Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

(Luận án tiến sĩ) thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ TRẦN HÙNG

THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: CNDVBC & DVLS
Mã số: 9 22 90 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng
2. PGS.TS. Vũ Văn Gầu

Hà Nội - 2021


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề cơng bằng nói chung và cơng bằng trong kinh tế nói riêng đã có nhiều
học giả trong và ngồi nước tiếp cận nghiên cứu trên những khía cạnh khác nhau cả về
lý luận lẫn thực tiễn. Có thể khái quát một số nghiên cứu chủ yếu như sau:
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến lý luận về công bằng và công bằng
giữa các thành phần kinh tế
1.1.1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài về công bằng, công bằng xã hội
Nghiên cứu về công bằng trong lịch sử, cả phương Đông và phương Tây nói


chung thường khơng tách rời khỏi cơng bằng xã hội (CBXH). Đối với các học giả
phương Tây ngoài mácxit hiện nay, các nghiên cứu về công bằng, CBXH lại thường
gắn với việc xem xét công bằng từ giác độ kinh tế.
Trong các nghiên cứu hiện có về chủ đề này ở phương Tây hiện đại trước hết
cần nhắc đến John Rawls với tác phẩm: “Lý thuyết về Cơng lí" (A theory of Justice)
nổi tiếng của ông (Revised edition, USA, 2001). Trong tác phẩm này, J. Rawls đã
trình bày quan điểm về cơng bằng của ơng trên nền tảng phân tích mối quan hệ giữa
công bằng và thể chế xã hội. Theo ông, thể chế xã hội quyết định việc lựa chọn các
nguyên tắc phân chia cả quyền lợi và những nghĩa vụ cơ bản. John Rawls khẳng
định, công lý với tính cách là cơng bằng chính là chuẩn mực của trạng thái xã hội lý
tưởng mà ở đó các cá nhân khi tham gia vào xã hội một cách tự nguyện sẽ ngày
càng đạt được lợi ích tối đa cho mình. Với ơng, cơng bằng hay khơng cơng bằng
khơng phải là sự khác nhau ở xuất phát điểm của mỗi cá nhân, mà chủ yếu là ở chỗ
khi tham gia vào các hợp tác xã hội, nếu cá nhân đó chưa hoặc khơng có sự bình
đẳng với các cá nhân khác về một số phương diện (sinh học hay xã hội) nhưng nếu
họ vẫn tự nguyện chấp nhận cơ chế hoạt động xã hội chung thì đó vẫn là cơng
bằng… Lý luận về công bằng của John Rawls đã đặt nền tảng, phương hướng cho
các chính sách xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới.

6


Tác phẩm Cơng bằng và chính trị của sự khác biệt (Justice and Politics
Difference) của Iric Masion Young (Princeton University Press, Oxford, 1990) đã
kế thừa quan điểm CBXH của John Rawls đồng thời bổ sung vào đó một số quan
điểm của C.Mác về các nguyên tắc phân phối. Theo tác giả, cần thiết phải mở rộng
khái niệm phân phối, chứ khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi nguồn lực vật chất và thu
nhập của cá nhân. Tác giả đề cập đến việc phải phân phối quyền tự chủ cá nhân,
phân cơng lao động và cả văn hóa, vì đây là những yếu tố cơ bản để mỗi cá nhân sử
dụng nhằm điều chỉnh hoạt động của mình trong các mối quan hệ xã hội.

Cơng trình Cơng bằng phân phối (Distribute Justice), Stanford Encyclopedia
of Philosophy, Mar 5, 2007, đã khái quát các nguyên tắc phân phối công bằng cơ
bản như: phân phối bình quân tuyệt đối, phân phối dựa trên sự khác biệt, phân phối
dựa trên tài nguyên, phân phối dựa trên phúc lợi xã hội, phân phối dựa trên cống
hiến, phân phối tự do chủ nghĩa, phân phối dựa trên thuyết bình đẳng nam nữ.
Những ngun tắc cơng bằng phân phối trên bao gồm cả phân phối lợi ích và trách
nhiệm trong hoạt động kinh tế giữa các cá nhân, các nhóm và các tổ chức…
Tác phẩm Kinh tế học công cộng của nhà kinh tế học Stiglitz, Nxb Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội, 1995, góp thêm một quan niệm về vấn đề công bằng trong phát
triển kinh tế. Tác giả cho rằng chúng ta thường có những quan điểm mâu thuẫn về
nội dung thế nào là công bằng, trong đó điểm quan trọng là sự đánh đổi giữa công
bằng và hiệu quả của sự phát triển. Trong công trình này, tác giả cũng chỉ ra mâu
thuẫn cơ bản giữa thực hiện CBXH và hiệu quả phát triển kinh tế, từ đó định hướng
giải quyết mối quan hệ này thông qua mức độ hữu dụng cận biên. Tuy vậy, vẫn còn
nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa CBXH và phát triển kinh tế mà định
hướng này chưa cho thấy tính khả thi để khắc phục.
Tác giả Lý Bân trong tác phẩm Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã
hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, đã lý giải một cách khách quan về sự
hình thành chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa (XHCN), trình bày lý luận về cơ sở
và đặc trưng của phân phối cũng như các đặc điểm cơ bản của phân phối XHCN.
Với việc phân tích, luận giải, đánh giá thực tiễn hơn 70 năm tồn tại của kinh tế các

7


nước XHCN, cơng trình có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận để tham khảo phục vụ
nghiên cứu về quan hệ phân phối ở nước ta, một nước đang quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội (CNXH).
Bên cạnh đó cần phải kể đến 2 tập của „Chuyên khảo về d n chủ xã hội”.
Trong đó, tập 1: Nền tảng của Dân chủ Xã hội (Foundation of Social Democrac),

do Quỹ FES (Friedrich-Ebert-Stiftung) xuất bản tại Berlin, năm 2009, cho rằng
công bằng cùng với tự do

oàn kết là những giá trị nền tảng của dân chủ xã hội.

Chuyên khảo cũng đã khái lược tương đối đầy đủ cơ sở lý luận về cơng bằng và
CBXH nhìn từ góc độ triết học. Tập 2 của chuyên khảo với tên gọi: Kinh tế và d n
chủ xã hội, được dịch ra tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014), bên cạnh
việc trình bày các học thuyết kinh tế cơ bản; các hệ thống kinh tế, chế độ kinh tế
cùng các định hướng chính sách kinh tế theo lập trường dân chủ xã hội, chun
khảo đã nhấn mạnh vai trị của cơng bằng và bình đẳng với tư cách là những thước
o quan trọng ể o lường hiệu quả của các chính sách kinh tế.
Một số những cơng trình nêu trên mà luận án tiếp cận được chưa thể bao quát
hết những nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới, song đã giúp tác giả luận án có
được một cái nhìn tương đối khái quát những quan điểm về công bằng nói chung và
cơng bằng trong kinh tế nói riêng, cũng như các ngun tắc để thực hiện cơng bằng.
Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy công bằng, CBXH và trong một chừng
mực nhất định là cả công bằng trong kinh tế nữa, thường được xem xét trong mối
quan hệ mật thiết với các phạm trù tự do, bình đẳng, dân chủ, đoàn kết…và những
vấn đề cụ thể khác gắn với bối cảnh lịch sử - xã hội của mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về công bằng, cơng bằng xã hội
Có thể nói, đây là nhóm cơng trình có số lượng đơng đảo nhất. Trong phạm
vi luận án, xin tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Trước hết phải kể đến tác giả Lê Hữu Tầng với các cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu: “Từ tư tưởng của C.Mác về cơng bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã
hội”, Tạp chí Triết học, số 2, 1993; “Về Cơng bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số
19, 1996; Về ộng lực phát triển kinh tế xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, 1997; “Phân

8



hóa giàu nghèo xét từ góc độ cơng bằng và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Triết học, số
4, 1999; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng
xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1, 2008. Trong các cơng trình
này, từ góc độ triết học, tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận về CBXH và việc
thực hiện CBXH trong điều kiện Việt Nam hiện nay như: CBXH và bình đẳng xã
hội (BĐXH); mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và CBXH; động lực
phát triển kinh tế xã hội, các nguyên tắc phân phối trong CNXH…và nhiều vấn đề
lý luận quan trọng có liên quan khác. Có thể nói đây là những cơng trình nghiên cứu
về cơng bằng, CBXH từ phương diện triết học đậm nét nhất của những người làm
công tác nghiên cứu triết học.
Tác giả Phạm Xuân Nam với các cơng trình : “Thực hiện tiến bộ và cơng
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xã
hội học, số 13 (87), 2004; “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, số 7, 2004; “Về khái
niệm cơng bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội học số 1 (97), 2007; “Vấn đề thực hiện
công bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 2, 2007; “Cơng bằng xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 2,
2008…Trong các nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Xuân Nam đã trình bày nhiều
quan niệm và hình thức thực hiện CBXH khác nhau trên thế giới. Qua việc khảo
cứu, đánh giá các mơ hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới, như mơ hình kinh tế thị
trường (KTTT) tự do, mơ hình KTTT xã hội, mơ hình kinh tế kế hoạch hoá tập
trung phi thị trường, tác giả đề xuất cách thức giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy
TTKT với thực hiện CBXH. Tác giả cũng nhấn mạnh công bằng về kinh tế vẫn
được xem là yếu tố cốt lõi của CBXH trong những thập kỷ gần đây. Vấn đề CBXH
trong các lĩnh vực khác tuy có được đề cập đến ở những mức độ khác nhau nhưng
vẫn chưa được giải quyết một cách đầy đủ.
Tác giả Nguyễn Minh Hồn với một loạt các cơng trình bàn về vấn đề này
như: “Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, số 06, 2003;


9


“Vai trị của cơng bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Tạp chí Triết học, số 11, 2005;
“Vị trí của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Tạp chí Triết học, số 1, 2006;
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội với tư cách thước đo trình độ
giải phóng con người", Tạp chí Triết học, số 5, 2007; Công bằng xã hội trong tiến
bộ xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, 2009... Trong các cơng trình của mình, tác giả đã
luận giải sâu về khái niệm, nội dung CBXH trên nhiều phương diện, khía cạnh như:
phân phối, mối quan hệ CBXH với lợi ích, thước đo trình độ giải phóng con người,
vai trị điều chỉnh các quan hệ người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội… Đáng chú ý, theo tác giả thì nội dung cơ bản của CBXH khơng phải chỉ thể
hiện ở khâu phân phối kết quả sản xuất, mà quan trọng hơn là ở chỗ nó phải tạo ra
sự công bằng về cơ hội để mọi người, mọi chủ thể kinh tế đều có điều kiện phát
triển. Tác giả cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa công bằng về cơ hội và bình ẳng về
cơ hội, từ đó đi đến quan điểm cho rằng, khơng nên hiểu công bằng về cơ hội theo
nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, mọi chủ thể, mà quan trọng hơn là cơ
hội đó phải phù hợp với điều kiện, khả năng của từng chủ thể khác nhau. Nói cách
khác, công bằng về cơ hội phải được hiểu là tạo ra cơ hội phù hợp với mỗi cá nhân,
chủ thể.
Các tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đồn…trong tác
phẩm: Cơng bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và oàn kết xã hội, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2008, đã phân tích và làm nổi bật khái niệm CBXH ở nhiều khía cạnh,
góc độ khác nhau. Thứ nhất CBXH là khái niệm có tính lịch sử, chịu sự quy định
của hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thứ hai, CBXH có quan hệ mật thiết với BĐXH,
nhưng đây là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau. Thứ ba, CBXH
có mối quan hệ hữu cơ với TTKT; CBXH là động lực mạnh mẽ thúc đẩy TTKT,
ngược lại, TTKT lại là cơ sở, điều kiện để thực hiện CBXH. Ngồi ra, các tác giả
cịn tập trung phân tích các nguyên tắc cơ bản để thực hiện CBXH.

Cơng trình Những vấn ề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong iều kiện
nước ta hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009, Phạm Thị Ngọc Trầm (chủ
biên): Từ góc độ triết học, các tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá và kế thừa có

10


chọn lọc các quan niệm về CBXH trong lịch sử, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm
thực tiễn về thực hiện CBXH ở một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra một quan
niệm thống nhất về CBXH, rút ra những bài học thiết thực cho việc thực hiện
CBXH ở Việt Nam, qua đó đóng góp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính
sách xã hội về thực hiện CBXH phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Đình Tấn với bài viết “Cơng bằng xã hội và bình đẳng xã
hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2014. Theo tác giả, CBXH và BĐXH là những
khái niệm cơ bản của tất cả các khoa học xã hội. Phân biệt giữa CBXH và BĐXH,
tác giả cho rằng CBXH được hiểu là sự phù hợp giữa năng lực thực tiễn của người
ta với địa vị xã hội mà họ có, giữa nghĩa vụ và trách nhiệm, cống hiến và hưởng
thụ, sự hy sinh, đóng góp và sự đền đáp, công lao và sự thừa nhận, giữa làm và
hưởng, lao động và trả công, giữa tội ác và sự trừng phạt…
Tác giả Trần Thảo Nguyên với các cơng trình “Khái niệm cơng bằng xã hội
trong triết học phương Tây hiện đại và vấn đề bình đẳng xã hội trong “Lý thuyết về
công bằng” của J. Rawls”, Tạp chí Triết học, số 6, 2004; Triết học kinh tế trong “Lý
thuyết về công lý” Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006. Xuất phát từ việc tiếp cận công
bằng dựa trên nền tảng triết học Phương Tây, tác giả đã có những phân tích, luận
giải vấn đề khá sâu sắc. Nhìn nhận lý thuyết về công lý của J. Rawls qua lăng kính
triết học mácxít, tác giả đã chỉ rõ giá trị và khả năng vận dụng của lý thuyết này ở
Việt Nam. So sánh CBXH trong phân phối khi đối chiếu với lý luận về CBXH của
C.Mác trong “Phê phán cương lĩnh Gotha”, tác giả cho rằng lý luận công bằng
trong phân phối của J. Rawls gợi ý những chuẩn mực cho những cách thức phân
phối cụ thể trên thực tế...

Tóm lại, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước về vấn đề này tuy có
sự khác nhau nhất định nhưng nhìn chung, khi đề cập đến nội hàm khái niệm công
bằng hay CBXH, các tác giả đều đề cập đến sự tương xứng giữa cống hiến và
hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ ở từng lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả
cũng chỉ ra rằng, ở các nước kém phát triển hay đang phát triển thì nội dung quan
trọng nhất của CBXH thường được đề cập là công bằng kinh tế.

11


Về khái niệm công bằng và khái niệm bất công, đa số tác giả đều thống nhất
đây là hai khái niệm đối lập nhau. Nếu công bằng được hiểu với nội hàm như đã
phân tích thì bất cơng được hiểu ngược lại với trạng thái ấy. Chúng tôi cũng nhất trí
với quan điểm này.
1.1.1.3. Những nghiên cứu về vấn ề cơng bằng giữa các thành phần kinh tế
Từ góc độ lý luận, đặc biệt từ phương diện tiếp cận triết học, trước hết phải
kể đến tác giả Nguyễn Duy Quý với cơng trình "CBXH trong điều kiện KTTT định
hướng XHCN", Tạp chí Triết học, số 3, 2008. Tác giả đã phân tích vấn đề thực hiện
CBXH trong điều kiện phát triển nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ gắn bó giữa TTKT với tiến bộ và CBXH, thực
trạng thực hiện CBXH ở Việt Nam trước và trong những năm đổi mới, tác giả đi
đến kết luận: chỉ có trên cơ sở dựa vào CBXH để thúc đẩy TTKT, đồng thời kết hợp
TTKT với tiến bộ xã hội và CBXH ngay trong từng bước của quá trình phát triển,
chúng ta mới vừa bảo đảm được mục tiêu TTKT, vừa giữ được định hướng XHCN
trong phát triển KTTT.
Bài viết “Thực hiện CBXH giữa các thành phần kinh tế - nhìn từ góc độ lý
luận” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Triết học, số 7, 2014, cho rằng
điểm chung nhất của quan niệm CBXH đó là quan niệm về phân phối công bằng.
Tác giả cũng chỉ ra thực chất, cũng như các điều kiện để thực hiện được công bằng
giữa các thành phần kinh tế (TPKT). Theo tác giả, để thực hiện được công bằng

giữa các TPKT phải giải quyết được hai vấn đề chủ yếu, đó là thực hiện bình đẳng
về cơ hội phát triển giữa các TPKT và thực hiện phân phối công bằng giữa các
TPKT. Tác giả cũng nêu một số nguyên tắc phân phối để đảm bảo sự cơng bằng,
cũng như tiêu chí đánh giá công bằng giữa các TPKT.
Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, trong bài viết CBXH ối với kinh tế– Vài nét
về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý
luận chung về thực hiện CBXH” – Viện Triết học, 2014), cho rằng trong mọi nền
kinh tế thị trường đều đồng thời tồn tại nhiều TPKT, nhiều hình thức sở hữu. Trên
thị trường, các TPKT cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ.

12


Tuy vậy, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta có đặc điểm đặc thù là kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ ạo, nên cần nhận thức và hành động thống nhất trong
thực hiện CBXH đối với các TPKT nói riêng và sự phát triển xã hội, nói chung. Tác
giả cũng chỉ ra những nội dung cơ bản khi áp dụng nguyên tắc CBXH vào để xem
xét CBXH đối với các TPKT khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Tác giả Lương Đình Hải trong bài viết “Cơng bằng xã hội đối với các thành
phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, (Hội thảo khoa học Những vấn ề lý luận chung
về thực hiện CBXH, Viện Triết học, 2014) cho rằng nghiên cứu CBXH đối với các
TPKT ở nước ta hiện nay là vấn đề cần thiết nhưng cũng rất phức tạp khi cả nội
hàm khái niệm công bằng lẫn khái niệm TPKT vẫn chưa được thống nhất và nhất
quán trong thực tế. Tác giả cũng chỉ ra những mâu thuẫn khi vẫn khẳng định kinh tế
nhà nước đóng vai trị chủ đạo với chính chủ trương của Đảng và Nhà nước là: bảo
đảm cho sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi TPKT.
Tác giả cũng đồng thời chỉ ra hướng khắc phục mâu thuẫn đó.
Tác giả Vũ Văn Viên trong bài viết “CBXH trong nền kinh tế nhiều thành
phần ở Việt Nam hiện nay” (Hội thảo khoa học Những vấn ề lý luận chung về thực
hiện CBXH, Viện Triết học, 2014), khẳng định rằng để phát triển đất nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa một cách bền vững, chúng ta cần quán triệt quan điểm:
cùng với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phải ảm bảo thực hiện CBXH,
vì theo tác giả, nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà quên việc thực hiện CBXH
tất yếu sẽ dẫn tới sự phân hoá xã hội sâu sắc, gây bất ổn xã hội, từ đó kìm hãm sự
phát triển, thậm chí đẩy xã hội rơi vào khủng hoảng.
Tại Báo cáo đề dẫn Hội thảo quốc tế: Một số vấn ề lý luận về công bằng
kinh tế và dân chủ kinh tế, tác giả Nguyễn Tài Đông cho rằng: công bằng kinh tế là
biểu hiện đặc thù của cơng bằng nói chung trong lĩnh vực đạo đức kinh doanh. Tiêu
chuẩn để đánh giá công bằng kinh tế là công bằng từ quy trình và cơng bằng phân
phối. Theo tác giả, giá trị của công bằng kinh tế được thể hiện ở 5 ngun tắc cơng
bằng: (1) Các bên cùng có lợi, (2) nguyên tắc trung thực, (3) nguyên tắc bình đẳng,
(4) nguyên tắc trình tự và (5) nguyên tắc sửa chữa. Từ đó, tác giả cho rằng cơng

13


bằng kinh tế không chỉ là công bằng phân phối, mà cịn phải nhìn nhận dưới góc độ
bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về ngun tắc. Cơng bằng kinh tế cịn được hiểu như
là mơi trường cho mọi người, mọi TPKT được tham gia bình đẳng vào các hoạt
động kinh tế, từ việc bình đẳng trước pháp luật, cơng bằng trong việc tiếp cận chính
sách, các nguồn vốn, tín dụng, đất đai…Tiếp tục phát triển quan điểm trên, trong
bài viết “Một số vấn đề về công bằng kinh tế và công bằng kinh tế ở Việt Nam hiện
nay” (Hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng của C.Mác về cơng bằng phân phối và ý
nghĩa thời ại của nó”), tác giả Nguyễn Tài Đông nhấn mạnh: công bằng kinh tế là
điều kiện tất yếu để kinh tế có thể phát triển nhanh và bền vững, là tiền đề để tăng
của cải xã hội, tăng phúc lợi cho mọi người, nâng cao đời sống nhân dân.
Tác giả Trần Văn Phòng và Ngơ Thị Nụ có bài “Vai trị của nhà nước trong
việc bảo đảm công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường” tại Hội thảo quốc tế
“Thực hiện công bằng xã hội trong iều kiện kinh tế thị trường – kinh nghiệm quốc
tế và Việt Nam” do Viện Triết học phối hợp quỹ Roza Luxemburg tổ chức tại Ninh

Bình, 7/2019. Trong đó các tác giả khẳng định: Trong nền KTTT ở nước ta, Nhà
nước là công cụ tất yếu để thực hiện CBXH, điều này xuất phát từ bản chất của Nhà
nước ta và phù hợp với đòi hỏi khách quan của sự phát triển và tiến bộ xã hội, đáp
ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Tại Hội thảo quốc tế “Tư tưởng của C. Mác về công bằng xã hội với dân chủ
và ý nghĩa hiện thời của nó”, tác giả Kim Song Bong đã có bài viết bàn về vấn đề
công bằng giữa các TPKT: “C.Mác và vấn đề công ty cổ phần - phản tư về triển
vọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong bài viết này tác giả
bàn về triển vọng của KTTT định hướng XHCN ở các nước Đông Á từ quan điểm
của C. Mác về vai trị của các cơng ty cổ phần, vai trò của người quản lý…Bài viết
gợi mở những vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để đảm bảo công bằng trong
một nền KTTT định hướng XHCN với tư cách là nền kinh tế đa sở hữu với sự tham
dự của nhiều chủ thể kinh tế.
Tác giả Kim Song Bong cịn có bài viết “Quốc hữu hóa và đồng quyết định:
nghiên cứu trường hợp xã hội hóa các phương tiện sản xuất và dân chủ kinh tế”

14


trong Hội thảo quốc tế “Thực hiện công bằng xã hội trong iều kiện kinh tế thị
trường – kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” do Viện Triết học phối hợp với quỹ
Roza Luxemburg tổ chức tại Ninh Bình, tháng 7/2019. Trong bài viết này tác giả
bàn về vấn đề quốc hữu hóa qua kinh nghiệm của nước Anh và đồng quyết định của
nước Đức, từ đó gợi mở những cách thức cho xã hội phương tiện sản xuất và thực
hiện dân chủ kinh tế - một trong những phạm trù gắn bó chặt chẽ với cơng bằng
trong kinh tế.
Tác giả Nguyễn Minh Hồn có bài “Mơ hình “kinh tế đoàn kết” trong thế
giới đương đại và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay” (Hội thảo quốc tế Đoàn kết
xã hội và sự phát triển xã hội, do Học viện Khoa học xã hội và Hội đồng nghiên
cứu Giá trị và Triết học (Mỹ) tổ chức tháng 7/2019 tại Quảng Ninh). Trong bài viết

này tác giả luận chứng về vai trị của cơng bằng trong xây dựng mơ hình kinh tế
đoàn kết -một trong những xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại. Tác giả
cũng chỉ ra những điểm mà Việt Nam có thể tham khảo từ việc thực hiện công bằng
để xây dựng nền kinh tế này trên thực tiễn.
Tác giả Arndt Hopfmann với bài “Bàn về cơng bằng xã hội trong kinh tế
chính trị học - Bốn cuộc tranh luận” tại Hội thảo quốc tế “Thực hiện công bằng xã
hội trong iều kiện kinh tế thị trường – kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” do Viện
Triết học phối hợp quỹ Roza Luxemburg tổ chức tại Ninh Bình, 7/2019. Tác giả đã
chỉ ra nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến công bằng trong kinh
tế. Tác giả cũng chỉ ra 4 cuộc tranh luận hiện tại trong giới nghiên cứu kinh tế chính
trị về cơng bằng xã hội, về tính tất yếu của tái phân phối trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa (TBCN) với đặc trưng là chiếm hữu tư nhân; về sự mở rộng của tồn cầu
hóa và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế; và về vai trị của các phong trào xã
hội cũng như Cơng đồn trong thực hiện cơng bằng xã hội.
Tác giả Nguyễn Đình Hịa có bài “Đối xử cơng bằng - điều kiện cơ bản để
kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng” tại Hội thảo quốc tế “Thực hiện công
bằng xã hội trong iều kiện kinh tế thị trường – kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”
do Viện Triết học phối hợp quỹ Roza Luxemburg tổ chức tại Ninh Bình, 7/2019.

15


Tác giả cho rằng cần tạo ra sự công bằng giữa các thành phần kinh tế nhà nước và
tư nhân, các doanh nghiệp (DN) phải thực sự có sân chơi cơng bằng thì lúc đó Việt
Nam mới tạo được sự bứt phá TTKT như lời nhận xét của các chuyên gia thế giới
khuyến cáo Việt Nam.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng thực hiện công bằng
giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam
Trong những năm qua, một số nghiên cứu của các học giả đã cố gắng tiếp
cận một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề này và bước đầu cho

thấy những khía cạnh nhất định trong bức tranh thực trạng của việc thực hiện công
bằng giữa các TPKT, chủ thể kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam hiện nay. Tiêu biểu có thể kể đến một số tác giả và cơng trình sau:
Tác giả Lê Hữu Tầng trong các cơng trình: “Phân hóa giàu nghèo xét từ góc
độ cơng bằng và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Triết học, số 4, 1999; “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí
Triết học, số 1, 2008, đã phân tích, làm rõ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn quan
trọng. Tác giả cho rằng có lẽ nên thay khái niệm công bằng về cơ hội bằng khái
niệm bình ẳng về cơ hội theo nghĩa bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội. Tác
giả cũng đồng thời cho rằng với một quốc gia đang ở trình độ phát triển cịn thấp
như Việt Nam thì hồn tồn vẫn có thể thực hiện được CBXH. Từ nghiên cứu thực
tiễn Việt Nam, tác giả chỉ ra rằng, phân phối của chúng ta trong những năm qua chỉ
mới là khá công bằng mà thôi. Nếu Việt Nam không tùy vào điều kiện lịch sử cụ
thể của mình mà chỉ áp dụng một cách máy móc hoặc cứng nhắc một nguyên tắc
phân phối nào đó thì khơng tránh khỏi bất cơng trong phân phối.
Tác giả Phạm Xn Nam trong trong cơng trình “Công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 2,
2008, đã chỉ ra những thành tựu và vấn đề đặt ra trong việc kết hợp TTKT với
CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam gần 30 năm đổi mới. Tác
giả đã nêu lên một số vấn đề cịn tồn tại trong q trình thực hiện CBXH ở Việt
Nam. Theo tác giả, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với mức thu nhập

16


thấp, lực lượng lao động xã hội hiện tập trung trong các ngành nơng – lâm – ngư
nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn, cơng nghiệp cịn nhỏ bé, dịch vụ chưa phát triển, nền
kinh tế chậm được thể chế hóa đồng bộ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức
cạnh tranh còn yếu kém. Trong lĩnh vực phát triển xã hội, nhiều chính sách cịn bất
cập, chưa thực hiện tốt. Đời sống một bộ phận lớn dân cư còn rất nhiều khó khăn.

Khoảng cách giàu nghèo giữa các giai tầng xã hội, giữa miền xuôi và miền núi, giữa
thành thị và nơng thơn đang có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động thất nghiệp
ở thành thị và thiếu việc làm ở nơng thơn cịn cao. Hiện tượng làm giàu bất chính từ
tham nhũng, bn lậu, đầu cơ, lừa đảo vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà trong bài viết “Thực hiện công bằng đối với kinh
tế tư nhân: điều kiện để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” (Hội thảo
khoa học “Những vấn ề lý luận chung về thực hiện CBXH”, Viện Triết học, 2014),
đã phân tích vai trị và đóng góp quan trọng của khu vực KTTN trong sự so sánh
với KTNN, từ đó chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của khu vực kinh tế này trong cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Từ phân tích đó, tác giả đi đến kết luận: từ
thực tế phát triển KTTN trên thế giới cũng như thực tế đóng góp của KTTN ở Việt
Nam, xét cả về chủ trương của Đảng và Nhà nước, thì KTTN cần được đối xử công
bằng với KTNN. Song, tác giả cũng cho rằng thời gian qua khu vực KTTN vẫn
chưa thực sự được đối xử công bằng với KTNN, nhất là trong thực tế.
Tác giả Nguyễn Minh Hồn với cơng trình “Quan điểm của Đảng về phân
phối công bằng tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2,
2014. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin về lý luận phân phối, cơng
trình đã luận giải vấn đề CBXH trong phân phối tư liệu sản xuất (TLSX) từ quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tác giả, CBXH trong quan hệ phân phối
TLSX được Đảng nêu ra và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua,
đã tiếp tục củng cố thêm sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất (QHSX) với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX), nhờ đó khơng ngừng thúc đẩy LLSX ở
nước ta phát triển kể từ đổi mới đến nay. Tác giả cũng nhấn mạnh đến nỗ lực của
Nhà nước hiện nay là đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các chủ thể kinh tế

17


đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận với nguồn vốn, TLSX và những điều
kiện sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với khả năng

của mỗi chủ thể kinh tế, coi đó là một trong những định hướng quan trọng nhằm
thực hiện CBXH trong phát triển kinh tế.
Tác giả Lương Đình Hải, trong bài viết “Công bằng xã hội đối với các thành
phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (Hội thảo khoa học “Những vấn ề lý luận
chung về thực hiện CBXH”, Viện Triết học, 2014), đã phân tích, đánh giá về thực
trạng công bằng giữa các TPKT ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, trong thực tế
hiện vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các loại hình DN, các khu vực và TPKT.
Những ưu đãi đối với một số TPKT như KTNN đã tạo nên những ưu thế, lợi thế
nhất định cho các DNNN trong việc cạnh tranh, không chỉ trên thị trường trong
nước mà còn cả trên các thị trường ngồi nước giữa chính các DN Việt Nam với
nhau. Hệ lụy nguy hiểm của tình trạng mất cơng bằng ấy, là nó vơ tình tạo nên sức ì
và tâm lý ỷ lại cho các DNNN, khiến họ chậm chạp trong việc đổi mới công nghệ,
tăng năng suất lao động, cải tiến và tổ chức quản lý; hiệu quả hoạt động của các
DNNN thường không tương xứng với các nguồn lực mà họ được hưởng.
Tác giả Đỗ Huy, trong cơng trình “Cơng bằng xã hội ở Việt Nam: nhận diện
và giải pháp thực hiện”, Tạp chí Triết học, số 05, 2008 đã nêu ra và phân tích bốn
thời kỳ thực hiện CBXH ở Việt Nam, từ trước Cách mạng Tháng Tám đến nay.
Phân tích sâu về thực trạng CBXH ở Việt Nam, tác giả khẳng định CBXH ở nước ta
hiện nay còn nhiều vấn đề phải giải quyết, như hệ thống chuẩn mực xã hội, năng
suất lao động, quyền lực, nhất là quyền sở hữu...vv.
Cơng trình Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, cơng bằng xã hội, Hồng Đức
Thân – Đinh Quang Ty (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, đã tập
trung làm rõ mối quan hệ giữa TTKT với tiến bộ và CBXH cả về lý luận lẫn thực
tiễn ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm từ các nước. Trong khi làm rõ thực
trạng gắn kết giữa TTKT với tiến bộ và CBXH, các tác giả đã khẳng định CBXH
được Đảng và Nhà nước coi là mục tiêu phấn đấu, là nhân tố góp phần ổn định và
phát triển xã hội. Các tác giả dựa trên số liệu thống kê tỷ trọng GDP, hệ số GINI về

18



bất bình đẳng thu nhập, tỷ lệ lao động thất nghiệp, từ đó chỉ ra thực trạng và đánh
giá những tác động tích cực cũng như hạn chế của việc thực hiện các chính sách
nhằm gắn kết tăng trưởng với tạo việc làm và thu nhập, tái phân phối thu nhập.
Cơng trình đã đánh giá tương đối tổng thể về thực trạng gắn kết TTKT với CBXH
trong từng lĩnh vực cụ thể về thu nhập, lao động, xóa đói giảm nghèo, phúc lợi xã
hội; sự bất bình đẳng, phân tầng xã hội giữa các vùng miền.v.v.
Tác giả Võ Thị Hoa với cơng trình Vai trị của Nhà nước ối với việc thực
hiện CBXH trong iều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2012. Bên cạnh việc trình bày lý luận về CBXH và tính tất yếu
của việc thừa nhận vai trị của Nhà nước trong việc thực hiện CBXH, tác giả đã chỉ
rõ bản chất đặc thù của Nhà nước ta với tư cách là công cụ thực hiện CBXH trong
điều kiện nền KTTT định hướng XHCN. Tác giả cũng nêu bật những kết quả đã đạt
được, đồng thời chỉ ra những yếu kém của Nhà nước trong thực hiện vai trị của
mình đối với việc thực hiện CBXH. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tác giả chỉ ra
những hạn chế trong thực trạng điều tiết và phân phối thu nhập như việc điều tiết
thu nhập còn chưa đủ mạnh, phân phối cịn nhiều bất cơng giữa các giai tầng xã hội
hay vấn đề chưa giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể.
Tác giả Lê Hữu Ái, với bài viết: “Các rào cản trong quá trình thực hiện
CBXH về kinh tế và dân chủ hoá kinh tế ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế: Công bằng
xã hội về kinh tế và Dân chủ hoá kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Đà Nẵng, 2016. Tác
giả đã đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh công bằng và dân chủ trong kinh tế là
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, là vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
đến mọi vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quan trọng hơn, trong
nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được “các rào cản” trong q trình thực hiện cơng
bằng và dân chủ hoá về kinh tế ở Việt Nam như: Thể thế KTTT định hướng XHCN
còn nhiều bất cập trong nhận thức và hành động; cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ trong nền KTTT định hướng XHCN chưa thật rõ ràng,
chậm đổi mới; tệ tham nhũng và lợi ích nhóm làm biến dạng chính sách thực hiện
cơng bằng và dân chủ hố kinh tế, hay vấn đề thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của

các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân còn nhiều bất cập…

19


Nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thực trạng thực hiện công bằng giữa các
TPKT ở Việt Nam, phải kể đến cơng trình Thực hiện CBXH ối với các TPKT ở Việt
Nam hiện nay, Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016 .
Đây là cơng trình nghiên cứu sâu, cơng phu của nhóm tác giả từ góc độ triết học. Cơng
trình đã luận giải một cách toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn vấn đề thực hiện CBXH
đối với các TPKT ở Việt Nam. Trong cơng trình này, các tác giả cho rằng thực chất của
thực hiện CBXH đối với các TPKT là thực hiện hài hịa lợi ích giữa các TPKT nói chung
và các chủ thể kinh tế nói riêng thơng qua hệ thống các chính sách và các cơ chế, hiện
thực hóa các chính sách kinh tế - xã hội với các nội dung chính là đảm bảo sự bình đẳng
về quyền tiếp cận các nguồn lực, quyền tham gia vào hoạt động kinh tế và quyền được
chia sẻ (được phân phối công bằng) các thành quả của phát triển giữa các TPKT, từ đó
tạo động lực cho phát triển, góp phần ổn định xã hội.
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện CBXH đối với các TPKT của Việt
Nam từ đổi mới (1986) đến nay, qua những thành tựu và hạn chế đạt được, nghiên
cứu cũng cho rằng, mặc dù đã có những thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và hành
động để thực hiện CBXH đối với các TPKT, song trước yêu cầu mới của quá trình
phát triển đất nước, những thay đổi này là chưa đủ, đặc biệt về các vấn đề liên quan
đến khẳng định vị thế của kinh tế tư nhân, đến vai trò của KTNN trong giai đoạn
mới, đến vai trò và chức năng của nhà nước trong nền kinh tế, cùng một số vấn đề
khác như phương thức phân phối các nguồn lực hay xây dựng thể chế phù hợp…
Có thể nói, bằng việc phân tích và luận giải sâu về thực trạng thực hiện
CBXH trong các TPKT, cơng trình khơng chỉ có ý nghĩa gợi ý trong việc định
hướng các chính sách phát triển đối với các TPKT ở nước ta, mà còn đặt cơ sở lý
luận quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài luận án.
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp nhằm đẩy mạnh thực

hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam
Trong phạm vi này, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
Tác giả Phạm Xn Nam trong cơng trình “Tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí

20


Cộng sản, số 13, 2004, đã cụ thể hóa quan điểm tổng quát của Đảng về “TTKT gắn
liền với bảo đảm tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước phát triển” thành các quan
điểm cụ thể. Tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp lớn: Thứ nhất, cần cải tiến
chính sách quản lý vĩ mơ. Thứ hai, cần phải thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối
chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức
đóng góp vốn và các nguồn lực khác. Thứ ba, Nhà nước phải có chính sách điều tiết
thu nhập trong điều kiện chúng ta còn chấp nhận quan hệ bóc lột ở mức độ nhất
định… Thứ tư Nhà nước XHCN cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông
qua các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Thứ năm cần có
quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ
khác nhau. Thứ sáu, trong phân phối lại tổng thu nhập quốc dân, không nên chỉ
phân phối qua phúc lợi xã hội, mà cần mở rộng thành hệ thống chính sách an sinh
xã hội nhiều tầng nấc như ưu đãi xã hội, trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội…
Trong cơng trình Triết học kinh tế trong Lý thuyết về công lý của nhà triết
học Mỹ Jonh Rawls, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006 của tác giả Trần Thảo Nguyên,
khi gợi ý các nhóm giải pháp nhằm khắc phục vấn đề bất bình đẳng kinh tế ở Việt
Nam hiện nay, tác giả cho rằng cần đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa CBXH
và tăng trưởng kinh tế, phát triển KTTT định hướng XHCN và xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN. Các giải pháp đưa ra mặc dù chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề
trong mối tương quan với lý thuyết công lý của Jonh Rawls, nhưng cũng là những
gợi ý cần được nghiên cứu, luận giải thêm.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà có các cơng trình: “Ngun tắc phân phối vì mục

tiêu cơng bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 08, 2002; “Bảo
đảm cơng bằng xã hội vì sự phát triển bền vững”, Tạp chí Triết học, số 02, 2009;
“Về tiêu chí của sự công bằng” (trong cuốn sách: Công bằng xã hội, trách nhiệm xã
hội và oàn kết xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, 2008). Khi đề cập đến định hướng,
giải pháp nhằm thúc đẩy CBXH vì mục tiêu phát triển bền vững, tác giả nhấn mạnh:
để có được CBXH trong điều kiện KTTT hiện nay, cần phải xác định và thực hiện
đúng nguyên tắc phân phối phù hợp như Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã

21


đề ra, đó là nguyên tắc phân phối vừa theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, vừa
theo mức đóng góp vốn. Đó là nguyên tắc phù hợp nhất trong điều kiện kinh tế - xã
hội cụ thể của nước ta hiện nay. Theo tác giả, để xác định một ngun tắc phân phối
nào đó là cơng bằng hay bất cơng thì cần phải chú ý đến nhiều nội dung như:
nguyên tắc phân phối ấy có thúc đẩy sự phát triển kinh tế hay khơng, có phù hợp
với quy luật phát triển kinh tế khơng, có khả thi khơng, có gây mất đồn kết, dẫn
đến sự bất ổn định xã hội khơng, hay nó có phù hợp với lợi ích của người nghèo,
những người vẫn được coi là nạn nhân của sự bất công trong xã hội?
Tác giả Bùi Đại Dũng trong cơng trình Cơng bằng trong phân phối – Cơ sở
ể phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, đã tiếp cận lý luận về
cơng bằng từ góc độ kinh tế học. Tác giả nhấn mạnh rằng vấn đề công bằng thống
nhất và hồn tồn khơng xung đột với hiệu quả phát triển xã hội. Trên cơ sở phân
tích thực trạng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập ngày càng sâu sắc
ở nước ta hiện nay, tác giả đề ra những định hướng cho việc phân phối giữa các
nhóm xã hội nhằm đảm bảo cơng bằng. Theo đó, cần có những định hướng trong
điều chỉnh phân phối thu nhập giữa các nhóm xã hội nhằm đảm bảo cho phát triển
bền vững, như định hướng đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; chính sách bình
ổn giá; chính sách trợ giúp đối với nhóm có thu nhập thấp; chính sách tài khóa, tiền
tệ; chính sách thuế thu nhập và thuế tài sản. Đối với ba nhóm đặc thù là nhóm

nghèo, nhóm trung lưu và nhóm cực giàu, tác giả đề xuất điều chỉnh phân phối theo
hướng: đối với nhóm nghèo cần trợ giúp và trợ cấp hợp lý; đối với nhóm trung lưu
cần thực hiện mơi trường cạnh tranh tự do, cịn với nhóm cực giàu thì cần hạn chế
tích tụ tài sản.
Tác giả Đỗ Huy với bài viết “Công bằng xã hội ở Việt Nam: nhận diện và
giải pháp thực hiện”, Tạp chí Triết học, số 5, 2008. Tác giả cho rằng để thực hiện
CBXH ở Việt Nam hiện nay, vấn đề không chỉ là phân phối theo lao động gắn với
cống hiến và hưởng thụ mà phải là phát triển xã hội tồn diện. Các giải pháp kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa phải có sự dính kết như các mắt xích trong hệ thống xã
hội, với con người làm trung tâm. Từ đó, tác giả gợi ý các giải pháp cần thực hiện

22


nhằm thúc đẩy CBXH ở nước ta, gồm: Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì
dân; hiện đại hóa LLSX; từng bước tập thể hóa, quốc doanh hóa trong quá trình
thiết lập QHSX mới; xây dựng hệ tư tưởng chính thống trên nền tảng chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện đại đồn kết dân tộc, quốc tế, con người;
tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tác giả Nguyễn Đình Tấn với bài viết “Sự phát triển nhận thức của Đảng về
CBXH và xóa đói, giảm nghèo”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7, 2014. Bài viết nhấn
mạnh quan điểm cần phải đảm bảo các hình thức phân phối trong KTTT định
hướng XHCN: thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh
doanh, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn vốn khác vào sản
xuất - kinh doanh, qua phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa;
chống các biểu hiện tiêu cực, bất cơng.
Tác giả Mai Hữu Thực với cơng trình Vai trị của nhà nước trong phân phối
thu nhập ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Phân tích, đánh
giá thực trạng các chính sách phân phối và sự điều tiết thu nhập của Nhà nước trong
nền KTTT định hướng XHCN, tác giả đã chỉ rõ vai trò của Nhà nước đối với phân
phối thu nhập qua đánh giá thực trạng các chính sách phân phối, hệ thống an sinh xã

hội và mức sống của các tầng lớp dân cư, cũng như mức độ phân hóa giàu nghèo ở
nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng các chính sách phân phối đã từng bước được đổi
mới và trở thành cơng cụ có khả năng điều tiết thu nhập trong xã hội, song các
chính sách phân phối thu nhập cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, phù
hợp với nền KTTT định hướng XHCN.
Tác giả Lê Thị Chiên có bài viết “Hồn thiện chính sách phân phối vì mục
tiêu cơng bằng”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, 2014. Khi đề xuất các giải pháp
nhằm xây dựng và thực hiện chính sách phân phối phù hợp với KTTT định hướng
XHCN. Tác giả cho rằng các giải pháp phải vừa mang tính định hướng vừa mang
tính cụ thể, theo đó: xây dựng pháp luật phân phối phù hợp để tạo nên động lực phát
triển; tận dụng những ưu thế cơ chế thị trường, khuyến khích làm giàu hợp pháp;
hoàn thiện cơ chế phi thị trường bảo đảm tiến bộ và CBXH; tạo sự bình đẳng về cơ

23


hội cho mỗi cá nhân trong xã hội; nâng cao hiệu lực các cơng cụ chính sách trong
điều tiết phân phối và phân phối lại; xử lý cương quyết và nghiêm minh các hành vi
phân phối bất hợp pháp là những giải pháp cơ bản. Đồng thời, tác giả cũng lưu ý vai
trị quản lý có hiệu lực của nhà nước pháp quyền trong việc thực hiện công bằng
trong phân phối.
Tác giả Vũ Văn Viên ở bài viết “Công bằng xã hội và thực hiện công bằng
trong việc cổ phần hố ở Việt Nam hiện nay” (Trong cuốn sách: Cơng bằng xã hội,
trách nhiệm xã hội và oàn kết xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, 2008) cho rằng
chuyển đổi mơ hình kinh tế là một giải pháp quan trọng để thực hiện CBXH, và q
trình chuyển đổi mơ hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay xét về mặt sở hữu chính là sự
chuyển đổi chế độ sở hữu, được thực hiện chủ yếu qua các hình thức cổ phần hố
(CPH), đặc biệt là hình thức CPH các DNNN và tập thể. Theo tác giả, quá trình
CPH cần đặc biệt chú ý đến một số điểm như: Cần sự định giá chính xác giá trị thực
của các DN trước khi CPH; khơng nên xem CPH là tư nhân hố hay biến CPH

thành tư nhân hoá để tránh việc tư nhân hoá tài sản quốc gia một cách “ồ ạt” thiếu
lành mạnh; phải dành một tỷ lệ cổ phần hợp lý để bán cho người lao động với giá
ưu đãi; xây dựng thị trường chứng khoán đảm bảo cho việc mua bán cổ phần một
cách hợp pháp và phải đảm bảo các DN sau cổ phần hố hoạt động bình thường,
không gây bất ổn xã hội.
Tác giả Vũ Hùng Cường có cơng trình: Kinh tế tư nh n – một ộng lực cơ
bản cho phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016. Trong cơng trình này, trên
cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của
các DN ngoài nhà nước, tác giả Vũ Hùng Cường đã đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm giúp KTTN nói riêng, khu vực kinh tế ngồi nhà nước nói chung tiếp cận các
cơ hội kinh doanh và nguồn lực phát triển tốt hơn như: Thay đổi quan điểm về vai
trò các khu vực kinh tế, sở hữu; đổi mới hồn thiện mơi trường luật pháp, tạo mơi
trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và nâng
cao năng lực nội sinh của khu vực kinh tế ngoài nhà nước…Theo chúng tôi, đây là
những đề xuất giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy khu vực KTTN phát triển, ngày

24


càng khẳng định vai trò “động lực quan trọng” của nền kinh tế, đồng thời góp phần
tăng cường hơn nữa cơng bằng, bình đẳng giữa các TPKT.
Liên quan trực tiếp nhất đến đề tài luận án là cơng trình Thực hiện CBXH ối
với các TPKT ở Việt Nam hiện nay” Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2016. Trong cơng trình này, các tác giả đã đề xuất định hướng
và các giải pháp chủ yếu sau:
Về giải pháp: Thứ nhất, là nhóm giải pháp về nhận thức, với mục tiêu chung
là xây dựng ý thức CBXH cho các chủ thể của nền kinh tế; thứ hai, là các giải pháp
về kinh tế và khoa học - cơng nghệ. Theo đó, cần nhận thức đúng về vai trị của
KTNN; phải xây dựng thị trường bình đẳng; phải tái cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời
giải pháp kinh tế không thể tách rời với giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN);

thứ ba, là các giải pháp về thể chế. Đây là nhóm giải pháp hết sức cấp bách và cực kỳ
quan trọng, vì thực chất, “điểm nghẽn” của phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của
việc thực hiện CBXH đối với các TPKT nói riêng ở nước ta hiện nay có nguyên nhân
quan trọng của thể chế bất cập, khơng cịn phù hợp với thực tiễn.
1.2. Giá trị tham khảo của các công trình đƣợc tổng quan và những vấn
đề luận án tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Giá trị tham khảo của các công trình được tổng quan
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã xuất phát từ
một số góc độ tiếp cận cơ bản, đặc biệt là triết học và kinh tế học, để luận giải
những vấn đề về công bằng, CBXH và việc thực hiện CBXH đối với các TPKT ở
Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu này trải dài trong suốt mấy chục
năm qua, khi đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới với
nhiều thay đổi căn bản và sâu sắc. Đây là những cơng trình có giá trị lý luận và thực
tiễn quan trọng, là cơ sở để tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nhằm đạt được mục
tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Giá trị tham khảo của những công trình
vừa nêu, chủ yếu tập trung ở các nội dung:
Một là, các cơng trình đã tập trung phân tích, luận giải tương đối toàn diện
nội hàm khái niệm CBXH (bao gồm cả nội dung của khái niệm công bằng) từ nhiều

25


góc độ khác nhau: từ góc độ triết học đến góc độ kinh tế, từ cách tiếp cận theo lăng
kính triết học phương Tây đến quan điểm mácxit và tư duy, nhận thức của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Dù quan điểm của các nhà nghiên cứu cịn có những khác biệt
nhất định nhưng nhìn chung, khi bàn đến nội hàm khái niệm công bằng hay CBXH,
các tác giả đều đề cập đến sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền
lợi và nghĩa vụ và biểu hiện của sự tương xứng đó ở từng lĩnh vực khác nhau.
Khơng chỉ đề cập đến cơng bằng nói chung, nhiều cơng trình đã tập trung phân tích
vấn đề cơng bằng trong kinh tế, công bằng giữa các TPKT trong nền KTTT định

hướng XHCN ở Việt Nam. Nhiều tác giả cũng chỉ ra rằng, ở các nước kém phát
triển hay đang phát triển như Việt Nam thì nội dung quan trọng nhất của CBXH
thường được đề cập là công bằng về kinh tế. Một số tác giả cho rằng thực chất của
thực hiện công bằng đối với các TPKT là thực hiện hài hịa lợi ích giữa các TPKT
nói chung và các chủ thể kinh tế nói riêng thơng qua hệ thống các chính sách và các
cơ chế, với các nội dung chủ yếu là đảm bảo sự bình đẳng về quyền tiếp cận các
nguồn lực, bình đẳng về quyền tham gia các hoạt động kinh tế và quyền được chia
sẻ (phân phối) các thành quả của phát triển giữa các TPKT.
Hai là, các nghiên cứu đã xem xét, đánh giá CBXH trong mối quan hệ biện
chứng với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, đoàn kết xã hội, cơng
nghiệp hố – hiện đại hố..vv. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy bức tranh đầy “màu
sắc” của thực trạng thực hiện công bằng trong phát triển kinh tế nói riêng, trong đời
sống xã hội nói chung của Việt Nam qua 35 năm đổi mới đất nước; ở đó có những
thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là những thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, quan
điểm của Đảng và những nỗ lực thực thi của Nhà nước nhằm thực hiện CBXH đối
với các TPKT. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi kể trên là
chưa đủ trước yêu cầu mới của quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là các vấn đề
liên quan đến khẳng định vai trò, vị thế của KTTN, hay vai trò “chủ đạo” của
KTNN và những sự bất cơng, bất bình đẳng giữa các loại hình DN, các TPKT hiện
vẫn là những tồn tại lớn trong quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước
ta hiện nay.

26


Ba là, các nghiên cứu bước đầu đã nêu được một số quan điểm định hướng
và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thực hiện CBXH trong phát triển kinh tế
nói chung, trong mối quan hệ giữa các TPKT ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Có
nghiên cứu đề xuất cần thay đổi quan điểm về vai trò các khu vực kinh tế, các hình
thức sở hữu; đổi mới và hồn thiện hệ thống luật pháp, tạo mơi trường kinh doanh

thuận lợi, bình đẳng; ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực nội
sinh của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Một số tác giả đề xuất các giải pháp quan
trọng như: giải pháp về nhận thức, giải pháp về kinh tế và khoa học - công nghệ hay
các giải pháp về thể chế. Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp vẫn còn ở mức độ khái
quát chung, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan của thực tiễn giai đoạn đó.
Trong khi thực tiễn phát triển đất nước những năm gần đây đang có những thay đổi
rất nhanh, xuất hiện nhiều vấn đề mới, nên cần có những đánh giá và giải pháp phù
hợp hơn.
Như vậy, dù chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này,
nhưng kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên vẫn có ý nghĩa và giá trị tham
khảo quan trọng đối với tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh mới, quá trình thực hiện
CBXH nói chung và thực hiện cơng bằng giữa các TPKT nói riêng ở Việt Nam
đang đặt ra nhiều vấn đề cần có những nhận thức và lý giải mới cả về lý luận lẫn
thực tiễn.
Kế thừa có chọn lọc những kết quả mà các nghiên cứu trước đây đã đạt được,
luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ, sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản sau:
Thứ nhất, luận án tập trung khảo cứu những vấn đề lý luận về thực hiện công
bằng giữa các TPKT, cụ thể là: làm rõ các khái niệm cơ bản như công bằng, công
bằng giữa các TPKT và các khái niệm liên quan; hệ thống hóa quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
này, từ đó đưa ra quan điểm của tác giả về công bằng giữa các TPKT, chỉ ra các nội

27


dung cơ bản của thực hiện công bằng giữa các TPKT cũng như những nhân tố tác
động đến quá trình thực hiện công bằng giữa các TPKT.

Thứ hai, luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện công bằng
giữa các TPKT ở Việt Nam qua 35 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu cơ bản
cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện công bằng
giữa các TPKT ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn
nữa việc thực hiện công bằng giữa các TPKT ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

28


Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG
GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Công bằng, thành phần kinh tế và công bằng giữa các thành phần
kinh tế
2.1.1. Công bằng
Công bằng là khái niệm xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, với ý nghĩa ban
đầu là một giá trị đạo đức, một phẩm hạnh của con người. Theo nghĩa thông
thường, công bằng được hiểu là những gì đúng đắn, chính nghĩa, phù hợp lẽ phải,
không thiên vị. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa công bằng là “khái niệm về
ý thức đạo đức, ý thức pháp quyền, chỉ điều chính đáng, tương ứng với bản chất và
quyền con người. Khác với khái niệm thiện và ác dùng để đánh giá những hiện
tượng riêng rẽ, khái niệm công bằng nêu ra sự tương quan giữa một số hiện tượng
theo quan điểm phân phối phúc và họa, lợi và hại giữa người với người. Cơng bằng địi
hỏi sự tương xứng vai trị của những cá nhân (những giai cấp) với địa vị của họ, giữa
hành vi với sự đền bù (lao động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt), giữa quyền
với nghĩa vụ. Khơng có sự tương xứng trong quan hệ ấy là bất công…” [70; 580]. T
iển bách khoa Triết học định nghĩa: “cơng bằng bao hàm trong nó u cầu về sự ph
hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân/nhóm xã hội với địa vị của họ trong đời sống xã
hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công,

giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không
phù hợp trong những quan hệ đó được xem là bất cơng” [Dẫn theo: 79; 14].
Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, quan niệm về công
bằng cũng có nhiều thay đổi theo thời gian, tùy bối cảnh lịch sử, tùy góc độ tiếp cận
khác nhau của các nhà tư tưởng. Nhưng nhìn chung, mọi nghiên cứu đề cập đến vấn
đề cơng bằng, ít nhiều đều khơng thể bỏ qua phương diện kinh tế của nó, nói cách
khác là công bằng kinh tế1. Bởi suy cho cùng, quan hệ kinh tế luôn là quan hệ cốt
1

Trong luận án, thuật ngữ “công bằng kinh tế” được sử dụng với ý nghĩa chung là một thành phần của công
bằng xã hội và kinh tế phúc lợi. Tùy vào từng văn cảnh và nội dung cụ thể, luận án có sử dụng các thuật ngữ

29


×