Thị trường chứng khoán đang trở thành một điểm nóng thu hút sự quan tâm rất lớn của mọt đối
tượng trong xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, giới tham gia thị trường chứng khoán cũng bắt đầu
quan tâm đến những kĩ thuật ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư
phù hợp. Hai hệ thống kĩ thuật phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích
kĩ thuật. Trong khi đa số chúng ta đều ít nhiều có những kiến thức nhất định về phân tích cơ bản
thì số lượng người hiểu và nắm về phân tích kĩ thuật còn hạn chế, hơn thế nữa khả năng ứng
dụng và tính chính xác của nó còn là một vấn đề đang bàn cãi hàng trăm năm nay. Để thành viên
Saga cũng có kiến thức nhất định về khía cạnh phân tích kĩ thuật, chúng tôi quyết định cung cấp
loạt bài nghiên cứu về phân tích cơ bản. Đây là loạt bài lấy từ bài nghiên cứu của hai thành viên
của Saga. Hy vọng có thể giúp các bạn một chút về kiến thức và nhận được góp ý của các
Saganors.
---------------------------------------------------------------------
Lịch sử hình thành
Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles
H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm
nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng
nhất thị trường Mĩ thời gian đó. William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho
những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock
Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922. Suốt những năm 1920
và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và
Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Schabacker
từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow
đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng
vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn
sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market
Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow,
nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và
Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là
John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ”
và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị
trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Các quan điểm về Phân tích kỹ thuật
Nguyên lý của thành công trong đầu tư chứng khoán là dựa trên giả định rằng trong tương lai
người ta sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ.
(Edwin Lefevre, Reminiscenses of a Stock Operator)
Thị trường chứng khoán hay bất kì thị trường nào đều không bao giờ phản ánh đúng giá trị thực
của một hàng hóa được trao đổi bên trong đó mà nó phản ánh giá trị mà nhà đầu tư nhận thức
được và cho rằng nó đáng giá như thế.
Giá của bất kì một chứng khoán đã cho nào đều không chi ra mối quan hệ thực tế giữa cung và
cầu mà là phản ánh kỳ vọng tương lai của cung và cầu.
Vậy “Phân tích kỹ thuật” là gì? Nhiều nhà quan sát coi Phân tích kỹ thuật là một tập hợp những
mánh khóe và cần đến sự tập luyện nghiêm túc thực sự. Những người vận dụng kết quả sau quá
trình tập luyện ấy còn được gọi là “pháp sư”. Nhiều người hiểu về tính đúng đắn của công việc này
nhưng họ vẫn đặt ra câu hỏi về tính chính xác trong dự báo các xu thế chính trên thị trường chứng
khoán và thị trường các loại hàng hóa khác. Bản thân trong những người sử dụng Phân tích kỹ
thuật cũng không có một sự thống nhất về quan điểm về bản chất của Phân tích kỹ thuật vì Phân
tích kỹ thuật có thể dược hiểu thuần túy là một khoa học mà cũng có thể được hiểu là một nghệ
thuật.
Hiểu một cách rộng nhất thì Phân tích kỹ thuật luôn cố gắng nghiên cứu tình trạng “sức khỏe hiện
tại của toàn thị trường hay của mỗi chứng khoán với mục đích là nhằm dự báo biến động tương lai
của giá bằng cách dựa trên những kinh nghiệm có được với các hình mẫu kĩ thuật (hay mô hình kĩ
thuật) thị trường đã xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất hiện. Giả
thuyết căn bản trong Phân tích kỹ thuật là những kiến thức đã có về giá và hình mẫu đồ thị trong
quá khứ sẽ được sử dụng “tham khảo” nhằm xác định giá có xu thế như thế nào trong tương lai
đối với mỗi thị trường cụ thể.
Ta sẽ xem xét một số định nghĩa đã được đưa ra về Phân tích kỹ thuật :
Nick và Barbara Apostolous định nghĩa Phân tích kỹ thuật là “quá trình dự báo biến động giá
chứng khoán trong tương lai dựa trên cơ sở phân tích những biến động trong quá khứ của giá và
các áp lực cung cầu có ảnh hưởng đến giá”. Tuy nhiên định nghĩa này làm cho Phân tích kỹ thuật
dường như trở lên gần tương đương với phân tích cơ bản - là quá trình ước lượng giá trị chứng
khoán hay hàng hóa bằng cách phân tích các điều kiện kinh tế tài chính cơ bản mỗi công ty, mỗi
ngành,…"
Norman Fosback, trong cuốn “Stock Market Logic”:
“Nếu như bản chất của phân tích cơ bản là việc xác định giá trị và xác định mua hay bán cổ phiếu
khi giá trên thị trường sai lệch khỏi giá trị thực, thì Phân tích kỹ thuật lại dựa trên 2 giả thuyết cơ
bản khác hoàn toàn. Thứ nhất, những ước lượng mang tính chủ quan là quá mơ hồ và không thích
hợp và thứ hai là dao động giá trong tương lai có thể dự đoán được qua việc phân tích biến động
giá trong quá khứ, phân tích mối quan hệ cung - cầu và một số yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả thị trường “
Clifford Pistolese đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng
biểu đồ giá và khối lượng giao dịch làm cơ sở cho các quyết định đầu tư. Cơ sở căn bản cho
hướng tiếp cận này là ở chỗ các thông tin về giá và khối lượng trên biểu đồ phản ánh tất cả những
gì diễn ra về việc mua hay bán một loại cổ phiếu. Vì biểu đồ cổ phiếu tóm tắt và phản ánh kết quả
thực của các giao dịch đã thực hiện nên Phân tích kỹ thuật là cơ sở duy nhất cho việc ra các quyết
định đầu tư”
R. W. Schabacker, người cha đẻ của Phân tích kỹ thuật hiện đại đã mô tả Phân tích kỹ thuật như
“một môn khoa học mới”. Schabacker giải thích rằng tất cả những yếu tố phân tích cơ bản hợp lý
đều mang đến tình trạng thị trường di xuống và chúng được đánh giá, tự động đưa vào và lưu lại
trong các mức cân bằng thực trên biểu đồ chứng khoán. Ông còn mô tả sâu hơn đặc tính của biểu
đồ cổ phiếu hay biểu đồ các loại hàng hóa khác như là một bộ nhớ hoàn hảo của thị trường và
khẳng định chắc chắn rằng giá trị chủ yếu của một biểu đồ giá vượt ra ngoài ý nghĩa thực tế là một
bức tranh ghi lại những giao dịch trong quá khứ.
Định nghĩa cụ thể của Schabacker như sau:
“Việc Phân tích kỹ thuật các biến động thị trường là một khía cạnh của phân tích, dựa trên cơ sở
những hiện tượng phát sinh từ chính thị trường, bỏ qua những tác động của các yếu tố trong phân
tích cơ bản và các yếu tố khác.
Trên thực tế Phân tích kỹ thuật có thể được giải thích đơn giản chỉ là phát biểu một cách đối lập lại
với việc xem xét theo trường phái phân tích cơ bản. Khía cạnh cơ bản của phân tích thị trường
nhắm mối quan tâm đặc biệt vào những yếu tố như doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, việc kinh
doanh của doanh nghiệp, tiềm năng, họat động trong quá khứ, thu nhập hiện tại và tương lai, bảng
cân đối kế toán, sức mạnh tài chính, chất lượng của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, …Các yếu tố
kĩ thuật là những gì có thể được coi là tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng biến động về
giá cổ phiếu sau khi đã bỏ qua các yếu tố thuộc phân tích cơ bản và những yếu tố không thực sự
có ảnh hưởng. ”
Còn theo Edward và Magee thì:
“Phân tích kỹ thuật là môn khoa học của sự ghi nhận lại, thường là dưới dạng đồ thị, những hoạt
động giao dịch diễn ra trong quá khứ gây lên những thay đổi về giá, khối lượng giao dịch, … của
một chứng khoán bất kì hay với chung toàn bộ thị trường và sau đó sẽ dựa trên “bức tranh về quá
khứ” đó để suy luận ra xu thế có thể xảy ra trong tương lai”
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách “Technical Analysis of Stock Trend” của Edward và
Magee lại được tái bản tới 8 lần, đây là quyển sách mang tính đầy đủ nhất và cơ bản nhất khi tìm
hiểu về Phân tích kỹ thuật , vì vậy để có thể hiểu rõ thì rất cần nghiên cứu kĩ cuốn sách này. ở đây
sẽ trích dẫn thêm một số đoạn nhằm giúp người đọc hiểu kĩ hơn ”…những nhà Phân tích kỹ thuật
luôn phát biểu với lý luận đầy đủ còn lượng thông tin, dữ liệu mà phân tích cơ bản nghiên cứu là
quá cũ và không con giá trị sử dụng. Bởi vì tâm lý thị trường không quan tâm đến quá khứ và thậm
chí là cả hiện tại, thị trường luôn hướng về phía trước, cố gắng phản ánh những tăng trưởng trong
tương lai, xem xét đo lường và làm cân bằng tất cả những ước lượng, dự đoán của hàng trăm nhà
đầu tư - những người cùng nhìn vào tương lai nhưng dưới những góc độ hoàn toàn khác nhau và
với những cặp kính nhiều màu sắc. Tóm lại, giá thị trường được tạo lên bởi bản thân thị trường,
bao gồm tất cả những thông tin thuộc về cơ bản mà những nguời phân tích thống kê muốn tìm
hiểu cùng với nhiều những nguồn thông tin khác có tầm quan trọng ngang hoặc lớn hơn nhiều…”
Edward và Magee còn đưa ra 4 điểm căn bản sau về Phân tích kỹ thuật:
• Giá trị thị trường của một chứng khoán được xác định duy nhất thông qua tác động qua lại
giữa cung và cầu.
• Cung và cầu chịu ảnh hưởng, ở bất kì thời điểm nào, bởi hàng trăm những yếu tố, một số
là ảnh hưởng hợp lý, một số hầu như phi lý. Thông tin, ý kiến, tâm lý, dự đoán,…(có thể
đúng, có thể sai,…) về tương lai kết hợp và trộn lẫn với nhau và với những yếu tố cần
thiết khác để tạo thành sự cân bằng chung của toàn thị trường. Không một cá nhân nào có
thể nắm lấy và định lượng những điều này mà thị trường sẽ tự thực hiện.
• Bỏ qua những dao động nhỏ thì giá nhìn chung sẽ vận động theo những xu thế giá chung
của thị trường, những xu thế này là ổn định trong một khoảng thời gian tương đối dài.
• Những thay đổi trong xu thế thị trường thể hiện qua sự dịch chuyển của điểm cân bằng
cung cầu dù là vì bất kì nguyên nhân nào đều có thể xác định sớm hơn hoặc muộn hơn
thời điểm thị trường biến động.
Cuối cùng ta sẽ xem xét định nghĩa của Steven B. Achelis, tác giả của cuốn sách “Technical
Analysis from A to Z”:
“Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động đầu tư…”
Xét cho cùng định nghĩa về Phân tích kỹ thuật cũng chỉ cần đơn giản như vậy còn cụ thể bản chất,
cách thực hiện sẽ được nghiên cứu ở các phần tiếp theo đặc biệt là phần lý thuyết Dow.
Những giả định cơ sở và những bàn luận xung quanh việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào
thị trường chứng khoán.
1. Những giả định cơ sở
Phân tích kỹ thuật là sự nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các
đồ thị nhằm mục đích dự đoán các xu thế biến động của giá trong tương lai.
Thuật ngữ “biến động của thị trường” ám chỉ ba yếu tố biến động chính cung cấp thông tin cho quá
trình Phân tích kỹ thuật là giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán (open
interest).
Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật:
- Biến động thị trường phản ánh tất cả
- Giá dịch chuyển theo xu thế chung
- Lịch sử sẽ tự lặp lại
Biến động thị trường phản ánh tất cả.
Đây có thể coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết, phân tích khác muốn được chấp
nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất
cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của
doanh nghiệp, tổ chức. . . đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó có người cho rằng
việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần và thực sự không thể phản đối lại ý
kiến này.
Trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu. Các nhà
Phân tích kỹ thuật chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường
tăng giá. Chúng ta cũng đều biết và đồng ý rằng động lực chính của cung và cầu là những yếu tố
kinh tế căn bản, chúng làm hình thành lên Bull Market hay Bear Market, còn đồ thị thì không tự nó
làm cho thị trường dịch chuyển lên hay xuống. Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà
thôi.
Giá vận động theo xu thế
Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong Phân tích kỹ thuật do đó cần hiểu kĩ về
giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả
những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham
gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp
lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại
của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và
đưa ra những quyết định phù hợp.
Từ giả định này chúng ta còn có một hệ quả là “một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu
thế của nó và ít khi có đảo chiều”. Hệ quả này rút ra từ định luật 1 về sự vận động của Newton, do
đó nó cách phát biểu khác như sau: "một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó
cho đến khi nó đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều
nhằm để đi theo những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.
Lịch sử sẽ tự lặp lại.
Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm
vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã
được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị
biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá.
Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ
vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người
mà tâm lý con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là :
“Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp
lại của quá khứ”
2. Những bàn luận xung quanh việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán
Dự đoán trong phân tích cơ bản đối lập với trong Phân tích kỹ thuật
Trong khi Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu biến động thị trường thì Phân tích cơ
bản lại tập trung vào các động lực kinh tế của cung và cầu - những nguyên nhân gây ra sự vận
động của giá. Phân tích cơ bản tiếp cận theo hướng phân tích các thành tố có liên quan ảnh
hưởng đến giá thị trường nhằm xác định giá trị thực của một loại chứng khoán - giá trị được xác
định thông qua cung cầu và cuối cùng là để xác định các điểm thị trường bán trên giá trị thực tế
(overprice) và các điểm thị trường bán dưới giá trị thực (underprice). Cả hai hướng tiếp cận theo
Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật đều nhằm xác định xu thế mà giá có thể vận động tuy
nhiên cách tiếp cận là khác nhau: những nhà phân tích cơ bản thì nghiên cứu nguyên nhân của
những biến động thị trường trong khi những nhà Phân tích kỹ thuật lại nghiên cứu tác động của
các biến động ấy.
Một số nhà đầu tư tự coi mình là người theo Phân tích cơ bản hay Phân tích kỹ thuật nhưng thực
tế có rất nhiều sự trùng lặp: nhiều nhà Phân tích cơ bản có áp dụng những nguyên lý của Phân
tích kỹ thuật trong công việc của mình trong khi hầu hết các nhà Phân tích kỹ thuật lại ít nhiều đều
có thời kỳ đi theo Phân tích cơ bản.
Thường thì vào những giai đoạn bắt đầu của một số biến động quan trọng của thị trường những
nhà Phân tích cơ bản không giải thích và không ủng hộ những gì mà thị trường chuẩn bị diễn ra.
Chính tại những thời điểm nhạy cảm này mà hai trường phái phân tích tỏ ra khác nhau nhất. Hai
trường phái này rồi sẽ lại giống nhau ở một số điểm nhưng nếu nhà đầu tư nào muốn dựa vào
những điểm đó để làm cơ sở chắc chắn cho các quyết định của mình thì nó sẽ là quá muộn.
Một cách giải thích cho mâu thuẫn này là “giá thị trường có vai trò chỉ dẫn cho những người nghiên
cứu Phân tích cơ bản” hoặc có thể nói giá thị trường là chỉ số dẫn đạo cho những nhà phân tích
cơ bản. Những người có nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều có thể nhận thấy những thay đổi về
giá có tác động đến thị trường, hay là họ đã theo nhịp của thị trường, còn những người theo phân
tích cơ bản lại chịu ảnh hưởng từ những biến động ấy. Những thời điểm thị trường lên giá mạnh
và giảm giá trầm trọng được ghi nhận trong lịch sử thường do sự không nhận thức được hoặc
nhận thức được quá ít những thay đổi thị trường và cho đến khi những biến động ấy được nhận
thức rộng rãi thì bản thân nó đã chuyển hướng và vận động theo hướng khác rồi.
Phân tích và chọn thời điểm có đối lập với nhau không?
Quay lại với Phân tích kỹ thuật, quá trình ra quyết định có thể được chia thành 2 giai đoạn là phân
tích và chọn thời điểm. Với những thị trường có “tác động đòn bẩy” lớn chẳng hạn như thị trường
tương lai (thị trường có các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai - futures và hợp đồng
quyền chọn - Options) thì việc xác định thời điểm tham gia vào có vai trò rất quan trọng bởi hoàn
toàn có trường hợp bạn đã phân tích và theo đúng tình hình thị trường nhưng bạn vẫn có thể mất
tiền của mình. Cho dù mức tiền đặt cọc đối với thị trường tương lai là nhỏ (chỉ khoảng 10%) thì dù
chỉ một lượng rất nhỏ giá vận động sai hướng có thể tác động đẩy nhà đầu tư ra khỏi thị trường và
mất toàn bộ mức tiền đặt cọc ấy. Trái lại trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, khi một nhà
đầu tư nhận thấy mình đang lệch khỏi thị trường đối với một loại cổ phiếu nào đó thì anh ta chỉ
việc đơn giản là giữ lại cổ phiếu đó và đợi cho đến khi cổ phiếu đó quay lại xu thế thị trường.
Những người đầu tư vào thị trường tương lai sẽ không có đặc quyền ấy. Chiến lược “mua và nắm
giữ” không thể áp dụng để đầu tư kiếm lời trên thị trường tương lai.
Khi phân tích ta có thể áp dụng theo cơ bản hay kĩ thuật, nhưng để trả lời câu hỏi về xác định thời
điểm tham gia vào hay thoát ra khỏi thị trường thì câu trả lời nằm hoàn toàn trong Phân tích kỹ
thuật. Việc xác định thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng với quyết định mua hay bán. Do đó khi
xem xét các bước tiến hhành của nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định cuối cùng ta có thể thấy
việc áp dụng các nguyên lý của Phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua tại một số thời điểm của
quá trình ra quyết định cho dù ở phần đầu của quá trình này khi tiến hành phân tích nhà đầu tư có
thể áp dung theo phân tích cơ bản.
Tính linh hoạt và tính thích dụng của Phân tích kỹ thuật.
Một trong những thế mạnh lớn của Phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương
thức giao dịch nào và vào với bất kì khoản thời gian giao dịch nào. Không có một phần nào trong
giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phái sinh mà Phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng
được.
Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kì và bao nhiêu thị trường tùy thích, nhưng
điều này là không thể với một người sử dụng Phân tích cơ bản. Điều này là do với mỗi thị trường
một người áp dụng Phân tích cơ bản sẽ phải xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói
lên tại sao một người Phân tích cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán
nhất định - những ưu thế này của Phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua.
Mỗi thị trường đều phải trải qua những thời kỳ thị trường biến động mạnh và những thời kỳ trầm
lắng, những giai đoạn mà giá biến động theo những xu thế rõ ràng và những giai đoạn mà xu thế
của giá rất mờ nhạt thậm chí là không có một xu thế cụ thể nào. Khi đó những nhà Phân tích kỹ
thuật có thể tập trung sự quan tâm cũng như những nguồn lực của mình vào những thị trường có
cu thế vận động rõ ràng hơn và bỏ qua những thị trường loại kia. Điều này có nghĩa là họ có thể
chuyển hướng đầu tư để tận dụng tính luân phiên tự nhiên của các thị trường. Vào những thời
điểm khác nhau có những thị trường trởi lên “nóng”, có xu thế rõ ràng. Thông thường, tiếp theo
những thời kỳ có xu thế giá cụ thể ấy là những thời kỳ giá biến động khá trầm và hầu như không
có xu thế nào rõ rệt, trong khi đó ở một hay một nhóm thị trường khác lại có những dấu hiệu biến
động nóng. Tóm lại, một nhà Phân tích kỹ thuật có thể tìm và tham gia những thị trường mà họ
thấy có khả năng kiếm lời nhanh chóng, còn những nhà Phân tích cơ bản thì không có tính linh
họat ấy do tính chuyên sâu vào một loại thị trường như đã nói ở trên. Mặc dù họ hoàn toàn có
quyền chuyển hướng quan tâm của mình vào một thị trường khác, nhưng điều ấy cũng có nghĩa là
họ phải đối mặt với việc xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu của thị trường mới này và rõ ràng là
họ sẽ mất rất nhiều thời gian.
Một lợi thế khác của các chuyên gia Phân tích kỹ thuật là họ có “bức tranh tổng thể về thị trường”.
Bởi vì họ theo dõi và nghiên cứu nhiều loại thị trường khác nhau nên họ luôn có được cảm nhận
rất tôt về những biến động chung nhất của toàn thị trường, tránh được rơi vào tình trạng có những
cái nhìn bó hẹp về thị trường - điều rất dễ xảy ra nếu chỉ chú trọng vào một hay một nhóm nhỏ thị
trường nhất định. Đồng thời bởi vì mỗi thị trường đều xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ
kinh tế và cùng phản ứng lại những nhân tố kinh tế theo cách tương tự nhau cho nên biến động
giá ở một hay một nhóm thị trường này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một
số thị trường khác.
Ứng dụng Phân tích kỹ thuật vào các hình thức giao dịch khác nhau.
Các nguyên lý của phân tích lĩ thuật có thể áp dụng trên thị trường chứng khoán cũng như trên thị
trường tương lai. Các hợp đồng tài chính, bao gồm cả các hợp đồng về lãi suất và ngoại tệ trở nên
vô cùng phổ biến trong những thập kỉ gần đây và đã chứng minh chúng là những đối tượng cần
quan tâm mới cho phân tích biểu đồ. Trong giao dịch Options các nguyên lý của Phân tích kỹ thuật
đóng vai trò rất lớn, rồi trong các giao dịch mang tính phòng vệ đầu tư (hedging) việc áp dụng
Phân tích kỹ thuật cũng mang lại những lợi thế rất lớn.
Phân tích kỹ thuật áp dụng vào những khoảng thời gian có độ dài khác nhau.
Đây là một trong những sức mạnh của Phân tích kỹ thuật. Cho dù nhà đầu tư tham gia vào những
giao dịch ngắn chỉ trong một ngày trong đó quan tâm đến từng biến động nhỏ hay đầu tư theo
phân tích xu thế giá thì những nguyên lý chung chưa bao giờ tỏ ra vô giá trị. ý tưởng cho rằng biểu
đồ chỉ hữu ích cho phân tích trong ngắn hạn là sai bởi người ta luôn nói đến những khoảng thời
gian dài trong dự báo của Phân tích kỹ thuật. Cho dù người ta luôn nói rằng để phân tích trong dài
hạn thì nên áp dụng phân tích cơ bản nhưng thực tế cho thấy những dự báo sử dụng Phân tích kỹ
thuật trong các biểu đồ tuần, tháng, năm có giá trị không kém chút nào. Một người khi đã nắm
vững Phân tích kỹ thuật thì hoàn toàn có thể áp dụng rất đa dạng và linh hoạt trên bất cứ thị
trường hay lĩnh vực đầu tư nào. Phân tích kỹ thuật có thể dùng không chỉ để dự báo giá chứng
khoán mà có thể áp dụng dự đoán biến động của các loại hàng hóa, các biến động của nền kinh
tế, của lạm phát, lãi suất….
Quá khứ có thể được dùng để dự đoán tương lai hay không?
Hầu hết những những người phản đối Phân tích kỹ thuật đều đưa ra câu hỏi về vấn đề này.
Nhưng hãy thử nhìn lại hầu hết những hình thức dự báo mà chúng ta đã biết đều hoàn toàn dựa
trên những nghiên cứu đối với những dữ liệu trong quá khứ chẳng hạn như dự báo thời tiết hay kể
cả Phân tích cơ bản. Liệu còn loại dữ liệu nào khác để sử dụng trong phân tích?
Trong thống kê có hai loại là thống kê mô tả và thống kê quy nạp. Thống kê mô tả nhằm đưa ra dữ
liệu dưới các dạng biểu đồ khác nhau. Còn thống kê quy nạp lại mang tính tổng quát hoá, dự
đoán, ngoại suy, ước lượng tức là những thông tin được suy ra từ việc phân tích dữ liệu. Như vậy
các biểu đồ giá mang tính chất và dáng dấp của phân tích mô tả, còn những nhà Phân tích kỹ
thuật lại thực hiện công việc xử lý những dữ liệu về giá cần đến thống kê quy nạp.
Trong một cuốn sách về thống kê có viết “ bước đầu tiên của dự đoán hoạt động kinh doanh hay
dự đoán một hiện tượng kinh tế trong tương lai là tập hợp các quan sát ghi nhận được trong quá
khứ”. Phân tích đồ thị cũng chỉ là cũng chỉ là một dạng của phân tích chuỗi thời gian, đều dựa trên
cơ sở phân tích quá khứ - đó là tất cả những gì ta cần khi phân tích một chuỗi thời gian. Dạng
thông tin duy nhất mà chúng ta có thể sử dụng là những thông tin trong quá khứ. Chúng ta chỉ có
thể dự tính tương lai bằng cách áp dụng vào tương lai đó những kinh nghiệm có được trong quá
khứ. Bất kì một ai nếu cứ dựa vào đây để phản đối lại Phân tích kỹ thuật thì người đó cũng nên
đặt câu hỏi với tính chính xác của mọi dự báo trong phân tích cơ bản bởi chúng cũng đều dựa trên
dữ liệu trong quá khứ.
Lý thuyết “Bước đi ngẫu nhiên” - random walk
Lý thuyết “bước đi ngẫu nhiên” cho rằng những biến động của giá là một chuỗi hoàn toàn độc lập
và những biến động trong quá khứ của giá hoàn toàn không phải là một chỉ số đáng tin cậy cho
việc dự đoán xu thế tương lai. Tóm lại biến động của giá là ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự
đoán được. Lý thuyết này dựa trên cơ sở lý thuyết “Thị trường hiệu quả”, trong đó cho rằng giá thị
trường sẽ dao động xung quanh giá trị thực của nó. Thuyết này cũng cho rằng chiến lược đầu tư
tốt nhất vào thị trường chỉ đơn giản là mua và nắm giữ, cũng có nghĩa là nó chống lại tất cả những
cố gắng muốn “chiến thắng” thị trường. Lẽ dĩ nhiên trong bất kì thị trường nào cũng có những yếu
tố ngẫu nhiên hay còn gọi là độ nhiễu, những rõ ràng nếu nói tất cả các biến động của giá đều là
ngẫu nhiên thì khó có thể đồng tình. Đây có lẽ là một trong những phần mà những quan sát thực
nghiệm, những kinh nghiệm thực hành có giá trị hơn những kĩ thuật thống kê công phu, kinh
nghiệm là cái giúp cho mỗi người tự chứng minh cho suy nghĩ của riêng mình. ở đây khái niệm
ngẫu nhiên cần được hiểu đơn giản là việc không thể xác định được các hình mẫu kĩ thuật đã có
trong hệ thống, tức là những hình mẫu đồ thị giá mà người ta dùng để dự đoán xu thế tương lai
của giá là hoàn toàn không thể nhận ra được. Tuy nhiên cho dù kể cả những chuyên gia giảng dạy
trong lĩnh vực trong lĩnh vực này cũng đôi khi không thể xác định được sự xuất hiện của các hình
mẫu kĩ thuật thì điều này cũng không có nghĩa là những hình mẫu giá đó không tồn tại.
Điều này dẫn ra một câu hỏi là liệu xu thế thị trường có thực sự có ích lợi với những người đang
hàng ngày phân tích hay tham gia vào thị trường nơi những xu thế (nếu có) đang hiện diện thực
tế. Nhưng nếu nhìn bất cứ một đồ thị nào ta đều có thể thấy một xu thế của giá. Làm sao những
người ủng hộ cho thuyết “bước ngẫu nhiên” giải thích cho những xu thế giá này nếu giá là ngẫu
nhiên liên tục - nghĩa là những gì xảy ra vào ngày hôm qua, vào tuần trước, … đều không có ảnh
hưởng vào những gì có thể xảy hôm nay và ngày mai? Làm sao họ giải thích được khả năng sinh
lời thực tế của rất nhiều những chiến lược kinh doanh theo xu thế thị trường?
Và nhiều câu hỏi khác:
• Làm sao chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu có thể sử dụng trong thị trường giao dịch
các hợp đồng tương lai, nơi mà việc xác định thời điểm tham gia và rút lui khỏi thị trường
là yếu tố sống còn?
• Liệu những hợp đồng dài hạn có thể được nắm giữ suốt thời kì thị trường đi xuống?
• Làm sao nhà đầu tư có thể biết được sự khác biệt giữa một Bull Market và một Bear
Market nếu như giá biến động hoàn toàn không theo qui luật và không theo xu thế nào?
• Thậm chí là có tồn tại Bull Market hay Bear Market hay không nếu không tồn tại các xu thế
giá trên thị trường?
Khó có thể xác định liệu mọi kết quả thống kê có thể hoàn toàn chững minh hay bác bỏ lý thuyết
“bước ngẫu nhiên”. Dẫu sao thì ý tưởng thị trường mang tính ngẫu nhiên là hoàn toàn bị bác bỏ
trong “cộng đồng Phân tích kỹ thuật”.Trong khi không thể bác bỏ tính hợp lý của việc tiếp cận thị
trường theo khuynh hướng kĩ thuật thì bản thân thuyết “Thị trường hiệu quả” lại có nội dung rất
gần với giả thuyết cơ bản của Phân tích kỹ thuật là “thị trường phản ánh tất cả”. Những nhà
nghiên cứu cho rằng bởi vì thị trường phản ánh quá nhanh (gần như ngay lập tức) tất cả các thông
tin nên không có cách nào để tận dụng ưu thế của thông tin trên thị trường. Cơ sở của Phân tích
kỹ thuật như đã nói ở trên cho rằng những thông tin quan trọng về thị trường đều đã được phản
ánh từ lâu trong các biến động giá trước khi nó được mọi người biết đến. Mọi chuyên gia đều cho
rằng cần phải nghiên cứu và theo dõi kĩ biến động của giá chứ không thể dựa vào những thông tin
tài chính căn bản để hi vọng kiếm lời.
Nhìn chung việc quan sát đồ thị và nhận thấy sự ngẫu nhiên hay tính nhiễu của thị trường chỉ xảy
ra với những người không hiểu sâu sắc qui trình hoạt động của thị trường. Nó cũng giống như một
điện tâm đồ, với một người không được đào tạo thì anh ta sẽ hoàn toàn không biết ý nghĩa của nó
là gì, nhưng với một bác sĩ thì lại khác, những đốm sáng tối trên đó chắc chắn sẽ cung cấp được
rất nhiều thông tin. Như thế sự cảm nhận về tính ngẫu nhiên hay tính nhiễu của thị trường sẽ dần
mất đi khi trình độ phân tích biểu đồ của một người ngày càng tăng.
Các khái niệm và công cụ cơ bản sử dụng trong quá trình Phân tích kỹ thuật.
Các loại biểu đồ.
Hiện nay trên Thị trường chứng khoán các chuyên viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ
khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu
đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick
chart).
Biểu đồ dạng đường (Line chart).
Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là
loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng
các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian
lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa hock kỹ thuật phát triển, diễn
biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được
sử dụng nhất la trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng
trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo
phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ
giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên
tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các
Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử
dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện
đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch
khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích.
Ví dụ về dạng biểu đồ dạng đường (line chart):
Đồ thị biến động VNIndex
(tính đến ngày 18/01/2007 - bsc.com.vn)
Hiện nay trên các Thị trường chứng khoán hiện đại đang dùng một số loại biểu đồ trong Phân tích
kỹ thuật mang lại hiệu quả cao đó là Bar chart và Candlestick chart.
Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart)
Ví dụ về dạng biểu đồ dạng then chắn (Bar chart):
Cổ phiếu General Electric
Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường
dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản
ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán.
Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:
loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại
khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên
giao dịch là tương đối lớn.
Biểu đồ dạng ống (Candlestick chart)
Ví dụ về dạng biểu đồ dạng ống (Candlestick chart):
Đồ thị biến đông giá của YAHOO, 18/1/2007
(nguồn: )
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản
khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được
phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên toàn thế giới. Dạng biểu đồ này
phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh
theo hình thức khớp lệnh định kỳ.
Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng là: