nhờ Trời mách kế, Đăm Săn đuổi theo và đánh thắng được Mtao Mxây. Ơng Trời
là hình ảnh tượng trưng cho cơng lí, sức mạnh trí tuệ của đấng tối cao, sự thiên vị rõ ràng đối với Đăm

Săn và là lời khẳng định chính nghãi thuộc về chàng. Đồng thời, chi tiể ông Trời còn thể hiện mối quan
hệ gần gũi, gắn bó mật thiết giữa con người với thần linh.
⇒ Với lối mô tả song hành, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh; bút pháp phóng đại,… đã giúp chúng ta
thấy Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ, phẩm chất. Sự chiến thắng của Đăm
Săn làm nổi bật hình ảnh, tầm vóc của người anh hùng sử thi Đam Săn.
2. Đăm Săn cùng nô lệ trở về sau chiến thắng
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ: Đăm Săn và nô lệ đã đối đáp với nhau 3 lần và mỗi lần ấy đều có
sự khác nhau. Qua đó, thể hiện lịng mến phục, sự hưởng ứng tuyệt đối và lòng trung thành của mọi người
dành cho Đăm Săn.
- Ý nghĩa cảnh Đăm Săn và nô lệ trở về:
+ Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng với quyền lợi, khát vọng của
tập thể cộng đồng
+ Thể hiện lịng u mến, cảm phục của tồn thể cộng đồng đối với người anh hùng. Đó chính là ý chí
thống nhất của tồn thể cộng đồng Ê-đê
⇒ Sự ngưỡng mộ và tình cảm mến phục của nhân dân dành cho người anh hùng
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng
- Lời ra lệnh mở tiệc: sự tự hào, tự tin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình
- Ra lệnh đánh nhiều cồng chiêng: thể hiện niềm vui chiến thắng và sự giàu có, sung túc, trang trọng cùng
vẻ đẹp tinh thần, vật chất của tù trưởng và của cả thị tộc’

-- 15 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Quang cảnh nhà Đăm Săn: mở tiệc to, khách đơng nghịt, tơi tớ chật ních cả nhà. Tác giả dân gian sử
dụng nghệ thuật phóng đại, qua đó thể hiện sự tự hào về một bộ tộc giàu mạnh và sự đồng tâm, thống
nhất của cả cộng đồng

- Hình ảnh Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trị
khơng biết chán, đơi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang…
→ Hình ảnh Đăm Săn trở thành trung tâm của bức tranh hoành tráng về cảnh chiến thắng. Hình ảnh
Đăm Săn hiện lên đẹp một cách mạnh mẽ, oai hùng, có sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến cơng.
Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ, mến phục, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng
đồng.
4. Nghệ thuật thể hiện
- Ngơn ngữcủa người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác
ở nhiều góc độ. Ngơn ngữ trang trọng, kết hợp ngơn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối
thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích đã thể hiện những đặc trưng cơ
bản của thể loại sử thi: ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. Qua đó giúp chúng ta nhận
thức được lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh
phúc và danh dự cho cộng động.
Tuần 4.
Thể loại Truyền thuyết
Thể loại Truyền thuyết là gì?
- Truyền thuyết là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ
nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng
nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
- Đặc trưng thể loại:
+ Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại
+ Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu
+ Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với
những nét phi thường, kì ảo.
+ Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

I. Đôi nét về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
1. Xuất xứ
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích
quá – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XV.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến bèn xin hòa): Quá trình An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước.
- Phần 2 (cịn lại): Bi kịch tình u của Mị Châu, Trọng Thủy ggawsnvoiws bi kịch nước mất, nhà tan
3. Tóm tắt văn bản
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho
chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang
xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua An Dương Vương đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị
Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh
đánh Âu Lạc. Khơng cịn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần
Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống
biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì
-- 16 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai,
rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
4. Giá trị nội dung
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu
lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù cùng cách xử lí đúng đắn trong mối
quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung, giữa nhà và nước.
5. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử với các chi tiết hư cấu

- Kết cấu chặt chẽ, xây dựng chi tiết hàm đọng, cô đúc, nhiều ý nghĩa cùng với những chi tiết tưởng
tượng, hư cấu có giá trị nghệ thuật cao
II. Dàn ý phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết: Truyền thuyết là những câu chuyện kể dân gian, kể lại
những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ơng ta, có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử với
yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Giới thiệu xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện an Dương Vương và Mị Châu,
Trọng Thủy: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh
Nam chích qi. Truyện kể về q trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và
nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
II. Thân bài
1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước
- Vua An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường nhưng gặp rất nhiều khó khăn, “hễ đắp tới đâu là
lại lở tới đấy”. Vì vậy, vua lập đàn tai giới, cầu đảo bách thần. Sau đó, đón tiếp cụ già từ phương Đông tới
và ra tận của đông chờ đợi đón Rùa Vàng.
→ An Dương Vương là người quyết tâm, kiên trì, khơng ngại khó khăn, dồn hết tâm huyết cho việc
xây thành, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của đất nước và biết trọng người hiền tài.
- An Dương Vương cho xây thành “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trơn ốc”
→ Tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương.
- Khi Rùa Vàng từ biệt trở về, An Dương Vương lo lắng hỏi: “Nếu có giặc ngồi thì lấy gì mà chống?”
→ Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần cảnh giác cao độ.
- Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược.
⇒ Thông qua các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (cụ già, Rùa Vàng) truyện đã xây dựng thành công hình
tượng vua An Dương Vương - một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc,
vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, được sự đồng tâm, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân. Vị
vua ấy luôn nhận được sự tơn trọng, ngợi ca của tồn thể nhân dân.
2. Những sai lầm của An Dương Vương, bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng Thủy và bài học từ bi
kịch mất nước.
a) Những sai lầm của An Dương Vương

- Chủ quan, mất cảnh giác: Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà, đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy và đồng ý
cho Trọng Thủy ở rể.
- Ỷ lại vào vũ khí mà khơng đề phịng, lơ là cảnh giác, xem thường kẻ địch: lúc giặc đến chân thành vẫn
mải đánh cờ, cười nhạo kẻ thù.
- Chi tiết An Dương Vương tự tay giết chết con gái thể hiện hành động quyết liệt, dứt khốt đứng về phía
cơng lí và lợi ích chung của cả dân tộc, để cái chung lên trên tình riêng đó cũng là sự thức tỉnh muộn
màng của An Dương Vương
- Chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển đã huyền thoại
hóa, bất tử hóa hình tượng vua An Dương Vương, qua đó, thể hiện sự traan trọng, cảm mến của nhân dân
với nhà vua.
-- 17 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

b) Bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy
- Nhân vật Mị Châu:
+ Hết lòng yêu thương, tin tưởng chồng: cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, khiến bảo vật giữ nước bị đánh
tráo mà hoàn toàn không biết.
+ Nhẹ dạ cả tin, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân: bị giặc đuổi, đánh dấu đường cho Trọng Thủy lần
theo
+ Bị kết tội là giặc, bị vua cha chém chết. Đó cũng là sự trừng trị nghiêm khắc cho sai lầm của Mị
Châu
+ Lời thề của Mị Châu trước lúc chết cũng chính là lời thanh minh của nàng cho tấm lịng trong trắng
của mình.
+ Mị Châu chết, máu hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Nàng khơng hóa than trọn vẹn
trong một hình hài duy nhất mà nàng hóa thân – phân thân: máu chảy xuống biển, trai ăn phải hóa thành
ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Hình ảnh đó vừa thể hiện sự bao dung, thông cảm với sự trong trắng,

ngây thơ, vơ tình phạm tội; vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc trừng trị cùng bài học lịch sử vể giải quyết
quan hệ giữa nhà với nước, chung với riêng.
- Nhân vật Trọng Thủy:
+ Thời kì đầu: Trọng Thủy đóng vai trò là một tên gián điệp theo lệnh của vua cha sang làm rể → điều
tra bí mật.
+ Thời gian ở Loa Thành: lừa Mị Châu để thực hiện âm mưu, chính sự chủ quan lơ là mất cảnh giác
của An Dương Vương, sự ngây thơ cả tin, toàn tâm tồn ý với chồng của Mị Châu đó giúp y hoàn thành
kế hoạch đen tối.
+ Khi Mị Châu chết, y ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ rồi tự tử. Đây chính là sự hối hận muộn màng
của Trọng Thủy, đồng thời cho thấy Trọng Thủy cũng là một nạn nhân của cha mình.
+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối chuyện là cách kết thúc hợp lí nhất cho câu chuyện và cho số
phận đôi trai gái. Hình ảnh này chứng tỏ sự trong sáng của Mị Châu, sự hóa giải tình cảm của Mị Châu,
Trọng Thủy ở thế giới bên kia và đó cũng chính là tấm lịng bao dung, thơng cảm của nhân dân dành cho
Mị Châu và Trọng Thủy.
c) Bài học từ bi kịch mất nước
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, khơng chủ quan khinh thường trước bất cứ hồn cảnh nào.
- Luôn luôn đặt quan hệ riêng, chung cho đúng mực, phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất nước lên trên
quyền lợi cá nhân, gia đình.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Mở rộng: Bài học dựng nước và giữ nước trong bối cảnh hiện nay.
Lập dàn ý bài văn tự sự
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khái niệm lập dàn ý văn bản tự sự
Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể
Ví dụ: Lập dàn ý cho bài văn kể về một việc tốt mà em đã làm, người viết phải trình bày được những nội
dung chính cho câu chuyện đó của mình như:
- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.
- Kể lại diến biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Gặp cơng việc đó, em đã suy nghĩ như thế nào?
+ Hành động cụ thể của em khi đó là gì?
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào cho người khác?
- Sau khi làm được một việc tốt, em cảm giác ra sao?
2. Hình thành ý tưởng
-- 18 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tư¬ởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tư¬ởng
tư¬ợng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Những dự kiến này
giúp cho quá trình lập dàn ý đ¬ược rõ ràng hơn và dàn ý cũng cụ thể, chi tiết hơn.
Ví dụ: Cho đoạn văn
“Tơi sẽ viết chuyện về cuộc khởi nghĩa của anh Đề, cuộc đời, số phận anh Đề. Tơi có ngay cảm giác phải
tìm một tên khác cho anh Đề. Tên Đề nó Kinh quá, người Kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng tên ấy. Nó
“khơng khí” hơn nhiều.
Tơi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ diễn biến cụ thể ra sao, nhưng tôi đã thấy rõ, cái truyện
ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu - mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình, và truyện sẽ
kết thúc cũng bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” cơ
bản đã thấy được rồi...Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị Dít “đến” - như là tất
yếu vậy. Nhưng tơi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở
cuối truyện. Vậy thì có phải Mai, chị của Dít. Mai đối với tơi chẳng khó khăn gì. Tơi đã “có” hàng trăm
cơ gái Tây Ngun để hình dung và dựng lên một cơ Mai [...]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê
gớm như vậy của Tnú? Tức phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của làng
xóm, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngay trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách
tất yếu. Và ông cụ Mết của tơi cũng tất yếu phải đến. Ơng là cội nguồn. Là Tây Nguyên của thời Đất
nước đứng lên trường tồn đến hôm nay [...]

Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tơi. Tơi hình dung ra, thấy hiển hiện ra tất cả. Các chi tiết
tự nó đến: các bà cụ già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cơ gái lấy nước ở vịi nước đầu
làng..., cả đến tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya,...cả mười ngọn lửa xà nu cháy giần giật trên mười
đầu ngón tay đau đớn của Tnú... Tất cả, tơi khơng phải “bịa” thêm gì cả, tơi thấy rõ hết. Mặc dầu tất cả
đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tơi, nó hồn tồn có thật.”
(Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn Rừng xà nu', Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb
Giáo dục, 2000))
→ Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác
truyện ngắn Rừng xà nu. Từ những con người có thật mà nhà văn đã gặp, từ câu chuyện được nghe,
Nguyên Ngọc dự kiến, truyện sẽ mở ra và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu; phần giữa kể câu chuyện
đánh Mĩ qua cuộc đời, số phận của Tnú, ở đó ơng sẽ miêu tả quan hệ của Tnú với các nhân vật khác.
3. Dàn ý chung
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (hồn cảnh, khơng gian, thời gian, nhân vật,...)
- Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa)
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: “một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những
phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân...”, vươn lên trong cuộc sống, trong học
tập
Trả lời:
a. Mở bài: giới thiệu câu chuyện (một học sinh học tập chăm ngoan nhưng do bị bạn bè lôi kéo đi chơi
điện tử nhiều nên bê trễ việc học nhưng đã kịp thởi tỉnh ngộ do đọc được một cuốn sách của Nguyễn
Ngọc Kí về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh).
b. Thân bài:
- Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi môn Tiếng anh, vị trí ln đứng đầu lớp
- Giữa học kì Linh ngày càng thân thiết với một nhóm bạn xấu hay rủ rê bạn bè đi chơi, và đánh điện tử.
- Ban đầu, Linh đi cùng chỉ đứng xem, sau đó thấy thích đã lao vào chơi. Càng chơi lại càng ham, Linh
quên ăn, quên ngủ, quên luôn cả việc học chỉ vì chơi điện tử. Thành tích học khơng được duy trì, ngày
càng thụt lùi.
- Bị mẹ bắt được trong quán nét sau 2 ngày không về nhà, Linh xấu hổ không dám đến trường

-- 19 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Cô giáo chủ nhiệm đến hỏi thăm, động viên, khuyên bảo.
- Sáng hôm sau, em đến lớp với sự hứng khởi và xin cô thêm bài tập để làm ở nhà.
- Linh nỗ lực bắt đầu lại từ đầu và lại dành vị trí số 1 của lớp.
c. Kết bài: Bài học về sự sa ngã trong những phút yếu lòng của Linh là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn
học sinh
2. Lập dàn ý cho bài văn về một kỉ niệm mà em nhớ mãi.
Trả lời:
a. Mở bài: Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tơi lại nơn nao nhớ đến ngày
đầu tiên đi học của mình.
b. Thân bài:
* Trước ngày khai giảng:
- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập cịn thơm mùi giấy.
Sáng, tơi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lịng bồi hồi khó tả.
* Trên đường đến trường:
- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim
chuyền cành hót líu lo.
- Xe cộ đơng đúc, bóp cịi inh ỏi.
- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, bn bán nhộn nhịp.
- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
- Tơi trơng thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.
- Lịng tơi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.
* Vào sân trường:
- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.
- Trước cổng trường được treo một tấm băng rơn màu đỏ có dịng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được:
“Chào mừng năm học mới”.
- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ,
áo quần tươm tất.
- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trị chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.
- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tơi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn
cịn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.
- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp.
Chỉ có lũ học trị lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.
- Chúng tơi được các cơ giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im
lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tơi, tơi giật mình.
Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lịng tơi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo
sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tơi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào
một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn ịa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu
xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.
- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.
- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tơi vào lớp. Tơi ngối lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn
bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.
* Vào lớp học:
- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi
hộp, gần gũi và tự tin,..).
-- 20 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10


PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …
- Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.
c. Kết bài: Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.
Tuần 5.
Uy-lít-xơ trở về
I. Đơi nét về tác giả Hô-me-rơ
- Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên nờ sông Mê-lét vào
khoảng thế kỉ IX-VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác định cụ thể.
- Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, "cha đẻ của thơ ca Hi Lạp"
- Sự nghiệp sáng tác: I-li-át và Ô-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng
tạo của Hô-me-rơ.
II. Đôi nét về tác phẩm Uy-lít-xơ trở về
1. Hồn cảnh ra đời
a) Tác phẩm Ơ-đi-xê
- Hồn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc, người Hi Lạp
bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hịa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây
cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nơ lệ, gia đình hình thành.
- Ơ-đi-xê gồm 12 110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về q hương của
Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hịa bình. Tác phẩm ca ngợi sức
mạnh trí tuệ của con người.
- Chủ đê của tác phẩm: Bài ca lao động, hịa bình, thể hiện cuộc sống và mơ ước của người Hi Lạp cổ đại
trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên, mở rộng gia lưu, xây dựng cuộc sống gia đình,…
b) Đoạn trích
Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến "…người kém gan dạ"): Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và cuộc đối
thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng
chưa chịu nhận chồng.

- Phần 2 (cịn lại): Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chồng.
3. Tóm tắt văn bản
Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ "hồi quân" trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển
chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xơ, vì u chàng nên
cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xơ phải để chàng đi.
Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được cơng chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế.
Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của
mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát
đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê
hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả
lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát
xuyên qua mười hai chiếc vịng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hơn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin
được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân
phản bội. Qua màn thử thách về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chộng mình và hai vợ chồng
Uy-lít-xơ đồn tụ cùng nhau.
4. Giá trị nội dung
Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá
trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
5. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể
-- 21 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

- Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
- Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.

III. Dàn ý phân tích Uy-lít-xơ trở về
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hơ-me-rơ và sử thi Ơ-đi-xê
- Khái qt vị trí, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về: Đoạn trích thuộc
khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê, kể lại những thử thách và giây phút đoàn tụ hạnh phúc của vợ chồng
Uy-lít-xơ.
II. Thân bài
1. Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và thái độ của mọi người
a) Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-cle tới Pê-nê-lốp
- Nhũ mẫu Ơ-ri-cle:
+ Báo tin Uy-lít-xơ trở về
+ Thuyết phục Pê-nê-lốp: vết sẹo ở chân
+ Đánh cược bằng tính mạng của mình
→ Niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng trước sự trở về của Uy-lít-xơ.
- Pê-nê-lốp:
+ Khơng tin, nghi ngờ đó khơng phải là Uy-lít-xơ, đưa ra phán đốn đó là một vị thần
→ Là người thận trọng, chung thủy với chồng, luôn luôn tỉnh táo và đề cao cảnh giác.
+ Phân vân, xúc động, không bác bỏ câu chuyện, xuống lầu không biết ứng xử như thế nào, lặng im,
sửng sốt, nhìn đăm đăm, âu yếm.
⇒ Pê-nê-lốp là người thận trọng, tỉnh táo và biết kìm nén tình cảm của bản thân.
b) Lời trách móc của Tê-lê-mác và thái độ của Pê-nê-lốp
- Tê-nê-mác:
+ Ngay lập tức nhận cha
+ Trách móc mẹ gay gắt: trách mẹ tàn nhẫn với cha, độc ác, sắt đá.
→ Thương u cha, nơn nóng muốn gia đình đồn tụ
- Pê-nê-lốp:
+ Thận trọng giải thích, khẳng định sự phân vân trong lịng mình.
+ Tin rằng nếu đây đúng là Uy-lít-xơ thì cả hai sẽ sớm nhận ra nhau vì cả hai sẽ có những dấu hiệu
nhận biết riêng
⇒ Pê-nê-lốp là người trí tuệ, thơng minh, tỉnh táo. Đồng thời, nàng còn là con người rất thận trọng, tỉnh

táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng.
- Uy-lít-xơ:
+ Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha cịn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con khinh ta.
+ Có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau.
→ Uy-lít-xơ cao quý, nhẫn nại
2. Thử thách của Pê-nê-lốp dành cho Uy-lít-xơ và giây phút gia đình đồn tụ.
a) Cuộc đấu trí giữ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ
- Lời thử thách:
+ Mượn lời con nói với Uy-lít-xơ ngầm tỏ ý muốn thử thách Uy-lít-xơ.
+ Uy-lít-xơ mỉm cười chấp nhận thử thách.
- Quá trình thử thách:
+ Pê-nê-lốp sai người khiêng giường ra
+ Uy-lít-xơ yêu cầu kê giường, trầm tĩnh miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ từng chi tiết của chiếc giường
→ Uy-lít-xơ giải mã được bí mật.
⇒ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ là những người trí tuệ, thơng minh, khơn khéo và nhạy bén.
-- 22 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

b) Khung cảnh đồn tụ
- Pê-nê-lốp:
+ Khi Uy-lít-xơ miêu tả chi tiết của chiếc giường cụ thể, tỉ mỉ: “bủn rủn chân tay”, “nước mắt chan hòa
chạy lại ôm lấy cổ chàng”, bày tỏ lí do
+ Vui sướng đến tột cùng khi được gặp lại chồng: hình ảnh so sánh “dịu hiền… mong đợi”
→ Pê-nê-lốp là người phụ nữ thủy chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn khéo
trong cách ứng xử và là người đầy bản lĩnh
- Uy-lít-xơ: ơm lấy vợ, khóc dầm dề, đồn tụ sau 20 năm xa cách.

→ Uy-lít-xơ là người anh hùng với tình cảm gia đình sâu nặng.
⇒ Cảnh đồn tụ đã thể hiện tình cảm gia đình sâu nặng, thủy chung và đầy tình nghĩa.
3. Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể
- Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
- Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Thơng qua đoạn trích, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa Hi Lạp thời cổ đại.
Tuần 6.
Ra-ma buộc tội
I. Đôi nét về tác phẩm Ra-ma buộc tội
1. Hoàn cảnh ra đời
a) Sử thi Ra-ma-ya-na
- Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng Phạn được bổ sung, trau chuốt bởi
nhiều thế hệ đạo sĩ và đạt đến hình thức hồn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki (Van-mi-ki sống ở thế
kỉ III TCN, được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình. Thuộc đẳng cấp Bàlamơn, bị
cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng sâu làm thảo khấu. Sau được Na -ra-đa dạy bảo mà trở thành đạo sĩ)
- Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, có ảnh hưởng lâu bền, sâu rộng trong văn
học, văn hóa khơng những của dân tộc Ấn mà cịn của nhiều nước Đông Nam Á.
- Sử thi Ra-ma-ya-na gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của Ra-ma,
hồng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha.
b) Đoạn trích
Đoạn trích thuộc chương 79, khúc ca thứ 6 của sử thi Ra-ma-ya-na
2. Bố cục (hai phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”): Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta, diễn biến
tâm trạng của Ra-ma
- Phần 2 (còn lại): Diễn biến tâm trạng của Xi-ta
3. Tóm tắt

Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài
đức. Vua cha có ý định nhường ngơi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã
đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai
Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ
vương dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu
được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để
chứng tỏ lịng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu
nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.
4. Giá trị nội dung

-- 23 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

Đoạn trích cho chúng ta thấy được quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường
quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.
5. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ: trang trọng, phong phú, biểu cảm.
- Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, hành động, cử chỉ, ngơn ngữ
- Xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn, kịch tính
- Giàu yếu tố sử thi
II. Dàn ý phân tích Ra-ma buộc tội
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về sử thi Ra-ma-ya-na: Sử thi Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của
Ấn Độ. Sử thi Ra-ma-ya-na gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của
Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha.
- Giới thiệu về vị trí đoạn trích và khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích

thuộc chương 79, khúc ca thứ 6 của sử thi Ra-ma-ya-na. Đoạn trích tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng
của Ra-ma và Xi-ta sau khi Ra-ma giải cứu Xi-ta.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta
- Nơi gặp gỡ: không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
- Ra-ma trong tư cách kép với những ràng buộc kép: Ra-ma vừa là một vị vua, một anh hùng trọng danh
dự đồng thời là một người chồng hết mực yêu thương và xót xa cho vợ của mình.
- Vị trí của Xi-ta: vừa là một người vợ xót xa, đau khổ, xấu hổ vừa là một con người đau đớn vì mất đi
danh dự của mình.
⇒ Hồn cảnh tái hợp rất đặc biệt, đặt các nhân vật vào tình huống đầy thử thách để thể hiện vai trị
của mình trước mọi người.
2. Lời buộc tội của Ra-ma
- Trước khi Xi-ta bước lên dàn hỏa thiêu:
+ Rama đã gọi Xita là"phu nhân cao quý", đây ko phải là cách gọi hạ thấp nhưng lại bộc lộ xa lạ, lạnh
lùng, quan cách và đầy trịnh trọng, dường như không một chút thân mật
+ Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xi-ta (ngôn từ lạnh lùng, giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi
Xi-ta, buông những lời xúc phạm tầm thường..)
- Khi Xi-ta lên dàn hỏa thiêu: Khơng nói lời nào, mắt dán xuống đất và đau khổ vô biên khi Xita ta bước
lên giàn hỏa thiêu, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua
gương mẫu
⇒ Đứng trên tư cách kép (con người xã hội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự,
Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của một đức vua. Qua đó, ca
ngợi phẩm chất anh hùng lí tưởng của Ra-ma.
3. Lời đáp và hành động của Xi-ta
- Trước những lời buộc tội của Ra-ma:
+ Nàng ngạc nhiên đến sững sờ: “mở trịn đơi mắt đẫm lệ”
+ Nỗi đau tăng dần: “đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát”, “nàng muốn chơn vùi
hình hài, thân xác của mình…”, “mỗi lời nói của Ra-ma như xuyên vào tái tim nàng một mũi tên”, “nước
mắt nàng đổ xuống như suối”, “giọng nói nghẹn ngào, nức nở”…
- Lời đối đáp của Xi-ta:

+ Nàng đổ lỗi cho số phận, bênh vực mình
+ Xi-ta khẳng định: “Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm sốt của thiếp tức trái tim thiếp đây là thuộc về
chàng”
→ Nàng khẳng định trái tim và tình yêu của nàng vẫn một mực thủy chung, dành trọn cho Ra-ma
+ Nàng trách móc Ra-ma:
-- 24 --


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 10

PHẦN I. CÁC CHỦ ĐỀ BÀI TẬP

• “Chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và những người bạn hữu của chàng
đã không phải chịu những phiền muộn, đau khổ”
• “Như một người thấp hèn bị cơn dày vị, người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường”
• “Vì khơng thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không
nghĩ đến vì sao hồi cịn thanh niên chàng đã cướp thiếp.”
→ Nàng khơng chỉ trách móc mà cịn phê phán Ra-ma. Qua đó cho thấy, Xi-ta khơng phải là người
dễ dàng chấp nhận những phũ phàng, ngang trái. Xi-ta là người phụ nữ mạnh mẽ, cương quyết và chung
thủy trong tình yêu.
- Hành động nhảy vào chảo lửa của Xi-ta:
+ Xi-ta nói với Lắc-ma-na chuẩn bị một dàn hỏa thiêu
+ Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lậy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi
+ Xi-ta lượn quanh dàn thiêu rồi dũng cảm bước vào chảo lửa.
+ Thái độ của mọi người: ai nấy, già cũng như trẻ , đau lịng đứt ruột.
+ Xi-ta khơng chết vì nàng nhận được sự che chở của thần lửa và đó cũng chính là sự chứng minh cho
đức hạnh và tấm lịng thủy chung của Xi-ta.
⇒ Xi-ta là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại hoàn thiện, đáng được ngưỡng mộ - trong sáng,
thủy chung, chân thực.
4. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ: trang trọng, phong phú, biểu cảm.
- Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, hành động, cử chỉ, ngơn ngữ
- Xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn, kịch tính
- Giàu yếu tố sử thi
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Qua hai nhân vật ra-ma và Xi-ta giúp chúng
ta hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về mẫu người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ
nữ lí tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo của sử thi Ra-ma-ya-na.
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Xét ngữ liệu
Văn bản “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”
a. Tác giả dân gian đã kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta .
b. Các sự kiện tiêu biểu trong truyện
+ Dời đô về đồng bằng
+ Xây thành chế nỏ thành công
+ Đánh thắng giặc ngoại xâm
+ Mất cảnh giác dẫn đến mất nước.
+ An Dương Vương chém Mị Châu và đi xuống biển.
c. Các chi tiết tiêu biểu trong truyện
+ Thần Kim Quy đến giúp đỡ xây thành và cho mượn lẫy rùa để chế nỏ.
+ An Dương Vương chấp nhận lời cầu hòa và cầu hôn của giặc
+ Trọng Thủy ăn cắp nỏ thần và bỏ về nước
+ Khi giặc đến An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ
+ Trọng Thủy – Mị Châu chia tay nhau, Mị Châu rắc lông ngỗng để chỉ đường
+ Chi tiết ngọc trai – giếng nước.
d. Trong truyện có sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, Trọng Thủy hỏi Mị Châu: …Ta lại tìm
nàng, lấy gì làm dấu?”. Mị Châu đáp: Thiếp có áo gấm lơng ngỗng…để làm dấu . Đây có thể coi là những
sự việc, chi tiết tiêu biểu trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”. Vì sự việc Trọng


-- 25 --


×